Luận văn Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nhật Linh

Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt 4

Danh mục các bảng 5

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ 6

Lời cam đoan 7

Lời cảm ơn 8

LỜI MỞ ĐẦU 9

1. Lý do lựa chọn đề tài 9

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 10

3. Phương pháp nghiên cứu 10

4. Kết cấu của luận văn 10

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ

NĂNG LỰC CẠNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 11

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP 11

1.1.1. Quan niệm cạnh tranh và Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh

tế thị trường 11

1.1.2. Phân loại cạnh tranh 13

1.1.3. Các công cụ sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp 15

1.1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sự cần thiết nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 22

1.1.6. Tiêu thức đo lường năng lực canh của doanh nghiệp 23

1.2. CÁC NỘI DUNG THEO PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH 25

1.2.1. Mô hình PEST 25

1.2.2. Phân tích môi trường ngành với mô hình 5 tác lực cạnh tranh 27

1.2.3. Mô hình chuỗi giá trị 30

1.2.4. Mô hình SWOT trong việc định hướng chiến lược cạnh tranh 32

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP 35

1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG I 40

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY TNHH NHẬT LINH 41

2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH NHẬT LINH 41

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhật Linh 41

pdf112 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nhật Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.664.590.190 16,42 Xuất khẩu 31.575.687.460 7,60 35.622.922.30 8,10 37.818.787.550 8,26 Tổng 415.469.571.90 100 439.789.164.24 100 457.854.570.79 100 Nguồn: Báo cáo Doanh thu của Công ty các năm 2009, 2010, 2011 Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 55 Theo bảng 2.2 ta thấy cơ cấu doanh số phân theo nhóm sản phẩm của Công ty qua ba năm không có sự thay đổi nhiều. Doanh thu mặt hàng ổn áp (mặt hàng chủ lực của Công ty và cũng chính là mặt hàng làm nên thương hiệu của Công ty) chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm xấp xỉ 40% trong tổng doanh thu, tiếp đến là doanh thu mặt hàng ổ cắm kéo dài chiếm trên 26%, doanh thu mặt hàng biến áp chiếm trên 15%, mặt hàng thiết bị điện xây dựng chiếm trên 12% và sản phẩm khác chiếm dưới 6%. Doanh thu các nhóm sản phẩm qua các năm đều tăng lên, tuy nhiên riêng mặt hàng thiết bị điện năm 2011 do sự đóng băng của thị trường bất động sản, hoạt động xây dựng sụt giảm, và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phân khúc thị trường này để giành giật khách hàng nên việc kinh doanh đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo bảng 2.3 ta thấy doanh thu bán hàng qua ba năm tại ba miền tăng đều qua các năm, doanh thu tại Bắc là chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 40% và cơ cấu này có xu hướng giảm dần trong khi cơ cấu doanh thu tại miền Trung hướng lại có xu hướng tăng lên. Trong các năm tới Công ty đang đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường tiềm năng này khi mà việc bán hàng tại miền Bắc đang có xu hướng bão hòa với mặt hàng ổn áp, mặt hàng chủ lực của Công ty. Việc xúc tiến bán hàng tại miền Nam là do chi nhánh của Công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đảm nhận, đây là một thị trường rất có tiềm năng trong tương lai. Doanh thu hàng xuất khẩu của Công ty tăng đều qua các năm, và chiếm một tỷ lệ cũng khá trong cơ cấu doanh thu của Công ty. Thời điểm cuối năm trong khi các mặt hàng trong nước bán chững lại thì các mặt hàng xuẩt khẩu lại có xu hướng tăng lên, góp phần ổn định tình hình tài chính cho Công ty. LiOA còn đang tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại thị trường quốc tế. Sản phẩm của Công ty đã được xuất sang nhiều nước như: Mianma, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Malaixia, Đức, Đan Mạch, Angola và Nam Phi... Trong những năm tới, Công ty sẽ tập trung phát triển hoạt động xuất khẩu, đưa sản phẩm LiOA tới người tiêu dùng trên toàn thế giới. Như vậy, mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới và trong nước hết sức khó khăn, tuy nhiên với chỗ đứng và uy tín của mình trên thị trường, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn từng bước phát triển và mang lại lợi nhuận Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 56 cho Công ty giúp Công ty trang trải mọi chi phí mở rộng quy mô kinh doanh cả chiều sâu và chiều rộng đảm bảo cho đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin cho họ gắn bó và cống hiến với Công ty lâu dài. 2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT LINH 2.2.1. Vận dụng mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô Phân tích các yếu tố khách quan của môi trường bên ngoài như công nghệ, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường sống ... ảnh hưởng tác động đến cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể như sau: 2.2.1.1. Văn hóa, xã hội Về nhân khẩu học * Quy mô và tốc độ tăng dân số - Dân số trung bình của nước ta vào năm 2011 là 87.840 ngàn người tăng 9,155 triệu người so với năm 2001. - Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 2001-2011 xấp xỉ 1,2%/năm Æ Như vậy nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực (265 người/km2), sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động. Tuy nhiên tăng dân số cũng tạo sức ép rất lớn đến những vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Cơ cấu dân số: Theo thống kê năm 2011, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam là: - 0-14 tuổi: 29,4% - 15-64 tuổi: 65% - Trên 65 tuổi: 5,6% Æ Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 57 Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số lao động được đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải. * Sự thay đổi quy mô hộ gia đình Xu hướng: các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng sống tự lập, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu của nhiều loại hàng hóa, qua đó ảnh hưởng đến quy mô thị trường của doanh nghiệp. * Phân bố dân cư - Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) số dân của cả nước. Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng, vùng có mật độ đông dân nhất gấp mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất. - Dân cư có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành phố, tới các khu công nghiệp hóa, các khu đô thị mới. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các đôthị ngày càng mở rộng và đông đúc, hấp dẫn những người từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm. Æ Công ty cần có chiến lược tập trung vào những vùng thị trường ở thành phố đồng thời mở rộng chi nhánh ra các vùng trung du, miền núi, vùng sâu vùng xa Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi cho Công ty trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám sát các giao dịch để tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái hay gian lận khi hàng chuyển qua các đại lý trung gian. Tuy nhiên việc tập trung này cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi Công ty phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 58 Phân bổ dân cư không đồng đều, đông đúc ở thành thị,vùng đồng bằng, thưa thớt ở nông thôn, vùng đồi núi gây những khó khăn trong việc phân bổ sản phẩm, chi phí vận chuyển cao. * Chính sách dân số - Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Có hình thức xử lý nghiêm với những cán bộ, đảng viên, công chức sinh con thứ ba trở lên. - Tăng cường đưa những kiến thức về dân số, về công tác kế hoạch hóa đến nhân dân Æ Đây là chính sách phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đất nước còn đang trong giai đoạn phát triển, còn nhiều khó khăn, trong khi đó quy mô dân số không ngừng tăng sẽ dẫn đến không đảm bảo được chất lượng cuộc sống và các vấn đề về môi trường, về xã hội. Điều này có thể làm giảm quy mô dân số trong tương lai. Do đó Công ty phải có những chiến lược cụ thể để tránh bị thu hẹp quy mô thị trường. Về văn hóa Văn hóa của Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông. Ví dụ: người Việt có thói quen thờ cúng tổ tiên và ăn Tết cổ truyền; nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiện để ăn như bát đũa còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa, thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v... Sự hiểu biết tường tận về văn hoá Việt là "vũ khí" của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi chúng ta không thể dựng hàng rào với tất cả các doanh nghiệp nước ngoài mà không có hàng rào quanh ta, chúng ta không thể cạnh tranh với người nước ngoài bằng vốn liếng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...nhưng chúng ta có thể cạnh tranh bằng Văn hoá . Văn hoá là một thứ không dễ học, là rào cản rất lớn với bất cứ với người nước ngoài, kể cả người nước ngoài sống nhiều năm ở một nước. Tựu chung lại, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nhưng doanh nghiệp nước ngoài không làm được là hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đó, văn hoá đó thì chúng ta sẽ thắng trên sân nhà. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 59 Một số bộ phận người dân Việt Nam có xu hướng thích dung hàng ngoại dẫn tới một thực tế là sẽ mất đi một lượng khách hàng đáng kể. 2.2.1.2. Kinh tế * Bối cảnh thế giới: Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. * Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong những năn qua: Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000-2011 Gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2010 là 7,56%/ năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì đến năm 2010, GDP/người đã đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 đạt 5,89 % Æ Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đây là tốc độ tăng trưởng đáng tự hào của Việt Nam. Nền kinh tế liên tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh thủ cơ hội vươn ra thị trường thế giới. Thu nhập bình quân của dân chúng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt, đạt kết quả cao, tiện dụng, mẫu mã đẹp, Công ty cần nắm bắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 60 được xu hướng thay đổi này nhằm cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tỉ lệ lạm phát năm 2011 rất cao: 18,13% Æ Trong vòng ba năm từ 2009 - 2011, có tới hai năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2010 là 11,75%) đây là bài toán lớn với kinh tế Việt Nam. Tình trạng lạm phát quá nóng, đặc biệt tại các thành phố lớn khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Tỉ lệ thất nghiệp năm 2011: 2,27% Æ Tuy tỉ lệ thất nghiệp đã giảm so với năm 2010 (2,88%) nhưng vẫn ở mức cao, phản ánh một nghịch lý, doanh nghiệp vẫn rất thiếu nguồn lao động nhưng số người thất nghiệp lại không ngừng tăng lên. Điều này là do công tác đào tạo lao động chưa tốt, chưa có chất lượng cao. Công ty phải có biện pháp nâng cao đội ngũ lao động của mình đồng thời tuyển thêm những nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc - Xu hướng tiêu dùng của dân cư + Chuyển sang các hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm + Chuyển từ hàng ngoại sang hàng nội Æ Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân đang là cơ hội vô cùng thuận lợi cho Công ty mở rộng thị phần và khẳng dịnh thương hiệu. 2.2.1.3. Chính trị - Pháp luật Môi trường chính trị – pháp luật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật có thể tác động tới hoạt động kinh doanh theo 2 hướng: khuyến khích hoặc kìm hãm. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm: * Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ Đây được xem là 1 điểm mạnh của môi trường kinh doanh VN. Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn đinh do ở Việt Nam chỉ tồn tại 1 Đảng lãnh đạo, không có tình trạng đa Đảng như các nước khác. Các cơ chế điều hành của chính phủ cũng tương đối rõ ràng và ổn đinh. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 61 * Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại Trong báo cáo Doing Business 2011 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì Việt Nam xếp thứ 98 trong tổng số 183 quốc gia kgảo sát, tụt 5 bậc so với năm trước. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch. - Về các thủ tục hành chính ở Việt Nam: còn quá rườm rà, gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh của Công ty. - Về việc đóng thuế Theo các báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc, hơn nữa luật thuế còn chưa ổn định, thuế quan cao làm cho giá cả tăng lên, khách hàng có nhiều cân nhắc khi mua sản phẩm. - Đặc biệt, đến nay Nhà nước vẫn chưa có quy hoạch phát triển ngành thiết bị điện quốc gia, chưa có hành lang pháp lý cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Những quy định về năng lực đầu tư, thời gian kinh nghiệm, vốn đầu tư trong Luật Đấu thầu của Việt Nam cũng gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp. Thời gian kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm thường bị kéo dài khiến doanh nghiệp rất khó chủ động cho kế hoạch đấu thầu. - Việt Nam chưa có cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng: Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. - Về việc đăng ký tài sản Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 62 Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn đến những vụ kiện về mặt này. *Các chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã và đang không ngừng đưa ra các đường lối chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. * Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế - Tham gia các khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc và các khu vực mậu dịch tự do khác (ASEAN - Nhật Bản, ASEAN -Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc) - Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - ÂU (ASEM) - Tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) => Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại 1 số khó khăn: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD. Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường (hội nhập WTO) mở ra thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. * Chính sách của nhà nước với ngành thiết bị điện trong nước - Với thị trường trong nước, theo quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2011-2015 ngành này sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 18%/năm; giai đoạn 2016-2025 đạt 15%/năm. Giai đoạn 2015-2025 Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 63 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50-60% nhu cầu máy biến thế 110-220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30-35% giá trị sản xuất; đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ thống ghi đếm - giám sát an toàn lưới điện, trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19-20% giá trị sản xuất; tập trung sản xuất các loại dây - cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5%/năm như vậy ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước. Hiện Nhà nước đang có nhiều ưu đãi đối với sản xuất các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị khai thác năng lượng tái tạo, phát triển KH-CN sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả qua việc sẽ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển KH-CN, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Đây chính là cơ hội và cũng là phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty. 2.2.1.4. Khoa học – Công nghệ Khoa học công nghệ đã tạo ra những điều kì diệu cho cuộc sống của con người. Công cuộc cạnh tranh về công nghệ mới không những đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Thế kỉ XXI là thế kỷ của sự phát triển khoa học- công nghệ với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Đây là thành tựu lớn nhất của nhân loại, nhờ đó loài người có thể tiếp cận với thông tin trên thế giới mọi lúc mọi nơi. Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi. Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành điện, điện tử tập trung vào quy trình sản xuất và cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát triển công nghệ với các sản phẩm tiết kiệm điện năng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 64 Bên cạnh đó khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần được bảo đảm an toàn chắc chắn, các cơ quan nhà nước đã tăng cường quyền lực của mình đối với việc kiểm tra và nghiêm cấm những sản phẩm có khả năng không an toàn. Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội để học hỏi, tiếp cận khoa học công nghệ của các nước bạn, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. 2.2.1.5. Môi trường tự nhiên Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận : - Đất liền: 330991 km2, hình chữ S. - Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển. - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nên các sản phẩm cần phải đa dạng theo mùa luôn cải tiến đổi mới. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng cho các doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu và giao thương sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những khó khăn đi kèm: - Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. - Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế XH. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 65 - Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước (đây là điểm khó khăn và cũng là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam). Vấn đề không mới hiện nay là môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những mối lo sau: - Thiếu hụt nguyên liệu - Chi phí năng lượng tăng - Mức độ ô nhiễm tăng Thực tiễn này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng chung của thế giới: như là áp dụng các chính sách tiết kiệm nguyên, nhiên liệu: thu hồi nước đã qua sử dụng, lắp đặt bộ tiết kiệm điện Ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như: tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải, sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường. Những Công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới. 2.2.2. Vận dụng mô hình năm tác lực cạnh tranh vào phân tích môi trường ngành 2.2.2.1. Sức ép từ phía khách hàng đối với Công ty Thị trường người tiêu dùng gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân. Các đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam là: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, người tiêu dùng quan tâm hơn tới thương hiệu và hành vi xã hội của các doanh nghiệp, coi trọng yếu tố tiêu dùng an toàn, “Thu nhập tăng - chi tiêu Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 66 nhiều - am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mức sống của mình” là ba yếu tố định hình nên một thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam. Với sự bùng nổ của công nghệ - thông tin, khách hàng có thể hiểu rõ về các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mà họ cần, họ cũng biết được mình muốn gì, có thể được đáp ứng những gì, biết được họ chính là người quan trọng nhất trong thị trường; hiểu rõ quyền lực của mình, khách hàng của Công ty luôn đòi hỏi chất lượng của sản phẩm dịch vụ tăng lên trong khi lại yêu cầu giảm giá. Sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng buộc Công ty phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua việc đổi mới cải tiến các thiết bị sản xuất; tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn tốt; tiến hành cải tiến sản phẩm, đảm bảo an toàn, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm... Ngoài ra, để phục vụ được nhu cầu đa dạng của khách hàng Công ty đã đầu tư vào một loạt các dịch vụ bổ sung như: chế độ bảo hành, đổi mới sản phẩm, phòng thông tin giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, giá cả Luôn có chính sách ưu đãi về giá cả với các khách hàng thân thiết là các trung tâm phân phối, các đại lý, các khách hàng mua với số lượng lớn, Nói chung, sức ép từ phía khách hàng đối với Công ty không hiện rõ để Công ty có thể thấy được ngay mà đòi hỏi các nhà quản trị cần phải có sự nhạy bén trong kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, có như thế, mới có thể có những điều chỉnh kịp thời và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. 2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp đối với Công ty Vì sản phẩm của Công ty là các sản phẩm điện, điện tử cho nên các nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất đều đặc thù. Hiện nay, với các nguyên vật liệu cơ bản thì rất sẵn có trên thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đó. Cho nên nhiều khi doanh nghiệp lại chính là người gây sức ép cho họ. Hiện nay doanh nghiệp xây dựng được một mạng lưới các nhà cung cấp trong nước gắn bó lâu dài với doanh nghiệp không chỉ vì lợi nhuận mà còn bởi sự uy tín, sòng phẳng của doanh nghiệp cho nên nguồn hàng cung cấp cho doanh nghiệp luôn đầy đủ và kịp thời đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn. Tuy nhiên bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần những linh kiện, nguyên vật Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Trường ĐHBK Hà Nội-Khóa 2011A Vương Thị Thanh Huyền MSHV: CA110559 67 liệu đặc thù mà trong nước không thể cung cấp mà phải nhập khẩu từ các nước khác. Theo các nhân viên thiết kế sản phẩm ở Công ty, khó khăn nhất của Công ty trong việc giải quyết đầu vào cho sản xuất là có tới 60-80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như đồng, nhôm, kẽm, thép kỹ thuật, dầu cách điện... đều phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được. Nhiều linh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272067_6061_1951940.pdf
Tài liệu liên quan