Phương thức kiểm tra, đánh giá cũng góp phần hình thành ý chí trong
hoạt động học tập của SV ở các mức độ khác nhau.
Nhìn chung, hình thức kiểm tra, đánh giá như thế nào sẽ qui định sự
nỗ lực ý chí , tính tích cực chủ động trong hoạt động học tập của SV tương
ứng.
Phương thức kiểm tra của giảng viên hay cơ sở đào tạo cũng ảnh
hưởng đến sự nỗ lực ý chí của SV trong hoạt động học tập. Nếu thầy hoặc cơ
sở đào tạo ra đề thi theo hình thức kiểm tra trí nhớ của người học thì s ự nỗ
lực ý chí của SV hầu như chỉ là cố gắng làm sao nhồi nhét các con chữ vào
đầu, sau khi trả thi xong là xong, tất cả những gì đã học sẽ lại như mới đối
với họ vì họ đâucó hiểu bản chất của vấn đề. Mà đã không hiểu bản chất thì
rất khó mà có thểtiếp thu tri thức được. Chỉ có ra đề thi theo hướng đòi hỏi
SV phải tổng hợp hoá, khái quát hoá mới có thể trả bài được thì bắt buộc SV
phải nỗ lực ý chí trong cả việc học tập trên lớp và ôn thi. Từ đó, SV sẽ hiểu
được bản chất của tri thức
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4896 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 3: Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận và kiến nghị.
- Tháng 7- 8/2007: Hoàn thiện Luận văn
2.2. Hệ phương pháp nghiên cứu
Mục đích của các phương pháp nghiên cứu do chúng tôi lựa chọn là
để thu thập tài liệu cần thiết cho việc xác định rõ thực trạng ý chí trong hoạt
động học tập của SV, một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học. Để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- 52 -
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp ankét)
2.2.1.1. Mục đích đo: thực trạng ý chí trong hoạt động học tập và một
số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong học động
học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
2.2.1.2. Chuẩn đo: Để đo ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa
Tâm lý học, chúng tôi tiến hành khảo sát ở các mặt:
+ Động cơ học tập của SV;
+ Nhận thức về vai trò của ý chí trong hoạt động học tập;
+ Ý chí thể hiện trong hành động học tập nghe giảng;
+ Ý chí thể hiện trong hành động học tập xêmina
+ Ý chí thể hiện trong hành động học tập đọc TLCN
+ Ý chí thể hiện trong hành động học tập NCKH
+ Ý chí thể hiện trong hành động học tập thực hành/thực tập thực tế.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong
hoạt động học tập của sinh viên.
2.2.1.3. Tiêu chí đo:
- Động cơ học tập của SV: Chúng tôi tập trung nhằm phát hiện các
loại động cơ học tập ở SV (động cơ tri thức, động cơ xã hội…) và sự thúc
đẩy của các loại động cơ đó trong mối quan hệ với sự nỗ lực ý chí trong hoạt
động học tập của SV. Để đo động cơ chúng tôi đã thiết kế câu hỏi số 01:
gồm 8 item với 4 mức độ thúc đẩy (rất mạnh; mạnh; yếu; không thúc đẩy).
Các item dùng để đo động cơ tri thức: item 1; 7; các item dùng để đo động
cơ xã hội, nghề nghiệp... là: item 2; 3; 4; 5; 6; 8.
- Nhận thức về vai trò của ý chí trong hoạt động học tập: chúng tôi
khảo sát sự nhận thức của SV về vai trò của ý chí đối với hoạt động học tập
của họ (quan trọng hay không quan trọng). Để đo nhận thức của SV về ý chí
chúng tôi đã thiết kế câu hỏi số 02: gồm 6 item với 03 mức độ (rất đúng;
đúng một phần; không đúng).
- Ý chí thể hiện trong hành động nghe giảng: Để phát hiện ý chí được
thể hiện trong hành động nghe giảng chúng tôi thiết kết 3 câu hỏi số 3; 4; 5
(xin xem thêm phụ lục 01).
- 53 -
+ Câu hỏi số 3 gồm có 7 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia
hành động nghe giảng. Chúng tôi qui ước các item 1, item 5 và item 6 là các
item tích cực; các item 2, 3, 4 và item 7 là các item tiêu cực.
+ Câu hỏi số 4 gồm có 03 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp
phải trong hành động nghe giảnglàm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt
qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 05).
+ Câu hỏi số 5 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV
gặp phải trong hành động nghe giảng. Chúng tôi qui ước các item 1, 2, 3 và
item 4 là các item tích cực; các item 5 và item 6 là các item tiêu cực.
- Ý chí thể hiện trong hành động xêmina:
Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động xêmina chúng tôi
thiết kết 3 câu hỏi số 6; 7; 8 (xin xem thêm phụ lục 01).
+ Câu hỏi số 6 gồm có 10 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia
hành động xêmina. Chúng tôi qui ước các item 1, 6, 7 và item 8 là các item
tích cực; các item 2, 3, 4, 5, 9 và item 10 là các item tiêu cực.
+ Câu hỏi số 7 gồm có 04 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp
phải trong hành động xêmina làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt
qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 08).
+ Câu hỏi số 8 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV
gặp phải trong hành động xêmina. Chúng tôi qui ước các item 1, 2, 3 và item
4 là các item tích cực; các item 5 và item 6 là các item tiêu cực.
- Ý chí thể hiện trong hành động đọc TLCN:
Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động đọc TLCN chúng
tôi thiết kết 3 câu hỏi số 9; 10; 11 (xin xem thêm phụ lục 01).
+ Câu hỏi số 9 gồm có 6 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia
- 54 -
đọc TLCN. Chúng tôi qui ước các item 1, 6 là các item tích cực; các item 2,
3, 4 là các item tiêu cực.
+ Câu hỏi số 10 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp
phải trong hành động đọc TLCN làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt
qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 11).
+ Câu hỏi số 11 gồm có 07 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV
gặp phải trong hành động đọc TLCN. Tất cả các item đều là các item tích
cực.
- Ý chí thể hiện trong hành động NCKH:
Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động NCKH chúng tôi
thiết kết 4 câu hỏi số 12; 13; 14 và câu hỏi số 15 (xin xem thêm phụ lục 01).
+ Câu hỏi số 12 nhằm điều tra xem số lượng SV tham gia NCK của
Khoa Tâm lý học là bao nhiêu? Trong số SV tham gia NCKH thì có bao
nhiêu SV hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học.
+ Câu hỏi số 13 gồm có 6 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia
NCKH của SV. Chúng tôi qui ước các item 1, 2 và 6 là các item tích cực;
các item 2, 3, 4 là các item tiêu cực.
+ Câu hỏi số 14 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp
phải trong hành động NCKH làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt qua
các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 15).
+ Câu hỏi số 15 gồm có 07 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV
gặp phải trong hành động NCKH. Tất cả các item đều là các item tích cực.
- Ý chí thể hiện trong hành động học tập thực hành/thực tập thực tế:
Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động NCKH chúng tôi
thiết kết 4 câu hỏi số 16; 17; 18 và câu hỏi số 19 (xin xem thêm phụ lục 01).
+ Câu hỏi số 16 nhằm điều tra xem số lượng SV Khoa Tâm lý học
tham gia thực hành/thực tập thực tế.
- 55 -
+ Câu hỏi số 17 gồm có 4 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia
thực hành/thực tập của SV. Chúng tôi qui ước các item 1 là item tích cực;
các item 2, 3, 4 là các item tiêu cực.
+ Câu hỏi số 18 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp
phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế làm tiền để cho việc nghiên
cứu về sự vượt qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 15).
+ Câu hỏi số 19 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên;
thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV
gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế. Tất cả các item đều là
các item tích cực.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong
hoạt động học tập của sinh viên:
Để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý
chí trong hoạt động học tập của SV, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi số 20 (xin
xem thêm phụ lục 01). Câu hỏi số 20 gồm 7 item với 3 mức độ trả lời, trong
đó các item 1, 2, 3 là các item nhằm phát hiện về vai trò của các yếu tố chủ
quan; các item 4, 5, 6 là các item nhằm phát hiện về vai trò của các yếu tố
khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động
học tập của SV.
2.2.1.4. Trình tự tiến hành:
- Giai đoạn xây dựng bảng hỏi: để xây dựng bảng hỏi cho phép đo
được chính xác thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa
Tâm lý học chúng tôi đã xin ý kiến của các chuyên gia; đọc tài liệu liên quan
đến vấn đề ý chí nói riêng, hoạt động học tập của SV nói chung. Đồng thời
chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhỏ về những
vấn đề khảo sát. Trên cơ sở các ý kiến, các thông tin thu được từ các nguồn
khác nhau chúng tôi xây dựng bảng hỏi đo thực trạng ý chí trong hoạt động
học tập của SV Khoa Tâm lý học.
- 56 -
- Giai đoạn khảo sát thử:
+ Mục đích: nhằm chỉnh sửa những item không đạt yêu cầu, sai sót
trong khi đặt câu hỏi, dùng từ…trong bảng hỏi cho phù hợp với khách thể
nghiên cứu là SV Khoa Tâm lý học; Xác định những vấn đề nổi bật của bảng
hỏi.
+ Số khách thể: 20 SV Khoa Tâm lý học (lớp K51: 5 SV; lớp K50: 5
SV; lớp K49: 5 SV; lớp K48: 5 SV).
Sau khi số liệu được tập hợp, kết quả được xử lý cho tác giả bức tranh
chung về ý chí trong hoạt động học tập của SV.
Sau khi chỉnh sửa, bảng hỏi được dùng để điều tra chính thức trên
khách thể là SV Khoa Tâm lý học.
- Điều tra chính thức:
+ Tiến hành điều tra viết tại các giảng đường mà sinh viên Khoa Tâm
lý học học trong thời gian khoảng 30- 45 phút.
+ Sau khi phổ biến cho sinh viên biết mục đích, yêu cầu của việc
nghiên cứu, tiến hành phát phiếu điều tra và hướng dẫn sinh viên trả lời câu
hỏi trong phiếu.
+ Sau khi sinh viên trả lời xong, tiến hành thu phiếu điều tra, lọc loại
bỏ những phiếu không đạt yêu cầu (những phiếu có 1/3 số câu hỏi không
được trả lời hoặc các phiếu không trả lời câu hỏi nào). Tổng số phiếu thu về
là 263, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ cuối cùng chúng tôi thu
được 245 phiếu.
2.2.1.5. Cách tính toán điểm số trong bảng hỏi:
Đối với câu số 01 nhằm phát hiện về động cơ học tập của SV có 4
mức độ trả lời, tương ứng với mức điểm từ cao nhất (4 điểm) đến thấp nhất
(1 điểm).
- 57 -
Đối với các câu hỏi còn lại nhằm phát hiện nhận thức của SV về vai
trò của ý chí và sự biểu hiện của ý chí trong từng hành động học tập cụ thể
có 3 phương án trả lời từ cao nhất (3 điểm) đến thấp nhất (1 điểm). Thí dụ:
câu hỏi số 05: Bạn đã vượt qua các khó khăn gặp phải trong quá trình nghe
giảng trên lớp như thế nào? [Câu hỏi số 05; phụ lục 01; trang 119]. Có 03
phương án trả lời. Trong mỗi hành động học tập SV lại có những ý kiến
khác nhau. Có SV đặt ra mục đích đúng đắn, chủ động, tích cực, kiên trì
vượt qua các khó khăn gặp phải (ví dụ trong câu 05 là Item 03). Chúng tôi
tạm qui ước đó là các biên số tích cực và cho điểm như sau:
Thường xuyên : 3.0 điểm
Thỉnh thoảng: 2.0 điểm
Không bao giờ: 1.0 điểm
Còn SV đặt ra mục đích không đúng đắn, không chủ động, tích cực,
kiên trì vượt qua các khó khăn gặp phải (ví dụ trong câu 05 là Item 06).
Chúng tôi tạm qui ước đó là các biến số tiêu cực và cho điểm ngược lại, cụ
thể như sau:
Thường xuyên : 1.0 điểm
Thỉnh thoảng: 2.0 điểm
Không bao giờ: 3.0 điểm
Điểm ở mức độ trung bình của mỗi câu là điểm trung vị Me=2.0; điểm
cao nhất là 3.0; điểm thấp nhất là 1.0.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.2.1. Mục đích: Nhằm tìm hiểu sâu thêm về thực trạng ý chí trong
hoạt động học tập của sinh viên cũng như các nguyên nhân góp phần hình
thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên.
2.2.2.2. Đối tượng phỏng vấn: sinh viên; cán bộ giảng dạy và cán bộ
quản lý.
- 58 -
2.2.2.3. Nội dung phỏng vấn: theo bảng hỏi bán cấu trúc nhằm tìm
hiểu rõ thêm các vấn đề mà phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi và các
phương pháp khác chưa thể giải quyết được.
2.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm
2.2.3.1. Mục đích: nhằm tìm hiểu thêm và làm rõ thêm các số liệu đã
thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và các phương pháp khác.
2.2.3.2. Đối tượng tham gia thảo luận: 10 SV (02 SV K48; 02 SV
K49: 03 SV K50; 03 SV K51). Được sự đồng ý của các khách thể, nội dung
buổi thảo luận nhóm đã được ghi âm lại.
2.2.3.3. Nội dung thảo luận nhóm: những vấn đề đã đề cập đến trong
bảng hỏi bằng phương pháp Ankét nhưng tác giả còn chưa rõ hoặc số liệu
gây nghi ngờ từ phía tác giả của luận văn. Thí dụ: có 68.2% sinh viên rất
thường xuyên xác định mục đích đọc TLCN là để “chiếm lĩnh hệ thống tri
thức, kỹ năng… của chuyên ngành Tâm lý học để sau khi ra trường có thể
đáp ứng được yêu cầu của xã hội” nhưng cũng có tới 118 sinh viên (chiếm
48.2%) thỉnh thoảng vẫn không xác định mục đích ĐTLCN mà là do “thầy
yêu cầu đọc thì đọc, tôi không đặt ra mục đích riêng, vì thấy không cần
thiết” (xin xem thêm bảng 9, phụ lục 2, trang 134).
2.2.4. Phương pháp quan sát
Thực hiện 03 buổi quan sát tại lớp K49 Tâm lý học (sinh viên năm thứ
3); 02 buổi tại lớp K51 Tâm lý học (sinh viên năm thứ 1) nhằm tìm hiểu
thêm về các vấn đề quan tâm, bổ sung thông tin về khách thể nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu các tài liệu, văn bản có
liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó định hướng cho
việc xây dựng bảng hỏi dùng trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
(ankét) và bảng hỏi bán cấu trúc phục vụ cho việc phỏng vấn sâu.
- 59 -
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Để đánh giá một cách khách quan kết quả nghiên cứu, trong luận văn
này, chúng tôi sử dụng một sô phép toán thống kê sau đây [28; 85-99]:
2.2.6.1. Giá trị phần trăm (%):
- Trong đó:
X: tỷ lệ phần trăm (%)
m: số ý kiến đánh giá giống nhau
n: số khách thể nghiên cứu
2.2.6.2. Giá trị trung bình:
- Công thức tính:
n
ixX
1
- Trong đó:
X : số trung bình cộng
ix1 : tổng số điểm
n: số khách thể nghiên cứu
2.3. Cách thức đánh giá ý chí trong hoạt động học tập của SV
Ý chí được thể hiện thông qua hành động, đặc biệt là các hành động
khó khăn đòi hỏi chủ thể phải vượt qua. Để đánh giá thực trạng ý chí trong
hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học chúng tôi tính điểm trung bình
(ĐTB) sự vượt qua các khó khăn gặp phải trong từng hành động học tập cụ
thể của SV.
ĐTB của sự vượt qua khó khăn gặp phải trong 01 hành động học tập
cụ thể = tổng ĐTB của các item vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành
%100x
n
mX
- 60 -
động đó. Thí dụ, ĐTB của sự nỗ lực ý chí vượt qua khó khăn gặp phải trong
hành động xêmina là tổng ĐTB của các hành vi vượt qua các khó khăn mà
SV gặp phải trong hoạt động này.
Ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học được tính
bằng công thức sau:
ĐTB chung = ĐTB 1 + ĐTB 2+ ĐTB 3 + ĐTB 4 + ĐTB 5
Trong đó:
ĐTB 1: ĐTB trong hành động nghe giảng
ĐTB 2: ĐTB trong hành động xêmina
ĐTB 3: ĐTB trong hành động đọc TLCN
ĐTB 4: ĐTB trong hành động NCKH
ĐTB 5: ĐTB trong hành động thực hành/thực tập thực tế.
Sau khi tính ĐTB chung, ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa
Tâm lý học được chia làm 03 mức sau:
1) Ý chí trong hoạt động học tập ở Mức thấp: ĐTB chung từ 1.00 -
1.67.
2) Ý chí trong hoạt động học tập ở Mức trung bình: ĐTB chung từ
1.68 - 2.38.
3) Ý chí trong hoạt động học tập ở Mức cao: ĐTB chung từ 2.39 -
3.00.
- 61 -
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Động cơ học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học
Ý chí được thể hiện trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm
lý học như thế nào phụ thuộc chặt chẽ vào động cơ học tập của họ. Nếu động
cơ học tập của sinh viên có hiệu lực cao thì họ sẽ thể hiện một sự nỗ lực ý
chí lớn để đạt được mục đích đó và ngược lại, nếu động cơ học tập của sinh
viên mới dừng ở mức độ nhận thức (động cơ tiền năng chưa có tính hiệu lực)
thì không có sự nỗ lực ý chí để đạt được mục đích đó hoặc ở mức rất thấp.
Để nghiên cứu động cơ trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa
Tâm lý học, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Những ý nghĩ dưới đây thúc đẩy
bạn cố gắng học tập đến mức độ nào?” . Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Động cơ học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học
CÁC MỨC ĐỘ
Rất mạnh Mạnh Yếu Không
thúc đẩy
T
T
CÁC ĐỘNG CƠ
THÚC ĐẨY
SL % SL % SL % SL %
ĐTB
Thứ
tự
1. Tôi muốn trở thành
một chuyên gia giỏi
trong lĩnh vực Tâm
lý học
71 29 137 55.9 29 11.8 8 3.3 3.11 2
2. Những người thân
trong gia đình, bạn
bè… luôn động viên
tôi cố gắng học tập.
71 29 135 55.1 29 11.8 10 4.1 3.09 3
3. Vì không muốn
giảng viên kêu ca,
trách phạt, bạn bè
chê bai.
11 4.5 87 35.5 115 46.9 32 13.1 2.31 8
4. Tôi nhận ra rằng,
muốn sau này
không thất nghiệp
thì bây giờ phải học
giỏi.
81 33.1 127 51.8 30 12.2 7 2.9 3.15 1
- 62 -
5. Tôi chịu khó học
bây giờ chỉ cốt làm
sao khi ra trường
kiếm được nhiều
tiền hoặc không
phải làm việc ở
những nơi khó
khăn.
35 14.3 104 42.4 82 33.5 24 9.8 2.61 7
6. Ngày nay tri thức
rất phong phú và đa
dạng, nếu không tự
mình đọc sách, chỉ
ỷ lại vào thầy thì
vốn hiểu biết của
mình sẽ rất nghèo
nàn.
64 26.1 141 57.6 34 13.9 6 2.4 3.07 4
7. Học tập tốt để bố
mẹ vui lòng 62 25.3 134 54.7 38 15.5 11 4.5 3.01 5
8. Có tấm bằng đẹp
(loại khá, giỏi) sau
này ra trường xin
việc dễ dàng.
40 16.3 146 59.6 45 18.4 14 5.7 2.87 6
Số liệu ở bảng trên cho thấy:
Hoạt động học tập của sinh viên được thúc đẩy bởi nhiều động cơ
khác nhau. Có sự sắp xếp thứ bậc động cơ theo hướng: các động cơ hoàn
thiện tri thức được đặt lên hàng đầu, sau đó là các động cơ quan hệ xã hội
(làm cho cha mẹ vui lòng, bằng đẹp, có việc làm tốt…). Động cơ “Tôi nhận
ra rằng, muốn sau này không thất nghiệp thì bây giờ phải học giỏi” xếp ở vị
trí số 01 với ĐTB là: 3.15; động cơ: “Tôi muốn trở thành một chuyên gia
giỏi trong lĩnh vực Tâm lý học” xếp ở vị trí số 02, với ĐTB là: 3.11. Các
động cơ quan hệ xã hội không được nhiều sinh viên lựa chọn : “Có tấm bằng
đẹp (loại khá, giỏi) sau này ra trường xin việc dễ dàng” xếp ở vị trí thứ 6 với
- 63 -
ĐTB là: 2.87; động cơ “Vì không muốn giảng viên kêu ca, trách phạt, bạn bè
chê bai” xếp ở vị trí thứ 8 với ĐTB là: 2.31.
Như vậy, các động cơ học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học chủ yếu
tập trung vào việc tích luỹ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để sau này có thể làm
một nghề nghiệp cụ thể. Có thể thấy, động cơ học tập của sinh viên gắn liền
với việc định hướng nghề nghiệp sau này, không phải là động cơ chung
chung, trừu tượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt trong việc xác định động
cơ học tập giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm cuối. Nếu động cơ
học tập được nhiều sinh viên năm thứ nhất cho là động cơ có ý nghĩa thúc
đẩy mạnh nhất là: “Tôi muốn trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
Tâm lý học” với ĐTB là 3.25 xếp ở vị trí số 1 thì động cơ có ý nghĩa thúc
đẩy sinh viên năm thứ 4 học tập mạnh nhất là: “Tôi nhận ra rằng, muốn sau
này không thất nghiệp thì bây giờ phải học giỏi” với ĐTB là 3.35. Chúng tôi
cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt này là do: nhìn chung động cơ học tập của
sinh viên năm thứ nhất còn rất chung chung và mang ý nghĩa lý tưởng (trở
thành một chuyên gia tâm lý giỏi) nhiều hơn so với sinh viên năm thứ tư ,
trong khi đó động cơ học tập của sinh viên năm thứ tư gắn liền với hoạt
động nghề nghiệp sau khi ra trường. Do đó, động cơ học tốt để có việc làm
được sinh viên năm thứ tư lựa chọn nhiều hơn. Động cơ mà SV năm thứ
nhất lựa chọn với tỷ lệ thấp nhất là: “Tôi chịu khó học bây giờ chỉ cốt làm
sao khi ra trường kiếm được nhiều tiền hoặc không phải làm việc ở những
nơi khó khăn” với ĐTB là 2.32 xếp vị trí thứ 8. Đối với sinh viên năm thứ tư
thì động cơ có tỷ lệ SV lựa chọn thấp nhất là: “Vì không muốn giảng viên
kêu ca, trách phạt, bạn bè chê bai” với ĐTB là 2.27 xếp vị trí thứ 8.
Số liệu từ đề tài nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể
trong việc xác định động cơ học tập giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS và
- 64 -
sinh viên chuyên ngành TLHXH. Cả sinh viên chuyên ngành TLHLS và
TLHXH đều cho rằng động cơ có ý nghĩa thúc đẩy lớn nhất đối với họ là:
“Tôi nhận ra rằng, muốn sau này không thất nghiệp thì bây giờ phải học
giỏi” với ĐTB tương ứng là 3.29 và 3.14 (đều xếp ở vị trí số 01) và động cơ
ít có ý nghĩa thúc đẩy họ học tập nhất là: “Vì không muốn giảng viên kêu ca,
trách phạt, bạn bè chê bai” với ĐTB tương ứng là: 2.33 và 2.36 (đều xếp vị
trí số 08).
Tóm lại, đa số động cơ của sinh viên có nội dung đúng đắn, chứa
đựng một tiền năng lớn về lực thúc đẩy. Tuy nhiên, ở đây chưa có căn cứ
cho phép đánh giá về tính có hiệu lực của động cơ học tập, mới chỉ có căn
cứ cho phép kết luận về tính đúng đắn về mặt nội dung của động cơ mà SV
lựa chọn. Các động cơ học tập xuất phát từ việc phát triển tri thức của bản
thân được đặt lên hàng đầu, các động cơ học tập đều được gắn với nghề
nghiệp trong tương lai. Có sự khác biệt giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh
viên năm thứ tư trong việc xác định các động cơ thúc đẩy mạnh hay yếu đối
với việc học tập của họ. Sự khác biệt giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS
và sinh viên chuyên ngành TLHXH về động cơ thúc đẩy học tập là không
đáng kể.
3.2. Nhận thức của sinh viên Khoa Tâm lý học về vai trò của ý chí
trong hoạt động học tập của họ
Để nghiên cứu thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên
không thể không nghiên cứu nhận thức của SV về vai trò của ý chí trong
hoạt động học tập của họ ra sao? Bởi vì SV có nhận thức về vai trò của ý chí
trong hoạt động học tập thì họ mới huy động sự nỗ lực ý chí vượt qua mọi
khó khăn gian khổ trên con đường chiếm lĩnh các mục đích, động cơ học tập
đã đặt ra cho từng hành động học tập cụ thể.
- 65 -
Để tìm hiểu nhận thức của SV về vai trò của ý chí trong hoạt động học
tập. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Xin bạn cho biết quan niệm của mình về
những ý kiến sau trong quá trình học tập?”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: Nhận thức của SV về vai trò của ý chí trong hoạt động học tập
CÁC MỨC ĐỘ
Rất đúng Đúng một
phần
Không
đúng
TT
CÁC QUAN NIỆM
SL % SL % SL %
ĐTB Thứ tự
1 Đối với tôi cứ mỗi khi không
dùng ý chí để điều khiển
mình là tôi lại mất tập trung
tư tưởng trong học tập
98 40 132 53.9 15 6.1 2.34 2
2 Ý chí giúp tôi gạt bỏ mọi nhu
cầu không cấp thiết để tập
trung cao vào học tập.
144 58.8 92 37.6 9 3.7 2.55 1
3 Mỗi khi gặp tài liệu khó hiểu
ý chí đã giúp tôi tìm mọi cách
vượt qua để hoàn thành
nhiệm vụ thầy giao.
92 37.6 138 56.3 15 6.1 2.31 3
4 Kết quả học tập của tôi cao
hay thấp ý chí chỉ có ảnh
hưởng một phần rất nhỏ,
không có ý nghĩa quyết định.
24 9.8 98 40 123 50.2 1.6 5
5 Nhờ có sự nỗ lực ý chí
thường xuyên mà tôi mới có
kết quả tốt như hôm nay.
82 33.5 129 52.7 34 13.9 2.2 4
6 Người khác thường quá đề
cao vai trò của ý chí trong
học tập còn tôi thì không
17 6.9 89 36.3 139 56.7 1.5 6
Số liệu từ bảng trên cho thấy:
Sinh viên đề cao vai trò của ý chí trong hoạt động học tập của họ. Mỗi
khi gặp khó khăn ý chí đã giúp họ vươn lên trong học tập. Có tới 96.3% SV
cho rằng: “Ý chí giúp tôi gạt bỏ mọi nhu cầu không cấp thiết để tập trung
cao vào học tập”, với ĐTB rất cao 2.55, xếp vị trí số 01 và cũng là ý kiến có
- 66 -
tỷ lệ SV lựa chọn cao nhất hoặc có tới 93.9% SV cho rằng “Đối với tôi cứ
mỗi khi không dùng ý chí để điều khiển mình là tôi lại mất tập trung tư
tưởng trong học tập” , với ĐTB 2.34, xếp vị trí thứ 2. Điều này được thể
hiện rất rõ qua ý kiến sau đây của 01 SV năm thứ 2:
“Em là một SV ngoại tỉnh, việc học tập gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều
lúc em thấy chản nản, bị phân tán tư tưởng trong học tập. Vì gia đình
có nhiều chuyện không vui. Những lúc như vậy em tự nhủ phải tập
trung vào học tập không được nghĩ ngợi lung tung ảnh hưởng đến học
tập” [T; K50-Tâm lý học].
Các ý kiến không đề cao vai trò của ý chí trong hoạt động học tập có
tỷ lệ sinh viên lựa chọn thấp: chỉ có 17 SV (chiếm 6.9%) cho rằng “Người
khác thường quá đề cao vai trò của ý chí trong học tập còn tôi thì không”
hay cũng chỉ có 24 SV (chiếm 9.8%) rất đồng ý với quan niệm “Kết quả học
tập của tôi cao hay thấp ý chí chỉ có ảnh hưởng một phần rất nhỏ, không có
ý nghĩa quyết định”.
Như vậy, đa số SV SV Khoa Tâm lý học đề cao vai trò của ý chí trong
hoạt động học tập của họ. SV nhận thức rất rõ về vai trò của ý chí trong hoạt
đông học tập sẽ là tiền đề cho việc triển khai các hoạt động học tập đa dạng,
phong phú với mục đích là tích luỹ tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp để có
thể hành nghề sau khi ra trường.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, SV Khoa Tâm lý học có động cơ
học tập đúng đắn. Họ đánh giá cao vai trò của ý chí trong hoạt động học tập
của họ. Như vậy có sự thống nhất trong nhận thức của sinh viên về vai trò
của ý chí trong hoạt động học tập và khía cạnh nội dung trong động cơ học
tập của họ. Nhưng sự nhận thức đúng đắn về vai trò của ý chí và việc xác
định động cơ học tập đúng đắn có phải là tiền đề để SV vượt qua mọi khó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV (117 trang).pdf