MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử nghiên cứu . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu . 9
5. Ý nghĩa của đề tài. 10
6. Bố cục của luận văn. 10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN . 12
1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận. 12
1.1.1. Khái niệm. 12
1.1.2. Một số xu hướng chính. 13
1.2. Danh từ đơn vị tiếng việt. 14
1.2.1. Khái niệm. 15
1.2.2. Vấn đề thuật ngữ. 16
1.2.3. Phân loại . 21
1.2.4. Danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ . 26
1.2.5. Đặc điểm của danh từ đơn vị. 30
1.3. Tiểu kết. 43
Chương 2. NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM DANH TỪ ĐƠN VỊ ĐỘNG,
THỰC VẬT. 44
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách sử dụng DĐV . 44
130 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói, người Việt sử dụng danh từ
đơn vị khác nhau phụ thuộc vào phạm trù hóa (hay phân loại) sự vật ở người
nói. Khi gọi tên, người Việt nhấn mạnh cả đặc trưng của sự vật có thể tri
giác bằng mắt. Trong quá trình nhận diện và gọi tên sự vật, diễn ra sự
“xoay” các mặt khác nhau của nó về phía chủ thể. Mỗi người nhìn thấy một
phương diện của sự vật và nhìn các phương diện của vật với những mức độ
khác nhau. Đó là hình dáng, kích thước, tư thế của sự vật. Việc lựa chọn
45
danh từ đơn vị nào kết hợp với danh từ nào thường phụ thuộc vào sự lựa
chọn chủ quan của người dùng gắn liền với hoàn cảnh nói năng. Đối với
tiếng Việt, sự xuất hiện của mỗi danh từ đơn vị đôi khi còn phụ thuộc vào
đặc điểm của danh từ đứng sau. Hình thức tồn tại của các thực thể phụ thuộc
vào những đặc trưng cơ bản nào đó của các thực thể.
Lý Toàn Thắng [49, tr.189 -198] đã chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến
cách sử dụng danh từ đơn vị theo cách tri nhận của người Việt là do các đặc
tính về “chiều” không gian và những định hướng không gian khi mô tả sự
vật.
2.1.1. Phân định các sự vật theo “chiều” không gian
Ý nghĩa của mỗi danh từ được giải thích bằng cách nêu lên đặc trưng
không gian nổi trội mà nó mô tả về đơn vị sự vật do danh từ đi sau biểu thị.
Có thể, nêu ra một số danh từ chỉ đơn vị có mô tả không gian và phân định
theo chiều không gian như sau:
- Nhóm các vật hình khối, không gian ba chiều: quả, ngọn, hòn, viên.
- Nhóm các vật hình phẳng, không gian hai chiều: lá, tờ, bức, tấm,
thanh.
- Nhóm các vật hình tuyến, không gian một chiều: cây, que, dòng, sợi.
2.1.2. Những định hướng không gian khi mô tả sự vật
Theo lí luận đại cương, việc định danh của danh từ đơn vị thông qua sự
trải nghiệm của một cộng đồng nói một ngôn ngữ nhất định và thường bị
khống chế bởi các nhân tố sau.
- Hình dáng của đơn vị sự vật: Ví dụ: danh từ đơn vị “quả” được dùng
cho những vật thể có hình khối tròn: quả địa cầu, quả đất, quả núi, quả tim,
- Kích thước của đơn vị sự vật: Ví dụ: “quả” dùng cho những đơn vị
sự vật có hình khối, kích thước lớn hơn hẳn so với “viên” như quả bóng/viên
bi, quả bom/viên đạn, quả cầu/ viên thuốc
46
- Tư thế của vật trong không gian. Ví dụ: “cây” đi với danh từ biểu thị
vật thông thường ở tư thế đứng nên thường kết hợp với cột, sào, giáo, nến,
bút, và nó không thể kết hợp với những danh từ biểu thị vật thông thường
ở tư thế nằm ngang như ống (nước), dây (đàn)
Cũng theo ngôn ngữ học tri nhận, một đơn vị sự vật có thể được mô tả
bằng những danh từ đơn vị khác nhau còn tùy thuộc vào:
(i) Sự “nổi trội” về hình dáng cụ thể vào thời điểm nói.
Ví dụ: “quả núi” khi núi có hình khối “quả” nổi trội lên là dáng tròn,
“ngọn núi” nếu nổi trội lên là dáng nhọn hoặc có hình nón. Như vậy, tùy
theo hình dáng của đơn vị sự vật mà người nói có thể lựa chọn danh từ đơn
vị cho phù hợp.
(ii) Sự “nổi trội” về tư thế cụ thể trong không gian vào thời điểm nói.
Ví dụ: danh từ đơn vị “bức” và “tấm” khi sử dụng với các danh từ chỉ
sự vật như thảm, màn. “Bức” thường dùng cho những vật có tư thế đứng bức
ảnh, bức tranh “tấm” thường dùng cho những vật có tư thế nằm như tấm
ảnh, tấm thảm, Tương tự như vậy, danh từ đơn vị “cây” chỉ đi với những
vật có phương thẳng đứng như cây cột, cây giáo, cây nến, cây kiếm...
(iii) Sự “nổi trội” về kích thước ở thời điểm nói.
Ví dụ: cùng là tre nhưng nếu số lượng cây tre ít, thấp thì có thể dùng
“bụi tre” nhưng số lượng cây tre nhiều, tán dày thì có thể dùng “lũy tre”.
Ngữ nghĩa và cách dùng danh từ đơn vị phản ánh cách thức tri nhận của
người Việt trong việc phạm trù hóa và phân loại các sự vật của thế giới bên
ngoài con người. Do đó, ngoài những đặc điểm ngữ pháp mà các nhà Việt
ngữ đã nghiên cứu rất kĩ, từ góc độ tri nhận, danh từ đơn vị còn cho ta thấy
được “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” và đặc điểm văn hóa của người Việt.
Trong bảng phân loại danh từ đơn vị, chúng tôi nhận thấy, nhóm danh
từ chỉ đơn vị đo lường sự vật chính xác như: mét, thước, tấc, yến, tạ, tấn,
sào, kg, công, giờ, phút, tháng, nămlà những đơn vị qui ước thường ít gắn
với sự tri nhận ( chứ không phải không thể hiện sự tri nhận). Theo lí luận đại
47
cương, những danh từ đơn vị có tính qui ước thường thống nhất với nhau, ít
nhất là trong một cộng đồng ngôn ngữ, và mang tính chất quốc tế. Tuy
nhiên, trong tiếng Việt không hoàn toàn như vậy. Qua một số phương ngữ,
cách tri nhận về danh từ đơn vị qui ước cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn,
chục trái cây của người Nam Bộ thường từ mười đến mười tám đơn vị, trong
lúc ở Bắc Bộ và Trung Bộ chỉ có mười đơn vị. Ví dụ khác, sào là một đơn vị
đo diện tích. Theo qui ước quốc tế thì một sào bằng 360 mét vuông. Nhưng
cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào, tùy theo từng vùng, có sự khác
nhau. Chẳng hạn, ở Bắc Bộ một sào là 360 m², Trung Bộ là 497 m², Nam
Bộ là 1000 m². Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng
trong nông nghiệp ở Việt Nam. Mẫu đơn vị đo diện tích cũ của Việt Nam là
3.600 m² với mẫu Bắc Bộ, là 4.970 m² với mẫu Trung Bộ. Trong lúc đó,
mẫu theo đơn vị đo diện tích ở Anh là 4.046,856422 m², ở Mỹ là
4.046,856422 m² với mẫu quốc tế tại Mỹ. Hoặc như đơn vị đo lường cân.
Thời xưa ở nước ta, một cân bằng mười sáu lạng (cân thập lục), nên mới có
câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau).
Hiện nay, một cân bằng mười lạng, tức là một kilôgam. Như vậy, giữa
những công đồng nói cùng một ngôn ngữ cũng như khác ngôn ngữ, có sự
khác biệt về đơn vị sự vật trong cách sử dụng danh từ đơn vị đo lường mang
tính qui ước.
Tuy nhiên, so với nhóm danh từ đơn vị khác, nhóm từ này ít thể hiện
cách nhìn thế giới và đặc điểm văn hóa của người Việt. Vì vậy, chúng tôi chỉ
đề cập đền ở đây, khi khảo sát ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tổ hợp
“danh từ đơn vị + danh từ thực vật” và “danh từ đơn vị + danh từ động vật”,
chúng tôi không khảo sát nhóm từ này.
2.2. Ngữ nghĩa của DĐV động vật
2.2.1. Danh từ đơn vị động vật lâm thời
2.2.1.1. Nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc
48
Theo thống kê của Lê Ni La [29, tr.25 phần Phụ lục], nhóm danh từ chỉ
quan hệ thân thuộc được dùng như danh từ đơn vị động vật gồm: anh, ả, bà,
bác, cậu, chị, chú, cô, dì, em, lão, mụ, o, ông, thím, gã.
Những danh từ đơn vị này thể hiện cách tri nhận của người Việt về loài
vật. Đây là những danh từ đơn vị chuyên chỉ người khi dùng với danh từ chỉ
động vật đều mang tính nhân hóa.
Ví dụ như: bác gấu, chị ong, gã chuột, o chuột, thằng cáo già, ả rắn
độc, chú chim, anh ngựa, rất thường gặp trong các tác phẩm văn học nghệ
thuật. Cách dùng danh từ đơn vị này nhằm thể hiện nét đáng yêu của con vật
được nói tới, giúp con người có cái nhìn thân thiện, yêu mến với loài vật.
Hoặc cũng có thể do cách nói kiêng, nói tránh, thần thánh hóa loài vật của
nhân dân. Chẳng hạn, ông ba mươi, ông mãnh thay vì gọi tên đích danh con
hổ. Những danh từ đơn vị chỉ người có nghĩa xấu như tên, thằng, ả
thường dùng với những động vật mà người Việt không yêu thích, thường là
những động vật có hại, có tính cách tinh ranh.
Về các nhân vật tưởng tượng, người Việt quan niệm tiên, phật, thánh,
thổ công, thần hoàng là thần thánh nên thường được qui vào lớp người, do
đó kết hợp với các danh từ đơn vị chỉ người. Ví dụ như: vị tiên, vị thánh, ông
phật, đức phật, vị thần Còn những nhân vật tưởng tượng thường hại
người, đáng sợ như ma, quỉ, yêu tinh thường được coi như động vật nên kết
hợp với các danh từ đơn vị chỉ động vật như con ma, bầy quỉ.
Như vậy, việc dùng các danh từ đơn vị chỉ người trước các từ ngữ chỉ
động vật vừa có tác dụng phân lập từng đơn vị động vật vừa thực hiện nhân
cách hóa nó. Có thể thấy rõ, chỉ có danh từ đơn vị chỉ người có nét nghĩa
xấu và những danh từ đơn vị chỉ người có nguồn gốc là các danh từ chỉ quan
hệ thân tộc mới có thể chuyển sang dùng để chỉ động vật. Trong đời sống
của mình, người Việt thường xem loài vật có mối quan hệ thân thuộc với
con người. Những con vật quen thuộc trong nhà như chó, gà, vịt, bò..., hoặc
49
có ích cho con người được dùng với những danh từ đơn vị mang nét nghĩa
tích cực như anh, chú, cậu, ông, o,... để thể hiện tình cảm yêu mến. Còn
những con vật hoang dã, hoặc có hại, hoặc có tính cách tinh ranh, đáng ghét
lại gắn liền với những danh từ đơn vị mang nét nghĩa xấu như mụ, ả, gã, tên,
thằng...
2.2.1.2. Nhóm từ chỉ vật chứa
Nhóm danh từ đơn vị chỉ vật chứa động vật có thể kể đến là chuồng,
lồng, ổ/tổ, oi, mẹt, rổ, dĩa/đĩa, tô, chén/bát... Trong cuộc sống, những động
vật được người Việt bắt được, nuôi dưỡng, thuần hóa hoặc chế biến thành
thức ăn, thường gắn liền với một chỗ ở, một vật đựng nhất định. Vì thế, khi
mua bán, trao đổi, người Việt dùng luôn vật chứa đựng làm đơn vị.
Chuồng chỉ không gian lớn, thường chứa những động vật có kích thước
lớn hoặc số lượng cá thể động vật đông, như chó, trâu, bò, heo, gà.
Lồng không gian chứa nhỏ hơn, thường dùng cho gà, vịt, chim.
Mẹt, rổ thường dùng để chứa cá, tôm nhỏ.
Dĩa, tô, chén, bát dùng để đựng những bộ phận của động vật khi được
chế biến xem như thực phẩm của con người.
Như vậy, vật chứa càng lớn thì số lượng cá thể động vật càng nhiều,
kích thước càng lớn, dùng cho những động vật còn sống. Ngược lại, vật
chứa nhỏ thì số lượng cá thể động vật ít, kích thước nhỏ, và thường dùng
cho những động vật đã chết hoặc được xẻ ra thành những đơn vị thực phẩm
để chế biến thức ăn.
2.2.2. Danh từ đơn vị động vật chính danh
2.2.2.1. Cá thể động vật
Con: Một trong những danh từ đơn vị dùng cho động vật thường được
nhắc tới nhiều nhất là danh từ đơn vị con, ví dụ như con gà, con chó, con
mèo, con cá... Về mặt ngữ nghĩa, con là danh từ đơn vị đi kèm với danh từ
chỉ động vật để chỉ đơn vị những cá thể động vật [+ cá thể, - tập hợp], nhấn
50
mạnh tính riêng lẻ của đối tượng được quy chiếu đến. Ví dụ: một con chó,
hai con mèo,
Con có nghĩa [+ khái quát, - cụ thể] trong một số tổ hợp kiểu “con trâu
là đầu cơ nghiệp” hay “con chó là loài vật rất trung thành với chủ” danh từ
đơn vị “con” lại không có chức năng biệt lập để nêu lên một cá thể động vật
riêng lẻ mà bổ trợ cho danh từ, tạo thành một khối cố kết, không thể tách rời.
“Con trâu, con chó” ở đây không chỉ là cá thể tự nhiên của loài mà còn là
con vật mang tính đặc trưng cho loài.
“Con” là một danh từ đơn vị thường được dùng cho danh từ chỉ động
vật và được coi là dương tính nên nó thường được gắn với những gì sống
động. Lê Ni La đã khảo sát có đến 99 danh từ chỉ sự/ vật vô sinh có thể kết
hợp với từ con, ví dụ: con sông, con suối, con tem, con cờ, con đê, con
mương, con đại lộ, con chuột (máy tính), con phố, con sóng, con đường, con
thuyền, con tim, con nước, con mắt, con quay, con lắc, con gió... Tất cả
những vật này đều mang tính [+ động], hoặc thường vận động, luân chuyển
hoặc chứa đựng sự vận động. Vì thế, danh từ đơn vị con, ngoài việc được
dùng cho danh từ động vật, còn kết hợp với danh từ quy chiếu những gì có
tính chất “bất động vật” để “động hoá” sự vật. Trong trường hợp này, danh
từ đơn vị có chức năng động hóa, biểu thị dạng tồn tại trái hẳn với “tĩnh”
làm cho sự vật như đang cựa quậy và chuyển động linh hoạt.
Xếp cùng loại với động vật và cùng sử dụng loại từ con còn có nhóm
những nhân vật tưởng tượng thường làm hại người như “ma, quỷ, tinh,
ranh”, người ta nói con ma, con quỷ
Trong một số trường hợp, danh từ đơn vị “cái” được dùng với nghĩa
tương đương danh từ đơn vị “con”. Trường hợp này thường chỉ xuất hiện
trong văn học như cái cò, cái vạc, cái nông, cái kiến để thể hiện sự bé nhỏ,
mong manh của các con vật được đề cập đến cũng như ngầm ẩn nói đến thân
phận người nông dân nhỏ bé trong chế độ, xã hội phong kiến. Tuy nhiên, cái
51
Bầy vịt
không có nghĩa cá thể. Cái chỉ thay thế được cho con trong trường hợp
muốn nói đến chủng loại và nó chỉ có nghĩa là muốn ngầm chỉ sự nhỏ bé,
thấp hèn của danh từ kết hợp với nó.
Một điều thú vị nữa khi nói đến danh từ đơn vị “con” là, như ta đã biết,
“con” thường được gắn với những gì sống động. Trên cơ thể người có
những bộ phận gắn liền với danh từ đơn vị “con” như: con mắt, con tim, con
ngươi, thậm chí, còn chỉ bộ phận sinh dục nam: con cu. Hiển nhiên là, con
mắt, con tim, con cu có tính chất động, nhưng những bộ phận khác trên cơ
thể người cũng có tính chất này lại chỉ được dùng với danh từ đơn vị “cái”
mang nét nghĩa chỉ những vật bất động: cái chân, cái tay, cái miệng, cái
lưỡi, cái đầu gối, cái tai, cái mũi... Vậy lí do tại sao những bộ phận chân,
tay, miệng lại không được người Việt kết hợp với danh từ đơn vị “con”?
Đây là một vấn đề khá lí thú nhưng rất phức tạp và vượt ra ngoài phạm vi
của luận văn.
2.2.2.2. Tập hợp động vật
Danh từ đơn vị chỉ tập hợp động vật gồm: bầy, đàn, đám, đống, mẻ,
mớ, xâu, xóc.
Bầy: là danh từ đơn vị có nghĩa
biểu thị cho một đám đông động vật
cùng loài sống với nhau hoặc tạm thời
tập hợp lại một chỗ. Vì thế, bầy có chức
năng thể hiện hình thức tồn tại của thực
thể (động vật) [ - cá thể, + tập hợp]. Ví
dụ: một bầy sói, một bầy chim,... Tuy nhiên, trong trường hợp “chim xa
bầy thương cây nhớ cội”, bầy là danh từ đơn vị thay thế cho cả tổ hợp
bầy chim, một yếu tố thay thế mà về kết cấu chỉ giữ lại yếu tố chính.
Trong trường hợp “bầy người nguyên thủy”, danh từ đơn vị bầy dùng cho
52
Đàn sếu
người muốn nhấn mạnh một tập hợp người trong tình trạng còn mông
muội, sống hoang dã như kiểu bầy, đàn.
Đàn: Tập hợp số đông động
vật cùng loài sinh sống chung với
nhau, ví dụ: đàn ong, đàn gà, đàn
vịt. Tương tự như danh từ đơn vị
“bầy”, “đàn” cũng có chức năng
biểu thị cho hình thức tồn tại mang
tính tập hợp của thực thể (động
vật). Ví dụ: một đàn chim, hai đàn gà con
Nhìn chung, những loại từ kiểu “bầy, đàn” mang tính chất định lượng,
gợi lên số lượng tập thể động vật. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau rất
tinh tế. Lê Ni La đã liệt kê được 497 tổ hợp đối với bầy và 448 tổ hợp đối
với đàn. Lượng tổ hợp chúng tạo ra gần như nhau trong đó tổ hợp giống
nhau khá nhiều. Bầy, đàn thể hiện cách tri nhận của người Việt rõ nét. Về
cơ bản, đàn thường dùng cho các động vật có kích cỡ không quá lớn, thường
là vật nuôi, hoặc hoang dã nhưng đã thuần hóa hay sống rất gần với con
người. Còn bầy thường kết hợp với các danh từ chỉ động vật có kích thước
lớn, hoang dã hơn.
Hãy quan sát ví dụ:
Đàn gà, đàn vịt, đàn chó, đàn bò, đàn sếu, đàn cò, đàn quạ.
Bầy cá, bầy sói, bầy chim, bầy vượn.
Trong thực tế, nhiều người Việt vẫn thường sử dụng hai từ này tương
đương, chẳng hạn như bầy chim/ đàn chim, đàn vịt/ bầy vịt, đàn chó/ bầy
chó. Theo khảo sát trên www. Google.com.vn, chúng tôi thu được kết quả
như sau:
53
Đám gà con
Đống cá
Đàn Kết quả Bầy Kết quả
Đàn chim 2.420.000 Bầy chim 311.000
Đàn vịt 330.000 Bầy vịt 75.400
Đàn gà 1.080.000 Bầy gà 149.000
Đàn cá 904.000 Bầy cá 246.000
Đàn bò 14.400.000 Bầy bò 1.620.000
Đàn sói 4.690.000 Bầy sói 921.000
Bảng 7: Bảng khảo sát kết quả bầy/đàn trênwww. Google.com.vn
Kết quả khảo sát trên cho thấy người Việt sử dụng danh từ đơn vị đàn
đối với động vật phổ biến hơn bầy. Cảm ngữ mà bầy, đàn gợi lên khác nhau.
Đàn khiến người ta hình dung về con vật do con người nuôi nấng, sống
trong tập hợp có tính trật tự, chẳng hạn có con đầu đàn. Còn bầy có nét
nghĩa hoang dã, hỗn tạp hơn so với đàn. Có
thể thấy, bầy thường kết hợp với danh từ tổng
hợp, còn đàn thì không, nó thể hiện tập hợp
các cá thể thuộc cùng một chủng loại.
So với bầy, đám chiếm diện tích nhỏ
hơn và số lượng cá thể ít hơn, mô tả tập hợp
động vật co cụm lại một chỗ. Ví dụ: hai đám gà con chạy bạt vào một góc,
một nửa đám cừu ngơ ngác
Đống: thường dùng để mô tả tập
hợp những động vật để chồng chất lên
nhau ở một chỗ. Danh từ đơn vị này chủ
yếu muốn diễn tả số lượng nhiều, thường
là cá thể động vật, ví dụ: đống cá, đống
tôm, đống hến... hoặc chiết phân từng bộ
phận để chồng lên nhau, ví dụ: đống thịt.
54
Xâu cá
Mớ tép
Đặc trưng không gian nổi trội của đống là không gian ba chiều, ở dưới đáy
thường có dạng tròn và nhọn dần lên đỉnh, có hình nón.
Mẻ: bên cạnh việc chỉ một đơn vị
ước lượng như mẻ than, mẻ mật, mẻ
đường, còn được dùng để chỉ động vật.
Trong trường hợp này, tổng thể nói
chung những động vật cùng loại được
đánh bắt một lần. Ví dụ: mẻ cá.
Mớ: tập hợp một số vật cùng
loại nhưng hình dáng và kích thước
khác nhau, được xếp gộp lại với nhau
thành đơn vị, ví dụ: mớ tôm, mớ tép,
mớ cá. Danh từ đơn vị “mớ” thường
dùng cho những động vật có kích
thước nhỏ như tôm, cua, cá. Người Việt không bao giờ nói mớ gà, mớ bò,
mớ chó. Bởi vì, những con vật này kích thước lớn nên khi mua bán, trao đổi
thông thường người ta sẽ mua cả con hoặc chiết phân từng bộ phận. Còn
tôm, tép, cá (nhỏ) do kích thước nhỏ nên không ai bán một con, hai con mà
phải bán cả mớ.
Nói chung, mớ, mẻ có tác dụng phân lập đơn vị có dạng tập hợp,
thường tập hợp những cá thể nhỏ và cùng loại
thành một đơn vị rời hoặc được tạo thành cùng
một đợt theo thời gian.
Xâu: về mặt ngữ nghĩa, là danh từ đơn vị
đi kèm với danh từ chỉ động vật để chỉ tập hợp
những cá thể, hoặc bộ phận của một cá thể được
xâu chung lại với nhau. Ví dụ: xâu cá, xâu thịt,
xâu lươn. Xâu thường bắt nguồn từ động tác
Mẻ cá
55
Xóc cá
xuyên qua lỗ hoặc nói chung xuyên qua bằng sợi dây, bằng que để giữ hoặc
kết các vật lại với nhau, được xách trên tay.
Xóc: tập hợp một số con vật cùng loại thường là tôm, cua, cá được xâu
hoặc buộc vào một nẹp que, ví dụ: mua
mấy xóc cua, xóc cá nướng. Xóc được
mô tả hình phẳng, thường treo lên hoặc
đặt nằm ngang trên một vật phẳng khác
như mẹt, mâm, khay khi bán ngoài chợ,
hoặc cầm trên tay.
Nhìn chung, xâu và xóc thường cố định các cá thể động vật nhỏ, hoặc
các bộ phận của động vật, thường làm thức ăn cho người, lại thành tập hợp
bằng dây hoặc que. Xâu thường gợi cho người nghe cảm nhận tập hợp các
vật theo phương thẳng đứng, xóc có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng, nhưng
thường ngắn hơn xâu.
2.2.2.3. Bộ phận của động vật
Nhóm các danh từ đơn vị này kết hợp với danh từ chỉ động vật để chỉ
một đơn vị thực phẩm hay vật bị đánh bắt, giao dịch. Nhóm này thường ở
dạng chiết phân từng bộ phận của động vật, gồm: khúc, khoanh, lát, tảng,
viên, thẻo, rẻo, miếng, mảng, mẩu. Theo Lê Ni La [29, tr.133] “các tổ hợp
thống kê cho thấy, đi sau khúc, lát chỉ có các danh từ chỉ “cá”, và sau
khoanh, khúc, lát, miếng, xâu là các loài vật đủ to để có thể chiết phân
được”. Nhận định này tỏ ra không chính xác, bởi vì có thể nói khúc mía,
khúc cây, khúc sông ..., lát bầu, lát bí, lát gừng,... Trong tri nhận của người
Việt, khúc là một phần của một vật dài, tròn, được phân lập thành một đơn
vị riêng. Còn lát là miếng mỏng được thái ra, tách ra từ một khối. Tuy nhiên,
như đã trình bày, luận văn chỉ chú ý đến danh từ đơn vị động vật và danh từ
đơn vị thực vật nên không bàn sâu về vấn đề này.
56
Khúc cá
Khoanh cá
Lát thịt
Riêng xâu, như đã phân tích ở trên, chúng tôi không đồng tình với Lê
Ni La. Trong thực tế xâu không phải lúc nào cũng gắn liền với các loài vật
đủ to để có thể chiết phân từng bộ phận của động vật. Người Việt cũng còn
thường dùng xâu gắn với các vật nhỏ, nguyên con như xâu cá, xâu ếch, xâu
lươn, xâu cào cào, xâu dế...
Miếng, lát gợi lên một thực thể phẳng, dẹt thì khoanh và khúc biểu thị
vật hình khối, thường là dạng trụ hoặc gần như trụ. Tinh tế hơn, ta sẽ thấy,
miếng không thể dẹt bằng lát; lát, khúc nổi trội về chiều dài; còn khoanh thì
nổi bật về diện tròn của khối trụ được cắt ra hơn là nhấn mạnh chiếu dài của
nó.
Khúc: là danh từ đơn vị mô tả một phần của
động vật, có độ dài nhất định, được tách ra hoặc
coi như tách ra khỏi một vật thành đơn vị riêng, ví
dụ: khúc cá, khúc xương, khúc đê, khúc sông, khúc
ruột...
Khoanh: là danh từ đơn vị mô tả vật có hình
một khối tròn dẹt, được cắt ra từ một khối hình trụ,
ví dụ: khoanh giò, khoanh cá.
Tùy vào thuộc tính nổi trội của sự vật trong
không gian vào thời điểm nói, người sử dụng có thể
chọn danh từ đơn vị thích hợp. Khoanh và khúc đều là những bộ phận được
tách ra từ một khối trụ, vừa có chiều dài vừa có mặt phẳng tròn nhưng
khoanh gợi cảm giác một vật có mặt phẳng tròn, còn chiều dài ngắn. Trong
lúc, khúc phản ánh thuộc tính nổi trội của sự vật
ở chiều dài.
Lát: là danh từ đơn vị mô tả miếng mỏng,
được thái hoặc cắt ra, ví dụ: lát thịt, lát giò
57
Tảng thịt
Viên thịt
Miếng thịt
Tảng: là danh từ đơn vị mô tả có hình khối tương đối lớn, ví dụ: tảng
thịt
Viên: là danh từ đơn vị mô tả hình khối tròn, nhỏ,
ví dụ: viên thịt, viên cá. Xa hơn, cá viên, bò viên.
Thẻo: là danh từ đơn vị mô tả nhỏ, dài, như được xẻo ra ở rìa, ở cạnh,
ví dụ: thẻo thịt, thẻo bánh, thẻo ruộng...
Rẻo: là danh từ đơn vị mô tả miếng nhỏ vụn, thường có hình dài, hẹp,
được cắt xén ra từ một mảnh, ví dụ: rẻo thịt, rẻo ruộng, rẻo giấy, rẻo đất.
Nhìn chung, thẻo và rẻo đều mô tả những vật có hình dáng dài, nhỏ, hẹp
nhưng rẻo thường ngắn hơn. Theo khảo sát từ www.Google.com, chúng tôi
thu được kết quả: 122.000 đối với thẻo, 224.000 đối với rẻo. Như vậy, cách
sử dụng hai danh từ đơn vị này trong đời sống không như nhau, rẻo thường
phổ biến hơn thẻo.
Miếng: là danh từ đơn vị mô tả phần có mặt
phẳng, là phần tách ra, có thể nhỏ nhưng cũng có thể
tương đối lớn. Ví dụ: miếng thịt có thể nặng 1kg, nhưng
cũng có thể là một miếng nhỏ xiên vào que để nướng,
miếng vải có thể dài 2m nhưng cũng có thể bằng bàn
tay để vá chỗ bị rách.
Mảng: là danh từ đơn vị mô tả phần của một vật tách rời ra, có diện
tích hoặc khối lượng đáng kể, ví dụ: mảng da, mảng vữa, mảng màu, ...
58
Mẩu: là danh từ đơn vị mô tả phần rất nhỏ còn lại hoặc bị tách rời ra
của một vật, một chỉnh thể, ví dụ: mẩu thịt, mẩu cá, mẩu bánh mì, mẩu bút
chì, mẩu chuyện...
Tóm lại, danh từ đơn vị động vật, căn cứ vào nguồn gốc, mức độ và tần
số sử dụng có thể chia làm 2 loại: danh từ đơn vị động vật chính danh và
danh từ đơn vị động vật lâm thời.
Dưới đây là bảng tham tố nghĩa của danh từ đơn vị động vật chính
danh:
STT
DĐV
Tập
hợp
Bộ
phận
Cá
thể
Không gian phân lập
Khối
Mặt
phẳng
Tuyến
tính
1 Bầy + - -
2 Con - - +
3 Đám + - - +
4 Đàn + - -
5 Đống + - - +
6 Khoanh - + - +
7 Khúc - + - +
8 Lát - + - +
9 Mảng - + - +
10 Mẩu - + - +
11 Mẻ + - -
12 Miếng - + - +
13 Mớ + - -
14 Rẻo - + -
15 Tảng - + - +
16 Thẻo - + -
17 Viên - + - +
18 Xâu + - - +
19 Xóc + - - +
Bảng 8 : Bảng tham tố nghĩa của danh từ đơn vị động vật chính danh
59
Bảng thống kê các tham tố nghĩa của danh từ đơn vị động vật chính
danh trên dựa vào ba yếu tố đối lập là: tập hợp - bộ phận - cá thể. Về số
lượng, tập hợp động vật có tám đơn vị, bộ phận động vật có chín đơn vị, cá
thể động vật có một đơn vị. Tập hợp động vật bao gồm nhóm động vật còn
sống (bầy, đàn, đám) và nhóm động vật đã chết hoặc bị đánh bắt (đống, mẻ.
mớ, xâu, xóc). Bộ phận động vật là những chiết phân từ cơ thể động vật
thành những đơn vị thực phẩm dùng để chế biến thức ăn (khoanh, khúc, lát,
mảng, miếng, viên, rẻo, tảng, thẻo) hoặc cách thức lưu giữ sau khi đánh bắt
(xâu, xóc). Cá thể động vật (con) được sử dụng rộng rãi trong đời sống để
chỉ từng cá thể động vật dù con vật đó đang sống hay đã chết.
2.3. Ngữ nghĩa của DĐV thực vật
Nhóm danh danh từ đơn vị này cho chúng ta một tập hợp ý niệm về cây
cối, thực vật. Nói đến bông là chúng ta nghĩ ngay đến hoa; nói tới bụi là
chúng ta nghĩ ngay tới những cây nhỏ mọc gần nhau; hay nói tới khóm là
chúng ta lại nghĩ tới hoa, lúa,Các từ “trái, quả” thường kết hợp với các
danh từ chỉ hoa, quả hoặc các danh từ chỉ sự vật có hình dáng giống như
vậy, ví dụ: trái nho/ quả nho, quả núi/ trái núi, trái lựu đạn/ quả lựu đạn,...
2.3.1. Danh từ đơn vị thực vật lâm thời
Nhóm này gồm các danh từ khối như sân, nong, sàng, dần (người Nam
Bộ gọi là dừn) rổ, rá, thúng, chảo, nồi, tô, dĩa,... được chuyển thành danh từ
đơn vị khi chúng trở thành vật chứa những bộ phận của thực vật. Ví dụ:
thúng lúa, rổ rau, sân lúa, nong lúa,...
Có thể phân loại nhóm từ này thành:
- Vật chứa ngũ cốc:
Nhóm danh từ đơn vị này gồm dần, bồ, chum, lon, lọ, mẹt, nong, thúng,
sân, sàng, sập, hủ... Những vật này được người Việt đan bằng tre hoặc làm
bằng gỗ, sành sứ, xi măng để cất ngũ cốc. Điều này cho thấy ý thức của
người Việt trong việc sản xuất, cất giữ, chế biến sản phẩm lương thực. Đồng
60
Đúa sưa
Cạu nằm trong rá
thời, điều này cũng phản ánh cuộc sống khó khăn của người Việt trong sản
xuất nông nghiệp, lúc nào cũng phải để dành, cất giữ, mới đủ lương thực để
ăn trong năm.
- Vật chứa thân, cành, lá, củ:
Nhóm danh từ đơn vị này gồm rổ, rá, cạu, đúa, nẻn, nồi, chảo, dĩa ...
Những vật này thường chứa những bộ phận của thực vật được người Việt ăn
hàng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_28_5284379497_9059_1871146.pdf