MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn 11
1.1. Cơ sở lí thuyết 11
1.2. Cơ sở thực tiễn 21
Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật của xình ca xét về mặt hình thức 31
2.1. Kết cấu xình ca 31
2.2. Thể, vần và nhịp điệu trong xình ca 49
Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật xình ca xét về mặt nội dung 62
3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 62
3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu 75
tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca.
KẾT LUẬN 102
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104
QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan.
Một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chàng trai, đó có thể được xem là những "từ
được đánh dấu". Người con trai ấy tự hào khi kể cho bạn hát nghe thời niên thiếu
mình đã đi chơi khắp năm châu bốn biển, song chàng cũng ngậm ngùi, đôi chút
ân hận vì hiểu rõ lòng cha mẹ già ngóng trông khi con mải mê theo những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
chuyến du hương hết năm này qua năm khác. Nhưng không phải chỉ có vậy,
những tiếng được lặp lại này giúp cho việc liên kết các câu thành một chỉnh thể
và tiếp nối trong khúc hát, tạo thành lời kể chuyện liền mạch trong sự cởi mở
chân thành.
Điệp câu hát cũng được sử dụng với mật độ cao và khá linh hoạt trong
XCCL. Thủ pháp này đã tạo ra những cặp "sóng đôi" cả về ngữ nghĩa và cấu trúc
cú pháp. Sự lặp lại không phải y nguyên những câu hát trước mà thường có sự
thay đổi trật tự từ, ví dụ:
Sờu sờn dàu dàu hậy Cúng Tông Đoàn thuyền du du trên Quảng Đông
Lộc chi hậy tắc lộc chi hông Sáu thuyền đi đến sáu thuyền không
Lộc chi chi hậy tạo Ai Nàm Cúc Sáu thuyền đi đến An Nam quốc
Lộc chi nùi pún thụi quay hông. Sáu thuyền không đến phải về không.
Hoặc:
Su lài tạo
Cụ súi mù chi pù pù săm
Cụ súi mù chi pù pù lợc
Ná pù sằm van sờn pạo nhằn.
(Vào đến nơi (thôn của em), qua suối không biết chỗ nào trơn trượt, qua
suối không biết chỗ nào trơn ngã, ai biết chỗ nào trơn thì bảo với anh một lời).
Người Cao Lan còn thường hay có cách nói cặp đôi, cặp ba như so slam
so slơi (mồng ba mồng bốn); tời dắt, tời ngừy, tời slam (thứ nhất, thứ nhì, thứ
ba); sắu chắp, sắu tày (tay nắm, tay làm); cụ súi, cụ sun, cụ san (qua suối, qua
thôn, qua núi)...Thủ pháp điệp trong câu hát trong xình ca còn bắt nguồn từ
cách nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Tời dắt pin kệnh sun lơu tời Thứ nhất chúc người cao tuổi nhất
Tời ngừy pin kệnh sun lơu nhằn Thứ hai xin chúc các lão làng
Tời slam pin kệnh nình chếnh súi Thứ ba chúc suối làng em trong nhất
Nìn sun chếnh súi lềnh phăn phăn. Uống vào mát thấu tận trong lòng.
Điệp khúc hát là thủ pháp lặp lại về hình thức cấu trúc một khúc hát nào
đó trong bài hát, giữa nội dung ý nghĩa khúc hát “gốc” và khúc hát được lặp lại
có mối liên hệ nhất định.
Bài xình ca sau là lời đối đáp của chàng trai và cô gái đang trong giai đoạn
tìm hiểu, họ thử tài của nhau bằng việc ra câu đố. Mỗi câu hỏi và câu trả lời tạo
thành một cặp “sóng đôi”, hai khúc hát tạo thành một bài có hình thức kết cấu
chặt chẽ và ý nghĩa sâu sắc:
Hỏi:
Slăn hấy tời ốc cấy to chốc? Bao nhiêu gỗ nứa làm nên nhà
Slăn hấy tời sờn cấy to tênh? Làm thuyền cần mấy cân đinh
Cấy sợp căn tênh tềnh sờn táy? Mấy thanh ván ghép thành thuyền lớn
Cấy vài hợp lài sờn hắm sềnh? Đôi ta vượt sóng biển trùng xa.
Trả lời:
Slăn hấy tời ốc slợi to chốc Bốn mươi cây gỗ làm nên nhà
Slăn hấy tời sờn slợi to tênh Làm thuyền cần bốn mươi cân đinh
Slăn hấy căn tênh tềnh sờn táy Bốn mươi tấm ván bao thành tấm
Slam vài hợp lài sờn hắm sềnh. Ba bên hợp lại tạo nên thuyền.
Xình ca hát đố chủ yếu sử dụng thủ pháp điệp khúc hát để tạo nên những
cặp đối đáp sát ý và chặt chẽ. Về cơ bản, điệp khúc hát đã bao hàm cả thủ pháp
điệp từ, điệp câu hát. Việc lặp lại này không hề gây nên nhàm chán, đơn điệu bởi
một số từ ngữ đã được thay đổi, thêm bớt, đảo trật tự, để tạo ra nhịp điệu uyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
chuyển khi diễn xướng. Hơn nữa, điều đó luôn kết hợp với những ý nghĩa sâu sắc,
phong phú dưới hình thức của ngôn ngữ, tạo nên nét hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.
Xét về phương diện liên kết văn bản và nghệ thuật hình tượng, có thể thấy
biện pháp trùng điệp tạo nên một số giá trị biểu đạt và nét đặc trưng trong xình
ca như sau:
Trước hết, cách trùng điệp câu hát theo kiểu “sóng đôi”, “sóng ba” làm
cho khúc hát dễ nhớ, dễ thuộc, từ đó dễ dàng lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Đồng thời, nhờ có lối điệp, những khúc xình ca trở nên mềm mại, uyển chuyển
hơn, sinh động hơn, có thể truyền tải được nhiều thông tin ngữ nghĩa, diễn đạt
được những ẩn ý thâm sâu trong lời hát.
Cách trùng điệp còn góp phần tạo nên nhịp điệu, tiết tấu cho khúc hát. Nó
giúp tạo lập mối quan hệ kết liền, gắn bó giữa các câu hát trong khúc ca thành
một mạch cảm xúc nhất định phù hợp với cảnh diễn xướng cụ thể của xình ca.
Tóm lại, từ những đặc điểm về hình thức và biện pháp kết cấu nổi bật
trong XCCL có thể khẳng định rằng: Kết cấu là yếu tố quan trọng trong hình thức
NTNT của xình ca. Đây có thể được xem là yếu tố ổn định, bền vững để cấu tạo, tổ
chức, sắp xếp những câu hát, lời hát theo công thức chung của xình ca, đồng thời
mở lối cho những sáng tạo của chủ thể diễn xướng.
2.2. THỂ, VẦN VÀ NHỊP ĐIỆU TRONG XÌNH CA
2.2.1. Thể
Có thể nói, thể (còn gọi là thể thơ) là yếu tố quan trọng trong NTNT của
dân ca. Nó chi phối các yếu tố khác như kết cấu, nhịp điệu, vần..., của bài hát,
khúc hát. Về cơ bản thể của XCCL giống với thơ Đường của Trung Quốc, hầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
hết các bài xình ca giao duyên được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt và dạng
biến thể của tứ tuyệt.
Trong giới hạn của luận văn, xin được giới thiệu khái quát về hai loại thể
mà các TGDG Cao Lan thường sử dụng để tạo nên hình thức của xình ca.
Thể thất ngôn tứ tuyệt: Một khúc hát xình ca tương ứng với một khổ
thơ thể thất ngôn tứ tuyệt bao giờ cũng có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng, ví dụ:
Kịn nình sanh tắc háo chi va Nhìn em như thể thiên nga
Mỉn pếc dừ tồng công phán xà Chẳng phải phấn son như ngọc ngà
Mấy sếch di nà trang hới tởi Bõ công sinh thành cha mẹ dưỡng
Di nà sanh tởi tạng lìn va. Sinh được ra em đẹp như hoa.
Nhịp thường gặp trong thể này là 2/2/3 hoặc 4/3, có khi ngắt nhịp 3/2/2
hoặc 3/4. Vần thơ trong xình ca có nhiều loại như: vần bằng, vần trắc; vần gián
cách, vần ôm. Khúc ca sau đây có hình thức đặc trưng của các khúc trong xình
ca: Nhịp 4/3 ở mỗi câu và gieo vần ôm (dạng AA-A), vần chân được gieo ở hai
câu đầu với câu cuối:
Cù nìn cù líu / slăn nìn lài Năm cũ qua rồi / năm mới đến
So slam so slợi / pơi hènh hai Mùng ba mùng bốn / đi du xuân
So slam so slợi / va hai sáo Mùng ba mùng bốn / hoa đua nở
Tưy hắm sin tìu / lưy lù lài. Anh đi nghìn dặm/ thăm người thương.
Dạng biến thể của thể thất ngôn tứ tuyệt:
Đó là những khúc ca có bốn câu, nhưng câu đầu tiên chỉ có ba tiếng, ba câu
sau mỗi câu có bảy tiếng. Về cơ bản, những khúc hát thuộc dạng biến thể này có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
nguồn gốc là những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt, do hoàn cảnh diễn xướng đã được
biến đổi đi cho phù hợp, ví dụ:
Sếch nình nhợp Mời em vào (nhà)
Làng mù sắc mục họn săn sài Anh không đẹp gì mà như thân cây mục
Căm sì slính phồng vằn hợp slính Chỉ vì hồn nhớ nhau mà nhớ
Hống phạ mù dưn cù sềnh lài Đổ tại tình yêu đến nên nối thế.
Hoặc khúc ca có hai dòng, mỗi dòng bảy tiếng, được nhà gái hát lên với ý
hỏi han chào đón:
Mơn tưu héc nhắn sợ ná chau? Xin hỏi đoàn khách ở phương đâu?
Slạo sệch tềnh sưn hun hới su. Sân nhà đã quét xin mời đợi.
Nhà trai đáp:
Tưi sì héc nhằn sợi cống châu Anh là người khách từ Quảng Châu
Lài tạo tềnh sưn hun hới su. Đã đến sân rồi anh xin đợi.
Và khúc ca có ba câu, mỗi câu bảy tiếng, với ý hỏi:
Cấy căn chủ nhục cấy căn bào Mấy cân thịt lợn mấy cân mỡ
Cấy táu dầu nà cấy tầu tồ Mấy bó vừng được mấy đấu tro
Thụ nhi sắt tắc cấy to mào? Con thỏ có bao nhiêu cái lông?
Nhà trai đáp:
Sặp căn chủ nhục dắt căn lào Mười cân thịt lợn một cân mỡ
Sặp táu dầu nà dắt táu tồ Mười bó vừng được một đấu tro
Thụ nhi sắt tắc mầu pun mào. Con thỏ có hàng vạn cái lông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Về cơ bản, nhịp trong những khúc ca “biến thể” giống như thể thất ngôn
tứ tuyệt, chỉ có câu hát đầu ba tiếng được tách ra một nhịp riêng.
Những khúc hát thuộc dạng “biến thể” linh hoạt và phong phú này cho
thấy: Khi sáng tác xình ca, người Cao Lan đã chịu ảnh hưởng của lối diễn xướng
trực tiếp. Khúc ca không bắt buộc phải nhất loạt theo công thức thể cứng nhắc mà
được làm mới sao cho việc giao tiếp bằng lời hát được thuận tiện nhất. Một trong
những cách thức như vậy là những yếu tố của lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử
dụng, tạo nên sắc thái biểu cảm nhất định cho khúc ca.
Yếu tố lời ăn tiếng nói xuất hiện ở những đoạn mở đầu một câu ca và những
chỗ ngắt nhịp giống như lời khai giọng hoặc nghỉ lấy hơi, hay chuyển tiếp,
thường là “ờ... ư...”, “ò... ư...”, “ừ... ư...”,... Các phụ từ đưa đẩy: hò pun (làm
sao), dằn (mấy), hò nìn, dằn nìn (nào), hò mợt (bao nhiêu là)..., có vai trò làm
cho khúc hát mềm mại, uyển chuyển hơn, đồng thời được cảm nhận dễ dàng hơn.
Những yếu tố như vậy xuất hiện rõ nét nhất trong những câu hát đầu có ba
tiếng, đó thường là những lời nhắn, hỏi, mời, gọi..., giống ngôn ngữ trong giao tiếp
hàng ngày: sếnh nình nhợp (mời em vào), sếnh nùnh su (mời em đi), làng mấy sếch
(chàng biết chưa), mấy sếch co (không biết hát đâu), lằu lờng nháu (anh chàng lãng
du ơi), làng sời dừn (xem anh chàng hiền này)... Những yếu tố này với tính chất vừa
khuôn mẫu vừa phá cách rất linh hoạt của chúng, làm cho ngôn ngữ xình ca rất gần
gũi, quen thuộc với đời sống của đồng bào Cao Lan. Có thể coi hát xình ca cũng là
một cách trò chuyện, trao đổi tâm tình với nhau:
Lờng sờn líu Thả thuyền thôi
Lờng sờn tý lợc hái chông can Đã đến biển rồi thả thuyền thôi
Lơu lồng vừn súi quay ạo tỉn Rồng già quay gót về linh điện
Tạo sự lưy nhừ cụ pịt van. Cá chép về nơi giữa biển khơi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Mòi tồng pan Bạn tình ơi
Xinh líu sờu sờn co dắt pan Hát chương vượt biển đã xong rồi
Xinh líu sờu son co dắt pún Đôi ta đã đến bến bờ hạnh phúc
Lại vằn xịnh hậy lờng co tàng. Bồi hồi nhớ lại lúc gian truân.
Có thể nói, thể của xình ca đã được biến đổi cho phù hợp hơn với lối nói,
cách cảm, cách nghĩ hàng ngày của người Cao Lan. Thường là khúc ca bị rút gọn
đi một số tiếng nhưng về cơ bản vẫn có thể coi đó thuộc thể thất ngôn. Đây là một
thể truyền thống cách luật đòi hỏi ngôn từ phải hàm súc, chọn lọc. Tuy nhiên từ
ngữ dùng trong xình ca lại phải rất mộc mạc, gần gũi với đời sống của người lao
động, vừa trang trọng vừa mang tính khẩu ngữ. Phải chăng, việc lựa chọn thể và
sử dụng NTNT của các TGDG Cao Lan ở trong sự mâu thuẫn?
Vậy thì phải chăng cũng có thể coi việc xử lí mâu thuẫn này trong ý đồ
của nghệ thuật biểu đạt. Bởi với những khúc ca ngắn, ngôn từ bị gói gọn chỉ
trong hai mươi tám tiếng, thậm chí hai mươi tư tiếng, mười bốn tiếng, nhưng
xình ca vẫn thể hiện được tất cả các cung bậc tình cảm và những ẩn ý sâu sắc của
người hát, ví dụ:
Căm di vênh lài tạo mòi chau Đêm nay anh đến làng em
Kịn nình chếch pậu sời cao làu Thấy em dệt vải trên nền nhà cao
Làng dịu cùng nình cao chếch pậu Cho anh dệt vải cùng nào
Pha nhằn sờn càng tưy phông làu. Sợ người ta bảo anh vào giao duyên.
Hoặc:
Xíp tìu căm dì xịnh sì slíu Đêm nay lời hát hết rồi
Ngò mầy nhịt ếnh chịu slam kenh Trăng lên soi tỏ núi đồi trong đêm
Chi chao kít mung làn cụ lù Nhện vàng giăng mắc tơ duyên
Mù hai tời hù tưy nàn hènh. Anh qua vướng phải khó xin đường về.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Trên thực tế, bên cạnh thể thất ngôn tứ tuyệt và dạng biến thể, người Cao
Lan còn sử dụng cả thể tự do trong những bài cúng, bài hát ru... Việc tìm hiểu
các quy tắc cùng những giá trị nghệ thuật của sự "pha trộn" giữa cách luật và
biến thể hoặc tự do trong các loại dân ca này, rất đáng được quan tâm, chú ý tìm
hiểu kĩ hơn, ở một công trình khác.
2.2.2. Vần
Khảo sát 8 chương và 266 khúc hát trong đêm hát đầu tiên, xin đưa ra một
số nhận xét về đặc điểm của vần như sau:
Trong XCCL có sự hiệp vần chặt chẽ, 100% khúc ca được khảo sát có
vần, không có khúc hát nào bị bỏ cách. Hai dạng vần được sử dụng chủ yếu là
vần chân và vần lưng.
Vần chân được dùng trong xình ca với các dạng cơ bản là: vần liền và
vần cách. Ngoài ra, vần chân còn được gieo theo cách riêng của người Cao Lan,
có thể coi đó là những trường hợp đặc biệt.
Qua khảo sát: Có 97 khúc ca dùng vần liền (dạng AA-A), ví dụ:
Hai sênh pin xịnh mồi sun tàu
Sun tàu sun mấy lình dàu dàu
Chộng vừy lơu sun sùi mấy vắn
Sền làng lài chú kít phông làu.
Có 14 khổ thơ dùng vần cách (dạng ABAB), ví dụ:
Làng lài hènh cù keo nhi cúc
Căm u nhục thụ pời lênh cai
Slăng nhằn nỉm kênh quay phợt cúc
Làng pan mù dửn sắt sênh tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Những trường hợp vần chân được gieo tương đối đặc biệt là dạng vần cách
mà chỉ ở hai câu: câu đầu với câu cuối, hoặc câu thứ hai với câu cuối. Có 153
khúc gieo vần chân dạng này. Các ví dụ:
- Vần cách ở câu đầu với câu cuối:
Sờu sờn hậy tạo cáu tìu cang
Hò pun (lồng mu) sắt sênh sời cang thăn
Mù chi (di mù) kéch làng súi lù
Mù chi (di mù) kéch tủy co tàng.
- Vần cách ở câu thứ hai với câu cuối:
Sời sờn hậy tạo dăm dinh mìu
Dăm dình mìu lủy dơu lềnh lò
Dịu sú lềnh lò hợ sư sì
Sư sì cấy to sú cấy to.
- Vần liền chỉ được gieo ở hai dòng đầu, có 4 khúc, ví dụ:
Làng lài hènh cù nháu từng cai
Tắc kịn nháu va tú tú hai
Sa sáu áo lài slin mờn mòi
Nhằn tàng dơu nháu sì hò ca.
Có 5 khúc không có vần chân, ví dụ:
Sòng phéc mộc
Dơu cọ mò phằn mấy chi nhằn
Dơu cọ mò phằn va sắc háo
Phong sui thin sính lằu slam ca.
Nhưng có 2 khúc hiệp vần cả 4 câu, ví dụ:
Cằm di làng lài tạo mòi chau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Kịn nình tạm súi cụ sun tàu
Làng dịu tày tàu thau dắt káu
Cam tìu tu lưy thạu slăm tàu.
Kết quả khảo sát vần chân trong 266 khúc ca có thể được trình bày qua
bảng sau:
Dạng vần
Số lƣợng
khúc ca
Tỉ lệ %
Vần liền (Dạng AA-A) 97 36,5
Vần cách (Dạng ABAB) 14 5
Vần cách gieo ở 2 câu (câu đầu - câu cuối; câu thứ
hai - câu cuối)
153 54
Vần liền gieo ở hai 2 đầu 4 1,5
Vần liền gieo ở 4 2 1
Không gieo vần chân 5 2
Các dạng vần chân trong XCCL
Vần lưng trong xình ca có cách gieo vần khá phong phú, ở các vị trí
khác nhau từ đầu đến cuối câu theo các dạng khác nhau. Dạng vần lưng gieo
trong cùng một câu, hay còn gọi là “vần chuỗi” được sử dụng rất nhiều trong
XCCL (khoảng 240/266 khúc ca, chiếm khoảng 90%), ví dụ:
Cù nìn cù líu slăn nìn lìn
So slam so slợi pơi hènh slin
So slam so slợi va hai sáo
Tƣy hắm sin tìu lƣy lù lìn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Vẫn chuỗi có hai dạng: Vần liền như "nìn, lìn" và "slợi, pợi"; và vần cách
như "nìn - nìn, lìn", "tưy - lưy". Đối với vần chuỗi, cách gieo vần phải tuân theo
quy tắc nhất định, chỉ được gieo vần ở các tiếng cùng một nhóm thanh điệu hoặc
"bằng" hoặc "trắc". Vần chuỗi trong xình ca thường là vần "bằng". Những vần
liền gieo giữa câu thường ở các tiếng trước và sau ranh giới thuộc hai vế của
nhịp ngắt :
So slam so slợi / pơi hènh slin
Tời dắt sì sằn / nhằn tá cú
San san dơu lúi / súi lơu lồng...
Bên cạnh sử dụng vần chuỗi, các TGDG Cao Lan còn sử dụng những
cách bắt vần chân với vần lưng rất linh hoạt, đặc biệt ở những khúc hát có
dạng "biến thể":
Tá tìu tưi/ Lão ngồi câu
Nhợt nhợt tá tìu/ sời căng chăn Ngày nào cũng thấy lão câu bên bờ
Tìu căn lộc cang/ mù nhừ héc Có đâu cá đớp rung phao
Nàn với sắc séc /sưng sa chau? Cần câu trĩu nặng nhấc sao khỏi bờ.
Sau đây là các ví dụ tiếng cuối ở câu trước bắt vần với các tiếng của câu sau:
+ Bắt vần với tiếng thứ nhất:
Tời ngừy hai sênh slin mời chau
Slạu sài sắt cai táu mùng một.
+ Bắt vần với tiếng thứ hai:
Hai sênh pin xịnh mòi sun tàu
Sun tàu sun mấy lình dàu dàu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
+ Bắt vần với tiếng thứ ba :
En chí phây thin phùng pệc hợc
Pẹc sính lợc tàng phùng kiu ngò.
+ Bắt vần với tiếng thứ tư :
Căm dì slinh phồng vằn sau hấy
Lài vằn sau hấy mờn san co.
+ Bắt vần với tiếng thứ năm:
Có sì mấy tồng sênh mấy háo
Xịnh sắt mấy tồng lao tời ông.
+ Bắt vần với tiếng thứ sáu:
Làng mấy sếch
Ốc táy tời tàng mấy sếch dàu.
Ngoài ra vần lưng còn được hiệp vần theo chiều dọc khúc ca:
Dơu mờn hò sì pin sláy phấu
Dơu mờn hò sì pin sláy tao
Dơu mờn hò sì pin sláy cậy
Dơu mờn hò sì dùng sláy páo.
Và chéo giữa các câu:
Sếch lưu lằu slam vằn phùng chứ
Phùng háy chứ nhằn sài sốc an
Căm nìn phùng háy mềnh nìn phú
Mềnh nìn sài sốc num ca tàng.
Có thể thấy trong xình ca, người Cao Lan có cách gieo vần rất phong phú.
Vần chân có sáu dạng vần, trong đó vần cách ở hai dòng thơ rất hay được sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
dụng. Vần lưng có dạng vần chuỗi và các cách bắt vần linh hoạt của vần chân
với các tiếng trong câu, cách bắt vần lưng dọc và chéo khúc ca.
Những hiện tượng điệp vần trên đã liên kết, móc xích các tiếng trong các
câu hát, khúc hát lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Điệp vần còn tạo
cho lời xình ca trở nên cân đối, hài hòa, nhịp nhàng, có giá trị tạo nhịp điệu.
2.2.3. Nhịp điệu
Tính nhạc trong xình ca được tạo nên bởi sự nhịp nhàng của cách gieo
vần, phối âm, phối thanh..., có thể gọi chung đó là những cách tạo nên nhịp điệu.
Ngắt nhịp tạo ra những đoạn có độ dài ngắn khác nhau trong lời hát.
Khảo sát 266 khúc xình ca, có thể xác định rằng hầu hết khúc hát trong
XCCL sử dụng nhịp 4/3, (có 1055/1084 câu dùng nhịp 4/3) - đây là nhịp truyền
thống của thể thất ngôn.
Có 29 câu ngắn, ba tiếng được ngắt lẻ thành một nhịp riêng trong khúc ca,
ví dụ:
Lầy líu dau/
Dắt lầy sềnh cù/ngừy lầy chau/
Căm di slinh phồng/ cao kít ậy/
Quay pạo di nà / pá lang càu/.
Sự ngắt nhịp (biểu thị bằng dấu gạch chéo “/”) trong khúc ca trên đã có sự
biến đổi ở câu thứ nhất so với nhịp truyền thống nhất. Có thể hình dung cách
ngắt nhịp trong quan hệ với các tiếng của câu và khúc ca như sau:
3/
4/3/
4/3/
4/3/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Xét về hình thức, sự biến đổi nhịp như vậy khiến cho lời hát xình ca có
những khoảng lặng. Vì vậy, sau nhịp ngắt này thường có lời “ò...ư’’ đưa đẩy, để
nối với lời hát sau cho liền mạch.
Trong thơ ca, nhịp lẻ như ở câu thứ nhất của khúc ca thường báo hiệu một
cái gì đó bất ngờ sắp xảy ra, hoặc thể hiện những trắc trở, uẩn khúc trong tâm tư
con người. Còn trong xình ca, ba âm tiết trong nhịp ngắt đơn thuần chỉ là lời hô,
lời đáp, lời gọi, lời mời..., của các chàng trai và cô gái khi đối đáp giao duyên
với nhau. Chúng có vai trò hướng sự chú ý của người nghe vào những điều sắp
nói ra. Ngoài ra, nhịp ngắt bất thường cũng dùng để tách những điều cần được
nhấn mạnh, tạo nên các đoạn nhỏ trong các khúc ca. Lối ngắt nhịp đặc biệt này
tạo nên nhịp điệu, tiết tấu khác lạ cho làn điệu xình ca, thường được sử dụng khi
diễn xướng xình ca giao duyên ban ngày, với kết cấu đối đáp linh hoạt. Có thể
nói, nhịp điệu của xình ca chịu ảnh hưởng mạnh từ cách nói vần vè của ngườ i
Cao Lan.
Như đã đề cập đến khi phân tích vần của xình ca, vần liền gieo giữa câu
thường là ranh giới hai vế của nhịp ngắt.
Ví dụ: trong câu “Tời dắt sì sằn / nhằn tá cú”, nhịp 4/3 được ngắt giữa hai
vần liền “sằn / nhằn” là hợp với qui luật phát âm của tiếng Cao Lan. Bởi vì hai
tiếng đứng cạnh nhau mà giống nhau về cấu âm thì rất khó phát âm liên tiếp,
phải ngắt nhịp để chia câu thành hai vế, xen lời “ò...ư” đưa đẩy sau vế thứ nhất,
rồi mới phát âm được tiếp vế thứ hai.
Người Cao Lan ưa thích sự hài hòa cân đối khi nói nên hay dùng lặp lại
các cụm từ theo kiểu sóng đôi, sóng ba, tạo nên những cấu trúc câu giống nhau
trong bài xình ca. Đây cũng là cơ sở để ngắt nhịp cho câu ca:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
- Làng lài hènh cù / nháu tàng cai/
- Làng lài hènh cù / dăm dình lù/
- Làng lài hènh cù / nình ốc táy/
- Làng lài hènh cù / sịch pha tàu/...
- Su xịnh chếch co / sừng cắn kênh/
- Su xịnh chếch co / sừng cắn liu/
- Su xịnh chếch co / sưng chông pháp/
- Su xịnh chếch co / háu nàn hai/...
Câu ca có hai vế tách biệt, vế đầu là những cụm từ giống nhau, cố định lặp
lại, vế sau là những cụm từ linh hoạt. Sự khác nhau cơ bản về hình thức kết cấu
các cụm từ như vậy bắt buộc nhịp phải được ngắt ở giữa hai vế. Hay nói cách
khác, những chỗ ngừng như trên thường tương ứng với sự phân biệt những kiểu
cụm từ, tạo thành một loại "khuôn" để tạo nên nhịp điệu.
Nếu so sánh chu kì nhịp của xình ca với thể lục bát, ta thấy nhịp của thể
lục bát (dạng điển hình) là nhịp chẵn: 2/2/2.
Còn cách tạo nhịp điệu của xình ca thường theo cách: lẻ - chẵn - lẻ -
chẵn - lẻ:
3/
4/3/
4/3/
4/3/
Hoặc là theo cách: chẵn - lẻ - chẵn - lẻ…:
4/3/
4/3/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
4/3/
4/3/
Câu hát bảy tiếng chỉ có một nhịp ngắt khiến nhịp điệu xình ca thường
mang vẻ buồn man mác, đều đều, ít có đột biến về tiết tấu. Có thể sự ngắt nhịp
như vậy nhằm mang lại cảm nhận dàn trải, khoan hoà, phù hợp với tâm trạng
nhớ thương, mong chờ... của những người yêu nhau.
Lí giải về điều này, những người già Cao Lan kể rằng xình ca là do Lằu
Slam sáng tác khi đi tìm người yêu trong tâm trạng buồn, nhớ và khổ đau, nên
làn điệu xình ca cũng mang tâm sự của nàng. Còn sau những khoảng lặng trong
nhịp ngắt, người hát thường lấy hơi dài để “ờ... ư”, là do lúc đó nàng Làu Slam
còn mạnh khỏe, hơi còn dài, nên có thể ngân mãi không dứt lời.
Đó là một cách lí giải hình ảnh và rất cảm tính về nhịp điệu trong xình ca.
Thực tế, nhịp điệu của xình ca bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Có thể đó là do
người Cao Lan ưa sự dịu dàng, trầm lắng; hoặc do hoàn cảnh diễn xướng trong
đêm tĩnh lặng..., làn điệu xình ca được tạo nên mang âm hưởng trầm ấm, thiết
tha, khoan thai, thấm sâu vào tâm tưởng người nghe. Hoặc chỉ là do hát tình tứ
yêu đương thì phải với nhịp điệu như thế…
Tóm lại, nhịp điệu của xình ca tương đối đơn giản. Về cơ bản, hầu hết
các câu ca được ngắt nhịp truyền thống 4/3. Đây là nhịp ngắt có tính ổn định
được xác định bởi các cụm từ cố định và không cố định trong cùng một câu.
Việc gieo vần liền giữa câu cũng là cơ sở để ngắt nhịp, chia câu ca thành hai vế
liên kết với nhau.
Xình ca cũng có một loại nhịp đặc biệt, đó là những câu ca chỉ có ba tiếng
một nhịp, tạo ra những điểm nhấn cho khúc ca.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Có thể nói, nhịp điệu trong xình ca không chỉ là hình thức mà còn thể hiện
được tâm trạng, cảm xúc của người hát. Nhịp điệu và tiết tấu trong XCCL ít đột
biến, một nhịp có độ dài trung bình 4 tiếng và 3 tiếng, vần bằng chiếm khoảng
90% trong tổng số 2110 nhịp..., tạo nên âm hưởng trầm ấm, sâu lắng, thể hiện
được những cung bậc tình cảm của đôi trai gái đang đến với tình yêu.
TIỂU KẾT
Có thể thấy, XCCL vừa có kết cấu cố định buộc người hát phải ghi nhớ
từng câu hát, điệu hát hoặc phải hát theo sách, lại vừa có kết cấu mở, không cố
định để người hát tự do sáng tạo: từ mẫu có sẵn, câu hát, khúc hát được thay đổi
sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Sự có mặt của yếu tố cốt truyện làm cho
nhiều bài trong xình ca giống một câu chuyện kể có mở đầu, kết thúc và các biến
cố, sự kiện li kì hấp dẫn.
Hai dạng kết cấu đặc trưng là đối đáp và một chiều được kết hợp linh hoạt
trong xình ca nói chung và trong đêm hát đầu tiên nói riêng. Biện pháp kết cấu
thường được sử dụng là đối chiếu và trùng điệp.
Về thể, XCCL có hai loại: thất ngôn tứ tuyệt (khúc hát có 28 tiếng) và
biến thể của tứ tuyệt (khúc hát có 24 tiếng, 21 tiếng, 14 tiếng)
Trong xình ca có sự hiệp vần chặt chẽ. Hai dạng vần chủ yếu là vần chân
và vần lưng. Vần chân gồm vần liền và vần cách. Vần lưng có cách gieo phong
phú: gieo cùng dòng (vần chuỗi) và gieo bắt vần chân với vần lưng ở tất cả các
tiếng của câu sau.
Nhịp điệu của xình ca tương đối đơn giản, hầu hết câu hát được ngắt nhịp
truyền thống 4/3 (chẵn - lẻ), một số ít câu hát ngắt nhịp 3/, 4/3 (lẻ - chẵn lẻ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
CHƢƠNG 3
NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT CỦA XÌNH CA CAO LAN
XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA
3.1. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƢỜNG GẶP TRONG XÌNH CA
3.1.1 So sánh
Biện pháp so sánh được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân
gian nói chung, XCCL nói riêng. Qua khảo sát 266 khúc hát, có thể nêu lên một số
đặc điểm của việc sử dụng biện pháp so sánh trong xình ca như sau:
3.1.1.1 Sự thể hiện của so sánh trong XCCL
Thông thường cấu trúc so sánh gồm bốn yếu tố, tạo thành công thức:
A + t + tss + B
Trong đó:
- A : cái được so sánh
- t : thuộc tính được so sánh
- tss : từ biểu thị quan hệ tương đồng hoặc hơn kém khi so sánh (từ so sánh)
- B : cái so sánh.
Các TGDG Cao Lan đã vận dụng khá linh hoạt c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_TTL.pdf