Luận văn Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại

MỤC LỤC

Trang phụbìa Trang

Lời cảm ơn

Mục lục

Lời cam đoan

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: HUYỀN THOẠI – THUẬT NGỮVÀ NHỮNG VẤN ĐỀ. 27

LIÊN QUAN

1.1.Giới thuyết vềkhái niệm . 27

1.1.1. Huyền thoại . 27

1.1.2. Cổmẫu và ý nghĩa của “những biểu tượng mang tính hằng số”. 31

1.2. Cổmẫu trong Người yêu dấu. 36

1.2.1. Các hình ảnh . 36

1.2.2. Các motif . 48

Chương 2: HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸVĨ ĐẠI VÀ NHỮNG KHỔNẠN. 56

2.1. Nguyên lí tính Mẫu trong huyền thoại phương Đông và

phương Tây . 56

2.1.1. Biểu tượng của sựkhởi thủy và quyền lực tối thượng . 57

2.1.2. Biểu tượng của sựtrù phú, thịnh vượng. 61

2.1.3. Nạn nhân của sựthiếu công bằng nơi Thượng Đế. 64

2.2. Người mẹvĩ đại và những khổnạn trong Người yêu dấu.66

2.2.1. Baby Suggs thần thánh . 66

2.2.2. Sethe và khát vọng vươn đến tựdo, hạnh phúc . 77

Chương 3: SỰHIẾN TẾVÀ TÁI SINH TRONG NGƯỜI YÊU DẤU. 91

3.1. Hiến tế- Tái sinhnhưlà đềtài gốc huyền thoại . 91

3.1.1. Hiến tế- lễthức thiêng liêng của tín ngưỡng nguyên thủy . 92

3.1.2. Tái sinh– yếu tốtương hỗtrong định thức “chết đi – sống lại” . 99

3.2. Hiến tế- Tái sinhnhưlà một motif trung tâm trong Người yêu dấu.100

3.2.1. Những con người không mang tầm vóc người và những thân phận bị hiến tế. 100

3.2.2. Người yêu dấu và các cấp độtái sinh . 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 117

PHỤLỤC. 125

pdf138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức của người dân. Jacov Grimm – nhà Ngữ Văn học Đức kiệt xuất thế kỉ XIX – đã nhận định như sau về những bậc tiên tổ với vai trò là những Nữ thần sáng tạo trong xã hội cổ đại: Bên cạnh vị nam thần là nữ thần tối cao – người mẹ, cụ tổ thông thái và thanh khiết, là bà nội. Nam thần thì vĩ đại còn nữ thần thì đẹp đẽ (…). Nam thần dạy cách tiến hành chiến tranh và sử dụng vũ khí, còn nữ thần dạy quay tơ, dệt vải, gặt hái. Thơ ca bắt nguồn từ ông, còn truyền thuyết từ bà. Trong luật cổ đại, quyền lực của người cha bắt rễ khá sâu. Ông đặt đứa con mới sinh lên đầu gối và nhận ra nó. Đồng thời trong luật lệ dân gian cổ xưa còn ghi nhận là: đầu tiên thì những người phụ nữ chiếm địa vị xã hội cao. Sự trọng vọng phụ nữ của người Đức đã được Tacit (nhà sử học La Mã – người viết chú thích) ghi nhận và lịch sử đã chứng minh điều này từ các thế kỉ Trung cổ. [64, tr. 200] Nhân vật đại diện cho các vị Nữ thần mà Grimm nhắc tới là Maria. Vai trò của Maria trong truyện cổ Đức gắn liền với “những đặc điểm đa thần giáo dịu dàng” và “không một nền thơ ca nào có thể đặt cái gì đối nghịch nó”, “Maria lúc thì là đức mẹ, lúc là người thợ dệt, lúc thì là cô gái sẵn sàng giúp đỡ mọi người” [64, tr. 197]. Tương tự đối với những người nông dân Ý, nhìn chung Maria đã chiếm vị trí hết sức quan trọng trong các tín niệm của họ. Trong huyền thoại Ấn Độ, nhân vật đóng vai trò quan trọng của sự sáng thế là Parvati – nữ thần mẹ trong truyền thuyết của người Hindu, vợ của thần Shiva vĩ đại. Tiền thân của bà là Devi hay còn gọi là Mahadevi (Đại nữ thần) – một nhân vật tổng hợp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của nữ thần trong một loạt các hiện thân trái ngược nhau. Trong các nền văn hóa ban sơ của Ấn Độ, nữ thần mẹ là Shakti, cội nguồn của mọi năng lượng trong vũ trụ, đem lại sự phì nhiêu cho mặt đất. Một số hiện thân của nữ thần này có liên quan đến sức mạnh của thiên nhiên như Ushas – bình minh, Ganga – dòng sông. Về sau bà được bao gộp vào trong truyện thần thoại về sáng thế mang tính phụ hệ của người Hindu, với tư cách là vợ của thần Shiva. Ngoài ra, ở một số quốc gia châu Á khác, các vị Nữ thần và huyền tích về công lao sáng thế của họ vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Theo huyền thoại sáng thế của người Dayak tại Borneo, Jata là tiên nữ trên trời đã tạo ra mặt đất và đồi núi trong giai đoạn sáng thế thứ hai. Thần thoại Nhật Bản thì ghi nhận rằng vị Hoàng đế đầu tiên của nước Nhật là hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu. Còn trong thần thoại Việt Nam, câu chuyện về khởi nguyên của thế giới gắn liền với hình ảnh của hai vị thủy tổ Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với sự tích bọc trăm trứng. Rõ ràng tuy được hình thành từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng giữa những câu chuyện trên ta vẫn dễ dàng lần ra mối dây liên hệ: nguồn gốc của mọi dân tộc đều liên quan mật thiết đến vai trò tạo tác của người phụ nữ. Những huyền tích trên cho ta cảm nhận sâu sắc hơn nhận định: huyền thoại là tài sản chung của nhân loại và từ những câu chuyện về các vị thần mà con người từ khắp nơi trên thế giới có thể xích lại gần nhau để hiểu nhau nhiều hơn. Trong xã hội cổ đại, quyền lực của những vị thánh thường được hiện thực hóa vào một nhân vật cụ thể trên trần thế, một con người bằng xương bằng thịt. Người ấy có thể là nữ hoặc nam tùy thuộc vào quan niệm của mỗi dân tộc và đức tin của mỗi tôn giáo. Người Đức cổ đại cho rằng người phụ nữ có một uy lực thiêng liêng và chính vì vậy mà họ đã tiếp nhận những lời nói của những người này như những lời phán truyền. Vì là cầu nối giữa cõi thiêng và cõi tục nên đôi khi người phụ nữ còn được tôn thờ như những vị thánh sống. Tại vùng đất Argos, những viên tư tế (người phụ trách việc thờ cúng thần linh của cả cộng đồng) thường là phụ nữ và có khả năng phán bảo những lời tiên tri. Ở Madura (đảo Java), thần linh cũng thường chọn “người phát ngôn” của mình là phụ nữ hơn là nam giới. Trong thời kì thị tộc mẫu hệ của xã hội nguyên thủy, phụ nữ thường đảm đương những trọng trách của cộng đồng và giữ quyền định đoạt mọi vấn đề thiết yếu trong gia đình. Với những người châu Phi thuộc “thuyết nữ quyền” thì họ cho rằng những người phụ nữ da đen, và cả những nữ văn sĩ gốc Phi sống trên đất Mĩ có khả năng thay đổi cả nền văn hóa Mĩ không chỉ về giới tính, giai cấp mà còn cả về vấn đề chủng tộc. Tóm lại, sâu thẳm trong cõi vô thức của mỗi dân tộc đều lưu giữ cho riêng mình hình ảnh của một vị Nữ thần Mẹ. Hình ảnh ấy vừa như là biểu tượng của sự chở che, nâng đỡ tinh thần của họ mỗi khi gặp phải những trở ngại hoặc biến cố trong cuộc sống, vừa tượng trưng cho một chốn bình an để họ dừng chân hòng mưu cầu sự yên ổn trong tâm hồn. Đất Mẹ – nơi khởi thủy cũng là chốn tìm về và bao giờ cũng được hướng đến với một niềm tôn kính. 2.1.2. Biểu tượng của sự trù phú, thịnh vượng Trong cách nhìn nhận của người dân Hi Lạp, những vị thần tiên bất tử ngự trên núi cao lắm khi chẳng mang lại lợi ích gì cho con người, thậm chí họ còn gây ra bao tai họa, là nỗi khiếp nhược của những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt (sự say mê vô độ các thiếu nữ phàm trần của Zeus chẳng hạn). Ngược lại, có hai vị thần mặt đất được xem là những người bạn tốt thực sự của loài người. Đó là Demeter – Nữ Thần Lúa Bắp, con gái của thần Cronus và Rhea, và Dionysus – vị thần Rượu. Trái ngược với vẻ lạnh lùng xa cách của các thần Olympus, Nữ thần Demeter với tính cách gần gũi, thân thiện đã chiếm được cảm tình tuyệt đối của người dân lao động. Bằng sự ân cần, bà đã dạy cho con người cách trồng bắp – một trong những loại cây lương thực chính của họ. Sự ra hoa, kết quả của cánh đồng bắp đầu tiên cũng chính là dấu hiệu cho biết cuộc sống của loài người đã dần đi vào ổn định. Nếu như công việc chính của người đàn ông trong thời kì thị tộc nguyên thủy là săn bắn và đánh nhau thì nhiệm vụ chủ yếu của những người phụ nữ là chăm sóc vườn tược. Và khi ấy, họ - những người bà, người mẹ đảm đang – lại cảm thấy an tâm hơn khi nhận được sự hướng dẫn tận tình của một vị Nữ thần mà sau này họ tôn kính gọi là Nữ thần Lúa Bắp. Họ tin rằng mùa màng sẽ tươi tốt hơn nếu nhận được sự trợ giúp từ những hạt lúa thiêng của Demeter. Sân đập lúa cũng đặt dưới sự che chở của bà. Trên sân đập lúa thiêng liêng, khi họ sàng sẩy thì “đích thân Demeter, vị nữ thần tóc vàng như bắp chín, sẽ phân chia hạt và trấu riêng ra trong luồng gió thổi” [21, tr. 53]. Điều khiến cho Demeter được người dân kính trọng hơn nữa là bà không chấp nhận lối hiến tế đẫm máu như các vị thần khác. Phẩm vật để đền đáp công ơn của bà đơn giản chỉ là sự khéo léo của người phụ nữ sao cho đồng ruộng lúc nào cũng xanh tốt và chiếc bánh ngô đầu tiên của mùa vụ sẽ được mọi người bẻ ra cung kính dâng lên bà với những lời tri ân sâu sắc. Lễ hội của thần sẽ diễn ra khi bắt đầu vào mùa thu hoạch. Ngày nay, đền thờ chính của vị thần này được đặt tại Eleusis, một thị trấn nhỏ gần Athena. Kiểu thờ cúng đơn giản của ngày xưa đã được phát triển lên thành Nghi lễ thần bí Elensinian, tuy nhiên: không có gì hơn các nghi lễ huyền bí này. Nó làm hòa dịu tính cách của chúng ta, làm cho các phong tục trở nên mềm mại hơn, khiến cho chúng ta đi từ trạng thái hoang dã sang cuộc sống của con người thực sự. Nó không chỉ vạch ra cho chúng ta cách sống vui vẻ mà còn dạy cho chúng ta cách chết với một niềm hi vọng đẹp đẽ hơn. [21, tr. 54] Ngày xưa, trên khắp Hi Lạp và La Mã, nghi lễ thờ cúng nữ thần Lúa Bắp hằng năm vẫn được diễn ra một cách đặc biệt trang trọng. Tương tự, trong những câu chuyện huyền thoại được lưu truyền ở vùng Bắc Âu, người dân xưa kia thường nhân hóa những cây lúa mì dưới những cách gọi đầy thành kính: “Bà Mẹ lúa mì”, “Bà Mẹ lúa đại mạch”, “Nữ Hoàng bông lúa” hoặc “Cô Trinh nữ lúa mì”,… Người ta tin rằng thể hiện sự trân trọng đối với thiên nhiên cây cỏ sẽ nhận được phần thưởng tương xứng – mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm. Đồng cảm với điều này, khi nghiên cứu về huyền thoại Đức, Grimm đã đưa ra nhận định: Hầu như tất cả các thần riêng rẽ đều thể hiện như là các phái sinh hay phân nhánh của cái duy nhất: các nam thần là Trời, các nữ thần là Đất. Các nam thần thì sáng tạo, lãnh đạo, quản lí, nắm trong tay mình thắng lợi và hoan lạc, không khí, lửa và nước. Các nữ thần thì đưa lại thức ăn, dệt vải, làm ruộng, đam mê và ăn mặc đẹp. [64, tr. 191] Theo huyền thoại của người Yakut ở Xiberi, Itchita là nữ thần đất và cũng là một dạng thể của Nữ thần Mẹ vĩ đại. Thần có nhiệm vụ giữ cho loài người thoát khỏi bệnh tật. Các dạng thể khác của Nữ thần Mẹ là Ynakhsyt, bảo vệ cho gia súc và Ajysyt, chăm sóc trẻ con, độ trì cho phụ nữ khi sinh nở. Hằng ngày, Ajysyt không ngừng đu đưa để thúc đẩy sự tăng trưởng của mạch sống. Dưới sự che chở của các Nữ thần, loài người không những có một cuộc sống no đủ về vật chất mà còn được mang đến một đời sống tinh thần phong phú. Ngày nay, người dân Ai Cập vẫn kể cho nhau nghe về vị thần Hathor – nữ thần bầu trời, con gái của thần mặt trời Ra. Mọi người biết đến bà như là vị thần của niềm vui và tình yêu, của múa, hát… Bà không những nuôi dưỡng người sống mà còn chăm sóc linh hồn cho người chết. Huyền tích kể lại rằng, khi chở người chết xuống âm phủ, bà làm cho họ tỉnh táo trở lại bằng thức ăn và nước uống được lấy từ cây sung dâu mà người ta cho là hiện thân của bà. Với sự chăm sóc chu đáo, bà khiến cho mọi người tin rằng cái chết chỉ như là sự trở về với lòng mẹ, từ đó can đảm hơn khi đối diện với nó. 2.1.3. Nạn nhân của sự thiếu công bằng nơi Thượng đế Không chỉ là hiện thân của quyền lực và sự hoan lạc, hình ảnh của các vị Nữ thần còn gắn liền với những gì không trọn vẹn. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những người phụ nữ đầu tiên của nhân loại vốn vẫn bị gán ghép là nguyên nhân khơi dậy nơi con người dục vọng xấu xa, là “ngọn nguồn của mọi tai họa, mọi nỗi bất hạnh trong đời sống”. Gilbert Durand – nhà phê bình huyền thoại thế kỉ XX – dường như khá cực đoan khi đưa ra nhận định: trong các thiên huyền thoại, nguy cơ đàn bà hiện thân bằng hai cách: người đàn bà quyến rũ và người đàn bà gây hấn, rồi từ đó ông đi đến kết luận: “Người đàn bà định mệnh, quyến rũ, ma thuật và cưỡi ngựa hùng tráng, là kẻ gây ra nạn hồng thủy và cái chết, gây ra sự điên cuồng của nhân vật, sự nữ tính hóa” [64, tr. 207]. Tuy nhiên, tác giả không phải không có lí khi nhận định như vậy. Nhắc đến huyền thoại Hi Lạp, La Mã, hẳn mọi người đều nhớ đến cuộc chiến thành Troy đẫm máu, kéo dài ròng rã nhiều năm trời, tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người sức của, lôi kéo sự nhập cuộc của hầu hết các vị thần linh tối cao nhưng kết cục của cuộc chiến tàn khốc này là gì? “Một thành phố đổ nát, một đứa bé chết đi, những người phụ nữ đau khổ”. Và khi truy tìm nguyên nhân sâu xa của sự việc, người ta không khỏi giận giữ khi cho rằng mọi sự được châm ngòi bởi cuộc tranh chấp sắc đẹp của ba vị nữ thần mà hệ quả là cuộc thảm sát khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng căn nguyên của sự việc thực sự có liên quan đến không ít vị thần khác. Trong huyền thoại, các vị Nữ thần thường được hiện thân dưới nhiều tính cách khác nhau, cả thiện lẫn ác. Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh của các vị đôi khi không tạo được ấn tượng tốt. Hera - vợ Zeus – như chúng tôi đã phân tích ở trên, nhiều lúc bà tỏ ra rất dịu dàng đối với những người anh hùng trong cuộc hành trình đến với chân lí của họ, nhưng lắm khi bà cũng tỏ ra rất hung hãn, sẵn sàng thẳng tay trừng trị những ai mà bà cho là có ý định đen tối với chồng mình, tuy Zeus vốn nổi tiếng là vị thần đào hoa. Tương tự đối với Devi – một hình thức của “Đại nữ thần” trong thần thoại Hindu – với hóa thân của Shakti hay vợ của thần Shiva, bà là một Nữ thần vừa tốt bụng lại vừa đáng sợ. Tất cả những điều trên khiến cho hình ảnh của những vị Nữ thần Mẹ không phải lúc nào cũng hiện lên với dáng vẻ toàn vẹn và rực rỡ nhất. Tượng trưng cho sự thịnh vượng và quyền lực tối thượng nhưng hình ảnh của người phụ nữ đôi khi còn gắn liền với đau thương, mất mát. Thần thoại ghi nhận công lao của họ trong cuộc sáng thế nhưng không phải vì vậy mà phụ nữ lúc nào cũng được đề cao, thậm chí nhiều khi không được hưởng sự ưu ái, phải chấp nhận thiệt thòi. Chẳng thế mà khi Eva - người đàn bà đầu tiên của thế gian – sau khi ăn quả cấm đã bị Thượng đế giáng hình phạt nặng hơn Adam tuy vị này cũng có hành động tương tự. Kể từ đó, phụ nữ phải mang nặng đẻ đau và phải chịu sự thống trị của đàn ông. Từ xưa đến nay, mọi tri thức mà nhân loại đạt được đều qui về công lao của vị nam thần Prometheus và ngọn lửa thiêng của ông ta, còn những khi tai ương giáng xuống, người phụ nữ lại chịu đau khổ nhiều hơn cả, vừa do mất mát chung của cộng đồng, vừa do bị qui là ngọn nguồn của mọi nỗi bất hạnh. Có thể lí giải hiện tượng này như là hệ quả của thời kì thị tộc phụ quyền, khi ấy nam giới giữ vai trò chủ đạo trong đời sống, định đoạt vận mệnh của tất cả. Ph. Enghen – triết gia nổi tiếng người Đức – nhận định đây chính là “sự thất bại lịch sử lớn của giới phụ nữ”. Tóm lại, hình ảnh của người phụ nữ được soi sáng trong những khía cạnh vừa nêu đủ để ta hình dung nên một bức chân dung khá toàn diện về “tính Mẫu” trong lịch sử phát triển của nhân loại, vừa như một biểu tượng không gì thay thế được, vừa như một hằng số chứa đựng những giá trị bất biến, vĩnh cửu. Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu sự soi sáng của nguyên lí ấy trong tiểu thuyết Người yêu dấu như một tiếng vọng của những giá trị cổ xưa vào hơi thở hiện đại để cảm nhận được những ánh xạ lung linh kì ảo sẽ được phản chiếu như thế nào trong việc hình thành nên không khí huyền thoại cho một câu chuyện tiểu thuyết. 2.2. Người mẹ vĩ đại và những khổ nạn trong Người yêu dấu Khi đọc đến những trang cuối cùng của tiểu thuyết Người yêu dấu, ắt hẳn bạn đọc sẽ chẳng thể nào dễ dàng thoát ra được cảm giác bàng hoàng, sửng sốt lẫn kinh ngạc vốn đã đeo đẳng họ suốt từ những dòng chữ đầu tiên. Cảm giác ấy xuất hiện không chỉ bởi vì những sự thật kinh hoàng bấy lâu bị lấp liếm bỗng chốc phơi bày hết sức trần trụi mà còn bởi nghệ thuật huyền thoại hóa được tác giả vận dụng triệt để đã tạo nên một tầm vóc lớn lao cho thiên tiểu thuyết, khiến cho những vỉa tầng ý nghĩa mà nhân vật chuyên chở lớn gấp nhiều lần diện mạo được khắc họa bởi câu chữ. Đối diện với những thân phận nhỏ bé gánh nặng lịch sử của cả một dân tộc, người đọc không khỏi thán phục trước khả năng chịu đựng phi thường của họ. Trên bức tranh sẫm màu của cộng đồng người da đen sống trên đất Mĩ, trước, trong và sau thời kì chiếm hữu nô lệ, nổi bật lên là hình ảnh của hai người phụ nữ, bởi họ có một vai trò đặc biệt gắn kết những sự kiện, biến cố và là nhân vật trung tâm của những biến cố đó. Họ chính là Baby Suggs và Sethe. Xây dựng các nhân vật nữ mang tầm vóc cổ mẫu, tác giả không mượn nguyên mẫu từ các nhân vật huyền thoại mà chỉ khoác lên cho những con người hiện đại một chiếc áo được nhuộm bởi lớp không khí cổ xưa. Chính vì vậy mà trong họ (những nhân vật nữ) là sự dung hợp giữa những đặc trưng của biểu tượng huyền thoại và tính cách của những con người đã được lịch sử chứng thực. 2.2.1. Baby Suggs thần thánh 2.2.1.1. Tù nhân chung thân của chế độ phân biệt chủng tộc Trong tiểu thuyết Người yêu dấu, Baby Suggs là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ da đen chịu cảnh nô lệ. Như bất kỳ một người dân châu Phi nào khác, cuộc sống của bà luôn ở trong trạng thái “bị xoay chuyển như những quân cờ” [41, tr. 44]. Kể từ khi chế độ nô lệ thiết lập “chính sách cai trị” độc đoán và tàn nhẫn của nó thì lần lượt các thế hệ những người da đen trên đất Mĩ bị cuốn vào một vòng xoáy nghiệt ngã của tình cảnh “không trốn được thì bị treo cổ, bị người ta thuê, làm cái cho vay, bị bán đi, rồi lại quay về, làm của dự trữ, rồi lại bị đem cầm cố, bị chiếm đoạt, cướp bóc hay cầm giữ” [41, tr. 44]. Và cứ nối tiếp mãi từ ông bà đến các thế hệ con cháu sau này, các quân cờ liên tục bị thay đổi nhưng những người nắm giữ chúng trong tay vẫn không hề có ý định kết thúc cuộc chơi. Cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình, sau bao nhiêu năm cần mẫn phục dịch cho người da trắng, Baby Suggs mới sững sờ nhận ra “sự ô trọc của cuộc đời” khi thấm thía rằng “không có ai chịu dừng trò chơi cờ lại, chỉ vì trong những quân cờ ấy có cả các con bà” [41, tr. 44]. Và sau bao nhiêu năm tồn tại, cuộc đời của người phụ nữ này được tổng kết một cách ngắn gọn: “sáu mươi năm nô lệ cộng với mười năm trời được tự do” (thế nhưng thực chất của sự tự do ấy đã được đánh đổi bằng năm năm làm không công ngày chủ nhật của Halle – đứa con trai út, đứa con duy nhất bà có thể theo dõi những bước trưởng thành của nó và khi ấy đối với bà hầu như sự tự do chẳng còn chút ý nghĩa nào cả). Thường xuyên bị những người đàn ông da đen quấy nhiễu, chịu cảnh nô lệ tình dục, chính vì thế mà tám đứa con của Baby Suggs có đến sáu người cha. Tuy nhiên đã từ rất lâu, bà đã bị tước mất tình mẫu tử đối với bảy đứa con đầu tiên và cho đến cuối đời Baby Suggs vẫn không có tin tức gì về chúng. Kí ức còn sót lại trong bà về những đứa trẻ này vỏn vẹn chỉ là: chúng đã bị bán làm nô lệ khi còn rất nhỏ. Trong những năm tháng ở Bluestone, sau khi thân thể đã được giải phóng, mỗi ngày bà mẹ bất hạnh ấy vẫn không thôi day dứt: Không hiểu Patty vó hết nói ngọng không? Da của Famuos màu gì? Liệu đó có phải là chỗ lẹm trên cằm Jonny không hay chỉ là một vết trũng sẽ mất đi khi xương hàm của nó thay đổi? (…). Không biết Ardelia có còn thích ăn đuôi bánh mì cháy nữa không? Cả bảy đứa đều ra đi, hay chết? [41, tr. 219]. Và cho đến khi Baby Suggs giã từ “thế giới ô trọc” thì những thắc mắc của bà vẫn rơi vào một sự im lặng đáng sợ. Hi sinh con cái, hi sinh sự tự do, đến cuối đời, những gì Baby Suggs nhận được chỉ là một sự “tự do bị đánh tráo” và những chấn thương không thể bù đắp được về thể chất lẫn tinh thần: một bên hông bị thương khiến cho bà có dáng đi “trông như một con chó ba chân vậy”, “để lên được giường hay ra khỏi giường bà đều phải dùng cả hai tay nâng bắp đùi lên” [41, tr. 220]. Cuộc đời nô dịch đã “ngốn no say của bà đôi chân, tấm lưng, cái đầu, đôi mắt, đôi tay, hai quả thận, cái dạ con và cái lưỡi” [41, tr. 142]. Không những vậy, tất cả những gì được xem là tài sản quí giá nhất của người phụ nữ như: người đàn ông trụ cột của gia đình, con cái, sức khỏe, quyền định đoạt quá khứ và tương lai,… đối với bà cũng đều là con số không tròn trĩnh. Cả đời sống trong sự nô dịch, bất hạnh của người phụ nữ này còn ở chỗ bà hoàn toàn không nhận diện được bản thân. Không biết tên gọi thật sự của mình là gì, bà bằng lòng với mọi cách gọi của người da trắng. Cái tên Baby Suggs là tất cả những gì bà còn giữ được của người đàn ông mà bà gọi là chồng. Suốt cuộc đời bà, “sống” đồng nghĩa với sự phục dịch vô điều kiện. Tuy từ rất sớm bà đã phải xa lũ trẻ nhưng chút ít ý niệm về chúng còn nhiều hơn gấp bội những gì bà biết về bản thân, đơn giản “bởi chưa bao giờ bà hình dung bản thân mình ra sao” và từng phút giây trôi qua đều song hành cùng việc loay hoay với hàng tá câu hỏi tự vấn: Bà có hát được không? (và nếu có thì nghe có hay không?) Bà có dễ thương không? Bà có là người mẹ yêu thương con không? Có phải bà có một người em gái và bà ấy có giống bà không? Nếu mẹ bà biết bà không hiểu mẹ, bà ấy có quí bà không? [41, tr. 221] Có con trai ở bên cạnh, chứng kiến con lấy vợ, tuy nhiên chưa bao giờ Baby Suggs và những người con của bà, cả con trai lẫn còn dâu khi còn ở Kentucky được hưởng bầu không khí ấm cúng của một gia đình thực thụ. Đơn giản chỉ vì với thân phận là những người nô lệ, họ không có quyền quyết định bất cứ điều gì, kể cả những việc riêng tư nhỏ nhặt nhất. Thân thể không thuộc về mình, khối óc chỉ dành để lo toan những công việc của nhà chủ, hơi thở không tuân theo sự điều khiển của bản thân và con tim từ lâu đã đập theo nhịp đập của kẻ khác. Sau này, khi bà được ông Garner đưa đến Cincinnati – vùng đất của tự do, thời khắc được chạm vào những gì bấy lâu có nằm mơ bà cũng không dám nghĩ tới, Baby Suggs ngỡ ngàng vô cùng khi lần đầu tiên nhận diện được bản thân. Cả đời khát khao tự do thực thụ, bỗng nhiên bà trông thấy đôi bàn tay mình và thốt lên cái chân lí thật rõ ràng và giản dị. Nó thuộc về mình. Đó là bàn tay của mình. Tiếp theo đấy bà cảm thấy tiếng đập trong lồng ngực và phát hiện ra một cái mới nữa, tiếng đập của trái tim mình. Có phải nó luôn ngự trong đó không? [41, tr. 222] Ở đây, sự dịch chuyển của thời gian – từ thời điểm trước và sau cuộc chạy trốn và không gian – từ Kentucky đến Cincinnati đã khai sinh ra một con người mới, mang đến một thân phận, một địa vị xã hội mới không chỉ cho Baby Suggs, Sethe Suggs mà cho tất cả những ai đã từng là nô lệ. Chỉ ngăn cách bởi một con sông nhưng hai bên bờ Ohio đã là hai thế giới khác biệt, và chỉ đến khi đặt chân đến vùng đất mới ở phương Bắc, họ - những người nô lệ - mới được sống đúng với “tính cách xã hội” của họ. Giây phút Baby Suggs sung sướng thốt lên “tim tôi đang đập” và nghẹn ngào nhận ra “đấy là sự thật” cũng chính là lúc tiếng nói của một con người vừa được làm người trỗi dậy trong bà. Lần đầu tiên bà cảm nhận được quyền sở hữu thiêng liêng đối với những gì từ lâu vốn không còn thuộc về bà nữa và chưa bao giờ bà cảm thấy đói như lúc này, bà mơ hồ nhận ra rằng “hình như điều ấy nói lên một cái gì đó” [41, tr. 227]. Với Baby Suggs, tất cả những điều vô cùng bình thường ấy thì giờ đây – già nửa cuộc đời - bà mới được cảm nhận. Bằng những nét đặc tả tinh tế, Toni Morrison cho chúng ta có được những giây phút trải nghiệm niềm hạnh phúc của nhân vật để rồi càng thấm thía những bất hạnh phủ lên cuộc đời họ. 2.2.1.2. Một phụ nữ với “trái tim đầy tình thương yêu” Một đời chịu sự áp chế của chế độ chiếm hữu nô lệ, vì sớm phải xa chồng (đúng hơn là người đàn ông mà bà gọi là chồng trong số rất nhiều người đã bước qua cuộc đời bà) và con nên đối với Baby Suggs, tài sản quí giá nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất chính là các con và các cháu. Halle, Sethe và những đứa cháu là tất cả đối với cuộc đời bà. Bà làm tất cả những gì có thể để bảo vệ họ. Một trong những điều khiến cho những năm tháng ở Sweet Home không quật ngã được Baby Suggs là sự quan tâm của Halle – đứa con út tốt bụng, chăm chỉ, không biết chữ và mặc dù cả đời chưa hề rời khỏi Sweet Home nhưng đã sớm ý thức được rằng trên đời này không có gì quí hơn tự do. Cũng vì ý thức được điều này mà Halle chấp nhận đánh đổi sự tự do của người mẹ già nua bằng một cái giá quá đắt: năm năm làm việc không công vào những ngày chủ nhật và sau này, khi mẹ anh rời khỏi Kentucky, anh lại bị chủ cho thuê để đổi lấy một cuộc sống mới cho mẹ. Và, trớ trêu thay, đây cũng chính là điều khiến bà luôn cảm thấy bất an mỗi khi nghĩ về anh. Bà hiểu rằng một khi người nô lệ nhận thức được giá trị của việc thoát khỏi sự kìm kẹp thì bằng mọi cách họ nhất định có được nó. Bà lại càng hiểu hơn rằng nếu như kế hoạch đào thoát không thành công thì vĩnh viễn bà sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn mặt con lần nữa. Người được Baby Suggs hết lòng bảo bọc còn là Sethe – vợ của Halle. Khi chị cùng Denver đến Cincinnati sau một chuyến vượt sông đầy khó nhọc, đặt chân đến ngôi nhà 124 thì điều đầu tiên mà chị nhận được là cảm giác ấm áp tỏa ra từ vòng tay rộng mở của người mẹ chồng. Bằng tình mẫu tử, bà ân cần cọ rửa cho chị thoát khỏi những vết ô nhục từ ngôi nhà cũ, lấy nước cho chị ngâm chân và xót xa khi nhìn thấy tấm lưng nát bấy bởi những vết rạch của chị. Với Sethe, Baby Suggs còn là một người mẹ chồng vô cùng độ lượng. Khi chứng kiến đứa cháu bị tước đi mạng sống mà kẻ đã ra tay nhẫn tâm không ai khác lại chính là con dâu mình, Baby Suggs điềm tĩnh thuyết phục Sethe bình tâm trở lại, sau đó bà kiên nhẫn gột sạch dấu vết tội ác trên người cô. Kể từ giây phút kinh hoàng ấy cho đến tận sau này, không một lời trách cứ thốt ra từ miệng Baby Suggs. Có lẽ vì con cái là nguồn an ủi duy nhất của bà nên hơn ai hết bà hiểu được nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết thương tâm của Beloved – đứa cháu gái. Và mặc dù “trái tim già nua vĩ đại của bà bắt đầu vỡ ra” [41, tr. 146] chỉ hai mươi tám ngày sau khi con dâu đến ở trong 124 thì đối với Sethe và những đứa con của chị, tình thương mà Baby Suggs dành cho vẫn không hề thay đổi. Ở người phụ nữ kiên cường này, sức mạnh vô hình cùng “trái tim đầy tình yêu thương” của bà luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những thành viên còn lại trong gia đình và trong cộng đồng. Trong ngôi nhà 124 “tràn ngập không khí hận thù, nhiễm đầy nọc độc của một đứa trẻ” [41, tr. 09], chỉ duy nhất Baby Suggs tỏ ra điềm tĩnh. Khi ở bên bà, Sethe mới tạm thời được giải phóng khỏi sự dày vò của mặc cảm tội lỗi mà chị đã gây ra trong quá khứ. Denver, đứa bé gái suốt thời thơ ấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN018.pdf