Luận văn Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: VỊTỪNGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐẶC ĐIỂM

NGỮNGHĨA VÀ NGỮDỤNG

1.1. Hành động ngôn từvà câu ngôn hành . 14

1.1.1. Hành động ngôn từ. 14

1.1.2. Câu ngôn hành . 17

1.2. Vịtừngôn hành . 20

1.3. Ngữnghĩa – ngữdụng của vịtừngôn hành tiếng Việt . 21

Chương 2: TỪ ĐIỂN VỊTỪNGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT.26

KẾT LUẬN. 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 90

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3709 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ: Bắt được quả bóng. Bắt được thư nhà. 3. Bám chặt hoặc để cho bám chặt lấy, cái này tác động trực tiếp vào cái kia. Ví dụ: Da bắt nắng, xăng bắt lửa. 4. Phát hiện sự việc đáng chê trách của người khác và làm cho phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: Bắt quả tang kẻ trộm. Bắt lỗi chính tả. 5. Khiến phải làm việc gì, không cho phép làm khác đi. Ví dụ: Chĩa súng bắt giơ tay hàng. Điều đó bắt anh phải suy nghĩ. 6. Làm cho gắn, cho khớp với nhau, khiến cái này giữ chặt cái kia lại. Ví dụ: Bắt đinh ốc. 7. Nối thêm vào một hệ thống đã có sẵn. Ví dụ: Bắt điện vào nhà. Con đường bắt vào quốc lộ. Cả 7 nghĩa trên đây, không có nghĩa nào có thể là ngôn hành. Tuy nhiên, bắt còn có một nghĩa nữa mà không thấy giải nghĩa trong từ điển, đó là nghĩa chọn lựa. Đây là nghĩa có tính chất ngôn hành. Hai người bạn đang xem trận đấu bóng đá và cược một chầu cà phê xem đội nào thắng. Một người nói: – Tôi bắt đội Đức. Người kia: – Vậy thì tôi bắt đội Ý. Trong mẫu đối thoại trên thì từ bắt được dùng để thực hiện việc bắt đội nào. Như vậy nó là một vị từ ngôn hành.  Bắt buộc: buộc phải làm. So sánh hai câu sau: – Tôi bắt buộc phải ở lại. – Tôi bắt buộc em phải xin lỗi bạn! Rõ ràng câu thứ hai là ngôn hành, còn câu thứ nhất thì không. Lý do là trong câu thứ nhất, bắt buộc chỉ một tình trạng, còn ở câu thứ hai nó mới là một hành động hướng đến đối tượng là “em”.  Bắt đầu: Bước vào giai đoạn đầu của một công việc, một quá trình, một trạng thái. Với nghĩa này thì bắt đầu chưa phải là một vị từ ngôn hành. Nhưng với nghĩa khơi mào, là khai mạc, vị từ này khi được phát ngôn trong điều kiện ngôn hành, sẽ trở thành vị từ ngôn hành. So sánh: – Đứa trẻ bắt đầu tập nói / Lúa bắt đầu chín. với (Lời người chủ trì cuộc họp) – Cuộc họp xin bắt đầu!/ Chúng ta bắt đầu cuộc họp, ta thấy trường hợp thứ nhất là hai câu tường thuật bình thường; trong khi trường hợp thứ hai câu ngôn hành vì người chủ trì đang làm cái việc bắt đầu cuộc họp bằng cách nói câu có chứa nó ra. Như vậy, bắt đầu là một vị từ ngôn hành.  Bắt đền: Bắt phải đền, phải bồi thường thiệt hại. Bắt đền có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành nếu nó được dùng trong điều kiện ngôn hành. Ví dụ: Một cậu bé bị mẹ làm vỡ quả bóng bay: – Không biết đâu! Con bắt đền mẹ đấy! Trong phát ngôn trên thì bắt đền là một vị từ ngôn hành. Nhưng nếu bà mẹ dỗ con: – Được rồi, mẹ đền cho! Mặc dù bà mẹ nói ra câu có từ đền thì đền không phải là một vị từ ngôn hành. Bởi đền phải gắn với việc bà mẹ phải mua cho con quả bóng khác, chứ không phải là hành động được thực hiện bằng lời nói nên nó không phải là vị từ ngôn hành. Như vậy, bắt đền là vị từ ngôn hành còn đền không phải là vị từ ngôn hành.  Bẩm: thưa, trình (thường dùng với người có địa vị trong xã hội cũ). Đây là vị từ ngôn hành có nguồn gốc là một cảm thán từ. Nhưng dần dần bẩm không còn là nghĩa của cảm thán từ nữa (như dạ) mà là nghĩa trình, báo. Như vậy bẩm trở thành một vị từ ngôn hành. Ví dụ: Một người lính được một vị quan nọ cho đòi, anh ta đi vào và nói: – Bẩm quan, con đã có mặt ạ! Ở phát ngôn trên, nghĩa của bẩm cũng có thể hiểu là: “Xin trình quan là con đã có mặt”. Hay: – Lạy cụ ạ. Bẩm cụ… Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ… Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại thích sinh ra ở tù, bẩm có thế, con có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả là đi tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước đất cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ con lại đến kêu cụ cụ lại cho con đi ở tù… (Nam Cao – Chí Phèo) Trong phát ngôn trên ta thấy từ bẩm có giá trị là trình, thưa chứ không còn mang nghĩa của một cảm thán từ.  Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu, làm một chức vụ hoặc hưởng một vinh dự. Khi hành động “bầu” được thực hiện bằng lời nói, bầu sẽ là một vị từ ngôn hành. Ví dụ: Trong buổi bầu ra ban cán sự lớp đầu năm, một bạn đứng lên phát biểu: – Thưa cô và các bạn, em xin bầu bạn Hằng làm lớp trưởng ạ!  Bổ dụng: Đây là một vị từ ngôn hành có nghĩa là bổ nhiệm.  Bổ nhậm: (cũng như bổ nhiệm)  Bổ nhiệm: cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước. Trong cuộc họp hội đồng, sau khi đã bỏ phiếu kín, một người trong ban lãnh đạo đứng lên phát biểu ý kiến: – Hội đồng sư phạm nhà trường chúng tôi bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trung làm hiệu trưởng nhà trường. Trong ví dụ trên thì bổ nhiệm rõ ràng là một vị từ ngôn hành.  Bổ sung: thêm vào cho đủ. Trong một số trường hợp (dù khá hạn chế) bổ sung có thể trở thành vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Tôi xin bổ sung đồng chí Nguyễn Văn A vào ban chấp hành.  Buộc: (xem bắt buộc)  Cá: cuộc, đánh cuộc. Tuy nhiên không phải lúc nào cá cũng có thể là vị từ ngôn hành. Ta xem ví dụ: Hai người bạn cùng xem một trận đấu bóng đá. Một người nói: – Tao với mày cá xem Đức hay Ý sẽ thắng trong trận này đi! (1) Trong phát ngôn trên thì việc cá vẫn chưa được thực hiện. Nhưng nếu người kia trả lời: – Ừ, cá! (2) Thì cá trong câu (2) là vị từ ngôn hành vì anh ta đã làm cái việc cá bằng lời nói và bằng cách nói nó ra. Đỗ Hữu Châu cho rằng trong trường hợp này cá (2) vẫn chưa phải là vị từ ngôn hành (mà ông gọi là động từ ngữ vi) bởi vì cả hai chưa đưa ra điều kiện thắng – thua, chưa đưa ra phần thưởng – phạt, cho nên việc cá không diễn ra được. Nhưng theo chúng tôi việc đưa ra điều kiện hay đưa ra phần thưởng – phạt lại là một việc khác. Còn cá là việc đồng ý đánh cuộc trong câu trên, cho nên cá đã đủ điều kiện là một vị từ ngôn hành rồi. Những điều kiện giao hẹn chỉ bổ sung cho việc cá mà thôi. Chúng ta chỉ xét cá với góc độ là một hành động ngôn ngữ, và chúng tôi nhận thấy nó hội đủ điều kiện ngôn hành để trở thành một vị từ ngôn hành (phát ngôn 2) Hay như ở ví dụ: – Tao cá với mày là đội Ý sẽ thắng. (3) thì cá là vị từ ngôn hành.  Cam đoan: nói chắc và hứa chịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho người khác tin. Cam đoan là vị từ ngôn hành được sử dụng ở cả dạng văn viết và phát ngôn. Ví dụ: – Xin cam đoan với anh là tôi sẽ trả nợ đúng hạn. Ở dạng văn bản viết, thường gặp ở phần cuối đơn từ lời cam đoan như sau: Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu khai man tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.  Cam kết: chính thức cam đoan làm đúng những điều đã hứa. Cam kết có nghĩa như cam đoan, nhưng sắc thái biểu cảm mạnh hơn. Vì tính chất chính thức của cam kết nên nó thường được dùng trong văn bản viết nhiều hơn. Ví dụ: Giấy cam kết.  Cảm ơn: (xin xem cám ơn)  Cảm tạ: tỏ lòng biết ơn bằng lời cảm ơn. Ví dụ: – Tôi chân thành cảm tạ sự chăm sóc của bác sĩ Cảm tạ thường được dùng ở dạng văn bản viết, thường là lời cảm tạ của tang gia đối với thân bằng quyến thuộc của người quá cố. Ví dụ: Thư cảm tạ.  Cám ơn: có hai nghĩa và cả hai đều có khả năng làm cám ơn trở thành vị từ ngôn hành. Nghĩa thứ nhất: tỏ lòng biết ơn về điều tốt người khác đã làm cho mình. Ví dụ: – Xin cám ơn ông đã chiếu cố đến gia cảnh của chúng cháu. – Tôi cám ơn sự chăm sóc của thầy đối với cháu Hồng nhà tôi. Nghĩa thứ hai: từ dùng làm lời nói lễ phép, lịch sự để nói với người đã làm việc gì đó cho mình, hoặc đã nhận lời hay để từ chối. Ví dụ: (– Mời anh ngồi.) – Cám ơn. (1) Hay: (Chàng: – Tối nay anh mời em đi xem phim, Lan nhé!) Nàng: – Cám ơn, tôi không rảnh! (2) Ở hai mẫu đối thoại trên thì Cám ơn (1) là đáp lại một cách lễ phép, lịch sự lời mời ngồi, còn Cám ơn (2) là cố ý tạo ra sự lịch sự thái quá để chế giễu và để từ chối. Xét ở góc độ câu ngôn hành thì dù ở bất kỳ thái độ nào trong hai thái độ trên, thì cám ơn cũng là một vị từ ngôn hành vì cám ơn chính là hành động cám ơn. Còn chuyện có thật tâm hay không lại là một chuyện khác.  Can: làm cho thấy không nên mà thôi đi, không làm, khuyên đừng làm. Vì từ can có thể được phát ngôn trong câu ngôn hành cho nên nó có giá trị là một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Tôi can hai ông đấy, đừng cãi nhau nữa! Ở phát ngôn trên, rõ ràng can có đầy đủ tính chất cần thiết của một vị từ ngôn hành. Cần nói thêm là can và cản có nghĩa gần giống nhau, nhưng can là một vị từ ngôn hành còn cản thì không. Bởi vì cản cũng là một vị từ biểu hiện hành động ngôn từ, nhưng cái hành động cản thường phải được hiện thực bằng một phát ngôn không chứa đựng vị từ cản. Chẳng hạn chúng ta không thể cản một người bằng cách nói Tôi cản anh nhưng có thể nói: Tôi đã cản rồi mà anh không nghe! Nghĩa là trước đó, người phát ngôn xưng là “tôi” có khuyên người kia đừng làm việc gì đó. Như vậy, cản là một vị từ nói năng chứ không phải là một vị từ ngôn hành.  Cáo: Đây là một vị từ có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: viện cớ để từ chối, để xin khỏi phải làm. Chẳng hạn: cáo bệnh, không dự hội nghị; cáo quan. Nghĩa thứ hai: trình, thưa. Ở nghĩa thứ nhất, cáo không có giá trị ngôn hành vì chẳng ai có thể nói: Tôi xin cáo bệnh, không đi họp được. Như vậy, nó chỉ là vị từ nói năng mà thôi. Còn ở nghĩa thứ hai, cáo là một vị từ ngôn hành. Nhưng đây là một từ cổ cho nên ngày nay chúng ta chỉ còn thấy nó ở dạng văn bản viết trong những áng văn thơ cổ mà thôi. Ví dụ: Cáo tật thị chúng. (Mãn Giác Thiền Sư)  Cáo bạch: báo rõ cho mọi người biết. Đây cũng là một từ cổ ngày nay ít thấy được dùng trong phát ngôn mà chỉ còn thấy ở dạng văn bản viết. Ví dụ: Giấy cáo bạch.  Cáo biệt: là tỏ lời xin từ biệt. Đây cũng là một từ cổ, có sắc thái trang trọng và có giá trị của một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Đã đến lúc tôi phải lên đường. Xin cáo biệt!  Cáo lỗi: xin lỗi. Đây là một vị từ vẫn tồn tại phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, nhưng không hiểu sao vẫn không được ba cuốn từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, của Nguyễn Kim Thản và của Nguyễn Như Ý ghi nhận. Cáo lỗi có giá trị là một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Vì gặp sự cố bất ngờ giữa đường nên tôi đến trễ. Xin cáo lỗi cùng các quý vị đại biểu có mặt ở đây ạ! Ở dạng văn bản viết, mỗi khi chương trình lên ti vi bị gián đoạn chúng ta thường được đọc dòng sau: Vì lý do kỹ thuật, chương trình xin tạm ngừng trong giây lát, xin cáo lỗi cùng quý vị.  Cáo lui: nói lời chào ra về. Cũng cần nói thêm là cáo lui là vị từ ngôn hành còn lui thì không phải là vị từ ngôn hành. Ta xem ví dụ: Cuối buổi tiệc, một vị khách đứng lên nói – Thôi, đã trễ rồi, tôi xin cáo lui! Ví thử mặc dù đã cáo lui rồi, mà ông này vẫn còn loay hoay chưa về thì hành động cáo lui của ông trong lúc nói câu đó vẫn được đảm bảo. Vì cáo lui là chào để xin phép ra về, còn việc “lui” (về) hay không của ông ta là một việc khác. Giả sử có ai đó cho rằng: Ổng nói cáo lui mà ổng có cáo lui đâu thì người này hiểu sai nghĩa của từ : cáo lui là chào để ra về chứ không phải là ra về.  Cáo phó: báo tin về việc có người chết, báo tang. Đây là vị từ ngôn hành (có sắc thái trang trọng) thường được sử dụng trong văn bản viết. Ví dụ: Thư cáo phó. Văn bản cáo phó trên báo, đài.  Cáo từ: tỏ lời từ chối, xin ra về. Đây cũng là một từ cổ, có tính chất kiểu cách. Cáo từ là một vị từ ngôn hành. Ta xem phát ngôn sau: – Đường về còn xa mà trời đã về chiều. Tôi xin cáo từ!  Cắt cử: cắt đi làm việc gì. Đây là một từ có vẻ là vị từ nói năng hơn là vị từ ngôn hành. Nhưng trong điều kiện cho phép, nó có thể trở thành một vị từ ngôn hành. Ví dụ: Lời một ông thủ trưởng: – Tối nay, tôi cắt cử anh Hà trực ở cổng chính cơ quan còn anh Sơn trực ở cổng sau. Trong phát ngôn trên thì cắt cử là một vị từ ngôn hành.  Cắt đặt: sắp xếp công việc và cắt cử người làm. Đây cũng là một từ mà tính ngôn hành chỉ được thực hiện trong những ngữ cảnh hạn chế. Ví dụ: Cắt đặt công việc (1) Cắt đặt người vào việc nấy (2) Ở hai ví dụ (1) và (2) trên đây, cắt đặt chưa phải là vị từ ngôn hành mà chỉ là vị từ nói năng. Nhưng ở ví dụ (3) sau đây: – Bố cắt đặt thế này: chị Gái giã gạo còn cái Tí bế em. thì nó là một vị từ ngôn hành: trong phát ngôn trên, ông bố đang làm cái việc cắt đặt bằng cách nói câu có từ cắt đặt ra.  Cấm: có hai nghĩa chính khiến cấm khả dĩ trở thành vị từ ngôn hành. Nghĩa thứ nhất: Không cho phép làm việc gì đó hoặc không cho phép tồn tại. Ở nghĩa này, cấm là một vị từ ngôn hành mà tính chất ngôn hành của nó thể hiện rất rõ ràng cả ở văn bản viết và trong phát ngôn. Bởi người ta chỉ có thể cấm ai đó làm điều gì chỉ bằng cách nói nó ra (hoặc viết) không còn biện pháp phi ngôn ngữ nào khác. Ví dụ: – Tao cấm mày mở miệng, nghe không! – Tao cấm chúng bay, từ nay hễ thấy tiền nong, không cứ là của ai, cũng không được tơ hào! (Nguyễn Công Hoan – Mất cái ví) Hay ở dạng viết như các biển cấm sau: – Cấm chặt cây và phá rừng. – Cấm hút thuốc. – Cấm lửa. Nghĩa thứ hai: Không cho phép tự do qua lại hoặc đi vào một khu vực nào đó. Trường hợp này, ta thường thấy ở dạng văn bản viết như sau: – Cấm đường. – Rừng cấm. Cấm ở nghĩa này, cũng là một vị từ ngôn hành. Bởi vì việc cấm chỉ được thực hiện khi viết ra từ cấm trên biển báo. Mà chữ viết cũng là một sự giao tiếp bằng ngôn ngữ.  Cấm cửa: không cho phép đến nhà mình nữa. Cấm cửa có khả năng trở thành vị từ ngôn hành khi được phát ngôn trực tiếp để thực hiện việc cấm tới nhà. Ví dụ: – Thằng kia! Tao cấm cửa mày từ nay chớ có bén mảng đến nhà tao nữa!  Cấm tiệt: cấm tiệt là cấm hoàn toàn, cấm một cách nghiêm khắc. Cũng như cấm cửa, cấm tiệt là một vị từ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Tuy nhiên, tính chất ngôn hành của vị từ cấm tiệt được thực hiện rõ ràng hơn vì nó mang phong cách nói, nghĩa là nó được sử dụng trong phát ngôn nhiều hơn so với cấm cửa. Ví dụ: – Tao cấm tiệt mày không được hẹn hò gặp gỡ gì thằng ấy nữa!  Cầu xin: xin với ai điều gì một cách khẩn khoản, thiết tha, nhẫn nhục. Cầu xin là một vị từ ngôn hành, bất chấp thái độ cầu xin của người thực hiện nó có chân thành hay không.Về điều này thì cầu xin khác với cầu mong. Cầu mong là mong ước điều may mắn tốt lành, là sự tình diễn ra trong tâm của chủ thể thực hiện nó. Đây là một vị từ nội động, không phải là một vị từ ngôn hành, dù có được phát ngôn ra thì phát ngôn và suy nghĩ không phải lúc nào cũng là một, và thậm chí nếu “cầu mong” trong tâm và phát ngôn ra là một thì nó cũng chưa phải là vị từ ngôn hành. Trong khi đó, cầu xin là một hành động chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói, cho dù lời cầu xin đó không thực lòng thì chủ thể thực hiện nó cũng đã làm cái việc cầu xin rồi, bằng chính cách nói nó ra. Ví dụ: – Cầu xin ông tha mạng! Con xin đội ơn ông! – Cầu xin Trời Phật phò hộ.  Cậy: Nghĩa thứ nhất: nhờ làm việc gì, nhờ giúp đỡ. Nghĩa này chính là vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Cậy anh đi giúp cho! Hay: – Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Nghĩa thứ hai: là ỷ vào ưu thế của mình như cậy thế cha, Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng. Cậy ơ nghĩa này không phải là vị từ ngôn hành.  Chào: tỏ bằng lời nói hoặc cử chỉ thái độ kính trọng hoặc quan tâm đối với ai, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt. Xét ở góc độ một vị từ ngôn hành thì chào chỉ có thể trở thành vị từ ngôn hành khi được thể hiện bằng lời nói và bằng cách nói chính cái từ chào. Ví dụ: – Em chào thầy ạ! – Cháu chào bác! Bác đến tìm ai đấy ạ! Như vậy khi tỏ thái độ chào như mỉm cười, gật đầu chẳng hạn mà chưa nói ra từ chào thì lúc đó chào không phải là vị từ ngôn hành. Trong Chào cờ và Nhà hàng chào khách, chào không phải là những vị từ ngôn hành.  Chào đón: tỏ ý hoan nghênh, đón mừng. Chào đón là một vị từ ngôn hành thường thấy ở dạng viết như băng rôn, bảng hiệu. Ví dụ: – Chào đón ngày nhà giáo Việt Nam. – Chào đón quý khách.  Chào giá: (nói về một bên bên mua hoặc bán) biểu thị cho bên kia biết rõ ý muốn bán hoặc mua một mặt hàng nhất định. Trong điều kiện cho phép thì chào giá là một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Cửa hàng chúng tôi xin chào giá chiếc xe máy này là hai mươi lăm triệu đồng.  Chào mừng: vui mừng chào đón. Cũng như chào đón, chào mừng là một vị từ ngôn hành thường được sử dụng ở dạng văn bản viết (thường thấy ở băng rôn, bảng hiệu). Ví dụ: – Chào mừng các vị khách. – Chào mừng ngày Quốc khánh. Chắc: có nhiều nghĩa, trong đó nghĩa “có tính chất khẳng định, có thể tin được là sẽ đúng như thế” có thể trở thành ngôn hành. Ta xem ví dụ: – Anh chắc với em là anh sẽ đến đúng giờ. (1) – Tao chắc với mày là đội Ý sẽ thắng. (2) Trong hai phát ngôn trên, chắc (1) có thể hiểu là “hứa chắc” và nó là vị từ ngôn hành không có gì bàn cãi. Nhưng ở chắc (2) lại có thể hiểu là “tin chắc”, mà theo chúng tôi nhận thấy, chắc là một vị từ ngôn hành, trong khi tin chắc thì không phải là một vị từ ngôn hành vì không phải là một vị từ nói năng. Chắc chắn: có tính chất khẳng định dứt khoát, có thể tin được là đúng như thế. Ví dụ: – Tôi chắc chắn với anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ. – Tôi chắc chắn với anh là sẽ không trễ giờ. Chấm: có nhiều nghĩa, nhưng chỉ có nghĩa “chọn, kén người mình vừa ý nhất” là có thể khiến chấm trở thành vị từ ngôn hành. Điều kiện để chấm, với nghĩa trên, trở thành vị từ ngôn hành là phải thực hiện bằng hành động nói năng. Ví dụ: – Trong ba cô đó, tớ chấm cô áo vàng. Chấp: Trong 4 nghĩa của từ này, có hai nghĩa có thể khiến chấp trở thành vị từ ngôn hành. Nghĩa thứ nhất: tỏ bằng lời nói cho đối phương được hưởng những điều kiện nào đó lợi hơn khi bắt đầu cuộc chơi, cuộc đấu. Ví dụ: – Mình chấp cậu một ngựa đấy! – Vậy thì mình chấp cậu đi trước. Nghĩa thứ hai: địch lại mà không sợ đối phương có lợi thế hơn mình và tỏ bằng lời nói. Ví dụ: – Một mình tao chấp cả hai anh em nhà mày đấy! Chấp nhận: đồng ý điều người khác yêu cầu hoặc đề ra. Ví dụ: – Tôi chấp nhận tờ đơn này của chị. Hay: – Công ty chúng tôi chấp nhận các điều kiện đặt hàng của bên các anh. Chấp thuận: chấp nhận điều yêu cầu hoặc đề nghị. Ví dụ: – Ban Giám đốc chúng tôi chấp thuận đề nghị tăng lương của các anh. Trong phát ngôn trên, người nói đại diện cho một nhóm người ở ngôi thứ nhất và đang nói với các nhân viên cơ quan (ngôi thứ hai). Ở đây, tiền giả định là trước đó các nhân viên có yêu cầu tăng lương với ban giám đốc. Chỉ thị: (cấp trên) vạch ra điều gì đó cho cấp dưới thi hành. Ví dụ: – Tôi chỉ thị các đồng chí về điều động nhân lực ở địa phương mình chuẩn bị chống bão lụt. Trong phát ngôn trên, chỉ thị rõ ràng là một vị từ ngôn hành. Chịu: hai trong số tám nghĩa của từ này có khả năng khiến chịu trở thành vị từ ngôn hành. Nghĩa thứ nhất: thừa nhận cái hay, cái hơn của người khác. Ví dụ: – Xin chịu ông là người nhớ giỏi. Nghĩa thứ hai: tự nhận mình bất lực, không làm nổi, xin hàng. Ví dụ: – Bài toán này khó quá, mình xin chịu! Cho: Hiểu theo nghĩa “cho phép” hay “làm cho người khác có được điều kiện khách quan để làm việc gì”, từ này có thể trở thành vị từ ngôn hành với điều kiện phải được tỏ bằng lời. Ví dụ 1: Cô giáo nói với một học sinh vừa bị đuổi ra khỏi lớp tiết trước vì tội làm ồn: – Cho em vào lớp! Ví dụ 2: Bà Án quay sang bảo tên người hầu: – Cho mày lui! (Khái Hưng – Nửa chừng xuân) Ví dụ 3: – Tôi cho anh thời gian để suy nghĩ. Ta thấy trong các phát ngôn trên, cho là một vị từ ngôn hành. Cho phép: tỏ bằng lời nói để cho người khác được quyền làm việc gì. Cả ba cuốn từ điển đã dẫn đều không ghi nhận từ này. Ví dụ: Lời chủ tọa phiên tòa: – Cho phép nói! Hay: – Mẹ cho phép con đi chơi đấy! Trong các ngữ cảnh trên, rõ ràng cho phép là một vị từ ngôn hành. Chối từ: (xem từ chối) Chống án: (Đương sự) không tán thành bản án của tòa án cấp dưới và yêu cầu tòa án cấp trên xử lại. Đây là một vị từ có khả năng trở thành vị từ ngôn hành nếu được tỏ bằng lời nói. Ví dụ: – Tôi chống án vì kết luận của tòa án không hợp lý! Trong phát ngôn trên thì chống án là một vị từ ngôn hành. Chuẩn y: đồng ý để cho thực hiện theo đúng như cấp dưới đề nghị hoặc dự thảo. Ví dụ: – Chúng tôi chuẩn y điểm sửa đổi của anh! Chúc: tỏ lời mong ước điều may mắn tốt đẹp cho người khác. Ví dụ: – Chúc bạn đạt nhiều thành tích! – Chúc anh lên đường may mắn! Ngoài việc chúc bằng tỏ lời, chúng ta còn thấy chúc bằng thư, bằng thiệp, v.v. Như vậy việc chúc không chỉ được thực hiện bằng phát ngôn mà còn bằng văn bản viết. Ví dụ: – Thiệp chúc mừng. Chúc hạ: Đây là vị từ ngôn hành có tính chất trang trọng. Là một từ cổ có nghĩa như chúc mừng. Chúc mừng: chúc nhân dịp vui mừng. Ví dụ: – Chúc mừng cô dâu chú rể! – Nghe tin cậu thi đậu đại học, mình xin chúc mừng! Không chỉ tỏ bằng lời, chúc mừng còn được thể hiện bằng văn bản viết. Ví dụ: Thiệp chúc mừng (ngày sinh nhật, ngày 8/3, v.v.) Thư chúc mừng. Chúc phúc: cầu mong thần thánh ban cho phước lành, theo quan niệm tôn giáo. Ví dụ: Lời cha xứ nói với con chiên: – Cha chúc phúc cho con! Chung thẩm: (tòa án) quyết định lần cuối cùng về một vụ án cho bản án có hiệu lực pháp luật, sau đó đương sự không được chống án nữa. Ví dụ: Lời chủ tọa phiên tòa: – Tòa chung thẩm bị cáo Nguyễn Văn A ba tháng tù giam! Có lời: Đây là một ngữ vị từ khi được dùng ở ngôi thứ nhất và thì hiện tại, nó có vai trò chủ yếu là báo hiệu một phát ngôn ngôn hành. Tương tự như vị từ xin, có lời hoặc xin có lời làm cho vị từ đi sau nó có được tính ngôn hành. Cả khi bổ ngữ chỉ người tiếp nhận là ngôi thứ ba. Ví dụ: – Tôi có lời xin lỗi chị ấy. – Tôi có lời khen ngợi các chú ấy. – Tôi có chia buồn cùng gia đình. Cuộc: giao hẹn với nhau sẽ tính được thua về điều phỏng đoán đúng hay sai hoặc về điều thách thức làm được hay không làm được. Nghĩa của cuộc giống như cá đã trình bày ở phần trên. Cuộc là một vị từ ngôn hành nhưng không phải trong mọi trường hợp. Chúng ta so sánh các ví dụ: A và B nói chuyện với nhau: A: – Anh có dám cuộc với tôi điều đó không? Trong câu trên cuộc chưa phải là vị từ ngôn hành, vì việc cuộc chưa được thực hiện, mà chỉ là câu rủ nhau cuộc mà thôi. Vì nếu như B đưa ra một điều kiện nào đó mà A không thuận tình thì việc cuộc sẽ không được thực hiện. Nhưng nếu B nói: – Được thôi, tôi cuộc với cậu đấy! thì cuộc trong câu nói của B là một vị từ ngôn hành. Hay như ở các ví dụ sau: – Tớ cuộc với cậu rằng chiều nay thế nào đội Cảng Sài Gòn cũng thắng. – Tôi cuộc với ông nếu hôm nay nó không đến thì tôi đi bằng đầu. Trong các phát ngôn trên, cuộc là vị từ ngôn hành vì khi phát ngôn ra các câu đó, người nói chúng đang thực hiện hành động cuộc. Cử: Đây là một vị từ có rất nhiều nghĩa, trong đó nhưng chỉ với nghĩa “lựa chọn ra để chính thức giao cho giữ một trách nhiệm hoặc làm một việc gì” thì cử có thể làm một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Tôi cử anh Nguyễn Văn Nam phụ trách đội văn nghệ. – Tôi cử anh Trần Anh Hùng là đại biểu đi dự hội nghị. Trong hai phát ngôn trên, rõ ràng cử là vị từ ngôn hành.  Cược: (như cuộc)  Đa tạ: cảm ơn nhiều (dùng trong đối thoại để tỏ lòng biết ơn). Ví dụ: – Xin đa tạ ngài. – Tôi xin đa tạ tấm lòng của bà con! Đả đảo: đánh đổ. Với nghĩa này thì đả đảo không phải là một vị từ ngôn hành. Nhưng xét về mặt ngữ dụng, thì đả đảo chỉ dùng được trong khẩu hiệu đấu tranh biểu thị sự chống đối kịch liệt với tinh thần muốn đánh đổ. Như vậy, đả đảo không còn mang nghĩa là “đánh đổ” nữa mà là “chống đối”.Và vì vậy, đả đảo trở thành một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Đả đảo bọn xâm lược! – Đả đảo chế độ độc tài!  Đánh cuộc: (xem cuộc).  Đặt: Đây là một vị từ có nhiều nghĩa nhưng chỉ với nghĩa “đưa trước theo yêu cầu, theo thể thức đã định cho đối tác có cơ hội đáp ứng đúng, để đảm bảo việc mua bán, thuê mướn” thì đặt mới có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành. Ví dụ: – Tôi xin đặt một bàn tiệc cho mười người lúc năm giờ chiều nay! – Tôi đặt một đôi giày size 40, ba hôm sau tôi đến lấy đấy nhé! Trong hai phát ngôn trên thì đặt là một vị từ ngôn hành.  Đề bạt: cử (ai đó) giữ chức vụ cao hơn. Ví dụ: – Tôi đề bạt anh Lê Anh Tú trưởng phòng kỹ thuật lên làm phó giám đốc xí nghiệp, các anh thấy thế nào? Trong phát ngôn trên, đề bạt là một vị từ ngôn hành vì lời vị vừa nói chính là hành động đề bạt. Việc anh Lê Anh Tú có lên được chức phó giám đốc hay không không ảnh hưởng đến hành động đề bạt này. Bởi vì đề bạt là “cử ra” còn việc thăng chức của anh Tú kia là một việc khác.  Đề cử: giới thiệu ra để bỏ phiếu bầu chọn. Ví dụ: – Tôi đề cử đồng chí Nam vào ban chấp hành công đoàn. Với phát ngôn trên thì người đó đã đề cử cho Nam.  Đề nghị: Đây là một vị từ ngôn hành được từ điển tiếng Việt diễn giải có đến ba nghĩa. Cả ba nghĩa đó của từ đề nghị đều có tính chất ngôn hành nếu được sử dụng hợp ngữ cảnh. Nghĩa thứ nhất: Đưa ra ý kiến về một việc nên làm nào đó để thảo luận, để xem xét. Ví dụ: – Tôi đề nghị áp dụng biện pháp kỹ thuật mới. Hay: – Tôi đề nghị phải có những tiêu chí cụ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH020.pdf
Tài liệu liên quan