MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TỈNH BO KẸO - DIỄN BIẾN XỬ LÝ VÀ TÍNH CHẤT CHỦ YẾU 7
1.1. Tình hình chung của tỉnh Bo Kẹo 7
1.2. Một số vấn đề lý luận về điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị xã hội 14
1.3. Diễn biến và xử lý một số điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 22
1.4. Tính chất của điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo 46
Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TỈNH BO KẸO 55
2.1. Nguyên nhân của các điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo 55
2.2. Bài học kinh nghiệm qua các điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội 65
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 gần bản Chiềng Tong. ở đây họ cắm 42 "cờ cứu quốc của họ", đã tung ra 2.405 tờ rơi, sau đó đã ném 4 quả "bộc phá" và bắn súng AK.
- Đến 22 giờ 10 phút ngày 15/4/2004 họ đã ném một quả bộc phá ở trên lưng núi "Pa Lay" gần bản Huội May Sang, trên toạ độ 92669, bản đồ tỷ lệ 1/100.000. ở đây cũng do không có kỹ thuật lắp ráp bộc phá cho nên khi kéo nụ xe thì bộc phá nổ tung làm chết tại chỗ 2 người, còn 1 người ngày hôm sau bắt được.
1.3.2.2. Về việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản biên giới đất liền của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo
Trong thực tế của đời sống xã hội, bất cứ một ĐNXH, ĐNCT-XH nào khi nó nổ ra cũng đều tổn thất về vật chất, tinh thần và thậm chí còn thiệt hại về sinh mạng, cho nên việc xử lý ĐNCT-XH là một vấn đề hết sức rắc rối, phức tạp. Trên thực tế do tính chất, mức độ, đặc thù của từng ĐN và từng nơi xảy ra ĐN khác nhau, cho nên cách xử lý của từng ĐN cũng khác nhau. Việc xử lý ĐNXH, ĐNCT-XH trong thực tế không có một phong cách chung nào làm mẫu, do đó đòi hỏi chủ thể xử lý khi xử lý phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Xử lý ĐNCT-XH về nguyên tắc cần đảm bảo các quy trình và giải pháp chung, song ở mỗi địa bàn, mỗi tình huống khác nhau lại cần phải có nhiều biện pháp linh hoạt, nhạy bén khác nhau để phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Biện pháp sách lược của từng ĐN ở từng địa phương là tuỳ thuộc vào tình huống và nghệ thuật cụ thể của người lãnh đạo chỉ huy.
Với ĐNCT-XH ở 13 cụm bản nói trên, do mục đích, tính chất, mức độ và diễn biến nó khác với các ĐNCT-XH đã xảy ra ở nơi khác, cho nên việc xử lý ĐN ở đây cũng không đi đúng theo một quy trình chung của nó.
Như đã trình bày ở phần trên, ĐNCT-XH đã xảy ra ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan là trong giai đoạn tỉnh Bo Kẹo thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị ở nông thôn trong phạm vi cả tỉnh. Khi tiến hành xây dựng cơ sở chính trị ở giai đoạn một về cơ bản là làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục cho dân hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước trong quá trình đổi mới, điều tra dân số, nắm vững tình hình ra - vào của công dân, số lượng của nhân dân tham gia hoạt động phục vụ cho bọn " nhóm người không tốt"... ở từng bản trong cả cụm, xây dựng gián điệp cắm sâu ở từng bản để nắm tình hình và báo cáo với cấp trên. Trong giai đoạn một, qua việc khảo sát, nắm vững tình hình thì ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị cụm bản phát triển cũng đã biết và nắm được số liệu là ở bản nào, có những ai hoạt động phục vụ cho bọn " nhóm người không tốt", nhưng vì lý do là ta chưa có chứng cứ, quả tang cho nên chưa làm được những điều gì hơn.
Bước sang giai đoạn hai, lúc mà ban chỉ đạo và cán bộ xây dựng cơ sở chính trị về nhà ăn Tết "Bun Py May", nhân thời cơ đó, bọn " nhóm người không tốt" đã thực hiện kế hoạch của họ. Hồi 15 giờ 15 phút ngày 14/4/2004 họ đã ném một quả "bộc phá" nặng 1,2 kg vào trạm kiểm tra của công an ở bản Đông, "bộc phá" không nổ, họ mới ném 2 quả lựu đạn làm phá huỷ hoàn toàn trạm công an.
Trước những tình hình trên, ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị cấp tỉnh triệu tập khẩn cấp và ra lệnh cho Tỉnh đội trưởng nhanh chóng đưa lực lượng đến nơi xảy ra ĐN. Đến 20 giờ cùng ngày lực lượng quân đội và công an đã đến nơi xảy ra ĐN. Qua việc hoạt động kiểm tra, đến 5 giờ sáng ngày 16/4/2004 mọi việc đã được giải quyết và kết quả đã bắt giữ được 39 người tham gia hoạt động với bọn " nhóm người không tốt" và thu được một số đồ đạc sau:
- Tiền Lào 85.000 kíp.
- Súng CKC 2 khẩu và 18 viên đạn.
- Cờ "cứu quốc" 42 cái.
- Tờ rơi 2.405 tờ.
- Mũ bộ đội của họ 154 cái
- Micrô + loa 1 bộ
- Ma tuý (dạng thuốc lắc) 5 túi gồm 987 viên
- Vải đỏ buộc cẳng tay làm dấu hiệu có 170 cái
Ngoài ra còn một số thứ (mỗi thứ một ít) như là: thuốc chữa bệnh, áo mưa, ga, giầy, quần áo v.v...
Sau một ngày và hai dêm xử lý ĐNCT-XH ở cụm 13 bản thuộc biên giới đất liền với Thái Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo, Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị cấp tỉnh đã huy động lực lượng (trong đó có cả quân đội, công an và cán bộ công chức) xuống giúp nơi xảy ra ĐN.
Trước hết: Làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhận thấy được những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thấy được những thiệt hại về người và của sau ĐN nổ ra. Chỉ vì những lợi ích nho nhỏ mà phải mất cả tính mạng của người dân, họ hàng mình. Trên thực tế gây ra ĐN không phải là lực lượng phản động trực tiếp thực hiện, mà chúng kích động, lôi kéo, mua chuộc dân mình làm cho nên những thiệt hại gây ra là dân mình hoàn toàn phải gánh chịu.
Thứ hai: Trong khi làm công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục, đồng thời cũng điều tra xã hội để khám phá những ẩn dấu bên trong của nhân dân, qua việc điều tra xã hội ở cụm 13 bản, bản tổng kết tình hình xây dựng cơ sở chính trị cấp huyện đã cho thấy: [7, tr. 6]
- Cả cụm có 1.218 hộ khẩu, nhưng trong đó chỉ đăng ký đúng luật pháp là 946 hộ, còn 272 hộ chưa đăng ký, sau ĐN mới được đăng ký. Những người chưa đăng ký hộ khẩu phần lớn là từ các tỉnh khác đến ở.
- Dân số cả cụm là 5.913 người trong đó chỉ có 1.503 người có chứng minh thư nhân dân, còn 1.652 người chưa có chứng minh thư nhân dân, ngoài ra là trẻ con chưa đến tuổi làm chứng minh thư là 2.758 người.
- Tuyên truyền, động viên cho nhân dân nộp các loại súng lậu (súng trái phép), súng săn, sau cuộc vận động nhân dân đã nộp 488 khẩu súng các loại và đã tổ chức phá huỷ chính thức.
- Nhân dân đã dính dáng với việc mua bán ma tuý là 54 người, trong đó có 4 nữ.
- Người nghiện hút có 136 người, trong đó có 17 nữ.
- Những người ăn trộm khoét ngạch có 30 người, trong đó có 1 nữ.
Tất cả những người đã nói trên, ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị và các tổ chức quần chúng ở mỗi làng đã tập hợp lại kiểm điểm và lập biên bản hứa trước mặt đức Phật, trước pháp luật là: Sau này sẽ không hút, không mua, không bán ma tuý và không làm mại dâm nữa. Biên bản của mỗi người được giao cho chính quyền địa phương theo dõi tiếp theo.
Thứ ba: Tổ chức, củng cố lại chính quyền cấp bản. Mặc dù ở một số bản chưa hết nhiệm kỳ nhưng cũng phải bầu lại chủ tịch, phó chủ tịch bản. Còn các tổ chức khác như là: Mặt trận Lào It Sa La, Hội phụ nữ Lào, Thanh niên nhân dân cách mạng Lào và tổ hoà giải các vấn đề ở mỗi bản, các tổ chức trên nếu ở bản nào không có vấn đề thì vẫn giữ lại như cũ, còn bản nào có vấn đề dính dáng với vấn đề ĐN xảy ra thì bản đó cũng phải lựa chọn và bầu lại.
1.3.3. Diễn biến và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở hòn đảo Ma Nô giữa sông Mê Kông biên giới giáp với Thái Lan
1.3.3.1. Diễn biến của điểm nóng
Như đã trình bày ở phần trên, ở tỉnh Bo Kẹo từ Bắc đến Nam của tỉnh là có sông Mê Kông làm biên giới với hai nước có chế độ chính trị khác nhau, đó là Miên Ma và Thái Lan. Một nửa phần bên trên thì bờ sông Mê Kông phía đông là CHDCND Lào và phía Tây là Miên Ma có biên giới dài 98 km. Còn nửa địa phần bên dưới thì bờ sông Mê Kông phía Đông là CHDCND Lào và thía Tây là Vương quốc Thái Lan có biên giới bên sông là 97 km. Tổng cộng biên giới bên sông của hai nước là 195 km.
Phần sông Mê Kông thuộc địa phận tỉnh Bo Kẹo dài 195 km đó gồm có 9 hòn đảo nhỏ là:
- Đảo Hương
- Đảo Tàng
- Đảo Sao
- Đảo Pha Khăm
- Đảo Ma Nô 1
- Đảo Ma Nô 2
- Đảo Púng
- Đảo Vanh
- Đảo Hao
Cả 9 đảo nói trên có 6 hòn đảo là thuộc huyện Tổn Phợng như là: Đảo Hương, đảo Tàng, đảo Sao, đảo Phả Khăm, đảo Ma Nô 1 và đảo Ma Nô 2. Còn 3 hòn đảo còn lại là thuộc huyện Huội Sài, đó là: đảo Púng, đảo Vanh và đảo Hao. Các hòn đảo đều có thế mạnh khác nhau về kinh tế, du lịch, dịch vụ và quân sự. Chẳng hạn thế mạnh về kinh tế có những hòn đảo: Đảo Hương (chăn nuôi và trồng cây lương thực, đặc biệt là cây lương thực như: Ngô, lạc, đậu...). Đảo Tàng là chỉ có chăn nuôi. Đảo Sao là về du lịch,dịch vụ (vì ở đây có một cái đặc sắc là cả hòn đảo đó chỉ có cây bông rừng, đến mùa hoa nó nở thì nhìn cả hòn đảo là màu đỏ hồng rực rỡ đẹp mắt. Hàng năm đến mùa này người ta hay tổ chức lễ hội "Đọc nghỉu ban", tức là "Hoa bông nở" nhưng thực chất là hoạt động thời trang. Mặt khác, đối diện với hòn đảo Sao bên bờ sông Mê Kông bên kia là "tam giác vàng" nổi tiếng từ xưa, do đó bất cứ khách tham quan, du lịch từ nước nào đến cũng đều ghé thăm hòn đảo nhỏ này). Đảo Ma Nô 1 là có thế mạnh về kinh tế và quốc phòng - an ninh. Đảo Púng là có thế mạnh về quốc phòng - an ninh và đảo Hao là có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (cát) phục vụ cho việc xây dựng.
Đảo Ma Nô 1 là một trong 9 hòn đảo nói trên và là nơi xảy ra ĐN. Đảo Ma Nô 1 có diện tích là 9.030.000 m2 nằm ở giữa sông Mê Kông nếu tính từ trung tâm của huyện Tổn Phợng xuống (theo dòng sông) là có 10 km, nếu tính từ trung tâm của tỉnh Bo Kẹo lên là có 48 km đường bộ.
ở đây tác giả muốn lý giải tại sao gọi là đảo "Ma Nô 1 và Ma Nô 2", theo bản đồ kèm theo Hiệp nghị ngày 23/3/1907 giữa thực dân Pháp với Xiêm (Thái Lan) về việc quy định đường biên giới đường bộ và đường sông giữa Lào và Xiêm (bản đồ tỉ lệ 1.25.000), trong đó về đường sông là "lấy dòng nước sâu làm biên giới đường sông" [8, tr. 201]. Lúc đó đảo Ma Nô 1 và Ma Nô 2 chỉ là một chưa tách ra thành 2 đảo và hoàn toàn nằm ở biên giới phía Lào. Sau này, do hàng năm dòng nước chảy có sự thay đổi tự nhiên dần dần chia tách hòn đảo Ma Nô thành 2 đảo là Ma Nô 1 và Ma Nô 2.
Đến năm 1996 để giải quyết vấn đề biên giới giữa Lào - Thái Lan, Uỷ ban giữ gìn an ninh - an toàn biên giới của cả hai bên đã hợp tác và chụp lại bản đồ tỷ lệ 1 : 40.000 vẫn thấy rằng hai hòn đảo (Ma Nô 1 và Ma Nô 2) vẫn nằm ở biên giới phía Lào.
Với bản chất là chủ nghĩa cơ hội của giới cầm quyền Thái Lan, họ muốn chiếm đóng hòn đảo Ma Nô 1 và đưa dân vào sản xuất trồng trọt (chủ yếu là trồng ngô, lạc và đậu), sau nhân dân Lào phát hiện là ở đảo Ma Nô 1 có dân Thái Lan vào đó làm ăn thì báo cáo lên cấp trên. Trước những tình hình đó, tại hội nghị thường kỳ lần thứ ba của Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới giữa Lào - Thái Lan năm 2002 tại tỉnh Bo Kẹo, Uỷ ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới bên tỉnh Bo Kẹo đã đề nghị cho Chủ tịch Uỷ ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới bên Thái Lan rút nhân dân Thái Lan tại đảo Ma Nô 1 về nước, trong Hội nghị thì họ chấp nhận, nhưng trên thực tế Thái Lan không thực hiện lời cam kết của mình.
Đến ngày 12/8/2002, có nhân dân gốc Lào nhưng sống ở Thái Lan báo tin với chính quyền địa phương mình rằng: Sáng ngày 15/8/2002 Thái Lan sẽ đưa quân vào chiếm đóng đảo Ma Nô 1. Biết tình hình như thế, Bộ Quốc phòng CHDCND Lào mới điện báo khẩn cấp ra lệnh cho Tỉnh đội trưởng phải lập tức đưa quân vào chiếm trước. Thực hiện lệnh của Bộ Quốc phòng và dưới sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo, đến sáng ngày 14/8/2002 Tham mưu trưởng của tỉnh đội tỉnh Bo Kẹo đã đưa 30 quân vào chiếm địa bàn đảo Ma Nô một trước địch.
Trước tình hình căng thẳng như trên, Thái Lan muốn tìm mọi cách để cho quân đội Lào nổ súng trước, cho nên đến ngày 24/8/2002 họ đã đưa một tiểu đoàn và 6 xe tăng đến đóng quân ở đối diện với đảo Ma Nô 1 chỉ cách chỗ quân mình 100m. Đến hồi 16 giờ ngày 28/8/2002 quân đội Thái Lan đã bắt người dân Lào đang đánh bắt cá ở giữa sông Mê Kông vào bên bờ sông Mê Kông bên Thái rồi bắn chết. Họ cho rằng đảo Ma Nô là của họ, nếu quân đội Lào không rút ra khỏi đảo Ma Nô thì họ sẽ đánh... Từ đây tình hình biên giới giữa Lào - Thái Lan ngày một căng thẳng, các cửa khẩu dọc biên giới họ đã tự đóng cửa. Thấy tình hình căng thẳng như vậy, Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới của tỉnh Bo Kẹo đề nghị với Ban an ninh, an toàn biên giới tỉnh Chiềng Rai của Thái Lan tổ chức hội nghị bất thường cùng nhau nghiên cứu giải quyết.
1.3.3.2. Về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở hòn đảo Ma Nô 1
Việc xử lý ĐNCT-XH ở đảo Ma Nô cũng khác với hai ĐN nói trên, vì đây là vấn đề liên quan với quốc tế, cho nên việc giải quyết cũng đòi hỏi phải mềm dẻo, nghệ thuật và nghiêm khắc.
Sau nhận được đơn đề nghị của Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới phía Lào, Chủ tịch Uỷ ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới của tỉnh Chiềng Rai (Thái Lan) đã nhận lời và đề nghị cho hai bên xây dựng dự thảo để đàm phán. Đến ngày 12/10/2002, hai bên đến dự hội nghị tổ chức tại tỉnh Chiềng Rai (Thái Lan). Trong hội nghị phía Lào đưa ra 8 vấn đề, trong đó liên quan tới đảo Ma Nô 1 có hai vấn đề là:
Một là: Đề nghị bên Thái Lan chịu trách nhiệm và đền bù hoàn toàn tính mạng của người dân Lào mà họ bắn chết chiều ngày 28/8/2002 với số tiền là 280.000 bạt (tiền Thái Lan) và bằng 8.000 USD.
Hai là: Phải rút toàn bộ nhân dân Thái Lan đi sản xuất (trồng ngô) ở đảo Ma Nô và các hòn đảo khác thuộc biên giới của Lào.
Hai vấn đề nêu trên thì vấn đề thứ nhất phía Thái Lan chấp nhận và chịu đền bù toàn bộ số tiền phía Lào đưa ra. Còn vấn đề thứ hai họ chưa chấp nhận, Thái Lan vẫn cho là hòn đảo đó là của họ do đó phía Lào mới đưa ra điều kiện là: Nếu hòn đảo Ma Nô là của Thái Lan thì phía Lào đề nghị hãy đưa ra những chứng cứ để chứng minh rằng đảo đó là của Thái Lan. Qua nghiên cứu đàm phán, bên Thái Lan không có bất cứ một chứng cứ nào để chứng minh là đảo đó là của họ. Song, Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới phía Lào mới đưa ra Hiệp nghị ngày 23/3/1907 kèm theo bản đồ đường biên giới đường sông Mê Kông giữa Pháp - Xiêm (Thái Lan) do Uỷ ban cấp cao Pháp - Xiêm về sông Mê Kông (bản đồ tỷ lệ 1 : 25.000) và bản đồ tỷ lệ 1 : 40.000 chụp năm 1996.
Sau Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới phía Lào đưa ra hai chứng cứ là: Hiệp nghị 1907 và bản đồ 1907, 1996 để chứng minh là hòn đảo Ma Nô 1 và Ma Nô 2 không phải là đảo của Thái Lan mà chính hòn đảo đó là của CHDCND Lào theo đúng pháp luật. ở đây, một lần nữa khẳng định rằng: Chính Hiệp nghị ngày 23/3/1907 và kèm theo bản đồ 1907 (tỷ lệ 1 : 25.000) đó là do thực dân Pháp và Chính phủ Thái Lan lúc bấy giờ ký với nhau, chứ không phải là Chính phủ Lào và Pháp ký với với nhau. Bởi lẽ đó Thái Lan phải rút cả quân, cả dân ra khỏi khu vực đó cùng với sự đền bù về thiệt hại sinh mạng của nhân dân Lào mà họ bắn chết là một điều xứng đáng không thể nào tránh khỏi.
1.3.4. Đánh giá chung về các điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo
CHDCND Lào là một nước non trẻ, hơn 30 năm qua là hơn 30 năm tràn đầy niềm tự hào về nền độc lập, tự do và dân chủ mà không bị ép buộc và lệ thuộc của các thế lực bên ngoài. Chúng ta chỉ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản và chủ yếu là "bảo vệ và xây dựng đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa" [11, tr. 15]. Việc xây dựng đất nước theo hướng XHCN và đến XHCN là một quá trình hết sức gian nan, lâu dài và làm từng bước một, nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta làm từng bước như thế nào? làm đúng như thế nào? Đại hội lần thứ VIII Đảng NDCM Lào đưa ra một số chỉ tiêu, điều kiện như sau:
Một là: Cái gì mà tạo cho sức mạnh kinh tế có sự phát triển.
Hai là: Cái gì mà làm cho đất nước mạnh mẽ, đảm bảo được sự bền vững về chính trị.
Ba là: Cái gì làm nâng cao đời sống xã hội cho nhân dân đưa được lợi ích cho nhân dân.
Cả ba chỉ tiêu nói trên là thước đo cho chúng ta làm đúng hay làm sai theo hướng XHCN [11, tr. 37-38]. Trên thực tế cả 3 chỉ tiêu nói trên đã được thể hiện trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào trong những năm vừa qua.
Gần 21 năm thực hiện quá trình đổi mới đã đưa đất nước từng bước tiến lên, tạo ra một mức sống mới cả về chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội. Đời sống của nhân dân có bước tiến lên hơn hẳn trước, không những là được nhân dân ủng hộ mà bạn bè gần xa trên thế giới cũng công nhận là CHDCND Lào qua hơn 20 năm đổi mới đã có bước phát triển nhanh và thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư trong các lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, du lịch, dịch vụ...
Trong những năm qua, mặc dù nhân dân các bộ tộc Lào đều có đời sống khá lên kể cả ở thành thị và nông thôn nhưng cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất bình ở một số nơi trong nhân dân; đồng thời cùng với những âm chống phá của các thế lực bên ngoài phối hợp với bọn "nhóm người không tốt" ở trong nước hoạt động kích động, gây mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội, lôi kéo những người thiếu hiểu biết, lôi kéo và mua chuộc những cán bộ mất đạo đức, bị thoái hoá biến chất vào hoạt động chống phá cách mạng Lào nói chung và chính quyền địa phương ở tỉnh Bo Kẹo nói riêng.
ĐNXH và ĐNCT-XH xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo là khác với các ĐN khác đã xảy ra ở các nơi trong cả nước, đồng thời cũng khác với các ĐN đã từng xảy ra ở Việt Nam. ĐN xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo thường là ĐNCT-XH, còn ĐNXH là rất ít xảy ra. Về ĐNXH, từ sau đất nước được giải phóng cho đến nay cũng mới chỉ diễn ra có một lần là ĐNXH về việc khai thác "ngọc bích" của Công ty Trêm Mai Ninh như đã trình bày ở phần trên. Còn ĐNCT-XH thì diễn ra nhiều lần, nhưng chủ yếu là đánh nhau với bọn "nhóm người không tốt" ở nửa cuối những năm 70 và những năm 80 của thế kỷ XX. Còn các loại hình thức từ ĐNXH chuyển sang ĐNCT-XH hoặc các loại hình thức ĐNCT-XH khác là chưa có.
ĐNXH xảy ra trong quá trình khai thác "ngọc bích" ở tỉnh Bo Kẹo nếu xét theo tính chất, theo mức độ và so sánh với các ĐN ở chỗ khác thì vẫn chưa phải là ĐN theo đúng nghĩa của nó. Vì ở đây không phải là nhân dân khiếu nại, tố cáo nhiều lần với các cơ quan nhà nước, mà họ chỉ đòi nợ với Công ty, nhưng Công ty bị phá sản, do đó không biết sẽ đòi với ai, cho nên dân mới viết đơn đề nghị và kéo nhau lên Sở thương binh xã hội để đề nghị các cơ quan hữu quan và cấp trên giải quyết. ĐNXH này không có mâu thuẫn đối kháng cho nên cũng dễ giải quyết.
ĐNCT-XH ở hòn đảo Ma Nô là sự tranh chấp đất đai giữa lợi ích của nhóm nhân dân với giới cầm quyền Thái Lan rồi dẫn đến vấn đề chính trị. ĐNCT-XH ở đây là mâu thuẫn đối kháng, thậm chí là tầm cỡ nhà nước, vì vậy nếu không có cách thức giải quyết và giải quyết không mềm dẻo, nghiêm khắc thì có thể dẫn đến vấn đề quốc tế và gây mất trật tự, an ninh, an toàn trong nước và khu vực.
Còn ĐNCT-XH ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan thuộc huyện Pác Thà của tỉnh Bo Kẹo là ĐN do bọn "nhóm người không tốt" hoạt động chống phá cách mạng nhằm lật đổ chính quyền và tạo dựng một chính quyền mới theo khẩu hiệu của họ là "cứu quốc". Đây là ĐNCT-XH có sự hoạt động can thiệp của bọn lưu vong ở nước ngoài phối hợp với những bọn "nhóm người không tốt" ở trong nước hoạt động chống chính quyền địa phương bằng cách lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong cơ chế, chưa hoàn thiện trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào rồi kích động nhân dân đấu tranh chống lại chính quyền... ĐNCT-XH là một mâu thuẫn, là một tình huống hết sức phức tạp, do đó việc xử lý, giải quyết cũng phải trong quá trình lâu dài để nắm vững tình hình, nắm vững quần chúng, thậm chí chúng ta có thể xây dựng đặc tình bí mật ngay ở trong cơ sở, làng bản để báo cáo tình hình cho ta.
Các ĐNXH, ĐNCT-XH từng xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua, nói chung chưa đến mức phức tạp, thành phần tham gia không đông, về hình thức là chưa phải là biểu tình, do đó chúng ta giải quyết được nhanh, kịp thời. Mặt khác do phong trào xây dựng cơ sở chính trị của tỉnh có tính thường xuyên, liên tiếp, ta nắm bắt được tình hình và có sự chuẩn bị chu đáo vì vậy khi giải quyết không làm rung động và lan toả sang nơi khác.
1.4. tính chất của điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo
1.4.1. Tính chất của điểm nóng xã hội về việc khai thác "ngọc bích" từ năm 2002 cho đến nay"
Để thấy rõ tính chất của ĐN, cần phải phân tích ai là những người tham gia biểu tình và họ biểu tình nhằm mục đích gì?
Những người tham gia biểu tình trong vụ việc khai thác "ngọc bích" là những người nông dân, hàng năm trồng lúa để nuôi sống bản thân và gia đình bằng những mảnh đất thân yêu của họ, thế nhưng do yêu cầu của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế xã hội, nhân dân phải cho Công ty khảo sát, khai thác ngọc bích ở vùng đất mà họ làm ăn sinh sống.
Khởi đầu ĐN của nhân dân vùng mỏ "ngọc bích" là sự khiếu kiện của nhân dân với Công ty Trêm Mai Ninh không được giải quyết tích đọng lại và dần dần bùng phát thành ĐN. Để thấy rõ được mục tiêu biểu tình của nhân dân thì chúng ta cần phân tích những nội dung khiếu kiện và nhiều yêu sách của họ.
Nội dung khiếu kiện là những đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Vì là Công ty Trêm Mai Ninh khai thác ngọc bích ở đất ruộng, vườn của dân mà không lấp lại đất thành ruộng cho dân, không đền bù những thiệt hại cho dân (đất chưa lấp lại có diện tích là 12h trong tổng số là 29,5h). Ngoài ra còn tiền lương của công nhân, tiền công hàng ngày của dân, tiền mua vật liệu xây dựng chưa trả cho chủ hàng, tiền thuê phương tiện... vẫn chưa trả, nợ nần qua nhiều tháng, nhiều năm cho đến khi công ty bị phá sản, những người có ruộng không được làm ruộng, người có vườn không có đất trồng cây... Đến mùa sản xuất dân không được sản xuất, tạo sự ức chế cho nhân dân, dẫn đến sự khiếu kiện tố cáo đến các cơ quan hữu quan, cụ thể là Sở thương binh xã hội của tỉnh.
Mục tiêu đấu tranh của nhân dân, ngoài những yêu sách đền bù thiệt hại cho nhân dân cũng không có cài gì khác, vì vậy mặc dù Công ty Trêm Mai Ninh bị phá sản thì các cơ quan hữu quan của Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhà nước phải nghiên cứu, giải quyết những gì cần phải giải quyết trước mắt, những gì phải được giải quyết tiếp theo... cho nhân dân, không được để cho nhân dân phải thiệt thòi. Nhà nước ta là nhà nước "của dân, do dân và vì dân, do đó nhiệm vụ của chính quyền ta và đoàn thể ta là phụng sự nhân dân, nghĩa là làm đày tớ cho dân...
Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân thì phải hết sức tránh" [14, tr. 88].
Qua thực tế ĐNXH về việc khai thác "ngọc bích" của Công ty Trêm Mai Ninh bùng phát, chúng ta thấy được sự buông lỏng, coi nhẹ về việc quản lý đối với quá trình tiến hành kinh doanh của Công ty. Nếu quản lý chặt chẽ sẽ thấy những tiêu cực từ ban đầu, mà giải quyết từ ban đầu thì sẽ dễ dàng hơn. Sự quản lý việc kinh doanh của Công ty không phải chỉ xem những vấn đề tiêu cực của Công ty mà nó còn nhằm thúc đẩy Công ty có nhiều tiến triển tốt, làm đúng nguyên tắc, đúng hợp đồng và đúng pháp luật quy định. Nếu bỏ mặc họ, xa rời họ thì Công ty sẽ hoạt động tuỳ tiện, làm cho nhân dân không hài lòng, thậm chí tạo sự mâu thuẫn giữa Công ty với nhân dân, giữa nhân dân với các cơ quan nhà nước, làm mất uy tín của các cấp lãnh đạo của Đảng - Nhà nước.
Ngoài những việc buông lỏng, coi nhẹ về việc quản lý ta còn thấy được trình độ soạn thảo dự án của công trình khai thác thực tế của Công ty như là: Vốn đầu tư như thế nào? các phương tiện phục vụ, phương tiện khai thác ra sao? vật chất bảo hiểm như thế nào? kinh nghiệm kinh doanh của họ ra sao? đóng lệ phí như thế nào? trong hợp đồng thì đối với Trung ương như thế nào? đối với địa phương thì ra sao?... Tất cả những cái đó là do họ (một bên) soạn thảo, khi đưa ra thông qua ta chỉ đồng ý và ký cho phép thực hiện.
Đây là một kinh nghiệm thật quý giá cho các cơ quan hữu quan, cho lãnh đạo các cấp, nếu sau này có công ty nào hay là nước nào đến đầu tư khai thác mà không được xem xét, chuẩn bị cẩn thận, chu đáo thì nhân dân sẽ không cho khai thác ở vùng đất sản xuất của họ là hoàn toàn đúng.
1.4.2. Tính chất của điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản thuộc biên giới đất liền với Thái Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo
ĐNCT-XH ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo là một ĐNCT-XH phức tạp, vì nó có nhiều thành phần tham gia và mục tiêu cuối cùng của họ là lật đổ chính quyền, thay vào đó là chính quyền lưu vong của họ... xử lý không tốt, không nghiêm ngặt có thể dẫn đến mất quyền lực chính trị.
Vùng 13 bản phần lớn là người dân tộc, trong đó người Lào Lùm có 5 bản chiếm 43,31%, người Lào Thơng chỉ có 1 bản chiếm 2,6% và người Lào Sủng (người Mông) chiếm 54,07%. Nhân dân ở vùng này phần lớn làm ăn sinh sống bằng nghề nông nghiệp; làm nương, làm ruộng và buôn bán lẻ. Vì biên giới đất liền cho nên việc đi lại mua bán trao đổi hàng hoá mặc dù không có cửa khẩu chính thức nhưng rất dễ dàng. Nhân dân hai bên đều là họ hàng, quen biết, có một số gia đình thì bố mẹ có nhà cửa ở bên này nhưng lại có con cháu ở bên kia, do đó việc đi lại hỏi thăm là bất cứ lúc nào, đặc biệt là người ốm đau đi chữa trị.
Lực lượng và thành phần tham gia ĐNCT-XH ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan hồi tháng 4/2004 bao gồm 3 thành phần chính:
Một là: Bọn lưu vong sống ở nước ngoài được sự giúp đỡ của Mỹ và giới cầm quyền Thái Lan, lực lượng hoạt động trực tiếp này chủ yếu sống ở Thái Lan, được chính quyền địa phương Thái Lan xây dựng khu đặc biệt giành riêng cho chúng. Mỹ có một khoản ngân sách giành riêng cho chúng. Trước kia bọn này được chính phủ Thái Lan cho tập trung ở các trại di tản, nhưng hiện nay Thái Lan cho ở phân tán dọc theo biên giới với tư cách là người làm nương làm rẫy để đi lại qua biên giới chỉ huy lực lượng của họ được dễ dàng. Lực lượng lưu vong này hoạt động rất bí mật, khi họ qua biên giới (kể cả đường sông hay đất liền) vào địa phận của tỉnh thì rất khó phát hiện, vì có một số người có họ hàng ở bên Lào, thậm chí còn có vợ, con ở bên Lào, lúc họ hoạt động ở rừng, chính vợ con là người giấu giếm, đưa cơm, nước cho ăn, vì vậy rất khó truy bắt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- mục lục.doc