Luận văn Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp

Đểtìm hiểu việc sinh viên Kinh tếra trường không làm đúng chuyên môn được đào

tạo, sinh viên có ý kiến đánh giá nhưthếnào, chúng tôi đưa ra những nguyên nhân

sau:

+ Không ứng dụng được kiến thức đã học ởtrường đại học

+ Đồng lương công chức thấp

+ Khó tìm được việc đúng chuyên môn của mình

+ Không có kinh nghiệm

+ Không có khảnăng chịu đựng áp lực của môi trường cạnh tranh

+ Không có năng lực phù hợp với việc kinh doanh, thương trường

pdf68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh, thợ sơn, nhà thiết kế,… Việc tìm hiểu các kiểu nghề trong xã hội là rất quan trọng trong việc chọn nghề, vì vậy cá nhân chọn nghề cần phải biết xem mình phù hợp với đối tượng lao động nào, mình thích thú với đối tượng đó không. Đây là dấu hiệu khá ổn định và nó có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của cá nhân khi tham gia vào hoạt động nghề . Chính vì vậy, tác giả đặt trọng tâm tìm hiểu nghề qua dấu hiệu “Đối tượng lao động” Cách làm trắc nghiệm như sau: Cá nhân sẽ đọc lần lượt 30 câu hỏi trong “bảng xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá”. Tất nhiên sẽ có câu được cá nhân đồng ý (đúng với bản thân họ) và có câu không đồng ý (không đúng với họ) Cách chấm điểm: + Nếu bạn đồng ý câu nào thì bạn dùng bút chì đánh dấu cộng (+) trước con số được ghi cùng dòng trong một cột dọc ở bên phải. (Có 5 cột dọc tất cả, mỗi cột ứng với một kiểu nghề) + Nếu bạn không đồng ý thì có 2 trường hợp xảy ra: - Hoặc bạn không biết khẳng định ra sao. Trong trường hợp này, bạn cứ để nguyên, không động chạm gì đến con số thuộc một trong năm cột bên phải - Hoặc bạn phủ định câu hỏi ấy. Trong trường hợp này, bạn dùng bút chì đánh dấu trừ (-) vào con số cùng dòng thuộc một trong năm cột bên. Sau khi đánh dấu + và – xong, bạn hãy tổng kết theo từng cột. Nếu tổng số các số trong cùng một cột mang dấu cộng, thì kiểu nghề tương ứng với cột đó là phù hợp với bạn. Con số mang dấu + càng lớn thì kiểu nghề càng phù hợp. Nếu tổng số trong cùng một cột mà mang dấu - , thì kiểu nghề tương ứng không phù hợp. ( Xem phụ lục 1 “Bảng xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá”) Như vậy khi nói đến phẩm chất nghề nghiệp là muốn nói đến những phẩm chất tâm lý của cá nhân phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của nghề nghiệp cụ thể nào đó. Người ta có thể đánh giá một cá nhân có phẩm chất nghề nghiệp phù hợp hay không dựa trên những test chẩn đoán “đầu vào” trước khi đào tạo nghề cho cá nhân hoặc trong quá trình học nghề và hành nghề; ngoài ra có thể căn cứ trên hiệu quả và chất lượng của hoạt động học tập và lao động của cá nhân và trong đó không kém phần quan trọng là những yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân như xu hướng, nguyện vọng, xúc cảm, năng lực, tính cách, ý chí … cá nhân thể hiện trong hoạt động đó ra sao. Từ các cơ sở lý luận nêu trên, các mặt tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM về phẩm chất nghề nghiệp được nghiên cứu: - Những nội dung liên quan đến tự đánh giá của sinh viên về phẩm chất nghề nghiệp + Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế + Chất lượng đào tạo của trường ĐHKT + Tự đánh giá của sinh viên về các yếu tố thành công trong nghề nghiệp + Mức độ tham gia các hoạt động của sinh viên - Kết quả tự đánh giá của sinh viên trường ĐHKT về phẩm chất nghề nghiệp: + Kết quả tổng quát của sinh viên về các nhóm phẩm chất: ý chí, năng lực, cảm xúc, xu hướng, giao tiếp xã hội, đạo đức và đặc điểm cá nhân. Đây là những nội dung của phẩm chất tâm lý cá nhân có liên quan đến nghề nghiệp tương lai trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. + Tìm hiểu tác động của việc làm thêm, nơi cư trú có ảnh hưởng đến kết quả tự đánh giá của sinh viên về phẩm chất nghề nghiệp hay không? CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. KẾT QUẢ VỀ KHÁCH THỂ Chúng tôi điều tra phát phiếu “Thăm dò ý kiến” trên 400 sinh viên năm thứ II, của các khoa khác nhau của trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sau khi thu lại, nếu các phiếu trả lời không hợp lệ (phiếu có câu trả lời để trống, phiếu không trả lời đầy đủ các câu hỏi yêu cầu) sẽ bị loại. Kết quả về khách thể nghiên cứu - Tổng số :381, trong đó: + Giới: - nam: 127 - nữ: 254 + Nơi cư trú: - Các tỉnh: 273 - TP.HCM: 94 - Các nước Lào, Campuchia,…: 14 + Đi làm thêm: - có: 336; - không: 45 Trong một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu được chúng tôi khảo sát làm cơ sở để phân tích các dữ liệu điều tra về phẩm chất nghề nghiệp, chúng tôi muốn xem xét đến yếu tố cư trú của sinh viên như là một yếu tố môi trường có sự tác động đến tự đánh giá của sinh viên. Số liệu của mẫu khảo sát trên toàn mẫu sinh viên được phân bố theo địa bàn cư trú trước khi các em vào học đại học với số liệu như sau: phần lớn sinh viên được chọn khảo sát có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh thành khác (273/381, chiếm tỉ lệ 71,6%); số sinh viên là cư dân ở TP.HCM là 94/381, chiếm 24,7% và một tỉ lệ nhỏ là sinh viên du học của các nước như Lào, Campuchia,… là 14/381, chiếm 3,6%; đối với sinh viên nước ngoài, trước khi các em vào học đại học, các em đã phải học chuyên tiếng Việt trong một năm và sau đó thi vào đại học, học chung với sinh viên người Việt Nam, do đó các em đều biết tiếng Việt, đều có khả năng hiểu và trả lời được bảng hỏi này. Vì là mẫu chọn ngẫu nhiên, theo từng lớp của các khoa, nếu có sinh viên nước ngoài học chung, thì chúng tôi vẫn phát phiếu hỏi cho các em trả lời như những sinh viên khác chớ không loại các em ra khỏi mẫu nghiên cứu. 2.2. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU Công cụ nghiên cứu chủ yếu là “phiếu thăm dò ý kiến” về sự tự đánh giá các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế, được hình thành trên cơ sở lý luận và những ý kiến thu được trên sinh viên từ kết quả điều tra thăm dò mở và căn cứ vào mục tiêu đào tạo của trường. * Cách soạn thang Chúng tôi tiến hành soạn phiếu thăm dò thử trên 30 sinh viên với các câu hỏi mở như sau: - Câu 1. Bạn có cho rằng khi bạn học xong chương trình cử nhân kinh tế, bạn sẽ hình thành được các phẩm chất nghề nghiệp phù hợp với các hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, thương trường không? - Câu 2. Đối với sinh viên ngành kinh tế, để thành công trong nghề nghiệp tương lai cần có những phẩm chất tâm lý nào? - Câu 3. Bạn vui lòng cho biết kế hoạch học tập cũng như các hoạt động khác của bản thân bạn trong quá trình học đại học. Trên cơ sở các bảng trả lời của sinh viên, chúng tôi xây dựng thang thăm dò chính thức, trong quá trình soạn thảo các câu hỏi điều tra chúng tôi có kết hợp tham khảo các ý kiến của đại diện lãnh đạo khoa, Giảng viên,… * Bảng hỏi chính thức được chia thành 2 phần - Phần I: Gồm 8 câu hỏi điều tra nhằm hiểu rõ thêm về các vấn đề có liên quan đến việc tự đánh giá của sinh viên - Phần II: gồm 51 câu nội dung là biểu hiện của phẩm chất nghề nghiệp. Các nội dung phẩm chất nghề nghiệp được chia thành các nhóm tiêu chí sau: + Các phẩm chất thuộc về khả năng, năng lực: gồm 9 câu sau: 1, 2, 5, 23, 26, 29, 30, 31, 34 + Các phẩm chất quan hệ giao tiếp xã hội: Gồm 9 câu sau: 3, 9, 12, 22, 25, 27, 28, 39, 50. + Các phẩm chất thuộc về cảm xúc: Gồm 9 câu sau: 6, 7, 8, 14, 20, 24, 36, 37, 45 + Các phẩm chất thuộc về ý chí: Gồm 10 câu sau: 10, 11, 13, 17, 18, 21, 38, 40, 43, 48. + Các phẩm chất đạo đức: Gồm 7 câu sau: 32, 33, 41, 42, 44, 47, 51. + Các phẩm chất thuộc về xu hướng: Gồm 3 câu sau: 4, 15, 16 + Các phẩm chất thuộc về đặc điểm cá nhân: Gồm 4 câu 19, 35, 46, 49. Tất cả các câu hỏi trên được xây dựng theo hướng trả lời tích cực để đo các mức độ đồng ý của sinh viên. Có 3 lựa chọn là: Đúng, lúc đúng lúc không và Không đúng. Khi xử lý kết quả chúng tôi quy về điểm như sau: + Đúng: 3 điểm + Lúc đúng lúc không: 2 điểm + Không đúng: 1 điểm Các phần trong bảng hỏi đều có liên quan với nhau. Trong phần này có những câu có thể cung cấp thông tin hoặc kiểm tra lại những câu trả lời của phần kia, để kiểm tra kết quả trả lời cho chính xác hoặc để tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của phẩm chất nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu Chúng tôi dùng nhiều dạng câu hỏi khác nhau như câu hỏi lựa chọn, cho điểm, câu hỏi kín và câu hỏi mở. * Cách tiến hành: Chia thành 2 đợt - Đợt 1: Thăm dò thử trên mẫu nhỏ (30 sinh viên). Sau khi thu phiếu về, chúng tôi xem xét và hoàn chỉnh các nội dung thành bảng thăm dò chính thức. - Đợt 2: Điều tra 400 sinh viên ở mẫu nói trên bằng hệ thống bảng hỏi chính thức. Thang đo này đã được khảo sát thử trên 30 sinh viên trước khi tiến hành khảo sát chính thức và thu được độ tin cậy là 0,93 . 2.3. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP 2.3.1. KẾT QUẢ TỔNG QUÁT VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 2.3.1.1. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế. - Tự đánh giá của sinh viên về nhận định “Sinh viên tốt nghiệp Đại học Kinh tế có nhiều cơ hội thành công hơn trong tìm kiếm việc làm”. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.1. Tự đánh giá của sinh viên ĐHKT về cơ hội nghề nghiệp Các mức lựa chọn Tần số Tỉ lệ % Rất đồng ý 29 7,6 Đồng ý 206 54,1 Lưỡng lự 101 26,5 Không đồng ý 41 10,8 Hoàn toàn không đồng ý 4 1,0 Tổng cộng 381 100.0 Để đánh giá về nhận định của sinh viên về vấn đề này, chúng tôi phân ra như sau: - Nhóm cao gồm 2 mức: rất đồng ý và đồng ý - Nhóm thấp gồm 2 mức: không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý Chúng tôi không đề cập đến mức lưỡng lự vì khi chọn mức này, sinh viên đã không thể hiện được chính kiến của mình trong việc đánh giá. Từ kết quả trên cho thấy 61,7% sinh viên ở nhóm cao đã thể hiện sự đồng ý với ý kiến đánh giá “sinh viên tốt nghiệp đại học Kinh tế thường có nhiều cơ hội thành công hơn trong tìm kiếm việc làm” là tương đối cao so với nhóm thấp, chiếm 11,8%. Điều này chứng tỏ sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng đào tạo của nhà trường qua thực tế quá trình đào tạo của trường ĐHKT đã cung ứng được nguồn nhân lực lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động xã hội; mặt khác, bản thân sinh viên tốt nghiệp đại học Kinh tế với bằng cấp và năng lực của mình họ có đủ điều kiện để dễ dàng có được một việc làm trong xã hội. - Để đánh giá về chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên cũng như tìm hiểu về sự đáp ứng nhân sự, nguồn lao động cho các doanh nghiệp và nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, chúng tôi thu được các ý kiến đánh giá của sinh viên như sau: Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về chất lượng đào tạo của trường ĐHKT. Ý kiến Số lượng Tỉ lệ % Rất tốt 11 2,9 Tốt 207 54,3 Trung bình 151 39,6 Không tốt 9 2,4 Hoàn toàn không tốt 3 0,8 Từ kết quả bảng 2.2 cho thấy 96,8% sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường từ trung bình cho đến rất tốt, trong đó mức tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ 57,2%. Như vậy sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng đào tạo của nhà trường và trong thực tế chính chất lượng đào tạo này sẽ quyết định hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của sinh viên trong thực tiễn. Và thật vậy, số lượng sinh viên của trường tốt nghiệp hàng năm là khá lớn, nhưng vẫn không đủ đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho số lượng các doanh nghiệp được thành lập. Mặt khác, trong quá trình gia nhập AFTA và WTO với những thể chế chặt chẽ, yêu cầu nước ta phải đồng bộ phát triển kinh tế xã hội nhiều mặt, trong đó yêu cầu rất quan trọng là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ năng lực cần thiết để chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó đòi hỏi rất cao ở vai trò của chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và của trường Đại học Kinh tế nói riêng. 2.3.1.2. Thành công trong nghề nghiệp - Để tìm hiểu tiêu chí đánh giá của sinh viên về các yếu tố quyết định sự thành công trong nghề nghiệp, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Yếu tố thể hiện một người thành công trong nghề nghiệp là…”. Kết quả về tổng tần số và tỉ lệ % trong từng điều kiện thành công trong nghề nghiệp được biểu hiện dưới biểu đồ sau đây: 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 1 Laøm ñuùng ngheà Kieám nhieàu tieàn Vò trí cao trong XH Coù phaåm chaát TL phuø hôïp ngheà Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ % các yếu tố thành công trong nghề nghiệp Kết quả biểu đồ 2.1 cho thấy: Đánh giá của sinh viên về vấn đề một người thành công trong nghề nghiệp là người làm đúng nghề mình yêu thích và sống được bằng thu nhập của nghề, chiếm 33.9%, kế đến là yếu tố Có các phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề chiếm 25.2%. Kết quả trên chứng tỏ rằng, sinh viên đánh giá cao sự thành công trong nghề nghiệp phụ thuộc đến các yếu tố liên quan đến nghề hơn là các yếu tố kinh tế (Kiếm được nhiều tiền, chiếm 23.4%) và yếu tố xã hội (Chiếm một vị trí cao trong xã hội, chiếm 17.6%). Như vậy, việc đánh giá các yếu tố thành công trong nghề nghiệp của sinh viên là một đánh giá cân bằng giữa cuộc sống và nghề nghiệp. - Để tìm hiểu việc sinh viên Kinh tế ra trường không làm đúng chuyên môn được đào tạo, sinh viên có ý kiến đánh giá như thế nào, chúng tôi đưa ra những nguyên nhân sau: + Không ứng dụng được kiến thức đã học ở trường đại học + Đồng lương công chức thấp + Khó tìm được việc đúng chuyên môn của mình + Không có kinh nghiệm + Không có khả năng chịu đựng áp lực của môi trường cạnh tranh + Không có năng lực phù hợp với việc kinh doanh, thương trường Để trả lời câu hỏi này, sinh viên sẽ chọn 3 ý mà các em cho là phù hợp với suy nghĩ và đánh giá của mình. Kết quả chúng tôi thu được số liệu như sau: Bảng 2.3. Tự đánh giá của sinh viên về nguyên nhân không làm việc đúng chuyên môn nghề nghiệp Nguyên nhân Tần số % Xếp hạng Không ứng dụng kiến thức đã học 178 46,7 3 Đồng lương công chức thấp 163 42,8 4 Khó tìm việc đúng với chuyên môn 234 61,4 1 Không có kinh nghiệm 216 56,7 2 Không chịu được áp lực của 104 27,3 6 môi trường cạnh tranh Không có năng lực phù hợp 136 35,7 5 Qua kết quả bảng 2.3 cho thấy, việc sinh viên chọn ý kiến nào trong sự lựa chọn của mình là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của họ, bởi vì khách thể được khảo sát là sinh viên năm thứ 2, chưa có nhiều va chạm với nghề nghiệp vì chưa được đi thực tập như những sinh viên năm cuối, nên với họ nhận định về vấn đề này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm có được từ các kênh thông tin xung quanh như báo chí, bạn bè,…. Các ý kiến tập trung cao ở nguyên nhân khó tìm được việc đúng chuyên môn (chiếm 61,4%) và Không có kinh nghiệm (chiếm 56,7%) Nếu kết quả đúng như sinh viên tự đánh giá, trong đó nguyên nhân chiếm thứ hạng cao nhất “Khó tìm việc đúng với chuyên môn đào tạo” thuộc về nguyên nhân khách quan do đào tạo chưa đáp ứng được cung cầu của xã hội về lực lượng lao động trong xã hội. Nguyên nhân xếp thứ 2 thuộc về nguyên nhân chủ quan “không có kinh nghiệm”, thì vấn đề này sinh viên có thể khắc phục được theo thời gian, khi họ đã ra trường lâu năm và có trải nghiệm trong việc làm thực tế hoặc đối với sinh viên có đi làm thêm thì ít nhiều họ cũng có những cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. - Liên quan đến công việc làm thêm của sinh viên, chúng tôi có câu hỏi để tìm hiểu ý kiến của sinh viên về vấn đề “sinh viên có cơ hội trải nghiệm hoạt động kinh doanh từ thời đi học hoặc có đi làm thêm, dễ hình thành các phẩm chất nghề nghiệp và sẽ có cơ hội thành công trong nghề nghiệp hơn là chỉ biết tập trung cho việc học ở đại học”. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá của sinh viên về việc đi làm thêm Các mức lựa chọn Tần số % Hoàn toàn đồng ý 136 35,7 Đồng ý 195 51,2 Không biết 17 4,5 Không đồng ý 29 7,6 Hoàn toàn không đồng ý 4 1,0 Tổng 381 100.0 Để đánh giá về nhận định của sinh viên về vấn đề này, chúng tôi phân ra như sau: - Nhóm cao gồm 2 mức: Hoàn toàn đồng ý và đồng ý - Nhóm thấp gồm 2 mức: không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý Chúng tôi không đề cập đến mức Không biết vì khi chọn mức này, sinh viên đã không thể hiện được chính kiến của mình trong việc đánh giá. Kết quả bảng 2.4 cho thấy 86,9% sinh viên chọn ý kiến ở nhóm cao là thể hiện sự đồng ý và 8,6% sinh viên ở nhóm thấp, thể hiện sự không đồng ý với ý kiến “sinh viên có trải nghiệm hoạt động kinh doanh thời đi học hoặc đi làm thêm dễ hình thành các phẩm chất nghề nghiệp và có cơ hội thành công trong nghề nghiệp hơn là chỉ tập trung cho việc học ở đại học”. Từ đó cho thấy rằng phần lớn sinh viên đánh giá có mối quan hệ giữa việc làm thêm trong thời sinh viên với sự hình thành phẩm chất nghề nghiệp cũng như sự thành công về nghề nghiệp trong tương lai. Điều này chứng tỏ rằng, sinh viên trong thời kinh tế thị trường có điều kiện năng động, nhạy bén và họ bước vào hoạt động nghề nghiệp rất sớm ngay từ khi còn là sinh viên. Để tìm hiểu cơ sở sinh viên có ý kiến trên, trong phần thông tin của người được hỏi, chúng tôi có câu hỏi là “Hiện nay bạn có đi làm thêm không?”, với 2 mức lựa chọn “có” và “không”, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tỉ lệ chọn có làm thêm với các loại công việc đa dạng như: dạy kèm, tiếp thị sản phẩm, khảo sát thị trường, giới thiệu quảng cáo sản phẩm, làm việc bán thời gian, làm việc theo thời vụ lễ, tết, nghĩ hè,… là 336, chiếm 88,2%; Không làm thêm là 45, chiếm 11,8%. Các số liệu này càng khẳng định rằng sinh viên trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập sẽ năng động và nhạy bén hơn, họ biết thích ứng và hoà nhập vào các công việc xã hội để thực hành nghề, để tìm kiếm cơ hội việc làm. Mặt khác, tỉ lệ sinh viên của các tỉnh khác chiếm khá cao (74,4%), cũng là điều kiện để sinh viên phải chọn việc làm thêm, nhằm trang trải những chi tiêu về kinh phí học hành, ăn ở tại một thành phố lớn như TP.HCM; do đó điều kiện môi trường cũng là yếu tố tác động đến đời sống sinh viên, buộc họ phải tự thân vận động hơn là thụ động chờ sự chu cấp hoàn toàn của gia đình. Như vậy chính trong các công việc làm thêm đã giúp họ trưởng thành hơn, quan trọng hơn nữa sinh viên sẽ biết quý trọng những giá trị của đồng tiền mà họ đã vất vả kiếm được bằng công sức, mồ hôi của mình sau những giờ căng thẳng trên giảng đường và cũng từ trong môi trường làm việc dù là làm thêm nhưng cũng giúp họ có thêm những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp góp phần hình thành những phẩm chất tâm lý phù hợp với công việc hiện tại của họ cũng như nghề nghiệp trong tương lai. Chính sự trải nghiệm của bản thân sẽ giúp họ có quyết định chính xác trong việc trả lời câu hỏi trên. 2.3.1.3. Vai trò của hoạt động cá nhân trong việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp - Việc hình thành nhân cách của con người nói chung cũng như những phẩm chất tâm lý của cá nhân phù hợp với nghề nói riêng có được là kết quả của sự phối hợp các tác động của yếu tổ bẩm sinh hay giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó có một yếu tố rất quan trọng của tự giáo dục và rèn luyện của chính bản thân. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem sinh viên có ý kiến đánh giá như thế nào về vấn đề này, số liệu thu được có kết quả như sau: Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ % các tác động của gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân cá nhân trong việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp 3% 27% 4% 66% Kết quả biểu đồ 2.2 cho thấy: Góp phần hình thành phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên là trách nhiệm của: - Gia đình (12/381, chiếm 3%) - Nhà trường (103/381, chiếm 27%) - Xã hội ( thông qua quá trình hành nghề của cá nhân trong thực tiễn) (15/381, chiếm 4%). - Bản thân cá nhân (251/381, chiếm 66%) Các số liệu trên cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò của cá nhân trong việc hình thành các phẩm chất nghề nghiệp, chiếm 66%. Vai trò này được biểu hiện ở sự rèn luyện và phấn đấu của mỗi cá nhân trong cuộc sống và trong quá trình hành nghề trong hoạt động thực tiễn. - Liên quan đến phẩm chất năng lực của nghề nghiệp được đào tạo, chúng tôi muốn tìm hiểu xem sinh viên có những hoạt động nào để mở rộng kiến thức, thu thập thông tin và nâng cao khả năng chuyên môn. Về phía nhà trường, nhằm tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để tìm ra giải pháp sáng tạo cho việc giải quyết các tình huống kinh doanh trong thực tiễn, đồng thời tạo lập cầu nối giữa lý thuyết trong bài giảng với thực tế kinh doanh cũng như tạo điều kiện để xã hội đánh giá được năng lực thực chất của sinh viên, nhà trường phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động học thuật cho sinh viên; điển hình các cuộc thi: Dynamic – Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai, Thử tài kinh doanh, CPA – Cơ hội thử thách toả sáng sao Kế toán, Bản lĩnh giám đốc tài chính – CFO, Hội thảo tài chính quốc tế, Toán tài chính, Thế giới vĩ mô, Sàn giao dịch chứng khoản ảo, Nhà tư vấn luật kinh tế trẻ,… Về phía sinh viên, họ cũng phải chủ động tham gia các hoạt động để nâng cao khả năng hoạt động chuyên môn. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.5. Mức độ tham gia các hoạt động của sinh viên Mức độ Các hoạt động Không Có nhưng không nhiều Thường xuyên 1. Đọc sách, giáo trình 29 7,6% 229 60,1% 123 32,3% 2. Tham khảo tài liệu chuyên môn 88 23,1% 209 54,9% 84 22% 3. Dự các khoá học ngắn ngày 225 59,1% 129 33,9% 27 7,1% 4. Đọc báo, tạp chí kinh tế 71 18,6% 174 45,7% 136 35,7% 5. Xem tivi 28 7,3% 140 36,7% 213 55,9% 6. Nghe radio 113 29,7% 154 40,4% 114 29,9% 7. Truy cập Internet 62 16,3% 162 42,5% 157 41,2% Các hoạt động khác 44 11,5% 304 79,8% 33 8,7% Kết quả bảng 2.5 cho thấy, sinh viên có ý thức chủ động trong việc mở rộng kiến thức, thu thập thông tin góp phần nâng cao khả năng chuyên môn của mình qua tỉ lệ chọn ở mức độ “có nhưng không nhiều” và “thường xuyên” chiếm tỉ lệ cao hơn mức độ chọn “không”, chỉ riêng hoạt động tham gia các khoá học ngắn ngày, chiếm tỉ lệ cao là 59,1% sinh viên chọn mức độ “không” cao hơn hẳn 2 mức còn lại. Đối với các hoạt động khác mà sinh viên cho rằng có liên quan đến hoạt động học tập hoặc hoạt động chuyên môn, bao gồm những hoạt động sau: Tham gia các câu lạc bộ, làm thêm, các hoạt động sinh viên tình nguyện, mùa hè xanh,… cũng thu hút sự tham gia của sinh viên, điều này thể hiện rõ qua số liệu thu được ở mức chọn “có nhưng không nhiều” là 79,8% và mức chọn “thường xuyên” là 8,7%, chỉ có số ít tỉ lệ 11,5% sinh viên chọn là “không”. Có thể thấy rằng các hoạt động này là những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, góp phần cho sinh viên mở rộng quan hệ giao lưu, giao tiếp xã hội và bước đầu tham gia vào hoạt động nghề nghiệp. Cho dù dưới hình thức nào, là hoạt động thực tiễn (làm thêm, sinh viên tình nguyện, mùa hè xanh,…), hay là những hoạt động thuần tuý mang tính giải trí (đọc báo, tạp chí, xem tivi, nghe radio, truy cập Internet,…), cũng giúp ích cho việc mở mang kiến thức của sinh viên; chính những hoạt động này sẽ góp phần hình thành một số kinh nghiệm sống cũng như các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các hoạt động mà sinh viên chọn ở mức độ thường xuyên, chứng tỏ rằng sinh viên có tập trung thời gian vào các hoạt động này, chiếm tỉ lệ cao là: - Xem tivi 213/381, chiếm 55,9% - Truy cập Internet 157/381, chiếm 41,2% - Đọc báo, tạp chí Kinh tế 136/381, chiếm 35,7% - Đọc sách, giáo trình 123/381, chiếm 32,3% 2.3.2. KẾT QUẢ TỔNG QUÁT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP 2.3.2.1. Kết quả tự đánh giá của sinh viên về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp. - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Ý chí. Bảng 2.6. Các phẩm chất thuộc về Ý chí Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Tôi có thể tạo dựng lại động lực cho hoạt động sau khi thất bại hoặc không thành công 1,55 0,60 6 2. Tôi có thể định cho mình những mức thành công mang tính thực tế 1,70 0,72 2 3. Tôi tin rằng tôi có đủ khả năng đối mặt với những vấn đề 1,57 0,63 5 4. Tôi độc lập trong suy nghĩ và hành động 1,79 0,67 1 5. Tôi luôn cố gắng để trở thành người thành đạt 1,24 0,48 10 6. Tôi kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng của bản thân 1,60 0,63 3 7. Tôi luôn giữ thái độ bình tĩnh khi bị người khác xúc phạm 1,60 0,63 3 8. Tôi muốn tạo dựng cuộc sống của tôi và làm chủ vận mệnh đời mình 1,28 0,56 9 9. Là sinh viên tôi thấy mình tự chủ hơn 1,40 0,64 7 10. Là sinh viên tôi thấy mình độc lập hơn 1,37 0,63 8 Tự đánh giá chung về các phẩm chất ý chí 1,51 0,15 Kết quả của bảng 2.6 cho thấy, điểm trung bình của thang đo các phẩm chất ý chí của sinh viên Đại học Kinh tế bằng 1,51, được xếp vào mức trung bình. Các nội dung trong thang đo này có điểm trung bình dao động từ 1,24 đến 1,70, tức là từ mức thấp cho đến trung bình khá. Xét nội dung cụ thể, các câu có điểm số trung bình xếp thứ hạng cao là: - Tôi độc lập trong suy nghĩ và hành động - Tôi định cho mình những mức thành công mang tính thực tế - Tôi kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng của bản thân - Tôi luôn giữ thái độ bình tĩnh khi bị người khác xúc phạm Những nội dung có điểm số trung bình thấp, xếp thứ hạng thấp là: - Tôi cố gắng trở thành người thành đạt, điểm trung bình toàn mẫu là 1,24 - Tôi muốn tạo dựng cuộc sống của tôi và làm chủ vận mệnh đời mình, ĐTB 1,28 - Là sinh viên tôi thấy mình độc lập hơn, ĐTB 1,37. - Là sinh viên tôi thấy mình tự chủ hơn, ĐTB 1,40. Những nội dung sinh viên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH005.pdf
Tài liệu liên quan