MỤC LỤC
Trang
Lơì mở đầu
Quy ước trình bày
Mục lục 1
Dẫn nhập 5
0.1. Lí do chọn đề tài 5
0.2. Phạm vi nghiên cứu 6
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
0.3.1. Mục đích nghiên cứu 6
0.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
0.4. Lịch sử vấn đề 7
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ 7
0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB 8
0.5. Phương pháp nghiên cứu 10
0.6. Bố cục luận văn: 11
Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh 13
1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ 13
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 14
1.1.1.1. Địa hình, đất đai 14
1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 14
1.1.1.3. Sông rạch 15
1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng 16
1.1.1.5. Hệ quả 16
1.1.2. Đặc điểm xã hội 18
1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư 18
1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội 20
1.1.3. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23
1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá 23
1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23
1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ 28
1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 29
1.1.4.1. Kh.niệm PN; từ đ.phương,phân vùng,xác định vùng PNNB 29
1.1.4.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ 32
1.1.4.3. Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 37
1.2. Định danh từ vựng 38
1.2.1. Khái niệm định danh 38
1.2.2. Định danh từ vựng 40
1.2.3. Đặc trưng văn hoá trong định danh 46
1.3. Tiểu kết 50
Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng 51
2.1. Địa danh 51
2.1.1. Nguồn gốc 51
2.1.2. Cấu tạo 54
2.1.3. Phương thức biểu thị 61
2.1.4. Ngữ nghĩa 67
2.2. Nhân danh 70
2.2.1. Nguồn gốc 71
2.2.2. Cấu tạo 72
2.2.3. Phương thức biểu thị 79
2.2.4. Ngữ nghĩa 81
2.3. Tiểu kết 84
Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung 86
3.1. Định danh động vật 86
3.1.1. Nguồn gốc 88
3.1.2. Cấu tạo 88
3.1.3. Phương thức biểu thị 90
3.1.4. Ngữ nghĩa 92
3.2. Định danh thực vật 93
3.2.1. Nguồn gốc 95
3.2.2. Cấu tạo 95
3.2.3. Phương thức biểu thị 96
3.2.4. Ngữ nghĩa 98
3.3. Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt 99
3.3.1. Nguồn gốc 100
3.3.2. Cấu tạo 101
3.3.3. Phương thức biểu thị 102
3.3.4. Ngữ nghĩa 104 000
3.4. Định danh đơn vị đo lường dân gian .106
3.4.1. Nguồn gốc 107
3.4.2. Cấu tạo 107
3.4.3. Phương thức biểu thị 107
3.4.4. Ngữ nghĩa 108
3.5. Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước 113 3.5.1. Nguồn gốc 0
3.5.1. Nguồn gốc 113
3.5.2. Cấu tạo 114
3.5.3. Phương thức biểu thị 115
3.5.4. Ngữ nghĩa 116
3.6. Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản 117
3.6.1. Nguồn gốc 118
3.6.2. Cấu tạo 118
3.6.3. Phương thức biểu thị 119
3.6.4. Ngữ nghĩa 121
3.7. Tiểu kết 122
Kết luận 124
Tài liệu tham khảo 128
Phụ lục
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ và định danh trong tiếng việt và trong phương ngữ Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng). Thời Gia Long dùng Thượng (nhưng lại không dùng Hạ – có lẽ kiêng kị chăng)ï, dùng Tứ Chiếng và Xóm Sông (những yếu tố này hiện nay không thấy xuất hiện).
Rõ ràng, dấu vết cổ xưa, miền sông nước, thuở hoang sơ, dấu vết nguồn gốc dân cư… in rõ trong địa danh hành chính một thời. Hiện nay, các yếu tố A, B, 1, 2... thể hiện nét hiện đại, ít nhiều “Tây hoá” của địa danh.
Các loại yếu tố 3 được thêm vào tên gốc:
+ Thêm A, B: Đây là cách tạo địa danh theo cách mới (thêm chữ Latin).
Thêm A vào tên gốc tạo nên một tên mới: (tên gốc) + A. Ví dụ, tên gốc Phong Thạnh, tên mới: Phong Thạnh A (không có Phong Thạnh B)
Thêm A và B vào tên gốc tạo nên hai tên mới: (Tên gốc) + A và (Tên gốc) + B. Ví dụ, tên gốc là Phong Thạnh sẽ tạo thành hai tên mới: Phong Thạnh A, Phong Thạnh B.
+ Thêm yếu tố chỉ vị trí, phương hướng: Trung, Thượng, Hạ, Bắc, Nam, Tây, Đông (tương tự như cách thêm A, B). Đây là cách đặt địa danh xưa.
+ Thêm số (La Mã) vào tên gốc. Ví dụ, Công Trường II...
+ Dùng số từ, số thứ tự làm địa danh: quận 1, quận 3, phường 1, phường 2, kênh T1, T2… (Đồng Tháp Mười), Cầu Số 1, Cầu Số 2…; Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì (tp Hồ Chí Minh), phường Thắng Nhất, phường Thắng Nhì (Vũng Tàu)... Lê Trung Hoa thống kê, so sánh và đưa ra kết luận: “địa danh bằng số ở Nam Bộ cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ chung cả nước” [33; 57].
b) Địa danh đơn, địa danh ghép
- Địa danh đơn (một âm tiết): là những địa danh chỉ có yếu tố 1 (đi kèm với danh từ chung chỉ loại hình). Ví dụ: giồng Giếng, giếng Tấn, sóc Lọt, sông Giới, cù lao Rùa, núi Cậu, giáp Trung, ngòi Sau, quận Ba (3), hòn Chông, ghềnh Đá, vàm Hàn, cồn Mông, kênh Mới…
Trong giao tiếp, địa danh Nam Bộ hầu như không sử dụng độc lập một tiếng (không có danh từ chung đi kèm) như PNBB. Ví dụ: Nhổn, Bưởi, (Hà Nội), Chèm, Còng (Thanh Hoá), Lường (Nghệ Tĩnh), Ghềnh, Me (Ninh Bình), Lâm (Ý Yên- Nam Định), Huế, Vinh v.v.
Tuy nhiên, những thành tố chỉ chung trên khi được chuyển thành tên riêng thì chúng lại trở thành yếu tố 1. Ví dụ: huyện Giồng Riềng, huyện Cầu Ngang, chợ Phường Ba v.v.
- Địa danh ghép được thực hiện bằng phương thức ghép. Ngoài yếu tố 1, địa danh ghép còn có thêm yếu tố 2 và có khi cả yếu tố 3. Nó có thể đi kèm hoặc không đi kèm với danh từ chung. Nếu không đi kèm thì đó là địa danh ghép độc lập. Ví dụ: Trần Văn Thời, Vĩnh Lợi... Nếu phải đi kèm thì đó là địa danh ghép không độc lập, loại này ít. Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh...
c) Địa danh Nam Bộ thường được cấu tạo bằng nhiều âm tiết. Theo thống kê của Lê Trung Hoa thì số địa danh hành chính Nam Bộ “không phải song tiết chiếm tỉ lệ cao hơn tỉ lệ cả nước” [36; 71]. (tức nhiều địa danh trên hai âm tiết).
Nhiều địa danh Nam Bộ được cấu tạo bốn, thậm chí năm âm tiết: Thần Biển Cần Giờ, Tam Bảo Bồng Doanh, Tân Giai Xóm Sông, Tân Hoà Đồng Tranh, Phú Lộc Tứ Chiếng, Phúc Hậu Xóm Sông, Phú Yên Nhuận Đức, Nam Hải Tướng Tuân, Mĩ Đức Tứ Chiếng, Mĩ Hoà Tứ Chiếng, Minh Bột Thổ Khâu, Minh Bột Lư Khê, Minh Bột Kì Thu, Hoàng Long Quý Sơn, Điền Hoà Xóm Sông, Chàn Dầu Hòn Sơn Thát, Bình Thuyên Tứ Chiếng, Bình Thuỷ Thanh Tuyền, Bình Phục Nhất Đông, Bình Đông Ngũ Phúc, Bình Hoà Tứ Chiếng, Bà Rịa Đồng Tranh; Bình Phú Đạo Quang Hoa, Cựu Vĩnh Thịnh Hậu Giang…
Yếu tố 3 có khi hai tiếng (Tân Giai Xóm Sông, Tân Hoà Đồng Tranh, Tân Thịnh Sông Tra, Văn Đức Tứ Chiếng, Phúc Hậu Xóm Sông, Mỹ Đức Tứ Chiếng, Bình Phục Nhất Đông, Bình Thủy Thanh Tuyền, Bình Đông Ngũ Phúc, An Thịnh Cần Giờ… Hậu Mĩ Bắc A, Hậu Mĩ Bắc B…), ba tiếng (Bình Phú Đạo Quan Hoà…).
Nhiều địa danh Nam Bộ có thể lúc đầu là tên nôm sau đó do nhu cầu ghi chép bằng chữ Hán, do đọc traị hoặc do nhiều nguyên nhân khác, tên chữ thay thế dần tên nôm, hoặc cả hai tên cùng song song tồn tại.
2.1.3. Phương thức biểu thị
a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng
Địa danh ở Nam Bộ có loại không có lí do, hoặc không tìm được lí do: “đại để là theo cách gọi của người địa phương để đặt tên mà thôi. Không câu nệ hỏi từ đâu, đừng đắm đuối vào những tiếng nghe cũ ở các sách đời xưa chép lại thì mới được” [24; 20]. Tuy nhiên, cũng có nhiều địa danh khi con người đặt tên đều có cơ sở. Cơ sở chủ quan và khách quan.
Cơ sở chủ quan của việc định danh thường là những ước nguyện chủ quan của chủ thể. Ước nguyện về cuộc sống yên lành, hạnh phúc; là cái đẹp, là sự giàu có… lâu dài, bền vững v.v. được gửi gắm trong từng tên đất, trong những yếu tố Hán Việt của địa danh hành chính.
Dựa vào đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm xã hội của đối tượng để định danh thường có trong những địa danh nôm. Đây chính là lí do khách quan trong định danh:
- Hình dạng, kích thước
+ Suối Cụt (Tây Ninh), Núi Dài, Núi Tượng, Hòn Trống Mái (Châu Đốc), Láng Tròn, Láng Dài, Trảng Lớn (Tây Ninh), sông Cái Lớn, cầu Hang, kinh Sáu Thước, Ao Vuông (Trà Vinh) v.v.
+ Cổ Cò:“…ngã ba Lộ Cảnh, sông ấy dài mà cong, tục gọi là Cổ Cò” [24; 61]), Ghềnh Thạch Nghê: “ở cách trấn lị về phía đông 3 dặm rưỡi, phục ở phía nam dòng sông Phước An, hình đá giống con nghê, đầu sừng rõ ràng…” [24; 24], Hòn Chông:“Núi Kích Sơn (...) lởm chởm cao ngất như ngọn giáo…” [24; 67], Sông Long Hồ : “chảy lại thì quanh co, chảy đi uốn éo, ngang thì lượn lạc, hợp thì ngưng đọng, bốn mùa ngon ngọt, bờ bãi chia xa gần có nơi cao nơi thấp; thôn xóm bày ở đông và tây, khi ẩn khi hiện, như rừng như động, như vực như đầm, cho nên có tên là Long Hồ” [24; 52], Núi Ngũ Hổ: “ở cách trấn thự về phía bắc nửa dặm, hình núi vai nhô lên đầu phục xuống, nghiễm như hổ ngồi dựa núi, để hộ vệ cho trấn, đến gần được mà không thể coi thường” [24; 65]...
- Tính chất, đặc điểm
+ Cái Quanh, Cái Cạn, Cái Cùng, Cái Đôi, Cái Lấp, Cái Mới, Cái Ngay, Cái Sâu, Cái Tắt, Cái Xép, suối Nước Trong, hòn Đá Bạc, Nước Đục, rạch Nước Ngọt, chợ Lớn, chợ Nhỏ, chợ Cũ, chợ Mới v.v.
+ “Gọi tên là sông Lạn Ô, sông rộng nước sâu, những cái bẩn đục (ô trọc) của các sông đến đấy ngăn gạn lọc rửa mà trong cả” [24; 26].
Âm thanh của đối tượng cũng là cơ sở để định danh. Ví dụ, “…sông Dã dương chảy quanh núi Hập Hộp (nước sông xói vào đá kêu bộp bộp, tục danh là núi sông Bập” [24; 26]...
- Phương vị
+ U Minh Thượng, U Minh Hạ (Cà Mau), Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ, chợ Giữa v.v.
+ Núi Tà Biệt “cao 20 trượng, chu vi 6 dặm, ngọn chòm rải rác, mặt phía đông, lưng phía tây, không chung đàn với các núi mà ở lệch về một bên Náo Khẩu cho nên gọi là Tà Biệt…” [24; 50].
- Nguồn gốc dân cư
Mạch Chà (mạch nước ở vùng Lái Thiêu có nhiều người Ấn Độ sinh sống, Thủ Đức, tp HCM), xóm Chà Và, xóm Tàu Ô, xóm Mọi Lèo, đất Thánh Chà, suối Chà (tp HCM), xóm Phát Diệm, ấp Xóm Huế (Củ Chi và Bạc Liêu) v.v.
- Nơi có động vật sinh sống
+ Rạch Đỉa, rạch Sấu, rạch Voi, rạch Cá Trê, rạch Cá Chốt, rạch Cá Tra, suối Đỉa (Biên Hoà), Đầm Dơi, Láng Le (tp HCM), cầu Cá Lóc (Bến Tre), ấp Bàu Trăn (tp HCM), rạch Bến Trâu, Đồng Hươu (Biên Hòa), sông Mũi Nai, Hóc Hươu (tp HCM), Đầm Chim, Láng Voi, Đồng Voi, Bàu Nai, rạch Gò Công, Hố Bò, trại Bù Mắt, ấp Kiến Vàng, Rạch Chồn, Bọng Két, Cái Cá, Cái Cáy, Cái Chồn, Cái Eùn, Cái Hươu, Cái Lóc, Cái Nai, Cái Rắn, Cái Tôm, Cái Trăn v.v.
+ “Phía bắc chân núi, cây cối rậm rạp, là chỗ hang hốc cho lợn rừng rong chơi. Dưới chân núi biển ngậm một vụng lớn gọi là Sơn Trư úc (tục danh là Bãi Heo)” [24; 22], “Đầu ghềnh thường có những con ra vào nhân đó mà gọi tên núi là Ghềnh Rái” [24; 23 ], “Ô Châu (Cù lao Quạ)…, vườn cau râm rợp, cây cối um tùm, bến bậc thẳm sâu, nhiều hang tôm hốc cá, đàn quạ thường họp ở đó mà bắt, nên gọi tên như thế” [24; 48], “…chợ Đồng Nai lại ở phía nam hạ lưu sông Phước Giang, cách trấn lị hơn 8 dặm, vì là trước kia nơi đó là cánh đồng hươu nai ở nên gọi là Đồng Nai” [24; 30]...
- Nơi có thực vật sinh sống
+ Cái Bần, Cái Cau, Cái Cỏ, Cái Dầu, Cái Gáo, Cái Keo, Cái Khế, Cái Mít, Cái Nứa, Cái Ớt, Cái Quao, Cái Sao, Cái Sắn, Cái Tràm, Cái Tre, Cái Trôm, Cái Vừng, Suối Lồ Ô, Đèo Chuối, Đèo Tre, Trảng Bàng, Bàu Sen, Gò Dầu, Gò Quao, Giồng Trôm, Gành Mù U, Giá Rai, Giồng Lâm Vồ (Ba Tri), Bến Cỏ, Bến Tranh (Mĩ Tho), Rạch Bần, Rạch Vẹt (tp HCM), rạch Cái Chóc, rạch Cái Tràm, rạch Cái Trâm, kinh Cái Trầu, rạch Dừa Nước, Hòn Khoai, huyện Cần Đước, tỉnh Bến Tre, chợ Xoài Hột, huyện Củ Chi, cầu So Đũa, cầu Cây Quéo, cầu Mù U v.v.
+ “Cửa sông Mao Đằng (tục danh là Rạch Choai, thổ sản dây choai), cây cỏ rậm rạp, muỗi rất nhiều, cho nên gọi như thế” [24; 26], “Sông Bối Diệp (tục danh là Rạch Lá Bôn), ở đó cư dân hay dùng lá bôn để dệt vỉ buồm, vặn chão, đẽo cọc…” [24; 26], “Vườn Trầu (…) trước có 18 thôn phụ giữ, dân ở trù mật thành một chợ lớn ở khu rừng. Dân đều có của, nhiều vườn trầu, thường đi bộ gánh lá trầu từng bày ba bốn chục gánh, đem xuống 2 chợ Sài Gòn, Bến Nghé để bán” [24; 38], “Hòn Tre Trong chu vi độ 5 dặm, ở phía nam trấn thự, lớn nhỏ đứng cao, thông tre um tùm” [24; 67]...
- Dùng tên người
Gọi theo tên của người đã đặt chân đến trước tiên hoặc cư trú ở nơi hồi ấy chưa có tên hoặc người ấy có công với cộng đồng. Ví dụ trong GĐTTC có ghi “Cửa trên sông Lễ Công (tục danh là Vàm Ông Chưởng), cửa rộng 8 tầm, sâu 8 thước (…); phía tây bờ sông ở cửa trên có miếu thờ Khâm sai chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Công, đó là dân cư nhớ ơn ông là người đầu đạp nước Cao Miên để mở mang đất ấy mà làm miếu để thờ” [24; 57].
+ Xóm Oâng Bích, kênh Biện Nhị, rạch Bà Thanh, đồng Ông Cộ, giồng Ông Đồ (Ba Tri, không phải Đồ Chiểu), giồng Cai Yến (Tiền Giang), cầu Ông Thìn, ngã ba Ông Tạ (tp HCM), cầu Ông Già (Bình Dương), chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo (tp HCM), chợ Giồng Ông Huê, chợ Ông Du, chợ Tổng Hay, chợ Sơn Đốc, chợ Bà Hiền, chợ Nha Mân, đường Trương Định, đường Võ Trường Toản, kênh Thủ Thừa (Long An), bến phà Thủ Thiêm, quận Thủ Đức (tp HCM), huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ngã ba Cai Tâm (tp HCM), rạch Đốc Vàng (An Giang), nhà thờ Huyện Sĩ (tp HCM); cù lao Ông Chưởng (An Giang), sông Ông Đốc (Cà Mau), cầu Ông Lãnh (tp HCM), rạch Thị Nghè (tp HCM), núi Bà Đen (Tây Ninh), kênh Ông Hóng (Long An), cầu Thầy Kí, cầu Tôn Chất, cầu Đốc Đinh, cầu Bà Vạch v.v.
+ Tên người (gọi theo thứ) là thành tố trong địa danh. Ví dụ: cầu Ông Ba (Thủ Đức), xóm Bà Ba Bèo (Phú Nhuận), rạch Bà Ba (Bình Chánh), cầu Ông Bốn (Nhà Bè), cống Tư Nhu (Nhà Bè), xóm Bà Năm Chanh (Phú Nhuận), ngã Tư Bảy Hiền (Tân Bình), rạch Ông Tám Hoán (Bình Chánh), cầu Bốn Tổng, cầu Hai Phó, cầu Sóc Ông Hai, cầu Ba Thống v.v.
- Nghề nghiệp
Địa danh đặt theo nghề truyền thống tồn tại trên vùng đất đó. Có những địa danh, khi đặt tên, những nghề nghiệp đó đang tồn tại, nhưng sau này không còn nữa, tên vẫn không thay đổi. Sau đây là một số nghề [theo 33]:
+ Nghề trồng cây: Gò Dưa (tp HCM), Giồng Bông (Ba Tri), xóm Kiệu, xóm Củ Cải, Vườn Điều, Vườn Ngâu, Vườn Tiêu (Tân Bình), Vườn Thơm, Vườn Cau Đỏ (tp HCM), Rạch Lúa, ấp Xóm Thuốc (tp HCM), Xóm Mía (tp HCM)...
+ Nghề chăn nuôi: Sở Cọp, Sở Nuôi Ngựa, chợ Chuồng Bò, khu Xóm Gà, ngã năm Chuồng Chó (tp HCM)…
+ Nghề đánh bắt thuỷ sản: xóm Vạn Chài, khu Vạn Đò, khu Xóm Te (tp HCM)…
+ Nghề thủ công nghiệp: xóm Lò Heo, khu Lò Bún, khu Lò Gạch, rạch Lò Gốm, đường Lò Siêu, xóm Lò Đúc, xóm Lò Men, Lò Đường, sông Lò Rèn, rạch Lò Than, khu Hãng Phân, khu Hãng Rượu, khu Hãng Cống, hẻm Hãng Đồng, hẻm Hãng Nhôm, xóm Chậu, xóm Vôi, xóm Chiếu (tp HCM)…
+ Nghề buôn bán: khu Hàng Cháo Muối, xóm Hàng Xáo, xóm Chậu, hẻm Hàng Đồng (tp HCM), Bến Củi (Thủ Dầu Một), Bến Gỗ (Biên Hoà)...
- Vật liệu xây dựng, hình thức hoạt động
+ Cầu Ván, cầu Sắt, cầu Quay, cầu Đúc…
+ “Cầu Đá, ở phía tây trấn thực, cách nửa dặm. Cầu xây bằng tảng đá ong dài to có miệng ngậm nhau” [24; 196 ].
Ngoài ra, có địa danh được đặt dựa trên độ rộng không gian (Đồng Chó Ngáp), vào công trình kiến trúc trên vùng đất đó (“Sông Trường Tiền ở bờ đông sông Hậu Giang, rộng 3 tầm, sâu 1 tầm trước có xưởng đúc tiền Ba Thắc của nhà nước nên đặt tên như thế ” [24; 59], “Chợ Điều Khiển. Cách trấn thự về phía nam 2 dặm rưỡi. Xưa ở trước nhà điều khiển cho nên gọi tên như thế” [24; 183]), sự vật trên vùng đất đó (cầu Cái Giầy), lấy chất đất đặt địa danh (“Chợ phố Lịch Tân (Bến Sỏi). Ở bờ tây sông Bình Dương, nhà ngói san sát, bến này đều là cát sỏi…” [24; 183]), lấy cả tích xưa (“Sông Song Ma, cũng gọi là sông Tình Trinh (…). Tục truyền trước đây có cô Phạm Thị Phú, tuổi tới tuần cập kê, lòng yêu một người học trò họ Nguyễn mà thẹn không đính ước riêng; ngưòi học trò lại vì nhà nghèo túng không dám cậy người mối lái, do đó cô sinh bệnh tương tư ngấm ngầm mà chết. Cha mẹ thương tiếc không chịu chôn, mới làm ở sau vườn làm nơi quàn. Người học trò thương người con gái đã chết bèn thắt cổ ở một bên để chết theo, nhân đó mà hợp quàn ở đấy, âm khí đúc lại nên thành ra ma” [24; 35] v.v.
Thống kê những địa danh chọn một cách ngẫu nhiên trên, chúng ta thấy động vật 40, thực vật 52, con người 49 (ba loại là 141/250 địa danh, chiếm 56,8%). Rõ ràng, người dân Nam Bộ thường tập trung chú ý đến động, thực vật trên vùng đất và con người có liên quan để định danh.
b) Ghép thêm yếu tố sau để tạo tên mới
Ghép yếu tố Hán Việt (từ ngữ có ý nghĩa tốt đẹp).
Ghép chữ cái, chữ số (số La Mã, số La tinh).
Ghép yếu tố chỉ phương vị (Thượng, Hạ, Trung, Đông, Tây..).
c) Chuyển hoá tên gọi
Đây là hiện tượng chuyển đổi theo kiểu phái sinh xảy ra khá đồng loạt:
+ Lấy địa danh hành chính làm tên cầu. Ví dụ: cầu Mĩ Thuận, cầu Bến Lức, cầu Nhị Mĩ, cầu Mĩ Đức Tây, cầu Thạnh Quới, cầu Cai Lậy, cầu Nhị Bình, cầu cái Gia lớn, cầu Cái Gia Nhỏ… Rõ ràng, cầu được ra đời sau địa danh hành chính.
+ Lấy địa danh hành chính, địa danh tự nhiên làm tên chợ. Ví dụ: chợ Ba Tri, chợ Mỏ Cày, chợ Giồng Trôm, chợ Giồng Tre, chợ Châu Thành, chợ Mĩ Tho, chợ Giồng Rượu, chợ Châu Bình, chợ Giồng Quéo, chợ Ngã Ba, chợ Cái Mít, chợ Ba Mĩ, chợ Bến Dừa, chợ Bến Tranh, chợ Sa Đéc, chợ Cao Lãnh, chợ Vĩnh Phước, chợ Tân Quy, chợ Cái Tàu Thượng, chợ Lai Vung, chợ Mĩ Xương, chợ Châu Thành, chợ Vàm Láng, chợ Bến Vựa, chợ Bình Xuân, chợ Bến Chùa, chợ Cái Ngang, chợ Rạch Ruộng, chợ Rạch Giá, chợ Tân Hiệp, chợ Cống Sáu, chợ Kinh Tám…
+ Chuyển hoá từ địa danh địa hình sang địa danh hành chính (xóm Giồng Nhãn...), từ địa danh công trình xây dựng sang hành chính hay ngược lại (huyện Chợ Gạo...) v.v.
d) Vay mượn
Vay mượn tiếng Khơme, tiếng Chăm, tiếng Hán...
2.2.1.4. Ngữ nghĩa
Những địa danh được khảo sát ý nghĩa là những địa danh thuần Việt, Hán Việt. Do nhiều địa danh không truy tầm được lí do cho nên chúng tôi chỉ chú ý đến những trường hợp rõ nghĩa.
Những địa danh vay mượn tiếng Khơme, Chăm..., theo chúng tôi, chúng đã được Việt hoá. Những địa danh này, “nếu hiểu theo lối thông thường của tiếng Việt sẽ tạo nên một ý nghĩa phi lí” [100; 40, 41]. Khi khảo sát những địa danh này chúng tôi không truy nguyên nghĩa của nó. Nếu có khảo sát nghĩa của những địa danh này, chúng tôi cũng sẽ khảo sát theo nghĩa đã Việt hoá.
a) Địa danh phản ánh tiến trình, sự kiện lịch sử, cho biết điều kiện tự nhiên, xã hội của địa bàn, về nguồn gốc dân cư, phân bố dân cư
- Địa danh hành chính Nam Bộ xuất hiện nhiều từ tố “Tân” (như đã thống kê). Từ tố này đánh dấu một vùng đất mới, một thuở khai thiên lập ấp của lưu dân ở đây.
- Vào thời Gia Long, có một số địa danh dùng hai chữ “Xóm Sông” hoặc “Tứ Chiếng”. Nếu “xóm sông” cho biết nét đặc trưng vùng sông nước, cuộc sống quần tụ bên cạnh các dòng sông, con rạch của con người phương nam thì “tứ chiếng” lại biểu hiện dấu vết nguồn gốc dân cư từ nhiều miền khác nhau hội về của Nam Bộ.
- Ở Nam Bộ nhiều địa danh về cầu và chợ hơn các miền khác của đất nước. Có nhiều tên cầu vì đơn giản ở đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, do đó cần có nhiều cây cầu bắc qua để phục vụ cho việc đi lại. Còn chợ nhiều vì Nam Bộ giao thương buôn bán sớm “Từ cuối thế kỉ XVI, khi người Việt đến đây khai phá, lập nghiệp thì chính là lúc phương Tây nhòm ngó và đặt chân vào, cho nên dễ hiểu là tại sao Đằng Trong lại chịu ảnh hưởng kinh tế hàng hoá tiểu tư sản cao hơn Đằng Ngoài” [89; 603]. Nam Bộ không những nhiều chợ mà còn có nhiều loại chợ so với Bắc Bộ: chợ nhà lồng, chợ chồm hổm (họp chợ không có nhà), chợ trời (chợ trốn thuế), chợ đầu mối (chợ buôn cất)…
- Địa danh hành chính thường có trường hợp trùng tên, trùng cả trong một huyện (tên huyện trùng thị trấn hay xã), tên huyện trong một số tỉnh cũng trùng nhau. Ví dụ huyện Châu Thành lặp lại 10 lần (Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Long An, Tây Ninh). Riêng Hậu Giang có 2 tên: Châu Thành và Châu Thành A. Có thể trườc đây những nơi này là nơi đô hội chăng?, vì châu thành có nghĩa là “thành phố, thuộc phạm vi thành phố” [2; 146]. Cũng có thể vì những yếu tố Hán Việt chỉ những điều, những ước vọng tốt đẹp… chỉ hữu hạn mà nhu cầu tên đất thì nhiều nên mới có hiện tượng trùng tên; mặt khác, có thể trong quá trình di cư, lưu dân mang theo cả tên đất, tên làng của mình (“Họ mang tên đất, tên làng trong những chuyến di dân” - Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm). Đó còn là những hoài niệm về nơi chôn rau cắt rốn một thời của họ.
- Các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, các vùng lãnh thổ đều do những người bình dân tạo ra. Tính dân gian, tính nguyên sơ, tính dân tộc phần lớn nằm trong các loại địa danh này. Có thể nói sắc thái Nam Bộ, đặc trưng vùng đất Nam Bộ chứa đựng trong những địa danh chỉ địa hình như bưng, giồng, gảnh, gãy, xẽo, láng, giáp nước...
Tính dân gian còn thể hiện ở các tục danh. Nam Bộ, có hiện tượng một vùng đất có hai tên. Đó là tên nôm (tục danh) – tên dân gian hay gọi - tồn tại bên cạnh tên chữ trên văn bản. Người địa phương hay gọi theo tên nôm. Ví dụ: Vũng Gù (Hưng Hoà), Gò Công (Khổng Tước Nguyên), Cù Lao Quạ (Ô Châu), Cù Lao Rồng (Long Châu), Rạch Chanh (Đăng Giang), Rạch Gầm (Sầm Giang), Cái Bè (Yên Bình), Kênh Vụng (Bảo Định), Vũng Liêm (An Phú), Nước Xoáy (Hồi Luân Thuỷ), Hòn Chông (Kích Sơn), Cái Bí (Qua Giang), Cái Mít (Ba La), Cái Ớt (Phú Sơn), Lấp Vò (Cường Thành), Núi Két (Anh Vũ Sơn)...
b) Địa danh thể hiện những ước vọng của con người.
- Những từ tố Hán Việt (yếu tố 1) trong địa danh hành chính thường dùng nhất là: Tân (mới, bắt đầu), Bình (bằng phẳng, yên ổn, hoà hảo), Phúc – Phước (tốt lành, giàu sang), Phú (giàu có), Long (con rồng, tốt thịnh), An (êm đềm), Mĩ (đẹp), Vĩnh (lâu dài) (thứ tự từ cao xuống thấp) [nghĩa của các từ tố dựa theo tài liệu 1]. Thời gian đầu, ước nguyện của cha ông thời mở đất là yên ổn, tốt lành rồi mới đến giàu sang; còn thời nay giàu sang đặt lên hàng đầu âu cũng là điều dễ hiểu. Nhìn chung, các từ tố này đánh dấu vùng đất mới, thể hiện ước vọng của nhân dân về một nơi sinh sống: tốt đẹp, bình yên...
Yếu tố 2 là từ tố Hán chỉ những điều tốt đẹp có thể phối hợp với yếu tố 1 để thể hiện một nghĩa chung. Ví dụ: Vĩnh Long, An Giang, Phú Mĩ, Thới Thạnh, Vĩnh Hoà…
c) Địa danh và phương ngữ
- Qua địa danh, qua những đặc điểm của đối tượng được con người chọn để làm cơ sở đặt địa danh, chúng ta thấy được đặc điểm tri giác của người Nam Bộ, sự tác động của môi trường sống ở đây như thế nào đến tâm lí, lối tư duy của con người nơi đây; thấy được đặc điểm của ngôn ngữ địa phương.
- Địa danh nôm rất dân dã, mộc mạc, bình dị, dễ thương, giàu hình tượng: Xóm Mũi, Hòn Khoai, Quán Chim, Cầu Thơm Rơm...
- Đặt địa danh mới bằng số (Latin): thường ở thành phố, thị xã. Đây là cách đặt tên hiện đại. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thống nhất với quan điểm của Lê Trung Hoa là địa danh bằng số chỉ đạt tiêu chuẩn tiện dụng và đại chúng; tuy nhiên, tính dân tộc, truyền thống; lịch sử; địa phương; thẩm mĩ thì chưa đạt.
- Địa danh Nam Bộ sử dụng nhiều yếu tố “Cái” ở đầu. “Cái” nghĩa là mẹ, là nữ hoặc lớn; là quan trọng, chủ yếu. Nhưng theo Lê Trung Hoa thì “Cái” còn có nghĩa là giang: “các tên sông rạch mang từ tố Cái ở trước đều được dịch là Giang” [33; 66],“Cái là danh từ, có nghĩa là nhánh sông hay con rạch” [33; 33].
- Nếu địa danh ghép là Hán Việt thì yếu tố mang nghĩa phụ, thứ sinh đứng trước, yếu tố mang nghĩa chính, nguyên sinh đứng sau (P – C); ví dụ: An Giang, Vĩnh Lợi, Vĩnh Mĩ, Hậu Giang, Bình Thuỷ, Đông Hải, Tân Hiệp, Hiệp Phước... Còn nếu là thuần Việt thì trật tự sẽ ngược lại (C – P); ví dụ: Giồng Giếng, Cù Lao Rùa, Trảng Bom, Hố Nai, Bãi Thơm... Như vậy, trật tự của các yếu tố trong địa danh ghép ở Nam Bộ cũng giống trật tự trong từ ghép chính phụ của tiếng Việt nói chung.
2.2. NHÂN DANH
Cùng với địa danh, nhân danh là loại định danh sự vật, hiện tượng cá thể cũng có một ý nghĩa quan trọng làm nên đặc điểm riêng của từ ngữ Nam Bộ. Con người đã khẳng định sự có mặt của mình trước hết bằng những cái tên riêng. Họ tên người Việt ra đời từ rất sớm: “Từ thế kỉ thứ II trước Tây lịch, người Việt đã có họ tên” [32; 19].
* Xác định nguồn ngữ liệu cần nghiên cứu:
Chúng ta có thể chia tên của người bình dân thành các loại: tên khai sinh (tên bộ), tên thường gọi (thường dùng), tên hèm (tên cúng cơm), tên tục (tên đặt lúc mới sinh), tên tộc (tên gọi theo tên con), nhũ danh.
Chúng tôi cũng chỉ nghiên cứu tên chính (tên riêng) trong tên khai sinh, loại tên thuộc chính danh; có chú ý tới tên đệm (lót). Ngoài ra có xem xét qua tên tục, tên thường gọi (vì liên quan đến phong tục tập quán, đến tâm lí con người của một vùng đất); có lưu ý nghiên cứu họ (mặc dù họ là yếu tố tương đối ổn định, khái quát, mang tính truyền thống nhưng lại cho những thông tin về nguồn gốc tên gọi. Chúng tôi cũng không nghiên cứu bút danh, bí danh... (vì không nói lên được điều đặc biệt về định danh trong PNNB so với các phương ngữ khác).
* Nguồn ngữ liệu thu thập từ tài liệu [24], [32]; từ tên người trong danh sách học sinh các trường: Trường Tiểu học Kim Đồng (thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), Trường PTTH Long Khánh (Đồng Nai), Trường PTTH Chuyên Hùng Vương (Bình Dương) năm học 2004 – 2005 và tên cha mẹ, con cái của nhiều gia đình Nam Bộ qua điền dã.
* Số lượng tên học sinh phổ thông đưa vào khảo sát là: 991 em.
2.2.1. Nguồn gốc
a) Thuần Việt
- Họ người Kinh thường chỉ một tiếng. Họ người Việt ban đầu là tên các bộ lạc như: Trâu, Dâu. [theo 32; 19]. Người Khơme Nam Bộ có họ gốc Việt (do nhà Nguyễn ban cho): Sơn, Danh, Thạch, Kim, Lâm [theo 32; 20].
- Ở Nam Bộ, đặc biệt là những vùng nông thôn, người ta thích dùng tên thuần Việt (tên nôm). Cái tên thể hiện không gian một vùng quê nông nghiệp với nghề trồng trọt, làm vườn, đi chài, đặt lưới, giở chà…, liên quan đến nông sản, hải sản; rất bình dị như hạt lúa củ khoai, gần gũi và gắn bó với người lao động, với nông dân; không hoa mĩ, màu mè, khoa trương. Ví dụ: Mứng, Bồ, Thiệt, Thà, Giàu, Được, Bảnh, Thơm…
b) Vay mượn
- Hán Việt, Hoa
+ Họ của người Việt mượn rất nhiều họ của người Trung Quốc. “Phần lớn các họ của người Kinh có nguồn gốc Trung Quốc” [32; 33]. Ví dụ, họ mượn Trung Quốc: Trần, Lê, Lí, Đỗ... Họ Nguyễn có nguồn gốc Trung Quốc, chiếm 38% dân số. Người Việt gốc Hoa có họ: Dư, Hàn, Khổng, Nhan, Sử, Tăng, Trịnh...
+ Nhiều yếu tố Hán Việt trong tên chính, tên đệm: Cường, Hạnh, Vinh, Phú, Quý, Dũng, Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang, Sơn, Hải, Thuỷ, Hiền, Phong, Lợi… Có thể nói, tên Hán Việt giữ vai trò chủ đạo.
- Tên người Khơme chỉ được đặt cho người Khơme, không dùng đặt cho người Việt. Trường hợp mẹ là người Khơme, cha là người Việt mà người đặt tên muốn kết hợp hai họ cha và mẹ (hiện nay có, nhưng ít) thì cũng chỉ tồn tại ở phần họ, không thuộc phần chúng ta đang khảo sát. Ví dụ, Bùi Thạch Sơn…
2.2.2. Cấu tạo
Chúng ta xét hai loại: tên khai sinh và tên thường dùng.
a) Tên khai sinh (còn gọi là tên bộ): thường là tên do cha mẹ đặt cho mà có khi mới sinh ra, được ghi trong giấy khai sinh hay trong sổ bộ nhà nước.
* Mô hình khái quát của tên khai sinh
Tên khai sinh bao gồm ba phần: họ (family), tên lót hay tên đệm (middle name) và tên chính (name) hay tên riêng. Theo trật tự như sau:
HỌ
TÊN ĐỆM
TÊN CHÍNH
Nhiều quan niệm về mô hình cấu tạo của tên khai sinh rất khác nhau (ví dụ: Lê Trung Hoa trong [32; 26, 27], Trần Ngọc Thêm trong [90; 19]). Chúng tôi có mô hình khái quát của tên khai sinh người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng như sau:
Họ
Tên đệm
Tên chính
Đơn (A)
Phức
(AA)
Đơn (B)
Phức
(BB)
Đơn (C)
Phức (CC)
Ví dụ: AABB’CC’: Trần Nguyễn Lan Ngọc Anh Thư
ABCC’: Nguyễn Thị Huyền Trang
AA’CC’: Đặng Hoàng Thảo Giang
AA’BCC’: Tô Huỳnh Thị Hồng Long
ABB’C: Huỳnh Gia Bảo Lê, Lê Kiều Diễm Trang, Lê Mĩ Ngọc Thuỷ
Danh sách tên học sinh lớp 12 – Anh, Trường PTTH Chuyên Hùng Vương (Bình Dương) năm học 2004-2005 (được chúng tôi chọn một cách ngẫu nhiên) và mô hình cấu tạo tên:
HỌ VÀ TÊN
C. TẠO
HỌ VÀ TÊN
C. TẠO
Đỗ Nguyễn Vân Anh
AA’CC’
Xa Châu Thanh Phong
AA’CC’
Nguyễn Ngọc Tường Anh
ABCC’
Nguyễn Thị Minh Tâm
ABCC’
Lê Ngọc Quỳnh Anh
ABCC’
Trần Thị Thiên Thanh
ABCC’
Nguyễn Thị Minh Châu
ABCC’
Huỳnh Ngọc Thanh Thảo
ABCC’
Nguyễn Nhật Bảo Châu
ABCC’
Thái Trương Hương Thảo
AA’CC’
Lê Khánh Chi
ABC
Phùng Thị Anh Thư
ABCC’
Lý Bích Diệp
ABC
Thái Hoàng Tố Thư
AA’CC’
Nguyễn Thị Ngọc Duyên
ABCC’
Trần Thị Hoài Thu
ABCC’
Lý Tố Đào
ABC
Phan Văn Tiệp
ABC
Nguyễn Thu Hà
ABC
Lý Mai Trâm
ABC
Lê Sĩ Kha
ABC
Trần Huỳnh Mai Trâm
AA’BC
Trần Anh Khoa
ABC
Châu Minh Trang
ABC
Lữ Thị Kim Kiều
ABCC’
Trần Thị Phương Trang
ABCC’
Bùi Nguyễn Tường Linh
AA’BC
Phan Thị Thanh Trúc
ABCC’
Nguyễn Thị Mỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ và định danh trong tiếng việt và trong phương ngữ Nam Bộ.doc