Luận văn Nguồn gốc cuộc chiến tranh trung đông lần thứ nhất (1948 - 1949) và những hệ lụy

1

MỞ ĐẦU . 4

1. Lý do chọn đề tài . 4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 15

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 16

5. Phương pháp nghiên cứu. 17

6. Nguồn tài liệu. 17

7. Đóng góp của luận văn. 17

8. Cấu trúc của luận văn. 18

Chương 1. NGUỒN GỐC CUỘC CHIẾN TRANH . 19

1.1. Những thỏa ước giữa các cường quốc về phân chia khu vực ảnh

hưởng ở Trung Đông trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 19

1.1.1. Thỏa ước Sykes-Picot. 19

1.1.2. Tuyên bố Balfour và thoả thuận của các nước đế quốc về thành lập

Nhà nước Do Thái ở Palestine . 21

1.2. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và vấn đề thành lập Nhà nước

Israel . 26

1.2.1. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái . 26

1.2.2. Cuộc vận động của Tổ chức phục quốc Do Thái và chính sách của

Mỹ đối với việc thành lập nhà nước cho người Do Thái ở Palestine. 29

1.3. Chính sách của Anh đối với vùng đất ủy trị Palestine và các hoạt

động nổi dậy của người Arab. 33

1.3.1. Chính sách của Anh đối với vùng đất ủy trị Palestine . 33

1.3.2. Những cuộc nổi dậy của người Arab Palestine và hệ quả. 39

1.4. Kế hoạch của Liên Hợp quốc về phân chia lãnh thổ Palestine và sự

thành lập Nhà nước Israel . 41

pdf52 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn gốc cuộc chiến tranh trung đông lần thứ nhất (1948 - 1949) và những hệ lụy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu và mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ nội dung mà đề tài đề cập đến. 6. Nguồn tài liệu Phục vụ cho việc nghiên cứu biên soạn, luận văn sử dụng nhiều nguồn tài liệu thành văn ở trong và ngoài nước. - Về nguồn tài liệu trong nước: + Các ấn phẩm (sách, báo, luận văn,) về Trung Đông, cuộc chiến tranh Arab-Israel + Trang Web đăng tải các bài nghiên cứu về Trung Đông, chiến tranh Arab-Israel - Về nguồn tài liệu nước ngoài: + Các ấn phẩm (sách, báo) của các học giả phương Tây viết về Trung Đông và cuộc chiến tranh giữa người Arab và người Israel. + Các trang web về Trung Đông và cuộc chiến tranh giữa người Arab và người Israel 7. Đóng góp của luận văn - Tập hợp, hệ thống tài liệu liên quan đến cuộc chiến tranhTrung Đông lần thứ nhất (1948-1949). - Phân tích những căn nguyên sâu sa và trực tiếp đưa đến cuộc chiến tranh giữa người Arab và người Israel; trình bày đầy đủ, rõ ràng hơn diễn biến cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất (1948-1949). - Chỉ ra được những hệ lụy từ cuộc chiến tranh này đối với tiến trình hòa bình Trung Đông nói chung và vấn đề Palestine nói riêng. 18 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bố cục thành ba chương: Chương 1: NGUỒN GỐC CUỘC CHIẾN TRANH Chương 2: NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC CHIẾN TRANH Chương 3: HỆ LỤY TỪ CUỘC CHIẾN TRANH 19 Chƣơng 1 NGUỒN GỐC CUỘC CHIẾN TRANH 1.1. Những thỏa ƣớc giữa các cƣờng quốc về phân chia khu vực ảnh hƣởng ở Trung Đông trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Sau khi Đế quốc Ottoman(Thổ Nhĩ Kì) bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước khối Hiệp ước đã nhóm họp tại San Remo (Italia) từ ngày 19 đến 26-4-1920 để bàn bạc các điều khoản chuẩn bị cho kí kết hiệp ước với Thổ Nhĩ Kỳ về việc phân chia ảnh hưởng của các nước này ở vùng Trung Đông. Đây là Hội nghị của Hội đồng tối cao các nước khối Hiệp ước với sự tham dự của thủ tướng các nước Pháp, Anh, Italia, đại diện của Nhật Bản và quan sát viên là nước Mĩ. Theo các nghị quyết của Hội nghị, nước Anh được ủy nhiệm quản lý vùng Lưỡng Hà (Iraq) và Palestine; Pháp được ủy nhiệm quản lý Syriavà Lebanon. Đường biên giới sẽ được các cường quốc tham gia đàm phán xác lập. Các mỏ dầu ở vùng Mosul được dành cho Anh, nhưng Pháp vẫn được hưởng 25% số dầu khai thác [39, tr.135]. Thực chất, hội nghị này được tổ chức nhằm xác nhận các điều khoản của cuộc đàm phán London lần thứ nhất, Thỏa ước Sykes-Picot ngày 16-5- 1916 về việc phân chia phần đất Thổ Nhĩ Kì thuộc châu Á và Tuyên bố Balfour ngày 2-11-1917 về thành lập nhà nước cho người Do Thái ở Palesstine. 1.1.1. Thỏa ước Sykes-Picot Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang tiếp diễn, để tranh thủ các dân tộc Arab, lôi kéo họ đứng về phía phe Hiệp ước chống lại Thổ Nhĩ Kì, Chính phủ Anh tuyên bố mục đích của chiến tranh là giải phóng các dân tộc Arab thoát khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Đồng thời, họ đưa ra hàng loạt những lời hứa hẹn thừa nhận, ủng hộ nền độc lập của người Arab và qua mặt các đồng minh tiến hành đám phán bí mật với đại diện của giai cấp phong kiến và 20 tư sản dân tộc Arab như với vua Hussein ở Mecca (Hedjaz). Anh hứa sẽ trao quyền độc lập cho các lãnh thổ gồm bán đảo Arab, Syria, Palestine, một phần Lưỡng Hà và một phần Thổ Nhĩ Kì (Hiệp ước Hussein – Mac Mahon năm 1915). Bên cạnhđó, Anh còn hứa hẹn với một người cầm đầu khác của dân tộc Arab là Ibn Saudi (sau này là Quốc vương Arab Saudi) rằng, đất nước của ông sẽ được quyền độc lập trong phạm vi các biên giới sẽ được xác lập sau khi chiến tranh thắng lợi. Những lời hứa hẹn tương tự cũng được đưa ra với Tiểu vương Moubarak ở Kuwait và Tiểu vương Saed Idrisi ở Yemen. Nhưng sau lưng các nướcArab, Anh lại bí mật tiến hành đàm phán với Pháp và Nga về việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở vùng đất Arab của Thổ Nhĩ Kì trong trường hợp phe Hiệp ước giành được thắng lợi trong chiến tranh. Từ ngày 23- 11-1915, Anh và Pháp đã đàm phán về việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở vùng đất Arab thuộc Thổ Nhĩ Kì. Tại những cuộc thương lượng này, Pháp đòi chiếm Syria, Palestine và Kilyki nhưng bị Anh từ chối. Tháng 2-1916, hai chính phủ Anh và Pháp đã đi đến thống nhất bằng thỏa ước Sykes-Picot (lấy theo tên hai người soạn thảo là Sir Mark Sykes và Charl Georger Picot). Theo thỏa ước Sykes Picot, các nước Arab được chia thành 5 khu vực như sau: 1. Khu vực xanh: bao gồm Tây Syria và Lebanon cùng một số vùng đất Thổ Nhĩ Kì như: Kilyki, Urphu, Mardine được chia cho Pháp quản lí. 2. Khu vực đỏ: bao gồm Nam Iraq (cùng Baghdad) và các cảng Palestine như Gaifu và Akky thuộc quyền quản lí trực tiếp của Anh. 3. Khu vực nâu: gồm Palestine (không kể hai cảng Gaifu và Akky) thuộc quyền quản lí quốc tế. 4. Khu vực A: gồm Đông Syria và Mosul thuộc ―khu vực ảnh hưởng‖ của Pháp. 5. Khu vực B: gồm Trans-Jordan và Trung phần Iraq thuộc ―khu vực ảnh hưởng‖ của Anh. 21 Ở hai khu vực đầu, hai nước có thể thiết lập bất cứ hình thức quản lý nào mà mình thích. Ở hai khu vực cuối, hai bên phải thành lậpở mỗi khu của mình một nhà nước Arab độc lập hoặc một liên bang Arab, mà trong đó các nước chủ quản (Anh hoặc Pháp) có những đặc quyền về kinh tế và tài chính. Thỏa ước được kí ngày 16-5-1916, sau khi đã hứa sẽ đáp lại những đòi hỏi của Nga, trong đó có việc chuyển giao cho Nga phần đất Acmenie thuộc Thổ Nhĩ Kì [39, tr.94]. Như thế, thỏa ước trên hoàn toàn không đả động đến vùng đất nào dành cho người Do Thái. Không đợi chiến tranh kết thúc, năm 1917, các chính phủ Anh và Pháp đã cho quân đội vào chiếm đóng các vùng được phân chia theo thoả ước Sykes-Picot. Trong khi đó ở Nga, nhà nước Xô Viết được thành lập sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười năm 1917 đã cho công bố các thỏa ước bí mật Sykes- Picot trên báo Sự Thật ngày 20-12-1917. Sự kiện này gây nên một làn sóng phản đối ở các nước Arab, nhưng đã quá muộn vì đất nước của họ đã bị chiếm đóng hoặc lâm vào tình thế bất lực do thủ đoạn chia rẽ của các nước đế quốc và tình trạng cô lập do họ đã bị tước đoạt mất nhiều khu vực. Ở Iraq, Syria và Palestine, chế độ quân sự do quân đội nước ngoài dựng nên đã hoành hành khắp nơi và đã bắt đầu dập tắt các phong trào phản đối. Người Arab giờ đây phải đương đầu không phải với một ách bức là đế quốc Thổ Nhĩ Kì hay một cường quốc bên ngoài duy nhất mà là một liên minh các nước đế quốc hết sức mạnh. 1.1.2. Tuyên bố Balfour và thoả thuận của các nước đế quốc về thành lập Nhà nước Do Thái ở Palestine Một năm sau khi Thỏa ước Sykes-Picot được Anh- Pháp chấp thuận, nhận thấy tình hình chiến sự chưa sáng sủa nên ngày 2-11-1917, Huân tước Arthur Jame Balfour - Bộ trưởng Ngoại giao Anh gửi một bức thư (bức thư 22 này về sau được mệnh danh là Tuyên bố Balfour) cho lãnh đạo cộng đồng Do Thái ở Anh, nhà tài phiệt Lionel Walter Rothschild, trong đó cam kết rằng, chính quyền của Nữ hoàng Anh nghiêng về việc thành lập ở Palestine một nhà nước cho người Do Thái trên đất Palestine và sẽ làm hết sức mình để đạt được mục tiêu này [39; tr.105]. Trong khi đó, theo thỏa ước Sykes-Picot, Palestine sẽ được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Như vậy, Tuyên bố lần này của Ngoại trưởng Anh đã đi ngược lại tinh thần của thỏa thuận đó và bộc lộ rõ âm mưu muốn tăng cường ảnh hưởng của nước Anh ở khu vực Trung Đông. Thực chất, việc chính phủ Anh đã ra Tuyên bố Balfour đồng ý cho lập một ―quê hương dân tộc Do Thái‖ ở Palestine lchính phủ Anh đã ra Tuyên bố Balfour đồng ý cho lập một ―quê hương dân tộc Do Thái‖ ở Palestine nhằm lẩn tránh việc thực hiện lời hứa với vua Hussayin ở Mecca về việc thành lập một quốc gia Arab và tránh việc thiết lập một chế độ quốc tế ở Palestine theo thỏa ước Sykes-Picot. Người Do Thái trên toàn thế giới tung hô Tuyên bố Balfour và coi đó như là ―sự cứu chuộc quốc gia Do Thái‖. Với lãnh tụ người Do Thái, Ben-Gurion, ―Nước Anh đã làm một cử chỉ cao quý, họ đã công nhận sự tồn tại của chúng ta như một quốc gia và đã thừa nhận quyền lợi của chúng ta với đất nước (Palestine)‖ [2; tr.74]. Ngay sau Tuyên bố Balfour, nước Anh với vị thế có lợi đã ra sức giúp đỡ người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới trở về Jerusalem, thủ phủ của vùng Palestine. Một tuần sau tuyên bố này, quân đội Anh đã kéo vào chiếm Jerusalem. Ngược dòng lịch sử, Palestine vốn làm một quốc gia lâu đời ở Tây Á, nằm trên bờ phía đông Địa Trung Hải. Vào khoảng thiên niên kỷ thứ V-IV Tr. CN, các bộ tộc Semit đã đến sinh sống ở Palestine, khi đó gọi là Canaan. Đến thiên niên kỷ thứ III-II Tr.CN, các nhà nước sơ khai của Hanan xuất hiện ở Canaan, còn ở phía nam là các bộ lạc du mục từ bán đảo Arab chuyển đến 23 định cư ở đây. Sau đó người Phoenicia ở ven biển Aighin di chuyển đến khu vực ven biển để xây dựng ―nước Phoenocia (tiếng Hy Lạp là Palestine). Cuối thế kỷ XIII Tr.CN, một bộ tộc chiến được phần đángkể lãnh thổ Palestine, lập ra Vương quốc Israel Judea. Tại đây, người Do Thái đã xây dựng thánh địa có quy mô hùng vĩ tại Jerusalem và nơi đây trở thành trung tâm chính trị, tôn giáo của người Do Thái cổ. Năm 586 Tr.CN, Vương quốc Judea bị người Babylon chiếm đóng. Người Do Thái bị đày ải và phải 70 năm sau họ mới trở về mảnh đất này. Đến năm 63Tr.CN, đế quốc La Mã chiếm xứ Judea, tàn phá và hợp nhất Judea với tỉnh Palestine. Người Do Thái đã lần lượt tiến hành bốn cuộc khởi nghĩa quy mô lớn chống lại chế độ cai trị của La Mã, nhưng đều bị thất bại. Thánh địa của người Do Thái ở Jerusalem bị phá hủy, chỉ còn lại mấy bức tường đổ nát, được gọi là ―những bức tường khóc‖ nổi tiếng. Người La Mã giết chết hơn một triệu người Do Thái và đưa nhiều người Do Thái sang châu Âu làm nô lệ. Những người Do Thái sống sót chạy đi nơi khác lãnh nạn, chủ yếu sang các khu vực Tây Âu ngày nay như Anh, Pháp, Italy, Đức và sau đó là Nga, Đông Âu, Bắc Mỹ. Từ đó bắt đầu lịch sử lưu lạc của người Do Thái [36; tr.19-20]. Thế kỷ thứ VII, đạo Hồi ra đời ở bán đảo Arab. Phong trào Arab nổi lên và chủ nghĩa Arab ra đời. Năm 637, người Arab có tín ngưỡng đạo Hồi chinh phục Palestine, biến nơi đây thành một bộ phận của đế quốc Arab. Vào năm 692, Vua Halifa tiến hành xây dựng nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa tại Jerusalem, là nhà thờ lớn thứ ba sau thánh địa Mecca và đền tiên tri Medine. Những người theo đạo Hồi cho rằng, người sáng lập ra đạo Hồi là Mohamed ―đăng tiên‖ tại Jerusalem đã lên chín tầng mây xin chỉ thị của Thánh chỉ. Về sau, người Arab từ bán đảo Arab không ngừng kéo đến Palestine, đồng hóa với cư dân bản địa, hình thành người Arab Palestine hiện đại. Từ năm 1096 đến 1291, Palestine đã từng bị Thập tự chinh châu Âu tiến đánh về phía đông 24 và bị cướp bóc. Đến năm 1518 lại bị đế quốc Ottoman xâm chiếm, thống trị khoảng 400 năm cho tới khi đế quốc này tan rã trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi Tuyên bố Balfour được đưa ra, khu vực Palestine lịch sử đang là nơi sinh sống của hơn 700.000 người, đại đa số là người Arab bản địa. Không phải là ―một vùng đất không có dân tộc nào dành cho một dân tộc không có vùng đất nào‖ [56]. Trên thực tế, Palestin có những người dân Arab cũng có các quyền giống như ở các nơi khác trong khu vực, đó là quyền đương nhiên về việc tự quyết và có một nhà nước độc lập như đã công nhận tại Điều 22 Hiệp ước của Hội Quốc liên. Tuyên bố Balfour đã thực sự bỏ qua các quyền dân tộc, dân sự và chính trị của người Palestine mà chỉ tuyên bố rằng, ―sẽ không làm điều gì có thể gây tổn hại đến các quyền dân sự và tôn giáo của các động đồng phi Do Thái‖. Rõ ràng, ―không có dân tộc nào chấp nhận rằng, một thế lực nước ngoài hiến tặng đất nước mình vì lợi ích của những người khác trong khi phủ nhận các quyền chính trị của họ‖ [56]. Việc Hội nghị các nước trong khối Hiệp ước họp tại San Remo chính thức trao quyền ủy trị Palestine cho Anh đã mở đường cho nước này đưa người Do Thái tới định cư ở Palestine. Trong điều kiện quỹ đất ở nơi này vẫn thiếu thốn, điều đó cũng có nghĩa là lấy đất đai của những người Arab đã sinh sống ở đây từ bao đời cho những người Do Thái. Tiếp đó, tại hội nghị được tổ chức vào tháng 3-1921 ở Cairo (Ai Cập) giữa các quan chức thực dân Anh bàn về chính sách của Anh đối với các nước Arab đã đi đến quyết định: 1. Thành lập nhà nước Iraq của người Arab dưới quyền kiểm soát của Anh; 2. Kí với Iraq một hiệp định bảo đảm quyền thống trị của Anh ở nước này; 25 3. Thành lập Vương quốc Trans-Jordan dưới quyền ủy trị của Anh; 4. Thực hiện việc kiểm soát quân sự đối với Iraq, Trans-Jordan và Palestine (chủ yếu bằng đường không) để giảm bớt sự có mặt của lực lượng bộ binh Anh trên lãnh thổ các nước này. Như vậy, đế quốc Anh bắt đầu chuyển sang chế độ cai trị các nước Arab thông qua giai cấp phong kiến bản địa (hay còn gọi là chế độ ủy trị). Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề thuộc địa của Anh, Willton Churchill đã có cuộc gặp với Hoàng tử Jordan - Abdullah.Theo đó, phía Anh đồng ý cho Abdullah cai quản lãnh thổ Trans - Jordan (trong vòng 6 tháng) và đại diện cho phía Palestine. Tới mùa hè năm 1921, vùng Trans - Jordan vẫn thuộc về lãnh thổ ủy trị, nhưng không nằm trong các điều khoản về Tổ quốc cho người Do Thái. Ngày 24-7-1922, Hội Quốc Liên chấp thuận trao cho Anh quyền ủy trị các vùng đất Palestine và Trans-Jordan. Theo quyết định này, Anh có quyền kiểm soát chính sách đối nội và đối ngoại, quyền tư pháp và được quyền đóng quân ở nước này. Ngày 16-9-1922, Hội Quốc Liên chính thức phê chuẩn Bản ghi nhớ của Huân tước Balfour, xác nhận các điều khoản về việc thành lập một quốc gia cho người Do Thái ở Palestine (ngoại trừ Trans-Jordan). Ngay sau đó, Anh và Pháp đã tiến hành tiếp quản và thiết lập chính quyền dân sự ở các vùng mà họ được quyền ủy trị. Vào năm 1922, dân cư Palestine bao gồm khoảng 589.200 người Hồi giáo, 83.800 người Do Thái, 71.500 người Thiên chúa giáo và 7.600 người khác (thống kê năm 1922) [61, pg.43]. Tuy nhiên, tại vùng này đang diễn ra một cuộc di cư lớn của người Do Thái (đa phần chạy tị nạn khỏi sự truy bức tại châu Âu). Vấn đề tị nạn của người Do Thái và lời kêu gọi thành lập quốc gia Do Thái gây nên phản ứng quyết liệt từ phía dân cư Arab bản địa.Người Arab cho rằng người Do Thái âm mưu nô dịch người Arab và trục xuất dân cư bản địa không phải là Do Thái. 26 Như thế, từ các thỏa ước về phân chia khu vực ảnh hưởng của các nước trong khối Hiệp ước (chủ yếu là Anh và Pháp) trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề Palestine và vấn đề Tổ quốc cho người Do Thái đã được đặt ra. Và đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất (1948-1949) và những cuộc chiến tranh tiếp theo còn tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay tại khu vực Trung Đông. 1.2. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và vấn đề thành lập Nhà nƣớc Israel 1.2.1. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái Sau khi bị đế quốc La Mã tàn sát và xua đuổi, người Do Thái phải phiêu bạt khắp nơi trên thế giới trong suốt hơn 1.800 năm. Trong thời gian đó, một số người từng bước đồng hóa với dân tộc bản địa, nhưng phần đông với tư cách là một cộng đồng Do Thái vẫn giữ vững tín ngưỡng, văn hóa và tập tục, gìn giữ ý thức dân tộc của mình. Một số người Do Thái giỏi kinh doanh, buôn bán đã tích lũy được số vốn lớn, dần dần chiếm vị trí ngày càng quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới và luôn mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp tư sản bản địa. Vì vậy, ở các nước tư bản chủ nghĩa dấy lên các hoạt động chống, thậm chí tàn sát dã man người Do Thái. Trước làn sóng bài Do Thái luôn xảy ra, từ đầu thế kỷ XVII, người Do Thái đã chủ trương trở về Palestine lập lại nhà nước Do Thái. Đến giữa thế kỷ XIX, việc Sa hoàng Nga tiến hành tàn sát người Do Thái với quy mô lớn và cùng với đó là cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu lại dấy lên phong trào chống Do Thái thì chủ trương khôi phục nước Do Thái càng được thôi thúc trong cộng đồng những người Do Thái hơn bao giờ hết. Năm 1896, Theodor Herzl, một nhà báo người Hungari, gốc Do Thái đã viết và cho xuất bản cuốn sách ―Quốc gia Do Thái‖, trong đó trình bày những quan điểm của mình về vấn đề phục quốc Do Thái và sự cần thiết phải thành 27 lập một quốc gia Do Thái. Với tác phẩm này, Herzel đã đặt nền móng về tư tưởng và lí luận cho chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa phục quốc Do Thái bắt nguồn từ kinh thánh của đạo Do Thái, cho rằng, Palestine là ―miền đất hứa‖ mà Chúa đã ban cho người Do Thái – cư dân cổ nhất ở đây và một ngày nào đó, những người Do Thái lưu lạc ở khắp nơi trên trái đất nhất định sẽ trở về tụ tập quanh đồi Zion ở Jerusalem, tức là đất tổ của họ (nên còn gọi là chủ nghĩa Zion – Zionism) để khẳng định quyền của người Do Thái đối với Palestine như là ―Tổ quốc lịch sử‖ của mình. Trước đó, vào nửa sau của thế kỉ XIX, đã bắt đầu có sự xuất hiện của phong trào phục quốc Do Thái và chủ nghĩa Zion. Năm 1860, Liên minh Israel toàn thế giới được thành lập tại Pari (Pháp). Sau khi ra đời, tổ chức này đã ra sức tuyên truyền cho việc ―phục quốc‖, trở về ―miền đất hứa‖ và tiến hành mua đất ở Palestine để thành lập các làng Do Thái. Từ năm 1882, người Do Thái bắt đầu định cư ở Palestin. Tuy nhiên, việc đưa người Do Thái về sinh sống tại Palestine lúc đó vẫn còn lẻ tẻ, chưa đáng kể. Tính đến năm 1883, mới có 5 làng Do Thái được thành lập trên đất mua lại của người Arab ở Palestine. Đó chính là làn sóng di cư cận đại đầu tiên của người Do Thái tới Palestine, hay còn gọi là Aliyah, bắt đầu năm 1881 khi họ trốn khỏi sự ngược đãi ở châu Âu, đi theo tư tưởng xã hội Zion của Moses Hess và những người khác về ―sự cứu rỗi đất đai‖ [48]. Những người Do Thái mua đất từ đế quốc Ottoman và những chủ đất người Arab. Sau khi người Do Thái lập nên những khu định cư nông nghiệp, căng thẳng bắt đầu nảy sinh giữa người Do Thái và người Arab. Chỉ đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước tư bản như Anh, Pháp, Đức tăng cường bành trướng sang Trung Đông thì phong trào phục 28 quốc Do Thái mới được đẩy mạnh trên cơ sở một sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc phương Tây với giai cấp đại tư sản Do Thái. Sau khi đã có luận thuyết về chủ nghĩa phục quốc Do Thái, tháng 8- 1897, Đại hội phục quốcđầu tiên hợp tại Basel (Thụy Sĩ) đã quyết định thành lập Tổ chức phục quốc Do Thái toàn thế giới và thông qua cương lĩnh của tổ chức này, trong đó tuyên bố mục đích của phong trào phục quốc Do Thái toàn thế giới là tạo ra cho dân tộc Do Thái một ―nơi ẩn náu chắc chắn‖ ở Palestine. Để đạt được mục đích này, những người lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái dự kiến sẽ đưa nông dân và thợ thủ công người Do Thái về định cư ở Palestine. Tổ chức toàn thể dân tộc Do Thái thông qua các liên minh chung và hội địa phương, tăng cường ―tình cảm và ý thức dân tộc Do Thái‖ cũng như chuẩn bị các bước để ―nhận được sự đồng tình của các cường quốc‖ đối với việc thực hiện mục đích phục quốc Do Thái. Cơ quan tối cao của Tổ chức phục quốc Do Thái toàn thế giới là Đại hội gồm đại biểu đến từ các nước khác nhau. Đại hội Basel đã bầu ra một Ban chấp hành do T. Herzl làm Chủ tịch. Ngoài ra, Đại hội còn lập ra cơ quan điều hành Palestine, Ngân hàng quốc gia Do Thái, Ngân hàng Anh – Palestine, Quỹ quốc gia Do Thái và một số tổ chức khác trực thuộc Ban chấp hành. Theo đó, các tổ chức cơ sở cũng được hình thành theo các nhóm lãnh đạo. Đến đầu thế kỉ XX, các nhóm Zionism đã xuất hiện ở Áo, Hungari, Đức, Anh, Pháp, Nga, Rumani, Mĩ, Chile, Achentina, Ấn Độ, New Zelan, Philippine. Báo chí Zionism được xuất bản trên 9 thứ tiếng. Sự thành lập chủ nghĩa Zion dẫn tới làn sóng di cư thứ hai (1904-1914) với số người Do Thái đến Palestine lên tới khoảng 40.000 người [48]. Tuyên bố Balfour đã mở đường cho việc nhập cư người Do Thái đến vùng đất này. Cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động của Tổ chức phục quốc Do Thái trên toàn thế giới được tiến hành theo ba hướng chính có 29 liên quan mật thiết với nhau: một là, tạo ra những tiền đề để dần dần biến Palestine thành một nhà nước Do Thái; hai là, áp dụng những biện pháp nhằm đánh lạc hướng quần chúng Do Thái khỏi cuộc đấu tranh giai cấp và giáo dục cho họ những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi; ba là, củng cố cơ cấu tổ chức của chủ nghĩa Zion. 1.2.2. Cuộc vận động của Tổ chức phục quốc Do Thái và chính sách của Mỹ đối với việc thành lập nhà nước cho người Do Thái ở Palestine Những người lãnh đạo Tổ chức phục quốc Do Thái ngay từ đầu đã hiểu rằng, không thể thực hiện được ý đồ của mình nếu không dựa vào sự giúp đỡ của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Trong gần 7 năm đứng đầu Tổ chức phục quốc Do Thái toàn thế giới, T. Herzl đã ráo riết tìm mọi cách để đạt được sự ủng hộ của Đức, Thổ Nhĩ Kì và Nga, nhưng không thành. Những năm cuối đời, Herzl quay sang tìm sự ủng hộ của thực dân Anh. Bước đầu tiên, năm 1903, Bộ trưởng Thuộc địa Anh - Chamberland đề nghị với Herzl cho người Do Thái khai khẩn ở Uganda - thuộc địa Anh ở châu Phi. Nhưng kế hoạch này bị nhiều người Do Thái phản đối vì xứ này không được nhắc đến trong kinh thánh, không phải là ―Tổ quốc lịch sử‖ của người Do Thái. Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời cơ thuận lợi cho những người đứng đầu phong trào phục quốc Do Thái thực hiện kế hoạch của mình đối với vùng đất Palestine. Bằng mọi cách, họ đã cố gắng thuyết phục nhà cầm quyền Anh rằng, lợi ích của đế quốc Anh ở Trung Đông sẽ được bảo đảm chắc chắn trong trường hợp Anh đồng ý cho thành lập một nước Palestine của người Do Thái. Chính phủ Anh lúc đó đang kiên quyết tiến hành đường lối nhằm chia nhỏ đế quốc Thổ Nhĩ Kì, âm mưu chiếm các thuộc địa của Thổ ở Trung Đông. Vì vậy, Anh cũng thấy ở nhà nước Palestine Do Thái trong tương lai một công cụ đắc lực của mình. 30 Đối với nước Mĩ, ngay từ những năm cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã nhìn thấyở phong trào phục quốc Do Thái như một công cụ đắc lực cho việc thực hiện các ý đồ bành trướng của mình ở Trung Đông. Vì vậy, Mĩ đã tích cực ủng hộ Tuyên bố Balfour và tìm cách ràng buộc Anh vào những trách nhiệm ở Palestine. Tháng 3-1919, Tổng thống Mĩ, Wilson tuyên bố, các dân tộc đồng minh với sự ủng hộ hoàn toàn của chính phủ và nhân dân chúng ta (Mĩ) đã quyết định đặt nền móng cho nhà nước Do Thái ở Palestine (trong khi Anh chỉ tuyên bố cho thành lập một ―quê hương dân tộc Do Thái‖). Tiếp đó, tại Hội nghị San Remo, Mĩ đã buộc được Anh và các nước khác phải đưa Tuyên bố Balfour vào nội dung văn kiện về quyền ủy trị của Anh ở Palestine. Tháng 3-1922, để đạt được sự thỏa thuận của Mĩ trong việc Hội Quốc Liên kí hiệp định chính thức trao quyền ủy trị cho Anh ở Palestine, Chính phủ Anh phải ra sách trắng khẳng định lại lời hứa cho việc thành lập ở Palestine một ―quê hương dân tộc Do Thái‖. Văn bản về quyền ủy trị đã ràng buộc Anh vào nghĩa vụ tạo ra những điều kiện chính trị, hành chính và kinh tế đảm bảo cho việc hình thành ở Palestine ―một quê hương dân tộc Do Thái‖. Để hạn chế tự do hoạt động của Anh trong tương lai và đảm bảo về quyền lợi riêng tư của mìnhở Palestine, năm 1924, Mĩ buộc Anh phải kí một hiệp ước, theo đó, mặc dù Mĩ không phải là hội viên Hội Quốc Liên nhưng các công dân Mĩ vẫn được hưởng mọi quyền lợi và ưu tiên theo các điều kiện về quyền ủy trị như mọi công dân của các nước hội viên khác. Ngoài ra, Anh còn phải gửi cho Mĩ bản sao báo cáo hàng năm gửi Hội Quốc Liên. Mặc dù, cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai, những hoạt động của Mĩ mới chỉ hạn chế trong lĩnh vực ngoại giao, nhưng bằng nhiều biện pháp, Mĩ đã phần nào kiềm chế được Anh, củng cố được các vị trí của mình ở Trung Đông và mở đầu cho một sự liên minh chặt chẽ hơn với chủ nghĩa phục quốc Do Thái. 31 Sau khi kí được các hợp đồng khai thác dầu mỏ ở Arab Saudi và dự án đặt đường ống dẫn dầu từ Arap Saudi tới Palestine, mối quan tâm của Mĩ đối với Palestine đặc biệt tăng lên. Vì thế, Mĩ đã tích cực ủng hộ kế hoạch thành lập ở Palestine một nhà nước Do Thái. Việc Chính phủ Mĩ ủng hộ bản Tuyên bố Bantimo năm 1942 của phong trào phục quốc Do Thái đã đánh dấu sự hình thành chính chức liên minh giữa chủ nghĩa đế quốc Mĩ và chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Palestine cực kì căng thẳng do những cuộc tiến công thường xuyên của người Do Thái chống chính quyền Anh và những cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Arab. Đồng thời với việc liên minh với chủ nghĩa phục quốc Do Thái, Mĩ cũng lợi dụng tình hình để đẩy mạnh xâm nhập vào Arab Saudi. Trong thời gian Chiến tranh thế giới t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004702_1_7249_2002790.pdf
Tài liệu liên quan