LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH.vii
DANH MỤC BẢNG. x
DANH MỤC HÌNH.xiii
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DẤU VẾT CÁCBON CỦA SẢN PHẨM LÚA GẠO VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 10
1.1. Tổng quan về dấu vết các-bon của sản phẩm. 10
1.1.1. Khái niệm “dấu vết các-bon”. 10
1.1.2. Phạm vi dấu vết các-bon của sản phẩm . 12
1.1.3. Các tiêu chuẩn, hướng dẫn tính toán dấu vết các-bon của sản phẩm14
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về dấu vết các-bon của lúa gạo . 28
1.2.1. Các nguồn phát thải khí nhà kính trong vòng đời lúa gạo. 28
1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới về dấu vết các-bon của lúa gạo. 36
1.2.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam về dấu vết các-bon của lúa gạo . 41
1.2.4. Những tồn tại trong các nghiên cứu về dấu vết các-bon của lúa gạo 45
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu . 46
1.3.1. Giới thiệu về vùng đồng bằng sông Hồng. 46
1.3.2. Giới thiệu về xã Phú Lương. 50
1.4. Kết luận Chương 1. 58
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 59
2.1. Nội dung nghiên cứu . 59
247 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận và tính toán dấu vết các - Bon cho sản phẩm lúa gạo tại vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển gạo từ ruộng về nhà, chủ
yếu bằng xe lôi gắn xe máy và tiến hành rê làm sạch gạo và xay xát. Do do
hoạt động rê gạo bằng quạt điện và sử dụng máy xát gạo tiêu thụ điện nên tạo
ra phát thải KNK từ việc sản xuất điện (phát thải gián tiếp). Phần rơm rạ sau
thu hoạch sẽ được vùi xuống ruộng hoặc đốt. Phát thải KNK từ đốt rơm rạ tại
ruộng là phát thải KNK trực tiếp.
3.2.1. Sản xuất điện cho vận hành các máy móc và thiết bị nông nghiệp
1) Số liệu hoạt động
Trong vòng đời cây lúa, điện sản xuất được sử dụng cho việc vận hành
máy bơm nước (tưới tiêu), quạt điện (rê thóc làm sạch) và máy xát gạo. Các
thông tin về số lượng máy, công suất và thời gian sử dụng của các loại máy
nêu trên được tổng hợp dựa trên kết quả phỏng vấn 90 hộ nông dân tại xã Phú
Lương của Luận án (Bảng 3.5).
Hệ thống thủy lợi xã Phú Lương có 06 trạm bơm, trong đó có 05 trạm
bơm trục đứng, 01 trạm bơm trục ngang đảm bảo tưới nước cho 100% diện
tích canh tác; 104 cống nội đồng chính, 8,098km kênh cấp I loại 3 được xây
dựng mới hoặc tu sửa, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và
dân sinh. Tổng công suất của 06 máy bơm là là 7400kWh, thực hiện việc tưới
tiêu cho tất cả các ruộng trong phạm vi xã. Theo kết quả phỏng vấn Hợp tác
xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Lương, thời gian vận hành 6 máy bơm theo vụ
có sự khác nhau. Vào vụ Xuân, máy bơm vận hành 12 lần, mỗi lần từ 12 đến
15 giờ. Vào vụ mùa, máy bơm vận hành 10 lần, mỗi lần 12-15h.
93
Bảng 3.5. Các loại máy móc sử dụng cho sản xuất lúa tại xã Phú Lương
Loại máy
Công suất
(kWh)
Số lượng
Thời gian sử
dụng
Nguồn
Máy bơm trục
đứng
1000
8 cái/xã 12-15h/lần
Hợp tác xã
Dịch vụ Nông
nghiệp Phú
Lương
1200
1800
Máy bơm trục
ngang
1200
Máy xát gạo 22 8 cái/xã 300h/vụ/máy
Quạt điện 60-80 1-2 cái/hộ 22-141h/ha
Kết quả
phỏng vấn 90
hộ nông dân
của Luận án
Về máy xát gạo, theo kết quả phỏng vấn Hợp tác xã Dịch vụ Nông
nghiệp Phú Lương, toàn xã có 8 máy xay xát gạo, trong đó có 2 máy xát cơ
động chạy dầu và 6 máy chạy điện 3 pha với công suất 22kW/giờ với thời
gian hoạt động mỗi máy là 300 giờ/vụ. Trong một năm, một máy xát gạo sử
dụng khoảng 400-450 lít dầu diezen nên khoảng 200-225 lít dầu diezen/vụ.
Phần lớn các hộ nông dân được phỏng vấn đều sử dụng 1-2 quạt điện
để rê thóc với công suất trung bình khoảng 60-80W. Một số rất ít các hộ rê
bằng gió trời nên sẽ không phát thải KNK. Công suất quạt điện và phát thải
KNK từ vận hành quạt điện theo từng hộ gia đình theo các phương thức canh
tác truyền thống, SRI và HRHH lần lượt được trình bày trong Bảng B1.1, Bảng
B2.1 và Bảng B3.1.
2) Hệ số phát thải
EF lưới điện được lấy theo hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam năm
2017 (0,8649tấn CO2/MWh) theo Quyết định số 330/BĐKH-GNPT ngày 29
tháng 3 năm 2019 của Cục Biến đổi khí hậu do đây là hệ số phát thải lưới
điện quốc gia cập nhật nhất và phù hợp với thời điểm thực hiện nghiên cứu.
3) Kết quả tính toán
Theo Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Lương, việc áp dụng
phương thức canh tác SRI và HRHH sẽ giúp tiết kiệm 30% lượng nước nên
94
lượng điện cho tưới tiêu đối với phương thức SRI và HRHH sẽ giảm 30% so
với lượng điện so với phương thức truyền thống. Tại xã Phú Lương, diện tích
canh tác theo phương thức truyền thống là 148ha, theo phương thức HRHH là
90ha và theo phương thức SRI là 60 ha. Dựa trên tỷ lệ diện tích canh tác, áp
dụng Công thức 1, Luận án tính toán được lượng phát thải KNK từ sản xuất
điện cho tưới tiêu theo từng phương thức canh tác. Kết quả phát thải KNK từ
sản xuất điện cho vận hành máy bơm nước, quạt điện và máy xát gạo tại xã
Phú Lương được tính toán và thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện cho vận hành
các máy móc cho canh tác lúa
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Nguồn
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Máy bơm nước 4120,99 2846,23 2846,23 3434,16 2371,86 2371,86
Quạt điện 0,004 0,003 0,002 0,004 0,003 0,002
Máy xát gạo 114,93 114,93 114,93 114,93 114,93 114,93
Tổng 4235,93 2961,16 2961,16 3434,16 2371,86 2371,86
Từ Bảng 3.6 có thể thấy lượng phát thải KNK từ việc sản xuất điện cho
vận hành máy bơm nước là lớn nhất với các giá trị là 4120,99 kgCO2tđ/ha
(truyền thống), 2846,23 kgCO2tđ/ha (SRI và HRHH) vào vụ xuân và 3434,16
kgCO2tđ/ha (truyền thống) và 2371,86 kgCO2tđ/ha (SRI và HRHH) vào vụ
mùa. Điều này là do thời gian máy bơm nước vận hành trong vụ xuân nhiều
hơn trong vụ mùa, với tổng số giờ trung bình là 162 giờ vào vụ xuân và 135
giờ vào vụ mùa. Lượng phát thải KNK từ sản xuất điện cho tưới tiêu theo
phương thức truyền thống cao hơn so với phương thức SRI và HRHH do canh
tác lúa theo phương thức SRI và HRHH giúp tiết kiệm 30% lượng nước so
với phương thức truyền thống.
95
Việc sản xuất điện cho vận hành máy xát gạo có lượng phát thải KNK
đứng thứ hai với giá trị là 114,93 kgCO2tđ/ha trong cả vụ xuân và vụ mùa.
Theo kết quả phỏng vấn xã Phú Lương, thời gian sử dụng máy xát gạo trong
cả vụ xuân và vụ mùa như nhau nên lượng phát thải KNK nói trên là giống
nhau giữa vụ xuân và vụ mùa.
Trong quá trình rê thóc, phần lớn các hộ nông dân tại xã Phú Lương sử
dụng quạt điện tuy nhiên lượng phát thải KNK từ việc sản xuất điện để vận
hành quạt là không đáng kể, chỉ khoảng 0,002-0,004 kgCO2tđ/ha trong cả vụ
xuân và vụ mùa. Điều này là do công suất quạt điện thường nhỏ, chỉ khoảng
60W-80W.
3.2.2. Sản xuất phân bón
1) Số liệu hoạt động
Số liệu về lượng phân bón được thu thập dựa vào kết quả bảng câu hỏi
90 hộ nông dân tại khu vực nghiên cứu. Tại xã Phú Lương, các loại phân bón
đơn (N, P2O5, K2O) và phân bón tổng hợp (NPK) được bón chủ yếu theo ba
đợt: bón lót, thúc lần 1 và thúc lần 2. Trong số 90 hộ nông dân được phỏng
vấn, chỉ có 2 hộ sử dụng phân chuồng để bón cho ruộng với tỷ lệ bón là
166,66kg/ha.
2) Hệ số phát thải
Nghiên cứu của Kool và nnk [84] đã đưa ra EFsản xuất phân bón cho các loại
phân N, P2O5, K2O và phân bón tổng hợp NPK cho toàn cầu, khu vực Tây Âu,
Nga và Trung Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ và các nước còn lại. Theo
kết quả phỏng vấn1, tại xã Phú Lương, người nông dân sử dụng đạm và lân
(P2O5) của Việt Nam, phân K2O từ Canada và phân bón tổng hợp NPK, trong
đó 30% là của NPK Việt Nhật và 70% NPK của Việt Nam.
1 Ông Nguyễn Trọng Thành, Giám đốc Hợp tác xã Dich vụ Nông nghiệp Phú Lương
96
Bảng 3.7. Hệ số phát thải của việc sản xuất phân bón N, P2O5, K2O và
phân bón tổng hợp NPK
Loại
phân
EF Đơn vị Nguồn Lý do lựa chọn
N 3,63 kgCO2tđ/kg N
Bảng 13,
trang 14,
Kool và nnk
[84]
Các hộ nông dân tại xã Phú
Lương sử dụng phân đạm của
Việt Nam nên Luận án lựa chọn
hệ số phát thải cho sản xuất phân
đạm tại các khu vực còn lại trên
thế giới.
P2O5 0,13
kgCO2tđ/
kg P2O5
Bảng 14,
trang 14,
Kool và nnk
[84]
Các hộ nông dân tại xã Phú
Lương sử dụng phân lân của Việt
Nam nên Luận án lựa chọn hệ số
phát thải cho sản xuất phân lân tại
các khu vực còn lại trên thế giới.
K2O 0,56
kgCO2tđ/
kg K2O
Bảng 14,
trang 14,
Kool và nnk
[84]
Các hộ nông dân tại xã Phú
Lương sử dụng phân K2O nhập
khẩu từ Canada, loại Potassium
Chloride, nên Luận án lựa chọn hệ
số phát thải cho sản xuất phân
K2O tại khu vực Bắc Mỹ.
NPK 4,59
kgCO2tđ/
kg NPK
Bảng 15,
trang 14,
Kool và nnk
[84]
Các hộ nông dân tại xã Phú
Lượng sử dụng phân bón tổng hợp
NPK Việt Nhật và trong nước,
đồng thời Việt Nam thường sử
dụng NPK tổng hợp dựa trên đạm
nên Luận án lựa chọn hệ số phát
thải cho sản xuất phân NPK của
các khu vực còn lại trên thế giới.
Nguồn: Kool và nnk [84]
Dựa trên quốc gia sản xuất các loại phân bón được sử dụng tại xã Phú
Lương, hệ số phát thải của việc sản xuất các loại phân bón N, P2O5, K2O và
phân bón tổng hợp NPK được lựa chọn từ nghiên cứu của Kool và nnk [84]
và trình bày trong Bảng 3.7.
3) Kết quả tính toán
Áp dụng Công thức 2, lượng phát thải KNK từ việc sản xuất phân bón
cho canh tác lúa tại xã Phú Lượng được tính toán và thể hiện trong Bảng 3.8.
Các kết quả tính toán trung gian của phát thải KNK từ sản xuất đạm, lân, kali
và NPK theo từng hộ gia đình được trình bày trong Phụ lục B, lần lượt là:
97
theo phương thức truyền thống: Bảng B1.2, Bảng B1.3, Bảng B1.4 và Bảng
B1.5; phương thức SRI: Bảng B2.2, Bảng B2.3, Bảng B2.4 và Bảng B2.5 và
phương thức HRHH: Bảng B3.2, Bảng B3.3, Bảng B3.4 và Bảng B3.5.
Bảng 3.8. Phát thải khí nhà kính từ việc sản xuất phân bón
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Nguồn
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Sản xuất phân đạm (N) 526,35 457,68 655,14 513,77 450,21 640,20
Sản xuất lân (P2O5) 8,08 13,27 14,10 7,94 13,27 13,52
Sản xuất phân K2O 57,66 63,57 63,50 54,14 61,84 63,13
Sản xuất phân bón tổng
hợp NPK
1250,6 1183,7 1002,4 1201,6 1183,7 957,30
Tổng 1842,7 1718,23 1735,17 1777,4 1709,0 1674,1
Dựa vào Bảng 3.8 phát thát thải KNK từ việc sản xuất NPK chiếm tỷ
trọng lớn nhất theo cả ba phương thức canh tác và cả vào vụ xuân và vụ mùa.
Lượng phát thải KNK từ việc sản xuất NPK vào vụ xuân lần lượt là 1250,68
kgCO2tđ/ha (truyền thống), 1183,70 kgCO2tđ/ha (SRI) và 1002 kgCO2tđ/ha
(HRHH). Vào vụ mùa, lượng phát thải KNK từ việc sản xuất NPK lần lượt là
1201,64 kgCO2tđ/ha (truyền thống), 1183,70 kgCO2tđ/ha (SRI) và 957,3
kgCO2tđ/ha (HRHH). Có thể thấy, phát thải KNK từ việc sản xuất NPK theo
phương thức canh tác truyền thống là lớn nhất, tiếp đến là theo SRI và thấp
nhất là theo phương thức HRHH.
Phát thải KNK từ việc sản xuất phân lân là nhỏ nhất, với giá trị lần lượt
là 8,08 kgCO2tđ (truyền thống), 13,27 kgCO2tđ (SRI) và 14,10 kgCO2tđ
(HRHH) vào vụ xuân và 7,94 kgCO2tđ (truyền thống), 13,27 kgCO2tđ (SRI)
và 13,52 kgCO2tđ (HRHH). Điều này là hệ số phát thải từ việc sản xuất phân
lân thấp hơn nhiều so với hệ số phát thải sản xuất phân đạm và NPK theo
Kool và nnk [84].
98
3.2.3. Sản xuất vôi
1) Số liệu hoạt động
Số liệu về lượng vôi sử dụng trong theo đợt: bón lót, thúc lần 1 và thúc
lần 2 được thu thập dựa vào kết quả bảng câu hỏi 90 hộ nông dân tại xã Phú
Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra,
việc sử dụng vôi không phổ biến tại xã Phú Lương. Các hộ nông dân chỉ sử
dụng vôi cho bón lót. 100% các hộ không sử dụng vôi cho bón thúc lần 1 và
lần 2.
2) Hệ số phát thải
Theo ý kiến chuyên gia2, do tại Việt Nam không sử dụng đá vôi nghiền
nên Luận án giả định 100% loại vôi được sử dụng tại xã Phú Lương là vôi
hàm lượng canxi cao. Hệ số phát thải của vôi hàm lượng canxi cao được lấy
từ Bảng 2.4, Quyển 3, trang 2.22 của Hướng dẫn kiểm kê KNK quốc gia của
IPCC [68] và có giá trị là 0,75 tấn CO2/tấn vôi được sản xuất.
3) Kết quả tính toán
Áp dụng Công thức 3, kết quả phát thải KNK từ việc sản xuất vôi vụ
xuân và vụ mùa theo ba phương thức canh tác: truyền thống, hàng rộng hàng
hẹp và SRI được tính toán và thể hiện trong Bảng 3.9.
Phát thải KNK từ sản xuất vôi là không đáng kể, với giá trị lần lượt là
23,15 kgCO2tđ/ha (TT), 0 kgCO2tđ/ha (SRI) và 12,76 kgCO2tđ/ha (HRHH)
vào cả vụ xuân và vụ mùa. Lượng phát thải KNK theo phương thức canh tác
truyền thống cao hơn so với các phương thức canh tác khác do lượng vôi
được bón nhiều hơn.
2 PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
99
Bảng 3.9. Phát thải khí nhà kính từ sản xuất vôi
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Nguồn
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Sản xuất vôi 23,15 0,00 12,76 23,15 0,00 12,76
3.2.4. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1) Số liệu hoạt động
Số liệu về lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu...) áp
dụng tại xã Phú Lương trong vụ xuân và vụ mùa được lấy từ nghiên cứu của
Viện MTNN [65] và thể hiện trong Bảng 3.10. Theo Hợp tác xã Dịch vụ
Nông nghiệp Phú Lương, các hộ nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật 4
lần/vụ theo phương thức truyền thống và 3 lần/vụ theo phương thức SRI và
HRHH nên giả định theo phương thức canh tác truyền thống, người nông dân
sẽ phun thêm 1 lần rầy nâu.
Bảng 3.10. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại xã Phú Lương
Lần phun
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI/HRHH TT SRI/HRHH
Phun lần 1: Rầy nâu
Loại thuốc: bột
0,2kg/ha 0,2kg/ha 0,2kg/ha 0,2kg/ha
Phun lần 2: khô vằn
Loại thuốc: lỏng 1,2 lít/ha 1,2 lít/ha 0,6 lít/ha 0,6 lít/ha
Phun lần 3: đạo ôn
Loại thuốc: lỏng
0,6 lít/ha 0,6 lít/ha 0,6 lít/ha 0,6 lít/ha
Phun lần 4: Rầy nâu
Loại thuốc: bột
0,2kg/ha 0,2kg/ha
Nguồn: điều chỉnh theo Viện Môi trường Nông nghiệp[65]
2) Hệ số phát thải
Theo FAO [47], hệ số phát thải của việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
sẽ được lấy theo nghiên cứu của Audsley và nnk [26] và có giá trị là
25,5kgCO2tđ/kg thành phần hoạt tính (kg a.i.). Thành phần hoạt tính được
định nghĩa là các chất hóa học trong sản phẩm chịu trách nhiệm trực tiếp đối
100
với các tác động độc hại. Theo ý kiến chuyên gia3, tại Việt Nam, hệ số chuyển
đổi từ khối lượng (kg) sang khối lượng thành phần hoạt tính được giả định là
25%.
3) Kết quả tính toán
Áp dụng Công thức 4, kết quả phát thải KNK từ sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật theo vụ xuân và vụ mùa được tính toán và thể hiện trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Phát thải khí nhà kính từ việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Nguồn
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Sản xuất thuốc
trừ rầy nâu
(phun lần 1)
2,55 1,28 1,28 2,55 1,28 1,28
Như vậy, có thể thấy lượng phát thải KNK từ sản xuất thuốc BVTV có
giá trị lớn nhất là 2,55 kgCO2tđ/ha đối với phương thức truyền thống. Đối với
phương thức canh tác SRI và HRHH, lượng phát thải này nhỏ hơn và có giá
trị là 1,28 kgCO2tđ/ha do khi canh tác theo phương thức truyền thống, người
nông dân phải phun thuốc BVTV 4 lần/vụ. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có
công thức tính toán lượng phát thải KNK từ sản xuất thuốc BVTV dạng rắn
(dạng bột). Trong các lần phun thứ 2 và 3 để trừ khô vằn và đạo ôn, các hộ
nông dân sử dụng thuốc BVTV dạng lỏng và thiếu các thông số về khối lượng
riêng của thuốc trừ sâu nên trong khuôn khổ Luận án chưa tính toán được
lượng phát thải KNK từ sản xuất thuốc trừ khô vằn (phun lần 2) và thuốc trừ
đạo ôn (phun lần 3).
3 PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
101
3.2.5. Phát thải mê-tan từ canh tác lúa
1) Số liệu hoạt động
Các thông tin về diện tích canh tác và phương thức canh tác theo từng
hộ nông dân được trình bày trong Phụ lục A (Bảng A.1). Số liệu về giống lúa
và thời gian sinh trưởng theo từng hộ nông dân được trình bày trong Phụ lục
B tại Bảng B1.6 (phương thức truyền thồng), Bảng B2.6 (phương thức SRI)
và Bảng B3.6 (phương thức HRHH).
2) Hệ số phát thải
Hệ số phát thải mê-tan từ canh tác lúa theo ngày được lấy từ kết quả đo
đạc thực nghiệm theo 03 phương thức canh tác nói trên của Viện Môi trường
nông nghiệp [65] (Bảng 3.12 và Bảng 3.13).
Bảng 3.12. Kết quả đo đạc thực nghiệm phát thải mê-tan từ canh tác lúa
theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trong vụ xuân năm 2016
Phương
thức canh
tác
Số ngày sau cấy Tổng phát thải
CH4
(kg CH4/ha/vụ)
32 41 53 88 97 105 112
mg CH4/m2/h
SRI 6,84 4,88 8,85 13,29 7,62 7,63 4,22 228,67
HRHH 6,57 4,24 6,95 13,01 10,03 8,83 3,51 218,36
TT 20,81 9,70 2,32 13,52 7,57 15,97 1,76 338,37
Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp [65]
Bảng 3.13. Kết quả đo đạc thực nghiệm phát thải mê-tan từ canh tác lúa
theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trong vụ mùa năm 2016
Phương thức
canh tác
Số ngày sau cấy
Tổng phát thải CH4
(kg CH4/ha/vụ)
7 14 26 35 48 61
mg CH4/m2/h
SRI 25,40 22,83 22,41 20,85 17,38 14,07 371,31
HRHH 26,38 14,88 21,69 16,52 19,36 10,10 323,34
TT 29,81 23,01 21,39 23,32 23,24 17,92 404,32
Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp [65]
Việc đo đạc phát thải KNK trực tiếp của Viện MTNN [65] được áp
dụng cho giống lúa TBR-225 trong vụ xuân với thời gian sinh trưởng trung
102
bình là 135 ngày và giống lúa BC-15 vào vụ mùa với thời gian sinh trưởng
trung bình là 120 ngày. Mặc dù trong số 90 hộ nông dân được phỏng vấn, có
một số ít hộ cấy các loại giống lúa khác như: nếp, thiên ưu...Tuy nhiên, Luận
án giả định tốc độ phát thải KNK theo ngày của các loại lúa là như nhau. Dựa
trên kết quả đo đạc thực nghiệm của dự án Viện MTNN [65], hệ số phát thải
CH4 từ canh tác lúa theo ngày theo từng phương thức canh tác trong vụ xuân
và vụ mùa đã được tính toán và thể hiện trong Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Hệ số phát thải mê-tan từ canh tác lúa theo ngày
Đơn vị: kgCH4/ha/ngày
Vụ
Phương thức canh tác
TT SRI HRHH
Vụ Xuân 2,50 1,69 1,61
Vụ Mùa 3,36 3,09 2,69
3) Kết quả tính toán
Áp dụng Công thức 5, kết quả phát thải mê-tan trên hec-ta từ canh tác
lúa của xã Phú Lương theo vụ xuân và vụ mùa được thể hiện trong Bảng 3.15.
Các kết quả tính toán trung gian lượng phát thải mê-tan trên hec-ta từ canh tác
lúa theo từng hộ nông dân được trình bày trong Phụ lục B tại Bảng B1.6
(phương thức truyền thồng), Bảng B2.6 (phương thức SRI) và Bảng B3.6
(HRHH).
Bảng 3.15. Phát thải mê-tan từ canh tác lúa
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Vụ
Phương thức canh tác
TT SRI HRHH
Vụ Xuân 7870,93 5765,76 5556,19
Vụ Mùa 10646,16 10110,03 8990,94
Dựa vào Bảng 3.15 có thể thấy lượng phát thải mê-tan từ canh tác lúa
nhiều nhất là theo phương thức canh tác truyền thống trong vụ mùa, với giá trị
là 10.646,16 kgCO2tđ/ha, tiếp đến là theo phương thức canh tác SRI
(10.110,03 kg CO2tđ/ha) và thứ ba là theo HRHH với giá trị là 8990,94
103
kgCO2tđ/ha. Lượng phát thải mê-tan từ canh tác lúa trong vụ xuân thấp hơn
so với vụ mùa với các giá trị lần lượt là: 7870,93 kgCO2tđ/ha (truyền thống),
5765,76 kgCO2tđ/ha (SRI) và 5556,19 kgCO2tđ/ha (HRHH). Điều này là do
hệ số phát thải mê-tan từ canh tác lúa theo phương thức canh tác truyền thống
cao hơn SRI và của SRI cao hơn HRHH. Hệ số phát thải mê-tan từ canh tác
lúa trong vụ mùa cao hơn hẳn so với vụ xuân theo cả ba phương thức canh
tác.
3.2.6. Phát thải CO2 từ bón phân đạm và phân NPK
1) Số liệu hoạt động
Số liệu về lượng phân đạm và phân bón tổng hợp NPK theo từng hộ
nông dân lần lượt được trình bày trong Phụ lục B, trong đó: theo phương thức
truyền thống: Bảng B1.2 (đạm), Bảng B1.5 (phân NPK); phương thức SRI:
Bảng B2.2 (đạm), Bảng B2.5 (phân NPK) và theo phương thức HRHH: Bảng
3.2 (đạm) và Bảng B3.5 (phân NPK). Thông tin về loại NPK được sử dụng
theo từng hộ nông dân được trình bày trong Bảng B1.7 (phương thức truyền
thống), Bảng B2.7 (phương thức SRI) và Bảng B3.7 (phương thức HRHH).
Các loại NPK thường được sử dụng tại khu vực nghiên cứu bao gồm: NPK
Lâm Thao (5-10-3), NPK đầu trâu (16-16-8), NPK Ninh Bình (8-10-3-8),
NPK tổng hợp (17-12-5), NPK Việt Nhật (16-16-8) và NPK L1 (5-10-12).
2) Hệ số phát thải
Theo Công thức 11.13 của Hướng dẫn kiểm kê KNK quốc gia của
IPCC (2006), hệ số phát thải C từ việc áp dụng phân urea là 0,2 kgC/kg N.
Dựa vào thông tin về loại NPK từ kết quả phỏng vấn, Luận án tính toán được
tỷ lệ phân đạm (N) trong lượng phân NPK được sử dụng.
3) Kết quả tính toán
Áp dụng Công thức 8, kết quả phát thải CO2 từ việc bón phân đạm và
phân bón tổng hợp NPK theo phương thức canh tác, vụ và đợt bón được tính
104
toán và thể hiện trong Bảng 3.16. Các kết quả tính toán trung gian lượng phát
thải CO2 từ việc bón phân đạm và phân bón tổng hợp NPK theo từng hộ nông
dân được trình bày trong Phụ lục B tại Bảng B1.7 (phương thức truyền
thống), Bảng B2.7 (phương thức SRI) và Bảng B3.7 (phương thức HRHH).
Bảng 3.16. Phát thải CO2 từ việc sử dụng phân đạm và phân NPK
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Đợt bón
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Bón lót 63,45 38,12 55,85 62,49 38,12 55,09
Thúc lần 1 15,81 12,12 18,35 15,27 12,12 17,88
Thúc lần 2 2,29 9,47 6,78 2,29 9,05 6,50
Tổng 81,55 59,71 80,99 80,05 59,30 79,47
3.2.7. Phát thải N2O từ đất nông nghiệp
1) Số liệu hoạt động
Số liệu về lượng phân đạm (N) sử dụng trong theo đợt: bón lót, thúc lần
1 và thúc lần 2 được thu thập dựa vào kết quả bảng câu hỏi 90 hộ nông dân tại
xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Số liệu về lượng phân đạm
theo từng hộ nông dân và phương thức canh tác lần lượt được trình bày trong
Phụ lục B tại Bảng B1.2 (truyền thống), Bảng B2.2 (SRI) và Bảng B3.2
(HRHH).
2) Hệ số phát thải
Hệ số phát thải N2O từ đất lúa được tính toán dựa trên kết quả đo đạc
thực nghiệm phát thải N2O tại xã Phú Lương của dự án do Viện MTNN thực
hiện [65] (Bảng 3.17) và lượng phân bón đạm và NPK tương ứng (Bảng
3.18). Do hình thức HRHH cũng là SRI nên giả định hệ số phát thải N2O từ
đất nông nghiệp theo hình thức HRHH cũng tương đương với hệ số phát thải
N2O từ đất nông nghiệp của phương thức canh tác SRI.
105
Bảng 3.17. Kết quả đo đạc thực nghiệm phát thải N2O từ canh tác lúa
Đơn vị: kgN2O-N/ha/vụ
TT SRI HRHH
Vụ xuân 0,832 0,712 0,798
Vụ mùa 0,879 0,644 0,717
Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp [65]
Bảng 3.18. Lượng phân đạm và NPK sử dụng tại xã Phú Lương
Đơn vị: kg/ha
Loại phân
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Phân urea 90 75 75 80 65 65
Phân NPK
(loại 16:16:8)
347,22 347,22 347,22 347,22 347,22 347,22
Nguồn: điều chỉnh theo Viện Môi trường nông nghiệp [65]
Dựa vào kết quả thực nghiệm đo lượng phát thải N2O từ đất nông nghiệp
và lượng phân đạm và NPK được sử dụng trong phạm vi nghiên cứu của Viện
Môi trường nông nghiệp [65], Luận án đã tính toán được hệ số phát thải N2O
từ đất nông nghiệp trên 1 kg phân đạm và thể hiện trong Bảng 3.19. Hệ số
phát thải này sẽ được sử dụng để tính toán tổng phát thải N2O trên 1 hec-ta từ
đất nông nghiệp dựa trên số liệu hoạt động là lượng phân đạm và NPK được
sử dụng bởi 90 hộ nông dân được phỏng vấn.
Bảng 3.19. Hệ số phát thải N2O từ đất nông nghiệp
Đơn vị: kgN2O-N/kgN
Vụ TT SRI HRHH
Vụ Xuân 0,00572 0,00545 0,00545
Vụ Mùa 0,00648 0,00534 0,00534
Theo Bảng 11.1 của GL 2006, hệ số phát thải trực tiếp N2O từ đất nông
nghiệp có giá trị mặc định là 0,003 kgN2O-N/kg N và sẽ được sử dụng để tính
toán lượng phát thải N2O trực tiếp trên 1 hec-ta đất lúa. Lượng phát thải N2O
106
gián tiếp sẽ bằng tổng phát thải N2O trừ đi lượng phát thải N2O trực tiếp trên
1 hec-ta đất lúa.
3) Kết quả tính toán
Áp dụng Công thức 9 và 10, kết quả phát thải N2O trực tiếp và gián tiếp
trên 1 hec-ta đất nông nghiệp tại xã Phú Lương được tính toán và thể hiện
trong Bảng 3.20. Các kết quả tính toán trung gian lượng phát thải N2O từ đất
nông nghiệp theo các phương thức canh tác lần lượt được trình bày trong Phụ
lục B tại Bảng B1.8 (truyền thống), Bảng B2.8 (SRI) và Bảng B3.8 (HRHH).
Bảng 3.20. Phát thải N2O từ đất nông nghiệp
Đơn vị: kgCO2tđ/ha
Nguồn phát thải
KNK
Vụ xuân Vụ mùa
TT SRI HRHH TT SRI HRHH
Phát thải trực tiếp
N2O từ bón phân
đạm và NPK
221,13 199,79 250,20 216,14 197,22 244,09
Bón lót 108,09 64,94 95,14 106,46 64,94 93,85
Thúc lần 1 98,74 75,73 112,53 95,37 75,73 109,53
Thúc lần 2 14,31 59,12 42,53 14,31 56,55 40,71
Phát thải gián tiếp
N2O thông qua rò rỉ
và bay hơi
200,20 163,41 204,63 251,04 153,96 190,55
Bón lót 97,86 53,11 77,82 123,65 50,70 73,26
Thúc lần 1 89,39 61,94 92,03 110,77 59,12 85,51
Thúc lần 2 12,95 48,35 34,78 16,62 44,15 31,78
Tổng 421,33 363,20 454,83 467,17 351,19 434,65
Như vậy, có thể thấy phát thải N2O từ đất nông nghiệp lớn nhất là theo
phương thức canh tác truyền thống trong vụ mùa với giá trị là 467,17
kgCO2tđ/ha, tiếp đến là theo phương thức HRHH với giá trị là 434,65
CO2tđ/ha và thứ ba là theo phương thức SRI với giá trị là 351,19 kgCO2tđ/ha.
Tỷ trọng giữa lượng phát thải N2O trực tiếp và gián tiếp là khá tương đương.
Trong khuôn khổ Luận án mới chỉ xét đến lượng phát thải N2O từ đất nông
nghiệp do sử dụng phân đạm và thành phần N trong phân NPK. Các nguồn
107
khác như lượng N từ phế phụ phẩm nông nghiệp và phân chuồng chưa được
xét đến. Tuy nhiên, tại xã Phú Lương phần lớn các hộ nông dân sử dụng phân
bón hóa học. Trong số 90 hộ nông dân được phỏng vấn, chỉ có 2 hộ sử dụng
phân chuồng để bón cho ruộng với tỷ lệ bón là 166,66 kg/ha nên có thể coi
lượng phát thải N2O từ nguồn này là không đáng kể.
3.2.8. Sử dụng vôi bón ruộng
1) Số liệu hoạt động
Số liệu về lượng vôi bón ruộng trong theo đợt: bón lót, thúc lần 1 và thúc
lần 2 được thu thập dựa vào kết quả bảng câu hỏi 90 hộ nông dân tại xã Phú
Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Theo số liệu điều tra, các hộ nông
dân chỉ sử dụng vôi cho bón lót. 100% các hộ không sử dụng vôi cho bón
thúc lần 1 và lần 2. Kết quả điều tra này cũng tương ứng với kết quả phỏng
vấn Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Lương, trong đó lượng vôi bón
ruộng chỉ chiếm 10% tổng lượng phân bón.
2) Hệ số phát thải
Bảng 3.21. Hệ số phát thải của sử dụng vôi bón ruộng
Đơn vị: kgCO2-C/kg vôi
Hoạt động Giá trị Nguồn
Bón vôi cho
đất
Đá vôi
nghiền
0,12 GL 2006, Quyển 4, Chương 11, trang 29
Đolomit 0,13 GL 2006, Quyển 4, Chương 11, trang 29
Hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_xay_dung_phuong_phap_luan_va_tinh_toan_d.pdf