Luận văn Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da cam/dioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ Hóa - Cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .iv

DANH MỤC HÌNH . v

DANH MỤC VIẾT TẮT.vi

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3

1.1 Tổng quan về tình hình ô nhiễm dioxin tại Việt Nam . 3

1.1.1 Tình hình sử dụng chất diệt cỏ có chứa dioxin trong thời gian chiến

tranh của Mỹ ở Việt Nam . 3

1.1.2 Thực trạng ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng . 4

1.2 Các phương pháp xử lý dioxin. 10

1.2.1 Công nghệ Hóa Cơ (Dehalogenation by mechanochemical reactionDMCR) . 11

1.2.2 Giải hấp nhiệt trong mố (In Situ Thermal Desorption- ISTD/IPTD).. 12

1.2.3 Công nghệ Sinh học. 13

1.2.5 Biên pháp chôn lấp . 14

1.3 Kinh nghiệm trên thế giới áp dụng công nghệ cơ hóa trong xử lý dioxin. 15

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18

2.1 Đối tượng nghiên cứu. 18

2.1.1. Tính toán khối lượng đất nhiễm dioxin cần phải xử lý tại sân bayBiên Hòa . 18

2.1.2 Công nghệ Hóa-Cơ (MCD) xử lý đất bị ô nhiễm tại sân bay BiênHòa. 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu . 25

2.2.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu. 25

2.2.2 Phương pháp lấy mẫu . 26

2.2.3 Phương pháp điều tra và nghiên cứu ngoài thực địa. 28

2.2.4 Phương pháp chuyên gia. 28iii

2.2.5 Phương pháp tính toán. 29

2.2.6 Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá . 29

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 30

3.1 Nghiên cứu, xác định mức độ ô nhiễm tại khu vực phía tây nam sân bay

Biên Hòa (khu vực Pacer Ivy) . 30

3.1.1 Nhiễm độc dioxin trong đất bề mặt. 32

3.1.2 Nhiễm độc trong đất và trầm tích sâu. 35

3.2 Đánh giá hiệu quả của công nghệ Hóa-Cơ xử lý dioxin. 44

3.2.1. Kết quả phân tích đất trước và sau xử lý . 44

3.2.2 Đánh giá hiệu quả xử lý. 47

3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý. 52

3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa. 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 59

pdf76 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da cam/dioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ Hóa - Cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hiệu quả cao hơn 99% sau 45 phút xử lý. Bảng 1.4: Kết quả xử lý PCPs (ug/kg) - Năm 2007, công ty EDL tiếp tục tiến hành thử nghiệm xử lý đất nhiễm POPs, Dioxins tại San Fransisco. Kết quả xử lý dioxin và furan cho thấy trong 15 phút đầu, nồng độ dioxin và furan còn cao hơn nhiều lần so với nồng độ ban đầu. Có thể giải thích rằng dioxin, furan được tạo thành do sự phá hủy thứ cấp của các hợp chất hữu cơ khác. Sau 15 phút, dioxin và furan bắt đầu được phá hủy, và trung bình sau 60 phút xử lý hiệu quả đạt đến 94%. Bảng 1.5: kết quả xử lý dioxin và furan (Đơn vị tính:TEQ) - Năm 2011, EDL tiến hành thử nghiệm xử lý ở Osaka, Japan. Với hệ thống xử lý cải tiến hơn so với các cuộc thử nghiệm trước. Mô hình xử lý này giống với 17 mô hình công nghệ đã tiến hành thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa vào cuối năm 2012. 200kg đất đã được xử lý với độ ẩm 10%, kết quả được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1.6 : Kết quả xử lý Dioxins (total) Reactor 1 out: mẫu đất trước khi ra khỏi lò phản ứng số 1 Reactor 2 out: mẫu đất ra khỏ lò phản ứng số 2 Ngoài ra EDL còn tiến hành xử lý một số các hợp chất hữu cơ khó phân hủy khác như Aldrien, thuốc trừ sâu và cả kim loại nặng đều cho thấy hiệu quả xử lý khá tốt của công nghệ MCD, đó là: Năm 2004 Mapua, tại New Zealand công nghệ hóa cơ đã xử lý 8.650 m3 xử lý: Sr IIIl DDT, aldrien, dieldrin, lindane. 2006 Hồng Kông 4x10kg thử nghiệm 1 thùng, Sr V TPH, kim loại nặng 2007 Trung Quốc Philippines 4x10kg thử nghiệm 1 thùng, Sr V Thuốc trừ sâu 2009 Nhật Bản Bộ thử 14x10kg thử nghiệm 1 thùng, Sr V dioxin, PCBs, BHC 2009 Alaska, Hoa Kỳ 140m3 quy mô đầy đủ xử lý , Sr V PCBs. 18 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tính toán khối lượng đất nhiễm dioxin cần phải xử lý tại sân bay Biên Hòa Khu vực Tây Nam của đường băng (Pacer Ivy) Trước những năm 2008, Bộ Quốc phòng và Văn phòng 33 không tập trung vào nghiên cứu, khảo sát tại khu vực này. Đến năm 2007, dự án UNDP – Văn phòng 33 (UNDP-Văn phòng 33 2008 & 2011) đã tiến hành lấy mẫu tại một số ở khu vực phía Tây và Tây nam đường băng sân bay Biên Hòa. Kết quả cho thấy nhiễm độc không đáng kể tại khu vực phía Tây nam sân bay Biên Hòa (30% mẫu lấy tại khu vực này cho thấy hàm lượng trên 1.000 ppt TEQ). Tuy nhiên, trong nghiên cứu ban đầu, số mẫu đã lấy không đủ để đưa ra một kết luận tổng quát về phạm vi và sự mở rộng vùng nhiễm độc CĐHH/dioxin tại khu vực Pacer Ivy. Vào năm 2008, đây là đợt khảo sát lấy mẫu chính thức đầu tiên được tiến hành. Sau khi phía Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị khảo sát vì trước kia được sử dụng làm nơi lưu trữ thuốc diệt cỏ. Diện tích khu vực lấy mẫu là 150.000 m2, bao gồm một kho chứa bê tông. Ở phía Tây Nam của kho chứa là vùng vành đai dốc xuống hệ thống rãnh thoát nước, lạch và ao nhỏ. Người dân ở đây nuôi và đánh bắt cá tại các ao này. Tại khu vực này, phân tích 15 mẫu trong tổng số 19 mẫu đất và trầm tích. Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phân tích 11 mẫu và Công ty AXYS phân tích 4 mẫu, bao gồm 2 mẫu lặp lại để kiểm chứng phương pháp. Kết quả phân tích cho thấy, phía tây của khu vực này (chân dốc đường băng) có nồng độ dioxin cao (2.000 và 22.300 ppt TEQ). Tại khu vực phía Tây - Nam mức độ ô nhiễm thấp hơn. Đối với trầm tích, mẫu lấy tại cá ao hồ và rãnh thoát nước dọc theo hướng dòng chẩy từ đường băng thì nồng độ dioxin đều cao hơn ngưỡng cho phép của Việt Nam và Quốc tế (1090, 1500 và 5970 ppt TEQ). Đây là khu vực có địa hình phức tạp với nhiều ao nuôi cá và hồ.Mức độ ô nhiễm dioxin rất 19 khác nhau tại từng khu vực và có xu hướng tập trung tại các hệ thống rãnh thoát nước ở cuối dòng chẩy. Kết quả của đợt khảo sát này, mới chỉ cho thấy sơ bộ tình hình ô nhiễm tại khu vực này. Để có thể đánh giá chính xác mức độ, phạm vi và khối lượng đất cần được xử lý, cần phải có thêm đợt nghiên cứu sâu hơn nữa. Hình 2.1 Kết quả lấy mẫu dioxin tại phía Tây Nam đường bay (Pacer Ivy) (Kết quả báo cáo Hatfield, 2008) Để có thể xây dựng kế hoạch tổng thể xử lý triệt để ô nhiễm tại ba điểm nóng. Năm 2012,dự án xử lý dioxin tại các điểm nóng ô nhiễm chất da cam/dioxin do UNDP tài trợ đã kế hoạch đành đánh giá bổ sung ô nhiễm dioxin tại các khu vực mới phát hiện ở sân bay Biên Hòa và Phù Cát, xác định khối lượng, diện tích đất cần phải xử lý. Tại Biên Hòa đợt khảo sát lần này nhóm nghiên cứu lấy tổng 104 mẫu (đất, trầm tích và các mẫu QC) được lấy, trong đó có 43 mẫu bề mặt, 48 mẫu đất theo chiều sâu và 13 mẫu kiểm soát chất lượng (gồm 8 mẫu lặp, 2 mẫu trắng di chuyển và 3 mẫu trắng hiện trường/ rửa thiết bị). 20 Tổng số 104 mẫu đã được phân tích. Trong đó, số mẫu đất bề mặt là 43, số mẫu đất theo chiều sâu là 48, các mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm dioxin thuộc Tổng cục Môi trường. Kết quả số liệu mẫu trắng, các mẫu lặp và mẫu kiểm tra chéo do phòng thí nghiệm dioxin phân tích được gửi đến phòng thí nghiệm AXYS để viết báo cáo đánh giá QC. Kết quả phân tích kiểm tra chéo các mẫu lặp cho thấy sự tương đồng tốt giữa hai phòng thí nghiệm. 2.1.2 Công nghệ Hóa-Cơ (MCD) xử lý đất bị ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa a. Bối cảnh thử nghiệm và mục tiêu xử lý dioxin của cộng nghệ Hóa Cơ Trong chương trình thử ghiệm được tài trợ chính bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và một phần từ Chính phủ New Zealand. Đây là một hoạt động quan trọng trong dự án “Xử lý ô nhiễm dioxin tại các vùng nóng ở Việt Nam” do GEF tài trợ và cũng là một trong số các Chương trình thử nghiệm công nghệ nhằm tìm kiếm khả năng áp dụng một loại công nghệ mới đã được thương mại hóa để xử lý đất nhiễm các chất POPs theo như Công ước Stockholm. Dự án của GEF, cụ thể là hoạt động này được Văn phòng UNDP điều phối và Bộ TNMT là Cơ quan quốc gia thực hiện dự án. Dự án do Văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Văn phòng 33) trực tiếp triển khai thực hiện. Chương trình thử nghiệm được thiết kế với sự phối hợp của các bên gồm Chương trình Phát triển liên hợp quốc (UNDP), Văn phòng 33 và các chuyên gia trong nước, theo đó nhất trí thử nghiệm trên 100 m3 đất nhiễm dioxin thuộc 2 khu vực trong sân bay Biên Hòa với nồng độ nhiễm được xác định trước đó. Mục tiêu là thực hiện thử nghiệm đất nhiễm ở 3 mức độ nhiễm khác nhau: cao (>10,000ppt TEQ), trung bình (2.000-10.000ppt TEQ) và thấp (<2.000ppt TEQ). Quá trình thử nghiệm sử dụng thiết kế cơ sở hệ thống nghiền bi của Công ty EDL.Tổng cộng 100 tấn đất nhiễm được chia thành 42 mẻ xử lý, mỗi mẻ từ 2-6 tấn.Các mẻ được xử lý với các điều kiện và thông số vận hành khác nhau, đặc biệt là sẽ tập trung vào đánh giá xử lý đất nhiễm ở mức trung bình vì đây được xem là mức phổ biến khi tiến hành xử lý đại trà sau này. Với mục tiêu xử lý là đưa ngưỡng dioxin về dưới 21 1.000ppt TEQ sau xử lý là phù hợp với mục tiêu của quốc gia và quốc tế và theo đó kết quả xử lý tham chiếu hoặc hiệu suất xử lý 99% đã được đề ra. Toàn bộ chương trình thử nghiệm được chi tiết hóa bằng Kế hoạch thực hiện do công ty của New Zealand xây dựng và được UNDP và Văn phòng 33 ký duyệt. b. Dây truyền công nghệ Hóa-Cơ áp dụng xử lý tại sân bay Biên Hòa Đất nhiễm dioxin được đưa qua hệ thống máy sàng để loại bỏ đất quá cỡ (>10mm). Sau đó đất được đưa vào máy sấy khô, tại đây đất được sấy xuống độ ẩm dưới 2%. Hơi nước và bụi được hấp thu qua than hoạt tính trước khi ra ngoài môi trường. Cuối cùng đất sấy khô được xử lý qua 4 lò quay lắp thẳng đứng nối tiếp nhau. Các thiết bị được mô tả như sau: - Máy sàng rung Đây là một bộ sàng rung đơn giản đặt ở 1 góc để sàng được đất có đường kính <10mm Tất cả các vật liệu quá cỡ sẽ được chuyển tới một thiết bị nghiền trước khi được chuyển sàng lại - Máy sấy băng truyền Đây là một thiết bị chính vì đất phải được sấy tới độ ẩm <2% Máy sấy được làm nóng gián tiếp bằng các dòng dầu nóng tuần hoàn Vận tốc quay của máy sấy được giữ ở mức thấp để giảm thiểu khả năng tạo bụi 22 Hình 2.2 thiết bị sấy khô - Lò phản ứng (lò quay) Có bốn lò phản ứng được sắp xếp theo chiều từ trên xuống dưới Hệ thống được hàn bằng một van quay tại đầu xả của phễu nạp, và máy nhào tại điểm cuối của hệ thống. Mỗi lò phản ứng được nạp một số lượng bi thép khác nhau Mỗi lò phản ứng có thể vận hành ở một vận tốc quay khác nhau Hình 2.3 bốn lò phản ứng được lắp song song 23 - Máy nhào Đây là một hệ thống cho phép bổ sung nước vào đất, tạo độ ẩm cho đất sau xử lý. Hình 2.4 hệ thống máy nhào đất sau xử lý c. Kế hoạch thử nghiệm xử lý dioxin * Đào xúc và chuẩn bị đất cho thử nghiệm. - Tổng cộng đã đào xúc 150 tấn đất/100m3. - Đất nhiễm đào xúc từ 3 khu vực ô nhiễm nặng, theo giả định ban đầu đất có nồng độ từ:(>10.000ppt), trung bình (2.000- 10.000ppt) và nhẹ (<2.000ppt). - Nồng độ nhiễm dựa trên số liệu phân tích mẫu trước đó.Nhưng sau khi có kết quả phân tích chính thức thìđất có độ ô nhiễm nặng (theo phân loại ban đầu là >10.000ppt) thì có nồng độ ô nhiễm lớn hơn 30.000ppt, phổ biến ở mức trên 50.000ppt. Đất có độ ô nhiễm trung bình (theo phân loại ban đầu là 2.000- 10.000ppt) là khoảng nồng độ được cho là có khối lượng đất cần xử lý lớn nhất, thì được xác định trong khoảng 5.000-30.000ppt, phổ biến là mức xung quanh 24 15.000ppt. Đất có độ ô nhiễm thấp (theo phân loại là <2.000ppt) thì trong thực tế lại có độ nhiễm thấp hơn, dưới ngưỡng xử lý. - Đất nhiễm được cho vào từng bao (mỗi bao khoảng 1 tấn). Hình 2.5 Các bao đất nhiễm dioxin lưu tại nhà kho *Kế hoạch vận hành và lấy mẫu - Khối lượng đất thực tế đưa vào hệ thống xử lý khoảng 110 tấn, các phần tử có kích thước lớn được lọc ra. Đất được xử lý qua 42 mẻ (Mỗi mẻ từ 2-8 bao theo thiết kế ban đầu). - Việc xử lý được tiến hành với đất có nồng độ dioxin cao trước, nồng độ thấp sau. - Mỗi bao đất được lấy 2 mẫu: 1 mẫu trước khi xử lý và 1 mẫu sau khi xử lý. - Tổng cộng 300 mẫu đất và 01 mẫu than hoạt tính. Ngoài ra, trong quá trình xử lý còn đo lượng bụi trong khu vực xử lý và lấy mẫu khí thải ở đầu ra của bộ lọc than hoạt tính. * Các thông số về hệ thống xử lý tại Biên Hòa 25 - Từ mẻ 1 đến mẻ 23, xử lý đất nhiễm có kích thước hạt<20mm. Từ mẻ 24 đến mẻ 42, xử lý đất nhiễm có kíchthước hạt <10mm. - Thành phần cơ lý của đất: thành phần chủ yếu là cát pha, kích thước hạt >20mm chiếm khoảng 30% đến 50% vềthể tích. - Tốc độ nạp đất đầu vào khoảng 100-900kg/giờ. Phần lớnduy trì ở tốc độ 300-500kg/giờ. - Tốc độ quay trong lò xử lý là khoảng từ 250 đến 375 vòng/phút. - Một số mẻ xử lý đã được bổ sung thêm cát thạch anh (tỷ lệ từ 0 – 5% theo khối lượng khô). - Thời gian để khởi động hệ thống là khoảng 1.5 giờ và thời gian để ngừng hệ thống là khoảng 1 giờ. - Một ngày hoạt động là 8 giờ. * Phân tích mẫu • 05 mẫu được lấy trong quá trình đào xúc đã được phân tích PCDD/F, kim loại nặng, VOC nhằm xác định tính chất của đất, để giúp định hình các thông số của hệ thống xử lý trước khi bắt đầu. - 84 mẫu trộn (42 mẫu trước xử lý và 42 mẫu sau xử lý) được phân tích PCDD/F (mỗi mẻ 1 mẫu). - 26 mẫu đơn (13 mẫu trước xử lý và 13 mẫu sau xử lý) đã được phân tích PCDD/F, kim loại nặng, VOC (mỗi bao 1 mẫu). - Việc phân tích mẫu trên được Dự án quản lý độc lập 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu là rất quan trọng, giúp kế thừa được các kết quả nghiên cứu đã có, tiết kiệm thời gian và kinh phí; đồng thời có được những định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu. 26 Các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau đều được phân tích xử lý và lựa chọn sắp xếp theo mục đích sử dụng, theo luận văn. Việc thu thập tài liệu bao gồm các công việc: Đề tài đánh giá mức độ tồn lưu chất độc da cam trong đất tại khu vực nghiên cứu liến quan đến rất nhiều lĩnh vực: địa chất, môi trường, thổ nhưỡng, Chính vì vậy các tài liệu cần thu thập khá đa dạng, bao gồm: các tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa chất thủy văn, các loại bản đồ: bản đồ phân vùng ô nhiễm, sơ đồ hiện trạng tồn lưu dioxin tại các khu vực sân bay, sơ đồ tồn lưu dioxin trong đất theo từng vùng, và các dạng tài liệu có liên quan khác (tạp trí, báo cáo khoa học,) 2.2.2 Phương pháp lấy mẫu Nhằm phân tích hiện trạng tồn lưu dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu, ngoài việc thu thập tài liệu và tổng hợp các thông tin về đánh giá về đặc điểm tồn lưu ở dioxin tại sân bay Biên Hòa. Trong phạm vi nghiên cứu và luận văn đã tiến hành thu thập và lấy mẫu Công tác lấy mẫu được tuân thủ theo nguyên tắc sau: a. Loại mẫu, lượng mẫu: tiến hành lấymẫu đất tại khu vực Biên Hòa b. Dụng cụ, hóa chất dung trong lấy mẫu: khoan tay, xẻng, khay chứ mẫu, thìa lấy mẫu, thùng chứa và vận chuyển mẫu, găng tay, ủng cao su, chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước (sinh hoạt) để rửa dụng cụ, dung môi (hexan, axeton loại dung trong phân tích) và máy định vị GPS, máy ảnh. c. Lấy các loại mẫu: Thiết kế sơ đồ lấy mẫu theo yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. Để đảm bảo tính đại diện khi lấy mẫu, sẽ sử dụng sơ đồ tuyến.Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu, ở khu vực nghiên cứu chi tiết đan dày mạng tuyến lấy mẫu. Ưu tiên lấy mẫu theo hướng lan tỏa do đất, bị rửa trôi theo nước mua hoặc theo kênh mương (theo yếu tố địa hình). 27 * Mẫu đất: Các thao tác kỹ thuật khi lấy mẫu: - Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu. - Phát dọn cỏ, dò tìm cắm cờ hiệu cho chỗ khoan/đào phẫu diện lấy mẫu. - Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sử dụng cho vị trí lấy mẫu này. - Rửa dụng cụ lấy mẫu. - Lấy mẫu: mỗi mẫu là tập hợp của nhiều mẫu nhỏ. - Chuyển mẫu vào khay chứa. - Trộn đều, chuyển vào túi đựng. - Ghi nhãn cho từng túi đựng mẫu. Về cơ bản, quy trình lấy mẫu đã theo sát những quy trình đã được sử dụng theo tiêu chuẩn của công ti tư vấn Hatfield Canada thực hiện. Chỉ có một ngoại trừ là quy trình lấy mẫu đất theo chiều sâu đến 3,2m, phòng thí nghiệm Dioxin – Trung tâm QT Môi trường đã thiết kế một thiết bị lấy mẫu có khả năng lấy mẫu đến độ sâu 3,2m giảm được nhiễm chéo rất nhiều. Hình 2.6 mô tả kĩ thuật lấy mẫu đất sâu bằng thiết bị lấy mẫu đa chiều. Hình 2.6 Phương pháp lấy mẫu đất dưới bề mặt - Ghi biên bản (nhật ký): Nơi lấy, ký hiệu, tọa độ, ngày lấy, dụng cụ lấy (khoan/gầu, xẻng/đào phẫu diện), mã file các ảnh kỹ thuật số, mô tả ngắn gọn vị 28 trí lấy mẫu, đặc điểm mẫu lấy, đặc điểm địa hình, thảm thực vật, đặc điểm địa chất khu vực lấy mẫu và đánh dấu vị trí trên sơ đồ lấy mẫu. - Xếp đặt mẫu vào thùng lưu chứa, bảo quản nơi râm mát. d. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) QA/QC trong lấy mẫu là rất cần thiết để đảm bảo chắc chắn là không có sự lây nhiễm bẩn chéo và nếu có thì kiểm soát được mức lây nhiễm bẩn do dụng cụ trong quá trình lấy mẫu. Để tránh lây nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, trước khi lấy hoặc giữa các lần lấy mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu phải được rửa sạch. Dùng loại nước rửa thường sử dụng để rửa dụng cụ phòng thí nghiệm pha với nước sạch (nước sinh hoạt). Rửa tiếp 3 lần bằng dung môi hexan, rồi axeton. Mẫu QA/QC chiếm khoảng 5% tổng số mẫu đã lấy, bao gồm mẫu trắng hiện trường (mẫu nước tráng rửa dụng cụ sau khi đã rửa sạch giữa các lần lấy mẫu), mẫu lặp duplicate trong lấy mẫu của một vị trí và mẫu chia từ một bình đựng mẫu. e. Bảo quản mẫu: Niêm phòng bình được mẫu bằng băng giấy parafin. Xếp đặt vào thùng lưu chứa mẫu, lắp kín.Đánh số thùng, lập danh sách mẫu trong thùng.Vận chuyển thùng về phòng thí nghiệm. 2.2.3 Phương pháp điều tra và nghiên cứu ngoài thực địa Thử nghiệm công nghệ dioxin được xây dựng trong sân bay Biên Hòa - Đồng Nai. Các thông tin được thu thập trực tiếp tại hiện trường xử lý, và khu vực nghiên cứu tại phía Tây sân bay Biên Hòa. 2.2.4 Phương pháp chuyên gia Các ý kiến tư vấn của thầy cô hướng dẫn, các chuyên gia kỹ sư làm việc trực tiếp tại khu vực xử lý. 29 2.2.5 Phương pháp tính toán - Tính toán Khối lượng đất nhiễm cần xử lý tại khu vực Pacer Ivy: Để có thể xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm cần xử lý ta chia khu vực cần đánh giá thành những ô vuông có diện tích 50x50m. Sau đó tiến hành lấy mẫu xác định những ô đất nào bị nhiễm và độ sâu cần xử lý từ đó ta có thể tính toán được khối lượng đất cần xử lý (diện tích nhân với chiều sâu) - Áp dụng phương pháp Hồi quy đa tuyến tính, để đánh giá mối tương quan giữa các thông số ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý dioxin bằng công nghệ Hóa Cơ. Từ đó có thể rút ra được các kết luận trong việc điều chỉnh các thông số độc lập để tăng hiệu quả xử lý Phương trình hồi quy: y = b + b1x1 +b2x2 + +bnxn. 2.2.6 Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá Dựa trên số liệu sẵn có để tổng hợp và rút ra được những kết luận hữu ích nhất để phục vụ cho nghiên cứu. 30 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu, xác định mức độ ô nhiễm tại khu vực phía tây nam sân bay Biên Hòa (khu vực Pacer Ivy) Khu vực nghiên cứu được chia thành các lô (50x50m) và lấy mẫu bên trong mỗi lô, có tổng 104 mẫu đã được phân tích, bao gồm 43 mẫu đất bề mặt, 48 chiều sâu và mẫu trầm tích và các mẫu kiểm soát chất lượng (QA,QC). Các mẫu theo chiều sâu được lấy trong khoảng: 0-30cm, (2) 30-60 cm, (3) 60-90 cm, (4) 90-120 cm, (5) 120-150 cm, (6) 150-180 cm, (7) 180- 210 cm, vị trí các mẫu được mô tả trong hình 3.1. Đề xác định mức độ ô nhiễm và tính toán khối lượng đất nhiễm dioxin cần được xử lý, cần đánh giá: Đánh giá mức độ ô nhiễm bề mặt (đất, trầm tích) Đánh giá mức độ ô nhiễm theo chiều sâu Tính diện tích và độ sâu đất nhiễm dioxin cần xử lý 31 Hình 3.1 Các vị trí lấy mẫu tại khu vực Pacer Ivy 32 3.1.1 Nhiễm độc dioxin trong đất bề mặt Kết quả phân tích cho thấy có tổng 34 mẫu có nồng độ ô nhiễm trên 1,000 ppt TEQ, chiếm tới 79% trên tổng 43 mẫu bề mặt, kết quả phân tích ghi trong bảng 3.1.Trong đó nồng độ cao nhất là 962.560 ppt TEQ và hầu hết các mẫu có nồng độ cao tập trung ở góc tây Nam và phía Đông của khu vực Pacer Ivy (khu vực P4). Đây có thể coi là điểm nguồn gây ô nhiễm sang các khu vực khác. Xét sự lan tỏa dioxin từ khu vực P4 đến khu vực P1,P2, P3, Trong khu vực Pacer Ivy, có một làn đường giao thông nhỏ nối P1 và P4, con đường này vô tình cái đập ngăn chặn lan tòa, tách khu vực Pacer Ivy thành hai phần, phần P1-P3-P4 và P1-P2-P4.Phần bên trái P1-P3-P4 ít bị nhiễm độc hơn do điểm nguồn nằm ở phía bên phải khu vực Pacer Ivy (P4). Tuy nhiên, có 2 mẫu 11BH-A3 và 11BH-B5 lấy tại phần này (P1-P3-P4) có nồng độ lên đến 3.980 và 3.972 ppt TEQ cao hơn giới hạn cho phép và dịch xuống phía nam có 2 mẫu 11BH-C6 và 11BH-E8 là 285 và 417 ppt TEQ. Nguyên nhân có thể do các ống thoát nước ngầm xuyên qua đường giao thông gây ô nhiễm. Dọc theo được giao thông và các mương thoát nước từ P4 xuống P1, các mẫu được lấy để đánh giá xu hướng lan tỏa dioxin. Kết quả cho thấy các mẫu BH-AB1, AB4, C3 tại các mương này có hàm lượng dioxin cao hơn ngưỡng cho phép là 2677 và 1725, 2103 ppt TEQ. Hai mẫu bùn khác tại khu vực này như 11BH-DCH4 và DCH6 hàm lượng dioxin cao hơn 150 ppt TEQ. Tuy nhiên, các mẫu trầm tích được lấy ở gần bờ có bình độ cao hơn nhiều so với đáy mương, hồ. Vì vậy, các kết quả này chưa đại diện. Nên mức đô ô nhiễm thực tế có thể còn cao hơn. Để có thể hình dung được con đường lan tỏa dioxin, các kết quả phân tích được mô tả trên bản đồ (hình 3.2). Có thể thấy dioxin đã lan tỏa rộng theo hệ thống thủy văn từ khu vực P4 đến khu vực P1 và một số ao hồ tại khu vực P2, cho thấy diện tích đất nhiễm độc dioxin là rất lớn. 33 Hình 3.2 Phân bố giá trị nồng độ TEQ tại khu vực phía Tây/Pacer Ivy (vàng và đỏ: trên 1.000 ppt) 34 Bảng 3.1: Hàm lượng PCDD/Fs (ppt TEQ) trong mẫu đất bề mặt từ khu vực phía Tây (Biên Hòa) Ký hiệu Vĩ độ Kinh độ Loại mẫu 2378- TCDD TEQ %TCDD 11BH-A3 10.971750 106.801944 Bề mặt 3649 3980 91,7 11BH-AB1 10.973583 106.801944 Bề mặt 1673 1725 97,0 11BH-B1 10.973028 106.802472 Bề mặt 417 430 97,1 11BH-B2 10.972500 106.802194 Bề mặt 988 1020 96,9 11BH-B3 10.972000 106.802278 Bề mặt 286 297 96,3 11BH-B5 10.971028 106.802417 Bề mặt 3734 3972 94,0 11BH-C2 10.972528 106.802750 Bề mặt 292 301 96,8 11BH-C4 10.971389 106.803000 Bề mặt 52,1 53,4 97,6 11BH-C6 10.970500 106.802889 Bề mặt 253 285 88,9 11BH-D1 10.973278 106.803250 Bề mặt 60,9 65,5 93,0 11BH-D2 10.972556 106.803167 Bề mặt 30,7 31,6 96,9 11BH-D4 10.971333 106.803278 Bề mặt 15,3 15,5 98,6 11BH-D5 10.970889 106.803000 Bề mặt 1469 1507 97,5 11BH-E1 10.973000 106.803722 Bề mặt 10,0 11,1 89,7 11BH-E2 10.972472 106.803639 Bề mặt 40 49,9 96,7 11BH-E3 10.971917 106.803667 Bề mặt 903 934 96,6 11BH-E5 10.971000 106.803750 Bề mặt 7,33 7,59 96,6 11BH-E6 10.970500 106.803556 Bề mặt 399 406 98,2 11BH-E8 10.969472 106.803639 Bề mặt 221 417 53,0 11BH-E10 10.969472 106.804583 Bề mặt 382 411 92,9 11BH-F4 10.971389 106.804222 Bề mặt 1401 1447 96,9 11BH-F5 10.971056 106.804639 Bề mặt 20807 21196 98,2 11BH-G1 10.973056 106.804306 Bề mặt 165 177 93,0 35 11BH-G3 10.972058 106.804778 Bề mặt 391 402 97,1 11BH-G6 10.970583 106.804806 Bề mặt 1166 1222 95,4 11BH-G7 10.969944 106.804972 Bề mặt 52,8 68,8 76,7 11BH-H1 10.973194 106.805306 Bề mặt 10,0 10,3 96,4 11BH-H2 10.972500 106.805056 Bề mặt 9455 9685 97.6 11BH-H5 10.971056 106.805278 Bề mặt 1041 1123 92,7 11BH-K8 10.969583 106.905667 Bề mặt 637 682 93,4 11BH-K11 10.968000 106.805917 Bề mặt 446 484 92,1 11BH-L12 10.967722 106.806444 Bề mặt 1689 1790 84,4 11BH-L13 10.967444 106.906722 Bề mặt 19.9 22.4 89,1 11BH-M12 10.198167 106.807194 Bề mặt 14.0 22.0 63,6 11BH-M13 10.967861 106.807556 Bề mặt 2785 2872 97,0 11BH-DCH1 10.971944 106.806750 Bề mặt 1609 1670 96,3 11BH-DCH2 10.971917 106.809111 Bề mặt 207 220 94,1 11BH-DCH4 10.971944 106.808222 Bề mặt 457 486 94,0 11BH-DCH7 10.971944 106.805361 Bề mặt 2171 2215 98,0 11BH-DCH8 10.972139 106.805028 Bề mặt 9518 6681 97,6 11BH-DCH9 10.971828 106.804722 Bề mặt 1260 1305 96,6 11BH-DCH10 10.971806. 106.803389 Bề mặt 540 554 97,5 11BH-DCH12 10.972111 106.802528 Bề mặt 19,2 19,9 96,5 3.1.2 Nhiễm độc trong đất và trầm tích sâu Tại khu vực Pacer Ivy, đã tiến hành lấy 12 mẫu đất và trầm tích với chiều sâu tối đa là 2,4m. Các mẫu theo chiều sâu được chia thành các đoạn 30cm. Có 10 mẫu theo chiều sâu đất và trầm tích được phân tích để xác định dioxin. Việc lấy mẫu dựa trên các khảo sát ô nhiễm sơ bộ trước đó, các vị trí lấy mẫu theo chiều sâu tập trung vào khu vực P4, P1 và P2 (ở phía bên tay phải đường giao thông). Vị trí các mẫu 36 được biểu diễn trong hình 3.5, sáu vị trí biểu diễn nồng độ dioxin trên 1.000 ppt TEQ. Tại khu vực P4 là điểm nguồn gây ô nhiễm có nồng độ dioxin cao nhất trong khu vực. Lấy 4 điểm là 11BH-H4, 11BH-H6, 11BH-H2, 11BH-K7. Mẫu theo chiều sâu 11BH-K7 được lấy tại vị trí cao nhất gần đường bay có nồng độ vô cùng cao (962.000ppt TEQ). Đây là nồng độ bề mặt cao nhất từng thấy ở trong sân bay Biên Hòa. Theo chiều sâu, mẫu 11BH-K7 xuống độ sâu 30-60 cm có nồng độ là 392.000 TEQ và giảm nhanh xuống 210 ppt TEQ ở độ sâu dưới 60 cm. Bên cạnh mẫu 11BH-K7 là mẫu 11bh-H6 có bình độ thấp hơn một chút thì lại có đặc tính khác hẳn. Nồng độ dioxin bề mặt không phản ánh được mức độ ô nhiễm tại điểm này, ở độ sâu 60-90cm nồng độ dioxin đạt cao nhất và giảm dần ở các lớp sâu hơn và xuống đến độ sâu 180 cm nồng độ dioxin vẫn cao gấp 8 lần ngưỡng xử lý (8.129 ppt TEQ). Biểu đồ biểu diễn phân bố được miêu tả trong hình 3.3 Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn nồng độ dioxin phân bố theo chiều sâu (mẫu 11BH-H6) Tại khu vực P1, là khu vực được xác định là có dấu hiệu bị ô nhiễm do lan tỏa từ khu vực P4. Mẫu 11BH-C3 là mẫu trầm tích theo độ sâu, nồng độ lớp bề mặt giảm từ 2.100 ppt xuống 302ppt ở độ sâu 90cm, dưới 90cm nồng độ đo được là 10ppt. Mẫu 11BH-AB4 nồng độ dioxin bề mặt là 2677 ppt-TEQ và giảm xuống 1796 ppt-TEQ ở độ sâu 60 cm, dưới 60cm không lấy được do đất bùn và nhão. 37 Có thể thấy, sự phân bố dioxin tại khu vực Pacer Ivy không hề đơn giản.Có những điểm dioxin đã xuống đến độ sâu 180cm và độ sâu trung bình khoảng 90-120 cm. Hai điểm rất gần nhau lại có sự phân bố dioxin khác nhau (BH-K7; BH-H6). và xét trên toàn bộ khu vực Pacer Ivy cấu trúc địa tầng là không đồng nhất. Do đó, với 10 mẫu chiều sâu là chưa đủ để đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm dioxin theo chiều sâu tại khu vực này. Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn nồng độ dioxin phân bố theo chiều sâu (mẫu 11BH-C3) Bảng 3.2 Nồng độ dioxin lấy theo chiều sâu tại khu vực Pacer Ivy Ký hiệu Độ sâu Vĩ độ Kinh độ 2378- TCDD TEQ %TCDD 11BH-AB4-1 AB4 (0-30cm) 10.973722 106.802278 2662 2677 99.4 11BH-AB4-2 AB4(30-60cm) 1785 1796 99.4 11BH-AB5-1 AB5(0-30cm) 10.973722 106.801889 75.1 81.1 92.6 11BH-AB5-2 AB5(30-60cm) 38.3 47.0 81.5 11BH-C3-1 C3 (0-30cm) 10.972417 106.802000 2050 2103 97.5 11BH-C3-2 C3 (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_dinhdangword_61_3038_052_1874184.pdf
Tài liệu liên quan