Một câu chuyện có thểkểtheo điểm nhìn của một người kểchuyện
khách quan đứng bên ngoài thếgiới nhân vật, hoặc từ điểm nhìn tập trung bên
trong của một nhân vật chính trong đó. Nhưng cũng có khi được kểbằng
những điểm nhìn khác nhau. Điểm nhìn trần thuật trong nhiều trường hợp
không còn cố định mà trởnên linh hoạt hơn. Trong truyện kể, người kể
chuyện có thểgiấu mình, kểlại câu chuyện bằng cái nhìn bao quát của anh ta
từ đầu chí cuối, nhưng anh ta không nhất thiết cứphải dựa vào quan điểm bản
thân đểtrần thuật. Anh ta có thểkểchuyện từ điểm nhìn của nhân vật, nương
theo tâm trạng, suy nghĩ, tính cách của nhân vật đểthuật tảlại diễn biến của
các sựkiện, tình huống. Ngay cả điểmnhìn trần thuật của bản thân người kể
chuyện cũng có thểlinh động biến đổi. Nó có thểtrượt trên những chiều
không gian, thời gian khác nhau nhằm khai thác những góc độquan sát đa
dạng cho câu chuyện kểthêm sinh động , sâu sắc.
179 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảng thốt)… Có thể kể thêm nhiều ví dụ
tương tự về sự dịch chuyển điểm nhìn theo không – thời gian của người kể
chuyện trong các tác phẩm khác. Sự đa dạng hóa các điểm nhìn là biện pháp
nghệ thuật rất hiệu quả trong việc tạo nên tính sinh động, đa nghĩa cho truyện
kể. Nó cung cấp cho độc giả nhiều hướng tiếp cận để quan sát hình tượng
nghệ thuật ở những chiều kích khác nhau. Chẳng hạn việc phối hợp những
điểm nhìn ở thời điểm hiện tại và quá khứ ở nhân vật sẽ giúp người đọc có thể
hình dung được những quãng đời khác nhau của nhân vật, nhận ra những biến
đổi trong suy nghĩ, tính cách của anh ta theo thời gian, đồng thời tạo chiều sâu
cho việc khắc họa đời sống tâm lý của nhân vật. Ví như những trường đoạn
nhắc gợi lại những ký ức đã qua của một thời oanh liệt chiến đấu chống giặc
Minh đã giúp Nguyễn Trãi “cắt nghĩa được bản chất các sự kiện đã từng diễn
ra với ông và cả triều đại” khi đối diện với những đổi mới trong suy nghĩ
hiện tại của chính mình kể từ ngày ông gặp được Nguyễn Thị Lộ. Còn việc
thể hiện hình tượng ở những không gian đa dạng sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt
cho bút pháp miêu tả nhân vật. Hơn nữa, mỗi không gian trong truyện thường
gắn với một ý nghĩa nghệ thuật nhất định trong cách xây dựng hình tượng. Vì
vậy, ngoại cảnh cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên diện mạo tính cách
cho nhân vật. Hình ảnh Tú Xương giữa chốn cao lâu là một người mang nhiều
tâm sự, trốn tránh cuộc đời khác hẳn với vẻ ung dung, tự tại của một người
hiểu thấu lẽ đời khi ông “thõng tay vào chợ”. Người kể chuyện ở đây không
còn là người dẫn dắt toàn cục như kiểu người kể chuyện truyền thống, anh ta
gợi ý cho người đọc nhiều khả năng tiếp cận hình tượng, còn người đọc phải
tự quyết định lấy cách hiểu cho mình.
Người kể chuyện không chỉ đóng vai trò là người dẫn chuyện, hay kể
chuyện từ điểm nhìn của nhân vật, thỉnh thoảng trong tác phẩm, anh ta cũng
bộc lộ quan điểm của cá nhân mình về nhân vật thông qua những lời bình
luận trữ tình ngoại đề: “Cứ như thế, từng ngày một, trong nửa tháng trời ông
giáo Chi truyền lại cho đám giáo sinh trẻ những kinh nghiệm, những nguyên
tắc sơ khai về giáo dục theo cách của ông. Ông đã từng sống một mình trong
gian khó, phải đấu tranh với cái đói, sự hiểm nguy. Ông là giáo viên tiểu học,
một viên chức thấp nhất trong ngành giáo dục, ông rất dễ bị tổn thương, rất
dễ bị người khác sỉ nhục hoặc coi thường, ông nói ra những kinh nghiệm của
ông để bảo vệ thân phận, bảo vệ miếng ăn cũng như nhân cách của ông. Đơn
giản mà kiên quyết, không chút gì khoa trương và khoan nhượng hết” (Sống
dễ lắm) [27, tr.493]. Thậm chí người kể chuyện còn tự xưng “tôi”: “Bạn đọc
ở đô thị chắc hiểu ít về các trường vùng cao cách đây ba, bốn mươi năm. Tôi
chỉ có thể nói với các bạn rằng không ở đâu buồn tẻ hơn và ít vụ lợi hơn ở
đấy; còn việc hình dung và dành tình cảm cho nó ra sao tùy bạn” (Sống dễ
lắm) [27, tr.489]. Nhưng việc trực tiếp đứng ra trò chuyện của người kể
chuyện không nhằm hướng đến nội dung câu chuyện đang kể mà chỉ là lời
xen ngang bình luận bên ngoài. Những lời bình luận ngoại đề đã làm phong
phú thêm cho các hình thức lời văn nghệ thuật trong các tác phẩm. Mỗi kiểu
lời góp vào mạch văn chung một giọng điệu. Chẳng hạn trong truyện ngắn
Sống dễ lắm, người kể chuyện cùng lúc dùng nhiều kiểu lời kể để xây dựng
nên câu chuyện của mình, đó là lời nói trực tiếp của nhân vật, lời nửa trực
tiếp, lời kể khách quan, lời bình luận ngọai đề của người kể chuyện. Khi sử
dụng kiểu lời nói trực tiếp, nhân vật thường thể hiện rõ nét thái độ, suy nghĩ,
tình cảm của mình đối với các hình tượng khác trong tác phẩm. Khi người kể
chuyện trần thuật bằng điểm nhìn bên ngoài, giọng kể của anh ta thường
mang màu sắc trung tính, khách quan. Những lời bình luận ngoại đề của
người kể có lúc bộc lộ thái độ cảm thông, kính trọng đối với ông giáo Chi, có
lúc lại chan chứa một tình cảm nhớ thương trìu mến đối với cuộc sống chốn
núi rừng Tây Bắc. Còn khi trần thuật dựa vào điểm nhìn bên trong của nhân
vật, người kể thường dùng lời nửa trực tiếp với giọng điệu mang tính triết lý
sâu sắc và một tình cảm thiết tha đồi với con người và cuộc đời. Nhiều giọng
điệu cùng hòa nhịp, ngân lên tạo sự đa dạng cho giọng điệu trần thuật giàu
chất trữ tình chung của truyện ngắn.
2.4.2.2 Chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát
Chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát gồm mười truyện ngắn được
viết dựa trên cảm hứng về những câu chuyện cổ lưu truyền trong dân gian ở
bản Hua Tát, một địa danh ở chốn núi rừng Tây Bắc xa xôi, hoang sơ. Những
yếu tố dân gian xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
có khi là những câu tục ngữ, ca dao, dân ca, có khi là những câu chuyện cổ
tích, truyền thuyết được truyền tụng…Nhà văn không vay mượn các yếu tố ấy
một cách máy móc, ông thường cách điệu chúng, khai thác những vẻ đẹp
riêng của chúng theo ý đồ sáng tác và ý nghĩa của câu chuyện sáng tác. Điều
đó mang lại cho những tác phẩm của ông thứ không khí huyền hoặc, hoài cổ
rất riêng trong sự kết hợp hài hòa với những chi tiết hiện đại phản ánh quan
niệm của nhà văn về hiện thực đời sống. Vì vậy, mặc dù người đọc vẫn nhận
ra dấu vết của những yếu tố dân gian, song cách hiểu của họ không còn giống
như khi đọc một câu chuyện cổ hoàn chỉnh hay đọc một câu ca dao, tục ngữ
thông thường. Họ phải gắn chúng với bối cảnh của câu chuyện hiện đại và cố
gắng hiểu những ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong mối liên hệ cổ kim mà nhà văn
cố ý tạo nên. Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay không còn là một hình
thức kể chuyện xa lạ trong truyền thống văn học. Song Nguyễn Huy Thiệp đã
khoác lên truyện cổ một thứ áo mới mang hơi hướng của thời đại ông đang
sống, đem lại cho người đọc đương thời một khả năng tiếp nhận truyện cổ
hoàn toàn mới. Mặt khác, bản thân những yếu tố dân gian là những “mẫu cổ”
mà thời gian và ký ức nhân loại đã đóng khung những cách hiểu khá ổn định.
Do đó, khi gắn chúng vào trong những câu chuyện mang ý nghĩa hiện đại, nhà
văn cũng đồng thời tạo ra cho tác phẩm của mình những điểm nhấn cô đọng
và hàm súc, làm gia tăng khả năng biểu hiện và tác động của truyện kể. Viết
lại những chuyện xưa tích cũ bằng cảm hứng hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp
muốn tạo một dấu gạch nối giữa những đạo lý dân gian lâu đời với đời sống
hiện tại. Những câu chuyện của quá khứ bao giờ cũng mang một giá trị minh
triết sâu sắc và thuyết phục nhưng dung dị và gần gũi, nên chúng mang sức
mạnh phản tỉnh và khả năng tác động lâu dài, sâu sắc đến tâm lý người đọc.
Mở đầu tác phẩm, người kể chuyện đã đặt những câu chuyện của mình
vào một thứ không khí huyền hoặc, trữ tình, mang cái hồn của những truyết
xa xưa quyện vào thời hiện tại:
“Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ
sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa
nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại. Ở Hua Tát, những
chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm
đâu đó quanh rào trong ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm hoa này trong miệng uống
rượu không bao giờ say. Nó cũng giống như những viên đá cuội trắng có gân
đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suối. phụ nữ thích những viên sỏi
này. Họ nhặt về ủ trong áo lót đủ một trăm ngày. Khi làm đệm cho chồng, họ
giấu viên sỏi ấy vào trong. Có lời nguyền rằng, người chồng nằm trên nệm ấy
sẽ không bao giờ mơ tưởng đến những phụ nữ khác” [27; tr.214].
Lời người kể chuyện ở đây không phải là lời kể mang tính chất trung
dung, khách quan như lời kể trong các câu chuyện cổ. Người kể đã chọn cho
mình một giọng điệu trữ tình, sâu lắng và mang sắc thái chủ quan khi trần
thuật. Khi đọc đoạn văn này, người đọc không hề có cảm giác người kể
chuyện đang đang thuật lại những truyền thuyết theo ý thức thẩm mỹ của
cộng đồng. Anh ta thể hiện dấu ấn cá nhân của mình khi miêu tả thứ không
khí huyền thoại ở Hua Tát, so sánh những câu chuyện cổ với những bông hoa
dại màu vàng, những viên đá cuội trắng vốn có gân đỏ vốn là những sự vật
bình thường, gần gũi với cuộc sống dân bản, chứ không phải là những gì siêu
nhiên, huyền hoặc mang màu sắc tưởng tượng thần bí hay cường điệu như
cách truyện cổ thường thể hiện. Dấu ấn của những lời truyền tụng dân gian
chỉ xuất hiện mờ nhạt qua lời truyền tụng mang tính chất mơ hồ, ước định
“Có lời nguyền rằng, người chồng nằm trên nệm ấy sẽ không bao giờ mơ
tưởng đến những phụ nữ khác”. Rõ ràng đây là lời kể mang tính chất chủ
quan của người kể chuyện, dựa trên những gì anh ta tiếp thu được từ kinh
nghiệm của cộng đồng.
Chính những ngọn gió của huyền thoại đã thổi vào bên trong mười câu
chuyện nhỏ bóng dáng của những truyền thuyết và cổ tích đã tồn tại từ lâu
trong trí nhớ dân gian.
Những câu chuyện của Những ngọn gió Hua Tát giống với truyền
thuyết dân gian ở chỗ đều kể điều gì đó về những con người đặc biệt và
những sự kiện không bình thường còn lưu lại trong ký ức của người dân trong
bản.
Truyện Trái tim hổ kể về nàng Pùa, một cô gái có sắc đẹp “không ai bì
kịp” nhưng bị liệt cả hai chân từ nhỏ và chàng Khó, một người thợ săn dũng
cảm nhưng có vẻ ngoài dị dạng. Con thú lớn nhất là câu chuyện về lão thợ
săn tài giỏi, “hiện thân thần Chết của rừng”. Nàng Bua trong truyện ngắn
cùng tên là một “người đàn bà đặc biệt”, “ở một mình với chín đứa con của
nàng. Không ai biết bố chúng là ai”. Nàng bị mọi người trong bản xa lánh,
các bà mẹ, các bà vợ gọi nàng là “quỷ dữ”. Truyện Sói trả thù thuật lại câu
chuyện đau lòng của gia đình người thợ săn họ Hoàng, một gia đình tiếng tăm
“vang dội khắp bản mường”, còn bản thân ông là một người “bắn rất giỏi”,
“không biết sợ là gì”. Trong Đất quên, nhân vật chính Lò Văn Pành “là một
ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Hơn tám mươi tuổi, hàm răng ông vẫn còn
đều tăm tắp như răng chàng trai mười bảy tuổi. Cối đá giã gạo, ông dùng một
tay cử lên như bỡn. Ông làm bằng ba người khác. Uống rượu cũng vậy, sức
ông có thể chấp nổi muôn người. Tráng đinh trong bản Hua Tát nhìn ông
kiêng nể” [27, tr.230]. Còn Sạ trong Đất quên lại là con người suốt đời “mơ
làm nên sự tích phi thường”.
Bằng những cách khác nhau, những con người ấy đều gắn với những sự
kiện lạ lùng hay những hiện tượng bất thường trong tự nhiên. Khi thì là sự
xuất hiện của một con hổ dữ làm cho cả vùng kinh hãi (Trái tim hổ); khi là
một cơn động rừng làm cho “cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có
dấu chân của một con thú nào trong rừng” (Con thú lớn nhất); khi lại là sự
xuất hiện của một loại sâu đen kỳ lạ làm tiêu điều cây cối của cả một vùng
rộng lớn (Chiếc tù và bị bỏ quên); và có lúc dân trong bản phải trải qua một
trận dịch khủng khiếp, “trong nửa tuần trăng, ở bản Hua Tát ba chục người
chết (…) Đến đêm, thần Chết mở tiệc xòe dưới vầng trăng đỏ quạch” [27,
tr.239]. Đi cùng với những hiện tượng tự nhiên bất thường là những sự kiện
cũng kỳ lạ không kém. Nàng Bua nhặt được nhiều vàng bạc trong một lần đi
làm rẫy. Trưởng bản Hà Văn Nó tổ chức một buổi kén rể ly kỳ ở bản Hua Tát
cho con gái (Tiệc xòe vui nhất). Trong Sói trả thù là một cuộc đi săn kỳ tài,
người thợ săn hạ được con sói tinh khôn đầu đàn và mang con sói con đẹp
nhất về bầu bạn với đứa con trai. Đất quên lại kể vể mối xúc động tình yêu
mãnh liệt của ông già 80 tuổi. Sạ lại chứa đầy những chi tiết miêu tả những
hành động “điên rồ” của nhân vật chính. Trong Nàng Sinh, cô gái nhỏ côi cút
lại là người duy nhất nhấc nổi hòn đá thiêng và trở thành vợ vua.
Trong mười truyện, có ba truyện mang dáng dấp của truyện cổ tích thần
kỳ. Đó là Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh. Có thể gọi
đó là những truyền thuyết cổ tích. Nền tảng của những câu chuyện này là các
mô típ cổ tích điển hình, đóng vai trò quyết định đối với số phận các nhân vật
chính. Trong Tiệc xòe vui nhất là mô típ kén rể giữa một số người hy vọng sẽ
lấy được người đẹp Hà Thị E. Các đoạn nói về sự thử thách đối với những
người cầu hôn nhiều chỗ lặp lại nhau gần như hoàn toàn và trở thành những
công thức cổ tích trong truyện. Còn người giúp đỡ thần kỳ quyết định số
phận thử thách ở đây chính là Then – vị thần bản địa tối cao. Ngài đã cho mưa
xuống theo lời thỉnh cầu của kẻ bị thử thách. Trong Chiếc tù và bị bỏ quên,
nhà văn sử dụng mô típ khắc phục tai họa (nạn sâu bệnh) bằng loại nhạc cụ
thần kỳ (chiếc tù và). Còn ở Nàng Sinh chúng ta bắt gặp mô típ cô gái nghèo
thô kệch và người dị dạng biến thành người xinh đẹp. Đây là ba truyện kể duy
nhất có sự xuất hiện của yếu tố cổ tích thần kỳ hoang đường. Trong những
chuyện còn lại, những hiện tượng bất thường, kỳ lạ lại mang ý nghĩa hoàn
toàn thực tế. Đây cũng là ba truyện duy nhất trong chùm truyện mang kết thúc
có hậu.
Nhưng những câu chuyện trong Những ngọn gió Hua Tát không phải
là những truyền thuyết dân gian, đó là những truyền thuyết đã được viết lại,
những truyền thuyết đã được xử lý nghệ thuật nhằm thể hiện những quan
niệm về nhân sinh, thế sự của nhà văn. Nói một cách khác, đó là những truyền
thuyết văn học. Chính vì vậy, chúng thấm đẫm hơi thở hiện đại bên trong vẻ
ngoài mang dáng dấp của những truyện cổ được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Chúng có nhiều điểm khác biệt với những truyền thuyết dân gian.
Mười câu chuyện đều được kể ở thì hiện tại với lối nhập đề trực tiếp
giới thiệu tóm lược tên tuổi, đặc điểm của nhân vật chính trong truyện. Lối
nhập đề này hầu như vắng bóng trong các truyện cổ dân gian và mang rõ dấu
ấn của lối dẫn truyện của văn xuôi tự sự hiện đại. Các truyện kể dân gian
thường mở câu chuyện những mô típ quen thuộc như: “ngày xưa”, “ngày xửa
ngày xưa”… tạo một độ lùi về mặt thời gian chứ không đặt câu chuyện ở thì
hiện tại. Hơn nữa, khi giới thiệu đặc điểm, nhân thân của các nhân vật chính ở
đầu truyện, người kể trong mười truyện ngắn này chỉ nhấn mạnh đến những
chi tiết gần gũi với con người của hiện thực đời thường (tài săn bắn, sức lao
động dẻo dai, đời sống tình cảm…), lời kể thường súc tích, bình thản, dung
dị, thiếu hẳn đi cái khí chất cường điệu mà truyền thuyết dân gian thường thể
hiện. Chẳng hạn như đoạn mở đầu trong hai truyện Nàng Bua và Sạ:
“Ở Hua Tát có một người đàn bà đặc biệt là Lò Thị Bua. Đi ra đường
không ai chào hỏi nàng. “Quỷ dữ đấy! Đừng gần nó!”. Các bà mẹ dặn con
như thế. Các bà vợ dặn chồng như thế” (Nàng Bua) [27, tr.220].
“Kẻ điên rồ nhất ở bản Hua Tát là Sạ. Sạ là con út ông Pành, người
từng lập nên cả một gia đình đông đúc có tám người con và gần ba chục đứa
cháu; ông già nổi tiếng khắp các bản mường” (Sạ) [27, tr.236].
Nàng Bua xuất hiện ở đầu truyện thông qua những lời bàn tán thiếu
thiện cảm của những người dân trong bản, còn Sạ lại là một anh chàng “điên
rồ nhất” và xuất thân từ một gia đình đông con, có tiếng trong vùng. Lời giới
thiệu về hai nhân vật dừng lại ở những chi tiết rất đỗi bình thường, dường như
họ chỉ là những cá nhân bình dị trong đời sống chung của cộng đồng. Ở
những câu chuyện mang dáng dấp cổ tích, cách giới thiệu nhân vật chính của
người kể chuyện tuy có nét gần gũi với các truyện cổ tích dân gian khi chú ý
đến những khía cạnh đời tư, cá nhân trong số phận nhân vật, song lời kể ở đây
không hoàn toàn mang tính chất trung dung mà xen kẽ cả những nhận định
mang màu sắc chủ quan của người kể:
“Hà Thị E là con gái trưởng bản Hà Văn Nó. Hiếm có người xinh đẹp
như E. Lưng như lưng kiến vàng, mắt long lanh như sao Khun Lú – Nàng Ủa,
tiếng nói nàng dịu dàng. Khi nàng cười, tiếng cười trong vắt và vô tư lự. E
xinh đẹp đã đành nhưng đức hạnh của nàng cũng ít có người bì kịp. Nàng là
niềm tự hào của người Hua Tát” (Tiệc xòe vui nhất) [27, tr.223].
“Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát. Nghe nói ngày xưa mẹ
nàng bị ma chài, đẻ nàng trong rừng. Nàng gầy gò, bé nhỏ trông rất đáng
thương. Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. Thân
phận côn hươn, nàng sống thui thủi như con chim cút” (Nàng Sinh) [27,
tr.242]
Trong truyện cổ tích, người kể hầu như không bao giờ dừng lại miêu tả
sinh động và giàu cảm xúc về nhân vật đến vậy. Anh ta chỉ đơn giản tóm lược
nhân thân, hoàn cảnh, hoặc phác họa sơ về diện mạo, tính tình của nhân vật
chứ ít đi sâu vào khắc họa những đặc điểm cụ thể của nó. Còn ở đây, người kể
chuyện không ngần ngại thể hiện suy nghĩ bản thân về nhân vật: “Khi nàng
cười, tiếng cười trong vắt và vô tư lự” (Tiệc xòe vui nhất); “Nàng gầy gò, bé
nhỏ trông rất đáng thương. Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc
váy áo đẹp. Thân phận côn hươn, nàng sống thui thủi như con chim cút”
(Nàng Sinh). Điều này đã làm tăng sức biểu hiện của hình tượng và mang lại
sắc thái trữ tình cho lời kể.
Cách kể chuyện trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp cũng khác. Các
câu chuyện vẫn được kể bằng điểm nhìn bao quát của một người kể chuyện
hàm ẩn, nhưng đây không phải là người kể chuyện toàn tri. Anh ta có lúc kể
câu chuyện của mình bằng cái nhìn khách quan đứng ngoài, nhưng nhiều khi
cũng di chuyển điểm nhìn vào bên trong suy nghĩ của nhân vật, dựa vào điểm
nhìn của nhân vật để trần thuật. Trong các truyện này thường xuất hiện những
lời kể khách quan của người kể chuyện đứng ngoài xen kẽ với những lời văn
nửa trực tiếp mang điểm nhìn của nhân vật. Chẳng hạn:
“Cuối cùng, mệt lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con suối đầu
bản, lão dừng lại nhìn về nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái ánh lửa xanh lét,
chắc là vợ lão vẫn thức đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt đục và sâu
hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát, lão lội lại rừng. Mũi lão đánh hơi thấy mùi
thú… Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa.
Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe
thành đường vòng tròn lại dịch về phía bên trái, cái ánh xanh gay gắt trên
túm lông đầu của nó mới rực rỡ làm sao! Lão già giương súng lên: “Đùng!”
(Con thú lớn nhất) [27, tr.219].
“Ở Hua Tát, mọi người đều có gia đình nền nếp của mình. Ai cũng
phải sống theo phong tục cổ truyền, vợ có chồng, con có bố. Thật chưa bao
giờ có một gia đình quái gở thế này! Vợ không chồng! Con không bố! Chín
đứa con! Chín đứa mà chẳng đứa nào giống một đứa nào! Những lời đàm
tiếu như nạn dịch lan nhanh trong bản. Ở đàn bà, đấy là nạn dịch bọ gà. Ở
đàn ông, Đấy là nạn dịch sốt… Kẻ bị hành hạ nhiều nhất là đám phụ nữ. Họ
buộc cánh đàn ông phải có cách gì giải quyết ổn thỏa việc này. Hoặc là phải
đuổi Bua đi, hoặc là tìm ra bố của những đứa trẻ. Sao lại để cho một gia đình
như thế trong cộng đồng Hua Tát? Những đứa trẻ lớn lên rồi chúng sẽ thành
trai bản, gái bản. Chúng sẽ phá vỡ tất cả nền nếp cổ truyền” (Nàng Bua) [27,
tr.221].
Trong Con thú lớn nhất, phần trên của đoạn trích, từ “Cuối cùng, mệt
lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con suối đầu bản, lão dừng lại nhìn về
nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái ánh lửa xanh lét, chắc là vợ lão vẫn thức
đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt đục và sâu hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát,
lão lội lại rừng. Mũi lão đánh hơi thấy mùi thú” là lời kể khách quan của
người kể chuyện hàm ẩn. Ở phần sau, từ “Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy
nó. Cái con công ấy đang múa. Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng
về phía bên phải, cái đuôi xòe thành đường vòng tròn lại dịch về phía bên
trái, cái ánh xanh gay gắt trên túm lông đầu của nó mới rực rỡ làm sao!” tuy
vẫn là lời người kể chuyện nhưng điểm nhìn bây giờ lại đặt vào nhân vật,
người kể chuyện dựa vào suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật để kể chuyện.
Những lời trần thuật nửa trực tiếp như trên vừa thể hiện được hành động bên
ngoài của nhân vật, vừa giúp bộc lộ cảm nghĩ bên trong của anh ta trước hiện
thực. Người kể chuyện ở đây đã miêu tả được ý thức của nhân vật, đồng thời
thể hiện được sự phân tích khách quan của mình trong vai trò của một người
kể đứng ngoài đối với hình tượng.
Còn trong Nàng Bua, lời kể khách quan của người kể chuyện được sắp
xếp đan xen với những lời bình luận mang tính cảm thán của dân bản được
thuật lại quan ngôn từ gián tiếp của người kể: “Thật chưa bao giờ có một gia
đình quái gở thế này! Vợ không chồng! Con không bố! Chín đứa con! Chín
đứa mà chẳng đứa nào giống một đứa nào!”; “Sao lại để cho một gia đình
như thế trong cộng đồng Hua Tát? Những đứa trẻ lớn lên rồi chúng sẽ thành
trai bản, gái bản. Chúng sẽ phá vỡ tất cả nền nếp cổ truyền”. Khi thuật kể lại
những suy nghĩ của người dân trong bản, người kể chuyện đã di chuyển điểm
nhìn từ vị trí của mình đến các nhân vật khác để nhìn nhận về cuộc sống gia
đình nàng Bua. Sự kết hợp giữa cách thức trần thuật khách quan, trung dung
với việc miêu tả thái độ chủ quan của nhân vật tạo ra cái nhìn đa chiều đối với
sự việc, hiện tượng được đề cập trong tác phẩm. Chính cách kể kết hợp cả hai
điểm nhìn khách quan và chủ quan đã nhấn mạnh được sự bất thường của
hoàn cành gia đình nàng Bua trong nền nếp sinh hoạt chung của cộng đồng.
Những sự kiện trong mười truyện ngắn này thường được người kể
chuyện thể hiện dưới nhiều góc độ tương ứng với những cách nhìn nhận khác
nhau của nhiều nhân vật trước cùng một hiện thực. Tính cách phiêu lưu, điên
rồ của nhân vật Sạ trong truyện ngắn cùng tên khi được nhìn bằng quan điểm
của người dân trong bản thì mang màu sắc ngưỡng vọng, ngợi ca: “Phụ nữ
lấy Sạ ra để làm gương dạy dỗ chồng mình. Người bản Hua Tát nhắc đến tên
Sạ để mà so sánh việc nọ việc kia với người bản khác. Thậm chí người ta còn
dẫn những chuyện hồi xưa ở bản Sạ chằng hề làm. Tên tuổi của chàng thành
niềm tự hào của họ” [27, tr.238]. Nhưng đối với Sạ, quãng đời mà ông trân
trọng hơn cả lại là khi trở về với cuộc sống bình thường: “Quãng đời bình
thường cuối cùng ta sống ở bản Hua Tát như mọi người đời, mới thực chính
là sự tích phi thường mà ta lập được!” [27, tr.238]. Câu chuyện về đôi vợ
chồng Lù, Hếnh trong Nạn dịch qua suy nghĩ của những thế hệ khác nhau lại
mang những ý nghĩa hoàn toàn trái ngược: “Ngôi mộ chôn Lù và Hếnh, bây
giờ là một đụn đất khá cao, trên mọc đầy những cây song, cây mây gai góc,
những người già ở bản Hua Tát đặt tên nó là mộ tình chung thủy, còn bọn trẻ
con gọi là mộ hai người chết dịch” [27, tr.241]. Ở những truyện ngắn khác,
hiện tượng đa điểm nhìn cũng thường xuyên được người kể sử dụng khi thể
hiệnn các hình tượng, các sự kiện, biến cố. Trong truyện dân gian, hiện tượng
này không bao giờ xuất hiện. Vì người kể chuyện trong các truyện này là
người kể toàn tri, mang quyền năng chi phối đến việc xây dựng cốt truyện,
hình tượng và câu chuyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn duy nhất
của người kể giấu mặt. Nhưng trong những truyền thuyết văn học của Nguyễn
Huy Thiệp, ngoài người kể chuyện, các nhân vật đều được quyền bộc lộ cái
nhìn, quan điểm của bản thân trước những gì diễn ra trong thế giới hư cấu của
truyện. Nhân vật trở nên bình đẳng hơn và sinh động hơn trong các truyện cổ
dân gian. Thêm vào đó, sự gia tăng các điểm nhìn khác nhau trong cùng một
tác phẩm giúp tạo ra sự đối thoại đa chiều giữa các ý thức, làm xuất hiện tính
chất phức điệu cho giọng kể và gia tăng tính đa nghĩa cho nội dung ý nghĩa
của truyện ngắn. Hình thức tự sự phức điệu và việc sử dụng kết hợp nhiều
kiểu lời văn nghệ thuật đã mang lại cho những truyền thuyết văn học một diện
mạo mới, đậm chất hiện đại và khả năng khái quát hiện thực đời sống đặc sắc.
Những vấn đề muôn đời của nhân sinh, thế sự được nhìn bằng cảm quan hiện
đại đã khêu gợi lại những bài học lâu đời của tiền nhân, nhắc nhở những con
người đương thời phải biết sợ những điều xấu xa và vươn tới cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Người kể chuyện cũng không hoàn toàn vô cá tính. Anh ta thường xen
những lời bình luận triết lý của mình vào giữa những sự kiện, tình huống
trong truyện:
“Tin đồn bao giờ cũng thế, qua miệng những kẻ ngu dốt thì quái lạ
thay, thường thú vị hơn qua miệng những người từng trải” [27, tr.216].
“Chuyện tình ái, giống đực thường khôn ngoan và vô trách nhiệm,
giống cái thì nhẹ dạ và tận tụy quá” [27, tr.220].
“Ông Nhân cười khẩy. Bọn trẻ chúng ta cũng hay cười khẩy với những
người già như thế. Ta không biết rằng lời nói của những người già đôi khi
giống như những lời tiên tri. Người gia biết sợ, có điều sợ không phải là điều
đáng thích thú gì” [27, tr.228].
Những hiện tượng trên không khi nào xuất hiện trong các truyện cổ.
Trong truyện cổ, lời kể chuyện bao giờ cũng là lời người kể chuyện toàn tri,
đứng bên trên nhân vật và hoàn toàn vô cá tính.
Cuối cùng, những truyện cổ thường kết thúc có hậu, còn những truyền
thuyết văn học của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết kết thúc bằng bi kịch. Những
câu chuyện mang đậm giá trị thực tế hơn là hướng đến việc lặp lại những chi
tiết dân gian cổ điển. Đó vẫn là những câu chuyện thể hiện những giá trị nhân
văn muôn đời về sự chiến thắng của số phận, của tình yêu, sự dũng cảm, sự
hy sinh nhưng điểm nhấn của tác phẩm lại dừng nhiều hơn ở những chi tiết
thể hiện sự xấu xa, lòng tham, sự ngu muội, lòng hận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH007.pdf