TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
DÂN DỤNG 4
1.1. Khái niệm về ĐTM 4
1.2. Mục tiêu của ĐTM 4
1.3. Lợi ích của ĐTM 5
1.4. Quy trình ĐTM và chu trình thực hiện dự án 5
1.5. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam 8
1.6. Phương pháp đánh giá tác động môi trường 9
1.6.1. Phương pháp chập bản đồ: 9
1.6.2. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list): 9
1.6.3. Phương pháp ma trận (Matrix): 10
1.6.4. Phương pháp mạng lưới (Networks): 10
1.6.5. Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment): 11
1.6.6. Phương pháp mô hình hóa (Modeling): 11
1.6.7. Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường: 12
1.6.8. Phương pháp viễn thám và GIS: 13
1.6.9. Phương pháp so sánh: 13
1.6.10. Phương pháp chuyên gia: 13
1.6.11. Phương pháp tham vấn cộng đồng 13
90 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vấn đề đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng hệ thống thông tin đất đai của thành phố Hà Nội;
g) Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương
phù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết các
trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp
thông tin, dữ liệu về giá đất;
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ
chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu
hồi đất theo quy định của pháp luật.
i) Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu dự án có sử dụng đất;
k) Tổ chức, quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, Tổ
chức Phát triển quỹ đất và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đăng ký
đất đai cấp huyện và Tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội;
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 31
2. Về tài nguyên nước:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch
quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước; tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội;
c) Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với
các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai
thác nước; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà
Nội;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung,
đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới
đất theo thẩm quyền; thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước
theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước
quy định trong giấy phép;
đ) Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số
liệu tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan
trắc tài nguyên nước do thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng;
e) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy
thoái, cạn kiệt.
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của
pháp luật;
h) Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ
chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước
lưu vực sông;
3. Về tài nguyên khoáng sản:
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 32
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực
cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò,
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; đề
xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội các biện pháp bảo vệ tài nguyên
khoáng sản;
b) Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường và than bùn; tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội;
c) Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép
hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền
hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ
thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
d) Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội.
đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá
nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý
hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp
luật;
e) Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm
vật liệu xây dựng và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê
duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
4. Về môi trường:
a) Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kỳ; điều
tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội
và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi
trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 33
phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực
hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi
trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội;
c) Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải,
chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm
quyền;
d) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo
tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục,
cải tạo cảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng
đất ngập nước theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
e) Hướng dẫn xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường
theo quy định của pháp luật; thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của thành phố
Hà Nội;
g) Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường thuộc
phạm vi chức năng của Sở;
h) Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật;
i) Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị
thành phố Hà Nội và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội theo phân công của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội;
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 34
5. Về khí tượng thủy văn:
a) Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi
giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng ở địa phương
thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và kiểm tra
việc thực hiện;
b) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình
khí tượng, thủy văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội;
c) Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung
ương và thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an
toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
d) Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các
yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với các ngành
có liên quan đề xuất và kiến nghị các biện pháp ứng phó thích hợp;
6. Về đo đạc và bản đồ:
a) Xác nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo
quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy
hoạch, kế hoạch; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ;
thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quản
lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản
đồ; quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ;
c) Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ của thành phố Hà Nội, bao gồm: hệ thống
điểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ,
hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên
đề phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình;
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 35
d) Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về
thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc thành phố Hà Nội;
ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục bảo vệ môi trường.
2.1.2.1. Vị trí, chức năng
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội là đơn vị quản lý hành chính trực thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; có tư cách pháp nhân đầy đủ; có con dấu
riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định hiện
hành của pháp luật.
Chức năng: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội có chức năng tham mưu giúp
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế
hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các
quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường quốc gia trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn thành phố.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND thành phố về việc tổ
chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám
đốc Sở kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi
trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư.
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa
bàn thành phố; thẩm định trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 36
quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các
nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp các cơ quan
chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở xác nhận các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường theo đề nghị của các cơ sở đó.
- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành
phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề
xuất với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và
phục hồi môi trường.
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai
thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám
đốc Sở.
- Chủ trì phối hợp với Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi
trường Hà Nội giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, quy
hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; tổ chức kiểm tra,
giám sát việc thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được
phê duyệt; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham
gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường
đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện thuộc thành phố và cán bộ
địa chính – xây dựng xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 37
môi trường trên địa bàn thành phố; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện
thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề
nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về môi trường và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường theo
phân công của Giám đốc Sở.
- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức
thuộc Chi cục theo phân cấp của UBND thành phố, Giám đốc Sở và quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
2.2. Phân tích thực trạng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
2.2.1. Các dự án đầu tư xây dựng dân dụng trên địa bàn Hà Nội
2.2.1.1. Phân loại các công trình xây dựng :
- Công trình dân dụng: Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
- Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công
trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;
nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát
thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
- Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng;
công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng,
dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình
cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng;
công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công
nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
- Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt;
công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
- Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường
ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 38
xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý
rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.
2.2.1.2. Đặc điểm của các công trình xây dựng dân dụng :
- Tác động về môi trường chủ yếu trong giai đoạn xây dựng.
- Ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế xã hội của khu vực dân cư xung quanh do
các dự án này thường được xây dựng trong khu dân cư.
2.2.1.3. Giới thiệu chung về 2 dự án đầu tư xây dựng dân dụng trên địa
bàn Hà Nội
Để hiểu rõ hơn thực trạng công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường
của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng chúng ta sẽ xem xét 2 dự án dưới bảng 2.2
để từ đó có những nhận xét đánh giá, phát hiện các kết quả đã đạt được và đặc biệt
chỉ rõ các tồn tại để từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện phù hợp.
Bảng 2.1. Các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
STT Tên dự án Tổng mức đầu tư Diện tích
1 Cao ốc quốc tế Hồ Tây 475 tỷ 2916 m2
2
Văn phòng làm việc, trung tâm
thương mại kết hợp nhà ở
VACVINA
513 tỷ 3043 m2
a. Dự án ”Cao ốc quốc tế Hồ Tây”
* Quy mô hạng mục công trình
- Dự án được xây dựng hợp khối trên tổng diện tích đất xây dựng: 2916 m2
- Phần ngầm: 03 tầng hầm.
- Phần công trình: Cao 17 tầng (không kể 03 tầng hầm và kỹ thuật).
- Diện tích xây dựng : 1198m2
- Mật độ xây dựng : 41,08%
- Tổng diện tích sàn : 18648,01m2
- Tổng diện tích tầng hầm : 6784,17m2 ( 3 tầng)
- Số tầng cao : 17 tầng
- Chiều cao công trình : 72m
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 39
* Chức năng và diện tích các tầng
Về quy mô, công trình Cao ốc quốc tế Hồ Tây cao 17 tầng, có 3 tầng hầm,
mật độ xây dựng khoảng 41,08% và hệ số sử dụng đất 6.39 lần. Đây là các chỉ tiêu
được xác định dựa trên nhu cầu về sử dụng không gian của các chức năng dự kiến
cũng như diện tích thực tế của khu đất.
Về công năng, công trình được thiết kế với ba chức năng chính: Các căn hộ
chung cư cao cấp đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 82 hộ gia đình, khu vực văn phòng
làm việc cho thuê, và khu mua sắm kết hợp các chức năng giải trí, thư giãn dành
cho người dân sống và làm việc tại đây như :Dịch vụ tiện ích, nhà hàng, quầy bar,
bể bơi, trung tâm chăm sóc sức khỏe Cụ thể các khu chức năng được bố trí như
sau:
- Tầng hầm 1,2 và 3: Khu đỗ xe và các không gian kỹ thuật
- Tầng trệt: Sảnh vào, không gian dịch vụ tiện ích
- Tầng lửng: Không gian dịch vụ tiện ích
- Lầu 1: Khu chăm sóc sức khỏe, văn phòng
- Lầu 2&3: Khu văn phòng, kỹ thuật bể bơi
- Lầu 4: Phòng tập thể thao, quầy bar, bể bơi
- Lầu 5: Là tầng kỹ thuật - nơi bố trí các hệ thống kỹ thuật cần thiết của tòa
nhà,
- Lầu 6 đến 16: Các căn hộ cho thuê
- Lầu lửng 16: Không gian kỹ thuật thang máy.
Mặt bằng tầng hầm
Ba tầng hầm có tổng diện tích 6784,17m2 - là nơi để xe cho các căn hộ, khu
mua sắm và làm việc cùng một số không gian kỹ thuật khác như bể nước, bể phốt,
phòng kỹ thuật điện, nước, phòng điều không...
Mặt bằng tầng trệt
Tầng trệt, ngoài các sảnh riêng biệt vào khu căn hộ và khu văn phòng, dịch
vụ tiện ích còn được bố trí quán cà phê và các đường dốc xuống tầng hầm. Diện tích
đất ở tầng trệt dành phần lớn cho sân vườn, cảnh quan và hành lang giao thông nên
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 40
diện tích xây dựng chỉ chiếm khoảng hơn 590m2.
Mặt bằng tầng lửng
Tầng lửng là không gian dành cho các cửa hàng dịch vụ tiện ích, với diện
tích khoảng 822.4m2. Không gian còn lại để trống để tạo thông thoáng tối đa cho
phần sân vườn và luồng giao thông phía dưới.
Mặt bằng lầu 1
Lầu 1 với diện tích 1164.26m2 là không gian dành cho các khu văn phòng
làm việc và trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Mặt bằng lầu 2
Lầu 2 có diện tích 1164.26m2 dành cho văn phòng.
Mặt bằng lầu 3
Lầu 3 với tổng diện tích 1167.54m2 là không gian dành cho văn phòng và
hệ thống kỹ thuật bể bơi.
Mặt bằng lầu 4
Lầu 4 được thiết kế dành cho khu vực bể bơi và phòng tập thể thao. Toàn bộ
diện tích sàn 1038.63m2 được nghiên cứu để bố trí một bể bơi 8,85mx5,5m cùng
với các bể sục, quầy ăn nhanh, chỗ thay đồ, vệ sinh liền kề, phòng tập cùng không
gian chờ rộng rãi phía ngoài.
Mặt bằng lầu 5
Toàn bộ tầng này là không gian để đấu nối, thu gom các đường ống kỹ thuật
của khối căn hộ phía trên thành những cụm đường ống lớn và đưa xuống các không
gian kỹ thuật dưới tầng hầm. Đồng thời, đây là nơi đặt các thiết bị, máy móc phục
vụ bảo dưỡng, bảo trì, thiết bị điều hòa phục vụ khối dịch vụ công cộng và văn
phòng làm việc phía dưới.
Mặt bằng lầu 6 đến lầu 15
Mặt bằng căn hộ điển hình, diện tích 1022m2 được bố trí từ lầu 6 đến lầu 15,
mỗi lầu được phân chia thành 7 căn hộ.
Thiết kế mặt bằng căn hộ đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tự nhiên, tập quán
sinh hoạt và vị trí xây dựng công trình. Mặt đứng công trình nghiêng theo hướng
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 41
20o để tăng tối đa tầm nhìn của các căn hộ ra phía Hồ Tây và công viên Bách thảo.
Các phòng khách và phòng ngủ đều tiếp xúc với mặt thoáng và có chiếu
sáng, thông gió tự nhiên. Các phòng ăn thông với phòng khách thành không gian
sinh hoạt chung rộng rãi trong nhà và nối liền với một lô gia nghỉ ngơi để thư giãn,
ngắm cảnh. Tất cả các căn hộ đều có tiền phòng gần lối vào, bếp ăn thông thoáng
gắn liền với một lô gia phục vụ và nơi để máy giặt, máy sấy đồ
Lô gia phục vụ có hệ nan chớp chắn nắng vừa đảm bảo an toàn trên tầng cao,
hạn chế nắng chiếu trực tiếp vào phòng, vừa giúp che giấu các thiết bị điều hòa,
máy giặt và đồ phơi . Ngoài ra, đây cũng là một yếu tố kiến trúc trang trí cho mặt
đứng, làm tăng dáng vẻ hiện đại và thẩm mỹ công trình.
Mỗi căn hộ có đường ống kỹ thuật nằm sát hành lang chung và có cửa mở từ
phía này để thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo dưỡng.
Cửa vào các căn hộ có khoảng cách tới cầu thang bộ hợp lý, đảm bảo các
tiêu chuẩn về thoát hiểm khẩn cấp (khoảng cách xa nhất từ cửa căn hộ tới lối thoát
hiểm nhỏ hơn 17m).
Các tầng có bố trí phòng đổ rác riêng, r¸c được phân loại theo: Kim loại,
nhựa- ni lông, rác hữu cơ tự phân, tất cả chúng đều được tập trung tại góc khuất và
cuối hướng gió tại tầng trệt để không ảnh hưởng đến cảnh quan và chất lượng sống
của người dân.
Mặt bằng lầu lửng 15
Lầu lửng 15 - diện tích 1022m2 được phân chia thành bảy căn hộ cao cấp
trên mỗi sàn. Các chức năng các căn hộ tương tự với các căn hộ tầng điển hình tầng
6-15.
Mặt bằng lầu 16
Lầu 16 có diện tích 779.46m2 được phân chia thành 5 căn hộ, trong đó có 3
că bố trí tương tự như lầu lửng 15 nhưng 2 căn mặt hướng ra hồ lùi vào hơn so với
lầu dưới để tạo phần kết thúc cho công trình.
Mặt bằng lầu lửng 16
Lầu lửng 16 có diện tích 779.46m2, là .không gian khu kỹ thuật như phòng
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 42
thang máy, các phòng kỹ thuật...
Mặt bằng lầu mái
Lầu mái – diện tích 144.3m2 , là không gian bố trí các khu kỹ thuật và bể
nước
b. Dự án “Văn phòng làm việc, trung tâm thương mại kết hợp nhà ở
VACVINA”
* Quy mô hạng mục công trình
- Dự án được xây dựng hợp khối trên tổng diện tích đất : 3.043,5 m2
- Phần tầng hầm : tại khối nhà 21 tầng là 03 tầng hầm và 1 tầng bán hầm. Tại
khối nhà 9 tầng là 01 tầng hầm
- Diện tích xây dựng : 1.639 m2
- Mật độ xây dựng : 53,8%
- Hệ số sử dụng đất : 9,6 lần
- Tổng diện tích sàn xây dựng : 29.241 m2
- Tổng diện tích sàn tầng hầm tại khối nhà 21 tầng : 6.396,57 m2
* Chức năng và diện tích các tầng
* Khối nhà 21 tầng:
Mặt bằng phải được đảm bảo được tính hợp lý, sử dụng tiện nghi, diện tích
xây dựng 1.289 m2. Công năng của công trình chính :
- Tầng hầm 1, 2, 3: Gồm gara ô tô , phòng kỹ thuật thông gió tầng hầm, khu
vực thang máy, thang bộ.
- Tầng bán hầm : gồm gara xe đạp, xe máy, phòng kỹ thuật điện, nước
- Tầng 1: Lối vào chính hướng ra đường Lê Văn Thiêm có một sảnh chính
vào cụm thang máy đi lên các căn hộ, ngoài ra là các không gian phụ trợ gồm: thang
bộ, thang thoát hiểm, thang máy, vệ sinh.
- Tầng 2,3: Dùng làm không gian kinh doanh, liên hệ với tầng 1 bằng thang
bộ, và thang máy.
- Tầng 4-21: là các tầng bố trí 128 căn hộ ở.
Giao thông đứng của các tầng tại mỗi khối nhà được liên hệ bằng 03 thang
Luận văn Thạc sĩ – Đề tài : Nghiên cứu vấn đề
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Nguyễn Thiện Vinh Hiển QTKD02 – 2011B 43
máy và 01 thang bộ kết hợp với các sảnh thang tại các tầng tạo thành hệ thống giao
thông liên hoàn, phía cuối công trình bố trí 01 thang thoát hiểm phục vụ yêu cầu
PCCC.
* Khối nhà văn phòng (9 tầng) :
Dành làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273236_6557_1951487.pdf