MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CÂY HỒ TIÊU, BỆNH NẤM TRÊN CÂY HỒ TIÊU 3
1.1.1. Cây hồ tiêu và tiềm năng phát triển cây hồ tiêu ở Việt
Nam
3
1.1.2. Hiện trạng canh tác trồng cây hồ tiêu ở Đăk Lăk 4
1.1.3. Bệnh cây và ảnh hưởng của bệnh nấm đối với cây trồng 4
1.1.4. Khả năng đối kháng của các vi sinh vật đối với nấm
gây bệnh thực vật
5
1.1.5. Các loại bệnh gây hại trên cây hồ tiêu và biện pháp
phòng chống ở Tây Nguyên
7
1.1.6. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng trong đấu
tranh sinh học phòng chống bệnh cho cây trồng
13
1.2. VI SINH VẬT NỘI SINH TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ KHẢ
NĂNG ỨNG DỤNG KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬT
16
1.2.1. Vi sinh vật nội sinh (endophylic microorganisms) trên
cây hồ tiêu
16
1.2.2. Sự đa dạng vi sinh vật nội sinh năng kháng nấm gây
bệnh trên cây hồ tiêu
16
1.2.3. Khả năng ứng dụng vi sinh vật nội sinh trong phòng
chống nấm gây bệnh cây hồ tiêu
18
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VI SINH VẬT NỘI SINH
VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG TRỪ NẤM GÂY BỆNH CÂY
HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM
18
1.3.1. Nghiên cứu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu 18
69 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh đối kháng nấm gây bệnh thực vật trên cây hồ tiêu ở Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm và
nhà lưới. Các chủng IISRBP 35 được định danhlà Pseudomonas aeruginosa
(Pseudomonas EF568931), IISRBP 25 là P. putida (Pseudomonas
EF568932), và IISRBP 17 là Bacillus megaterium (B. megaterium
EU071712).
Năm 2015, Nascimento và cộng sự đã phân lập được 28 chủng vi sinh
vật nội sinh trên cây tiêu đen (Piper nigrum L.) thuộc 13 chi: Bacillus,
Paenibacillus, Pseudomonas, Enterobacter, Rhizobium, Sinorhizobium,
Agrobacterium, Ralstonia, Serratia, Cupriavidus, Mitsuaria, Pantoea, và
Staphylococcus. Kết quả cho thấy, hai chủng vi sinh vât nội sinh Pt12 và
Pt13, được xác định là Pseudomonas putida và Pseudomonas sp., tương ứng,
18
có thể ức chế F. solani f. sp piperis trong thử nghiệm in vitro. Trước đây,
nhóm nghiên cứu này đã mô tả đặc tính phân tử của 23 vi sinh vật nội sinh từ
hồ tiêu P. tuberculatum, trong đó có hai loài Pseudomonas có khả năng kiểm
soát bệnh thối rễ của tiêu đen ở vùng Amazon.
1.2.3. Khả năng ứng dụng vi sinh vật nội sinh trong phòng chống
nấm gây bệnh cây hồ tiêu
Vi sinh vật nội sinh (endophytic microorganisms) là những vi sinh vật có
thể sinh trưởng, phát triển trong các mô của cây. Conn et al., (2008) công bố
kết quả nghiên cứu gây nhiễm chủng Streptomyces sp. EN27 và
Micromonospora sp. EN43 trên hạt giống cây Arabidopsis thaliana đã làm
tăng sức đề kháng lại nấm bệnh Erwinia carotovora và F. oxysporum, kích
hoạt biểu hiện gen tổng hợp acid jasmonic, acid salicilic và etylen. Mối liên
hệ giữa VSV nội sinh với các cây chủ và các sản phẩm tự nhiên có hoạt tính
sinh học được sinh ra bởi VSV nội sinh giúp tìm ra các loại thuốc đặc hiệu có
tiềm năng ứng dụng trong bảo vệ và tăng năng suất cây trồng. Mujal et al.,
(2015) công bố chủng vi khuẩn nội sinh phân lập từ rễ hồ tiêu Bacillus
megaterium có hoạt tính kháng nấm bệnh Phytophthora capsici, Pythium,
Rhizotocnia mạnh do sản sinh một số hợp chất kháng nấm. Aravildet al.,
(2009, 2010), đã phân lập 71 chủng vi khuẩn nội sinh trong rễ và thân cây hồ
tiêu và tuyển chọn được 3 chủng có khả năng ức chế nấm thối rễ hồ tiêu
Phytophthora capsici tới 70% trong điều kiện phòng thí nghiệm và mô hình
trong nhà lưới. Ngoài ra, người ta cũng đã phát hiện nhiều loại vi nấm nội
sinh trên thực vật và ký sinh trên tuyến trùng (nấm nội ký sinh): đây là các
loài nấm có khả năng dính và xâm nhập vào cơ thể tuyến trùng để ký sinh gây
bệnh cho tuyến trùng. Một số loài nấm như Nematoctonus spp, Meria
coniospora đã được thử nghiệm và cho kết quả nhất định.
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ VI SINH VẬT NỘI SINH VÀ ỨNG DỤNG TRONG
PHÒNG TRỪ NẤM GÂY BỆNH CÂY HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM
1.3.1. Nghiên cứu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu
19
Bẹ ̂nh hại nghiêm trọng nhất hiẹ ̂n nay đối với hồ tie ̂u là bệnh chết nhanh
do nấm Phytophthora và bệnh chết chạ ̂m có thể do sự cọ ̂ng hợp của các tác
nhân nấm và tuyến trùng gây ra.
a. Bệnh chết nhanh
Bệnh chết nhanh ở Việt Nam được ghi nhận vào năm 1952, nhưng không
được biết đến tác nhân gây bệnh. Tác giả Phạm Văn Biên et al. (1990) ghi
nhận tác nhân gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu là nấm Phytophthora
palmivora và Diệp Đông Tùng et al. (1999) đã xác định tác nhân gây thối rễ
chết cây hồ tiêu tại Phú Quốc là do nấm Phytophthora parasitica var.
piperina. Theo Phan Quốc Sủng (2001) xác định tác nhân gây bệnh chết
nhanh cây hồ tiêu do nấm Phytophthora spp. gây nên. Bằng phương pháp
PCR, Trần Kim Loang et al.(2006) bước đầu đã xác định tác nhân gây bệnh
chết nhanh cây hồ tiêu tại Tây Nguyên là nấm Phytophthora palmivora. Tác
giả Nguyễn Vĩnh Trường (2008), dựa vào triệu chứng gây bệnh, đặc điểm
hình thái của các chủng phân lập được từ 4 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Bình Phước và Quảng Trị, đã xác định tác nhân gây bệnh chết nhanh cây hồ
tiêu là do nấm Phytophthora capsici. Kết quả này đã được kiểm tra lại bằng
phương pháp PCR-RFLP của vùng ITS, sử dụng primer ITS4 và ITS6.
Tác giả Phạm Ngọc Dung et al. (2010) xác định tác nhân gây bệnh chết
nhanh hồ tiêu ở Đăk Nông là do nấm Phytophthora tropicalis một loài mới
được phân tách từ loài Phytophthora capsici bằng kết quả chạy PCR và phân
tích chuỗi Internal Transcribed Spacer (ITS).
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên
cứu thành công trong sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ một
số bệnh hại cây trồng trong đó có chế phẩm sinh học đa chức năng SH1 của
Viện Bảo vệ thực vật ứng dụng trong phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu do
nấm Phytophthora sp., chế phẩm Trichoderma spp. phòng trừ bệnh thối quả
ca cao do nấm Phytophthora palmivora của Viện Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên, Trần Kim Loang et al.(2008). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu và ứng
dụng vi sinh vật nội sinh trong phòng và chống bệnh nấm gây bệnh chết
nhanh trên cây hồ tiêu.
20
b. Bệnh vàng lá chết chậm
Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (1991) cho biết ở tất cả
các vùng trồng tiêu của Việt Nam đều có hiện tượng một số cây hoặc toàn bộ
vườn chết toàn bộ, chỉ còn trơ lại cây nọc, gây thiệt hại rất lớn. Bệnh làm chết
cả tiêu kiến thiết cơ bản và tiêu kinh doanh. Thông thường, bệnh chết chậm
dẫn tới 10 - 30 % diện tích tiêu bị hại nặng không có khả năng cho thu hoạch.
Một số vùng trồng tiêu lâu năm ở Phú Quốc và Quảng Trị, Quảng Bình
bệnh này phát triển mạnh tạo thành dịch lớn, gây thiệt hại nặng nề và đe dọa
ngành sản xuất tiêu ở đây. Ở Bình Long, Lộc Ninh tỷ lệ tiêu chết và bệnh là
30%, xã Bình Giã, Châu Thành, Đồng Nai có tới 90 % tiêu bị chết (Phạm Văn
Biên, 1989). Theo tác giả Nguyễn Ngọc Châu (1995), đã ghi nhận cây hồ tiêu
không chỉ bị bệnh do nhiều loại tuyến trùng ký sinh trên rễ như: Meloidogyne,
Radophonus, Rotylencholus mà còn có một số nấm như: Fusarium,
Rhizoctoniacùng tác động gây hại lên bộ rễ của cây tiêu. Những thao tác
trong khi bón phân, xới xáo đất và đặc biệt trong mùa mưa nếu tạo ra các vết
thương cho bộ rễ là điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm và gây hại bộ rễ và
cuối cùng cây bị chết. Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (1993),
các loài tuyến trùng Meloidogyne sp.tuy khác nhau về ký chủ song giống nhau
về quá trình phát triển. Tốc độ và thời gian phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ,
ánh sáng, ký chủ mà chúng gây hại.
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003), các loài tuyến trùng ký sinh thực vật
cũng bị tấn công bằng nhiều thiên địch tồn tại trong đất như virus, vi khuẩn,
nấm, Rickettsia Tardigrade, Tuberlaria, Enchytraeid, ve bét, côn trùng và
tuyến trùng ăn thịt. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng thiên địch của tuyến trùng có
tầm quan trọng rất lớn trong việc làm giảm mật độ quần thể để hạn chế tác hại
do tuyến trùng ký sinh gây ra cho cây trồng.
1.3.2. Biện pháp phòng trừ bệnh cây hồ tiêu bằng biện pháp sinh học
Ở Việt Nam, các nhà khoa học chỉ ra rằng sự chuyển dịch phần lớn nền
nông nghiệp sang phương thức canh tác hữu cơ thì mới có thể vừa hạn chế
tình trạng đói nghèo trên thế giới, vừa góp phần cải thiện môi trường và biến
21
đổi khí hậu. Hiện nông nghiệp hữu cơ đang được áp dụng trên toàn thế giới.
Ở nước ta nông nghiệp hữu cơ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Nông nghiệp
hữu cơ nhằm tạo ra các sản phẩm hữu cơ có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, góp phẩn bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường
sinh thái cộng đồng, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, đáp ứng với yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Với định hướng như vậy, trong thời gian gần
đây, các hướng nghiên cứu về cây hồ tiêu chỉ tập trung vào các giải pháp khoa
học công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ
chế biến và xuất khẩu (Phạm Văn Biên, 2005), giải pháp quản lý tổng hợp
dịch hại phát sinh từ đất trên cây hồ tiêu (Nguyễn Tăng Tôn, 2009), biện pháp
kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất cây tiêu theo hướng bền vững (Đỗ Trung
Bình, 2012 Phạm Thị Thùy, 2013), biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp nấm
Phytophthora gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu (Nguyễn Văn Tuất, 2012), xây
dựng mô hình ứng dụng tổng hợp một số sản phẩm phân bón sinh học-hoá
học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học-hoá học trong canh tác cây hồ tiêu theo
hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên (Nguyễn Thị Thu (2016) v.v
Sử dụng vi sinh vật đối kháng sẽ khống chế kìm hãm các vi sinh vật gây
bệnh đây chính là hiệu quả của việc quản lý dịch hại dựa trên co ̛ sở bảo vệ
cân bằng sinh thái trong đất. Biện pháp phòng trừ sinh học bằng các vi sinh
vật nội sinh đối kháng chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong sản
xuất nông nghiệp ở nước ta. Vì vậy, nghiên cứu đa dạng vi sinh vật nội sinh
trên cây hồ tiêu, trên cơ sở đó chọn lựa ra những chủng có khả năng kháng
nấm là việc làm cần thiết nhằm hạn chế sử dụng thuốc hóa học, phát triển
phong phú quần thể vi sinh vật có lợi sẽ giúp cho cây trồng phát triển, tăng
sức đề kháng sâu bệnh.
Như vậy, ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến nhóm vi sinh vật, đặc
biệt là các vi sinh vật nội sinh đối kháng trong việc phòng chống bệnh cho cây
hồ tiêu mà mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng biện pháp hóa học cũng như các
chế phẩm sinh học từ nấm rễ đã hiệu quả mang lại chưa cao. Đây là vấn đề
nan giải đòi hỏi các biện pháp giải quyết triệt để nhằm đảm bảo sự phát triển
ổn định và bền vững của ngành hồ tiêu Việt Nam.
22
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. Các mẫu cây hồ tiêu và chủng giống vi sinh vật kiểm định
1. Các mẫu cây hồ tiêu thu thập từ Đắk Lắk
Mẫu cây hồ tiêu (3 mẫu rễ, 3 mẫu thân và 3 mẫu lá cây) được thu thập
tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk tại 3 địa điểm với tọa độ như sau:
12°35’18’’B;108°11’7’’Đ, 12°35’19’’B; 108°11’8’’Đ,
12°35’24’’B;108°11’5’’Đ vào tháng 07/2017.
2. Chủng giống vi sinh vật kiểm định
Ba chủng nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu gồm Fusarium oxysporum
CNLM, Phytophthora capsici CNLM và Rhizoctonia solani CNLM được
nhận từ Bộ sưu tập giống của phòng Công nghệ lên men, Viện Công nghệ
sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.1.2. Hóa chất và thiết bị
1. Hóa chất:
Cao malt Himedia, Ấn Độ;
Cao nấm men Himedia, Ấn Độ;
Cao thịt Himedia, Ấn Độ;
Casein, Sigma, Mỹ;
Thạch Agar Fluka, Đức;
Pepton Fermentas, Mỹ;
Glycerol; MgSO4.7H2O; K2HPO4: Merck, Đức.
2. Thiết bị nghiên cứu:
Tủ cấy vô trùng Nunre, Mỹ
Nồi hấp khử trùng ALP, Nhật Bản
Tủ lạnh Panasonic, Nhật Bản
Cân phân tích SMIC, Trung Quốc
Tủ sấy Sanyo, Nhật Bản
23
Máy ly tâm lạnh Sorvall RC5B, Mỹ
Máy ổn nhiệt N-Biotek, Mỹ
Máy lắc ổn nhiệt New Jersey, Mỹ
Máy đo pH Thermo Scientific, Mỹ
Tủ cấy an toàn sinh học
2.1.3. Môi trường nuôi cấy
1. Môi trường MPA (g/l): Cao thịt: 3; pepton: 5; NaCl: 5; thạch: 20;
H2O: 1000 ml; pH7.
2. Môi trường NA (g/l): Cao thịt: 3; pepton: 5; NaCl: 5; thạch: 20; H2O:
1000 ml; pH: 6,5-7.
3. Môi trường TSA (g/l): NaCl: 5; casein thủy phân: 15; peptone: 5;
thạch: 20; H2O: 1000 ml; pH: 6,5-7.
4. Môi trường KB (g/l): Casein thủy phân: 20; K2HPO4: 1,5;
MgSO4.7H2O: 1,2; glyxerol khử trùng: 20ml; thạch: 18; H2O: 1000 ml; pH:
6,5-7.
5. Môi trường PDA (g/l): Glucose: 20; khoai tây: 300; thạch: 20; H2O:
1000 ml; pH 6,5 - 7.
6. Môi trường MPA + CMC (g/l): Cao thịt: 3; Pepton: 5; NaCl: 5; CMC:
10; thạch: 20; H2O: 1000 ml; pH 6,5 - 7 (Živković Set al., 2010).
7. Môi trường MPA + Casein (g/l): Cao thịt: 3; Pepton: 5; NaCl: 5;
Casein: 10; thạch: 20; H2O: 1000 ml; pH 6,5 - 7 (Kateka Det al., 2009).
8. Môi trường MPA + Chitin (g/l): Cao thịt: 3; Pepton: 5; NaCl: 5;
Chitin: 10; thạch: 20; H2O: 1000 ml; pH 6,5 - 7 (Kasana RC et al., 2008).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu mẫu: Theo TCVN 8551: 2010 về cây trồng
Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, có thể tóm tắt như sau: Các mẫu
cây hồ tiêu (hồ tiêu khỏe và hồ tiêu bị bệnh) trong mùa khô và mùa mưa được
lấy bằng dao đã khử trùng và lưu giữ trong các túi nilon sạch. Mỗi mẫu cây
hồ tiêu được chia thành 3 phần riêng: rễ, thân, lá đựng trong túi nilông sạch có
24
ghi đặc điểm và địa điểm lấy mẫu. Mẫu được bảo quản trong tủ lạnh ở 4oC
cho đến khi xử lý và phân tích trong vòng 48 giờ.
2.2.2. Khử trùng bề mặt và phân lập vi sinh vật nội sinh
VSVNS được tiến hành phân lập từ các mẫu rễ, thân, lá của cây hồ tiêu
theo phương pháp của Aravind và cộng sự, năm 2009. Mẫu rễ, thân, lá được
rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ đất, tạp chất và làm khô mẫu. Các mẫu
được khử trùng trong dung dịch 5% NaClO, 5 phút, rửa lại mẫu bằng dụng
dịch 2% (w/v) Na2S2O3 trong 2 phút để loại bỏ clo dư. Tiếp tục xử lý mẫu
trong ethanol 70% (v/v) trong 10 phút, rửa lại bằng nước cất khử trùng để
loại bỏ ethanol và nhúng mẫu trong trong dung dịch 10% (w/v) NaHCO3
trong 5 phút để ức chế nấm cộng sinh.
Sau khi khử trùng mẫu xong tiến hành phân lập mẫu trên môi trường
dinh dưỡng phân lập vi sinh vật bằng cách rắc mẫu trên bề mặt môi trường
phân lập và ủ ở 30oC trong 2-3 ngày. Theo dõi sự xuất hiện của các khuẩn lạc
đếm số lượng vi khuẩn có trong đĩa Petri. Dùng que cấy tách ra từng chủng vi
sinh vật khác nhau ra các đĩa Petri có chứa môi trường MPA. Bước đầu nhận
dạng các loại vi sinh vật khác nhau dựa vào đặc điểm hình thái, màu sắc, kích
thước của khuẩn lạc (Aravind R. et al. 2009).
2.2.3. Xác định hoạt tính đối kháng của các chủng vi sinh vật nội
sinh với nấm bệnh
Hoạt tính đối kháng được xác định theo Gong M et al., 2006 như sau: Sử
dụng phương pháp thử nghiệm kép, nấm bệnh và vi sinh vật nội sinh được
nuôi cách nhau 3 cm trên đĩa môi trường PDA (đường kính 90 mm) ở 27oC
trong 6 ngày. Nếu vi sinh vật nội sinh có có khả năng ức chế nấm bệnh sẽ
thấy vùng xung quanh khuẩn lạc vi sinh vật nội sinh, sợi nấm bệnh không
sinh trưởng hoặc sinh trưởng yếu. Còn nếu vi sinh vật nội sinh không có khả
năng ức chế sự phát triển của nấm bệnh sẽ thấy nấm bệnh phát triển bình
thường. Từ đó sơ bộ lựa chọn được chủng vi sinh vật có hoạt tính đối kháng
nấm gây bệnh.
2.2.4. Xác định khả năng ức chế nấm bệnh của dịch lọc vi sinh vật
nội sinh
25
Xác định khả năng ức chế nấm bệnh được tiến hành bằng phương pháp
đục lỗ như sau: Dịch nuôi cấy các chủng vi sinh được lọc loại bỏ sinh khối và
nhỏ dịch lọc vào các lỗ thạch trên môi trường PDA đã cấy nấm gây bệnh (Lê
Gia Hy, 2012). Sau 48-72 giờ nuôi trong tủ ấm 30oC, xác định vòng ức chế
sinh trưởng của nấm. Từ đó lựa chọn được chủng vi sinh vật có hoạt tính đối
kháng nấm gây bệnh.
2.2.5. Đánh giá hoạt tính kháng nấm bệnh
Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng nấm bệnh được mô tả theo
phương pháp của Živković cùng cộng sự năm 2010 và Jeyaseelanet năm
2012. Tổng số VSVNS được cấy vệt trên môi trường thạch PDA, khoảng
cách vệt cấy xấp xỉ 1cm với mép đĩa petri. Nấm gây bệnh được cắt khoảng
1cm2 và đặt đối diện với vệt cấy VKNS, đĩa không có vệt VKNS là đối chứng.
Các mẫu thí nghiệm được lặp lại 3 lần và ủ ở nhiệt độ 30oC trong 3-5 ngày.
Phần trăm ức chế tăng trưởng nấm sợi (RI%) được tính như sau:
RI (%) =
𝐷1−𝐷2
𝐷1
x 100%
D1: Chiều dài nấm sợi trên đĩa đối chứng.
D2: Chiều dài nấm sợi trên đĩa có VKNS.
Tỷ lệ ức chế tăng trưởng nấm sợi được đánh giá như sau: ˂ 30% = hoạt
động kháng nấm thấp; 30 - 50% = hoạt động kháng nấm vừa phải; 50 - 70% =
hoạt động kháng nấm cao; ≥ 70% = hoạt động kháng nấm rất cao.
Những VSVNS có kết quả tỷ lệ kháng nấm gây bệnh lớn hơn 30% được
lựa chọn và lưu giữ để nghiên cứu tiếp.
2.2.6. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và định danh các chủng lựa
chọn (theo Sổ tay Định loại vi sinh vật của Bergey, 1989)
Quan sát hình thái khuẩn lạc: Tiến hành quan sát các khuẩn lạc này từ
các phía (từ trên xuống, từ bên cạnh), chú ý về hình dạng khuẩn lạc, hình
dạng mép, bề mặt, độ dày, có núm hay không, độ trong, màu sắc (trên, dưới,
có khuếch tán ra môi trường hay không). Đặc điểm hình thái của các chủng vi
khuẩn được quan sát, so sánh trên môi trường MPA ở nhiệt độ 35-37°C. Sau
26
24-48 giờ lấy mẫu quan sát kích thước khuẩn lạc, màu sắc khuẩn lạc trên môi
trường.
Nhuộm Gram: Dựa trên khả năng bắt màu của tế bào chất và màng tế
bào với thuốc nhuộm tím kết tinh và iod mà hình thành nên hai loại phức chất
khác nhau theo Trần Thanh Thủy, 1999.
Đặc điểm sinh lý, sinh hóa theo Sổ tay Định loại vi sinh vật của Bergey,
1989:
- Thử khả năng đồng hóa các nguồn cacbon của chủng vi sinh vật được
thể hiện khi nuôi trên môi trường khoáng có bổ sung các nguồn carbon (1,0
%, w/v): D-glucose, D-maltose, Myo-inositol, D-mannitol, Saccharose,
Cellobiose, D-fructose, tinh bột tan. Sau 24 nuôi cấy, tiến hành đo OD dịch
nuôi vi khuẩn.
- Thử khả năng đồng hóa các nguồn nitơ của chủng vi sinh vật được thể
hiện khi nuôi trên môi trường khoáng có bổ sung các nguồn nitơ (1,0 %, w/v):
L-arginin, L-lysin, Methionin, Leusin, L-tryptophan, L-valine, L-alanine và
glycine. Sau 24 giờ tiến hành đo OD dịch nuôi vi sinh vật và so sánh với môi
trường đối chứng âm (môi trường MPA).
Xác định pH nuôi cấy thích hợp: Vi sinh vật được nuôi trên môi trường
MPA lỏng có pH môi trường trong khoảng từ pH 4,0 đến pH 8,0. Sau 24 giờ
tiến hành đo OD dịch nuôi vi sinh vật và so sánh kết quả từ đó chọn ra pH tối
ưu nhất.
Xác định nhiệt độ, nồng độ NaCl thích hợp: Vi sinh vật được nuôi trên
môi trường MPA thạch ở các nhiệt độ khác nhau (20; 25; 30; 35; 45 và 45°C)
và trên môi trường MPA thạch có bổ sung NaCl với nồng độ tăng dần từ 0,5 -
2,0% (w/v) ở 37°C, sau 24 giờ tiến hành quan sát sự sinh trưởng của vi sinh
vật.
2.2.7. Phân loại vi sinh vật dựa trên phân tích trình tự gen
Trình tự gen 16S rDNA của vi khuẩn được khuếch đại bằng phản ứng
PCR sử dụng cặp mồi 27F và 1429R đối với vi khuẩn có trình tự như trong
bảng 2.1.
27
DNA tổng số của vi sinh vật và nấm được tách theo phương pháp của
Sambrook và Russell (2001). Sản phẩm của phản ứng PCR được kiểm tra
bằng điện di trên gel agarose 1,0%. Kích thước của các đoạn DNA thu được
sau phản ứng PCR được so sánh với thang DNA chuẩn 1 kb Thermo
scientific, Mỹ. Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng bộ kit PureLinkTM – DNA
Purification Invitrogen, Mỹ và giải trình tự trên máy đọc trình tự tự động ABI
PRISM®3100-Avant Genetic Analyzer Applied Biosystems, Foster City, CA,
Mỹ tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Trình tự gen 16S rDNA được so sánh với các trình tự tương ứng trên
GenBank (NCBI) nhờ công cụ BLAST.
Bảng 2.1: Trình tự cặp mồi được sử dụng trong phản ứng PCR
khuếch đại gen 16S rDNA
Tên đoạn mồi Trình tự mồi
27F 5’-TAACACATGCAAGTCGAACG-3’
1429R 5’-GGTGTGACGGGCGGTGTGTA-3’
Đánh giá an toàn sinh học của các chủng vi sinh vật
Theo hướng dẫn số 90/679/EWG của Cộng đồng Châu Âu về an toàn
sinh học, nhóm tác nhân sinh học vi sinh vật được phân làm 4 cấp độ an toàn,
trong đó chỉ các VSV ở cấp độ 1 và 2 được ứng dụng trong sản xuất.
2.2.8. Đánh giá khả năng sinh enzyme ngoại bào
Phương pháp cấy chấm điểm trên thạch theo Mohd và các cộng sự
(2015) được tiến hành như sau: Cấy chấm điểm VKNS trên môi trường có 1%
cơ chất tương ứng. Ủ đĩa ở nhiệt độ 37oC trong 18-24 giờ. Nhuộm màu bằng
thuốc nhuộm tương ứng và đo đường kính vòng thủy phân trên đĩa thạch môi
trường.
Môi trường thử khả năng sinh protease; MPA + cơ chất (1% cazein),
thuốc nhuộm HgCl2 (5%) (Kateka et al., 2009).
Môi trường thử khả năng sinh cellulase: MPA + cơ chất (1% CMC),
thuốc nhuộm lugol (5%) Kasana et al., 2008).
28
Môi trường thử khả năng sinh chitinase: MPA + cơ chất (1% chitin),
thuốc nhuộm lugol (5%) (Usharani et al., 2011).
Đánh giá khả năng sinh enzyme: Hoạt tính enzyme = D-d (cm), trong đó:
D: Đường kính vòng phân giải; d: Đường kính khuẩn lạc.
2.2.9. Lựa chọn môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp
- Các môi trường được sử dụng để lựa chọn môi trường nuôi cấy thích
hợp: MPA, NA, TSA và. KB (xem thành phần môi trường)
- Nghiên cứu thay đổi nguồn cacbon và ni tơ của môi trường được tuyển
chọn: Nguồn (glucose, rỉ đường, saccaroza, dextriose, tinh bột tan và
manitol), nguồn nitơ (bột đậu tương, cao nấm men, pepton, trypton, cao malt,
cao thịt).
- Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp: Chủng được nuôi trên môi
trường tuyển chọn với thay đổi điều kiện lên men: các nhiệt độ khác nhau
20C; 25C; 30C; 35C; 40C; pH môi trường trong khoảng từ pH 5,0 đến
pH 8,0; tỷ lệ tiếp giống 1, 3, 5, 7 và 9%; độ thông khí 5; 10; 15; 20; 25%. Sau
72 giờ tiến hành quan sát mức độ sinh trưởng và hoạt tính kháng nấm.
2.2.10. Thử nghiệm khả năng phòng trừ nấm Phytophthora capsici
Thử nghiệm khả năng phòng trừ nấm Phytophthora capsici CNLM trên
cây hồ tiêu của chủng được tuyển chọn quy mô phòng thí nghiệm được tiến
hành như sau: Phun dịch tế bào của vi sinh vật (108 tế bào/ml), dịch bào tử
nấm (105 bào tử/ml) và nước vô trùng lên lá hồ tiêu trong 30’, lá hồ tiêu đặt
trên giấy lọc ẩm trong đĩa Petri đã được vô trùng. Dịch huyền phù bào tử của
nấm P. capsici chứa khoảng 105 bào tử/ml đã được chuẩn bị và phun lên lá đã
được phun vi sinh vật tuyển chọn. Ủ ở 20ᵒC trong 12 giờ sáng/tối trong 10
ngày. Mức độ của mầm bệnh được đánh giá dựa trên mức độ từ 0 đến 4: 0 là
không hiện tượng; 1:1-12% vùng lá bị bao phủ bởi nấm bệnh có màu nâu đen;
2: 13-25% vùng lá bị bao phủ bởi nấm bệnh có màu nâu đen; 3: 26-50% vùng
lá bị bao phủ bởi nấm bệnh có màu nâu đen; 4: 51-100% vùng lá bị bao phủ
bởi mầm bệnh màu nâu đen. Mỗi chủng nghiên cứu bao gồm 5 lá cắt rời thực
hiện 3 lần lặp lại (Lee và Hwang, 1996).
29
2.2.11. Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên
phần mềm excel năm 2017. Phần mềm sử dụng các hàm tính toán dựa trên
công thức thống kê:
Giá trị trung bình(X): X =
1
𝑛
∑ X𝑛𝑖=1 I;
Độ lệch chuẩn (δ): δ = √
∑ (𝑋𝑖−𝑋)2𝑛𝑖=1
𝑛−1
; Sai số (m): 𝑚 = ±
δ
𝑚
30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VI SINH VẬT NỘI SINH CÓ HOẠT TÍNH
KHÁNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU Ở ĐẮK LẮK
3.1.1. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật nội sinh từ các mẫu cây
hồ tiêu
Từ 9 mẫu cây hồ tiêu được khử trùng bề mặt theo phương pháp của
Aravind và cộng sự, 2009 và phân lập vi sinh vật nội sinh theo phương pháp
của theo Gazis và cộng sự, 2012 trên 4 loại môi trường MPA, TSA, NA và
KB. Sau thời gian nuôi cấy từ 1-3 ngày, đã phân lập và thuần khiết được 36
chủng vi sinh vật nội sinh được trình bày trên bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả phân lập vi sinh vật nội sinh từ các mẫu rễ, thân,
lá trên hồ tiêu tại Đắk Lắk
TT
Ký hiệu
chủng
Vị trí
phân
lập
Môi
trường
phân lập
TT
Ký hiệu
chủng
Vị trí
phân lập
Môi
trường
phân lập
1 HDL01 Rễ TSA 19 HDL19 Thân MPA
2 HDL02 Thân MPA 20 HDL20 Rễ NA
3 HDL03 Lá NA 21 HDL21 Rễ TSA
4 HDL04 Thân MPA 22 HDL22 Rễ NA
5 HDL05 Rễ MPA 23 HDL23 Thân MPA
6 HDL06 Thân TSA 24 HDL24 Rễ TSA
7 HDL07 Rễ MPA 25 HDL25 Rễ MPA
8 HDL08 Rễ KB 26 HDL26 Thân MPA
9 HDL09 Lá NA 27 HDL27 Rễ NA
10 HDL10 Rễ KB 28 HDL28 Thân KB
11 HDL11 Thân MPA 29 HDL29 Lá KB
12 HDL12 Thân NA 30 HDL30 Thân KB
13 HDL13 Lá MPA 31 HDL31 Lá MPA
14 HDL14 Rễ NA 32 HDL32 Thân TSA
15 HDL15 Rễ NA 33 HDL33 Thân MPA
31
16 HDL16 Thân KB 34 HDL34 Rễ TSA
17 HDL17 Lá TSA 35 HDL35 Thân KB
18 HDL18 Rễ MPA 36 HDL36 Rễ TSA
Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy, số lượng các chủng vi sinh vật nôi sinh
trên cây hồ tiêu khá phong phú, đa dạng và thu thập được cả 3 bộ phận của
cây. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nascimento và cộng sự năm 2015,
nhóm nghiên cứu phân lập được 28 chủng VKNS từ các mẫu rễ, thân, lá trên
cây hồ tiêu (Piper nigrum L.), của Vijay và cộng sự, 2011, đã phân lập được
17 chủng VKNS từ rễ, thân, lá của 10 cây tiêu lốt (Piper Longum L.) cùng
thuộc họ Piperaceae . Tuy nhiên so sánh với kết quả của Toh và cộng sự,
2016 đã phân lập được 126 chủng VKNS từ rễ của các cây tiêu đen (Piper
nigrum L.) hoặc Aravind và cộng sự, 2008, đã phân lập được 74 chủng VKNS
từ 10 mẫu cây tiêu đen Ấn Độ (Piper nigrum L.) trong đó có 66 chủng phân
lập từ rễ và 8 chủng phân lập từ thân, thì cho thấy tỷ lệ các chủng vi sinh vật
nội sinh phân lập được từ cây hồ tiêu ở Cư Kuin, Đắk Lắk ở mức trung bình.
Điều này chứng tỏ, mức độ đa dạng của các chủng vi sinh vật trên mẫu phụ
thuộc vào phương pháp phân lập và vị trí địa lý vùng phân lập như khí hậu,
nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng, pH môi trường (Bảng 3.1).
3.1.2. Sơ bộ phân nhóm vi sinh vật nội sinh trên cây hồ tiêu phân
lập được
Trên cơ sở 36 chủng vi sinh vật đã thu nhận được, chúng tôi tiến hành
phân tích, đánh giá mức độ phân bố theo vị trí phân lập trên cây hồ tiêu, được
thể hiện qua hình 3.1.
Hình 3.1: Vi sinh vật nội sinh theo vị trí phân lập trên cây hồ tiêu.
32
Kết quả Hình 3.2 cho thấy, vi sinh vật có mặt ở tất cả các bộ phận của
cây, trong đó vi sinh vật nội sinh từ rễ chiếm số lượng cao nhất với 16 chủng
(44,44%), tiếp theo là thân với 14 chủng (38,89%), số lượng được phân lập ít
nhất ở lá với 6 chủng chiếm 16,67%.
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới, ví dụ như
Ko
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_vi_sinh_vat_noi_sinh_doi_khang_nam_gay_b.pdf