MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP. 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2
1.1. Giới thiệu công ty 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển: 2
1.3. Đặc thù hoạt động của Viện máy và dụng cụ Công nghiệp 4
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP. 7
2.1. Sản phẩm chủ yếu của Viện IMI 7
2.1.1. Sản phẩm 7
2.1.2. Khách hàng chính của Viện IMI 11
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh 11
2.2. Đặc điểm máy móc công nghệ 12
2.3. Lao động 13
2.4. Cơ cấu quản lí, cơ cấu sản xuất 14
2.4.1. Cơ cấu quản lí 14
2.4.2. Cơ cấu sản xuất 17
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIỆN IMI 17
3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học 17
3.2. Các kết quả kinh doanh chủ yếu: 19
3.2.1. Tài sản nguồn vốn : 19
3.2.2. Doanh thu trong 3 năm trở lại đây 20
IV. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 22
4.1. Khái niệm sản phẩm mới : 22
4.2. Sự cần thiết nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 22
4.3. Sự cần thiết nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Viện máy và Dụng cụ công nghiệp ( Viện IMI). 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI. 25
I. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 25
1.1. Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trên thế giới 25
1.2. Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại thị trường trong nước 27
1.3. Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp. 28
II. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 30
2.1. Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu thị trường 30
2.1.1. Tình hình thị trường qua những năm đổi mới : 30
2.1.2. Tiềm năng thị trường cho các nhóm sản phẩm của Viện IMI 32
2.1.3. Tình hình tìm hiểu, nghiên cứu thị trường 33
2.2. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo sản phẩm mới. 34
2.3.Thử nghiệm 39
2.4. Tìm hiểu phản ứng của thị trường 40
2.5. Thương mại hóa sản phẩm. 42
III.VÍ DỤ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRẠM TRỘN BÊ – TÔNG TỰ ĐỘNG 45
3.1. Tình hình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường: 45
3.2. Nghiên cứu và thiết kế chế tạo sản phẩm 47
3.3. Thử nghiệm: 51
3.4. Tìm hiểu phản ứng của thị trường 51
3.5. Thương mại hóa sản phẩm. 52
IV.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 53
4.1. Thuận lợi: 53
4.2. Khó khăn: 55
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA VIỆN 58
I. CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 58
1.1. Hoạt động thiết kế, chế thử sản phẩm mới 58
1.2. Hoạt động thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường 60
1.3. Hoạt động sản xuất sản phẩm mới 61
1.4. Thương mại hóa sản phẩm mới 62
1.5. Một số chiến lược liên quan đến hoạt động phát triển sản phẩm mới 63
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 66
2.1. Giải pháp 66
2.1.1. Tăng cường nghiên cứu và dự báo thị trường. 66
2.1.2. Giải pháp về vốn 67
2.1.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. 70
2.1.4. Giải pháp về tổ chức. 73
2.1.5. Vấn đề hợp tác, liên kết giữa khoa học, đào tạo và sản xuất. 74
2.2. Một số kiến nghị với Viện máy và Dụng cụ công nghiệp và Nhà nước 77
2.2.1. Một số kiến nghị với viện máy và dụng cụ công nghiệp 77
2.2.2. Một số kiến nghị với nhà nước: 78
KẾT LUẬN 79
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4015 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường như nghiên cứu tổng cung, tổng cầu chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết thị trường. Điều này thể hiện được ở việc chưa xác định tỷ trọng thị trường mà mình đạt được, không có các thông tin chi tiết về đối thủ cạnh tranh… Nguyên nhân là do: Về chủng loại sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng do đó sẽ rất tốn kém và khó khăn để có thể tiến hành nghiên cứu chi tiết cho từng mặt hàng. Bên cạnh đó viện lại bao gồm rất nhiều đơn vị trực thuộc mà mỗi đơn vị này lại hoạt động gần như độc lập và cùng kinh doanh nhiều mặt hàng do đo nếu tiến hành nghiên cứu thị trường thì chỉ có thể nghiên cứu một cách khái quát nhằm đi đến các quyết định mang tính chỉ đạo chung.
. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo sản phẩm mới.
Từ tìm hiểu nghiên cứu thị trường, Viện xác định được nhu cầu của thị trường cần loại sản phẩm gì, sản phẩm đó như thế nào… Tiếp theo là hoạt động nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm cũ phù hợp với yêu cầu mới của thị trường. Do yêu cầu của thực tiễn nên kể từ khi thành lập vào năm 1973 đến nay Viện đã không ngừng đưa ra các sản phẩm mới mà chủ yếu là các sản phẩm cơ điện tử, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và dự án. Từ khi thành lập đến năm 1989 Viện vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa hoạt động theo các chương trình khoa học công nghệ do Nhà nước giao. Nhưng từ sau năm 1990, Viện hoạt động độc lập, lấy thu bù chi do không được cấp kinh phí từ nhà nước, Viện đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công một số sản phẩm hiện đại tương đương với sản phẩm nước ngoài và bước đầu tiếp cận công nghệ cao theo định hướng Cơ điện tử. Đặc biệt là sau khi chuyển đổi thành Doanh nghiệp khoa học công nghiệp, thí điểm hoạt động mô hình công ty mẹ- công ty con theo Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 08/02/2002, Quyết định số 14/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 56/2002/QĐ-BCN ngày 18/12/2002 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Viện đã chú trọng tới việc đầu tư chuyển giao các sản phẩm này vào sản xuất công nghiệp để hình thành các công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trực thuộc ( công ty con).
Tạo ra sản phẩm mới là hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm có tích lũy lâu dài, có tính hệ thống, có tổ chức, mặc dù xuất phát điểm của nó có thể là ngẫu nhiên bột phát, nhưng cũng có thể là do nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới có thể xuất phát từ mong muốn có một công nghệ tiến bộ hơn, có hiệu quả hơn hoặc xuất phát việc thỏa mãn một nhu cầu đặc biệt nào đó của thị trường. Bất kể thay đổi nào trong sản phẩm hay cho ra một sản phẩm hoàn toàn mới là do “sức đẩy của công nghệ” hay “sức kéo của thị trường” tạo ra, muốn thành công về mặt thương mại thì đều phải đáp ứng tiêu chuẩn: Đảm bảo giá cả mang tính chất cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm.
Ngay từ đầu thập kỷ 90, tính về giá trị cho quá trình nghiên cứu chiếm 5-15% tổng chi phí để đưa sản phẩm mới ra thị trường. Tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên khi cuộc cách mạng khoa học- công nghệ càng được đẩy mạnh và kinh tế tri thức đang phát huy mạnh mẽ tác dụng của nó. Hiện nay, chi phí về thời gian và tiền của lớn nhất để đưa một sản phẩm mới vào thị trường là chi phí cho giai đoạn đổi mới. Thành phần chi phí để đưa sản phẩm mới vào thực tiễn trong những năm vừa qua thường có cấu trúc như sau.
5 – 15% cho quá trình nghiên cứu
10 - 20% cho thiết kế
40 - 60% cho lắp đặt chế tạo
5 – 15 % sản xuất thử
10 – 20% chi phí quảng cáo ban đầu
Đổi mới công nghệ và sản phẩm là ứng dụng thương mại đầu tiên của quá trình thử nghiệm lâu dài. Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học đã được biết đến để chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển sản xuất thử và thử nghiệm. Hiện nay việc này thường đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thị trường khá sớm cho các sản phẩm mới. Do đó, yêu cầu nghiên cứu và dự báo thị trường là vô cùng cần thiết.
Tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp, khi đưa ra các đề tài nghiên cứu bao giờ cũng phải đưa ra các phương pháp nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới cũng như các công nghệ mới tại Viện IMI là giai đoạn tất yếu và cần thiết quyết định tới quá trình hoạt động sản xuất của Viện. Về phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp chặt chẽ giữa tính toán lý thuyết và thực nghiệm. Tùy thuộc vào từng công nghệ hoặc sản phẩm nghiên cứu mà phương pháp nghiên cứu có sự thay đổi linh động. Công nghệ có thể là nghiên cứu mới hoặc cũng có thể là được nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài mà chủ yếu là của Công hòa liên bang Đức. Đối với những công nghệ được chuyển giao thì Viện sẽ cử cán bộ sang Đức để được đào tạo huấn luyện nắm và sử dụng thành thạo công nghệ nhập và làm thích nghi, cải tiến công nghệ nhập. Ngoài ra thì công nghệ chuyển giao cũng bao gồm hoạt động chuyển nhượng phương tiện vật chất, kỹ thuật hữu hình. Còn đối với sản phẩm mới cũng có thể là mua bản quyền thiết kế sản phẩm hoặc nghiên cứu, cải tiến chế tạo để cho ra một sản phẩm hoàn thiện.
Viện máy và Dụng cụ công nghiệp có 5 loại sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành đo lường công nghiệp, Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy công cụ CNC, Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành chế biến nông sản, Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành xử lý và bảo vệ môi trường.Tùy thuộc vào mỗi sản phẩm, nhóm sản phẩm mà có quy trình nghiên cứu và thử nghiệm khác nhau.
Bảng 7: Tỷ lệ dành cho nghiên cứu chế tạo các sản phẩm tại Viện IMI
Nhóm sản phẩm
Tỷ lệ
1.nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ
16.18%
2.nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ cho ngành Xây dựng, thủy lợi, thủy điện và giao thông vận tải
29.41%
3.Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp
29.41%
4.Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phụ vụ ngành xử lý và bảo vệ môi trường
7%
5.Nhóm sản phẩm cơ điện tử phục vụ chế biến nông sản
6%
6.Các sản phẩm trong lĩnh vực khác
12%
Hình 2: Biểu đồ lệ dành cho nghiên cứu chế tạo các sản phẩm tại Viện IMI
Từ biểu đồ trên ta nhận thấy công tác nghiên cứu chế tạo sản phẩm của Viện chủ yếu được đầu tư vào trong lĩnh vực công nghiệp, còn lĩnh vực nông nghiệp thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều, chủ yếu tập trung vào các loại sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng, thủy lợi, giao thông vận tải, và các sản phẩm cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp. Nguyên nhân là do sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta, từ một nước đặc thù là nông nghiệp dần chuyển sang định hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp ngày càng được chú trọng, các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp ngày càng đòi hỏi công nghệ cao hơn, tiếp nhận công nghệ của nước ngoài…
Công tác nghiên cứu tại Viện máy và dụng cụ công nghiệp được thực hiện theo ba giai đoạn: bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, soạn thảo và thẩm định dự án.
Giai đoạn hình thành ý tưởng: Tìm kiếm các ý tưởng về sản phẩm mới là bước đầu tiên quan trọng để hình thành phương án sản xuất sản phẩm mới. Việc tìm kiếm này phải được tiến hành một cách có hệ thống theo các nguồn thông tin:
Từ phía khách hàng, qua thăm dò ý kiến của họ, trao đổi thông tin, hoặc nhận phản hồi trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Hoặc từ đơn đặt hàng của khách hàng.
Từ phía các nhà khoa học.
Nghiên cứu các sản phẩm thành công ( hay thất bại ) của đổi thủ cạnh tranh
Những người có bằng sáng chế, phát minh, các trường đại học, các chuyển gia công nghệ và quản lý…
Do các công nghệ được chuyển giao về.
Lựa chọn các ý tưởng: Mục đích của việc lựa chọn là để cố gắng phát hiện sàng lọc và thải loại những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được những ý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này mỗi ý tưởng được trình bày bằng văn bản, mà phần lớn điều này được thể hiện qua các đề tài của viện. Nội dung của các đề tài này đều phải nêu ra được sự cần thiết của đề tài, mô tả được sản phẩm, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, các chi phí có liên quan đến đề tài ( chi phí thiết kế, chi phí sản xuất sản phẩm, giá cả dự kiến…), thời gian để sản xuất sản phẩm…
Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới: sau khi chọn lọc, mỗi ý tưởng đều phải được xây dựng thành những dự án sản phẩm mới. Sau đó cần phải thẩm định lại xem dự án có khả thi hay không.
Trong giai đoạn nghiên cứu này sẽ lựa chọn cho sản phẩm phương án sản xuất tối ưu nhất, lựa chọn giải pháp công nghệ tốt nhất cho mỗi sản phẩm.
Tiếp theo là giai đoạn thiết kế sản phẩm. Sản phẩm phải được thể hiện thành những sản phẩm thực chứ không phải chỉ được mô tả trên các dự án. Bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ tạo ra một hay nhiều phương án hay mô hình sản phẩm, theo dõi và kiểm tra các thông số kinh tế - kỹ thuật, các khả năng thực hiện vai trò của sản phẩm và từng bộ phận, chi tiết cấu thành nó. Tiếp đến là việc chế tạo mẫu, mục đích của chế tạo mẫu là việc thiết kế và cho thấy sản phẩm có thể thiết kế được như một sản phẩm hoàn hảo. Trong công tác chế tạo sản phẩm cần phả thực hiện theo đúng quy trình lắp ráp, hoàn thành sản phẩm.
.Thử nghiệm
Hoạt động thử nghiệm được hình thành và phát triển trên cơ sở nhu cầu kiểm tra, đánh giá, giám định sản phẩm và hàng hóa theo các yêu cầu đòi hỏi của cơ quan quản lý, của thị trường trong quá trình xuất nhập khẩu lưu thông phân phối sản phẩm, hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp hoạt động thử nghiệm gắn liền với quá trình sản xuất nhằm đảm bảo duy trì chất lượng và cải tiến đổi mới sản phẩm của mình. IMI Holding là một viện nghiên cứu nên hoạt động thử nghiệm nhằm đánh giá xác định các chỉ tiêu nghiên cứu, mức độ đạt được của quá trình nghiên cứu và quyết định quá trình tiếp theo. Việc thử nghiệm các sản phẩm cũng có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau:
+ Thử nghiệm mẫu điển hình (cách này được thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm của Viện).
+ Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
+ Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, thông qua thử nghiệm mẫy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
+ Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
+ Thử nghiệm hoặc kiểm định đánh giá toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Trong quá trình thử nghiệm dù theo bất kỳ phương thức nào cũng đều nhắm tới mục đích xác định các vấn đề sẽ gặp phải, đồng thời thu thập các ý kiến và yêu cầu của người dùng về sản phẩm. Do đó, quá trình thử nghiệm muốn đạt được kết quả tốt nhất thì phải được thực hiện đúng các quy trình: quy trình vận hành máy móc, quy trình về an toàn lao động trong quá trình vận hành máy móc, đảm bảo quy trình về chất lượng sản phẩm…
Đối với những sản phẩm được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Viện IMI. Phòng thí nghiệm của Viện IMI theo đánh giá của Bộ Công thương phê duyệt theo quyết định số 2933/QĐ-BCT ngày 10/6/2009, giá trị còn lại tài sản phòng thí nghiệm của Viện IMI theo đánh giá lại là 21.004.559.777 đồng, bao gồm giá trị các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tiền gửi kho bạc dùng cho phòng thí nghiệm. Các tài sản phòng thí nghiệm này có giá trị cao chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện, không trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Do đó, việc thử nghiệm các sản phẩm mới tại Viện cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Tuy nhiên, việc sử dụng các công nghệ, máy móc hiện đại để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tạo ra lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp khoa học khác.
Đối với các sản phẩm được thử nghiệm ngoài thị trường, Viện sẽ đưa ra bản đánh giá sản phẩm. Trong quá trình thử nghiệm dựa trên bản đánh giá, ta có thể xác định được sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không, sản phẩm đó có vấn đề gì cần khắc phục. Với những dự án như dự án xây dựng khu công nghệ cao, xây dựng trạm trộn bê – tông công suất lớn việc thử nghiệm sẽ được tiến hành ngay tại công trình. Để đo chất lượng của công trình này phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, các yêu cầu về chất lượng bê – tông được sản xuất ra: độ lạnh yêu cầu của bê –tông nhằm đáp ứng dạng bê – tông công nghệ và khoảnh cách vận chuyển bê – tông tới nơi đổ. Ngoài ra còn một số yếu tố khác quyết định tới chất lượng của sản phẩm được tạo ra.
Dù với sản phẩm được thử nghiệm ở trong phòng thí nghiệm hay ngoài thị trường thì đều có phiếu báo cáo kết quả thử nghiệm và cuối cùng các sản phẩm của Viện đều được đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về đo lường chất lượng.
Do các sản phẩm của Viện có giá trị rất lớn (từ 400 triệu đến hàng chục tỷ đồng), nên hoạt động thử nghiệm ngoài thị trường còn rất hạn chế. Vì thế, Viển thường sản xuất theo đơn đặt hàng.
. Tìm hiểu phản ứng của thị trường
Sau khi thử nghiệm thị trường Viện sẽ nhận được phản hồi từ thị trường về các sản phẩm của mình. Những phản ứng đáp lại của thị trường là những phản ứng thị trường bộ lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Những phản ứng đó có thể bộc lộ thông qua hành vi: tìm hiểu thông tin về sản phẩm, nghiên cứu các đặc tính của sản phẩm, nghiên cứu nhãn hiệu của sản phẩm, lựa chọn thời gian địa điểm mua hàng… Do đó, việc xác định đúng đối tượng để truyền đạt thông tin về sản phẩm sẽ giúp cho Viện được phản hồi chính xác cho sản phẩm của mình.
Xác định đối tượng nhận thông tin, thử nghiệm sản phẩm: đây chính là bước xác định khách hàng mục tiêu của Viện cho loại sản phẩm mới. Ví dụ: khách hàng mục tiêu cho các loại máy móc công nghệ như máy X-quang cao tần sử dụng trong y tế sẽ là các bệnh Viện lớn, các bệnh viện tuyến trên thuộc cấp tỉnh thành phố. Còn đối với thiết bị sấy vi sóng dùng trong chế biến nông sản, thực phẩm dùng cho các nhà máy chế biến nông sản, các công ty thực phẩm. Khách hàng mục tiêu được xác định bao gồm các khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng của Viện, những người quyết định hoặc tác động đến việc mua hàng của công ty.
Xác định phản ứng của thị trường: sau khi xác định được đối tượng nhận thông tin thì Viện xác định quá trình tiếp nhận thông tin, phản ứng của họ với sản phẩm mới của Viện. Quá trình phản hồi sẽ nhận được thông tin từ nhiều chiều và cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào Viện mong muốn nhận được những phản ứng tích cực cho sản phẩm của mình. Đầu tiên của khâu xác định phản ứng của thị trường: xác định xem các khách hàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu nhận biết về sản phẩm hay về Viện IMI tới mức nào? Ngoài ra khách hàng còn biết thêm những gì. Ngoài sự nhận biết của thị trường đối với sản phẩm, thì mức độ hiểu về sản phẩm, đánh giá được sản phẩm của thị trường có ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua sản phẩm của thị trường. Thị trường càng có những phân biệt đánh giá chi tiết về sản phẩm và Viện IMI thì càng có nhiều khách hàng mục tiêu hiểu về sản phẩm càng tốt.
Đánh giá xem xét thái độ, cảm giác hay suy nghĩ của họ như thế nào? Việc này có thể đánh giá qua các thông tin phản hồi của thị trường, ngoài ra để thu nhận được kết quả chính xác, có thể sử dụng các thang đo mức độ đánh giá: thích, không thích, rất thích… Càng tìm hiểu được kỹ ở nhiều mức độ càng đánh giá được thái độ của khách hàng đối với sản phẩm.
Khi đã có thiện cảm với sản phẩm mới, thị trường sẽ so sánh sản phẩm này với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc so sánh với các sản phẩm trước sau khi đã được cải thiện. Những so sánh này liên quan tới các đặc tính kinh tế kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, giá cả… Do đó, Viện phải chỉ ra được đặc tính ưu việt vượt trội hơn hẳn các sản phẩm của đối thủ. Từ đó tác động tới quyết định mua của khách hàng.
Việc sản xuất theo đơn đặt hàng giúp IMI kiểm soát được hiệu quả kinh tế và xác định được thị phần của mình. Đó là đặc điểm của nền sản xuất hiện đại với trình độ sản xuất cao.
Việc nghiên cứu được phản ứng của thị trường đối với sản phẩm - đặc biệt các sản phẩm mới ra là một trong những công tác cần phải được đánh giá nghiêm ngặt và chặt chẽ. Biết được phản ứng của thị trường đối với sản phẩm sẽ biết được phản ứng của thị trường đối với hoạt động, hình ảnh của Viện. Xác định được phản ứng của thị trường sẽ định hướng cho việc có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm đó hay không. Nếu không nhận được phản hổi tốt, Viện có thể thay đổi một số đặc điểm đề phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nếu nhận được phản hồi tích cực, Viện có thể tiến hành sản xuất và tung sản phẩm ra thị trường. Thu nhận được thông tin phản hồi đầy đủ chính xác mới có thể đánh giá đúng mức hiệu quả của tất cả các quá trình liên quan tới sản phẩm, từ đó Viện có những điều chỉnh thích hợp cho sản phẩm của mình.
. Thương mại hóa sản phẩm.
Sau tất cả những hoạt động trên nhằm cho ra một sản phẩm mới hoàn chỉnh, thì công tác đưa sản phẩm ra thị trường cẩn phải được đảm bảo nghiêm ngặt và chặt chẽ thì mới đảm bảo cho sản phẩm đó tồn tại và phát triển được. Nếu việc thử nghiệm, thu nhận ý kiến phản hồi nhằm xây dựng hình ảnh ban đầu cho sản phẩm, đưa thông tin về sản phẩm tới khách hàng thì việc tung sản phẩm ra thị trường lại tạo ra nền móng cho sản phẩm có thể đứng vững được trên thị trường. Vậy làm sao để sản phẩm có thể đứng vững được trong thị trường cạnh tranh?
Hiện nay, các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao của Viện máy và dụng cụ công nghiệp đang là những sản phẩm mang lại giá trị ứng dụng cao trong sản xuất kinh doanh. Là Viện đi đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao nên thị trường của Viện có sự độ ổn định cao. Các sản phẩm của Viện IMI luôn được đánh giá rất cao, Viện thường sản xuất theo các đơn đặt hàng nên hoạt động có liên quan tới hoạt động đưa sản phẩm ra thị trường nhiều khi không được đầu tư thích đáng.
Hiện nay, IMI holding có trang web riêng để giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty (www.imi-holding.com). Trong hoạt động thương mại hoá sản phẩm, một khâu trong hoạt động này chính là giới thiệu cho khách hàng biết được các thông tin về sản phẩm. Những thông tin này phải ngắn gọn mà vẫn phải truyền tải được hết nội dung miêu tả những tính năng nổi bất nhất của sản phẩm, cùng với đó là tên gọi của sản phẩm. Đi kèm với đó là hình ảnh về sản phẩm để khách hàng nhận biết được sản phẩm của Viện.
Nhóm sản phẩm: Các hệ thống cân điện tử và định lượng điện tử của Viện IMI được giới thiệu : Hệ thống cân ô tô và cân đường sắt, cân băng phối liệu nhiều thành phần do IMI chế tạo trên cơ sở sử dụng các thiết bị đo lường, điều khiển điện tử và bí quyết công nghệ của các hãng nổi tiếng khác nhau của CHLB Ðức đạt cấp chính xác cao. Riêng hệ thống cân tàu hỏa của IMI đã được Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường - Chất lượng duyệt mẫu và cho phép chế tạo hàng loạt.
Sau lời giới thiệu sẽ là danh mục các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm này, đi kèm là các hình ảnh minh họa và bản mô tả các đặc tính, thông số kỹ thuật cho sản phẩm.
Hình 3: Cân ô tô điện tử
Mô tả
Đặc tính
Thông số
Giới hạn cân max (tấn)
15 - 100
Kích thước bàn cân
3m x 7m ; 3m x 18 m thiết kế từ 1 đến 3 modul
Dạng cân
Cân nổi, cân chìm
kết cấu bàn cân
Bàn cân thép hoặc bê tông cốt thép
Độ chính xác
cấp III - TCVN tương đương Class III - OIML
Nhà cung cấp đầu đo và thiêt bị điện tử
cân Châu Âu, G7
Số đầu đo điện tử
04,06 hoặc 08 chiếc
Khả năng quá tải
125%
Lưu trữ dữ liệu/in ấn
Máy tính/máy in
Giao diện sử dụng
Tiếng Anh/ Tiếng Việt
Ngoài ra, Viện còn có hình thức khác để giới thiệu sản phẩm như in quảng cáo danh mục các sản phẩm, có các thông cáo báo chí cho các hoạt động mới của viện. Cùng với đó là các hoạt động nghiên cứu khoa học, các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ được đưa ra xét duyệt. Không ít các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao vào trong sản xuất, trong đó, có nhiều đề tài liên quan tới nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Mỗi đề tài được xét duyệt sẽ được cấp kinh phí để nghiên cứu chế tạo, một phần kinh phí dược trích ra để phục vụ cho công tác thương mại hoá sản phẩm. Mặc dù, phần kinh phí chi cho hoạt động này còn hạn chế những cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm, đưa được sản phẩm ra tới thị trường.
Thương mại hoá một sản phẩm, dịch vụ mới thì không thể là một hoạt động xúc tiến đơn lẻ hoặc một thông cáo báo chí sẽ không đạt hiệu quả. Trên thực tế, phải tiếp cận rất nhiều thông tin quảng cáo khác nhau, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp thị trực tiếp, các chiến dịch quảng bá qua e-mail, cập nhật trang web, văn hóa sản phẩm, xúc tiến bán hàng, giao tiếp nhân viên, triển lãm thương mai… Bên cạnh đó phải có những ý tưởng sáng tạo thích với với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, Viện IMI hoạt động này hiện nay được thực hiện chưa tốt. Điều này thể hiện ở chỗ, trang web giới thiệu sản phẩm không được cập nhật thường xuyên, liên tục những thông tin, hoạt động của Viện . Trong quá trình hình thành và phát triển của mình IMI holding cũng đã xây dựng được hình ảnh, thương hiệu và văn hóa cho riêng mình. Văn hóa doanh nghiệp của IMI thể hiện nỗ lực 10 năm không ngừng của các cán bộ lãnh đạo của Viện. Trong quá trình xây dựng văn hóa cho mình, Viện đã xây dựng được thương hiệu IMI thành nền tảng vững chắc, đảm bảo chất lượng cho mỗi sản phẩm dịch vụ của Viện, đồng thời luôn thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết, thỏa thuận hợp đồng, luôn tôn trọng các đối tác và không ngừng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng thông qua việc phát triển sản phẩm mới. Do đó, khi mỗi sản phẩm mới của Viện được đưa ra thị trường, ít nhiều đã chiếm được sự tin cậy của khách hàng và đối tác. Các sản phẩm được cải tiến đã sẵn có khách hàng từ trước và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm. Còn đối với sản phẩm mới hoàn toàn, việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp nhiều khó khăn hơn, các hoạt động liên quan tới sản phẩm mới phức tạp và phải đáp ứng nhiều yêu cầu hơn. Với thương hiệu IMI sẵn có cùng với việc chiếm được lòng tin của khách hàng và đối tác đã đảm bảo cho sự thành công của sản phẩm khi bước đầu được đưa ra thị trường.
Hoạt động thương mại hoá sản phẩm ra thị trường là vô cùng quan trong đối với tất cả các doanh nghiệp. Để đưa một sản phẩm ra thị trường thành công thì có rất nhiều yếu tố tác động, Viện máy và dụng cụ công nghiệp tuy còn gặp phải những hạn chế nhưng cũng đã thấy được tầm quan trọng của hoạt động mang tính chiến lược này.
III.VÍ DỤ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRẠM TRỘN BÊ – TÔNG TỰ ĐỘNG
3.1. Tình hình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường:
Việc tổng quan nghiên cứu nhu cầu của thị trường.
Chủng loại sản phẩm của dự án là : Trạm trộn bê tông tự động. Xác định được chủng loại sản phẩm của dự án sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu thị trường thu hẹp lại phạm vi nghiên cứu đối với các đối tượng có quan tâm đến loại sản phẩm này.
Viện rất chú trọng tới việc nghiên cứu các nhân tố mang tính chất toàn cầu, vì nó là tiền đề cho sự phát triển trong tương lại của Công ty mẹ. Viện đã chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của bê-tông công nghiệp trong xây dựng hiện đại. Đầu tiên, Viện chỉ ra các số liệu thống kê về tỷ lệ sử dụng bê tông công nghiệp tại các nước phát triển là dẫn chứng cho sự càn thiết của bê-tông trong xây dựng (bình quân trên đầu người năm 1991 ở Mỹ là 0,9m3, ở Đức là 0,72m3, ở Nhật là 1,5m3, trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ chiếm 20-30%, năm 1996 bình quân đầu người chỉ là 0,2m3 ). Tiếp theo là đưa các đặc tính của bê-tông là: Không thể để lâu được, vì vậy bê tông thường được sử dụng dưới dạng đúc sẵn hoặc bê tông tươi. Cùng với đó là đưa ra nhu cầu của ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế đến năm 2010 thì các lĩnh vực công nghiệp sau đây đòi hỏi một khối lượng xây dựng rất lớn: Ngành điện cần xây dựng mới 12 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 2588MW, 5 nhà máy nhiệt điện có tổng công suất trên 2100MW, 12 trạm biến áp 500KV, 800trạm biến áp 220KV; vốn xây lắp hàng năm chiếm khoảng 45 - 50% vốn đầu tư xã hội.
+ Ngành dầu mỏ khí đốt cần xây dựng thêm các nhà máy: lọc dầu, chế biến condesat, sản xuất LAP, sản xuất dầu DOP, sản xuất nhựa PVC, sản xuất đạm, polyetylen, cracker...;
+ Ngành thép cần xây dựng mới hơn 10 nhà máy sản xuất thép, cán nóng, cán nguội với tổng công suất gần 19 ngàn tấn /năm;
+ Ngành hoá chất, ngành giấy cần đầu tư mở rộng và xây dựng mới thêm nhiều nhà máy mới như các nhà máy sản xuất phân lân, phân đạm của ngành hoá chất và các nhà máy sản xuất bột giấy có tổng công suất 678 ngàn tấn bột giấy, 1750 ngàn tấn giấy/năm;
+ Đặc biệt trong ngành giao thông đòi hỏi một lượng xây dựng rất lớn. Đối với giao thông đường sông cần xây mới 13 cụm cảng lớn, vận tải đường biển cần cải tạo nâng cấp các cảng hiện có và xây dựng mới 40 cảng biển để đến năm 2010 đạt công suất 90 triệu tấn /năm. Đối với ngành hàng không phát triển hệ thống sân bay toàn quốc đến năm 2010 tổng vốn đầu tư ước tính 50 ngàn tỷ đồng. Giao thông đường bộ cần xây dựng và nâng cấp một mạng lưới đường giao thông đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Nước ta đang cố gắng tập trung một phần vốn đầu tư chống xuống cấp (đầu tư cho việc bảo dưỡng và sửa chữa đường chiếm 30% kinh phí đầu tư làm mới), cải tạo nâng cấp và phát triển mạng lưới đường bộ (trong đó có phát triển giao thông nông thôn), xây dựng một số tuyến xa lộ, đường đến các khu kinh tế trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110634.doc