Luận văn Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 7

5. Cái mới của đề tài 7

6. Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1. Một số giới thuyết liên quan đến đề tài 8

1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ 8

1.1.1. Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi 8

1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ 10

1.1.3. Các lớp từ giàu màu sắc biểu cảm trong thi ca Việt Nam 12

1.1.4. Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ ca 14

1.2. Nguyễn Bính - cuộc đời về thơ ca 20

1.2.1. Cuộc đời và tác phẩm 20

1.2.2. Thơ tình trong thơ Nguyễn Bính 21

Chương 2. Cấu trúc và âm điệu thơ tình Nguyễn Bính 26

2.1. Các thể thơ tiêu biểu trong thơ tình Nguyễn Bính 26

2.1.1. Kết quả thống kê phân loại về thể thơ 26

2.1.2. Tổ chức của bài thơ tình Nguyễn Bính 47

2.1.3. Khổ thơ trong thơ tình Nguyễn Bính 49

2.2. Âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính 53

2.2.1. Vần điệu trong thơ tình Nguyễn Bính 56

2.2.2. Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính 58

2.2.3. Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính 60

* Tiểu kết chương 2 61

Chương 3. Ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính 62

3.1. Từ ngữ giàu giá trị biểu cảm trong thơ tình Nguyễn Bính 62

3.1.1. Từ láy âm trong thơ tình Nguyễn Bính 62

3.1.2. Từ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính 64

3.1.3. Từ địa phương trong thơ tình Nguyễn Bính 69

3.1.4. Từ khẩu ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính 71

3.2. Từ ngữ biểu thị tình yêu trong thơ tình Nguyễn Bính 72

3.2.1. Động từ biểu thị tình yêu 73

3.2.2. Danh từ biẻu thị tình yêu 90

3.2.3. Cụm từ biểu thị tình yêu trong thơ tình Nguyễn Bính 92

3.3. Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ tình Nguyễn Bính 98

3.3.1. Biện pháp ẩn dụ 98

3.3.2. Biện pháp so sánh 100

3.3.3. Biện pháp đối 105

3.3.4. Biện pháp điệp 107

* Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 chữ của Nguyễn Bính có 5/106 bài (4,7%): Thoi Tô, Một nghìn cửa sổ, Hôn nhau lần cuối, Dối lòng, Thanh đạm. Những bài thơ này tuy câu chữ có vẻ hạn hẹp nhưng không vì thế mà nội dung tình cảm lại khô khan, nghèo nàn. Ngược lại trong khuôn khổ hình thức ấy Nguyễn Bính đã biết lựa chọn và tổ chức ngôn ngữ để tạo nên cho thơ 5 chữ của mình một thế giới cảnh vật đầy ắp màu sắc hình khối đặc biệt là thế giới tình cảm phong phú, tinh tế của lòng người. Thơ tình 5 chữ của Nguyễn Bính khác với thể thơ hát giặm mỗi câu cũng gồm 5 chữ, là thể loại dân ca gắn với phong tục lễ hội làng xã, có khi nội dung chủ yếu là ca ngợi và đề cao sản xuất. Thể hát giặm mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ không hạn định về số câu, có khí một khổ có 9 đến 10 câu. Cuốc kêu lâu/ cuốc rũ Ve hát mãi/ ve sầu Mẹ nghĩ trước/ nghĩ sau Rưng rưng hàng/ nước mắt Tay gạt hàng/ nước mắt. (Hát giặm) Thơ tình 5 chữ của Nguyễn Bính là những bài thơ tình tác giả viết về tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, mỗi khổ gồm 4 câu, bài dài nhất là 7 khổ như Dối lòng. Cách ngắt nhịp và gieo vần cũng khác với thể hát giặm. Nếu thể hát giặm chỉ ngắt 1 nhịp 3/2 cố định như khổ thơ trên thì thơ 5 chữ của Nguyễn Bính nhịp thơ được ngắt linh hoạt theo dòng tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình, nhịp xen kẽ 2/3 và 3/2 trong một khổ thơ, tác giả gieo vần chân gián cách ở cuối câu thơ. Nghe lời anh/ em hỡi Khóc lóc/ mà làm chi Hôn nhau/ một lần cuối Em về đi/ anh đi… (Hôn nhau lần cuối) Viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Nhà thơ đã gửi gắm tình cảm, tâm trạng của cái tôi trữ tình vào thế giới xung quanh như Thoi Tơ, Khung cửa sổ. Tác giả đã mơ tưởng những viễn cảnh của cuộc sống hanh phúc êm đềm như thoi đưa, mơ tưởng một mái nhà tranh có cuộc sống giản dị với nghề chăn tằm, dệt vải. Thơ làm xong anh đọc Bên anh em lắng nghe Và để lòng thổn thức Theo dòng âu yếm kia. (Thoi Tơ) Rồi một hai ba năm Danh thành anh trở lại Với em anh chăn tằm Với em anh dệt vải. (Hôn nhau lần cuối) Nhưng rồi tình yêu và cuộc sống gia đình dù đơn giản và mộc mạc cũng chỉ là khát khao mong mỏi trong niềm hy vọng và chờ đợi, bởi tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chỉ là tình yêu trong mơ mộng, tình yêu đơn phương từ một phía muốn hiến dâng tình cảm nhưng lại không có sự hồi đáp mà chỉ nhận lại nỗi tuyệt vọng, một nỗi buồn trải dài trong tâm trạng. Có thể nói tình yêu là một lĩnh vực rất khó diễn đại bởi sự muôn vàn muôn vẻ của nó, lại càng khó diễn đạt hơn trong khuôn khổ thơ 5 chữ… Tuy vậy với Nguyễn Bính mỗi bài thơ 5 chữ là một cung bậc, sắc thái của tình yêu được thể hiện một cách khác nhau. Thể thơ 5 chữ trong thơ tình Nguyễn Bính dù rất ít nhưng đã góp phần làm giàu thêm trong sự đa dạng, đa giọng của thể loại thơ tình Nguyễn Bính. 2.1.2. Tổ chức của các bài thơ tình Nguyễn Bính 2.1.2.1. Khái niệm tiêu đề trong văn bản thơ Tiêu đề là tên gọi cuả một văn bản thơ, thường ở đầu văn bản, được trình bày bằng những con chữ riêng cho phép phân biệt nó với toàn bộ phần còn lại của văn bản. Tiêu đề văn bản thơ thường được người đọc tiếp nhận như là mặt hình thức của văn bản thơ. Mà tiêu đề ngoài mặt hình thứ còn có mặt nộ dung. Một văn bản thơ được xem là hoàn chỉnh khi ta đặt nó dưới một tiêu đề. Vì tiêu đề văn bản thơ là yếu tố mở đầu và kết thúc trong quá trình sáng tác thơ. Cờu trúc tiêu đề thơ gồm cấu trúc hướng nội và cấu trúc hướng ngoại. Cấu trúc hướng nội là cách tổ chức bên trong của một tiêu đề khi tách khỏi văn bản. Cấu trúc hướng ngoại là mối quan hệ về nội dung và hình thức giữa tiêu đề thơ với phần còn lại của văn bản thơ. Đặt tiêu đề thơ có thể trước hay sau khi văn bản thơ đã hình thành, tùy theo thói quen của mỗi người cầm bút. Tiêu đề là yếu tố thường trực hiện hữu hoặc bằng ý thức hoặc bằng vô thức chi phối quá trình tạo lập văn bản thơ. Bởi vì không có tiêu đề thơ thì khó lòng xác định nội dung và tư tưởng bài thơ. Tiêu đề bài thơ là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố cuối cùng trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn bản thơ. 2.1.2.2. Tiêu đề các bài thơ tình của Nguyễn Bính Bảng 2: Độ dài tiêu đề các bài thơ tình của Nguyễn Bính Độ dài tiêu đề Số bài Tỉ lệ % Ví dụ 1 âm tiết 5 4,7% Nhớ, ghen… 2 âm tiết 43 40,5% Chờ nhau, Chân quê… 3 âm tiết 30 28,3% Người hàng xóm, Mùa xuân xanh… 4 âm tiết 20 18,8% Một trời quan tái… 5 âm tiết 1 0,9% Giấc mơ anh lái đò… 6 âm tiết 4 3,7% Người con gái ở lầu hoa… 7 âm tiết 3 2,8% Hà Nội ba mươi sáu phố phường.. Qua khảo sát độ dài tiêu đề các bài thơ tình Nguyễn Bính chúng tôi thấy rằng: Tiêu đề các bài thơ tình Nguyễn Bính có độ dài ngắn nhất là 1 âm tiết và dài nhất là 7 âm tiết. Tiêu đề được Nguyễn Bính dùng nhiều nhất là 2 âm tiết và 3 âm tiết (68,8%), tiêu đề dùng ít nhất là 5 âm tiết (0,9%). Điều này chứng tỏ đồ dài tiêu đề Nguyễn Bính rất ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện đầy đủ nội dung chủ đề các bài thơ tình Nguyễn Bính như các tiêu đề Chân quê, Người hàng xóm, Mưa xuân. Khi đặt tiêu đề là một từ đơn tiết, Nguyễn Bính đã chọn từ hết sức cô đọng, hàm súc, lột tả trọn vẹn tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm như tiêu đề “Nhớ”, “Ghen”. Bảng 3: Cấu tạo tiêu đề các bài thơ tình Nguyễn Bính Cấu tạo tiêu đề Số bài Tỉ lệ % Ví dụ Từ 12 11.32% Nhớ, Ghen… Cụm từ 84 79,24% Lỡ bước sang ngang, Hoa với rượu... Câu 10 9,43% Người con gái ở lầu hoa, Nàng đi lấy chồng… Qua bảng cấu tạo tiêu đề các bài thơ tình Nguyễn Bính chúng tôi thấy rằng cấu tạo tiêu đề các bài thơ tình Nguyễn Bính nhiều nhất là cụm từ (79,24%) và cấu tạo tiêu đề ít nhất là câu (9,43%). Khá nhiều tiêu đề thơ tình Nguyễn Bính có cấu tạo là cụm danh từ (Người hàng xóm, Hoa cỏ may, Em với anh, Hương cố nhân…), cụm động từ (gửi cô Oanh, Hôn nhau lần cuối, Lỡ bước sang ngang, Rắc bướm lên hoa..). Cụm từ làm tiêu đề trong đó, một số tiêu đề có tính cân xứng với nhau cả ý và lời (Chức nữ ngưu lang, Rắc bướm lên hoa, Thu rơi từng cánh…). Trong một số tiêu đề Nguyễn Bính dùng số từ (Một nghìn cửa sổ, Một đêm ly biệt, Đôi khuyên bạc, Mười hai bến nước…). Trong một số tiêu đề, Nguyễn Bính dùng thủ pháp ẩn dụ (Bóng bướm, Lỡ bước sang ngang, Thoi tơ, Bến mơ, Mắt nhung…) hoặc nhân cách hóa (Bướm nói điêu). Một số tiêu đề thơ tình, Nguyễn Bính đặt bằng tên sự vật rất bình thường, mộc mạc nhưng đầy ẩn ý nghệ thuật qua đó nói lên tâm tư tình cảm của nhà thơ (Cái quạt, Tơ trắng, Vũng nước, Chuông ngọ…). Một số tiêu đề thơ tình Nguyễn Bính là câu đơn bình thường (Chùa hương xa lắng, Người con gái ở lầu hoa, Nàng đi lấy chồng) Tóm lại tiêu đề các bài thơ tình Nguyễn Bính có độ dài chủ yếu là 2 và 3 âm tiết, được cấu tạo nhiều nhất bằng cụm danh từ và cụm động từ hết sức súc tích, tự nhiên, dễ hiểu nhưng đầy ẩn ý nghệ thuật qua tiêu đề người đọc có thể hiểu được nội dung bài thơ. 2.1.3. Khổ thơ trong thơ tình Nguyễn Bính Khổ thơ xét về hình thức biểu hiện gồm nhiều câu thơ, có một ý tương đối độc lập hoặc có một khoảng cách nhất định khi viết, khi in. 2.1.3.1. Số liệu thống kê - phân loại khổ thơ trong thơ tình Nguyễn Bính Khảo sát 106 bài thơ tình của Nguyễn Bính, chúng tôi thấy có 82 bài thơ chia khổ, số lượng khổ thơ là 418 khổ. Sự đa dạng về phong cách sáng tác, cùng với sự phong phú về nội dung thể hiện thì khổ thơ cũng đầy màu sắc. Trong thơ tình Nguyễn Bính bài có số khổ nhiều nhất là 25 khổ (Hoa với rượu), bài có số khổ ít nhất là một khổ (Hoa cỏ may). Những bài thơ nhiều khổ thường nằm ở thể thơ 7 chữ: Hoa với rượu (25 khổ), Mười hai bến nước (24 khổ), Viếng hồn trinh nữ (18 khổ). Phổ biến trong mỗi khổ thơ tình Nguyễn Bính là mỗi khổ 4 câu ở cả thơ lục bát, thơ 7 chữ và thơ 5 chữ. Việc chia khổ ở thể thơ lục bát khác với thơ 7 chữ và thơ 5 chữ trong thơ tình Nguyễn Bính. Thơ 7 chữ và thơ 5 chữ mỗi khổ có 4 dòng thơ từ khổ mở đầu đến khổ kết thúc bài thơ. Còn thể thơ lục bát ở một số bài thơ các khổ không giống nhau ở số lượng dòng thơ như bài “Mắt nhung” có 3 khổ: khổ đầu 4 dòng, khổ giữa 6 dòng, khổ kết 2 dòng. Có khi trong một bài thơ tác giả chia cả khổ thơ và các đoạn thơ dài (Lỡ bước sang ngang) có 6 khổ và 3 đoạn thơ. Số dòng thơ giữa các khổ thơ lục bát không ổn định mà theo dòng cảm xúc cuả cái tôi trữ tình, có khi trong một khổ thơ dài hơn 10 dòng (Quê tôi), có khi khổ chỉ có 2 dòng (Cây bàng cuối thu). Các khổ thơ trong thơ tình Nguyễn Bính vừa là nơi tác giả thể hiện tâm tư, tình cảm vừa là mảnh đất để tác giả gieo mầm sáng tạo nghệ thuật. Hầu như các khổ thơ tình lục bát Nguyễn Bính tuy dài, ngắn khác nhau nhưng nó lại là những khúc đoạn mà khi nằm trong một chỉnh thể bài thơ tạo nên những giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc thể hiện phong cách của một nhà thơ mới. 2.1.3.2. Khổ thơ mở đầu và khổ thơ kết thúc các bài thơ tình của Nguyễn Bính Trong thơ tình Nguyễn Bính có 82 bài thơ chia khổ và 24 bài thơ không chia khổ. Các bài thơ chia khổ đều có khổ mở đầu và khổ kết thúc. Khổ thơ mở đầu thường có nhiệm vụ mở ra một vấn đề, giới thiệu nội dung cảm xúc sẽ được trình bày trong những phần sau. Khổ thơ kết thúc thường khép lại vấn đề nội dung cảm xúc đã được khơi gợi trong khổ thơ mở đầu và được trình bày, thể hiện cụ thể trong các khổ thơ khác của tác phẩm. Không chỉ có vai trò kết thúc, khái quát vấn đề mà khổ thơ kết thúc còn có khả năng khơi gợi sự liên tưởng. Tạo những dư âm cho tác phẩm khiến tác phẩm có sức hấp dẫn. Giữa khỏ thơ mở đầu và khổ thơ kết thúc luôn thống nhất với nhau trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của bài thơ góp phần tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm. Trong bài thơ “Mưa xuân” Nguyễn Bính mở đầu bằng 4 câu thơ Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già Lòng trẻ còn như cây lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa. (Mưa xuân) Nguyễn Bính giới thiệu khung cảnh một gia đình sống nền nếp với nghề canh cửi, có mẹ già và cô gái tuổi hoa niên dịu dàng, ngây thơ và trong trắng trong khuôn khổ của đời sống gia đình và công việc lao động cần mẫn, quanh năm tưởng như tách biệt cuộc sống của người con gái với thế giới bên ngoài. Hình ảnh “cây lụa trắng” gợi lên một tâm hồn trong trắng của cô gái ít giao lưu tiếp xúc. Có lẽ còn lâu lắm cô gái mới nghĩ đến chuyện gia đình. Nguyễn Bính đã đưa khung cảnh thiên nhiên của một đêm xuân để gợi mở cho câu chuyện tình. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy. Nếu như khổ thơ mở đầu tác giả giới thiệu khung cảnh gia đình của cô gái và khung cảnh tiên nhiên của đêm xuân để gợi mở cho câu chuyện tình của cô gái thì khổ thơ cuối tứ thơ lại khép lại mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của cuộc đời. Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày” (Mưa xuân) Nguyễn Bính đã tỏ ra tài năng trong nghề khi vận dụng lại hàng loạt những ý thơ và hình ảnh thơ ban đầu với những sắc thái mới tương phản đối lập. Thiên nhiên không còn vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu nữa: Mưa xuân không “phơi phới” mà đã “ngại bay”, hoa xoan bị chà đạp trên lối đi về. Cảnh tượng ấy phải chăng cũng phù hợp với cảnh ngộ của con người? “Mùa xuân đã cạn ngày” câu nói của người mẹ như khép lại. Nếu còn chăng chính là nỗi buồn của người con gái một nỗi buồn phải âm thầm chịu đựng. Tuổi trẻ tin cậy vẫn chưa mất hẳn niềm hy vọng. Một câu hỏi không thể tìm được lời đáp “Bao giờ em mới gặp anh đây?”. Những cô gái làng quê trong trắng, chung tình trong thơ Nguyễn Bính vẫn chờ đợi. Mùa xuân qua lại chờ mùa xuân tới. Người con gái trong Mưa xuân liệu có đi lại con đường ấy. Mùa xuân của đất trời hàng năm lại trở lại. Mưa xuân lại phơi phới bay, nhưng mùa xuân của cuộc đời lại chỉ đến có một lần. Bài thơ Mưa xuân đã gợi lên bao ngậm ngùi xót xa về số phận và hạnh phúc của truổi trẻ trong cuộc đời cũ những tháng năm qua. Trong khổ thơ mở đầu của bài thơ “Cô hái mơ “tác giả đã mở ra một không gian lặng lẽ trong trẻo của bóng chiều, trong không gian ấy. Cô làm việc hái mơ, nhưng người đọc không nghe một tiếng động, không thấy một gương mặt, cử chỉ, giọng nói của cô. Chỉ thấy một bóng thấp thoáng trong rừng mơ. Xa đến nỗi trái mơ cô hái không biết là trái thực hay trái mơ. Thơ thẩn đường chiều một khách thơ Say nhìn xa rặng núi xanh lơ Khí trời lặng lẽ và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ. (Cô hái mơ) Tính chất mơ mộng dồn tụ cao nhất ở khổ kết bài thơ. Trong bóng chiều tà, vang lên tiếng gọi nài nỉ, tiếc nuối, không hồi âm, không hình bóng. Cái tĩnh mịch của không gian nuốt chửng đi cả lời nói. Tiếng gọi của người thơ chỉ vang trong một nửa câu thơ rồi tắt ngấm. Còn lại chỉ là cảnh rừng mơ hiu hắt vắng vẻ. Cô hái mơ ơi! cô gái ơi Chẳng trả lời nhau lấy một lời Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi. (Cô hái mơ) Nỗi hắt hiu của những chiếc lá lìa cành rơi êm không tiếng làm cho những gì vừa thấy ngỡ như là ảo ảnh của một giấc mơ. Bài thơ khép lại là một nỗi buồn trong im lặng, một nỗi cô đơn khao khát đoàn tụ và sẻ chia thông cảm của cõi lòng thi nhân. Qua phân tích một số khổ thơ mở đầu và kết thúc các bài thơ tình Nguyễn Bính chúng tôi thấy rằng: khổ thơ mở đầu và kết thúc đã góp phần làm nổi bật phong cách thơ tình Nguyễn Bính đầy tự do, cảm xúc, không hề có sự lệ thuộc hay gò ép trong việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật thơ. Khổ thơ mở đầu và kết thúc có sự liên hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức tạo nên tính chỉnh thể trong toàn bộ tác phẩm thơ tình Nguyễn Bính. 2.2. Âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính a/ Vần điệu thơ Thơ ca nước ta chịu ảnh hưởng của thơ ca Trung Quốc nên vần luật trong thơ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. ở góc độ thi pháp, vần là yếu tố hòa phối âm thanh quan trọng làm nên nghệ thuật thi ca. Theo Hê ghen “vần là do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn thấy mình được biểu lộ rõ hơn, nhiều hơn, có sự vang dội đều đặn” [ 16; 159] Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng (Tống biệt hành - Thâm Tâm) Với cách hiểu đó, vần là một lĩnh vực quan trọng của ý nghĩa, cảm xúc và âm thanh trong thơ. Người gieo vần thơ luôn phải chịu hai áp lực: ý nghĩa và âm thanh Vần là một “Phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [ 24; 368] Là một hiện tượng phổ biến trong thơ nên vần thơ luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu. Cách hiểu về vần có nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu người ta đều thống nhất vần là sự lặp lại nhiều yếu tố ngôn ngữ, tạo nên sự hòa kết âm thanh trong câu thơ, bài thơ, với mục đích thẩm mỹ. Khi nghiên cứu vần thơ việt Nam một số nhà nghiên cứu như: Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú có chú ý đến cơ chế gợi nghĩa của các vần thơ. Ví dụ: vần “eo” gợi cái gì đó bé lại: eo sèo, tẻo teo, vần “ênh” thường diễn đạt cái gì không vững vàng, không chắc chắn: lênh đênh, lênh khênh, chênh vênh… Vần trong thơ Việt Nam có nhiều loại khác nhau: vần chân, vần lưng, vần chính, vần thông, vần ép, vần bằng, vần chắc. Trong Văn học Trung đại do vần luật gắn chặt với nhau nên cách gieo vần thường thống nhất trong một văn bản thơ. Trong thơ hiện đại, một văn bản thơ có thể chấp nhận nhiều cách gieo vần khác nhau. b/ Nhịp điệu thơ Bùi Công Hùng cho rằng: “Nhịp điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nhịp điệu lao động. Nhịp điệu là hơi thở của con người, là nhịp đập của trái tim. Nó lặp lại đều đặn, nhịp nhàng những đoạn tiết tấu được quy luật thanh điệu chi phối [15; 151]. Nhịp điệu là “Một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chu kỳ, cách quảng hoặc luân phiên các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trinh nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mỹ” [25; 205]. Như vậy, nhịp điệu là kiểu tổ chức ngôn ngữ thơ ca, là phương tiện để biểu đạt ý nghĩa, biểu đạt cảm xúc và làm nên giọng điệu của thơ ca. Từ những quan niệm chung nhất về nhịp điệu, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhịp điệu trong thơ là tất yếu và nó mang tính quy luật. Trong thơ dân gian và thơ trung đại, người ta thường bắt gặp cách ngắt nhịp 2/2/2, 3/3, 4/4 hoặc 4/3. Cách ngắt nhịp 2/2/2, 3/3, 4/4 phổ biến trong thơ lục bát, cách ngắt nhịp 4/3 thường thấy trong thơ thất ngôn. Trong thơ trung đại, nhịp thơ hầu hết được quy định tương đối chặt chẽ, còn ở thơ hiện đại, nhịp điệu rất tự do, dường như không theo một quy luật nào. Nhịp trong thơ càng đa dạng bao nhiêu thì khả năng biểu cảm càng chính xác và phong phú bấy nhiêu. Nhịp thơ không chỉ gắn với cảm xúc mà cách ngắt nhịp trong thơ còn gắn với sự phong phú về ý nghĩa, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một ý nghĩa khác nhau. Ngắt nhịp là một thao tác khó, nó đòi hỏi người đọc thơ vừa phải nắm vững tổ chức ngôn ngữ, vừa phải thấu đáo cảm xúc và ý nghĩa lại vừa có một cảm quan nghệ thuật sâu sắc. ở lĩnh vực ngôn ngữ học, nhịp thơ là một tổ chức tinh vi và diệu kỳ của ngôn ngữ thơ. c/ Thanh điệu thơ Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu thanh điệu (gồm 6 thanh: Ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng). Hệ thống thanh điệu đó làm cho tiếng việt có khả năng tạo nên tính nhạc trong thơ. Thanh điệu là “hiện tượng nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết. Trong tiếng việt có 6 thanh điệu, có tác dụng khu việt vỏ âm vị và được gọi là âm vị thanh điệu… mỗi thanh điệu được xác định bằng một chùm các tiêu chí khu biệt về âm vực, về âm điệu, về đường nét” [37; 26]. Các âm sắc bổng dùng để gợi những hình ảnh lãng mạn, nhẹ nhàng, những vị trí cao sang, những màu tươi, các âm trầm dùng để gợi những hình ảnh to, nặng, những vị trí thấp, tối…nghe những từ láy như: phập phồng, phần phật, lắc la lắc lư, líu la líu lo… chắc chắn ai cũng hình dung những từ đó mô tả trạng thái của sự vật. Thanh ngang diễn tả một trạng thái thật dàn trải, mênh mông, lững lờ. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. (Nhị hồ - Xuân Diệu) Thanh huyền có thể gợi lên một cái gì kéo dài âm thầm, u buồn. Sè sè nắm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Truyện kiều - Nguyễn Du) Thanh sắc có thể gây ấn tượng, đột ngột, dứt khoát hoặc cao sang: Chí cha chí chát khua giày dép (Tú Xương) Thanh ngã có thể hình dung ra một cái gì đó kéo dài chới với. Nghe lời anh em hỡi! (Hôn nhau lần cuối - Nguyễn Bính) Nguyên cứu văn học bình dân và văn học cổ điển Việt Nam, ta thấy các thi sĩ đều đã vận dụng khả năng gợi tả thần tình của 6 thanh tiếng việt thấm nhuần nhạc tính của dân tộc, Nguyễn Bính cũng kế thừa truyền thống đó. 2.2.1. Vần điệu trong thơ tình Nguyễn Bính Bảng 4: Số liệu kết quả thống kê các loại vần trong thơ tình Nguyễn Bính Phân loại vần Số lượng cặp vần Tỷ lệ % Vần chính 416 36,26 Vần thông 139 12,11 Vần ép 112 9,76 Vần chân 259 22,58 Vần lưng 221 19,26 Qua bảng thống kê kết quả các loại vần trong 106 bài thơ tình Nguyễn Bính chúng tôi thấy có tỷ lệ số vần như sau: Xét theo mức độ hoà âm số cặp gieo vần chính là 416 cặp (36,26%), số cặp gieo vần thông 139 cặp (12,11%). Xét theo vị trí gieo vần thì số cặp gieo vần chân 259 cặp (22,58%), số cặp gieo vần lưng 221 cặp (19,26%). Vần trong thơ tình Nguyễn Bính xét theo mức độ hoà âm thì tỷ lệ gieo vần chính có số lượng lớn hơn rất nhiều so với vần thông và vần ép, xét theo vị trí gieo vần thì tỷ lệ gieo vần chân cũng chiếm nhiều hơn số cặp gieo vần lưng. Đặc điểm gieo vần trong thơ tình Nguyễn Bính: Thơ tình Nguyễn Bính chủ yếu được gieo vần ở hai thể loại thơ lục bát và thơ 7 chữ. Vần chính và vần thông được gieo đa số ở các bài thơ lục bát, vần chân được gieo ở các bài thơ 7 chữ, vần lưng được gieo ở các bài thơ lục bát. Nhiều bài thơ được gieo vần từ đầu đến cuối và chiếm số lượng cặp vần lớn trong thơ tình Nguyễn Bính như các bài: Lỡ bước sang ngang, dòng dư lệ, Người hàng xóm, Chức nữ ngưu lang… Thơ tình Nguyễn Bính có một số bài tác giả không sử dụng vần nào là chính mà viết theo dòng cảm xúc và tâm trạng đó là những bài thơ 5 chữ (Thoi tơ, Dối lòng). Kiểu gieo vần thường gặp trong thơ tình Nguyễn Bính là vần chính (lỡ bước sang ngang, Dòng dư lệ), có khi là gieo vần chân (Hoa với rượu, Viếng hồn trinh nữ), khi gieo vần lưng (Người hàng xóm, Chức Nữ Ngưu Lang), khi gieo vần gián cách xen kẽ nhau (Hà nội ba sáu phố phường) Có thể nói, cách gieo và hiệp vần trong thơ tình Nguyễn Bính hết sức phong phú, độc đáo. Ông không chịu gò bó trong một hình thức gieo vần nào cố định. Bởi vậy đọc thơ Nguyễn Bính ta không cảm thấy sự lặp lại của nhà thơ trong cách hiệp vần, gieo vần. 2.2.2. Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính xét ở dòng thơ chúng ta thấy:ở dòng thơ 7 tiếng cách ngắt nhịp thường là 4/3, 3/4. ở dòng thơ 5 tiếng cách ngắt nhịp thường là 2/3, 3/2. ở những dòng thơ lục bát có thể nhận thấy lối ngắt nhịp trong thể lục bát của ca dao, câu lục theo nhịp 2/2/2 hoặc 3/3, câu bát theo nhịp 2/2/2/2 hoặc 4/4. Tuy nhiên trong một số bài thơ của Nguyễn Bính cách ngắt nhịp không dừng lại ở những nhịp thơ đều đặn cố định mà nhịp thơ ông có sự phá cách rất đặc biệt. ở thơ 5 chữ nhịp 2/3, 3/2 được ngắt xen kẽ trong 1 khổ thơ Cửa hàng nghìn/ khép lại Tất cả/ một đêm nay Có lòng ta/ rồ dại Mở ra/ muôn ngàn ngày. (Một nghìn cửa sổ) Có khi trong một câu thơ nhịp chẵn và nhịp lẻ phối hợp với nhau để diễn tả ước mơ và khát vọng của chàng trai trước lúc lên đường. Rồi/ một/ hai/ ba năm Danh thành/ anh trở lại. (Hôn nhau lần cuối) ở thơ 7 chữ nguyễn Bính chẻ nhỏ câu thơ đến một tiếng tạo nên những nhịp lẻ gấp khúc đứt đoạn. Nhịp 1/3/1/2 diễn tả trạng thái băn khoan, lưỡng lự của chàng trai Không nên qua đấy/ nên qua đấy Không/ nhớ làm sao/ qua/ mất công. (Hà nội ba sáu phố phường) ở thơ lục bát Nguyễn Bính dùng lối ngắt nhịp 3/3/2 gợi bao trắc trở gian truân và cũng gợi bao điều xót xa Chị từ lỡ bước sang ngang Trời giông bão/ giữa tràng giang/ lật thuyền (Lỡ bước sang ngang) Nhịp 3/3/2 diễn tả những thất vọng dở dang trong tình yêu Đấy tình duyên của đôi ta Đến đây là/ đến đây là/ là thôi. (Rượu xuân) Ngoài cách ngắt nhịp như trên thơ lục bát của Nguyễn Bính còn có cách ngắt nhịp khác. Nhịp 2/4/2 ở câu bát nhà thơ sử dụng để diễn tả trạng thái đau đơn nghẹn ngào của chàng trai trong “Người hàng xóm” Bên hiên vẫn vắng bóng nàng Rưng rưng/ tôi gục xuống bàn/ rưng rưng. Đây là trạng thái phân vân, lưỡng lự trong tình cảm của chàng trai đối với cô hàng xóm được nhà thơ diễn đạt bằng một nhịp thơ gấp khúc với từ “không” ở giữa câu thơ Cái gì như thể nhớ mong Nhớ nàng/ không/ quyết là không nhớ nàng (Người hàng xóm) Nhịp 2/1/3 ở câu lục diễn tả trạng thái chếnh choáng của những người du khách một chiều dừng chân nơi bến sông xa Chưa say/ em/ đã say gì Chúng tôi còn uống/ còn nghe em đàn (Một con sông lạnh) Có thể nói, thơ tình Nguyễn Bính đã xuất hiện những lối ngắt nhịp không còn tuân theo những quy tắc truyền thống mà tuân theo tần số dao động của tình cảm, diễn tả tâm trạng chủ quan của cái tôi cá thể, đào sâu vào thế giới nội tâm của con người. Do vậy nhịp điệu trong thơ ông là nhịp điệu tâm hồn. Lối ngắt nhịp trong thơ tình Nguyễn Bính rất tự do, mới mẻ, xôn xao, hơi thở thời đại. 2.2.3. Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính Góp phần làm nên tính nhạc tiềm ẩn trong thơ Nguyễn Bính không thể không nói đến thanh điệu. Trong thơ Nguyễn Bính giữa các câu thơ nói riêng và giữa toàn bài thơ nhà thơ đã khéo léo phối hợp các yếu tố ngữ âm đặc biệt là thanh điệu làm cho câu thơ, bài thơ mang âm hưởng và tính nhạc độc đáo. Thơ tình Nguyễn Bính có sự phối hợp hài hoà, luân phiên giữa thanh cao (bổng) với thanh thấp (trầm) đặc biệt là sự kết hợp liên tiếp các thanh bằng giữa các tiếng trong câu thơ và giữa các câu thơ với nhau tạo nên âm hưởng và tính nhạc cho bài thơ Tóc tơ minh liễn da ngã Một người càng nhớ càng xa một người Ngày trông mây trắng bay hoài Đêm mơ áo trắng bay dài năm canh. (Quê tôi) Trong thơ Nguyễn Bính thường kết thúc bằng sự kết hợp giữa thanh dấu ngã - huyền, thanh trắc - bằng, thanh cao - thấp ở cuối câu thơ gợi lên âm hưởng trầm buồn xót xa Lá ơi và gió ơi tôi biết Tình chửa chúng đôi đã lỡ làng. (Nhặt nắng) Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng. (Mưa xuân) Có khi trong một bài thơ tác giả kết hợp liên tiếp các thanh dấu ắc và thanh trắc với nhau tạo thành những câu hỏi tu từ Ai đem rắc bướm lên hoa Rắc bèo xuống giếng rắc ta vào nàng? Ai đem nhuộm lá cho vàng? Nhuộm đời cho bạc cho nàng phụ ta. (Rắc bướm lên hoa) Tác giả dùng thanh bằng giữa câu thơ gợi lên kết cục buồn của tình yêu Đây tình duyên của đôi ta Đến đây là… đến đây là… là thôi. (Rượu xuân) Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính được tác giả phối hợp một cách tinh tế và điêu luyện trong các thanh tiếng việt đưa đến cho người đọc sự bất ngờ thú vị. Thơ tình Nguyễn Bính có sự đồng điệu sâu xa với tâm hồn người đọc bởi một phần trong thơ ông rất đậm đà tính nhạc và điều đặc biệt là nhà thơ có khả năng kỳ diệu đi vào trái tim quần chúng lao động, những người bình dân ở khắp ba miền đất nước. Tiểu kết chương 2 Nguyễn Bính vừa có kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống, nhưng phần cách tân sáng tạo của ông vẫn là chủ yếu. Đặc biệt ông làm mới lối thơ xưa của dân tộc bằng cách cấu tứ thiên về trình bày, diễn tả, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgôn ngữ thơ tình nguyễn bính (2).doc
Tài liệu liên quan