Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI . 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 2

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2

1.3.1. Mục tiêu tổng quát. 2

1.3.2. Mục tiêu cụ thể: . 3

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3

1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 5

2.1 AN TOÀN NGƯỜI BỆNH. 5

2.2. VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH. 9

2.3.1 Định nghĩa . 9

2.3.2 Lược khảo các nghiên cứu về Khảo sát văn hóa an toàn người

bệnh sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC. 11

2.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ NHỮNG THIỆT HẠI VỀ

NGƯỜI VÀ KINH TẾ DO SAI SÓT Y KHOA VÀ LỖI HỆ THỐNG. 12

pdf73 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp và gián tiếp bệnh nhân, trong đó có thể kể đến nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, hộ lý. Nhân viên y tế không trực tiếp chăm sóc người bệnh nhưng công việc của họ có ảnh hưởng đến việc chăm sóc người bệnh như dược sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên trang thiết bị, nhân viên hành chính và người quản lý. Với đối tượng nghiên cứu là tất cả nhân viên bệnh viện có thời gian công tác tại bệnh viện ít nhất là sáu tháng vì khi đó họ đã hiểu được văn hóa tổ chức, do vậy số mẫu mà đề tài thực hiện nghiên cứu thỏa mãn tiêu chí nêu trên là 2.118/2.153 nhân viên bệnh viện. 3.4.3 Phương pháp tiến hành Đầu tiên, tác giả hình thành nhóm nghiên cứu tại bệnh viện với thành viên là 35 nhân viên chuyên trách mạng lưới quản lý chất lượng trực thuộc các Khoa/phòng. Trong đó, tác giả xây dựng một nhóm bao gồm một bác sĩ lâm sàng, một bác sĩ cận lâm sàng, một dược sĩ, một nữ hộ sinh và một nhân viên hành chính dịch bộ câu hỏi HSOPSC từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau khi thống nhất về bản dịch, tác giả gởi bản dịch Anh – Việt đến hai nhân viên chuyên trách khác thuộc nhóm nghiên cứu để dịch ngược từ tiếng việt sang tiếng anh nhằm xác định sự việt hóa trong bộ câu hỏi vẫn tuân theo nội dung nguyên tác. Tác giả tiến hành thử nghiệm bản dịch bao gồm 35 thành viên khoa/phòng và mỗi thành viên sẽ đánh giá lỗi chính tả, ngữ nghĩa các câu có dễ hiểu, có nội dung gây hiểu lầm không, và các câu có phản ánh trung thực ý muốn chuyển tải về khảo sát văn hóa an toàn người bệnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy 3/4 số nhân viên tham gia thử nghiệm hiểu bộ câu hỏi nghiên cứu, chỉ vài ý kiến từ nhân viên hành chính cho rằng cần làm rõ khái niệm sự cố. Như vậy sau khoảng sáu tuần việt hóa bộ câu hỏi, bản dịch bộ câu hỏi HSOPSC hoàn thành. Tác giả cùng nhóm nghiên cứu tiến hành lập danh sách, số lượng nhân viên mỗi khoa/phòng, tập huấn điền phiếu câu hỏi, và xây dựng kế hoạch hành động 23 khảo sát từng khoa/phòng và mỗi thành viên nhóm nghiên cứu có trách nhiệm triển khai việc khảo sát bộ câu hỏi đến khoa/phòng mình phụ trách. Thời gian triển khai và thu thập bản câu hỏi hoàn thiện gởi về tác giả trực thuộc phòng Quản lý chất lượng 6 tuần sau đó. Tiếp đến, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo nhằm xác định các câu hỏi được phân bổ vào từng lĩnh vực thuộc một khái niệm; và kiểm định độ tin cậy của các câu hỏi bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha. Dữ liệu nghiên cứu sẽ được nhập liệu với phần mềm Epi-data 3.1 với tiêu chuẩn chọn như sau, phiếu câu hỏi được tham gia phân tích số liệu phải trả lời đầy đủ 12 chuyên mục, trong mỗi chuyên mục phải trả lời trên 70 số câu hỏi và không có hiện tượng trả lời đồng loạt 1 đáp án. Và để xử lý số liệu, tác giả sử dụng phần mềm Stata 12, và kết quả của mục tiêu 1 về khảo sát thực trạng văn hóa an toàn người bệnh sẽ được trình bày theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu chất lượng y tế - AHRQ để có thể so sánh cùng các nghiên cứu tương tự trên thế giới. Và điều quan trọng là cá nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và không tiết lộ danh tính. 24 CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ 4.1 Giới thiệu Bệnh viện Từ Dũ Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện phụ sản hàng đầu tại khu vực phía Nam, Việt Nam. Với qui mô hơn 1.700 giường, 2.153 nhân sự , bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 220.000 lượt bệnh nhân ngoại trú và 120.000 lượt nội trú hàng năm. Và để vận hành cỗ máy khổng lồ này là sự phối hợp công tác của 35 Khoa/phòng, và tùy thuộc vào đặc thù công việc, chức năng, nhiệm vụ của từng khoa/phòng mà hệ thống bệnh viện chia làm 3 khối chính như sau, khối phòng chức năng, khối lâm sàng, và khối cận lâm sàng. Đối với khối phòng chức năng bao gồm Phòng Kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm chỉ đạo công tác chuyên môn trong bệnh viện, tổ chức đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ, thực hiện công tác hợp tác quốc tế và đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ bệnh án, tổng kết chuyên môn theo đúng quy định. Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp, đào tạo nhân lực cán bộ, thực hiện công tác bảo vệ chính trị, an ninh nội bộ của bệnh viện, xây dựng lề lối làm việc tương quan giữa các khoa/phòng, tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị,.. để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên chức. Phòng Chỉ đạo tuyến có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ và đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn về công tác Bảo vệ sức khỏe Bà Mẹ - Trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình của 32 tỉnh thành khu vực phía nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau), và phối hợp với các chuyên khoa tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới. Phòng Hành chính quản trị cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa phòng kịp thời, quản lý tốt và có hệ thống công văn đi, đến; Quản lý, sửa chữa nhà cửa, duy tu, bão dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, phòng đảm bảo công tác hậu cần phục vụ tiếp khách và các hội nghị của bệnh viện, cũng như cung cấp đầy đủ điện, nước sạch, vệ sinh ngoại cảnh luôn sạch đẹp. Phòng Tài chánh Kế toán thực hiện, giám sát chặt chẽ chế độ thu, chi tài chánh kế toán của bệnh viện và thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, 25 chính xác và kịp thời. Phòng Điều dưỡng điều hành, đôn đốc và giám sát công tác chăm sóc người bệnh của toàn bộ điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ lý thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật, quy chế bệnh viện của Bộ y tế, và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng, nữ hộ sinh Phòng Vật tư - Thiết bị y tế xây dựng kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện, tổ chức đấu thầu mua sắm, và xây dựng, duy tu, bão dưỡng thiết bị y tế kịp thời. Phòng Công nghệ Thông tin phụ trách triển khai hoạt động công nghệ thông tin tại bệnh viện. Và Phòng Quản lý Chất lượng phụ trách công tác cải tiến chất lượng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, và thư viện bệnh viện. Đối với khối lâm sàng, các khoa có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người bệnh – khách hàng, và cũng là nơi đào tạo sinh viên của các trường đại học Y, với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như Khoa Khám phụ khoa có trách nhiệm tiếp nhận, khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa cho các bệnh nhân ngoại trú. Khoa chăm sóc trước sinh tư vấn tiền sản, thực hiện thủ thuật chọc ối, sinh thiết gai nhau, thủ thuật hủy thai, khám thai tiền sản và Quản lý thai kỳ cho thai phụ. Khoa Cấp cứu-chống độc tiếp nhận các trường hợp cấp cứu về sản khoa, phụ khoa và sơ sinh. Khoa Sanh thực hiện công tác đỡ sanh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh ngay sau khi sanh. Khoa Sản A tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ đang có thai bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý tuyến giáp,... và sản phụ sau khi sanh có bệnh lý. Hậu sản N, H, C, M tiếp nhận và điều trị và chăm sóc các sản phụ sau sanh thường và sanh mổ. Hậu phẫu chăm sóc người bệnh sau mổ phụ khoa, mổ sản khoa. Khoa Ung bướu phụ khoa chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư buồng trứng, thai trứng, bệnh lý tế bào nuôi, bệnh lý tuyến vú và tầm soát ung thư vú. Khoa phụ điều trị nội trú tất cả bệnh phụ khoa viêm nhiễm đường sinh dục, rong kinh, rong huyết, động thai, thai lưu trên 13 tuần, chuẩn bị tiền phẫu cho bệnh nhân sắp phẫu thuật phụ khoa. Khoa Nội soi điều trị nội trú các bệnh nhân Thai ngoài tử cung, chuẩn bị tiền phẫu và chăm sóc hậu phẫu cho các bệnh nhân phẫu thuật nội soi (U buồng trứng, U xơ tử cung, Vô sinh,.). Khoa Gây mê hồi sức gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các phẫu thuật, theo chương trình và cấp cứu, khu vực hồi sức sau phẫu thuật và các bệnh lý nội khoa nặng. Khoa Hiếm muộn tư 26 vấn, khám và điều trị bệnh nhân hiếm muộn. Khoa Kế hoạch hoá gia đình tư vấn, khám và thực hiện các phương pháp kế hoạch hóa gia đình, cung cấp dịch vụ thân thiện vị thành niên, tư vấn và thực hiện dịch vụ bỏ thai bằng phương pháp ngoại và nội khoa cho khách hàng. Khoa Sơ sinh tiếp nhận và điều trị chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý, non tháng, có trách nhiệm theo dõi sức khỏe, chích ngừa cho trẻ em tại phòng khám trẻ. Và Khoa Phục hồi chức năng tiếp nhận, điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Đối với khối cận lâm sàng, Khoa Dược có trách nhiệm thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm trong bệnh viện. Khoa Xét nghiệm thực hiện các xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh. Khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào thực hiện các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, đọc tiêu bản, phết tế bào âm đạo để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khoa Xét nghiệm di truyền y học tư vấn di truyền, tư vấn trước sinh, phân tích nhiễm sắc thể đồ (karyotype), chẩn đoán DNA, phát hiện đột biến gen gây bệnh thalassaemia, chẩn đoán nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tầm soát trước sinh triple test và tầm soát sơ sinh. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện quy chế phòng chống nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện. Khoa Chẩn đoán hình ảnh: thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh như: X- Quang, siêu âm, chụp nhũ ảnh, đo loãng xương, MRI. Và Khoa Dinh dưỡng thực hiện công tác phục vụ ăn uống cho người bệnh nội/ngoại trú, và có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bệnh viện 4.2 Hoạt động an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ Từ tháng 9 năm 2011 với nhận định sâu sắc An toàn là một trong sáu tiêu chuẩn chất lượng của chăm sóc sức khỏe. Từ thời Hipporates, ông tổ của ngành y, vấn đề an toàn người bệnh đã được đặt ra “First do no harm”. Điều đó có nghĩa là “việc đầu tiên nhân viên y tế cần làm cho người bệnh là không làm gì gây hại cho người bệnh”. An toàn người bệnh là không để xảy ra các tai biến hay tổn thương có tbể ngăn ngừa do chăm sóc y tế gây ra, và cải tiến chất lượng liên tục nhằm cải thiện sức khỏe và đạt đến kết quả tốt nhất cho người bệnh (WHO, 2001). Tuy nhiên, 27 bên cạnh đó, William Osler cũng chỉ ra rằng y khoa là khoa học của sự bất định, và là nghệ thuật của xác suất. Một thuật điều trị được xem là tiêu chuẩn vàng hôm nay vẫn có thể trở thành sai lầm nguy hiểm trong tương lai (Michael, 1999). Vì thế trong ngành y, sai sót có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của quá trình chăm sóc sức khỏe từ chẩn đoán, điều trị, đến phòng ngừa. Sai sót 80 từ lỗi hệ thống và sai sót, sự cố là cơ hội cho cải tiến. Vậy làm thế nào để tạo một môi trường khuyến khích nhận diện sai sót, báo cáo sai sót, và học hỏi từ sai sót, để xác định nguyên nhân và có hoạt động thích hợp để cải thiện cho tương lai. Xuất phát từ nhận định, quan điểm đó, Ban An toàn người bệnh trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp được hình thành với nhiệm vụ thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố tự nguyện, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật toàn bệnh viện, sau đó tiến hành điều tra và định kỳ phân tích nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm và có đề xuất biện pháp phòng ngừa hiệu quả, từ đó thông tin, học hỏi từ sai sót. Bên cạnh đó, Ban An toàn người bệnh cũng hỗ trợ xây dựng, ban hành những quy định cụ thể về bảo đảm an toàn cho người bệnh. Triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật. Hoạt động của Ban An toàn người bệnh được sơ đồ hóa như sau: 28 Hình 4.2.1 Sơ đồ hoạt động Ban An toàn người bệnh Qua hai năm hoạt động, Ban an toàn người bệnh đã xây dựng được mạng lưới Tiểu ban An toàn người bệnh với 76 thành viên có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Ban đến tất cả nhân viên khoa/phòng. Ban cũng đã hoàn thiện qui trình quản lý sự cố bệnh viện, triển khai tập huấn cho tất cả thành viên mạng lưới, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo sự cố và cơ chế khuyến khích khen thưởng khi báo cáo sự cố. Số phiếu báo cáo sự cố tăng lên qua hàng năm, năm 2012 với 40 sự cố được báo cáo đã tăng lên gấp đôi vào một năm sau đó. Và để xử trí cho các bước tiếp theo của qui trình quản lý sự cố, hàng năm, Ban An toàn người bệnh tổ chức ba diễn đàn về an toàn người bệnh, và 8 chương trình học hỏi từ sai sót về các chuyên đề liên quan đến sự cố được báo cáo như Băng huyết sau sanh, Suy thai trong chuyển dạ và xuất bản 6 bản tin An toàn 29 người bệnh như một kênh thông tin các sự cố và đề xuất giải pháp khắc phục đến tất cả nhân viên bệnh viện. Hoạt động của An toàn người bệnh tại Bệnh viện ngày càng mạnh mẽ và qui cũ hơn vào cuối tháng 11 năm 2013, phòng quản lý chất lượng bệnh viện hình thành theo thông tư 19 của Bộ Y tế về triển khai công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Các hoạt động tập huấn qui trình quản lý sự cố được lặp đi lặp lại với nhiều hình thức tổ chức tích cực tạo sự phấn khích và chủ động cho người tham dự, các cuộc họp phân tích nguyên nhân gốc được triển khai hàng tuần với quan điểm “Vấn đề là gì? Tại sao vấn đề đó xảy ra? Và giải pháp là gì? Giúp giảm được phần nào mối quan ngại của văn hóa buộc tội trong nhân viên. Số phiếu báo cáo sự cố gởi về càng nhiều với hơn 100 sự cố được báo cáo trong năm 2014, và trong vòng 3 tháng đầu năm 2015, số sự cố được báo cáo bằng với con số thống kê năm 2014. Trong đó, số sự cố suýt xảy ra chiếm 35 , sự cố sai biệt chiếm 55 và sự cố đặc biệt nghiêm trọng chiếm 10 . Trong đó, 60 sự cố được báo cáo từ hệ thống điều dưỡng, nữ hộ sinh. Nhận định 80 lỗi hệ thống hiện diện trong tất cả các sự cố được phân tích nguyên nhân gốc, phòng quản lý chất lượng tiến hành xây dựng và chuẩn hóa các qui trình liên quan trong bệnh viện, và đến nay với hơn 85 qui trình đã phê duyệt, 45 qui trình đã soạn thảo và 30 qui trình đang trong quá trình hoàn thiện do chính các thành viên mạng lưới quản lý chất lượng (200 thành viên – tiền thân mạng lưới tiểu ban An toàn người bệnh) thực hiện. Cuộc họp mạng lưới quản lý chất lượng được tổ chức thường xuyên định kỳ mỗi sáu tuần, nhằm tập huấn các nội dung liên quan đến An toàn người bệnh – quản lý chất lượng như giới thiệu về kỹ thuật 5S, hướng dẫn về cách viết qui trình, cách xây dựng kế hoạch, cách thức quản lý thời gian cũng như ôn lại các bước trong qui trình quản lý sự cố ; nhưng điều quan trọng hơn cả là quan điểm “An toàn người bệnh là an toàn thầy thuốc”, “Bệnh nhân hạnh phúc làm nên những người bác sĩ hạnh phúc”, “Sự cố của người này là bài học kinh nghiệm cho người khác” và 30 “Bệnh viện đã tốt nay còn tốt hơn” cùng với hình thức hoạt động nhóm sinh động và tạo động lực luôn được lồng ghép trong cách thức tổ chức. Hoạt động an toàn người bệnh chưa dừng lại tại đó, Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo và tổ chức thành công các lớp kỹ năng mềm giúp thúc đẩy hoạt động quản lý chất lượng – An toàn người bệnh đạt được những bước tiến nhanh hơn như tổ chức 17 lớp Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và 2 lớp Kỹ năng làm việc đội/nhóm dành cho nhân viên; đối với cán bộ quản lý triển khai 4 lớp Phát triển kỹ năng cá nhân, 1 lớp Kỹ năng dẫn giảng lấy người học làm trọng tâm, 4 lớp Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp, 1 lớp Kỹ năng quản lý con người và một cho Quản trị nguồn nhân lực những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong công tác quản lý cấp trung – xương sống của bệnh viện. Vì có triển khai thực hiện thì càng hiểu rõ bốn chữ “cam kết lãnh đạo”, tiêu chí tiên quyết cho hoạt động An toàn người bệnh và quản lý chất lượng, một hành trình có điểm bắt đầu nhưng chưa điểm kết thúc. Tóm lại, chương 4 giới thiệu sơ lược công tác khám chữa bệnh với chức năng nhiệm vụ cụ thể 35 khoa/phòng của Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện tuyến một trong hệ thống y tế Việt Nam với một qui mô tầm cỡ; và tổng quan hoạt động công tác An toàn người bệnh tại bệnh viện từ tháng 9 năm 2011 đến nay. 31 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm 4 phần, đầu tiên tác giả mô tả mẫu, tiếp đến tác giả mô tả kết quả đánh giá thang đo văn hóa an toàn người bệnh bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo nhằm xác định các câu hỏi được phân bổ vào từng lĩnh vực thuộc một khái niệm; và kiểm định độ tin cậy của các câu hỏi bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha; và phần thứ 3 tác giả trình bày kết quả của nghiên cứu gồm dạng thống kê mô tả nhằm xác định thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của Bệnh viện, được trình bày theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu chất lượng y tế (AHRQ) để có thể so sánh cùng các nghiên cứu tương tự trên thế giới; và cuối cùng trình bày kết quả kiểm định sự khác biệt của các thành phần văn hóa an toàn người bệnh theo các đặc điểm chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và thu nhập được thể hiện qua mô hình hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR). 5.1 Mô tả mẫu: Tổng số đối tượng khảo sát là 2.118 người tương ứng với 2.118 bản câu hỏi. Kết quả thống kê mô tả số lượng nhân viên theo khối, chức danh nghề nghiệp, chức vụ tại khoa, thâm niên công tác tại bệnh viện cũng như tại khoa/phòng, đặc thù công việc có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và mức thu nhập trung bình hàng tháng của nhân viên sẽ được trình bày dưới dạng bảng như sau. 32 Bảng 5.1 Số lượng nhân viên theo khối Số liệu bảng 5.1 cho thấy nhân viên được phân bổ đến các khối lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng chiếm tỉ lệ lần lượt như sau 65,5 , 16,3 và 18,2 . Bảng 5.2 Chức danh nghề nghiệp 18.2 16.3 65.5 Khối phòng chức năng Khối cận lâm sàng Khối lâm sàng 14.4 51 2.6 6.9 18.2 BS ĐD/NHS DS KTV Khác 33 Bảng 5.2 cho thấy trong 2.118 đối tượng khảo sát, có 305 Bác sĩ tham gia nghiên cứu (14,4 ), 1.080 điều dưỡng/nữ hộ sinh chiếm 51 số lượng nhân viên bệnh viện; 2,6 dược sĩ; 6,9 kỹ thuật viên; và nhân viên văn phòng, thư ký y khoa, thu ngân, kế toán chiếm tỉ lệ khoảng 18,2 . Qua số liệu thống kê này cho thấy, tại Bệnh viện Từ Dũ cứ một bác sĩ thì có khoảng 3 điều dưỡng/nữ hộ sinh. Trong khi đó ở Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới (2001) khuyến cáo là 1 bác sĩ/4 điều dưỡng. Sự thiếu hụt điều dưỡng/nữ hộ sinh cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất sự cố, rủi ro trong quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản thai phụ. Bảng 5.3 Thời gian công tác tại Bệnh viện Bảng số liệu nêu trên cho thấy chỉ có khoảng 7 nhân viên bệnh viện có thời gian công tác tại bệnh viện trên 6 tháng và dưới 1 năm, khoảng 23 nhân viên làm việc từ một đến năm năm, và gần 70 nhân viên có thâm niên công tác tại bệnh viện từ 6 năm trở lên. Qua số liệu nêu trên cho thấy hầu hết nhân viên bệnh viện với thâm niên công tác từ một năm trở lên đủ thời gian hiểu rõ về văn hóa tổ chức mình công tác. 7.25 23.25 17.83 51.67 < 1 năm 1 - 5 năm 6 - 10 năm > 10 năm 34 Bảng 5.4 Thời gian công tác tại Khoa/Phhòng Số liệu thống kê nêu trên cho thấy thời gian công tác tại bệnh viện và thời gian công tác tại khoa/phòng của nhân viên bệnh viện chiếm tỉ lệ xấp xỉ bằng nhau. Bảng 5.5 Công việc trực tiếp tiếp xúc với người bệnh 80 nhân viên bệnh viện tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong quá trình công tác. 35 Bảng 5.6 Chức vụ tại khoa/phòng Số liệu thống kê cho thấy, trong số 2.118 nhân viên được khảo sát chỉ có gần 7 đối tượng giữ chức vụ là trưởng/phó khoa/phòng. Bảng 5.7 Thu nhập Kết quả bảng 5.7 cho thấy, khoảng 50 nhân viên có thu nhập trung bình hàng tháng từ 8 đến 12 triệu, 30 nhân viên có thu nhập trung bình từ 5 đến dưới 8 36 triệu. Nhân viên có thu nhập trên 12 triệu chiếm 13 , và thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu chiểm tỉ lệ khoảng 7 . 5.2. Đánh giá thang đo văn hóa an toàn người bệnh bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định độ tin cậy bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho từng thành phần/lĩnh vực của văn hóa an toàn người bệnh nhằm xác định các biến nào đạt yêu cầu nghiên cứu. Những biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) dưới 0,5 và tổng phương sai trích (cumulative) dưới 0,5 sẽ bị loại khỏi thang đo. Tiếp đến, tác giả phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (CA) với tiêu chí alpha ≥ 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của mỗi nhân tố (item – rest correlation) ≥ 0,3 thì các nhân đó đạt yêu cầu và chứng minh thang đo thu được là tốt, có giá trị và độ tin cậy. Kết quả tổng hợp được trình bày chi tiết trong bảng sau. Bảng 5.8 Đánh giá thang đo Văn hóa an toàn người bệnh EFA Cronbach’s Alpha Kết quả Nhân tố Factor loading cumulative alpha item – rest correlation Y1 Làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng 0.5863 0.7632 Đạt Mọi người trong khoa luôn sẵn lòng hỗ trợ nhau (A1) 0.80 - - 0.61 Nhân viên trong khoa luôn làm việc theo nhóm để hoàn thành các công việc mang tính khẩn cấp (A3) 0.72 - - 0.52 Mọi người trong khoa luôn tôn trọng nhau (A4) 0.81 - - 0.62 Nhân viên trong khoa tự giác hỗ trợ lẫn nhau khi khoa bị quá tải công việc (A11) 0.70 - - 0.49 Y2 Quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý 0.78 - Đạt 37 Y2a Lãnh đạo khoa động viên, khen ngợi khi nhân viên thực hiện theo đúng các qui trình đảm bảo an toàn cho người bệnh (B1) 0.75 - 0.78 Lãnh đạo khoa luôn lắng nghe và xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn cho người bệnh (B2) 0.79 - Y2b Khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn hối thúc nhân viên hoàn thành dù có thể bỏ qua các qui trình an toàn (B3) 0.60 - 0.66 Dù có các sai sót cứ lặp đi lặp lại trong khoa nhưng lãnh đạo khoa vẫn không quan tâm (B4) 0.45 - Y3 Cải tiến liên tục – Học tập hệ thống 0.52 0.54 Không Đạt Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo ATNB (A6) 0.78 0.41 Nhân viên trong khoa cảm thấy chính các sai sót đã giúp khoa cải tiến tốt hơn (A9) 0.64 0.29 Khoa có tiến hành đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp để cải tiến ATNB (A13) 0.73 0.35 Y4 Hỗ trợ về quản lý cho ATNB 0.52 0.56** Đạt Lãnh đạo Bệnh viện (BV) luôn cung cấp một môi trường làm việc nhằm thúc đẩy ATNB (F1) 0.78 0.32 Các hoạt động của BV cho thấy ATNB là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chăm sóc người bệnh (F8) 0.76 0.32 BV chỉ quan tâm đến ATNB khi có sự cố xảy ra (F9)* -0.61 0.26* Y5 Quan điểm tổng quát về ATNB 0.60 Không đạt Khoa luôn đặt vấn đề ATNB lên hàng đầu hơn 0.43 38 Y5a là cố gắng hoàn thành thật nhiều việc (A15) 0.41 Khoa có những qui trình và biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sai sót xảy ra (A18) 0.44 Y5b Khoa của Anh/Chị chưa có sai sót nghiêm trọng xảy ra,chủ yếu là do may mắn (không phải do khoa chủ động phòng ngừa) (A10) 0.05 0.07 Khoa đã từng có một số sai sót liên quan đến ATNB (A17) 0.11 Y6 Phản hồi và trao đổi về sai sót 0.68 0.76 Đạt Anh/Chị được thông báo về các sự cố trong khoa/bệnh viện và biện pháp khắc phục phòng ngừa được áp dụng (C1) 0.80 0.57 Nhân viên được thông tin về các sai sót xảy ra trong khoa (C3) 0.85 0.64 Khoa có tổ chức thảo luận các biện pháp để ngừa sai sót tái diễn (C5) 0.81 0.58 Y7 Trao đổi cởi mở 0.61 0.68 Đạt Nhân viên có thể thoải mái góp ý với lãnh đạo khoa khi họ thấy có những sai sót trong khoa ảnh hưởng đến BN (C2) 0.82 0.48 Nhân viên cảm thấy thoải mái, không e ngại trong việc yêu cầu lãnh đạo khoa/BV thực hiện các cải tiến nâng cao ATNB (C4) 0.82 0.47 Nhân viên e ngại không dám thắc mắc và có ý kiến khi có những sự việc không đúng hoặc có thể có sai sót xảy ra trong khoa (C6) -0.70 0.40 39 Y8 Tần suất ghi nhận sự cố 0.63 0.71 Đạt Báo cáo sự cố xảy ra nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời trước khi ảnh hưởng lên bệnh nhân (D1) 0.64 0.37 Báo cáo sự cố xảy ra do không tuân thủ các chính sách, quy trình, quy định, của BV (D2) 0.85 0.61 Báo cáo sự cố gây tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng không mong đợi về mặt thể chất hoặc tinh thần người bệnh (D3) 0.87 0.64 Y9 Làm việc theo ê kip giữa các khoa/phòng 0.47 0.61 Đạt Có sự hợp tác tốt giữa các khoa phòng (F4) 0.78 0.45 Các khoa hợp tác tốt với nhau để đảm bảo chăm sóc BN tốt nhất (F10) 0.73 0.41 Giữa các khoa phòng không có sự phối hợp tốt với nhau (F2) -0.65 0.37 Anh/Chị cảm thấy không thoải mái khi làm việc với các nhân viên khoa khác (F6) -0.56 0.31 Y10 Nhân sự 0.42 0.53 Không đạt Khoa có đủ nhân sự để làm việc (A2) -0.51 0.21 Thời gian làm việc trong khoa chưa đảm bảo chăm sóc bệnh nhân (BN) tốt nhất (A5) 0.71 0.33 Số lượng nhân viên trong khoa chưa đảm bảo ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_van_hoa_an_toan_nguoi_benh_tai_benh_vien.pdf
Tài liệu liên quan