Luận văn Nghiên cứu tính khả thi về mặt tài chính dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón npk của tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP tại Vũng Tàu

PHẦN MỞ ĐẦU .8

1. Sự cần thiết của đề tài.8

2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài.9

3. Phương pháp nghiên cứu. .9

4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn. .9

5. Kết cấu của luận văn.9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU

TƯ. 11

1.1. Các phương pháp đánh giá đầu tư.11

1.1.1. Các phương pháp đánh giá dự án.11

1.2. Ươc tính dòng tiền dự án. .13

1.2.1. Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án.13

1.2.2. Các thành phần của dòng tiền dự án .15

1.2.3. Khấu hao.18

1.3. Quyết định đầu tư trong điêu kiên rủi ro. .21

1.3.1. Khái quát về rủi ro trong quyết định đầu tư.21

1.3.2. Một số phương pháp đo lường và phản ánh rủi ro của dự án. .21

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU

KHÍ VÀ BỐI CẢNH DỰ ÁN .24

2.1 Giới thiệu về Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí. .24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .24

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty. .25

2.1.3 Mô hình tổ chức.25

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty 02 năm gần đây.26

2.2 Bối cảnh ra đời dự án nhà máy sản xuất NPK.29

2.2.1 Thị trường châu Á .29

2.2.2 Phân tích hiện trạng thị trường phân bón NPK tại Việt Nam.29

2.2.3 Nhu cầu tiêu thụ NPK tại Việt Nam.30

2.3 Định hướng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.34

2.3.3 Nguyên liệu đạm.34

pdf115 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính khả thi về mặt tài chính dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón npk của tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP tại Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ tin cậy cao;  Công nghệ được lựa chọn là công nghệ sản xuất hiệu quả (tiêu hao nguyên liệu và tiện ích thấp), có khả năng cạnh tranh cao. Các yêu cầu trên đã được cụ thể hóa thành hệ thống các tiêu chí (bắt buộc và so sánh ở trên) để lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp nhất cho dự án. Quá trình lựa chọn công nghệ sản xuất được tiến hành tuần tự theo hai bước sau:  Bước 1: Lựa chọn phương pháp sản xuất;  Bước 2: Lựa chọn công nghệ sản xuất. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 41/115 Theo đó, dựa trên các tiêu chí ta chọn được phương pháp sản xuất phù hợp. Mỗi phương pháp sản xuất lại có nhiều công nghệ sản xuất khác nhau. Bên cạnh hệ thống tiêu chí bắt buộc - phương pháp chuyên gia đã được sử dụng (trên cơ sở các tiêu chí so sánh) để cho điểm đánh giá từng tiêu chí nhằm tìm ra công nghệ sản xuất phù hợp nhất (trong số các công nghệ sản xuất tiềm năng).  Lựa chọn phương pháp sản xuất NPK. NPK là loại phân bón đa dinh dưỡng chứa đồng thời ba dưỡng chất chính là đạm (N), lân (P), kali (K) và các trung vi lượng (S, Ca, Cu). Tùy theo yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng và thời kỳ tăng trưởng của cây trồng mà hàm lượng N,P,K sẽ khác nhau (thông thường tổng dưỡng chất N, P, K chiếm 30-60%). Cơ bản có thể chia sản phẩm NPK ra 2 nhóm chính là loại một hạt và loại ba hạt. Trên thế giới có 3 nhóm công nghệ sản xuất NPK cơ bản: - Phương pháp phối trộn thô (Bulk Blending): ba hạt; - Phương pháp phối trộn tạo hạt (Compound Granulation): một hạt; - Phương pháp hóa học (Chemical Granulation): một hạt. Mỗi phương pháp sản xuất lại có các công nghệ sản xuất (và các phân nhóm khác nhau), dưới đây là sơ đồ tổng quát các công nghệ sản xuất NPK đang được ứng dụng trên thế giới. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 42/115 Hình II.7 Sơ đồ các công nghệ sản xuất phân bón NPK a. Công nghệ hóa học Phương pháp hóa học là phương pháp vê viên tạo hạt có kèm theo các phản ứng hóa học. Công nghệ vê viên hóa học là công nghệ cho sản phẩm NPK có chất lượng cao nhất, đồng đều nhất và có tính chất vật lý thích hợp. Mỗi hạt NPK đều chứa các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ xác định đúng yêu cầu. Tuy nhiên phương pháp này dây chuyền khá phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và phải sản xuất với quy mô lớn mới có hiệu quả kinh tế. Bảng III.3 Ưu nhược điểm của phương pháp hóa học Ưu điểm Nhược điểm Chất lượng sản phẩm cao Quy mô đầu tư và chi phí đầu tư lớn (600 ngàn tấn trở lên). Chi phí nguyên liệu đầu vào thấp Yêu cầu hiện hữu nguồn nguyên liệu (thường được tích hợp với dây chuyền chế biến quặng phosphat thô) Có khả năng bổ sung trung và vi lượng Độ linh hoạt của dây chuyền thấp (chỉ sản xuất được một số chủng loại sản phẩm nhất định Sử dụng nguyên liệu khó vận chuyển, tồn trữ và ăn mòn thiết bị (NH3) Đối với phương pháp hóa học để áp dụng cần thỏa mãn các điều kiện sau:  Thông thường sản xuất NPK bằng phương pháp hóa học được triển khai ở các khu vực có nguồn nguyên liệu (quặng phosphat thô) và thường được tích hợp với cơ sở chế biến quặng phosphat thô;  Yêu cầu công suất dây chuyền lớn (khoảng 600 ngàn tấn/năm). Vì yêu cầu công suất dây chuyển lớn (600 ngàn tấn/năm) không thỏa mãn tiêu chí bắt buộc (tiêu chí bắt buộc: 400 ngàn tấn/năm), Dãy sản phẩm chỉ cho ra khoảng 5 đến 6 loại sản phẩm (Tiêu chi bắt buộc: sản xuất được 11 loại sản phẩm NPK) nên công nghệ hóa học sẽ không xem xét cho dự án. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 43/115 STT Tiêu chí tiên quyết Yêu cầu / thực tế Phương pháp hóa học Phân tích 1 Quy mô công suất Khoảng 400 ngàn tấn/năm Khoảng 600 ngàn tấn/năm Điều kiện cần để áp dụng phương pháp hóa học là quy mô lớn, trong khi thị trường mục tiêu cho dự án tương đối nhỏ nên không thích hợp cho ứng dụng cho dự án 2 Độ linh hoạt của dây chuyền Có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm (ít nhất là 11 sản phẩm từ định hướng thị trường) Số lượng sản phẩm bị hạn chế (thường là 5-6 sản phẩm) Thị trường dự án có tính cạnh tranh cao và yêu cầu cao về đa dạng sản phẩm, trong khi phương pháp này chỉ sản xuất số lượng sản phẩm hạn chế nên không thích hợp cho dự án 3 Yêu cầu tích hợp phân xưởng sản xuất Dự án không tích hợp cơ sở chế biến quặng phosphat thô Tích hợp phân xưởng chế biến quặng phosphat thô Điều kiện triển khai dự án không thỏa mãn điều kiện ứng dụng công nghệ của phương pháp này Bảng III.4 Phân tíchp hương pháp hoá học b. Công nghệ phối trộn thô Là phương pháp sản xuất đơn giản nhất với nguyên tắc cơ bản là trộn thô các phân bón đơn theo tỷ lệ cần thiết để cho ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường. Tùy theo thành phần chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu và chất lượng sản phẩm cần sản xuất, tính toán tỷ lệ từng loại nguyên liệu trước khi đưa vào trộn cơ học. Sản phẩm thu được có dạng rời (ba hạt). Dây chuyền sản xuất bao gồm nhà kho, hệ thống điều khiển lưu lượng các nguyên liệu, thiết bị trộn thô và hệ thống đóng gói. Đây là loại NPK có quá trình sản xuất đơn giản nhất, chi phí đầu tư và vận hành thấp nhất. Thuận lợi của phương pháp là có TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 44/115 thể sản xuất với quy mô công suất linh động (theo yêu cầu thị trường) và rất linh hoạt trong việc phục vụ nhu cầu của thị trường (về chủng loại sản phẩm). Mặt hạn chế của phương pháp này là mức độ gây ô nhiễm môi trường cao, chất lượng sản phẩm thấp, gặp khó khăn trong quá trình lưu trữ, quá trình sử dụng và yêu cầu cao về nguyên liệu (kích thước phân bón đơn phải đồng nhất) bên cạnh khó khăn khi bổ sung trung và vi lượng. Đặc biệt sản phẩm có xu hướng kết tụ khi lưu trữ và khó khăn khi sử dụng. Bảng III.5 Ưu nhược điểm của phương pháp phối trộn thô Ưu điểm Nhược điểm Quá trình sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp Yêu cầu cao về nguyên liệu (kích thước hạt lớn và đồng đều làm tăng chi phí nguyên liệu) Quy mô sản xuất linh hoạt, có thể sản xuất tất cả chủng loại sản phẩm (theo yêu cầu hàm lượng dưỡng chất) Chất lượng sản phẩm thấp (dễ đóng cục, kết dính, khó sử dụng) Tiêu hao tiện ích thấp Khó bổ sung trung và vi lượng Công nghệ phối trộn hạt thô có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao, chất lượng sản phẩm thấp, bên cạnh khó khăn khi bổ sung trung và vi lượng. Đặc biệt sản phẩm có xu hướng kết tụ khi lưu trữ và khó khăn khi sử dụng. Điều này không phù hợp với xu hướng sản phẩm, chất lượng sản phầm đề ra tại “Hệ thống tiêu chí bắt buộc” nên công nghệ phối trộn hạt thô sẽ không được xem xét đầu tư cho dự án. c. Công nghệ phối trộn tạo hạt. Đây cũng là phương pháp phối trộn nhưng có kết hợp quá trình tạo hạt. Nguyên liệu được trộn thô theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến tạo hạt. Sản phẩm thu được (có thể bổ sung trung vi lượng) có dạng hạt thuận tiện cho việc tồn trữ và sử dụng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 45/115 Bảng III.6 Ưu nhược điểm của phương pháp phối trộn tạo hạt Ưu điểm Nhược điểm Độ linh động dây chuyền sản xuất khá (chủng loại sản phẩm, quy mô dây chuyền) Chất lượng sản phẩm chưa thỏa mãn thị trường có yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm (Châu Âu) Điều kiện nguyên liệu thuận lợi: Nguyên liệu cung ứng dồi dào (chi phí thấp) và thuận tiện trong vận chuyển; Độ linh động dây chuyền không cao bằng phương pháp phối trộn thô Sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp xu thế sản phẩm khu vực và nội địa (thị trường mục tiêu); Mức đầu tư vừa phải; Nhiều dây chuyền được xây dựng ở Việt Nam (và khu vực) nên có thể đánh giá sự phù hợp của phương pháp sản xuất với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đây là phương pháp sản xuất được sử dụng khá phổ biến ở Châu Á (và Việt Nam) nơi có yêu cầu cao về độ linh hoạt của dây chuyền sản xuất (chủng loại sản phẩm) và có yêu cầu chất lượng sản phẩm không quá khắt khe. Quá trình sản xuất đơn giản với nguyên liệu sử dụng có nguồn cung dồi dào và thuận tiện trong cung ứng là lợi thế lớn của phương pháp sản xuất này. Các công đoạn sản xuất của các công nghệ (thuộc phương pháp này) khá khác biệt nên sẽ được trình bày cụ thể ở từng công nghệ. Hiện tại, các công nghệ phối trộn tạo hạt được sử dụng trên thế giới:  Công nghệ nén viên cơ học; Đặc điểm: sử dụng áp suất nén các phân bón đơn (sau khi nghiền) thành mảnh có độ bền tương đối. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 46/115 Các công đoạn sản xuất: Phân bón đơn (và các chất bổ sung) được định lượng và phối trộn, nghiền rồi đưa vào máy nén; Nén và tạo viên (dạng mảnh) tại máy nén; Sàng và ổn định sản phẩm. Bảng III.7 Ưu nhược điểm của công nghệ nén viên Ưu điểm Nhược điểm Chi phí đầu tư dây chuyền thấp Chất lượng sản phẩm thấp (độ ẩm, độ bền) Quá trình sản xuất đơn giản, tiêu hao tiện ích thấp Yêu cầu khắc khe đối với nguyên liệu (độ ẩm, không sử dụng được một số sản phẩm như urê, AN) Chất lượng sản phẩm là trở ngại của việc phổ biến công nghệ này (độ ẩm, dạng mảnh), bên cạnh yêu cầu khá khắc khe về nguyên liệu (hạn chế sử dụng urê và NH4NO3). Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một dây chuyền sử dụng công nghệ này ở Công ty Phân bón Baconco với công suất khoảng 50 ngàn tấn/năm. Công nghệ nén viên cơ học hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu là urê nên không phù hợp với ưu thế hiện có của PVFCCo nên sẽ không được xem xét sử dụng cho dự án này.  Phân nhóm SA-based: ve viên hơi nước; Đặc điểm: sử dụng nhiệt, độ ẩm (từ hơi nước) và sự ma sát (thùng quay) tạo sự kết dính các phân bón đơn (và chất bổ sung) để tạo hạt. Đối với SA-based thì nguyên liệu cung cấp Nitơ là từ SA (và DAP). Các công đoạn sản xuất: Phân bón đơn (và các chất bổ sung) nghiền, phối liệu và đưa và thiết bị tạo hạt (thùng quay); Tạo hạt tại thùng quay; Sấy và sàng để thu kích thước theo yêu cầu; Sản phẩm sau đó được đưa đến bộ phận tạo màng (chống dính) và lưu trữ. Bảng III.8 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên hơi nước (SA-based) Ưu điểm Nhược điểm Quá trình sản xuất và bảo trì đơn giản Độ linh hoạt của dây chuyền thấp TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 47/115 (chủng loại sản phẩm hạn chế) Chi phí đầu tư dây chuyền thấp (chỉ cao hơn công nghệ nén viên) Hàm lượng S thường vượt quá yêu cầu Không yêu cầu cao về điều kiện lưu trữ sản phẩm Lựa chọn nguyên liệu cung cấp đạm hạn chế Đây là công nghệ được ứng dụng tại khu vực có nhu cầu tiêu thụ NPK có hàm lượng dưỡng chất thấp (N<16 và tổng N,P,K thấp hơn 45). Là công nghệ đã được ứng dụng khá phổ biến ở Việt Nam (cho các dây chuyền sản xuất NPK một hạt). Tuy nhiên công nghệ này không thể sản xuất được các chủng loại NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao) nên dù tổng công suất sản xuất NPK (một hạt) ở Việt Nam dư thừa nhưng Việt Nam vẫn phải nhập một số lượng đáng kể NPK cao cấp. Công nghệ này chỉ đáp ứng được hàm lượng dinh dưỡng N<16 (thấp hơn so với tiêu chí sản phẩm) nên công nghệ này sẽ không được xem xét ứng dụng cho dự án.  Phân nhóm Urê-based: ve viên hơi nước, ve viên nóng chảy thùng quay, ve viên nóng chảy tháp. Công nghệ nén viên cơ học và ve viên hơi nước (SA-based) không thỏa mãn các tiêu chí bắt buộc (tiêu chí tiên quyết về chủng loại sản phẩm) nên sẽ không được xem xét đề xuất cho dự án. Không thỏa mãn tiêu chí tiên quyết về chủng loại sản phẩm: không sản xuất được sản phẩm NPK có hàm lượng đạm cao (N<16). Do đó phân nhóm Urê-based sẽ được xem xét ứng dụng cho dự án. Những lợi thế cơ bản của việc ứng dụng công nghệ của phân nhóm này: Có nhiều đối thủ (nhà sản xuất) lớn tại Việt Nam đặt ra yêu cầu khắt khe đối với các dây chuyền mới xây dựng về độ linh hoạt của dây chuyền sản xuất. Urê-based linh động hơn các công nghệ còn lại về nguyên liệu sử dụng (và chủng loại sản phẩm); Chủ đầu tư là nhà sản xuất urê lớn nên việc sử dụng nguyên liệu Urê làm nguyên liệu giúp tích hợp chuỗi sản phẩm khâu sau của PVFCCo; Trong trường hợp có nhiều biến động về giá nguyên liệu (rất nhạy với hiệu quả sản xuất) thì việc chuyển sang sử dụng nguyên liệu SA để tăng hiệu quả sản xuất; TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 48/115 Urê-based có thể sản xuất các chủng loại sản phẩm cao cấp (hiện phải nhập khẩu) mà các công nghệ còn lại không thể sản xuất nên sẽ tăng khả năng thâm nhập thị trường cho dự án. Đây là công nghệ sản xuất NPK có xu hướng phát triển trong thời gian qua. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng urê làm nguồn cung cấp chính đạm (N) và khả năng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao (tổng N,P,K thường lớn hơn 45). Một lợi thế của phương pháp này là sự linh động trong sử dụng nguyên liệu (có thể sử dụng SA thay thế một phần urê). Nhược điểm của phương pháp này là yêu cầu bảo trì, lưu trữ sản phẩm khắt khe hơn các phương pháp khác. Các công nghệ sản xuất thuộc phân nhóm này là : - Ve viên hơi nước (Urê-based); Đặc điểm: sử dụng nhiệt, độ ẩm (từ hơi nước) và sự ma sát (thùng quay) tạo sự kết dính các phân bón đơn (và chất bổ sung) để tạo hạt. Đối với Urê-based thì nguyên liệu cung cấp Nitơ là từ urê (và DAP). Các công đoạn sản xuất: Phân bón đơn (và các chất bổ sung) nghiền, phối liệu và đưa và thiết bị tạo hạt (thùng quay); Tạo hạt tại thùng quay; Sấy, làm nguội và sàng để thu kích thước theo yêu cầu; Sản phẩm sau đó được đưa đến bộ phận tạo màng (chống dính) và lưu trữ. Bảng III.9 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên hơi nước (Urê-based) Ưu điểm Nhược điểm Dây chuyền sản xuất linh hoạt (nhiều chủng loại sản phẩm) Quá trình vận hành và lưu trữ sản phẩm phức tạp Sản xuất được NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao, tổng hàm lượng N,P,K cao) Công suất vận hành dây chuyền thấp (so với SA-based) Linh hoạt trong việc sử dụng nguyên liệu Chi phí đầu tư, tiêu hao tiện ích cao TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 49/115 cung cấp đạm hơn SA-based (khoảng 5-7%) Là công nghệ sử dụng khá nhiều ở Trung Quốc để phục vụ việc sản xuất NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao, tổng hàm lượng N, P, K cao). Xu thế sử dụng NPK có hàm lượng đạm cao (tổng hàm lượng dưỡng chất cao) giúp công nghệ này có lợi thế cạnh tranh so với công nghệ SA-based. - Ve viên nóng chảy tháp; Đặc điểm: sử dụng urê nóng chảy phối trộn với các phân bón đơn (và chất bổ sung) rồi phun vào tháp tạo hạt (làm nguội bằng không khí). Các công đoạn sản xuất: Nung chảy urê và phối trộn lần lượt với các phân bón đơn khác (qua hệ thống thùng phối trộn); Hỗn hợp đặc sau đó được phun vào tháp tạo hạt (luồng không khí được thổi từ bên dưới tháp); Hạt tạo thành được đưa đến thiết bị làm nguội và sàng để đạt được kích thước theo yêu cầu; Sản phẩm sau đó được đưa đến bộ phận tạo màng (chống dính) và lưu trữ. Bảng III.10 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên nóng chảy tháp Ưu điểm Nhược điểm Sản xuất NPK có hàm lượng đạm cao (đến 30) Chủng loại sản phẩm hạn chế (không thể sản xuất NPK có hàm lượng P>10) Có thể xây dựng dây chuyền có quy mô công suất nhỏ (hiện tại công suất thiết kế một module là 80 ngàn tấn/năm) Kinh nghiệm của bản quyền công nghệ (công nghệ chỉ mới được phát triển ở TQ) Có thể tích hợp với nhà máy sản xuất urê (sử dụng trực tiếp urê lỏng) Độ tin cậy của dây chuyền sản xuất chưa thể đánh giá TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 50/115 Là công nghệ mới được phát triển và xây dựng ở Trung Quốc, còn khá mới mẻ nên kinh nghiệm vận hành và độ tin cậy cần được kiểm chứng. Giới hạn về hàm lượng P (<10) cũng là yếu tố khiến độ linh động của dây chuyền thấp, ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng của dây chuyền. Công nghệ này không đáp ứng được hàm lượng P đến 20 (tiêu chí chất lượng sản phẩm P2O5 đến 20) nên công nghệ ve viên nóng chảy tháp sẽ không được xem xét ứng dụng cho dự án. - Ve viên nóng chảy thùng quay. Đặc điểm: sử dụng urê nóng chảy phối trộn với các phân bón đơn (và chất bổ sung) ở thiết bị tạo hạt thùng quay (có bổ sung hơi nước). Các công đoạn sản xuất: Nung chảy urê phối trộn với các phân bón đơn tại thiết bị thùng quay; Hạt tạo thành được đưa đến thiết bị sấy, làm nguội và sàng để đạt được kích thước theo yêu cầu; Sản phẩm sau đó được đưa đến bộ phận tạo màng (chống dính) và lưu trữ. Bảng III.11 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay Ưu điểm Nhược điểm Dây chuyền sản xuất linh hoạt (nhiều chủng loại sản phẩm) Quá trình vận hành và lưu trữ sản phẩm phức tạp Sản xuất được NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao, tổng hàm lượng N,P,K cao) Chi phí đầu tư, tiêu hao tiện ích cao hơn SA-based (khoảng 5-7%) Linh hoạt trong việc sử dụng nguyên liệu cung cấp đạm Có thể tích hợp với nhà máy sản xuất urê (sử dụng urê lỏng) Là công nghệ sử dụng khá nhiều ở Châu Á để phục vụ việc sản xuất NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao, tổng hàm lượng N, P, K cao). Xu thế sử dụng NPK có hàm lượng đạm cao (tổng hàm lượng dưỡng chất cao) giúp công nghệ này có lợi thế cạnh tranh so với công nghệ SA-based. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 51/115 Công nghệ ve viên hơi nước (Urê-based) và công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay thỏa mãn các tiêu chí bắt buộc nên sẽ được sánh bằng các tiêu chí so sánh. Bảng III.12 So sánh công nghên hơi nước (Urê-based) và công nghệ ve viên nóng chảy Đặc điểm Ve viên hơi nước Ve viên nóng chảy thùng quay Kinh nghiệm ứng dụng Thương mại hóa dây chuyền sản xuất Sau năm 1995 Sau năm 2000 Tổng công suất dây chuyền Hơn 1 triệu tấn/năm. Hơn 2 triệu tấn/năm (gồm nhiều phương pháp) Độ tin cậy Được phát triển và giới thiệu bởi nhà bản quyền công nghệ lớn của khu vực Được giới thiệu bởi nhà bản quyền công nghệ hàng đầu thế giới Khu vực ứng dụng chủ yếu Châu Á Châu Á, Châu Âu Yếu tố kỹ thuật Đặc điểm của quá trình Ve viên bằng hơi nước  Trộn nguyên liệu thô  Tạo hạt, sấy và làm lạnh  Sàng, nghiền  Tạo màng  Tạo độ cứng  Đóng bao Ve viên nóng chảy  Nung chảy urêa, phối trộn với các nguyên liệu khác  Ve viên, tạo hạt trong thiết bị kiểu thùng quay  Làm khô, sàng, nghiền  Tạo màng  Tạo độ cứng  Đóng bao Phương pháp tạo hạt Ve viên trong thùng quay dưới tác dụng của hơi nước nóng và nước Ve viên nóng chảy dưới tác dụng của urê lỏng, hơi nước và nước TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 52/115 Đặc điểm Ve viên hơi nước Ve viên nóng chảy thùng quay Điều kiện của quá trình phối trộn Thùng quay sử dụng hơi nước và nước Thiết bị: loại thùng quay Tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào  Sạch, không đóng cục, độ ẩm nhỏ hơn 1%  Không có chất chống kết dính  Có thể sử dụng urê rắn hoặc lỏng cho quá trình sản xuất  Nguyên liệu có yêu cầu về độ ẩm Khả năng thay đổi loại sản phẩm Dễ dàng Dễ dàng Khả năng bổ sung trung lượng, vi lượng Có thể bổ sung khoáng chất khác nhưng cần cẩn thận do có quá trình làm khô Có thể bổ sung trung và vi lượng Điều khiển DCS DCS Tỷ lệ tuần hoàn 2:1 (2 dây chuyền sản xuất trong nhà máy có công suất 400 KTA) 3 đến 3,5 : 1 (1 dây chuyền sản xuất trong nhà máy có công suất 400 KTA) Chất lượng sản phẩm Độ tròn Tương đối Tương đối Chủng loại sản phẩm Có thể sản xuất NPK với hàm lượng N,P,K khác nhau Có thể sản xuất NPK với hàm lượng N,P,K khác nhau Độ ẩm 1,1-1,2% 1,0% Kích thước hạt 2-5 mm 2-4 mm Độ đồng nhất kích thước hạt 90% >90% Độ cứng (độ chịu nén) >20N >20N TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 53/115 Đặc điểm Ve viên hơi nước Ve viên nóng chảy thùng quay Nguyên liệu, tiện ích Yêu cầu chất lượng nguyên liệu  Sạch, không đóng cục, độ ẩm nhỏ hơn 1%  Không có chất chống kết dính Yêu cầu về chất lượng của từng loại nguyên liệu Điện 42 Kwh/t 40 Kwh/t Nước 60-100 kg/t 150 kg/t Hơi nước 80-150 kg/t 91 kg/t Nhiệt 99.000 Kcal/MT 9.5000 Kcal/MT Chi phí đầu tư Cho công suất 400 ngàn tấn/năm Khoảng 18 triệu USD Khoảng 18,6 triệu USD Chỉ số vận hành, bảo trì Chỉ số vận hành 7200 giờ/năm 7200 giờ/năm Yêu cầu bảo trì Làm sạch thiết bị, hút bụi Làm sạch thiết bị, hút bụi Tác động môi trường Nước thải Không Không Khí thải Không có khí độc hại (NOx) 10-30 ppm (NH3) Chất thải rắn (bụi) 42 ppm 20-30 ppm TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 54/115 Bảng III.13 Kết quả so sánh công nghệ ve viên hơi nước và công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay Các tiêu chí so sánh Công nghệ ve viên hơi nước Công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay Kinh nghiệm ứng dụng 10 8 10 Chất lượng sản phẩm 15 14 15 Yêu cầu nguyên liệu 10 9 8 Khả năng tích hợp phân xưởng 10 5 10 Tiêu chuẩn chất thải 10 10 9 Chi phí đầu tư 15 15 14 Tiêu hao tiện ích, nguyên liệu 10 10 10 Tiêu chuẩn thiết kế 10 8 10 Thời gian xây lắp, hỗ trợ kỹ thuật 5 5 5 Tổng 100 điểm 84 91 Công nghệ ve viên hơi nước (Urê-based) và công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay thỏa mãn các tiêu chí bắt buộc nên được so sánh bằng các tiêu chí so sánh (từ thông tin thu thập được của các nhà cung cấp công nghệ). Cả 2 công nghệ này đều đã được ứng dụng nhiều nơi, mỗi công nghệ đều có những ưu nhược điểm riêng. Kết quả đánh giá cho điểm như ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt lớn về điểm số giữa 2 công nghệ đã phản ánh điều đó, nhưng xét một cách tổng thể sử dụng công nghệ ve viên nóng chảy rõ ràng có lợi thế hơn. Vì vậy, công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay là công nghệ phù hợp, được đề xuất cho dự án. Sau đây là một số ưu điểm nổi trội của công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay so với công nghệ ve viên hơi nước (urea based): - Sản phẩm có độ đồng đều về kích thước hạt tốt hơn. Ngoài ra, công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay có thể sản xuất chủng loại sản phẩm NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao, tổng hàm lượng dưỡng chất có thể lên đến 50-60). TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 55/115 - Qui mô dây chuyền công nghệ lớn hơn. Công suất của một dây chuyền công nghệ ve viên nóng chảy khoảng 200 – 400 ngàn tấn/năm trong khi công suất dây chuyền ve viên hơi nước khoảng 150 – 200 ngàn tấn/năm. - Có khả năng tích hợp việc sử dụng nguồn nguyên liệu urê nóng chảy được sản xuất từ nhà máy đạm Phú Mỹ nằm liền kề; - Được phát triển và thương mại hoá bởi các công ty có uy tín trong lĩnh vực phân bón ở châu Âu và quốc tế như Incro; - Ngoài ra, với loại phân NPK có hàm lượng N>20 thì nên sử dụng một phần ure ở dạng dung dịch ure nóng chảy [nguồn: IFDC/UNIDO Fertilizer Manual]. Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ ve viên nóng chảy cho dự án sẽ có các thuận lợi sau:  Dây chuyền sản xuất linh hoạt (chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sử dụng) làm tăng khả năng cạnh tranh của dây chuyền sản xuất;  Sản xuất được các chủng loại sản phẩm NPK cao cấp (hàm lượng đạm cao, tổng hàm lượng dưỡng chất cao) giúp mở rộng thị trường đầu ra cho dự án (phục vụ sản phẩm đang nhập khẩu, khả năng xuất khẩu);  Định hướng sử dụng nguyên liệu urê (nguồn cung đạm) sẽ tiêu thụ sản phẩm của chủ đầu tư (nhà sản xuất urê lớn nhất Việt Nam) giúp tăng lợi thế cung ứng nguyên liệu; Công nghệ được phát triển và thương mại bởi các công ty có uy tín (tiêu chuẩn Châu Âu). Từ kết quả so sánh, đánh giá trên cho thấy công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay là công nghệ phù hợp nhất, thỏa mãn các yêu cầu đặt ra cho việc lựa chọn công nghệ sản xuất nên được đề xuất áp dụng cho dự án. Công nghệ sản xuất (ve viên nóng chảy thùng quay) đã được giới thiệu, thuyết minh. Các thông tin quan trọng của công nghệ sản xuất được trình bày, cụ thể là mô tả quá trình sản xuất, nguyên liệu, sản phẩm, tiêu hao tiện ích, nguyên liệu, tác động môi trường, ... 3.1.4 Giải pháp thực hiện đầu tư. Hình thức quản lý dự án được kiến nghị là chủ đầu tư lập ban quản lý dự án để triển khai dự án, chủ đầu tư có thể tư thuê tư vấn và chuyên gia hỗ trợ quản lý dự án. Đây là dự TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ 56/115 án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp ngành phân bón và hóa chất có số vốn dưới 1.500 tỷ nên thuộc dự án nhóm B. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện dự án được kiến nghị theo các biện pháp sau: - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và có thể thuê tư vấn chuyên ngành làm tư vấn quản lý/giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án; - Lựa chọn nhà thầu EPC để thực hiện toàn bộ việc thiết kế, xây lắp và cung cấp thiết bị thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Đối với các gói thầu ngoài hàng rào, chủ đầu tư có thể thực hiện bằng hình thức lựa chọn thầu trong nước theo qui định. 3.2 Ước tính chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án 3.2.1 Tính toán Tổng mức đầu tư.  Các cơ sở ước tính tính tổng mức đầu tư. Việc thực hiện khái toán tổng mức đầu tư dựa vào thiết kế cơ sở được trình bày trong hồ sơ thiết kế và áp dụng các phương pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271871_147_1951686.pdf
Tài liệu liên quan