Đặc điểm của người kểchuyện xưng “tôi” nói thẳng mình là tác giả đồng nghĩa với việc xác
định vai trò nhà văn. Tác giảnhân danh nhà văn phát biểu trực tiếp quan điểm nghệthuật của
mình. Xưng “tôi” nói thẳng tên tác giả ởNguyễn Khải là hành động chủ động, không lẩn tránh
trách nhiệm. Một thái độcông khai cởi mởtrước sựthật đểtác động trực tiếp đến người đọc. Dấu
ấn chủquan của người kểxưng “tôi” - nhà văn in đậm trên trang viết làm nên một loại truyện rất
riêng của Nguyễn Khải. Người kểchuyện mang tính cá thểhóa cao, điểm nhìn nhân vật luôn là
điểm tựa của trần thuật. Những truyện đã dẫn trên có điểm chung: người ghi chép và kểlại câu
chuyện đều là người kểtựxưng “tôi” nói thẳng mình là tác giả, kểchuyện nhân vật, có khi để
nhân vật kể, nói chuyện với nhân vật. Từnhiều chủthểkểchuyện, nhiều điểm nhìn, cách nhìn
làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, mỗi nhân vật đều được giải bày quan điểm, tâm sựcủa mình.
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các tình tiết. Lời kể chỉ một giọng. Ví dụ: nhân vật Quân
“Một tình báo viên hoạt động suốt ba chục năm có quan hệ thân thiết với đủ loại sếp lớn
của chế độ mà không một lúc nào bị ngờ vực, bị cản trở trong công việc của mình!” [49,
tr. 21]. Nhân vật linh mục Vĩnh: “Anh thuộc tạng người có khuynh hướng bẩm sinh thích
dâng hiến, thích hy sinh cho đồng loại, say đắm trong viễn ảnh một dân tộc đã hòa đồng,
môt nhân loại đã hòa đồng, con người chỉ còn một lo lắng duy nhất xứng đáng với nó là
vươn tơi sự tận thiện tận mĩ” [49, tr. 38]. Nhân vật Hai Riềng: “Giám đốc nông trường cao
su Chiến Thắng, công ty cao su Dầu Tiếng cũng đã cao tuổi” [49, tr. 31]. Nhân vật chị Ba
Huệ: “Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dai ba chục năm kết thúc, chị từ giã quân
đội ra lam công tác Đảng của một huyện, là người lãnh đạo chủ chốt của một huyện, có
trách nhiệm về cái buồn vui, cái no đói, cái sống chết của mỗi người dân” [49, tr. 17]. Qua
lược trích lời kể trên, chúng ta thấy lời văn thường là câu dài. Người kể như muốn thâu
tóm những gì đẹp đẽ nhất về tiểu sử của nhân vật. Người đọc nhận ra thái độ của người kể
chuyện có ý chiêm ngưỡng nhân vật lí tưởng của mình.
1.3.2. Đoạn “tôi” kể
Trường hợp lời của nhân vật xưng “tôi” kể thì vô cùng phong phú. Bởi vì, để đảm
bảo cho truyện có tính khách quan buộc tác giả phải giấu “cái tôi của tác giả”. Tác giả
ngụy trang bằng nhiều cách. Việc ngụy trang “cái tôi của tác giả” nhằm tránh những lời
bình luận, đánh giá trực tiếp. Tác giả đã “đẩy cái “tôi” kể chuyện ra xa tác giả bằng cách
“nhân vật hóa” nó, đưa nó tham gia sâu vào cốt truyện. Đặc biệt lồng cái nhìn của nhà văn
vào cái nhìn của từng nhân vật, lối trao đổi tường thuật qua tay nhiều nhân vật khác nhau
tạo nên mối quan hệ phức tạp giữa “cái tôi của tác giả”, “cái tôi của người kể” và “cái tôi
của nhân vật” hình thành “tính phức điệu” cho tác phẩm. Lúc này “cái tôi của tác giả” vừa
là chủ thể kể chuyện, vừa đóng vai “cái tôi của người kể”, lại vừa hòa nhập vào “cái tôi
của nhân vật” một cách tinh vi. Ở vị trí này, nhân vật xưng “tôi” kể chủ động phát biểu,
bình luận đánh giá một cách trực tiếp quan điểm đúng sai, tốt xấu mà không bị người đọc
gán cho là của chính tác giả. Trong trường hợp truyện có đoạn “tôi” kể, thì “tôi” có thể chỉ
chứng kiến, có thể tham gia vao diễn biến câu chuyện, có thể nói thẳng hoặc không nói rõ
tên tác giả đều là những phương tiện để nhà văn làm điểm tựa bày tỏ chính kiến của mình
một cách thoải mái, làm cho người đọc không còn bị lệ thuộc vào cai riêng chủ quan của
tác giả, tạo nên độ tin cậy cao cho truyện. Những đoạn có “tôi” kể thường thấy trong
trường hợp đối thoại. Do “cái tôi của người kể” hóa thân thành nhân vật kể. Ví dụ: trong
các truyện Bố con, Người gặp hằng ngày, Lạc thời, Năm tháng đã đi qua, Hậu duệ dòng
họ Ngô Thì, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Thời
gian của người, Gặp gỡ cuối năm…
Chẳng hạn tiểu thuyết Thời gian của người (1982) có 114 trang. Người kể chuyện
xưng “tôi” nhà văn, kể lại chuyến đi thực tế năm ngày ở Công ty Cao su Dầu Tiếng có 18
trang. Trong những trang đầu “cái tôi của tác giả” luôn có một vị trí đặc biệt trong mọi
cuộc bàn luận. Từ trang 19 trở đi “cái tôi của tác giả” lồng vào “cái tôi của người kể” là
một nhân vật vừa dẫn dắt vừa đàm đạo với các nhân vật truyện. Trong suốt chiều dài tác
phẩm Thời gian của người nhân vật Quân được chủ thể cho phép kể nhiều nhất. Chủ thể
chủ động trao quyền cho nhân vật Quân kể: “Năm 1955, tôi được lệnh của tổ chức (…) bỏ
áo sĩ quan ngụy (…) để tìm một vỏ bọc khác có điều kiện hoạt động trên một địa bàn rong
hơn. Cuối năm ấy tôi được chính quyền Ngô Đình Diệm cấp giấy xuất cảnh…” [49, tr. 21].
“Tôi đi Bến Cát để xem xét đời sống của dân chúng trong các khu trù mật, tôi đã chú ý
những cánh đồng cỏ rất mênh mông ở đó” [49, tr. 48].v.v Còn trong giọng điệu kể của ông
Hai Riềng lại là giọng kể đầy bản lĩnh: “Xưa nay tôi làm ngược sách vở là nhiều chứ” [49,
tr. 61]. Giọng điệu kể của Cha Vĩnh lại rất nhân từ: “Tôi là một thầy tu, từ bé tới lớn chỉ ở
trong chủng viện, sáng tối ngắm nhìn tượng chúa và cầu nguyện, sống ở đời mà như thoát
mọi cảnh đời, ngay cả khi bố mẹ tới thăm nói chuyện gia đình họ hàng, chuyện làm ăn,
chuyện sống chết tôi nghe cũng không hiểu, như là chuyện của một thế giới nào khác thì
làm sao mà biết được người đàn bà đau đớn kia đang trở dạ đẻ, lại đẻ con so” [49, tr. 68].
Người đọc hiểu sâu hơn khát vọng dâng hiến của cha Vĩnh khi cha thề: “Nguyện hien dâng
trọn đời con cho dân tộc con, cho những người lao động của đất nước con, cho nhân loại,
vì họ là hình ảnh trọn vẹn nhất của Đấng cứu thế” [49, tr. 69].
1.3.3. Đoạn có một nhân vật trong truyện đứng ra kể
Trường hợp trong truyện có đoạn có một nhân vật trong truyện đứng ra kể cũng
mang một chủ ý của tác giả. Nhân vật này thường đóng vai phụ, xuất hiện khi cần trợ giúp
làm nổi rõ đặc điểm một tính cách nào đó cho nhân vật chính. Sự xuất hiện của nhân vật
này thường mở ra những hình ảnh bất ngờ, chi tiết bất ngờ về phẩm chất của nhân vật
chính. Có tác dụng làm tăng thêm điểm nhìn, làm sáng tỏ thêm tâm lí, lập trường quan
điểm của tác giả. Đoan có nhân vật trong truyện đứng ra kể chuyện trong tác phẩm
Nguyễn Khải không nhiều. Có thể thấy trong các tác phẩm Hai ông già ở Đồng Tháp
Mười, Lãng tử, Một bàn tay và chín bàn tay, Chiến sĩ, Ra đảo, Gặp gỡ cuoi năm, Thời
gian của người… Ví dụ: nhân vật Giang trong tiểu thuyết Vòng sóng đến vô cùng đã trò
chuyện một cách tự nhiên, nghĩ đâu nói đó, như người viết thảo, câu đúng câu sai, câu hay
câu dở, chưa cần trao chuốt: “Tuy cháu sinh ra ở mảnh đất này nhưng sống với nó thì rất
ít, cho tới năm mười hai tuổi, năm nay đã là băm sáu, một phần ba phải không? Mùa hè
năm mười hai tuổi, ông Năm tức là ông anh thứ năm của ba cháu đón cháu lên Sài Gòn ăn
học với các anh chị. Nhưng chỉ hai năm sau cháu đã là một chiến sĩ nhỏ tuổi nhất của đội
biệt động, rồi cháu bị thương và ra miền Bắc ăn học” [49, tr. 280]. Lối kể chuyện này làm
cho truyện có kết cấu năng động, hệ thống chi tiết, tình tiết của truyện luôn biến đổi. Kịch
tính của cốt truyện, diễn biến của các sự kiện, biến cố ít có ai đoán trước được sẽ như thế
nào. Nhân vật truyện tự do trình bày ý kiến, có thể hồi cố, đàm đạo, bình luận, nhận xét
mà không lệ thuộc vào ý chủ quan của chủ thể kể.
Điểm nổi bật của lối kể hỗn hợp làm gia tăng các điểm nhìn trần thuật, làm phong
phú thêm giọng điệu trần thuật. Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương phat hiện: “Ngôn
ngữ nhiều thanh giọng bước đầu được sử dụng trong Thời gian của người: những giọng
nói lúc thì thuận chiều, lúc lại ngược chiều với nhau; nhân vật khi thì kể lể, khi thì biện
hộ, khi lại tự trào; giọng của người kể chuyện bị cắt ngang bởi giọng của nhân vật, kể cả
các nhân vật không trực tiếp đối thoại, tạo nên một cộng hưởng chung” [57, tr. 362].
TIỂU KẾT CHƯƠNG MỘT
Trên một trăm tác phẩm được khảo sát cho thấy hình thức chủ thể kể chuyện dù ở
ngôi thứ ba hay ngôi thứ nhất vẫn không hề mâu thuẫn nhau mà thống nhất làm rõ sự
phong phú của việc sáng tạo hình thức người kể chuyện của Nguyễn Khải.
Người kể chuyện vô hình xuất hiện trong 33 tác phẩm của Nguyễn Khải có chung
một lối kể là phương thức trần thuật khách quan hóa. Người kể không thuộc vào thế giới
nhân vật của truyện mà chỉ đứng sau các hành động nhân vật để quan sát, dẫn dắt câu
chuyện. Điểm nhìn trần thuật hầu hết từ bên ngoài do tính chất hướng ngoại của nhân vật.
Chủ thể kể ít dành cho nhân vật những dòng hồi tưởng, suy gẫm. Hình ảnh người kể
chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện, cách kể cách tả, lời trữ tình ngoại đề.
Người kể chuyện lộ diện, xưng “tôi” ngôi thứ nhất trong 70 tác phẩm chiếm 2/3 số
lượng tác phẩm được khảo sát cho thấy hình thức chủ thể ke chuyện vô cùng phong phú và
đều là phương thức trần thuật chủ quan hóa. Cái “tôi” trong truyện không còn là một cái
tôi thuần túy, mà là một thế giới do nhiều cái tôi hợp thành. Điểm nhìn trần thuật không cố
định mà luôn biến hóa, chủ yếu là hướng nội do tính chất hướng nội của nhân vật. Các sự
kiện, biến cố, đời sống tâm lí nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ, không rơi vào vụn
vặt sa đà miêu tả đã tạo nên một dòng chảy tự sự hết sức tự nhiên. Nhân vật có quyen nói
lên những ý nghĩ của mình, được trực tiếp làm người kể chuyện, kể lại chuyện của chính
mình, tự trình bày, tự phân tích. Người đọc khó phân biệt được đâu là tiếng nói của tác
giả, đâu là của nhân vật. Người kể xưng “tôi” – nhà văn, xưng “tôi” – nhân vật thường say
mê đối thoại, ham triết lí và bao giờ cũng bộc lộ mình là người thông minh sắc sảo hơn
người. Nhờ sự kết hợp tài tình “cái tôi của tác giả” và “cái tôi của nhân vat” nên câu
chuyện luôn sinh động, tư tưởng tác phẩm có chiều sâu khái quát, tính vấn đề được cắt
nghĩa thấu đáo và tính cách nhân vật rõ ràng, vì thế người đọc hào hứng tiếp nhận.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Khải luôn mang đậm dấu ấn thời đại.
Nguyễn Khải là nhà văn luôn thấu hiểu tâm tư con người, có óc tưởng tượng, có tài biện
giải khác người, sâu sắc, tinh tế không phải dè dặt trước bất kì một cấm kị nào. Giọng điệu
nhiều cung bậc, có lúc sôi nổi hào hứng, có lúc trầm lắng suy tư, từ chỗ thiên về lối áp đặt
một chiều nặng tính chất giáo huấn đến nhuần nhị độ lượng, yêu thương con người hơn,
sâu sắc hơn. Lời văn vừa dân dã vừa hiện đại, linh hoạt biến hóa. Ngôn ngữ sắc sảo gợi cảm.
Hình thức truyện kể hấp dẫn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tái hiện bức tranh đời sống trong
tính toàn vẹn có ý nghĩa khái quát.
Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VÀ TIỂU
THUYẾT NGUYỄN KHẢI
Nghiên cứu hình tượng người kể chuyện là một vấn đề thú vị. Người ta thường nghiên cứu
hình tượng nghệ thuật, hình tượng tác giả, hình tượng văn học mà ít nghiên cứu hình tượng người
kể chuyện. Theo Lê Bá Hán: “Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và
một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả,
làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối
cảnh” [123, tr. 221].
Là hình tượng không tách rời cái nhìn của nhà văn và chịu sự quy định của đối tượng miêu
tả. Hình tượng được thể hiện trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Hình tượng người kể chuyện được
xem là mặt chất lượng của tác phẩm tự sự. Khi đặt bút viết truyện thì cũng là lúc nhà văn sáng tạo
ra một người kể chuyện. Từ lời kể, người đọc hình dung ra hình tượng người kể chuyện. Đằng
sau câu chuyện được kể, người ta đọc được câu chuyện thứ hai mang ý tưởng của tác giả. Theo
M.Bakhtin: “mỗi thành tố của câu chuyện được cảm nhận rõ rệt ở hai chiều: ở chiều người kể vơi
những nội dung, ý tứ và biểu cảm đăt trong tầm nhìn của nó; và ở chiều tác giả, người gián tiếp
nói bằng câu chuyện ấy và thông qua câu chuyện ấy. Cùng với tất cả những điều được kể, chính
bản thân người kể chuyện với lời nói của nó đã đi vào tầm nhìn của tác giả. Chúng ta ước đoán
được những điểm nhấn mạnh của tác giả ở chủ đề chuyện cũng như ở bản thân chuyện kể và ở
hình tượng người kể chuyện được bộc lộ trong quá trình thuật truyện. Không cảm thấy cái chiều
thứ hai ấy, chiều của những ý chỉ và “trọng âm” của tác giả - tức là không hiểu tác phẩm [3, tr. -
121].
Để hình dung ra được hình tượng người kể chuyện thì một mặt phải xem xét tâm lí, nghề
nghiệp, lập trường xã hội của tác giả. Mặt khác, xem cái lập trường mà xuất phát từ đó câu
chuyện được kể: phê phán hay ngợi ca, khẳng định hay phủ định và theo quan điểm nào, thể hiện
ra sao trong tác phẩm. Căn cứ vào sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm
Nguyễn Khải, ta thấy có nhiều hình tượng người kể chuyện. Đó là hình tượng người kể mang
chất cán bộ, hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí và hình tượng người kể chuyện tự giễu
mình. Như vậy trong truyện hay tiểu thuyết, đằng sau hình thức ngôi kể của người đứng ra kể là
việc thừa nhận tồn tại một hình tượng người kể có ý nghĩa xã hội và văn học.
2.1. Hình tượng người kể chuyện mang chất cán bộ trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải
Trong tác phẩm thường có môt số hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại nhiều lần như là
một ám ảnh đối với nhà văn, những hình ảnh như thế càng lặp lại bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư
tưởng sâu sắc bấy nhiêu. Những hình tượng ấy bao giờ cũng là yếu tố nghệ thuật đặc sắc và độc
đáo. Hình tượng vốn đa chiều đa nghĩa, dẫn đến nhiều cách cắt nghĩa khác nhau. Đến ngay cả
hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm vẫn được trí tưởng tượng của người đọc khám phá
thêm nhiều ý nghĩa mới.
Người ta đánh giá rất cao cách quan sát, cách nhìn hiện thực và cái điều nhà văn muốn nói.
Những sáng tác trước 1980, Nguyễn Khải rất quan tâm đến đời sống chung của đất nước, bám sát
từng bước đi của thực tiễn đời sống, từng nhiệm vụ chính trị của cách mạng. Đặc biệt hướng tầm
nhìn của mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang sôi nổi trên miền Bắc để tìm hình
ảnh lí tưởng về con người mới, xã hội mới mà theo quan niệm của Nguyễn Khải, thì nhân vật ấy,
sự kiện ấy hội tụ được những vẻ đẹp của con người và chế độ mới. Nhà văn hy vọng từ trong tác
phẩm của mình có được nhân vật văn học cho nền văn học mới. Đồng thời nhà văn quan sát các
vấn đề tồn tại trong xã hội và miêu tả nó như một vật kìm hãm cái mới đang hình thành trong
nhưng năm hòa bình trên miền Bắc. Người ta thấy tiếng nói đằng sau tác phẩm còn quyết liệt hơn
nhiều ở các vấn đề tiêu cực, lạc hậu đối lập với tích cực, tiên tiến trong đời sống hiện thời. Theo
sát diễn biến đời sống xa hội và những biểu hiện của chúng, nhà văn đã kịp thời ghi lại những sự
kiện nóng hổi, xây dựng được những nhân vật văn học mới in đậm dấu ấn một thời lãng mạn kiểu
Nguyễn Khải. Phần lớn các sáng tác của ông ở thời kì ấy, hình tượng người kể chuyện mang chất
cán bộ đều chiếm được tình cảm và dư luận bạn đọc. Đây là một phạm vi hiện thực mà Nguyễn
Khải chọn lựa và gặt hái được nhiều thành công.
Với tư cách chủ thể kể chuyện mang chất cán bộ, anh ta muốn người đọc cùng hình dung
các cuộc luận bàn về con người và hiện thực xã hội mới. Người kể công khai lập trường quan
điểm của người cán bộ trong cả phương diện nội dung lẫn hình thức. Ngay cả tiêu đề của mỗi
tác phẩm Hãy đi xa hơn nữa, Tầm nhìn xa, Chủ tịch huyện, Nguồn vui, Người trở về… cũng
đã phần nào bộc lộ được cái “chất” cán bộ của chủ thể kể chuyện, hoặc như là sự dự báo cái
“chất” cán bộ sẽ xuất hiện trong tác phẩm. Các tiêu đề tác phẩm trên chỉ gợi ý ít nhiều về
“chất” cán bộ, mà chính là nội dung tác phẩm, những sự kiện trong tác phẩm thông qua lời
kể của chủ thể kể chuyện, lại bộc lộ rõ hơn cái chất cán bộ này. Tên truyện Hãy đi xa hơn
nữa (1962) hướng tới nhân vật chính. Thông qua nhân vật Nam nhà văn phát hiện ra “một
tâm hồn giản dị nhưng mới rộng lớn làm sao”, trải qua những thử thách mới biết “sức con
người ta là vô hạn”. Tên truyện Tầm nhìn xa (1963) lại xoay quanh nhân vật người cán bộ
có tâm, có tầm nhìn xa hơn mọi người, thức thời hơn mọi người. Tầm nhìn xa của người cán
bộ thể hiện ở điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà hướng ta đang đi. Tên tiểu
thuyết Chủ tịch huyện (1971) gợi lên địa vị xã hội, phẩm chất đạo đức và tài năng của người
lãnh đạo trong giai đoạn xây dựng kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
và nên hình dung như thế nào về người cán bộ nông thôn. Hoặc tên gọi tiểu thuyết Xung đột
(1959 – 1961) hướng tới giải quyết mâu thuẫn ý thức tôn giáo trong quá trình vận động
cùng cách mạng, là giải quyết những vấn đề phức tạp và tế nhị trong bản thân người cán bộ
giữa việc đạo với việc đời, giữa người cán bộ nông thôn với ý thức chính trị người đảng
viên. Từ hình thức tên gọi tác phẩm đến việc bộc lộ chủ đề, giữa nhân thức và đánh giá,
giữa phản ánh và biểu hiện đã thể hiện dụng ý quan sát của nhà văn khiến cho trang viết còn
nóng hổi hơi thở cuộc sống đầy sôi động và phức tạp. Để đảm bảo tính tuyên truyền,
Nguyễn Khải đưa vào trong tác phẩm những vấn đề rất cụ thể, rất dễ hiểu, vì thế các tác
phẩm viết ở thời kì này rất có ý nghĩa cả về văn học và lịch sử. Nhưng vì thiên về tính dễ
hiểu, tính cổ động tuyên truyền nên sự nghiền ngẫm chiêm nghiệm, tinh thần phân tích xã
hội, thái độ quan tâm đến đời tư thường đã bị đơn giản hóa. GS. Lê Ngọc Trà nhận xét:
“Các nhà văn thường tập trung nói lên quyết tâm, ý chí, sức mạnh của con người chứ chưa
diễn tả được hết sự phong phú, kể cả nỗi cô đơn và sự yếu ớt của nó” [135, tr. 54].
Cách người kể chuyện nói với nhân vật trong tác phẩm cũng mang màu sắc riêng. Người kể
chuyện đại diện cho tiếng nói chung mang y thức cộng đồng. Lời nói luôn đề cao trách nhiệm
công dân, luôn diễn đạt ý nghĩ trách nhiệm cao hơn hưởng thụ, ưu tiên lợi ích cho tập thể lên lợi
ích trên cá nhân. Trong truyện Tầm nhìn xa, người kể chuyện có khi sử dụng lời văn nửa trực tiếp
để cảm hóa nhân vật: “Đấy, vị trí của chúng ta khó khăn là thế đấy, cho nên phải có tầm mắt nhìn
xa hơn mọi người, đừng để những mối vặt vãnh nó ràng buộc mình” [55, tr. 126]. Cũng có khi
người kể chuyện dùng lời văn trực tiếp để khẳng định vấn đề: “Đấy có việc gì mà người ta không
biết, người ta chỉ nói khi nào cần thiết thôi, không có gì giấu nổi được họ đâu…” [55, tr. 149], có
khi lại dùng lí lẽ thuyết giáo: “Của cải của hợp tác xã với của cải của Nhà nước xét cho cùng cũng
chỉ là một, để hợp tác xã bị thiệt tức là Nhà nước cũng thiệt mà Nhà nước bị thiệt thì hợp tác xã
cũng thiệt, làm cho cả hai bên đều có thể làm giàu được, nhưng đừng bên nao bớt xén bên nào,
như vậy mới gọi là quan hệ hợp tác, tương trợ, có đúng thế không?” [55, tr. 131]. Có khi lại chia
sẻ cảm thông với: “trình độ các anh cán bộ xã có hạn, thành thử có việc làm tưởng là đúng mà
hóa lai sai” [55, tr. 179]. Có khi lại khêu gợi vai trò của người cán bộ: “phải thức thời hơn mọi
người, phải biết nhìn xa hơn mọi người, mỗi ngày xã hội ta sẽ trong trẻo hơn thì dù một vết nhơ
cũng lập tức bị mọi người nhìn thấy. Người lãnh đạo tự cải tạo mình không chỉ theo cái yêu cầu
của hôm nay mà còn phải theo cái yêu cầu ngày mai” [55, tr. 179]. Có khi lại cho nhân vật nói
trực tiếp bằng ngôn ngữ của bản thân mình, tạo ra được lời nói đay sức sống: “miếng thịt trâu
không đáng là bao, cũng không phải cướp giật từ tay ai nhưng có thể từ sau lúc tôi cầm cân thịt,
người ta sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác, nghe tôi nói với cái tai khác, nghĩ về tôi với những y nghĩ
khác” [55, tr. 126]. Có khi sử dụng giọng điệu nghiêm túc thuyết phục cán bộ cấp dưới: “Tôi nói
thực: nếu ông là xã viên thường, tôi thách ông mua nổi một lúc ba bốn xe gỗ tốt như thế đấy.
Những người đứng đắn thì họ phàn nàn rằng chúng mình làm việc thiếu rành mạch, còn những
đứa xấu thì phao tin cán bộ xã lấy tiền công mua gỗ tư, chọn gỗ tốt cho mình, loại gỗ xấu cho hợp
tác xã. Ai mà thanh minh cho hết được. Một sự đã không tin thì trăm sự khác cũng không thể
hoàn toàn tin. Khi đã mất lòng tin thì bảo gì nhau cũng khó. Người ta sẽ chán nản, sẽ phân tâm, sẽ
tính toán chuyện ra, chuyện ở. Người lãnh đạo có muốn nói chuyện với họ cũng ngượng mồm, có
đấu tranh với những đứa xấu cũng thiếu kien quyết. Mối nguy là ở chỗ đó” [55, tr. 124]. Có khi
lại nói bằng giọng thầm thì tâm sự: “Ngay đến một việc rất nhỏ nếu không giữ ý thì cũng có thể
trở thành một tiếng đồn lớn” [55, tr. 125]. Người kể chuyện rất thích khám phá chiều sâu tư duy,
ý thức tư tưởng của người trò chuyện. Trong những vấn đề tranh luận, anh ta không chỉ giỏi điều
tra, phát hiện vấn đề, thể hiện chính kiến rõ rang trước những việc phức tạp, mà còn thể hiện trình
độ hiểu biết sâu sắc. Nhân vật Hiệp, chủ tịch huyện; Quang, bí thư tỉnh ủy trong tiểu thuyết Chủ
tịch huyện là những người cán bộ được người kể huyện hóa thân làm nổi bật phẩm chất “miệng
nói, tay làm, tai lắng nghe”: “Nếu biết cách nghe dầu cho mười ý kiến giống nhau cũng có thể gợi
cho mình suy nghĩ được mười vấn đề khác nhau” [48, tr. 352]. Có khi người kể tiến hành bình
luận trực tiếp về nhân vật: “trước đây Hiệp đã từng say mê chủ tịch Đàm, cũng như hiện nay anh
đang say mê chủ tịch An, vì anh biết họ thuộc loại người mà anh thường ao ước. (…) Dầu cho họ
có mắc phải sai lầm đi nữa, cũng là lẽ đương nhiên, vì bất cứ cái vết nào so với con người họ, so
với sức sống mãnh liệt của họ đều là nhỏ, không đáng kể. Có thể vì Hiệp quá đề cao cái năng lực
làm việc bao giờ cũng mang lại những kết quả rõ rệt, nên phần nào đã xem nhẹ sự chăm sóc đến
cách sống, gìn giữ cái trong sáng về tinh thần của đội ngũ cán bộ chăng?” [48, tr. 338]. Có khi lại
nhắc nhở nguyên tắc làm việc: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững nguyên tắc lãnh
đạo tập thể. Mối quan hệ có tính bền chặt nhất là mối quan hệ có tính nguyên tắc” [48, tr. 370].
Đánh giá Chủ tịch huyện và nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Khải, GS. Nguyễn Văn Hạnh
viết: “Hầu như toàn bộ nội dung Chủ tịch huyện quy vào quan hệ giữa những người cán bộ với
nhau và chủ yếu là về mặt công tác” [45, tr. 281]. Trong Chủ tịch huyện, hình tượng người kể
vừa bám sát cuộc sống vừa có khả năng quan sát rộng, có sức phát hiện vấn đề, rất nhạy cảm
trong việc lựa chọn van đề mang tính thời sự, có sự hiểu biết tinh tế phẩm chất người cán bộ trong
tình hình chính trị mới. Người kể là hiện thân của người cán bộ – một tấm gương hoàn thiện giữa
tài và đức, giữa lời nói và việc làm, dám đấu tranh, dám vượt lên chính mình đáp ứng yêu cầu
cách mạng mới.
Trong các truyện Xung đột, Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa… đôi khi người kể chuyện
khuyến khích nhân vật người can bộ nhận thức về sự cần thiết phải thể hiện uy quyền, sức mạnh
của chuyên chính vô sản trong việc đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân. Cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nông thôn là xóa bỏ ý thức tư hữu, tham ô, gian trá trong mỗi con người. Chủ tịch xã
Môn trong Xung đột là một ví dụ. Trước bà mẹ Nhàn – bà mẹ của một nữ cán bộ “vừa là phó chủ
tịch, vừa phụ trách về tôn giáo và tư pháp” [48, tr. 104], bà có tài ăn nói, nhưng Môn đã khéo léo
đấu tranh để bà tỉnh ngộ. Lời lẽ của bà Nhàn đốp chát, gay gắt: “Thóc của tôi, tôi bán tôi để mặc
thây tôi, không việc gì đến các người mà các người có quyền dòm ngó vào đấy, thử hỏi đã có ai
cho tôi được cái phiếu gạo nào? Con tôi đi làm cho chính phủ, tôi một mình già lão có thấy ông
cán bộ nào đến hỏi han giúp đỡ không?”; rồi bà nhảy lên như bị hơ lửa, nói thề lí lẽ hùng hồn: -
“Nói dối các ông ăn vàng ăn bạc gì!”; giọng điệu phàm tục xối xả trút vào Môn: - “Năm đói đến
thịt con cũng ăn chứ đừng nói thóc giống!” v.v. Nhưng Môn vẫn nói năng điềm tĩnh: “Ngón tay
gõ gõ xuống bàn: - “Bà nói rõ trong số cán bộ xã này ai không chí công vô tư, ai gian lận, ai bao
che cho ai. Nếu có bằng chứng cụ thể tôi sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân” [48, tr. 258].
Người kể chuyện trong tiểu thuyết Xung đột không lộ diện, nhưng hình tượng người kể mang
chất cán bộ thể hiện rất rõ ở hành động của Môn, trong suy nghĩ của Thụy, trong cách nói năng
của Nhàn.
Trong nhiều tác phẩm, thông qua những biến cố, sự kiện, tác giả cố ý cho người kể chuyện
lộ diện hay ẩn mình, thì người đọc van nhận thấy hình tượng người kể chuyện mang chất cán bộ
rõ nét. Qua lời kể, anh ta luôn muốn chứng tỏ bản chất chế độ ta, nông thôn xã hội chủ nghĩa là
tốt đẹp. Con đường làm ăn tập thể hơn cá thể, hi sinh quyền lợi cá nhân để làm giàu cho tập thể,
mọi người đều quan tâm đến nhau, lớp trẻ vượt ra được khỏi gia đình lạc hậu, thanh niên, cán bộ
thi đua đi đầu. v.v. Và ẩn sâu trong những sự kiện là thái độ của người kể đấu tranh cho cái mới,
đòi hỏi phải đổi mới tư duy, dám nhìn, dám nói lên sự thật, dám lên án cái xấu. Bản lĩnh của
người lãnh đạo phải là “Người lãnh đạo thẳng thắn thực thà là người lãnh đạo khôn ngoan nhất,
có bản lĩnh nhất, luôn luôn chủ động và không bị kẻ xấu lợi dụng” [40.12 - 165].
Trong một số truyện, chúng ta thấy nhà văn thường rất chú ý quan sát đến hành động, nói
năng của nhân vật là người cán bộ đảng viên. Những ý thức chính trị của người cán bộ được thể
hiện qua người kể chuyện, hoặc nhân vật đại diện. Nhân vật Biền là một điển hình mẫu mực về
người đảng viên. Biền không để những mối lợi vặt vãnh ràng buộc mình và luôn nhìn thấy sự
thống nhất quyền lợi nhà nước và tập thể trong lãnh đạo xây dựng hợp tác xã: “Chúng mình đều
là những người Đảng viên, hãy lấy tinh thần Đảng mà nói thẳng với nhau” [48, tr. 340]. Thường
lấy lương tâm của một đảng viên để nhac nhở những biểu hiện làm ăn mờ ám, dũng cảm truy
kích những tính toán muốn đục khoét chỗ sơ hở của cơ quan nhà nước để kiếm lợi. Nhân vật Tuy
Kiền - một đảng viên, có cái vẻ bề ngoài thật ranh ma và hám lợi, “một con người rất đỗi ngây
thơ, tính toán chi li nhưng quan hệ bạn bè lại hồ hởi, rộng rãi và ông ta có thể làm được tất cả mọi
việc miễn sao hoàn thành được chức trách của m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH004.pdf