MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.iv
DANH SÁCH BẢNG.vii
DANH SÁCH HÌNH.viii
DANH SÁCH VIẾT TẮT .ix
TÓM TẮT .xi
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.1 GIỚI THIỆU.1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHAMUS,
SAUVAGE, 1878).3
2.2 QUY TRÌNH CHẾBIẾN CHẢCÁ VIÊN .4
2.3 PHỤGIA SỬDỤNG TRONG CHẾBIẾN CHẢCÁ TRA VIÊN.5
2.3.1 Chất phụgia.5
2.3.2 Gia vị .6
2.4 GIỚI THIỆU CHITIN, CHITOSAN. 7
2.4.1 Chitin .7
2.4.2 Chitosan .7
2.5 TÍNH CHẤT CƠBẢN CỦA CHITOSAN .9
2.6 ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘDEACETYL HÓA VÀ KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG CỦA CHITOSAN.9
2.7 SỰAN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CHITIN, CHITOSAN .10
2.8 HOẠT ĐỘNG CHỐNG VI SINH VẬT GÂY HƯ HỎNG THỰC PHẨM CỦA
CHITOSAN.11
2.8.1 Hoạt động chống vi sinh vật của chitin, chitosan và dẫn xuất của nó .11
2.8.2 Hoạt động chống vi khuẩn của chitin, chitosan và dẫn xuất của nó.12
2.9 KHẢNĂNG TẠO GEL CỦA CHITOSAN .16
2.9.1 Khảnăng hình thành gel.16
2.9.2 Sựtạo gel của chitosan .17
2.10 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .19
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.20
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.20
3.1.1 Thời gian - Địa điểm .20
3.1.2 Nguyên liệu .20
3.1.3 Hóa chất sửdụng .20
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ .20
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu .21
3.2.2 Phương pháp phân tích .21
3.3 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM.24
Luận văn tốt nghiệp kỹsưkhóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công NghệThực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng
v
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại chitosan và nồng độchitosan đến thời
gian bảo quản và cấu trúc chảcá phối trộn chitosan ở điều kiện nhiệt độmát 4 – 5
o
C .24
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bổsung chitosan khác nhau đến
khảnăng tăng cường thời gian bảo quản và cải thiện cấu trúc chảcá.28
3.2.3 Thí nghiệm 3: So sánh khả năng ức chế vi sinh vật và cải thiện cấu trúc của
tripolyphosphate và chitosan .30
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .32
4.1 KẾT QUẢPHÂN TÍCH THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU CÁ TRA .32
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI CHITOSAN VÀ NỒNG ĐỘ
CHITOSAN ĐẾN CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG CHẢCÁ TRA.33
4.2.1 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độchitosan đến cấu trúc sản phẩm.33
4.2.2 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độchitosan đến pH sản phẩm.35
4.2.3 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độchitosan đến chỉtiêu màu sắc sản phẩm
.36
4.2.4 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độchitosan đến chỉtiêu vi sinh vật tổng số
trong sản phẩm .37
4.2.5 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng đến chỉtiêu Coliformstrong sản phẩm.40
4.2.6 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độchitosan đến chỉtiêu cảm quan trong
thí nghiệm 1 .41
4.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỐI TRỘN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CHẢCÁ TRA . 42
4.3.1 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổsung chitosan đến cấu trúc sản phẩm42
4.3.2 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổsung chitosan đến pH sản phẩm.44
4.3.3 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng đến màu sắc sản phẩm .45
4.3.4 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổsung chitosan đến khảnăng ức chế
tổng sốvi khuẩn hiếu khí và Coliformstrong sản phẩm. .46
4.3.5 Kết quảkhảo sát đánh giá chỉtiêu cảm quan giữa các mẫu. .49
4.4 KẾT QUẢ SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA TRIPOLYPHOSPHATE VÀ CHITOSAN
ĐẾN CẤU TRÚC VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN CHẢCÁ TRA.50
Hình 4.7: Cấu tạo phân tửsodium tripolyphosphate .50
4.4.1 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của chất tạo gel đến cấu trúc sản phẩm.50
4.4.2 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của chất tạo gel đến pH sản phẩm .51
4.4.3 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của chất tạo gel đến màu sắc sản phẩm .52
4.4.4 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của chất tạo gel đến chỉtiêu vi sinh tổng sốvà Coliforms
trong sản phẩm .53
4.4.5 Kết quả đánh giá cảm quan giữa 2 mẫu chảcá bổsung chất tạo gel khác nhau .55
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN – ĐỀNGHỊ .56
5.1 KẾT LUẬN .56
5.2 ĐỀNGHỊ .56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .57
PHỤLỤC PHÂN TÍCH ANOVA .xii
Luận văn tốt nghiệp kỹsưkhóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công NghệThực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng
vi
A. KẾT QUẢPHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI VÀ NỒNG ĐỘCHITOSAN SO
SÁNH VỚI MẪU ĐỐI CHỨNG VÀ MẪU BỔSUNG NƯỚC CÓ pH 5,5.xii
B. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA 3 PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG
CHITOSAN.xxv
C. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHITOSAN VÀ
TRIPOLYPHOSPHATE .xxxvii
107 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và ứng dụng Chitosan trong bảo quản và cải thiện cấu trúc chả cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung nước pH 5,5. Đồng
thời kết quả thí nghiệm 1 cũng cho thấy chitosan có khối lượng phân tử thấp tốt hơn
loại phân tử cao và nồng độ 1% tốt hơn 1,5%. Từ kết quả thí nghiệm này, tôi chọn
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 42
chitosan có khối lượng phân tử thấp (LW), nồng độ 1% đế tiến hành thí nghiệm 2 so
sánh các phương pháp bổ sung chitosan khác nhau vào sản phẩm chả cá tra.
4.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỐI TRỘN
ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHẢ CÁ TRA
Việc sử dụng lớp màng ăn được và phủ bên ngoài đã trở thành một trong những
phương pháp hiệu quả nhất để duy trì chất lượng thực phẩm. Hầu hết hoạt động của
chúng như một tác nhân ngăn cản oxy nhưng không ngăn cản ẩm, những đặc tính khác
bao gồm hoạt động chống oxi hóa, liên kết và tăng cường cấu trúc. Sự hình thành lớp
màng cũng có khả năng tăng cường tính toàn vẹn cơ học hoặc là đặc tính cảm quan
của thực phẩm, ngăn cản sự hư hỏng vật lý (Han, 2001; Krochta và De Mulder –
Johnson, 1997). Chitosan là một dạng sợi có nguồn gốc tự nhiên, có thể được sử dụng
để tạo thành lớp màng từ dung dịch lỏng. Nhằm so sánh khả năng tăng cường cấu trúc
và ức chế vi sinh vật của chitosan ở dạng phối trộn như là thành phần nguyên liệu và ở
dạng bao màng thì tôi tiến hành thí nghiệm 2 với loại và nồng độ chitosan đã tìm được
ở thí nghiệm 1 là chitosan khối lượng phân tử thấp, nồng độ 1% LW-1
Trong thí nghiệm này tôi tiến hành khảo sát 3 phương pháp bổ sung là phương pháp
phối trộn (PT), phương pháp bao màng hay nhúng chả cá vào dung dịch chitosan (NH)
và phương pháp vừa phối trộn vừa nhúng chitosan (PT – NH). Kết quả khảo sát ảnh
hưởng được ghi nhận như sau:
4.3.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến cấu
trúc sản phẩm
Thông thường cấu trúc của sản phẩm chả cá hay còn gọi là độ bền gel phụ thuộc rất
lớn vào loại chất tạo gel, nồng độ sử dụng, pH sản phẩm và phương pháp tạo gel.
Những phương pháp tạo gel không đồng nhất với thời gian khác nhau ảnh hưởng nhiều
đến sự tạo gel, khả năng kết dính và độ bền của gel theo thời gian. Thí nghiệm này
được tiến hành với cùng 1 loại chất tạo gel là chitosan LW nồng độ 1%, pH ban đầu cố
định, ta thay đổi phương pháp tạo gel bằng cách thay đổi hình thức bổ sung chitosan
vào chả cá. Thứ nhất ta sẽ bổ sung chitosan vào quá trình nghiền cá như là một thành
phần của sản phẩm, thứ hai là sau khi viên chả cá được định hình, gia nhiệt sơ bộ sẽ
nhúng vào dung dịch chitosan 5 phút rồi làm mát ở 0 – 5 oC để lớp màng hình thành
bền vững, cuối cùng là ta vừa phối trộn chitosan như thành phần sản phẩm đồng thời
cũng nhúng vào dung dịch để tạo màng sau khi định hình. Kết quả cho thấy có sự khác
biệt đáng kể giữa ba phương pháp này, số liệu được ghi nhận ở bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 43
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến cấu trúc chả cá (g lực)
Thời gian (ngày) Phương pháp
0 5 10
Trung bình
PT 197 181 169 183a
NH 249 250 235 245b
PT - NH 185 214 224 208ab
Trung bình 211x 215x 209x
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một cột (a, b, c) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% giữa các
mẫu. Những chữ cái khác nhau trong cùng một hàng (x,y,z) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% theo thời
gian bảo quản. (Những chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa).
Kết quả xử lý thống kê số liệu cấu trúc cho thấy không có sự khác biệt theo thời gian
bảo quản nhưng có sự khác biệt lớn giữa các phương pháp bổ sung chitosan. Cấu trúc
mẫu PT, mẫu NH giảm theo thời gian, mẫu PT – NH tăng dần theo thời gian nhưng ở
từng thời điểm thì mẫu NH có độ bền gel tốt nhất. Xét toàn thời gian tồn trữ thì mẫu
chả cá bao màng có độ bền gel tốt nhất, kế đến là mẫu vừa phối trộn vừa bao màng,
mẫu phối trộn chitosan có cấu trúc kém nhất.
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn sự khác biệt cấu trúc giữa các phương pháp bổ sung chitosan
trong toàn thời gian bảo quản
Trong một nghiên cứu tương tự có cùng mục đích tiến hành trên sản phẩm cá xay
nhuyễn quết chặt lại (fish patty) với mẫu đối chứng, mẫu phối trộn chitosan và mẫu
bao màng chitosan thì kết quả khảo sát cấu trúc cũng giống với kết quả thí nghiệm này
mặc dù cấu trúc sản phẩm được đo với nhiều thông số hơn như độ cứng, độ liên kết,
độ dính, độ nhai đượcKết quả thí nghiệm trên patty cá cho thấy cấu trúc của mẫu
nhúng chitosan tốt hơn mẫu phối trộn vào thành phần nhưng vẫn không có một lời giải
thích thỏa đáng nào cho vấn đề này. Tuy nhiên theo suy nghĩ của tôi có lẽ khi bổ sung
chitosan vào cá ở giai đoạn nghiền thì qua quá trình nhào trộn, cắt nhuyễn của máy
207,89
244,67
182,56
0
50
100
150
200
250
300
PT NH PT-NH
Mẫu
Độ dai (g lực)
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 44
xay thì cấu trúc mạch chitosan bị phá vỡ, sự liên kết giữa các nút mạng bị giảm, đồng
thời chitosan bổ sung vào chả cá ở dạng dung dịch nên cũng có nghĩa là ta đã thêm vào
chả cá một lượng nước nhiều hơn so với mẫu nhúng, do đó cấu trúc của mẫu phối trộn
sẽ mềm hơn mẫu nhúng. Lớp màng chitosan có một lực cơ học tương đối lớn do sự
phân bố của mạng lưới chằng chịt trong quá trình hình thành lớp màng. Ogawa cùng
cs., 1992 cũng cho rằng lực cơ học của lớp màng gia tăng khi khối lượng phân tử của
chitosan giảm. Mặc dù lớp màng chitosan cũng có khả năng hấp thụ ẩm nhưng phụ
thuộc nhiều vào DD. Lớp màng làm từ chitosan có DD cao chứa nhiều tinh thể hơn
nên ngăn cản sự hấp thụ nước (Mima cùng cs., 1983) mà chitosan tôi sử dụng trong
nghiên cứu này có độ DD khá cao nên lượng ẩm hấp thu vào sản phẩm chả cá không
nhiều, do đó ít ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm. Còn mẫu vừa phối trộn vừa nhúng
vào dung dịch chitosan có giá trị trung gian so với 2 mẫu kia vì phối trộn làm cấu trúc
kém hơn nhưng bao màng lại tăng cường, tổng hợp 2 yếu tố này thì phương pháp thứ 3
làm chả cá có cấu trúc trung bình ổn định, không quá cứng cũng không quá mềm.
4.3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến pH sản
phẩm
Sản phẩm sau khi được chế biến, bảo quản thì tiến hành đo chỉ tiêu pH xem giữa các
phương pháp bổ sung chitosan khác nhau sẽ ảnh hưởng đến pH sản phẩm như thế nào,
tìm xem phương pháp nào có thể ổn định được giá trị này trong suốt thời gian bảo
quản. Kết quả được ghi nhận như sau:
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến pH chả cá
Thời gian (ngày) Phương pháp
0 5 10
Trung bình
PT 6,83 6,81 6,98 6,87a
NH 6,85 6,80 6,69 6,78a
PT - NH 6,80 6,70 6,60 6,70a
Trung bình 6,83x 6,77x 6,76x
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một cột (a, b, c) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% giữa các
mẫu. Những chữ cái khác nhau trong cùng một hàng (x,y,z) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% theo thời
gian bảo quản. (Những chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa ở mức 5%)
Bảng 4.9 cho thấy số liệu phân tích thống kê chỉ tiêu pH giữa các mẫu có phương pháp
bổ sung chitosan khác nhau. Kết quả này biểu hiện pH giữa các mẫu trong từng thời
điểm không có sự khác biệt đáng kể nào, đồng thời pH của từng mẫu theo thời gian
bảo quản cũng giống nhau về mặt thống kê. Điều này chứng tỏ các phương pháp bổ
sung chitosan khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến pH chả cá, đồng thời còn có thể
ổn định giá trị này theo thời gian bảo quản. Kết quả này giống với kết quả thí nghiệm 1
chứng tỏ ta có thể bảo quản sản phẩm này trong thời gian dài mà không lo ngại vấn đề
thay đổi pH ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 45
4.3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến màu
sắc sản phẩm
Màu sắc cũng là một yếu tố không kém quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm.
Thông thường người tiêu dùng mong muốn sản phẩm vẫn giữ được màu sắc tự nhiên
vốn có, hoặc tăng cường theo chiều hướng tốt hơn. Những phương pháp bổ sung
chitosan vào sản phẩm khác nhau ảnh hưởng nhiều đến màu sắc sản phẩm chả cá vì
màu sắc sản phẩm liên quan đến dạng tồn tại của chitosan. Kết quả phân tích chỉ tiêu
màu sắc (L, a, b) được cho ở bảng sau:
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến màu sắc sản phẩm
Giá trị Thời gian (ngày) PT NH PT - NH TB
0 76,44 74,27 76,72 75,81x
5 76,00 75,51 76,62 76,35x
10 75,11 75,51 77,68 76,10x
L
TB 75,99a 75,26ab 77,01b
0 -1,22 -1,66 -2,15 -1,68x
5 -2,36 -1,96 -1,20 -1,84x
10 -0,50 -2,13 -2,38 -1,67x a
TB -0,97b -1,92a -2,29a
0 11,68 11,23 11,83 11,58x
5 11,56 11,61 11,85 11,67x
10 10,29 11,44 12,18 11,30x b
TB 11,18a 11,43a 11,95a
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một hàng (a, b, c) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% giữa
các mẫu. Những chữ cái khác nhau trong cùng một cột (x,y,z) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% theo thời
gian bảo quản.(Những chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%)
Kết quả phân tích thống kê chỉ tiêu độ sáng (L) cho thấy không có sự khác biệt đáng
kể nào theo thời gian bảo quản nhưng có sự khác nhau giữa các mẫu. L của mẫu phối
trộn giống với mẫu bao màng và khác biệt với mẫu vừa phối trộn vừa bao màng. Độ
sáng (L) của mẫu PT – NH thì cao nhất trong toàn thời gian tồn trữ, kế đến là mẫu PT,
cuối cùng là mẫu NH. Nguyên nhân của sự khác biệt màu sắc này có thể là do lượng
chitosan có trong sản phẩm khác nhau, mẫu phối trộn thì bổ sung 3ml như thành phần
sản phẩm, mẫu nhúng thì chỉ bao một lớp màng bên ngoài sản phẩm
Trong một nghiên cứu khác, cùng mục đích so sánh giữa mẫu phối trộn và mẫu nhúng
tiến hành trên sản phẩm cá tuyết nghiền nhỏ. Kết quả này tác giả cũng cho thấy giá trị
L cao nhất trong mẫu phối trộn (không nghiên cứu phương pháp vừa phối trộn vừa
nhúng). Hầu hết các giá trị giống nhau và đồng nhất (M.E Lopez – Caballero,
M.C.Gomer – Gullen, M.Perez – Mateos, P – Montero., 2005).
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 46
Một thí nghiệm khác tiến hành trên sản phẩm cá hồi hồng nấu chín cho thấy không có
ảnh hưởng đáng kể nào (p > 0,05) của lớp màng chitosan lên giá trị a, b, độ trắng của
sản phẩm sau 3 tháng trữ đông. Người ta giải thích nguyên nhân là do lớp màng
chitosan khi bao bên ngoài bề mặt sản phẩm hoạt động như một màng ngăn giữa sản
phẩm và môi trường xung quanh nó, do đó làm giảm sự khuếch tán của oxi từ môi
trường đến bề mặt vào trong sản phẩm nên màu sắc không bị oxi hóa, không thay đổi
nhiều (Sathivel., 2005).
4.3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến khả
năng ức chế tổng số vi khuẩn hiếu khí và Coliforms trong sản phẩm.
Kết quả thí nghiệm 1 đã chứng minh được cho ta thấy khả năng ức chế vi sinh vật của
chitosan khi áp dụng trong sản phẩm chả cá. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng ức chế vi sinh vật là phương pháp hay dạng chất bảo quản được đưa vào
trong sản phẩm. Do đó trong thí nghiệm này tiến hành phân tích chỉ tiêu vi sinh vật
tổng số và Coliforms để xem xét giữa các phương pháp bổ sung khác nhau thì hiệu quả
ức chế vi sinh vật của chitosan thay đổi như thế nào, từ đó chọn hình thức bổ sung
thích hợp nhất. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi mật số VSVTS (log cfu/g) như sau:
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi mật số VSVTS của từng phương pháp bổ sung
chitosan trong thời gian bảo quản
Kết quả phân tích thống kê cho thấy mật số VSVTS trung bình giữa các mẫu có sự
khác biệt ý nghĩa, mẫu PT và mẫu NH có hiệu quả ức chế giống nhau nhưng khác biệt
so với mẫu PT – NH (p < 0,05). Đồng thời hiệu quả ức chế của các mẫu cũng khác
nhau theo thời gian bảo quản. Theo thời gian bảo quản thì phương pháp vừa phối trộn
vừa bao màng có khả năng ức chế vi sinh vật tốt nhất, kế đến là phương pháp bao
màng và cuối cùng là phương pháp phối trộn.
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
0 5 10
Ngày
Log (cfu/g)
PT
NH
PT-NH
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 47
Tiếp theo là kết quả phân tích số liệu thống kê chỉ tiêu Coliforms (cfu/g) còn lại trong
sản phẩm
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phương pháp bổ sung chitosan đến sự ức chế Coliforms
(cfu/g)
Thời gian (ngày) Phương pháp
0 5 10
Trung bình
PT 1,9x103 1,6x103 2,2x103 1,9x103a
NH 0,0x100 0,0x100 0,0x100 0,0x100b
PT - NH 0,0x100 0,0x100 0,0x100 0,0x100b
Trung bình 6,3x102x 5,4x102x 7,2x102x
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một cột (a, b, c) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% giữa các
mẫu. Những chữ cái khác nhau trong cùng một hàng (x,y,z) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% theo thời
gian bảo quản. (Những chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa 5%)
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế Coliforms giữa các phương pháp bổ sung
chitosan trong từng thời điểm bảo quản
Kết quả ở bảng trên biểu hiện rõ sự khác biệt đáng kể giữa các phương pháp trong
từng thời gian bảo quản dù không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) nhưng trong toàn
thời gian tồn trữ thì hiệu quả ức chế Coliforms của mẫu NH giống mẫu PT – NH và
khác nhau đáng kể so với mẫu PT ở mức ý nghĩa 5%. Lượng Coliforms trung bình còn
lại trong sản phẩm không có sự khác biệt ý nghĩa theo thời gian bảo quản. Phương
pháp nhúng (bao màng) và vừa phối trộn vừa bao màng đã ức chế hiệu quả Coliforms
có mặt trong sản phẩm. Kết quả này được biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:
Nhìn vào đồ thị so sánh hàm lượng Coliforms còn lại trong chả cá tra của 3 phương
pháp bổ sung chitosan ta thấy phương pháp nhúng, vừa phối trộn vừa nhúng có khả
năng ức chế hoàn toàn Coliforms có trong sản phẩm. Đối với phương pháp phối trộn
thì lượng Coliforms giảm ở ngày 5 nhưng tăng nhẹ ở ngày 10. Kết quả này đáng lẽ
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
0 5 10
Ngày
Log (cfu/g)
PT
NH
PT-NH
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 48
phải giảm dần theo thời gian nhưng có lẽ mẫu cấy vi sinh ngày 10 đã bị lây nhiễm nên
lượng Coliforms bị tăng nhẹ.
Kết quả này giống với kết quả thí nghiệm tiến hành trên sản phẩm cá tuyết băm
nhuyễn (cod patty) đề cập ở trên. Tác giả kết luận việc thêm chitosan vào hỗn hợp
thành phần patty không ảnh hưởng gì đáng kể đến sự phát triển vi khuẩn. Phát hiện
này có thể được giải thích là do khả năng hòa tan thấp của chitosan ở pH trung tính và
sự có mặt đáng kể nhóm amino không mang điện (Sudharshan, Hoover và Knorr,
1992). Vojdani và Toreres (1989, 1990) đã xác nhận rằng có thể phát triển lớp màng
bao phủ để tăng cường sự ổn định vi sinh vật bề mặt bằng cách sử dụng các lớp màng
polysaccharide. Outtara, Simard, Piette, Begin, Holly, (2000) sử dụng lớp màng chống
vi sinh vật từ chitosan được thiết kế để thải ra những tác nhân chống vi sinh vật (acid
hữu cơ) ở bề mặt sản phẩm và do đó ức chế sự phát triển Enterobacteria.
Chitosan có khả năng hình thành lớp màng bán thấm nhờ vào bản chất polymer (Bais
và cs., 1988). Khi chả cá được nhúng trong dung dịch chitosan nó tạo thành một lớp
màng ăn được bao bên ngoài bề mặt sản phẩm, ngăn cản sự tiếp xúc giữa thực phẩm
và các mối nguy bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Lớp màng
chitosan thì sạch, trong suốt và phẳng. Sự hình thành lớp màng này có khả năng tăng
cường tính toàn vẹn cơ học, đặc tính cảm quan, chống sự phát triển vi sinh vật. Lớp
màng ăn được có thể kiểm soát độ hoạt động của nước để ngăn cản sự mất ẩm hay hút
ẩm (Han, 2001; Krochta và De Mulder – Johnson, 1997). Chức năng này có thể chống
lại ảnh hưởng của tác nhân vật lý và vi sinh vật từ môi trường từ sự trao đổi các hợp
chất dinh dưỡng và hóa học.
Trong một nghiên cứu tương tự, người ta chứng minh là việc sử dụng chitosan phối
trộn không hiệu quả bởi vì polymer sinh học bị mất khả năng chống vi sinh vật của nó
do phản ứng Maillard (M.E Lopez – Caballero, M.C.Gomer – Gullen, M.Perez –
Mateos, P – Montero., 2005). Hoạt động bảo vệ của chitosan có hiệu quả khi nó được
áp dụng như một lớp màng bảo vệ, nó làm trì hoãn sự oxi hóa chất béo và sự hư hỏng
do vi sinh vật bằng cách phản ứng như một màng ngăn chống lại oxi (Joen cùng cs.,
2002).
Một thí nghiệm khác tiến hành nhúng xúc xích heo tiêu chuẩn và không có vỏ vào
dung dịch chitosan 1% sẽ làm giảm lượng vi sinh vật gốc (tổng số vi khuẩn còn sống
được, nấm men, nấm mốc và vi khuẩn lactic) còn xấp xỉ 13 log cfu/g trong 18 ngày ở
7 oC. Việc xử lý chitosan làm gia tăng thời gian bảo quản (Sagoo cùng cs., 2007). Có
nhiều nghiên cứu được viết trên các bài báo về việc sử dụng lớp màng chitosan trong
thực phẩm để chứng minh hoạt động chống vi sinh vật của nó như Rhoades và Roller,
2000; Fang và cs, 1994; El Ghaouth và cs, 1991a, 1991b, 1992a, 1992b; Reddy và cs,
2000; Jiang và Li, 2001.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 49
Khả năng sử dụng lớp màng chitosan để gia tăng thời gian sử dụng của bánh pizza
chưa nấu đã được đánh giá. Nghiên cứu này cho thấy sự gia tăng thời gian sử dụng chủ
yếu nhờ vào tính chất chống vi sinh vật của lớp màng chitosan thay vì tính chất ngăn
cản hơi nước (Agullo và cs, 1998).
Trong các tài liệu mà tôi tham khảo thì hầu như chưa có thí nghiệm nào tiến hành
phương pháp bổ sung chitosan vào sản phẩm theo 2 bước là vừa phối trộn vừa nhúng
để tạo màng. Trong thí nghiệm này, kết quả cho thấy phương pháp vừa phối trộn vừa
nhúng chitosan có hiệu quả tốt nhất đối với việc ức chế lượng vi sinh vật tổng số và
Coliforms trong sản phẩm chả cá tra. Kết quả này có thể được giải thích là do tác động
đồng thời của lớp màng chitosan bao bên ngoài sản phẩm, lớp màng này sẽ ngăn cản
sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật bên ngoài môi trường. Còn lượng chitosan
phối trộn như thành phần sản phẩm sẽ ức chế sự phát triển những vi sinh vật đã có sẵn
ban đầu trong sản phẩm. Từ 2 tác động cùng lúc ấy mà vi sinh vật bị ức chế, làm gia
tăng thời gian bảo quản của sản phẩm.
4.3.5 Kết quả khảo sát đánh giá chỉ tiêu cảm quan giữa các mẫu.
Sau khi phân tích số liệu các chỉ tiêu thì tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm theo
thang điểm đã mô tả để xem giữa số liệu đo được và sở thích của người tiêu dùng có
trùng khớp với nhau hay không. Kết quả được ghi nhận như bảng dưới đây:
Bảng 4.12 Kết quả đánh giá cảm quan của các mẫu có phương pháp bổ sung chitosan
khác nhau
Mẫu Cấu trúc Mùi vị
PT 3,80b 3,13b
NH 3,20a 2,13a
PT - NH 3,30ab 2,67ab
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy mẫu phối trộn chitosan được yêu thích nhất, kế
đến là mẫu vừa phối trộn vừa nhúng, cuối cùng là mẫu nhúng. Về mặt cảm quan thì
mẫu phối trộn có bề mặt bóng láng hơn, nó mềm hơn do có 1 lượng nước được đưa
vào sản phẩm, thích hợp khi sử dụng. Mặc dù kết quả từ máy đo cấu trúc cho thấy mẫu
nhúng chitosan tốt nhất nhưng về mặt cảm quan thì bề mặt của sản phẩm sần sùi hơn 2
phương pháp còn lại, khi sử dụng ta có cảm giác nhám nơi đầu lưỡi và cứng hơn chứ
không mềm và dai như mẫu phối trộn.
Qua những kết quả đo bằng số liệu và kết quả đánh giá cảm quan ta có thể kết luận đối
với sản phẩm chả cá, sử dụng chitosan khối lượng phân tử thấp nồng độ 1% và phương
pháp bổ sung là vừa phối trộn vừa nhúng sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất về
độ bền gel, sự ức chế vi sinh vật và cảm quan.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 50
4.4 KẾT QUẢ SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA TRIPOLYPHOSPHATE VÀ
CHITOSAN ĐẾN CẤU TRÚC VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN CHẢ CÁ TRA
Trong tình hình sản xuất thực phẩm tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng rất khó có
thể nhận biết đâu là sản phẩm an toàn chất lượng, nhất là các mặt hàng nhũ tương.
Khách hàng sử dụng thì mong muốn mua được thực phẩm, cụ thể là chả cá, chả lụa có
độ dai, chắc, ngon nhưng để đáp ứng được điều đó mà không phải tốn nguyên liệu tươi
nhiều, đảm bảo lợi ích kinh tế thì nhà sản xuất sẵn sàng cho vào đó những hóa chất
độc hại để có thể tăng cường cấu trúc và bảo quản sản phẩm và hàn the, formol đã
được lựa chọn. Tuy nhiên đây là chất có thể gây độc tính trường diễn, gây những căn
bệnh khủng khiếp cho con người như rối loại tiêu hóa, ung thư, thoái hóa cơ quan sinh
dục. Sau đó tripolyphosphate đã được sử dụng thay thế những hợp chất trên. Mặc dù
nếu sử dụng tripolyphosphate đúng liều lượng cho phép sẽ không gây độc nhưng nó lại
có khả năng giữ nước làm tăng khối lượng giả cho thực phẩm, đồng thời nó cũng
không có chức năng bảo quản. Vì vậy khi phát hiện ra khả năng tạo gel cải thiện cấu
trúc của chitosan và khả năng ức chế vi sinh vật của nó, bên cạnh đó nó còn có ưu
điểm là an toàn, không độc do có nguồn gốc tự nhiên nên tôi tiến hành áp dụng trong
chả cá để so sánh hiệu quả của nó so với TPP nhằm tìm chất thích hợp cho sản phẩm
nhũ tương hiện nay, đáp ứng được nhu cầu người sử dụng mà vẫn ngon và an toàn cho
sức khỏe.
Hình 4.7: Cấu tạo phân tử sodium tripolyphosphate
4.4.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chất tạo gel đến cấu trúc sản phẩm
Cơ chế tạo gel của chitosan và tripolyphosphate là hoàn toàn khác nhau. Chitosan là
một polysaccharide đồng tạo gel với protein của cơ cá, còn TPP là một muối có chứa
gốc phosphate liên kết bền với nước làm cho sản phẩm giữ một lượng nước khá lớn
bên trong, do đó kết quả phân tích cấu trúc giữa 2 mẫu có sự khác biệt rõ ràng. Kết quả
được ghi lại ở bảng dưới đây:
Bảng 4.13 Kết quả ảnh hưởng của chất tạo gel đến cấu trúc chả cá
Thời gian (ngày)
Mẫu
0 5 10
Trung bình
LW-1 135 149 142 142a
TPP 240 230 233 234b
Trung bình 187x 189x 188x
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 51
Ghi chú: những chữ cái khác nhau trong cùng một cột (a, b, c) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% giữa các
mẫu. Những chữ cái khác nhau trong cùng một hàng (x,y,z) biểu thị sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% theo thời
gian bảo quản. (Những chữ cái giống nhau biểu thị sứ khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%)
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn sự khác biệt cấu trúc của từng chất tạo gel
trong từng thời điểm bảo quản
Kết quả phân tích thống kê số liệu cho ta thấy ở từng thời điểm lấy mẫu thì cấu trúc
đều có sự khác biệt đáng kể giữa 2 mẫu bổ sung chitosan và TPP (p < 0,05) nhưng
theo thời gian thì cấu trúc không có sự khác biệt đáng kể nào. Trong mỗi thời điểm thì
giá trị đo được từ máy cấu trúc cho thấy mẫu TPP luôn cao hơn mẫu chitosan. Khối
lượng của mẫu bổ sung TPP sau khi hấp thì tăng lên nhiều so với trước khi hấp, còn
các mẫu bổ sung chitosan sau khi hấp có khối lượng chỉ tăng nhẹ.
Giải thích cho điều này thì nguyên nhân là do hoạt động chính của chitosan không phải
là liên kết với nước mà nó đồng tạo gel với protein cá. Tripolyphosphate là một muối
có chứa gốc phosphate tan được trong nước, khi bổ sung vào chả cá tripolyphosphate
có tác dụng nâng pH sản phẩm do nó mang tính kiềm, khi pH càng xa so với điểm
đẳng điện thì khả năng liên kết càng tăng. Mặt khác TPP sẽ hình thành liên kết với ion
Ca2+ và Mg2+ dù tồn tại rất ít trong cá, làm cho mạng protein nới lỏng, khả năng liên
kết với nước tăng. Ngoài ra nó còn có khả năng phân tách phức hợp actomyosine:
myosine và actine sẽ được hình thành, dẫn đến sự trương phồng trong cấu trúc sản
phẩm. TPP còn ảnh hưởng đến mức độ liên kết ẩm, đồng thời ảnh hưởng đến độ ổn
định của phần chất béo thông qua đặc tính nhũ tương của chúng. Do đó mẫu chả cá bổ
sung TPP có độ bền gel tốt hơn do nó giữ nước bên trong sản phẩm.
4.4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chất tạo gel đến pH sản phẩm
TPP được bổ sung vào chả cá ở dạng bột còn chitosan được bổ sung vào ở dạng dung
dịch có pH 5,5 nên sẽ tạo cho sản phẩm những giá trị pH khác nhau. Khảo sát giá trị
pH của sản phẩm là yếu tố cần thiết cần làm khi tiến hành bảo quản sản phẩm, để xem
0
50
100
150
200
250
300
0 5 10
Ngày
Độ dai (g lực)
LW-1
TPP
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khóa 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng 52
chất tạo gel nào có thể ổn định pH chả cá tốt làm gia tăng thời gian tồn trữ. Số liệu đo
pH được ghi nhận như sau:
Bảng 4.14 So sánh ảnh hưởng của chất tạo gel đến pH chả cá
Ghi chú: những chữ cái khác nhau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0139.pdf