Lao động của huyện có xu hướng tăng lên bị nèn chặt trong đơn vị diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm dần. Cơ cấu lao động cuả huyện rất lạc hậu và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp. Về cơ bản vẫn là sản xuất tự cung, tự cấp hệ số sử dụng ruộng đất bình quân thấp. Song song với quá trình dồn lao động trên một đơn vị diện tích đất canh tác lại diễn ra quá trình tách rời lao động với đất đai và tài nguyên do quá trình phân bố dân cư và lao động không đều nên khó khăn cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Còn nếu có việc làm thì việc làm của lao động ở huyện hiện nay rất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp đời sống còn nhiều khó khăn như tình trạng nhà máy chè trên vùng đồi.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn -Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) mới tham gia vào lực lượng lao động. Nên phải có biện pháp giảm cơ học về dân số mạnh mẽ hơn như: biện pháp khai hoang để đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ngoài tỉnh.
Mặt khác để góp phần tích cực trong việc phân bổ nguồn lao động giữa các vùng lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới chính sách đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới như đầu tư, hỗ trợ về vốn và các cơ sở vật chất khác. Song trong thực tế vấn đề này huyện đã làm những năm qua, hiện nay chủ yếu đưa người lao động đi làm ở ngoài tỉnh.
Việc giảm cơ học chủ yếu do các nguyên nhân học sinh di học ở các trường chuyên nghiệp, thanh niên đến tuổi đi làm nghĩa vụ quân sự, lao động đi hợp tác lao động ở nước ngoài và di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, và đi làm ở các tỉnh khác chủ yếu là các tỉnh phía nam ...
-Việc tăng cơ học chủ yếu do học sinh đi học trở về làm việc ở địa phương (giáo viên và một số ngành khác) bộ đội hết nghĩa vụ quân sự cũng trở về địa phương, một phần là những người đi lao động trở về.
Dân số năm 1995 tăng so với năm 1991 là 17.073 người trong khi đó giảm cơ học chỉ có 1052 người bằng 0,5% dân số, mặt khác tăng cơ học của năm 1995 là 788 người bằng 0,37% dân số.
Dân số năm 1999 tăng so với năm 1995 là 2188 người trong khi đó giảm cơ học là 3070 người bằng 1,44% dân số, tăng cơ học của 1999 là 760 người bằng 0,36% dân số.
Qua so sánh ta thấy tốc độ giảm cơ học của huyện năm sau tăng cao hơn năm trước rất nhiều, trong khi đó tốc độ tăng cơ học lại tương đối ổn định. Điều này rất có lợi cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong mấy năm trở lại đây tuy số lượng lao động vẫn còn lớn là do những năm trước đây tỷ lệ tăng tự nhiên cao. Nhưng từ năm 1991 đến nay sự gia tăng dân số này diễn ra đồng thời và là kết quả của việc đẩy mạnh có hiệu quả công tác dân số KHHGĐ trên địa bàn toàn huyện. Tỷ suất tăng tự nhiên vủa huyện từ mức trên 3% những năm 60, giảm xuống còn trên 2% trong những năm đầu thập kỷ 90 rồi dưới mức 2% giữa thập niên và đạt tới 0,99% vào năm 1998.
Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà đời sống nhân dân nói chung và huyện Triệu Sơn nói riêng đang được cải thiện, các điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày càng được tốt hơn nên giảm mức chết dẫn đến giảm mức sinh và nguồn lao động sau 15 năm sau sẽ giảm.
Triệu Sơn có nguồn lao động dồi dào là do trước đây còn có nhiều khó khăn, mức chết lớn, mức sinh cao nên số lượng lao động hiện tại đang đông đảo gây khó khăn cho việc tạo việc làm cho số lượng lao động đó và ổn định cuộc sống của nhân dân trong huyện.
Qua đây cho ta thấy rằng mức sinh chết, tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cơ học có ảnh hưởng lớn tới số lượng lao động của toàn huyện.
- Vấn đề nguồn lao động của huyện
Dân số của huyện không ngừng tăng lên qua các năm đã làm cho nguồn lao động của huyện cũng tăng theo tỷ lệ thuận và nó tuân theo quy luật chung về dân số lao động.
Dân số huyện Triệu Sơn năm 1998 có 212.751 người trong đó trong độ tuổi lao động là 111.356 người chiếm tỷ lệ là 52,34%dân số. Số người trong độ tuổi lao động không còn khả năng lao động do chiến tranh để lại là thương bệnh binh và người tàn tật do tai nạn, bẩm sinh là 7556 người.
Như vậy số khả năng lao động là 103.800 người chiếm 48,7% dân số. Trong đó có 600 người là bộ đội đang tại ngũ, 3155 người là học sinh đang học ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học, 4200 người là học sinh tốt nghiệp các cấp đang chờ tìm việc làm. Số còn lại đang làm việc ở các thành phần kinh tế là 95.845 người chiếm 45% dân số.
Biểu 2: Biến động nguồn lao động của huyện
Đơn vị: Người
STT
Nội dung
1989
1998
98/99(lần)
Dân số trung bình
183.929
212.949
1,16
1
Dân số trong độ tuổi LĐ
85.688
111.356
1,3
1.1
Trong độ tuổi có việc làm
74.867
95.845
1,28
1.2
Đi học
3.427
4.454
1,29
1.3
Nội trợ
1.713
2.226
1,29
1.4
Không có nhu cầu làm viêc
2.225
2.930
1,3
1.5
Không có khả năng LĐ
2.370
3.340
1,41
1.6
Tình trạng khác
1.056
2.561
2,43
2
Tỷ trọng dân số trong độ tuổi LĐ trên tổng dân số (%)
46,59
52,34
1,12
Nguồn: Phòng thống kê huyện Triệu Sơn
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1989 huyện Triệu Sơn có 85688 người trong độ tuổi lao động chiếm 46,59% dân số.
Năm 1995 có 109614 người trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số toàn huyện. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động trên tổng dân số năm sau tăng không đáng kể so với năm trước.
Ngoài số lượng người trong độ tuổi lao động có việc làm ra phần còn lại là vì các lý do khác họ không tham gia vào sản xuất. Qua số liệu ở biểu trên ta thấy một xu hướng có tính quy luật là dân số trong độ tuổi lao động mỗi năm một tăng. Dân số trong độ tuổi lao động năm 1999 là 111356 người nhưng thực chất số người tham gia vào lao động là 95845 người số còn lại vì các lý do khác như đi học, làm nội trợ, bộ đội tạo ngũ chờ việc. Chính vì thế mà huyện gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm để đảm bảo đời sống cho nhân dân.
- Về cơ cấu nguồn lao động:
Qua số liệu các năm thì số lao động nữ thường chiếm khoảng trên 52% so với tổng số lao động trong độ tuổi. Năm 1995 lao động nữ là 58852người chiếm 52,85%.
- Về lứa tuổi: Nhóm tuổi từ 15-24 là 31837 người năm 1995. Nhóm tuổi này phần lớn đang đi học tại các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Hoặc có tham gia lao động nhưng chưa thật yên tâm và kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề chưa cao còn hạn chế.
Nhóm tuổi từ 25-55 năm 1995 có 59645, năm 1999 có 60513. Đây là lực lượng lao động chủ lực trong sản xuất kinh doanh. Vì không những có số lượng đông đảo chiếm tỷ lệ cao trong lao động, mà quan trọng hơn là lực lượng lao động ở nhóm tuổi này vừa có sức khoẻ, vừa có trình độ vănhoá chuyên môn kỹ thuật, nhanh nhạy tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời nhóm tuổi này có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nhóm tuổi từ 56 trở lên lực lượng lao động thuộc nhóm tuổi này có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhưng sức khoẻ có hạn do đó phải bố trí và sử dụng hợp lý.
Biểu 3: Lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính của huyện
Đơn vị: Người
Nhóm tuổi
1995
1998
Tổng
Nữ
%
Tổng
Nữ
%
15-24
31387
16922
53,91
31940
17191
53,82
25-55
59645
32497
54,48
60513
32982
54,5
56-60
6430
3577
55,63
6583
3634
55,2
Trên 60
8864
4935
55,67
8980
5045
56,18
Tổng số
106326
57931
54,48
108016
58852
54,49
2. Chất lượng lao động
Chất lượng lao động được phản ánh thông qua hai khía cạnh:
+ Trình độ văn hoá của người lao động
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của huyện Triệu Sơn còn quá thấp chỉ chiếm 5, 8% số lao động đang làm việc. Trong đó: trình độ đại học trở lên 0,48%; trình độ cao đẳng và trung cấp là 1,74%; công nhân kỹ thuật và sơ cấp là 3,4%.
Biểu 4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Nội dung
1991
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Lao động đang làm việc
78095
87002
95845
Trong đó:
- Đại học
380
0,48
410
0,87
460
0,48
- Cao đẳng trung học
1327
1,7
1510
1,73
1674
1,74
- Sơ cấp công nhân kỹ thuật
1885
2,4
2430
2,79
3271
3,4
Nguồn: Theo số liệu điều tra lao động - việc làm năm 1997 của huyện
Biểu 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Không có chuyên môn kỹ thuật
101976
95,91
102611
95
Có chuyên môn kỹ thuật
4350
4,09
5405
5
Trong đó:
- Sơ cấp CNKT có bằng
2430
2,29
3271
3,03
- THCN, cao đẳng
1510
1,42
1674
1,55
- Đại học
410
0,38
460
0,42
Tổng số
106326
100
108016
100
Qua biểu số liệu trên ta thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở huyện còn rất thấp. Lực lượng lao động của huyện năm 1995 là 106326 người thì có tới 101976 người không có chuyên môn kỹ thuật. Như vậy phần lớn lao động của huyện là không có chuyên môn kỹ thuật là 102611 chiếm 94% trong tổng số lực lượng lao động.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế được chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh hơn công nghệ sản xuất sẽ thay đổi thì trình độ người lao động như hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Mặt khác khi sức lao động đã trở thành hàng hoá, hàng hoá muốn tiêu thụ chất lượng cần phải tốt. Vì vậy, đặt ra yêu cầu đối với huyện là phải có biện pháp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Đào tạo phải bằng nhiều biện pháp kết hợp chặt chẽ tổng hợp các biện pháp từ giáo dục hướng nghiệp phổ thông dạy nghề bằng các trung tâm dạy nghề của huyện, tạo điều kiện để học sinh đã tốt nghiệp và cán bộ công nhân viên đang làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau được đi học ở các trường lớp của tỉnh của trung ương để có công nhân kỹ thuật có tay nghề ngày càng cao cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, cán bộ lãnh đạo quản lý ở mọi lĩnh vực sản xuất, mọi thành phần kinh tế có chuyên môn kỹ thuật giỏi, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất theo cơ chế mới, khắc phụ tình trạng mất cân đối trong phân bổ sử dụng lao động trong thời gian qua.
Hơn nữa huyện Triệu Sơn là huyện sản xuất độc canh cây lúa nên từ xưa đến nay ta thường có quan niệm nông nghiệp là cái túi chứa lao động dư thừa của nền sản xuất xã hội.
Mọi người khi đến tuổi lao động nếu không tìm được việc làm ở ngành nghề khác thì đương nhiên có việc làm trong nông nghiệp. Song để nâng cao được năng suất lao động thì lao động trong nông nghiệp phải có trình độ hiểu biết nhất định nào đó.
Trình độ văn hoá:
Đây là yếu tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng để góp phần phản ánh chất lượng nguồn lao động của huyện Triệu Sơn.
Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 1997 thì trình độ văn hoá của người lao động còn rất thấp.
Biểu 6: Trình độ văn hoá của dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Triệu Sơn
Nội dung
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Dân số trong độ tuổi lao động
109614
100
111356
100
Chưa tốt nghiệp cấp I
19182
17,5
15590
14
Tốt nghiệp cấp I + II
80566
73,5
77949
70
Tốt nghiệp cấp III
9866
9
17817
16
Qua số liệu biểu trên ta thấy rằng trình độ văn hoá của người lao động rất thấp năm 1995 là 17,5% và lao động chưa tốt nghiệp cấp một là 14% năm 1998; tốt nghiệp cấp 1 và cấp 2 là 70%; tốt nghiệp cấp 3 là 16%.
Như vậy hiện nay tỷ lệ chưa tốt nghiệp cấp 1 chiếm trong lực lượng lao động ở huyện Triệu Sơn vẫn còn tới 14% trong khi tỷ lệ người đã tốt nghiệp cấp 3 mới chỉ đạt 16%. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 2,3 kết hợp vừa đào tạo nghề vừa nâng cao trình độ học vấn cho lao động của huyện thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu gia tăng về số lượng và chất lượng lao động có trìng độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngoài ra về mặt thể lực của lao động cũng còn hạn chế do kinh tế chậm phát triển đời sống của nhân dân Triệu Sơn còn rất nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho người lao động.
Chính vì vậy mà có thể nói nguồn lao động nủa huyên tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn rất thấp. Đây cũng là những khó khăn và bất lợi đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của huyện.
III- Thực trạng việc làm ở huyện Triệu Sơn Thanh Hoá
Lực lượng lao động đang làm việc chủ yếu là lao động làm việc nông nghiệp hoặc nông lâm nghiệp kết hợp chiếm tỷ lệ 99% lao động làm việc ở địa bàn nông thôn miền núi thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình. Chỉ có 1% lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh.
Để tạo công ăn việc làm cho người lao động huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nhiều năm qua huyện Triệu Sơn đã trăn trở với việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở từng xã, từng thôn trên địa bàn xác định rõ tầm quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, kinh tế xã hội, kinh tế xã hội muốn phát triển được dứt khoát phải có nhiều ngành, nhiều nghề. Vì vậy trong những năm qua huyện Triệu Sơn đã đề ra những chủ trương là: Khảo sát, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đề án phát triển làng nghề, ngành nghề nhằm phát huy thế mạnh ở từng địa phương và xác định cơ cấu cây công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo từng vùng lãnh thổ. Từ những chủ trương đúng đắn huyện đã tổ chức, chỉ đạo triển khai các cấp, các ngành thực hiện tốt chương trình phát triển ngành nghề cụ thể. Trong những năm qua huyện đã tổ chức cho các xã đi thăm quan các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện tỉnh ngoài để ứng dụng vào địa phương sao cho phù hợp. Năm 1997, 1998 huyện đã tổ chức mở được bốn lớp dạy nghề gồm khoảng 300 lao động tham gia chủ yếu là nghề đan lát, nghề đan len, nghề làm hương... mở nhiều lớp học về khâu kỹ thuật và vận hành điện.
Khôi phục nhiều làng nghề trước đây đã có, nay trở lại hoạt động bình thuờng, xây dựng dự án, tổ chức lại việc khai thác đá ở Đồng Thắng, huyện luôn luôn quan tâm đến chính sách đầu tư vốn trong hai năm qua số vốn lên tới hơn 100 triệu đồng, thu hút từ 1300 đến 1500 lao động ổn định phần nào cho một bộ phận lao động thiếu việc làm.
Trong sản xuất kinh doanh như sản xuất gạch, ngói sản xuất đá, nghề xay xát, nghiền may mặc, thợ mộc, thợ xây dựng. Trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư vốn cho phát triển, cuốn hút một số lượng lao động không nhỏ. Trong sản xuất kinh doanh, năm 1997 có tổng số lao động là 7500 người thì đến năm 1998 lên tới 8500 người.
Qua số liệu cho thấy việc phát triển ngành nghề trong từng địa phương là cần thiết, không những làm ra nhiều mặt hàng, sản phẩm có giá trị phục vụ cho địa bàn mà còn giải quyết cơ bản về khâu nhân lực lao động dư thừa thiếu việc làm, có thể nói việc khai thông và phát huy ngành nghề cua huyện đang được đánh thức và xu hướng phát triển ngày một cao hơn.
Bên cạnh đó tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu lao động của các khu công nghiệp tập trung, liên kết với trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, đã tư vấn giới thiệu cho 80 người đi học nghề và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng. Hình thành được địa chỉ tin cậy để người lao động cần tìm việc làm đăng ký và được giới thiệu việc làm.
Việc làm cho người lao động là yếu tố quan trọng trong qúa trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cần tạo việc làm lúc nông nhàn cho hơn 7 vạn lao động nông nghiệp để tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua huyện đã giải quyết việc làm cho một số lực lượng lao động.
Biểu 7: Số người được giải quyết việc làm qua các năm
Đơnvị: Người
Nội dung
1997
1998
Số người được giải quyết việc làm trong năm
5423
6415
Số nữ được giải quyết việc làm trong năm
2445
3080
Tỷ lệ %
45,09
48,01
Nguồn: Số liệu của phòng lao động huyện Triệu Sơn-Thanh Hoá
Số lao động được giải quyết việc làm năm 1997 là 5423 người trong đó vào khu vực Nhà nước là 725 người, đi làm việc ở nước ngoài là 4 người số còn lại là 4694 người đi làm việc tại các thành phố lớn như đi làm may tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... Huyện có quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động nhưng vì trình độ của người lao động không đáp ứng được với yêu cầu của công việc nên gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm của huyện. Tại huyện có mỏ crôm, đây là nguồn tài nguyên dồi dào nơi đây hàng năm thu hút khoảng 4000 lao động dư thừa song vì trình độ thấp cho nên chỉ khai thác thủ công, hơn nữa khai thác chỉ theo đợt nên việc làm của người lao động không ổn định.
Lao động phân theo ngành kinh tế của huyện trong mấy năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Biểu 8: Lao động phân theo ngành kinh tế chủ yếu
Nội dung
1991
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Dân số trung bình
193688
210761
212751
Lao động trong độ tuổi
99846
51,5
109614
52
111356
52,3
Lao động có khả năng LĐ
88940
45,9
100858
47,8
103800
48,8
Lao động đang làm việc
78095
40,3
87002
41,3
95845
45,1
Trong đó:
*Khu vực sản xuất vật chất
74190
95
82565
94,9
90830
94,8
+Nông - lâm nghiệp
67350
86,2
73855
85
74630
78
+Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
3700
4,73
4000
4,59
8400
8,75
+Xây dựng cơ bản
1200
1,5
1500
1,8
2600
2,79
+Giao thông vận tải
390
0,5
870
1
1200
1,25
+Thương mại dịch vụ
620
0,8
1300
1,5
2800
2,92
+Sản xuất vật chất khác
930
1,2
1040
1,2
1200
1,25
*Khu vực không sản xuất vật chất
3905
5
4437
5,1
5015
5,24
+Giáo dục - đào tạo
1557
1,99
1707
1,96
1967
2,05
+Văn hoá - TDTT - y tế
653
0,84
696
0,81
808
0,74
+Quản lý nhà nước+tổ chức
703
0,4
684
0,8
850
0,86
+Các ngành không sản xuất vật chất khác
992
1,27
1350
1,5
1202
1,56
Nguồn: Theo số liệu của phòng LĐTBXH của huyện
Qua bảng trên ta thấy phần lớn lao động của huyện tập trung vào khu vực sản xuất vật chất trong đó ngành nông - lâm nghiệp có 74630 người chiếm 78% song trình độ chuyên môn kỹ thuật lại thấp. lao động trong công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,75%.
Lao động làm việc trong các ngành xây dựng cơ bản chiếm 2,25% làm việc trong ngành giao thông vận tải chiếm 1,25%. Ngoài ra làm việc trong ngành thương mại dịch vụ và các ngành sản xuất vật chất khác chiếm 4,17%.
Ta thấy rằng lực lượng lao động phân bố không đều giữa các ngành các lĩnh vực sản xuất, tạo nên sự mất cân đối trong phân bố và sử dụng nguồn lao động. ở khu vực sản xuất vật chất lao động chiếm một tỷ trọng lớn nhất là trong nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Đây là các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tổng sản lượng của các ngành này thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản lượng của huyện. Vì vậy cần quan tâm hơn nữa tới trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Khu vực không sản xuất vật chất lao động làm việc trong các ngành y tế giáo dục, quản lý nhà nước, công tác Đảng, đoàn thể ... chiếm 5,24% nhưng lao động trong lĩnh vực này chủ yếu là lao động có trình độ và chuyên môn kỹ thuật.
Đối với lĩnh vực không sản xuất vật chất để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế cả nước trong tinh giảm biên chế hành chính, nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên nguồn lao động trong các ngành này qua các năm vẫn tăng nhưng về chất lượng cũng được quan tâm hơn. Các ngành giáo dục đào tạo và y tế, nguồn lao động được tăng lên qua các năm như ngành giáo dục năm 1991 toàn huyện có 1557 người đến năm 1995 là 1707 người và năm 1998 đã có 1967 người. Điều này chứng tỏ Triệu Sơn đã có rất nhiều cố gắng và quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục. Đội ngũ những người làm công tác y tế cũng được bổ sung hàng năm để đáp ứng yêu cầu phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động.
Trong những năm tiếp theo Triệu Sơn cần có biện pháp cụ thể thiết thực để phân bổ nguồn lao động cho phù hợp đúng quy luật. Cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng lao động ở lĩnh vực không sản xuất vật chất, đặc biệt là công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội để đáp ứng yêu cầu hưởng thụ về tinh thần của nhân dân đang đòi hỏi ngày một nâng cao hơn nhu cầu nâng cao dân trí cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại chỗ cho người lao động để phát triển kinh tế xã hội của huyện Triệu Sơn ngày một tốt hơn.
Qua số liệu ở biểu trên ta thấy phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Quy mô tạo việc làm theo ngành của huyện còn rất thấp. Còn quy mô tạo việc làm theo vùng kinh tế còn nhiều hạn chế. Vùng đồng bằng của huyện chủ yếu là làm nông nghiệp, vùng núi huyện có chủ trương trồng mía, chè cũng thu hút được một số lao động mặc dù vậy năng suất lao động không cao và người lao động vẫn thiếu việc làm. Vì vậy mà đời sống của nhân dân bốn xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn hơn so với các xã khác trong huyện.
Tuy nhiên trong mấy năm qua thành tựu nổi bật, tạo ra bước ngoặt trong phân công và sử dụng lao động là đã từng bước giải phóng tiềm năng lao động. Người lao động trở thành người chủ thực sự trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra động lực to lớn phát triển kinh tế giải quyết việc làm và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Hiện nay ở huyện kinh tế hộ gia đình đang giữ vai trò chủ đạo, đồng thời cũng xuất hiện nhiều hinh thức hợp tác tự nguyện tổ chức sản xuất-kinh doanh theo hướng tổng hợp lợi dụng ưu thế của các điều kiện môi trường sinh thái để phát triển dịch vụ và phi nông nghiệp nhất là khôi phục các làng nghề như tre đan ở xã Dân lực. .. Phân công lao động ngày càng đi vào chuyên môn hoá (trong phạm vi quy mô hộ gia đình) ngưòi nào thạo việc gì thì làm việc ấy, cơ cấu kinh tế đang từng bước thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên tình trạng việc làm ở huyện cũng là vấn đề lớn và rất gay gắt vì:
Lao động của huyện có xu hướng tăng lên bị nèn chặt trong đơn vị diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm dần. Cơ cấu lao động cuả huyện rất lạc hậu và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp. Về cơ bản vẫn là sản xuất tự cung, tự cấp hệ số sử dụng ruộng đất bình quân thấp. Song song với quá trình dồn lao động trên một đơn vị diện tích đất canh tác lại diễn ra quá trình tách rời lao động với đất đai và tài nguyên do quá trình phân bố dân cư và lao động không đều nên khó khăn cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Còn nếu có việc làm thì việc làm của lao động ở huyện hiện nay rất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp đời sống còn nhiều khó khăn như tình trạng nhà máy chè trên vùng đồi.
Qua điều tra đại bộ phận nông dân trả lời nếu một hộ gia đình chỉ làm trồng trọt cùng lắm là đủ ăn. Trong thực tế người lao động thiếu việc làm nhất là lao động trong nông nghiệp điều này tương đương với hệ số sử dụng thời gian lao động thấp. Thời gian lao động thừa nhưng vẫn có thất nghiệp với tỷ lệ cao. Từ thực trạng trên cần nâng cao năng suất xã hội, giảm nhanh tình trạng thiếu việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm của người lao động. Đồng thời đẩy mạnh sự hỗ trợ của huyện đối với những vùng khó khăn, vùng nghèo để tạo sự đồng đều trong phát triển kinh tế thu nhập và đời sống.
Biểu 9: Số lượng lao động có việc làm của huyện Triệu Sơn
Đơn vị: Người
STT
Chỉ tiêu
1989
1998
Lực lượng lao động
83.118
108.016
1
Số người có việc làm
74.867
95.845
2
Thất nghiệp
8.251
12.171
Trong nguồn lao động của huyện ngoài số người trong độ tuổi lao động ta phải kể đến số người ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động. Qua số liệu biểu trên cho ta thấy lực lượng lao động năm 1998 là 108016người và năm 1989 là 83118 người. Trong khi đó Triệu Sơn là một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà ruộng đất hàng năm là không tăng, có năm lại phải giảm do phải giành ra một số diện tích gieo trồng để cấp đất xây dựng nhà ở của nhân dân. Số lao động tăng lên qua các năm đòi hỏi phải được tạo ra việc làm để có thu nhập, ổn định đời sống. Vì vậy giải quyết tốt vấn đề việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở huyện là một vấn đề hết sức lớn. Chính sách về lao động là chính sách về con người, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức của các cấp các ngành trong toàn huyện. Chính sách về tạo việc làm không chỉ liên quan đến thu nhập đến đời sống của người lao động mà còn liên quan đến tất cả các mặt hoạt động khác của xã hội như an ninh trật tự toàn xã hội, văn hoá tinh thần. Thất nghiệp không có thu nhập chính đáng, đời sống khó khăn là cha đẻ của mọi tệ nạn xã hội. Do vậy sức ép về lao động và việc làm hết sức gay gắt, nó góp phần một tiếng chuông báo động về sự bùng nổ dân số.
Trên thực tế thực trạng về việc làm ở huyện cũng có những thuận lợi và khó khăn.
+ Thuận lợi:
Trên cơ sở thực hiện các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế huyện Triệu Sơn đã có bước đổi mới và phát triển theo hướng tích cực đó là xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước kinh tế hộ phát triển, sức lao động được giải phóng, được khuyến khích tự do làm giầu xứng đáng. Các loại hình hợp tác xã được chuyển sang chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình, các ngành như ngân hàng, kho bạc chuyển hướng đầu tư phục vụ cho vay phát triển sản xuất, lấy hộ làm đối tượng cho vay.Do vậy đã góp phần tích cực giải quyết được việc làm cho người lao động. Có được những thuận lợi trên là nhờ các nguyên nhân sau:
Một là: Nhận thức về việc làm và cách giải quyết việc làm của cấp uỷ-chinh quyền địa phương và người lao động đã có sự thay đổi cơ bản tích cực.
Nhà nước: Tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và giải quyết việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn.DOC