MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Đối tượng nghiên cứu. . 2
3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu. 2
4. Cấu trúc luận văn. . 2
CHƯƠNG 1: NGƯNG TỤ BOSE-EINSTEIN . 3
1.1. THỐNG KÊ BOSE – EINSTEIN VÀ THỐNG KÊ FERMI DIRAC. 3
1.2. HIỆN TƯỢNG BEC CHO CÁC BOSON TỰ DO (KHÔNG CÓ
TRƯỜNG NGÒAI). 5
1.3 HIỆN TƯỢNG BEC CHO CAC BOSON BẪY . 7
1.4. PHÂN LOẠI CHUYỂN PHA . 9
1.5. CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ BEC. 10
CHƯƠNG 2. PHA SIÊU CHẢY VÀ SIÊU TINH THỂ. 12
2.1. SIÊU CHẢY CỦA He . 12
2.2. LÝ THUYẾT CHẤT LỎNG HAI THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ
LANDAU . 14
2.2.1. Lý thuyết bán hiện tượng luận của Landau . 14
2.2.2. Tiêu chí của Landau về vận tốc siêu chảy tới hạn. 16
2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA BEC VÀ SIÊU CHẢY . 18
2.3.1. Đánh giá chung . 18
2.3.2. Hàm sóng vĩ mô . 21
2.4. SIÊU TINH THỂ . 23
2.4.1. Khái niệm pha siêu tinh thể . 23
2.4.1.1. Trật tự tầm xa chéo và pha tinh thể. . 24
47 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngưng tụ bose - Einstein, siêu chảy và siêu tinh thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.25)
Từ đây suy ra nhiệt độ chuyển pha :
1
5
1,202
B c
N
k T
. (1.26)
Từ (1.25) và (1.26) ta suy ra :
3
0 1
c
N T
N T
. (1.27)
Trong trường hợp boson trong các bẫy ta cần lưu ý là không thể thực hiện giới
hạn nhiệt động học V , N ,
N
n const
V
vì thể tích bẫy là hữu hạn, N
cũng là hữu hạn.
Từ (1.26) nếu lấy ~ 100 Hz, N thay đổi trong khoảng 104 – 107 như trong các
thí nghiệm thì nhiệt độ cần thiết để có BEC là 210 .cT nK
Thực hiện các tính toán tương tự như theo công thức (1.20) cho năng lượng của
hệ ta có :
3
0 33
B
B
k T
k T g z
nếu
CT T
9
3
0 33 1
B
B
k T
k T g
nếu
CT T (1.28)
Từ đó suy ra nhiệt dung riêng
3
4
3
1
12
1
B
C
g T
C Nk
g T
CT T
4 3
3 2
3 4.B
g z g z
C Nk
g z g z
CT T (1.29)
Tại
cT nhiệt dung riêng không liên tục trái với kết quả cho hệ boson không ở
trong bẫy. Tính số cho thấy [13,14]
6,6 BC C C Nk
(1.30)
1.4. PHÂN LOẠI CHUYỂN PHA
Kết quả về sự liên tục của nhiệt dung khi chuyển pha sang BEC khác nhau trong
hai trường hợp boson trong bẫy và boson không ở trong trường ngoài đặt ra
vấn đề là phải xem xét lại về sự phân loại chuyển pha. Mặc dù sự phân loại
chuyển pha không dễ dàng trong trường hợp tổng quát vì có rất nhiều loại
chuyển pha khác nhau. Tuy nhiên thông dụng nhất là hai cách phân loại : của
Ehrenfest và của Landau [ 16,17 ]. Năm 1933 Ehrenfest đề xuất : Chuyển pha
được gọi là bậc n nếu đạo hàm bậc n theo nhiệt độ của ít nhất một đại lượng
mô tả trạng thái của hệ như thế hóa học T , nội năng T , entropy S T
không liên tục ở điểm chuyển pha, còn tất cả các đạo hàm bậc thấp hơn là
liên tục. Thí dụ chuyển pha khí – lỏng là bậc một vì
T
là gián đoạn. Áp
dụng cho BEC thì đạo hàm bậc nhất của nội năng là nhiệt dung sẽ phụ thuộc
vào hệ bị giam cầm hay không mà đạo hàm đó sẽ gián đoạn hay liên tục. Tuy
nhiên đạo hàm của thế hóa học theo nhiệt độ
T
luôn là gián đoạn, tức là
chuyển pha sang BEC là bậc một. Các kết quả nghiên cứu sâu hơn [16 ] cho
thấy, tương tác và kích thước của bẫy luôn có xu hướng làm nhòe đi sự gián
đoạn của đạo hàm thế hóa học . Như vậy, nếu chú ý đến các yếu tố khác thì
10
chuyển pha bậc 1 theo Ehrenfest có thể trở thành bậc 2 hoặc cao hơn. Để sự
phân loại có tính tổng quát hơn, Landau đưa ra khái niệm tham số trật tự gắn
liền với tính đối xứng của hệ. Tham số trật tự là đại lượng vĩ mô lượng hóa tính
chất đối xứng của hệ. Theo Landau, thông thường pha ở nhiệt độ cao hơn ở
nhiệt độ chuyển pha sẽ có tính đối xứng cao hơn pha ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ chuyển pha. Tham số trật tự sẽ bằng không ở pha đối xứng cao hơn còn nó
sẽ khác không ở pha đối xứng thấp hơn. Tham số trật tự có thể định nghĩa ngay
cả khi không có sự thay đổi tính đối xứng của hệ qua điểm chuyển pha. Thí dụ
từ pha lỏng sang pha khí hệ luôn là đồng nhất (isotropic), nhưng mật độ hạt
thay đổi một cách gián đoạn. Tham số trật tự có thể rất khác nhau : có thể là đại
lượng vô hướng như số hạt trong ngưng tụ của pha BEC, có thể là vectơ như
momen từ hóa khi xét chuyển pha từ... Khi đi qua điểm chuyển pha từ nhiệt độ
cao hơn xuống thấp hơn, nếu đối xứng của hệ thay đổi trở thành thấp hơn đối
xứng ban đầu của Hamiltonian của hệ thì người ta nói rằng đối xứng của hệ bị
phá vỡ tự phát. Tự phát là vì đối xứng thay đổi mà không cần số hạng phá vỡ đối
xứng trong Hamiltonian. Trong BEC, như ta thấy ở phần dưới, đối xứng chuẩn (
đối xứng gauge) của hệ boson bị phá vỡ tự phát. Landau phân các chuyển pha
thành 2 loại : chuyển pha loại một hay còn gọi là chuyển pha gián đoạn nếu tham
số trật tự thay đổi một cách gián đoạn qua điểm chuyển pha (khí sang lỏng-sang
rắn), chuyển pha loại hai hay chuyển pha liên tục khi tham số trật tự thay đổi liên
tục qua điểm chuyển pha (sắt từ-thuận từ, siêu dẫn – kim loại...).
Theo phân loại theo tiêu chí của Landau thì BEC là chuyển pha loại 2 vì số hạt
ngưng tụ 0n T luôn là liên tục theo T dù có hay không tương tác, có hay không
bẫy giam cầm các nguyên tử trung hòa.
1.5. CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ BEC
Khẳng định bằng thực nghiệm hiện tượng BEC đã từng là một giấc mơ dài lâu
của vật lý. Ứng viên đầu tiên là 4He , nhất là hiện tượng tiêu chảy được cho có
liên hệ trực tiếp với BEC đã được phát hiện từ rất sớm (năm 1938) bởi nhà vật
lí Nga Kapitza. Tuy nhiên 4He là một hệ tương tác mạnh với thăng giáng lượng
tử quá lớn (là nguyên nhân nó không kết tinh dù ở nhiệt độ rất thấp) không cho
11
phép chỉ ra một cách rõ ràng các biểu hiện trực tiếp của BEC. Sau đó người ta
chuyển sang tìm BEC trong hệ các exciton. Exciton là cặp điện tử lỗ trống liên
kết nên là boson. Khối lượng điện tử và lỗ trống nhỏ hơn nhiều khối lượng các
hạt nhân nên hy vọng sẽ cho nhiệt độ chuyển pha
cT cao theo công thức (1.16).
Tuy nhiên mấy chục năm tìm kiếm trên Cu2 O không cho kết quả đáng kể nào
vì sau khi bị kích thích thì điện tử lại tái hợp rất nhanh với lỗ trống vì vậy không
tạo được một lượng exciton đủ lớn để có thể quan sát được BEC.
Mãi tới gần đây vào năm 1995 người ta mới quan sát được BEC trong hệ khí
kim loại kiềm siêu lạnh. Đầu tiên BEC được quan sát ở trong khí 87Rb gồm
2000 nguyên tử ở nhiệt độ dưới 170x10-9K [ 4 ]. Sau đó người ta quan sát được
BEC ở hệ khí 7Li với 2x105 nguyên tử với Tc ≈ 400x10-9 K, và của hệ gồm 5x105
nguyên tử Na ở nhiệt độ thấp hơn 2µK [5]. Có một vài biểu hiện khác nhau đặc
trưng cho BEC có thể nhận biết bằng thực nghiệm như phân bố nồng độ hạt, đo
các đại lượng nhiệt động học. Thí dụ chụp phân bố hạt boson theo vận tốc của hạt
ta có thể nhìn thấy dấu hiệu quan trọng là nồng độ hạt tăng vọt ở trạng thái cơ bản
ứng với vận tốc chuyển động nhiệt xấp xỉ bằng không.
Sau đó người ta cũng quan sát được BEC trong hệ khí Hydro siêu lạnh với 108
nguyên tử ở nhiệt độ thấp hơn 50 µK [18].
Được sự khích lệ của các kết quả với nguyên tử kim loại kiềm và hydro, hiện
nay người ta đang nỗ lực tìm BEC trong các hệ exciton, biexciton với điện từ
và lỗ trống cách ly trong không gian bằng các giếng thế cấu trúc nano để tăng
thời gian sống cho các hạt này [18] cũng như tìm BEC trong hệ kích thích từ
(magnon) trong các vật liệu từ [18 ].
12
CHƯƠNG 2. PHA SIÊU CHẢY VÀ SIÊU TINH THỂ
2.1. SIÊU CHẢY CỦA He [13]
Hiện tượng siêu chảy được Kapitza phát hiện bằng thực nghiệm năm 1938. Ông
ta thấy rằng ở TC = 2.18K, gọi là điểm , 4He từ pha lỏng thông thường (pha
He I) chuyển pha bậc hai sang pha siêu chảy (pha He II) . Siêu chảy là hiện
tượng chất lỏng chảy trong một ống nhỏ không có ma sát (độ nhớt bằng 0) khi
vận tốc v < vC nào đó (vC gọi là vận tốc tới hạn hay vận tốc siêu chảy). 4He
luôn ở pha lỏng ở áp suất khí quyển. Ngay cả khi nhiệt độ xuống tới nhiệt độ
không tuyệt đối T = 0K thì vẫn không chuyển sang thể rắn. Nó ở thể rắn khi áp
suất cao (ở T xấp xỉ 0K thì cần áp xuất P = 25 atm). Ở dưới nhiệt độ tới hạn
TC
4He không sôi, nghĩa là độ dẫn nhiệt là lớn vô cùng. Nếu cho He II vào ống
nghiệm hình trụ treo bằng sợi dây mảnh và khảo sát tần số dao động xoắn của
ống hình trụ thì người ta thấy rằng có sự truyền xung lượng của thành bình chứa
cho He II, nghĩa là trong một số điều kiện thí nghiệm thì độ nhớt không bằng
không. Điều này có thể giải thích nếu giả thiết He II là chất lỏng hai thành phần;
thành phần siêu chảy với mật độ
s không có độ nhớt và thành phần chất lỏng
thông thường với mật độ
n . Trong thí nghiệm với dòng chất lỏng trong ống
nghiệm thì thành phần siêu chảy tham gia, còn trong thí nghiệm với con lắc
xoắn thì thành phần chất lỏng thông thường nhận xung lượng của thành bình.
Nhiệt dung riêng ở điểm chuyển pha có dạng sau ( H.2.1) trong đó v pC C
. Vì sự phụ thuộc nhiệt độ của nhiệt dung riêng có dạng chữ nên đôi khi
chuyển pha này được gọi là chuyển pha .
13
Hình 2.1 Sự phụ thuộc của nhiệt dung vào nhiệt độ.
Tóm lại là ở 4.2 , 4He ở thể khí hoặc hơi bình thường, khi nhiệt độ xuống
dưới 4.2K, với áp suất khí quyển 4He chuyển từ pha khí sang pha rắn. Khi hạ
tiếp nhiệt độ xuống tới 2.17c
4He tiếp tục ở pha lỏng He I. Khi
c , chất
lỏng 4He chuyển động tập thể không có độ nhớt - pha He II. Khi áp suất tăng
(quãng 2.5MPa) thì pha rắn với cấu trúc lập phương tâm khối xuất hiện. Như
vậy ở nhiệt độ thấp 4He có bốn pha, trong đó hai pha lỏng siêu chảy và lỏng
thông thường được ngăn cách bằng đường
Trong hình dưới là giản đồ pha của He.
4
T (K) 1 2 3 5
Cv
6
T3
14
2.2. LÝ THUYẾT CHẤT LỎNG HAI THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ
LANDAU
2.2.1. Lý thuyết bán hiện tượng luận của Landau [13]
Lý thuyết bán hiện tượng luận chất lỏng hai thành phần được Landau đề xuất
vào năm 1941 để giải thích hiện tượng siêu chảy. Nội dung của lý thuyết này
là: He II gồm chất lỏng siêu chảy có độ nhớt bằng không và các kích thích,
được coi như là các phonon với nồng độ n (tương tự mô hình tinh thể gồm
mạng tinh thể và các kích thích tập thể dao động mạng gọi là phonon). Các
1 2 3 4 5
T (K)
5
10
15
20
25
P (atm)
30
35
40
45
6
T = 2.22K
P = 2.29 atm
Khí
He I
(chất lỏng thông thường)
4He II
(siêu
chảy)
He I
(rắn)
T = 1,743K
P = 29,09 atm
H.2.2. Giản đồ pha của 4He
He II: pha siêu chảy
He I: Pha lỏng thông thường
15
kích thích này đóng vai trò là thành phần chất lỏng thông thường. Đại lượng
n
được đưa vào một cách giả định mà không phải là mật độ cụ thể nào. Từ giả
thiết về các phonon suy ra ngay nhiệt dung riêng của He II ở nhiệt độ thấp tỷ
lệ 3 vì đó là đóng góp của phonon.
Tổng nồng độ hai thành phần chất lỏng của He II là không đổi nhưng tỷ số của
chúng n
s
có thể thay đổi, nhưng khi
n thay đổi thì nhiệt độ thay đổi. Điều này
dẫn tới sự xuất hiện của một loại dao động mới, được gọi là sóng âm thứ hai,
để phân biệt với phonon –được gọi là sóng âm thứ nhất. Bản chất của sóng âm
thứ hai là sự lan truyền của dao động nhiệt độ và có thể kích thích bằng các
xung nhiệt độ thay vì là các xung áp suất đối với phonon. Sóng âm thứ hai có
thể coi như sóng của mật độ trong khí phonon. Nếu như vậy thì vận tốc sóng
âm thứ hai sẽ bằng
1
3
vận tốc sóng âm thứ nhất bởi vì từ phương trình chung
của thủy động học có thể chứng minh rằng nếu vận tốc của các hạt trong chất
lỏng là c thì vận tốc sóng âm trong chất lỏng đó là
3
c
. Tiên đoán lý thuyết này
của Landau sau đó đã được xác nhận bằng thực nghiệm.
Để giải thích các đại lượng đo được bằng thực nghiệm ở pha He II lân
cận điểm , Landau giả thiết sự tồn tại một loại kích thích khác nữa và được
gọi là roton với phổ năng lượng phụ thuộc xung lượng của phonon và roton có
dạng như sau:
Hình 2.3 . Phổ phonon và roton theo Landau
E(P)
P
Phonon
roton
16
Ở nhiệt độ thấp, phổ năng lượng kích thích có dạng cp P và các kích thích
là phonon, ở xung lượng lân cận
0 , các kích thích là roton và năng lượng kích
thích có dạng:
2
0( )( )
2
p p
p
(2.1)
Ở công thức trên 8,5 K , 0,16 Hem là khối lượng hiệu dụng còn
8 1
0p 1,9.10 cm
Sau này lý thuyết bán hiện tượng luận của Landau cũng được
xác nhận bằng lý thuyết vi mô.
2.2.2. Tiêu chí của Landau về vận tốc siêu chảy tới hạn [13].
Xét chất lỏng ở T= 0 K, mọi hạt ở trạng thái cơ bản và chuyển động tương đối
so với ống chứa với vận tốc không đổi u . Nếu chất lỏng có độ nhớt thì do ma
sát với mặt ống mà động năng giảm. Ta coi quá trình giảm vận tốc là thông qua
quá trình sinh ra các kích thích cơ bản (kiểu như chuẩn hạt Bogoliubov trong
khí Bose có tương tác.
Xét hệ quy chiếu K gắn với chất lỏng (chuyển động với vận tốc u với hệ phòng
thí nghiệm). Trong hệ quy chiếu này chất lỏng đứng yên. Nếu một kích thích
cơ bản với xung lượng p sinh ra trong chất lỏng thì năng lượng của toàn bộ
chất lỏng trong hệ quy chiếu K sẽ là 0E p , trong đó 0E là năng lượng
trạng thái cơ bản của chất lỏng ( vì ở T = 0 K), còn p là năng lượng kích
thích cơ bản
Bây giờ ta xét trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm K’. Hệ quy chiếu phòng
thí nghiệm K’ sẽ chuyển động so với K với vận tốc -u .
Ta xét biến đổi Galileo dạng tổng quát. Xét một vật có năng lượng E và xung
lượng P trong hệ quy chiếu K. Chuyển sang hệ quy chiếu 'K , chuyển động
với vận tốc V so với K theo hướng X:
'P P MV (2.2)
17
'
'
2
'
2
' 1
2 2
X X Vt
v v V
P
E P MV
M M
21
2
E PV MV (2.3)
Thay V =-u vào (2.2) và (2.3) ta có:
'
' 21
.
2
o
P p M u
E E p p u M u
(2.4)
Nếu không có kích thích thì
'
' 21
2
o
P M u
E E M u
(2.5)
Tức là khi có kích thích cơ bản thì xung lượng chất lỏng thay đổi một lượng
p còn năng lượng thay đổi . 0p p u , hay:
. . 0p p u p u và
p
u
p
Vậy muốn có siêu chảy thì trong hệ không được có kích thích cơ bản, tức là
vận tốc chảy của chất lỏng phải nhỏ hơn vận tốc tới hạn
minc
p
p
v
p
(2.6)
( min
p
có nghĩa là phải tìm cực tiểu trong cả khoảng giá trị của p )
Đây là tiêu chí của Landau về vận tốc tới hạn siêu chảy..
Áp dụng cho khí Bose lý tưởng ta có:
18
2
2
min 0c
p
p
m
p
v
p
Nghĩa là không có siêu chảy nếu hệ boson không tương tác.
Hệ boson có tương tác nói chung không thể giải một cách chính xác để thu
nghiệm giải tích. Tuy nhiên, bằng một số gần đúng thích hợp, người ta có thể
thu được các kết quả sau cho phổ kích thích của hệ khi tương tác là yếu (H.2.4a)
và khi tương tác là mạnh (H.2.4b).
Hình 2.4:
a) Phổ kích thích khi tương tác yếu. b) Phổ kích thích khi tương tác mạnh
Ta thấy khi tương tác yếu, hình 2.4a cho ta dạng 2.3 như lý thuyết của Landau.
2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA BEC VÀ SIÊU CHẢY [13,14,16]
2.3.1. Đánh giá chung
Nhiều người cho rằng siêu chảy có liên quan chặt chẽ với BEC, trong đó phần
chất lỏng siêu chảy chính là các boson ở trong ngưng tụ. Tuy nhiên, giữa BEC
và siêu chảy không có mối quan hệ đơn nhất, cụ thể là BEC không là điều kiện
cần và đủ của siêu chảy. Chẳng hạn, ở các hệ thấp chiều như các nguyên tử bị
bẫy trong không gian hai chiều tính chất siêu chảy không kèm theo ngưng tụ
Bose- Einstein. Hay qua thí dụ ở trên, hệ boson lý tưởng bao giờ cũng có BEC
ở nhiệt độ thấp nhưng muốn có siêu chảy thì phải có tương tác để phổ kích thích
Roton
19
phụ thuộc tuyến tính vào xung lượng ở gần đúng sóng dài để thoả mãn tiêu chí
Landau. Ta so sánh cụ thể siêu chảy của hệ 4He với các kết quả lý thuyết về
BEC tính toán trên giả thiết hệ nguyên tử He tự do. Trước hết 4He là hệ các
boson mà tính chất siêu chảy và ngưng tụ Bose- Einstein đều ở nhiệt độ thấp.
Ta thực hiện một số đánh giá định lượng sau.
Trước hết so sánh nhiệt độ chuyển pha BEC tính lý thuyết với nhiệt độ chuyển
pha siêu chảy thực nghiệm. Thay số cho hệ 4He vào công thức (1.16) ta có:
2 2
2/3
2
1
.3,31. 3,31 3,07C
B B
T n K
k m ma k
(2.7)
Ta thu được nhiệt độ TC chuyển pha BEC cho hệ bosons lý tưởng cũng khá
gần nhiệt độ chuyển pha TC siêu chảy đo thực nghiệm (2,17K).
Ta xét mật độ ngưng tụ hạt trong ngưng tụ ở pha BEC cho hệ 4He tự do theo công
thức (1.18 ). Nếu ta coi BEC gồm 2 thành phần: với số hạt No (tương ứng siêu
chảy) và với số hạt NT (chất lỏng bình thường). Từ (1.18) ta có đồ thị so sánh
tỷ số nồng độ hạt ở hai pha giữa lý thuyết BEC và thực nghiệm trong hình 2.5
20
Hình 2.5: So sánh tỷ số nồng độ hạt ở hai pha
Bây giờ ta so sánh sự phụ thuộc nhiệt dung riêng CV vào T của BEC tính theo
( 1.21 ) với kết quả thực nghiệm siêu chảy.
T (K)
2 0.5 1 1.5 2.5
3
Thực nghiệm
0.5
1
Lý thuyết BEC
21
Hình 2.6 So sánh sự phụ thuộc nhiệt dung riêng vào nhiệt độ.
Các so sánh thực nghiệm siêu chảy với lý thuyết hệ khí boson He tự do ở trên
là cơ sở để giả thiết rằng có mối liên quan trực tiếp giữa BEC và siêu chảy của
4He.
2.3.2: Hàm sóng vĩ mô [13]
Ma trận mật độ một hạt của hệ nhiều hạt định nghĩa như sau:
(2.8)
Trong đó và là các toán tử trường (hủy và sinh hạt tại r
), ký hiệu
là lấy trong bình nhiệt động học (khi N, V thì N/V = constant, N
là số hạt, V là thể tích). Trung bình của toán tử Aˆ tương ứng với đại lượng vật
lý A định nghĩa là
T (K) 2,4 1,6 2 2,2 2,8 3,2
Thực nghiệm
2
4
Thực nghiệm BEC bose gas
6
8
10
12
1,2
.
Phụ thuộc Cv vào T
22
ˆ ˆˆA Tr A (2.9)
trong đó ˆ là ma trận mật độ ứng với Hamiltonian đã cho.
Nếu 'rr
thì ma trận mật độ một hạt )(),()',()1( rnrrnrrn
được gọi là mật
độ chéo (diagonal density) hay phân bố một hạt.
Phân tích toán từ trường dưới dạng (2.10)
với ˆ ˆ,i ia a
là toán tử hủy (sinh) hạt ở trạng thái i. Tách số hạng với i=0 ứng với
trạng thái cơ bản trong (2.10):
(2.11)
Theo Bogoliubov, vì số hạt trong ngưng tụ 1 No
oo aa nên có thể coi gần
đúng
0aˆ và 0aˆ
là c số: oN~ . Nguyên nhân là giao hoán tử của hai toán tử sinh
hủy bằng một, còn bản thân toán tử 1~ oN nên có thể bỏ qua giao hoán tử
của chúng và coi
0aˆ và 0aˆ
là c số. Lúc đó ooaˆ ~ ( )o oN r được xem như là
trường cổ điển và (2.11) trở thành :
(2.12)
với
Cho hệ khí Bose loãng, ở nhiệt độ T nhỏ, có thể bỏ qua và làm việc với
trường cổ điển và hệ coi như cổ điển (giống như giới hạn cổ điển trong điện
động lực, khi trường photon thay bằng trường điện từ cổ điển).
Hàm ( )o r được coi là hàm sóng của ngưng tụ và đóng vai trò là tham số trật
tự. Đây là đại lượng phức:
(2.13)
23
o xác định phần đóng góp của ngưng tụ vào mật độ chéo, còn thừa số pha
S(r) đóng vai trò chính trong hiện tượng kết hợp và siêu chảy. Ở T > TC thì
( ) 0o r . Toán tử trường xác định chính xác tới thừa số pha e
i mà không
thay đổi gì tính chất của hệ (Hamiltonian không thay đổi), nghĩa là hệ ban đầu
có đối xứng gauge. Nhưng khi chọn hàm sóng với pha xác định thì vectơ trạng
thái không còn đối xứng gauge nữa tức là đã phá vỡ đối xứng gauge. Như vậy
sự tồn tại của hàm song dạng (2.13) liên quan tới phá vỡ đối xứng gauge tự
phát.
Từ cơ học lượng từ; vận tốc k
mm
p
v
của hạt bằng tác dụng của toán tử vận
tốc lên hàm sóng
(2.14)
Trong pha BEC thì
n(1)(r,r ') = fˆ+(r)
⌢
f(r ') @ n
o
, nên coi oo nr )( ; số hạng đầu
bằng không. Vậy suy ra:
(2.15)
Công thức (2.15) cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa vận tốc siêu chảy và pha
của hàm sóng BEC.
2.4. SIÊU TINH THỂ
2.4.1. Khái niệm pha siêu tinh thể
Pha siêu tinh thể được đề xuất từ cách đây hơn 50 năm [8,9]. Sau khi phát hiện
siêu chảy của He, một câu hỏi xuất hiện là có thể tồn tại đồng thời pha rắn tinh
thể và pha siêu chảy, nhất là khi 4He có thể ở trạng thái rắn khi áp xuất p > 25
atm, và nhiệt độ T nhỏ. Thoạt nhìn thì pha tinh thể là sự sắp xếp có trật tự của
các nguyên tử còn pha siêu chảy là sự chuyển động tự do của các nguyên tử,
như hai pha này cùng đồng tồn tại là vô lý. Ta sẽ xem xét vấn đề từ quan điểm
chuyển pha của Landau.
24
2.4.1.1. Trật tự tầm xa chéo và pha tinh thể.
Như trên đã nói, trong công thức (2.8) ta đặt 'rr
thì ma trận mật độ một hạt
)(),()',()1( rnrrnrrn
được gọi là mật độ chéo (diagonal density). Nếu )(rn
thỏa mãn:
)()( rnarn
(2.17)
trong đó a
là bộ các vecto bất kỳ, khác không, thì người ta nói rằng hệ có trật
tự tầm xa chéo (DLRO-Diagonal Long Range Order).
Với tinh thể với các nguyên tử ở nút mạng, khi không kể tới dao động mạng, ta
luôn có mật độ nguyên tử thoả mãn:
(2.18)
Ta thấy (2.18) là trường hợp riêng của (2.17).
Trong không gian liên tục, đồng nhất và đẳng hướng, không có trường ngoài
thì Hamiltonian có đối xứng tịnh tiến, tức là bất biến khi dịch chuyển tọa độ
với bất kỳ một vectơ cơ sở nào và trạng thái với )(rn
bằng hằng số trong toàn
không gian là một vectơ riêng của Hamiltonian. Điều kiện (2.17) có nghĩa là hệ
chỉ bất biến với phép tịnh tiến với vecto a
, nghĩa là bất biến tịnh tiến bị phá
vỡ một cách tự phát (Hamiltonian ban đầu bất biến, nhưng vectơ trạng thái
không còn bất biến). Người ta nói rằng, pha tinh thể đã phá vỡ đối xứng tịnh
tiến tự phát và có tham số trật tự chéo. “Tự phát” có nghĩa là không cần thêm
vào một số hạng phá vỡ đối xứng vào Hamiltonian ban đầu. Pha lỏng là khi mật
độ hạt )(rn
là hằng trong toàn chất lỏng, nên không phá vỡ đối xứng tịnh tiến
và không có DLRO. Tương tự như vậy, trong lý thuyết từ, Hamiltonian
Heisenberg ban đầu bất biến với phép quay trong không gian spin, nhưng trạng
thái sắt từ và phản sắt từ có từ hóa theo một hướng (thí dụ oz); tức là đối xứng
quay bị phá vỡ một cách tự phát. Tham số trật tự là độ từ hóa zS .
2.4.1.2. Trật tự tầm xa không chéo và siêu chảy.
25
Trong công thức (2.8), nếu n(1)(r,r’) no0 khi |r-r’| ∞ thì ta nói rằng hệ
có trật tự tầm xa không chéo (ODLRO – Off Diagonal Long Range Order). Ý
nghĩa của ODLRO là sự có mặt của hạt ở 'r và sự có mặt của hạt ở r là hai
sự kiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Mở rộng cho trường hợp các hạt phân bố trên mạng, nếu (1) ˆ ˆ 0ij i j on a a n
khi độ lớn của ji RR
thì nói rằng hệ hạt trên mạng có trật tự tầm xa không
chéo ( ở đây ˆ
ia và ˆia
là các toán tử hủy và sinh hạt ở iR
chứ không phải là
toán tử sinh hủy hạt ở trạng thái )(ri
).
Như vậy hàm ( )o r được coi là hàm sóng của ngưng tụ như được định nghĩa ở
(2.14) đóng vai trò là tham số trật tự tầm xa không chéo, trong đó phần modun
o là đóng góp của ngưng tụ BEC, còn thừa số pha S(r) đóng vai trò chính
trong hiện tượng siêu chảy.
Từ những trình bày ở đây ta thấy sự tồn tại pha siêu chảy không mâu thuẫn với
sự có mặt của pha tinh thể. Pha tinh thể là trật tự trong không gian thực, với
tham số trật tự tầm xa chéo, phá vỡ đối xứng tịnh tiến tự phát. Pha siêu lỏng là
trật tự trong không gian xung lượng, với tham số trật tự tầm xa không chéo phá
vỡ đối xứng gauge tự phát (kết hợp pha trên toàn hệ).
2.4.2. Kết quả thực nghiệm về siêu tinh thể trong He 4 [10,11]
Những thí nghiệm đầu tiên về siêu tinh thể được thực hiện với He. Pha tinh thể
có thể xác định bằng bằng tán xạ Bragg. Còn pha siêu chảy trong vật rắn có thể
dùng phép đo moment quán tính không cổ điển do Leggett đề xuất. Giả sử ta
có một bình chứa và vật ở trong bình, ta cho bình chứa đó quay với vận tốc góc
w. Moment quán tính của cả hệ bằng tổng moment của bình chứa Ibình và của
vật Ivật:
Icl = Ibình + Ivật.
Tổng moment quán tính Icl là moment quán tính cổ điển.
Bây giờ trong bình ta chứa vật liệu sinh thể với No nguyên tử siêu chảy. Nếu
vận tốc quay v = wr < vC , vì không có ma sát nên các nguyên tử này không
26
quay theo (r là khoảng cách từ nguyên tử siêu chảy tới trục quay). Vì vậy
momen quán tính I của vật liệu siêu tinh thể (moment quán tính không cổ điển)
nhỏ hơn moment quán tính cổ điển. Tỷ số
clI
I
cho ta biết tỷ lệ số nguyên tử siêu
chảy so với số nguyên tử bình thường.
cl
s
I
I
N
N
1 (2.19)
Công thức (2.19) là cơ sở của phép đo momen quán tính không cổ điển.
Năm 2004, trong một thí nghiệm tinh tế đo dao động xoắn của Heli 4 ở thể rắn,
Chan và Kim [10] đã cho rằng tồn tại pha siêu tinh thể dựa trên sự giảm tần
số dao động ở nhiệt độ thấp của Heli 4. Sau đó đã có rất nhiều công trình thực
nghiệm nghiên cứu vấn đề này [xem 12 và tài liệu trích dẫn trong đó] Năm
2012 một số thực nghiệm cho thấy sự thay đổi của hệ số đàn hồi xoắn ở nhiệt
độ thấp cũng có thể cho hiệu ứng về sự thay đổi tần số con lắc xoắn cùng bậc
với giả thiết do siêu chảy [11], vì vậy các kết luận về sự tồn tại pha siêu tinh
thể là không hiển nhiên [11]. Năm 2015 một số tác giả thực hiện các thí nghiệm
với dao động xoắn chế độ đôi và ba cho rằng có sự tồn tại siêu tinh thể . Tuy
nhiên hiện nay sự tồn tại pha siêu tinh thể trong He 4 vẫn chưa được khẳng định
một cách chắc chắn.
2.4.3. Siêu tinh thể trong mạng quang học
Những tiến bộ trong kỹ thuật bẫy quang học và tạo nhiệt độ siêu lạnh đã mở ra
nhiều triển vọng mới trong việc phát hiện pha siêu tinh thể. Bằng cách phối hợp
các chùm laser và từ trường người ta có thể tạo nên hệ các nguyên tử trung hòa
phân bố trên các mạng có cấu trúc đa dạng : mạng hình vuông, mạng tam giác,
mạng tổ ongNgoài ra tương tác giữa các nguyên tử trên mỗi nút, tương tác
giữa các nút, cũng như xác xuất nhảy nút có thể điều khiển được bằng cách thay
đổi điều kiện thí nghiệm. Điều này đã khích lệ các nhà lý thuyết nghiên cứu
những hiệu ứng vật lý trên các mô hình rất đa dạng. Về mặt thực nghiệm, có
nhiều kết quả đã chỉ ra rằng có dấu hiệu tồn tại trạng thái siêu tinh thể trong
các khí nguyên tử lưỡng cực như khí Cr, Dy, Er ở nhiệt độ siêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ngung_tu_bose_einstein_sieu_chay_va_sieu_tinh_the.pdf