MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài . .1
0.2. Lịch sử vấn đề . .2
0.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu . .9
0.4. Phương pháp nghiên cứu . .10
0.5. Mục đích nghiên cứu . .11
0.6. Đóng góp của luận văn . .11
0.7. Cấu trúc của luận văn . .11
PHẦN NỘI DUNG
CHưƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT, CÁC
NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT NGÔ TẤT TỐ . 12
1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật . .12
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật . .12
1.1.2. Những yếu tố cơ bản hình thành ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. .12
1.1.2.1. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ . .12
1.1.2.2. Hoàn cảnh xã hội, thời đại, m ôi trường sống . .14
1.2. Các nhân tố cơ bản chi phối đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố . 16
1.2.1. Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX . .16
1.2.2. Hoàn cảnh sống và đặc điểm con người Ngô Tất Tố . .19
CHưƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ CÕN MANG
DẤU VẾT NGÔN NGỮ NHO GIA . .28
2.1. Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian . .28
2.2. Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian . .34
2.3. Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu . .35
2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt .41
CHưƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ
SẮC THÁI NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM . .48
3.1. Vận dụng khéo léo phương ngữ Bắc Bộ . .48
3.2. Vận dụng thành ngữ quen thuộc với người nông dân . .53
3.3. Dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quê và công việc nhà nông . .62
CHưƠNG 4: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ GIÀU TÍNH
THỜI SỰ, VÀ TÍNH CHIẾN ĐẤU . .68
4.1. Sử dụng bảng từ vựng gắn với những vấn đề thời sự . .68
4.2. Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt để phơi bày hiện thực . .73
4.2.1. Miêu tả chi tiết bức tranh đời sống . .73
4.2.2. Kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm để châm biếm kín đáo sâu cay . .78
4.3. Cấu trúc câu văn theo kiểu "vừa nâng vừa đập" . .84
4.4. Sử dụng câu hỏi tu từ như một vũ khí châm biếm lợi hại . .87
KẾT LUẬN . .89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .94
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyễn Công
Hoan cũng còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của lối văn biền ngẫu, sau đây là
một ví dụ:
"Chín giờ: Hơi men đã nồng. Tình "thiên lý tha hương ngộ cố tri"
như một cái dây kéo hai chiếc ngế đối diện sang một phía. Tiếng nói khẽ
dần, hai đầu phải châu vào nhau mới đủ nghe thấy.
Mười giờ: Cuộc rượu đã tàn. Dây thân ái thắt chặt thêm một vòng, kéo cả
một chân khách lên đùi già nẫu của chủ. Tiếng nói không thấy nữa, nhưng bốn
mắt nhìn nhau: Sự im lặng còn nói nhiều gấp mấy" (Bà chủ mất trộm)
Truyện Bà chủ mất trộm kể về một me Tây kể từ ngày quan chủ về
nước, bà đóng chặt cửa nhốt mình trong nhà với chồng sách và chiếc kèn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
hát. Nhưng một hôm người ta thấy bà có khách - "một ông khách người
làng, trẻ tuổi, vạm vỡ, mặc quần áo Tây, được bà đón tiếp rất long trọng".
Lâu ngày gặp lại "cố nhân" khiến tình cảm giữa chủ và khách mỗi lúc một
mặn nồng theo từng thời khắc của đất trời. Nguyễn Công Hoan đã thật sáng
tạo khi sử dụng cặp câu văn có tính biền ngẫu để miêu tả hoàn cảnh này.
Nó không chỉ diễn tả được cuộc hội ngộ của đôi nhân tình, mà còn tường
thuật diễn biến tình cảm một cách cụ thể, rõ nét. Người đọc nhận ra thái độ
châm biếm của nhà văn qua từng con chữ. Đoạn văn càng thể hiện sự thâm
thúy của Nguyễn Công Hoan trong việc sử dụng ngôn ngữ để phê phán xã hội.
Tuy mức độ ảnh hưởng của văn biền ngẫu giữa Ngô Tất Tố và
Nguyễn Công Hoan có khác nhau, nhưng cả hai nhà văn đều chưa "dứt
tình" với lối văn hài hòa cân xứng. Điều đó thể hiện sự chuyển biến, tiếp
nối giữa truyền thống với hiện đại trong quá trình phát triển của văn học
nước nhà.
2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt
Nguồn gốc cựu học khiến Ngô Tất Tố rất am tường ngôn ngữ khoa cử.
Bảng từ ngữ chuyên biệt về khoa cử của Ngô Tất Tố chủ yếu là từ Hán Việt.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì từ Hán Việt là:
Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của các qui luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa
của tiếng Việt (còn gọi là từ Việt gốc Hán) [48; 369].
Là nhà văn xuất thân nho học, từng đi thi và đỗ đầu xứ, nên Ngô Tất
Tố có vốn từ Hán Việt về khoa cử giàu có. Trong tác phẩm của mình, ông
vận dụng nhiều từ Hán Việt để phê phán cảnh "lều chõng". Chúng tôi đã tiến
hành khảo sát ngẫu nhiên hai mươi trang của ba tác phẩm của ba nhà văn
khác nhau kết quả thu được:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
2.1. Bảng khảo sát tần suất sử dụng từ Hán Việt của một số tác giả
Tác phẩm Tác giả
Số trang
khảo sát
Số lƣợt từ
Hán Việt
Tỷ lệ trên
trang văn bản
Lều chõng Ngô Tất Tố 20 232 11,6 lượt từ
Số đỏ Vũ Trọng Phụng 20 103 5,15 lượt từ
Sống mòn Nam Cao 20 50 2,5 lượt từ
Kết quả khảo sát trên cho thấy, Ngô Tất Tố sử dụng từ Hán Việt với
mức độ cao hơn Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là những nhà văn không xuất
thân cựu học. Ta có thể bắt gặp nhiều đoạn trong tác phẩm Lều chõng từ Hán
Việt về khoa cử xuất hiện với tần xuất cao:
"Mấy ông sơ khảo ấy mà bị phù xuất là tại phê văn không đúng. Theo
lệ, những ông quan trường chấm văn tuy vẫn được mỗi người mỗi ý, nhưng
các dấu phê phải na ná với nhau, không được chênh nhau qúa xa. Thí dụ như
ông Sơ khảo phê "liệt" rồi thì ông Phân khảo phê "thứ" hoặc phê "bình"
thì không sao, nếu ông Phân khảo phê "ưu" ấy là những ông chấm trước đã
phê "liệt" đều phải phù xuất. Hay là các ông Sơ khảo phê "ưu" rồi, ông
chủ khảo phê "bình" hoặc phê "thứ" thì không việc gì, nếu ông chủ khảo
phê "liệt" thì ông chấm trước phê "ưu" cũng bị đuổi ra khỏi trường. Bởi vì
"ưu" với "liệt" cách nhau rất xa, khi nào cùng một quyển văn mà lại có thể
người này phê "liệt" người kia phê "ưu"? Mấy ông sơ khảo bị phù xuất
trong khoa thầy tôi đi chấm trường, nghe đâu chỉ vì mấy quyển vì các ngài
phê "liệt", đến ông Phân khảo lại phê "ưu", có thế thôi."[1; 260]
Trong đoạn văn trên, số từ Hán Việt là 42/126 lượt từ, chiếm 33 %.
Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt cung cấp cho người đọc một cách chính xác
qui tắc chấm văn của triều đình phong kiến. Nhờ sử dụng lớp từ Hán Việt, tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
giả đã diễn tả được sự khắt khe, ngặt nghèo của chế độ khoa cử. Điều mà
không phải nhà văn nào cũng đủ vốn liếng từ ngữ để tung hoành ngòi bút.
Một đoạn khác:
"Những quyển khiếm tị cũng như những quyển phạm húy, khiếm đài,
bất túc, khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, tì ố, phạm trường qui...phần nhiều
không được chấm hết. Các ông Sơ khảo hay Phúc khảo chấm đến những chỗ
có tội như vậy, phải nêu vào manh giấy trắng nhỏ bằng giấy cuộn thuốc lá và
cài lên chỗ đầu quyển, rồi thôi không chấm nốt nữa. Mấy ông chấm sau, thấy
chữ nêu đó, xét ra quả có tội thật, thì chỉ ký tên vào trang đầu quyển, chứ
không chấm một nhát nào.
Những quyển ấy sau khi về nội trường, lại phòng hợp phách xong
rồi, cũng phải làm sổ đưa ra ngoại trường để các quan ngoài đó xem xét
những ai đáng ra bảng con. Trong các tội mà tôi vừa nói chỉ có bốn tội:
phạm húy, khiếm đài, bất túc, và khiếm tị phải yết ra bảng con, còn các tội
kia thì chỉ bị đánh hỏng mà thôi" [1; 268].
Những từ Hán Việt như: khiếm tị, phạm húy, khiếm đài, bất túc,
khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, tì ố, phạm, trường qui, Sơ khảo, Phúc
khảo, nội trường, hợp phách, ngoại trường, yết... đã tái hiện cụ thể những
qui định vô cùng khắt khe của chốn tam trường và cái ách văn chương cử
tử với sĩ tử ngày xưa.
Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Lều chõng, Ngô Tất Tố đã viết: "Lều
chõng đối với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các
hạng người hoặc hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt
Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đưa nước Việt Nam đến
cõi diệt vong...". Quan điểm của Ngô Tất Tố khi viết Lều chõng đã bộc lộ
một cái nhìn sâu sắc về chính trị, triết học và tầm khái quát thực tiễn của một
nhà văn am hiểu đạo Khổng, về chế độ thi cử thời phong kiến. Quan điểm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Ngô Tất Tố được đề xuất trong thời điểm chính quyền thực dân đang ra sức
đề cao phong trào phục cổ, những yếu tố tinh thần đã lỗi thời, lạc hậu kìm
hãm sự phát triển của lịch sử trong nhiều thế kỷ. Đứng trước phong trào đó,
các nhà văn có thái độ khác nhau, riêng Ngô Tất Tố bằng vốn từ Hán Việt
phong phú của mình, ông đã bày tỏ thái độ lên án, đoạn tuyệt với nền khoa cử
đã lỗi thời một cách dứt khoát khác hẳn với Chu Thiên, Nguyễn Công
Hoan...Ra đời sau Lều chõng ba năm, tiểu thuyết phóng sự Bút nghiên
(1942) Nhà nho (1943) của Chu Thiên và Thanh đạm (1943) của Nguyễn
Công Hoan như một tiếng nói ca ngợi về một thời vang bóng của nền khoa cử
giáo dục phong kiến.
Nhiều đoạn khác trong tác phẩm Lều chõng xuất hiện hàng loạt từ ngữ
khoa cử như: sơ khảo, phúc khảo, giải ngạch, khoa, ngoại hàm, dấu nhật
trung, dấu giáp phùng, đồ, di, câu, cải, khiếm trang, khiếm tỵ, khiếm đài,
phạm húy, phê, liệt, bình, thứ, ưu, giám thị, thí sinh...
"Thí dụ như trường Hà Nội khoa này có một vạn hai học trò ứng thí,
thì số quyển thi phải bốn vạn tám. Bởi vì ai cũng nộp sẵn bốn quyển cho đủ
để viết bốn kỳ. Nhưng quyển đó đều do chính tay học trò tự đề tên mình và
nộp lên quan Đốc học bản tỉnh. Sắp đến ngày thi, các quan Đốc học các tỉnh
phải đệ cả lên cửa trường, giao cho quan trường. Ông ngoại trường Đề điệu
nhận đủ quyển các tỉnh đóng dấu "Hà Nội thí trường" vào những trang đầu
các quyển, rồi mới chuyển vào nội trường cho các ông Đề điệu trong đấy.
Công việc của ông này mới là lôi thôi! Trước hết phải mở các quyển đóng
dấu vào giữa trang hai và trang ba một miếng dấu nữa - dấu này có chữ
"Văn hành công khí" người ta vẫn gọi là dấu "giáp phùng". Rồi chọn mỗi
tên học trò một quyển, tổng cộng một vạn hai nghìn quyển, để vào một đống,
trộn cho lung tung và chia ra bốn phần" [1; 265].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Đoạn văn trên có tám câu, nhưng có tới hai mươi tám từ ngữ liên quan
đến việc thi cử. Với mật độ từ ngữ khoa cử dày đặc như vậy, Ngô Tất Tố đã
giúp người đọc hình dung cảnh lều chõng ngày xưa nhiêu khê đến nhường
nào. Bản thân sự thực đó cũng đủ để làm cho người đọc "phải cười, phải
khóc, phải rùng rợn hồi hộp" cùng sĩ tử thời chợ chiều của Hán học.
Một đoạn văn khác:
"Hai người vừa tới nhà thập đạo, người lại phòng thu quyển đã đương
nâng nắp hòm quyển và sắp đậy lại. Tất cả, Vân Hạc, Khắc Mẫn cùng rút
quyển văn trong ống và trao cho hắn. Tiếng trống cuối cùng vừa dứt, người
lại phòng liền khóa hòm lại. Một ông cụ già lật đật đem quyển đến nơi, thì
chỗ ổ khóa vừa bị dán giấy niêm phong. Ông ấy năn nỉ kêu van người lại
phòng hãy mở hòm ra để cho quyển văn của mình vào trong. Hắn cũng ra vẻ
thương hại ông cụ. Nhưng hắn không dám bóc tờ niêm phong, và nói:
- Thế là số cụ không đỗ! Cụ đành lòng vậy. Bây giờ nếu tôi mở hòm mà bỏ
quyển của cụ vào, thì tôi sẽ phải ngồi tù mọt gông.
Cái hòm liền bị bị bọn lính mật khiêng vào trong nhà Thập đạo. Ông
cụ kêu khóc nức nở, cố xông lên hà Thập đạo để lấy cái cớ tuổi già mà xin
quan trường gia ân cho mình. Nhưng cũng không được. Quan trường chỉ úy
lạo ông cụ mấy câu rồi sai lính dẫn ra.
Vừa đi ông cụ vừa kêu:
- Khốn nạn! Tôi thi đã mười khoa, bán hết nhà của ruộng đất về việc khoa
cử. Định đi thi một khóa này nữa thì thôi. Bây giờ lại bị ngoại hàm, có khổ
hay không?" [1; 123].
Trong phức đoạn trên, Ngô Tất Tố sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt
của khoa cử để miêu tả những khắt khe ngặt nghèo của chế độ thi cử thời
phong kiến. Ông cụ già đã đi thi đến mười khoa, tài sản gia đình bán hết để
đầu tư cho việc thi cử, đến lần thi cuối cùng những mong sẽ đỗ đạt để "vớt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
vát" lại những gì đã mất, nhưng chỉ vì chậm trễ giây phút mà bị ngoại hàm.
Thế là, công lao mười khoa lều chõng đi thi cùng với tất cả tài sản gia đình
bây giờ trôi xuống sông xuống bể hết. Tiếng kêu than của ông là một lời tố
cáo chế độ thi cử ngày xưa đã khiến không biết bao nhiêu người vì theo đuổi
nó mà khuynh gia bại sản. Ngô Tất Tố xuất thân nơi "cửa Khổng sân Trình"
nhưng không như nhiều lưu nho nhắm mắt phục cổ. Mà ngược lại, ông đã
dũng cảm cất lên tiếng nói phản đối mạnh mẽ chế độ khoa cử hủ nát đó với
cách của riêng mình: bằng ngôn ngữ nghệ thuật xây dựng những hình tượng
văn học sống động.
Ở tiểu thuyết Trong rừng nho, nhà văn cũng dành nhiều đoạn miêu tả
luật lệ khoa cử thời phong kiến:
"Theo đúng trường quy bốn bên dấu giáp phùng, cũng như bốn bên
dấu nhật trung, khi viết văn không được xóa, sót, móc, chữa chữ nào, vì sợ
học trò thông với quan trường, cố ý dập xóa, bỏ sót, hoặc sửa chữa vài chữ
chung quanh dấu để đánh dấu cho quan trường biết quyển ấy là quyển của
mình. Bởi vậy quển chàng bỏ sót một chữ trên dấu giáp phùng cũng là trái
với trường quy" [10; 32].
Những từ ngữ như: trường quy, giáp phùng, nhật trung, xóa, sót, móc,
chữa, quan trường, quyển...gắn liền với những luật lệ thi cử khắt khe. Thời
đó, nho sinh khi ứng thí phải tự tay đóng quyển thi tại trường, bài thi phải có
dấu Giáp phùng, dấu Nhật trung. Dấu Nhật trung là dấu của quan trường
đóng vào quyển của thí sinh để chứng tỏ rằng quyển đó được viết ở tại
trường. Giáp phùng là cái dấu son của quan trường đóng vào giữa thồ giáp
giới của trang nhì và trang nhất, cốt để tránh cho thí sinh đội giấy thứ hai
trong quyển.
Trong khi một số nhà văn đang cổ súy cho phong trào phục cổ, thì
Ngô Tất Tố lại phê phán tâm lý khoa cử và quan trường của người Việt. Ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
không phải là người đầu tiên lên tiếng phê phán tâm lý chạy theo quan
trường khoa cử. Các trí thức cùng thời như Phan Kế Bính, Đào Duy
Anh...ít nhiều cũng đã đề cập đến vấn đề này. Nhưng Ngô Tất Tố là người
đầu tiên trực diện "đánh" vào tâm lý của những kẻ háo danh bằng ưu thế
của riêng ông - ưu thế của một "người trong cuộc". Cây bút cựu học đó
dùng chính vốn ngôn ngữ uyên thâm của mình để lên tiếng phơi bày một
nền khoa cử đã lỗi thời.
Nhờ sự thông thạo ngôn ngữ khoa cử, Ngô Tất Tố đã cung cấp một tài
liệu đầy đủ về tam trường. Cách tổ chức kỳ thi, ra bài, chấm quyển, không khí,
quang cảnh trường thi đều được phản ánh một cách tường tận, làm sống lại
cảnh "lều chõng" khi mà Hán học đã lâm vào cảnh chợ chiều tàn tạ.
Tóm lại, dấu vết ngôn ngữ nho gia là một đặc điểm trong ngôn ngữ
nghệ thuật Ngô Tất Tố, thể hiện qua ngôn ngữ trần thuật, qua việc vận dụng
câu văn biền ngẫu, từ Hán Việt, từ ngữ chuyên biệt khoa cử. Song, Ngô Tất
Tố đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa cái thâm thúy, cô đúc, đăng đối
của ngôn ngữ văn học trung đại với cái tự nhiên, cảm xúc của ngôn ngữ văn
học hiện đại. Sự kết hợp đó đã giúp cho ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố vừa
truyền thống vừa hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
CHƢƠNG 3
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ SẮC THÁI
NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM
3.1. Vận dụng khéo léo phƣơng ngữ Bắc Bộ
Phương ngữ hay còn gọi là phương ngôn hay tiếng địa phương là một
khái niệm đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến từ lâu. Ăng ghen
cho rằng: "phương ngữ là biến dạng địa phương của một hệ thống ngôn ngữ
đã được hình thành trong quá trình lịch sử". Đây là một quan niệm phổ biến
được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam đồng tình. Trên cơ sở khái
niệm của Ăng ghen, các nghà nghiên cứu Việt Nam đưa ra khái niệm phương
ngữ như sau:
"Biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương
diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng
đồng về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội, hay về nghề nghiệp. Phương ngữ
được chia ra phương ngữ lãnh thổ (hoặc vùng phương ngữ) và phương ngữ
xã hội" [48; 231].
Phương ngữ thường được sử dụng trong một phạm vi xã hội nhất định. Văn
học cũng sử dụng phương ngữ làm chất liệu. Nhưng sử dụng phương ngữ trong
sáng tác văn học là cả một thử thách nghệ thuật, nếu quá mức hoặc "non tay" sẽ
làm giảm đi tính thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật. Ngô Tất Tố là một trong những
nhà văn đã vận dụng thành công phương ngữ trong sáng tác văn học.
Vùng quê Kinh Bắc (cũ), quê hương của Ngô Tất Tố là một trung
tâm văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngay từ nhỏ, Ngô Tất Tố đã
được tắm mình trong nền văn hóa giàu truyền thống dân tộc. Trong suốt
cuộc đời viết văn, làm báo, ông lại thường xuyên sống ở quê. Điều kiện đó
đã giúp nhà văn hiểu sâu sắc nếp cảm, nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
nông dân. Đặc biệt là ông đã tích lũy được một vốn phương ngữ giàu có để
đưa vào sáng tác của mình.
Khảo sát những tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu đề tài thì chúng tôi
thu được có tới 1256 lượt Ngô Tất Tố sử dụng phương ngữ trong đó cao nhất
là "u" 115 lượt, "thày" 42 lượt.
Ta hãy xem một đoạn văn tiêu biểu về mức độ sử dụng phương ngữ
trong Tắt đèn:
"...U nhất định bán con đấy ư! U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn
cái thân con thế này! Trời ơi!...Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt.
U van con, u lạy con, con có thương thày thương u, thì con cứ đi với u,
đừng khóc nữa, u đau ruột lắm. Công u nuôi con sáu bảy năm trời tốn kém
bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán u đã chết từng khúc ruột rồi
đấy con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thày con đau ốm là thế, vẫn bị người
ta đánh trói, sưng cả hai bàn tay lên kia...Nếu không bán con, thì lấy tiền đâu
nộp sưu? Để cho thày con khổ sở đến nước nào nữa? Thôi, u van con, u lạy
con, con có thương thày thương u thì con đi với u! (...)
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì con đi
ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi. Cụ Nghị chưa giao tiền cho u, u chưa
có tiền nộp sưu thì không khéo thày con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.
Thôi u van con, u lạy con con có thương thày thương u thì con đi ngay bây
giờ cho u..." [11; 55,56].
Có lẽ, đây là một trong những đoạn văn cảm động nhất mà tác giả Tắt
đèn đã tạo ra được và cũng là đoạn văn mà ông sử dụng phương ngữ với mức
độ dày đặc nhất. Có tới hai mươi tám lượt dùng phương ngữ trong tổng số
mười tám câu văn. Việc sử dụng tối đa phương ngữ đã làm cho đoạn văn tăng
thêm tính chân thực, sinh động, tạo sự gần gũi với người nông dân Bắc Bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Chính những từ "thày", "u" mộc mạc được cất lên từ các nhân vật đã làm cho
người đọc xúc động bởi những tình cảm yêu thương của cái Tý, nỗi xót xa
của chị Dậu. Tất cả cảm xúc của nhân vật như dồn vào những phương ngữ
trong đoạn văn. Người đọc xúc động bao nhiêu trước tình cảnh của mẹ con
chị Dậu thì lại càng căm phẫn bấy nhiêu bọn chức dịch phong kiến. "Ngòi bút
của Ngô Tất Tố vốn trầm tĩnh. Ông không nói thành lời niềm xúc động của
mình, Nhưng bản thân hình tượng lại có khả năng nói lên rất nhiều. Người
đọc truyện nào không cảm thấy tâm trí của mình mỗi lúc lại càng nặng nề
hơn, một sự ấm ức lo ngại cứ tỏa rộng dần ra, tưởng chừng như bao nhiêu nỗi
khổ trên đời này đang lần lượt tập hợp lại và nâng lên đến tột đỉnh. Nhưng cái
khéo léo trong nghệ thuật dẫn dắt truyện, trong sự miêu tả những cảnh ngộ bi
kịch của Ngô Tất Tố đã có sức nâng những nỗi đau thương vốn thường xảy ra
trong cuộc đời lên một mức độ cao gần như vượt quá sức chịu đựng của con
người. Ấn tượng về một xã hội tối tăm, về nỗi đau thương của người nghèo vì
thế trở nên có sức đè nặng" [71].
Ở đoạn khác, Ngô Tất Tố viết:
Thày em!Thày em ơi! Tỉnh dậy cái nào!
Anh Dậu vẫn li bì lịt bịt.
Phó lý ở ngoài lòng đình ra oai:
Con mẹ đĩ Dậu! Mày có câm đi, không thì ông vả vào mồm bây giờ!
Đình làng chứ xó buồng của vợ chồng mày đấy à? Ai cho chúng mày đú đởn
với nhau ở đấy? Đàn bà thối thây, suốt năm có một suất sưu của chồng mà
không chạy nổi, lại còng nỏ mồm... "thày em" với "thày anh" gì? Ngứa cả tai
chúng ông!" [11; 40].
Đoạn đối thoại giữa chị Dậu với bọn chức dịch ở trên có thể coi là một
trong những đoạn đối thoại tiêu biểu của Tắt đèn. Tác giả của nó đã rất thành
công khi "nhập vai" các nhân vật ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Nhân vật nào thì có tiếng nói của nhân vật ấy không thể trộn lẫn. Cùng với
những phương ngữ như: thày, đĩ, làm cho ngôn ngữ trong đoạn đối thoại
mang đậm chất nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Trong Lều chõng, ta cũng gặp những phương ngữ quen thuộc của vùng
Bắc Bộ, nhưng khác với Tắt đèn, đây là những phương ngữ được dùng trong
các gia đình trung lưu ở nông thôn.
"- Ừ,các con đã về đấy ư? Đẻ đương có ý mong đợi. Nếu như hôm nay
chúng bay không về, thì ngày mai có lẽ đẻ phải cho người đi gọi.
Vân Hạc sửng sốt:
- Thưa đẻ có việc gì ạ?
Bà Cống vội đáp:
- Không có việc gì đâu. Vợ chồng hãy vào trong nhà mà nghỉ. Đi
đường lúc nắng có mệt lắm không?
Cô Ngọc lễ phép:
- Thưa đẻ, cũng không nắng lắm. Vì ở trên đường có gió luôn" [1; 91].
"Đẻ" là phương ngữ để chỉ "mẹ" được sử dụng phổ biến ở một số vùng
như Vĩnh Yên, Phú Thọ, Bắc Ninh...Với phương ngữ "đẻ" trong đoạn văn
trên, Ngô Tất Tố đã làm cho đoạn đối thoại giữa ba mẹ con Văn Hạc trở nên
gần gũi thân mật hơn. Đồng thời, nó cũng đã góp phần mô tả ngôn ngữ sinh
hoạt, giao tiếp của con người vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Sử dụng phương ngữ trong sáng tác văn học cũng là sự tìm tòi, sáng tạo
của nhiều nhà văn khác. Sinh trước Ngô Tất Tố gần mười tuổi, Hồ Biểu
Chánh (1884) là một nhà văn lớn của Nam Bộ. Người có công mở đường cho
nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thể
hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX. Một trong những yếu tố làm nên phong cách Nam Bộ trong tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh là ông vận dụng thành công phương ngữ Nam Bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Người đọc bắt gặp nhiều phương ngữ quen thuộc, phổ biến ở vùng đất
Nam bộ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh như: nín khe, giống gì, ngó, buồn hiu, té
ra, lạ hoắc, xí được, chưng dọn, hẳn hòi, thiệt tốt, quấy, bề nào, khoái chí, mấy
bữa rày, hổm nay, mừng quýnh, cứng cát, riu ríu, rán, từ rày sắp lên, lục đục, đi
riết, không dè, om sòm, không thèm, lật đật, lung lắm, cẳng, hàng tư, nhỏ mứt, dịu
nhĩu, tròn vìn... Ví dụ:
"Trăng thanh gió mát mà Duy Linh nhớ tới Phi Phụng có chồng mồ hôi
rịn hai bên màng tang ướt đầm, lật đật thúc bước đi riết về nhà không dám
nghểu nghến một mình ngoài đường vắng. Anh ta lầm lũi đi vô tới Châu Thành,
tiếng giầy khua dưới đá nghe lốp bốp, chó ngủ trước cửa nhà ở dựa đường giật
mình chạy ra đứng sủa om sòm. Anh ta cứ ngó xuống đất mà đi, không thèm kể
đến" [26; 25].
"Con Quyên ra đi thì lòng mừng khấp khởi, miệng chúm chím cười. Tuy
nó mặt đồ vải bô, song mặt nó trắng tươi môi nó đỏ lòm, gò má nó tròn vìn,
chân mày nó nhỏ mứt, bàn tay nó dịu nhĩu, tướng nó đi khoan thai" [27;09].
Đều là những nhà văn vận dụng phương ngữ rất thành công, nhưng giữa
Ngô Tất Tố và Hồ Biểu Chánh có những điểm khác nhau: nếu như phương ngữ
trong tác phẩm của Ngô Tất Tố là phương ngữ đã được chắt lọc kĩ càng, mang
đậm vẻ đẹp đặc trưng trong lời ăn tiếng nói của người Bắc Bộ, thì phương ngữ
trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh lại mang theo tâm hồn, tính cách của người
Nam Bộ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương ngữ, Hồ Biểu Chánh còn có
hạn chế. Ông chưa chú ý sàng lọc, chưa tập hợp những tinh hoa của phương ngữ
Nam Bộ. Không ít trường hợp, khi đưa phương ngữ hay khẩu ngữ vào tác phẩm,
Hồ Biểu Chánh tỏ ra dễ dãi, vô tình làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mĩ của ngôn
ngữ văn chương trong tác phẩm nghệ thuật, ít nhiều gợi lên tính chất thông
tục hóa. So với Hồ Biểu Chánh, trình độ sử dụng phương ngữ của Ngô Tất Tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
có phần già dặn, điêu luyện hơn, góp phần quan trọng vào thành công của
những áng văn "hoàn toàn phụng sự dân quê" của tác giả.
Như vậy, với việc sử dụng phương ngữ trong tác phẩm của mình ,
Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thật, sinh động vẻ đẹp riêng của từng nhân
vật, đồng thời, đưa ngôn ngữ của nhà văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của
người Bắc Bộ, tạo không khí nông thôn cho các tác phẩm viết về đề tài
nông dân rất hiệu quả.
3.2. Vận dụng nhiều thành ngữ quen thuộc với ngƣời nông dân
Khi nói tới bản sắc văn hóa dân tộc hay đặc trưng văn hóa dân tộc
được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ, không thể không nói
đến thành ngữ, bởi mỗi thành ngữ chứa đựng cả một chiều sâu suy tư, kinh
nghiệm sống, tập tục, lễ giáo, quan điểm thẩm mĩ, đối nhân xử thế, đạo lý
làm người.
Thành ngữ đã đi vào cuộc sống của ông cha ta từ xa xưa. Cùng với
sự tiến bộ đi lên của xã hội, thành ngữ cũng không ngừng phát triển, ngày
càng đa dạng và phong phú hơn.
Các nhà ngôn ngữ học cho rằng: "Thành ngữ là cụm từ, hay ngữ cố định
có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa
chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có
nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu" [48; 271].
Thành ngữ có một số đặc điểm sau:
- Về hình thức: Mỗi thành ngữ thường là một nhóm, một cụm từ chứ
chưa phải một câu hoàn chỉnh, nó có chức năng như từ.
Ví dụ: Thành ngữ "Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột" tương đương với từ "
ăn bẩn". Thành ngữ thường không mang các phó từ như: rất, hơi, tý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
lắm...Thành ngữ thường có kết cấu cân đối, số tiếng trong thành ngữ
thường chẵn.
- Về nội dung: Thành ngữ là cụm từ cố định, có kất cấu chặt chẽ,
được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng nhưng biểu
hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ. Có thể chia làm ba loại:
+ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện: Ví dụ: "Nước đổ lá
khoai", "Chuột sa chĩnh gạo"...
+ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện: Ví dụ: "Nói có sách
mách có chứng", "Mẹ tròn con vuông"...
+ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện tương phản: Ví dụ: "Bán bò
tậu ễnh ương", "Một vốn bốn lời", "Hay ở dở cút"...
Mỗi thành ngữ thường không diễn đạt trọn vẹn một ý mà chỉ biểu thị
một khái niệm, một nhận thức nào đấy. Các từ trong thành ngữ thường mờ
nghĩa, khi tìm hiểu nghĩa của thành ngữ ta phải tìm nghĩa khái quát toát lên
từ câu thành ngữ, chứ không phải là nghĩa của các tiếng cộng lại với nhau.
Tóm lại, thành ngữ có nhiều kiểu cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn
chung, chúng là những tổ hợp ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc, hàm súc về ý
nghĩa. Do đó thành ngữ thường được các nhà văn sử dụng để diễn tả các
phương diện khác nhau của cuộc sống.
Ngô Tất Tố đã vận dụng sáng tạo những giá trị truyền thống của dân
tộc và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_BeHungHau.pdf