mục lục
Trang
Lời cảm ơn. 2
Danh mục bảng. 5
Danh mục hình. 7
Mở đầu.9
Chương 1. Tổng quan về các mô hình và những nghiên cứu trước đây. 11
1.1. Một số mô hình mưa rào - dòng chảy thông dụng.11
1.1.1. Mô hình đường đơn vị.11
1.1.2. Mô hình TANK .13
1.1.3. Mô hình SSARR .14
1.1.4. Mô hình NAM.15
1.2. Một số mô hình thủy lực thông dụng.16
1.2.1. Mô hình VRSAP.17
1.2.2. Mô hình HEC-RAS.19
1.2.3. Mô hình MIKE 11 .20
1.2.4. Mô hình MIKE 21 .23
1.2.5. Mô hình MIKE FLOOD .25
1.2.6. Một số mô hình khác .28
1.3. Những nghiên cứu trước đây về lưu vực.30
1.4. Nhận xét .32
Chương 2. Tổng quan về lưu vực sông Hương. 34
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực .34
2.1.1. Vị trí địa lý .34
2.1.2. Đặc điểm địa hình.35
2.1.3. Đặc điểm địa chất .39
2.1.4. Thảm phủ thực vật .40
2.1.5. Đặc điểm khí tượng .42
2.1.6. Đặc điểm thủy văn.47
2.2. Tình hình mưa - lũ trên hệ thống sông Hương .52
2.2.1. Mưa lũ và các hình thế thời tiết gây mưa lũ lớn.52
2.2.2. Tổ hợp mưa lũ trên 3 nhánh sông .53
2.2.3. Đặc điểm dòng chảy lũ .55
2.3. Các công trình tác động đến dòng lũ .59
2.4. Tình hình dân sinh kinh tế .62
2.5. Nhận xét .64
Chương 3. Tính toán thủy lực hệ thống sông Hương
bằng mô hình kết hợp 1 và 2 chiều. 65
3.1. Tình hình tài liệu.65
3.1.1. Tài liệu chuỗi thời gian .65
3.1.2. Dữ liệu địa hình và không gian .67
3.2. Thiết lập mô hình một chiều MIKE 11 .69
3.2.1. Phạm vi mô phỏng MIKE 11 .69
3.2.2. Thiết lập mô hình thủy lực mạng sông .71
3.2.3. Mô phỏng, hiệu chỉnh sơ bộ.75
3.3. Thiết lập biên trên cho mô hình MIKE 11 .78
3.3.1. Phân chia lưu vực.78
3.3.2. Xác định trọng số các trạm quan trắc .79
3.3.3. Hiệu chỉnh mô hình .80
3.3.4. Xác định thông số.81
3.3.5. Kết quả mô phỏng mưa - dòng chảy.83
3.3.6. Kết nối mô hình NAM với mô hình MIKE 11.84
3.4. Thiết lập mô hình hai chiều MIKE 21 .86
3.4.1. Thiết lập bản đồ cao độ số Bathymetry .86
3.4.2. Các thông số cơ bản của mô hình.88
3.4.3. Điều kiện biên của mô hình .89
3.4.4. Mô phỏng sơ bộ.91
3.5. Hiệu chỉnh mô hình MIKE FLOOD với trận lũ 11/2004.91
3.5.1. Thiết lập các kết nối.91
3.5.2. Mô phỏng và hiệu chỉnh mô hình.94
3.5.3. Kết quả mô phỏng .98
3.6. Kiểm định mô hình MIKE FLOOD với trận lũ 11/1999 . 102
3.6.1. Kiểm định mô hình. 102
3.6.2. Kết quả mô phỏng . 105
3.6.3. So sánh kết quả tính toán . 109
3.6.4. Nhận xét, đánh giá trận lũ tháng 11/1999. 112
Kết luận. 113
Tài liệu tham khảo. 116
Phụ lục
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán mô phỏng lũ tràn đồng trên hệ thống sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất (thường lấy 100 mm/tháng) với
tần suất vượt 50%. Mùa mưa phụ thuộc theo vùng và theo cấp lượng mưa.
Với X0 2.500 mm, mùa mưa tháng 9 12. Mùa khô tháng 01 4. Trong
đó tồn tại 2 tháng mưa lũ tiểu mãn 5 6.
Với 2.500 è X0 3.500 mm mùa mưa tháng 8 12. Mùa khô từ tháng 01
7. Trong đó tồn tại 2 tháng mưa lũ tiểu mãn 5 6.
-46-
Với 3.500 è X0 4.500 mm mùa mưa tháng 4 12 (từ Hữu Trạch đến Ô
Lâu); mùa khô 5 01 (từ Tả Trạch đến Bắc Hải Vân), không tồn tại 2 tháng mưa
lũ tiểu mãn.
Với 4.500 è X0 8.000 mm mùa mưa 4 6 đến suốt cả năm (Bạch Mã).
Năm có mùa mưa suốt cả năm là năm 1999, A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã.
Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 11. Tháng có lượng mưa lớn
nhất trong năm là tháng 10.
Năm có lượng mưa lớn nhất, có 3 tháng mưa lớn nhất, tháng lượng mưa lớn
nhất là năm 1999 (Bảng 2.1.2).
Bảng 2.1.2. Lượng mưa lớn nhất năm 1999
Đơn vị: mm/năm
Trạm mưa
Lượng mưa
lớn nhất
Lượng mưa 3 tháng lớn nhất
(10 12/1999)
Lượng mưa 1 tháng
lớn nhất
Nam Đông 6735,0 4125,1 2183,2
A Lưới 5911,0 4111,6 2590,5
Huế 5641,5 4381,9 2451,7
Phú ốc 5006,0 3795,7 1977,7
6. Bão
Dọc bờ biển nước ta, bão ngày càng có xu thế tăng cả tần số lẫn cường độ,
nhất là 30 năm gần đây (Bảng 2.1.3).
Bảng 2.1.3. Thống kê số trận bão đổ bộ vào Việt Nam từ năm 1891 đến 1999
Năm Năm
Số trận bão
(trận/năm)
Năm Năm
Số trận bão
(trận/năm)
Năm Năm
Số trận bão
(trận/năm)
1891 1900 3,6 1931 1940 5,2 1971 1980 6,7
1901 1910 5,3 1941 1950 2,9 1981 1990 6,7
1911 1920 3,3 1951 1960 4,4 1991 1999 6,3
1921 1930 3,1 1961 1970 5,7
Bình quân: từ 1891 1999 có 4,8 trận/năm.
-47-
2.1.6. Đặc điểm thủy văn
1. Hệ thống sông ngòi
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 sông chảy vào đầm phá và một sông chảy trực
tiếp ra biển (sông Bu Lu), 17 sông nhánh cấp I, 19 sông nhánh cấp II, 3 nhánh
cấp III và 1 phân lưu (Lợi Nông). Trong đó, riêng sông Hương có 8 nhánh cấp I,
16 nhánh cấp II, 3 nhánh cấp III và 8 phân lưu, không kể những sông suối có độ
dài nhỏ hơn 10 km. [21, 34, 42, 45]
- Các lưu vực sông, suối trong vùng đều có độ cao bình quân lưu vực từ 200
m trở lên, thuộc vào các lưu vực có độ cao lớn hơn so với các sông suối
thuộc duyên hải Việt Nam, vì vậy độ dốc bình quân lưu vực sông cũng đạt
tới 20 29% nên các sông suối vùng này đều chảy khá thẳng với hệ số uốn
khúc dao động trong khoảng 1,2 1,9.
- Với địa hình trong vùng dốc, mức độ chia cắt ngang của bề mặt lớn nên
mạng lưới sông suối của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển khá mạnh với mật
độ lưới sông trung bình đạt 0,75 km/km2, không có phần trung lưu chuyển
tiếp mà từ vùng núi dốc xuống ngay đồng bằng.
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là sông Bồ, Hữu Trạch và Tả
Trạch. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần, cách thành
phố Huế 15 km về phía Nam, tạo thành dòng chính sông Hương, đến ngã ba Sình
hội lưu với sông Bồ cách Huế 8 km về phía Bắc và đổ vào phá Tam Giang theo
hướng Đông - Đông Bắc.
Độ dài dòng sông chính là 104 km. Sông Hương bắt nguồn từ phía Đông
dãy Trường Sơn và núi Bạch Mã, dòng chính chảy theo hướng Nam - Bắc và đổ ra
biển thông qua hai cửa Thuận An, Tư Hiền. Vùng đồi núi chiếm trên 80% diện
tích lưu vực, vùng cồn cát ven biển chiếm khoảng 5%, phần còn lại là đất có khả
năng canh tác rộng khoảng 37.000 ha.
Hệ thống sông ở Thừa Thiên Huế không có đê nhưng để ngăn mặn giữ ngọt,
chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm bảo đảm chắc hai vụ Đông Xuân và H’ Thu, đồng
thời bảo đảm tiêu thoát lũ sớm, trên phá Tam Giang, đầm Cầu Hai đã xây dựng
lên một hệ thống đê biển dài 162 km. Trong đó, phá Tam Giang là 74 km (Tây
43 km, Đông 31 km); đầm Thanh Lam - Thủy Tú - Hà Trung là 68 km (Tây
40 km, Đông 28 km); đầm Cầu Hai là 20 km (Đông 7 km, Tây 13 km). Các cống
dưới đê, các cống ngăn mặn cửa Lác, Thảo Long, Diêm Trường...
-48-
2. Các đặc trưng dòng chảy tháng, năm
Các đặc trưng dòng chảy tháng, năm được tính từ số liệu thực đo và mô hình
toán thủy văn cho thấy tài nguyên nước mặt Thừa Thiên Huế nói chung và lưu
vực sông Hương nói riêng rất phong phú, lớn nhất toàn quốc. [13, 15, 20, 26, 37]
Sự phân bố dòng chảy trong năm của lưu vực sông Hương hoàn toàn đồng
bộ với sự phân bố mưa, lượng dòng chảy tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa mưa
(từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm 70 75% tổng lượng dòng chảy cả năm. Trong
khi đó, thời gian mùa kiệt dài gấp đôi, mặc dù có thời kỳ lũ tiểu mãn vào tháng 5
và tháng 6 nhưng tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 25 30% tổng lượng dòng
chảy cả năm. Dòng chảy của lưu vực bắt đầu tăng lên từ tháng 7, tháng 8 và đạt
trị số cao nhất vào tháng 10, tháng 11 sau đó lại giảm dần cho đến tháng 5 năm
sau. Đến tháng 5, tháng 6 do có mưa lũ tiểu mãn nên lượng dòng chảy tăng lên
đáng kể, có thể lớn gấp 2 lần so với mấy tháng kiệt trước đó. Sau lũ tiểu mãn
lượng dòng chảy giảm dần vào tháng 7 (riêng lưu vực sông Hữu Trạch lượng
dòng chảy giảm tới tháng 8) rồi chuyển sang mùa lũ sớm và lũ chính vụ. Các đặc
trưng dòng chảy năm của các nhánh sông chính được trình bày ở bảng 2.1.4.
Bảng 2.1.4. Các đặc trưng thủy văn tại một số tuyến quan trắc
Tuyến quan trắc Sông F (km2) Qo (m
3/s) M0 (l/skm
2) W0 (m
3)
Thượng Nhật Tả Trạch 208 15,8 76 500 106
Dương Hòa Tả Trạch 720 58,8 82 1.856 106
Bình Điền Hữu Trạch 570 42,1 74 1.330 106
Cổ Bi Bồ 760 61,2 81 1.930 106
Hồ Truồi Truồi 75,3 11,8 157 372 106
Tổng lượng nước sản sinh ra do mưa trên toàn lưu vực sông Hương khoảng
7 tỷ m3. Sự biến động dòng chảy hàng năm các sông suối trên lưu vực là không
lớn với hệ số biến đổi CV dao động trong khoảng từ 0,25 0,40.
3. Mùa lũ và mùa cạn
Theo chỉ tiêu “vượt trung bình”: mùa lũ (mùa dòng chảy) là thời kỳ gồm
những tháng có lưu lượng nước lớn hơn hoặc bằng lưu lượng nước trung bình năm
tương ứng với tần suất vượt 50% i itháng nămp Q Q 50% . Với chỉ tiêu này,
mùa lũ trên các sông trong hệ thống xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12, mùa cạn
kéo dài 9 tháng (tháng 01 9).
-49-
Theo chỉ tiêu “cấp nước”: mùa lũ (mùa dòng chảy mặt) là khoảng thời gian kế
tiếp bắt đầu từ tháng nước sông dâng lên liên tục và kết thúc vào tháng có lượng
nước lớn hơn hoặc bằng lượng nước trung bình năm tương ứng với tần suất vượt p
50%. Với chỉ tiêu này, mùa lũ trên hệ thống sông Hương xảy ra trước 1 tháng
so với chỉ tiêu “vượt trung bình”, nghĩa là kéo dài 4 tháng (từ tháng 9 12), mùa
cạn từ tháng 01 8. Trong mùa cạn tồn tại 2 tháng thường xuất hiện lũ tiểu mãn.
4. úng ngập
Lũ lụt gây ngập sâu ở thành phố Huế, trung bình 2 năm thì có 1 năm Huế bị
ngập sâu, song cũng có 5 năm liền bị ngập như năm 1995 1999, bốn năm liền
như 1983 1986, mưa lũ gây ra ngập úng hàng năm ở đồng bằng sông Hương
khá lớn [22, 23]. Nguyên nhân của việc ngập úng là do địa hình thấp, trũng và lũ
tiểu mãn. Hàng năm vào vụ Đông Xuân phải tiêu úng khoảng 8.000 10.000 ha
để cấy kịp thời vụ, còn vụ H’ Thu do lũ tiểu mãn cũng phải tiêu úng từ 3.000 đến
5.000 ha (Bảng 2.1.5). Tháng 5, 6 là thời kỳ mưa gây lũ tiểu mãn, những trận mưa
lớn thường tập trung trong khoảng 2 3 ngày. Tháng 9 12 là thời kỳ mưa gây
lũ chính vụ, lượng mưa tập trung chủ yếu khoảng 5 ngày.
Bảng 2.1.5. Diện tích úng ngập tại Thừa Thiên Huế một số năm
Vụ Đông Xuân (ha) Vụ Hè Thu (ha)
Năm
Diện tích gieo trồng Diện tích bị úng Diện tích gieo trồng Diện tích bị úng
1986 6.233 2.213
1987 6.529 1.900
1988 6.334 1.300
1989 7.526 3.553
1990 10.100 3.320
1991 8.550 4.580
1992 27.662 1.802 17.282
1993 27.508 8.000 17.086
5. Chế độ thủy triều
Vùng cửa Thuận An - Hòa Duân có chế độ bán nhật triều đều và được coi là
vùng vô triều duy nhất ở Việt Nam. Càng xa về phía Bắc và phía Nam tính không
đều của nhật triều càng nổi trội. Biên độ triều trung bình kỳ cường A = 0,4 0,5 m.
-50-
Tài liệu quan trắc mực nước triều đồng thời tại 4 tuyến: Thuận An, Hòa Duân,
Thảo Long, Tư Hiền từ ngày 07/5/2000 do Viện Khoa học Thủy lợi thực hiện
(trong thời gian này cửa Hòa Duân đang bị bồi dần, trước khi bị lấp lại) cho thấy:
+ Thời gian kéo dài một con triều trung bình khoảng từ 13 giờ 12 giờ (11
14; 14 11; 13 12; 13 11...), biên độ cao nhất có thể đạt tới 65 cm (tại
Hòa Duân).
+ Mực nước triều Thảo Long cao hơn trung bình so với Thuận An là 13 cm.
+ Mực nước triều Thuận An cao hơn trung bình so với Hòa Duân là 5 cm.
+ Mực nước triều Hòa Duân thấp hơn trung bình so với Tư Hiền là 2 cm.
6. Bùn cát trong sông
<ớc tính tổng lượng phù sa hàng năm các vùng Đông Trường Sơn - Thừa
Thiên Huế chảy ra phá Tam Giang và đầm Cầu Hai vào 0,5106 m3/năm. [34]
7. Xâm nhập mặn trong sông
Độ mặn phá Tam Giang - đầm Cầu Hai: [29, 30]
+ Tại cửa Thuận An độ mặn thấp hơn độ mặn ở cửa Tư Hiền.
+ Có sự chênh lệch lớn giữa độ mặn ở mặt và ở đáy tại cửa Thuận An và cửa
sông Hương từ 5 10Ư, trong khi tại cửa Tư Hiền sự chênh lệch đó không
quá 1Ư .
+ Độ mặn tại cửa Thuận An:
- Tầng mặt: khi triều lên đạt 21 22Ư ; khi triều rút đạt 25 26Ư .
- Tầng đáy: khi triều lên đạt 22 23Ư ; khi triều rút đạt 31 32Ư .
+ Độ mặn tại cửa Tư Hiền đạt 32 33Ư , trong đầm đạt 24 25Ư .
Độ mặn diễn biến trên hệ thống sông Hương:
Về mùa khô, nguồn nước sông Hương ít, năm nào cũng có hiện tượng xâm
nhập mặn sâu vào nội địa. Bình thường độ mặn sông Hương xâm nhập vào gần
cầu Bạch Hổ. Những năm hạn nặng như 1993, 1994 thì độ mặn lên đến quá Vạn
Niên, còn trên sông Ô Lâu thì độ mặn lên đến quá Vân Trình. Diện tích nhiễm
mặn tập trung vào các vùng ven sông Ô Lâu, ven phá Cầu Hai, phá Đông, phá
Tam Giang có từ 2.000 2.500 ha bị nhiễm mặn, diện tích nhiễm mặn thường
xuyên vào khoảng 790 ha.
-51-
Diễn biến độ mặn dọc sông Hương phụ thuộc đáng kể vào lưu lượng nước từ
thượng lưu về và sự vận hành của đập Thảo Long. Kết quả quan trắc độ mặn ở
đây cho thấy:
+ Chênh lệch độ mặn giữa tầng mặt và tầng đáy lên tới 10 18Ư , càng xa
biên độ chênh lệch càng lớn. Do đó, nhân dân trong vùng đã lợi dụng lấy
phần nước mặt để tưới.
+ Nhìn chung độ mặn giảm dần từ cửa sông (Thuận An) lên đến Huế. Tại
điểm đáy hạ lưu Thảo Long độ mặn lớn nhất đo được là 24,4Ư và lên đến
cầu Phú Xuân thì độ mặn giảm dần về 0Ư .
+ Khi đập Thảo Long đóng lại thì độ mặn sát đập phía hạ lưu là 24,4,Ư lớn hơn
so với điểm đo tại Tân Mỹ gần cửa Thuận An là 23,7Ư . Độ mặn trên toàn bộ
thủy trực tại điểm đo sát đập lớn hơn điểm đo cách đập về phía biển 500 m.
Như vậy, khi đập Thảo Long đóng lại, độ mặn ở hạ lưu đập tăng lên khoảng
2Ư . Độ mặn tại điểm đo sát đập (ven bờ) ở thượng lưu giảm xuống khá nhiều.
+ Tại đỉnh triều và chân triều sự sai khác độ mặn giữa điểm đáy và điểm mặt
không lớn, chỉ đạt 1 4Ư từ đập Thảo Long ra biển, từ Sình đến La ỷ
chênh lệch đó đạt 5 12Ư , càng vào sâu trong sông chênh lệch càng giảm.
8. Chất lượng nước trong sông
Đặc điểm môi trường nước sông Hương: [21, 28]
+ Nói chung, hầu hết các thông số chất lượng nước đều đạt loại A theo TCVN
5942-1995 trừ thông số vi khuẩn gây bệnh.
+ Sau khi chảy qua địa bàn thành phố Huế, chất lượng nước sông bị suy giảm
dần: COD tăng dần qua Vạn Niên - Giả Viên - Đông Lạnh sông Hương (từ
3,6 2,8 đến 6,1 3,2 mg/l), tổng coliform cũng tăng dần trên đoạn sông
nói trên từ 6.860 4.260 đến 12.940 9.650 MPN/100 ml.
Một số yếu tố chất lượng nước sông Hương đáng quan tâm:
+ Mật độ vi khuẩn gây bệnh cao trong nước sông.
+ Hàm lượng phốt pho trong nước khá cao có nguy cơ gây phú dưỡng, đặc
biệt trong mùa kiệt.
+ Nhiễm mặn trong mùa cạn: So với tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế (4/92)
thì nước sông Hương từ Giả Viên đến Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản
-52-
sông Hương vào các tháng 7 và 8 (1998) không phù hợp với mục đích cấp
nước sinh hoạt. Đối với đoạn sông từ ngã ba Sình thì ngay tháng 5, 6 chất
lượng nước đã không đủ tiêu chuẩn.
+ Hàm lượng chất hữu cơ cao, thể hiện qua thông số COD, đặc biệt đoạn sông
chảy qua thành phố Huế hàm lượng COD của nước sông từ Tuần đến đập
Thảo Long tăng do tác động của chất thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào
sông từ nhà máy bia HUDA và công ty Xuất nhập khẩu thủy sản sông Hương.
Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Hương:
+ Các nguồn nước ô nhiễm do các khu vực canh tác nông nghiệp, là khá rộng
lớn và khả năng gây ô nhiễm là khó đánh giá một cách chính xác.
+ Các nguồn gây ô nhiễm môi trường do sinh hoạt. Loại này tập trung chủ yếu
ở các khu vực huyện l‰ và thành phố, đặc biệt là khu vực thành phố Huế.
+ Các nguồn ô nhiễm nước và môi trường do công nghiệp, tại Huế hầu như
không có các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm không khí, tuy nhiên vẫn có
một số nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm nước và môi trường do nước thải.
2.2. Tình hình mưa - lũ trên hệ thống sông Hương
2.2.1. Mưa lũ và các hình thế thời tiết gây mưa lũ lớn
1. Mưa lũ
- Lưu vực sông Hương có lượng mưa, cường độ mưa lớn nhất trong toàn quốc:
Vùng đồi núi có X0 = 3.000 4.500 mm/năm với tâm mưa Bạch Mã X0 =
8.000 mm/năm. Vùng đồng bằng X0 = 2.500 3.000 mm/năm. [36]
- Lượng mưa 1 ngày lớn nhất 700 1.500 mm xảy ra rất nhiều nơi:
Kim Long Truồi A Lưới Tà Lương
1.422,0 mm/24 giờ
1.630,0 mm/24 giờ;
1.520 mm/ngày
753,0 mm/ngày 1.138,5 mm/ngày
- Lượng mưa 2 ngày lớn nhất quan trắc được:
Kim Long Phú ốc A Lưới Truồi
1.841,3 mm
(02 03/11/1999)
1.293,6 mm
(02 03/11/1999)
1.120,5 mm
(--- ---)
2.230,0 mm
(01 03/11/1999)
-53-
- Lượng mưa 3 ngày lớn nhất:
Kim Long Truồi
2.113,3 mm (02 04/11/1999) 2.320,0 mm (01 03/11/1999)
2. Nguyên nhân gây ra mưa lũ lớn
Các hình thế thời tiết kết hợp gây mưa lũ lớn:
+ Bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh;
+ Không khí lạnh kết hợp với các hình thế thời tiết khác;
+ Mặc dù 20 năm gần đây (1981 1999) bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Bình
Trị Thiên có ít hơn 30 năm trước đó (1951 1980), song có nhiều cơn bão
lớn như các năm 1983, 1985, 1996, 1997... cấp 11, 12 và trên cấp 12. Đồng
thời các vùng liền kề bão có xu hướng tăng lên mạnh, đặc biệt đoạn Phú
Yên trở vào các thập kỷ trước số cơn bão đổ bộ hầu hết là dưới 5 cơn 1 thập
kỷ, nhưng trong 9 năm gần đây (1991 1999) xuất hiện 20 cơn chiếm 35%
tổng số cơn bão đổ bộ vào nước ta. Chúng có tác động gây mưa lớn cho tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Địa hình: Sự tồn tại dãy Trường Sơn chạy song song với bờ biển Bắc - Nam
và dãy núi Hải Vân đâm ra biển đã tạo điều kiện gây mưa lớn trước núi như tâm
mưa Bạch Mã, A Lưới, Tà Lương...
2.2.2. Tổ hợp mưa lũ trên 3 nhánh sông
Thống kê số liệu mưa 5 ngày lớn nhất của 3 trạm đo mưa Huế (sông
Hương), Nam Đông (Tả Trạch) và A Lưới (đặc trưng cho Hữu Trạch và sông Bồ)
với chuỗi quan trắc từ 1973 1999, cho thấy:
- Mưa lũ tháng 11/1999 xảy ra đồng thời ở cả 3 sông.
- Trong 27 năm có 6 năm mưa lớn xảy ra cùng thứ tự giữa Nam Đông và Huế.
Đặc biệt là năm 1999, 1983, 1975, 1975 (thứ tự 1, 2, 3 và 5).
Trừ trận mưa lũ 1999, 26 năm còn lại không năm nào cả Huế và A Lưới xảy
ra trận mưa cùng cấp.
Các thống kê trên không đảm bảo hoàn toàn các trận mưa lớn xảy ra cùng
thời gian trừ trận mưa lũ 1999 (Bảng 2.2.1) thống kê chênh lệch thời gian xuất
hiện các trận mưa lũ lớn nhất hàng năm của 3 trạm mưa đại biểu trên lưu vực
sông Hương.
-54-
Bảng 2.2.1. Chênh lệch thời gian xuất hiện các trận mưa lũ lớn nhất hàng
năm của 3 trạm mưa đại biểu
Trận mưa lũ Nam Đông Trận mưa lũ A Lưới
Trận mưa
lũ Huế Thời gian
xảy ra
Chênh lệch thời gian
so với Huế (ngày)
Thời gian
xảy ra
Chênh lệch thời gian
so với Huế (ngày)
23/10/1973 05/10/1973 - 18 04/10/1973 - 19
15/10/1974 02/11/1974 + 18 13/11/1974 + 29
16/10/1975 16/10/1975 0 16/10/1975 0
13/11/1976 12/10/1976 - 32 11/10/1976 - 33
08/10/1977 08/11/1977 + 31 02/11/1977 - 25
16/9/1978 12/9/1978 - 4 16/9/1978 0
21/6/1979 14/11/1979 + 5 tháng 15/11/1978 + 5 tháng
25/10/1980 14/11/1980 + 20 13/11/1980 + 19
20/10/1981 26/10/1981 + 6 07/11/1981 + 18
03/11/1982 05/9/1982 - 59 05/9/1982 - 59
28/11/1983 28/10/1983 0 29/10/1983 + 1
30/10/1984 17/10/1984 - 13 31/10/1984 + 1
31/10/1985 29/11/1985 + 29 02/11/1985 + 2
11/10/1986 01/10/1986 - 10 01/10/1986 - 10
14/8/1987 14/8/1987 0 22/11/1987 + 100
08/10/1988 08/10/1988 0 15/10/1988 + 7
24/5/1989 24/5/1989 0 24/5/1989 0
24/10/1990 14/10/1990 - 10 14/10/1990 - 10
19/10/1991 20/10/1991 + 1 20/10/1991 + 1
06/10/1992 06/10/1992 0 24/10/1992 + 18
17/10/1993 20/10/1993 + 3 14/12/1993 + 58
04/11I/1994 17/10/1994 - 48 18/12/1994 + 14
24/10/1995 06/10/1995 - 18 25/10/1995 + 1
11/I10/1996 21/10/1996 + 41 25/10/1996 + 45
27/10/1997 21/9/1997 - 36 21/12/1997 - 36
14/11/1998 19/11/1998 + 5 19/11/1998 + 5
01/11/1999 01/11/1999 0 01/11/1999 0
Từ bảng 2.2.1 và phân tích số liệu mưa ngày của 3 trạm mưa cho thấy:
-55-
- Tất cả các trận mưa lớn tại 3 trạm mưa đều có khả năng xảy ra đồng thời
nhưng về lượng có vị thế khác nhau trong năm. Ví dụ: Tại Huế có trận mưa
23/10/1973 là lớn nhất trong năm thì tại A Lưới cũng có trận mưa đồng thời
nhưng chỉ đứng thứ 2, còn Nam Đông thì bé hơn nhiều so với trận mưa
05/10/1973 và 11/11/1973.
- Nếu coi những trận mưa giữa 2 trạm xuất hiện trước hay sau từ 0 3 ngày là
xuất hiện đồng thời thì trạm Nam Đông và Huế có 9 năm trong đó có 3 trận
lũ lớn 1975, 1983 và 1999; trạm A Lưới và Huế cũng có 9 năm và có 4 trận
lũ lớn là 1975, 1983, 1999 và 1995. Như vậy có 6 năm xuất hiện lũ lớn nhất
trên sông Hương (từ 1973 1999) cho Hmax 4,50 m tại Kim Long thì tổ
hợp mưa lũ lớn nhất trong năm xảy ra đồng thời giữa 3 trạm chiếm 50%
trong đó có 2 trận lũ lớn nhất là 1999 và 1983.
2.2.3. Đặc điểm dòng chảy lũ
1. Nguyên nhân gây ra lũ lớn
Ngoài nguyên nhân chính là do mưa lớn cả lượng lẫn cường độ lũ lớn trên
sông Hương còn có những nguyên nhân sau: [21, 38]
- Địa hình: Do đặc điểm địa hình mà các sông thường ngắn, dốc, mật độ sông
suối cao. Vào mùa lũ, do thượng nguồn dốc, độ dài tập trung nước ngắn nên
lũ tập trung nhanh, tốc độ truyền lũ lớn, mực nước trên các sông chịu tác
động của lũ là chính, ảnh hưởng của thủy triều bị mờ yếu (nhất là vào tháng
10, tháng 11). Khi lũ lớn về mực nước trên các triền sông dâng cao, dọc 2
bờ của các sông vùng hạ du không có đê nên nước lũ chảy tràn bờ vào vùng
đồng bằng làm cho vùng này bị ngập lũ.
- Sông suối chảy qua 80 90% đồi núi nơi có mưa rất lớn, lại bị che chắn bởi
dải cát ven biển, dòng chảy lũ tràn ra cánh đồng hẹp kết hợp với đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai tạo ra một “hồ chậm lũ” lớn.
- Sông nhiều mà cửa biển ít. Có 6 sông chính và có 2 cửa thông ra biển Thuận
An và Tư Hiền. Nước từ “hồ chậm lũ” điều tiết qua 2 cửa biển quá nhỏ làm
cho độ ngập đồng bằng và thành phố Huế càng lớn. Mặt khác, Bàu, Trằm,
Phá, Đầm xưa là những hồ điều tiết tốt ngày nay đã bị lấp, bị cạn, sức chứa
của “hồ” cũng giảm đáng kể. Cửa sông lại di động, đóng mở không ổn định.
Mùa cạn bồi lấp - cửa đóng, mùa lũ nước không tiêu thoát được gây úng
ngập trầm trọng, nước tích lại dâng cao dễ gây ra hiện tượng lũ quét.
-56-
- Độ lớn và mức độ trùng hợp của lũ từ thượng nguồn tại các nhánh sông Tả
Trạch, Hữu Trạch, sông Bồ.
- Cường độ tập trung và lượng mưa tại bản thân vùng đồng bằng.
- Chế độ thủy triều của biển Đông trong thời gian có mưa lũ lớn.
2. Hướng chảy của dòng chảy lũ trong thời kỳ chính vụ
Tất cả các công trình bên dòng chính sông Hương, sông Bồ nhiệm vụ chống
lũ tiểu mãn, lũ sớm và cấp nước phục vụ sản xuất cho vụ h’ thu là vụ trồng cấy
chính của vùng hạ lưu lưu vực sông Hương. Trong thời gian xảy ra lũ tiểu mãn, lũ
sớm, các cống được đóng hoàn toàn, các đập ngăn đều có cao trình vượt quá cao
trình lũ bình thường nên hầu như không có hiện tượng phân lũ từ dòng chính sông
Hương vào vùng đồng bằng. Do lũ chính vụ quá lớn chưa có biện pháp nào để
chống được nên trong vùng hạ lưu các lưu vực được áp dụng một cơ cấu cây trồng
và thời vụ hợp lý để tránh thời gian xảy ra lũ chính vụ. Nhân dân địa phương hiện
đang lợi dụng lũ chính vụ để lấy phù sa cải tạo đồng ruộng, tăng độ phì của đất
đồng thời góp phần cải tạo môi trường (nhờ lũ để diệt chuột, sâu bọ, làm sạch rác
rưởi cho đồng ruộng), nhưng không muốn lũ quá lớn làm ngập lụt đường giao
thông, phá hủy cơ sở hạ tầng, ngập khu dân cư gây xáo động đến đời sống sinh
hoạt của con người. Vì vậy vào mùa lũ chính vụ tất cả các cống bên dòng chính
được mở, mực nước lũ cao hơn đỉnh đập được tràn. Như vậy, khi lũ chính vụ lớn,
nước lũ sông Hương sẽ được phân vào đồng bằng Tả sông Hương, Hữu sông Bồ
qua cửa Nham Biều sau đó trở lại sông Hương qua sông Bạch Mã và đoạn dưới
An Hòa, một phần đi ra sông Bồ qua 2 cửa của kênh 7 xã và kênh 5 xã. Bên bờ
Hữu sông Hương, lũ tràn vào đồng bằng Nam sông Hương thông qua cống Phú
Cam, Đập Đá, La ỷ và khi nước lớn thì tràn qua đường phố suốt dọc bờ hữu từ
dưới Bao Vinh đến tận cửa sông. Nước lũ tràn vào đồng bằng Nam sông Hương
sẽ được thoát ra đầm phá ven biển bằng các cống Phú Thượng, Cầu Long, Cống
Quan và chủ yếu là tràn qua tuyến đê ven đầm phá.
Trong khu vực thành phố Huế (đoạn từ Phú Cam đến Bao Vinh) với cao
trình bờ tả (đường Trần Hưng Đạo) từ + 2,7 đến + 2,9 m, mực nước ở sông Hương
lên trên cao trình này sẽ tràn vào thành phố bên bờ tả, vào khu vực thành nội và
theo các kênh, sông trong nội thành (sông Ngự Hà, hệ thống kênh tiêu...) rồi lại
trở về sông Hương theo sông Đông Ba, sông Bạch Yến. Dòng chảy tràn này không
đáng kể, vì trong khu vực thành phố, nhà cửa nhiều, bốn mặt là sông nằm trong
hệ thống sông Hương nên chỉ bị nước dềnh và có tính chất trữ khi mực nước sông
lên cao. Bờ hữu sông Hương có đường Lê Lợi nằm sát và chạy song song với sông
-57-
Hương có cao trình từ + 3,2 đến + 3,0 m. Khi nước lũ trên sông Hương lên cao tràn
qua đường Lê Lợi vào đồng bằng Nam sông Hương và thoát ra ngoài đầm phá chứ
không trở lại sông Hương. Tuy nhiên, cũng do khu vực bờ Hữu sông Hương đã
phát triển thành khu dân cư khu phố mới của thành phố Huế, nhà cửa dày đặc nhiều
đường ngang, ngõ tắt, tường bao nên lượng lũ thoát qua đây cũng không lớn.
Năm nào thành phố Huế cũng bị ngập lụt do mưa lớn và lũ sông Hương tràn
vào. Trong 25 năm trở lại đây, có 13 năm tại Kim Long có Hmax ỵ 3,5 m (trung
bình 2 năm l lần) lũ tràn qua đường Trần Hưng Đạo và Lê Lợi. Những năm Hmax
è 3,5 m lũ xâm nhập nội thị bằng các sông kênh. Đặc biệt thành nội hàng năm bị
ngập úng nghiêm trọng. Hệ thống điều tiết và tiêu thoát nước sông Ngự Hà và
hơn 50 hồ ao lớn nhỏ được nối thông với nhau bằng hệ thống cống rãnh gạch đá
kiên cố. Sông Ngự Hà bị bồi lấp và lấn chiếm đã được nạo vét. Hồ ao bị san lấp,
số còn lại bị cạn, cống rãnh bị cạn. Mùa mưa khách tham quan phải lội nước. [15]
3. Lũ lụt sông Hương
- Trong 50 năm gần đây, trên sông Hương đã xuất hiện những trận lũ lớn. Tại
Kim Long, mực nước cao nhất vượt quá + 4,50 m với tần suất ngày càng
tăng (Bảng 2.2.2).
Bảng 2.2.2. Thống kê mực nước lũ các năm tại Thừa Thiên Huế
Năm 1953 1975 1988 1990 1995 1996 1999
Zmax (m) 5,48 4,53 4,88 4,56 4,65 4,55 5,80
(Trận lũ lớn năm 1969 không có số liệu)
- Lưu lượng nước lớn nhất mùa lũ chính vụ tại một số vị trí trên hệ thống sông
Hương (Bảng 2.2.3).
Bảng 2.2.3. Lưu lượng lũ lớn nhất chính vụ trên sông Hương
Trạm
Năm
Thượng Nhật
(m3/s)
Tuần (m3/s)
(nhánh Tả Trạch)
Bình Điền
(m3/s)
Cổ Bi
(m3/s)
Kim Long
(m3/s)
1953 8.000 4.000 4.000 12.500
1983 1.470 4.020 2.850
1984 1.330 2.400 2.510
1985 892 1.655 2.120
1999 771 7.370 5.320 3.420 14.000
-58-
- Lũ tiểu mãn trên sông Hương rất lớn, có năm là lũ lớn nhất trong năm (Bảng
2.2.4).
Bảng 2.2.4. Lũ tiểu mãn thực đo trên sông Hương
Trạm
Năm
Cổ Bi
(m3/s)
Bình Điền
(m3/s)
Thượng Nhật
(m3/s)
1979 399 (22/6) 324 (22/6)
1983 468 (26/6) 1.263 (25/6) 592 (25/6)
1984 815 (01/8) 280 (17/5) 253 (12/6)
1985 1.060 (19/6) 2.030 (18/6) 404 (18/6)
- Độ dốc mặt nước giữa Tuần và Kim Long tăng dần theo độ lớn của lũ (Bảng
2.2.5).
Bảng 2.2.5. Mực nước lớn nhất trên sông Hương qua các trận lũ lớn
Năm Hmax (m) tại Tuần Hmax (m) tại Kim Long Hmax (m)
1953 9,38 5,48 3,90
1983 8,47 4,88 3,60
1975 7,80 4,30 3,50
1999 12,59 5,81 6,78
- Mực nước lũ lớn nhất dọc sông Hương trận lũ 11/1999 (theo điều tra vết lũ
[38]) (Bảng 2.2.6).
Bảng 2.2.6. Mực nước lũ lớn nhất dọc sông Hương
Vị trí Hmax (m) Vị trí Hmax (m)
Lương Miêu 3 19,33 Vĩ Dạ 4,51
Lương Miêu 4 17,81 La ỷ 4,24
Tuần 12,59 Sình 4,25
Hương Hồ 6,96 Đập Thảo Long 3,90
Kim Long 5,81 Cầu Thuận An 3,10
Cầu Bạch Hổ 5,54 Cầu Phú Bài 3,42
Cầu Phú Xuân 4,91 Cầu Long 3,35
Cầu Gia Hội 4,72 Phú ốc 5,18
-59-
- Theo ước tính lũ lớn nhất khả năng (PMF) tại tuyến công trình Tả Trạch của
trường Đại học Thủy lợi QPMF = 19.300 m
3/s và của Công ty tư vấn xây dựng
Thủy lợi I QPMF = 21.100 m
3/s.
4. Tổ hợp lũ sông Hương
- Lũ trên sông Hương rất lớn cả chính vụ lẫn tiểu m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVThS - Hoang Nam Binh.pdf