MỤC LỤC
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Lời cảm ơn.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng.
Danh mục các biểu.
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
2.1. Mục tiêu chung . 3
2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài . 3
3.2. Về không gian nghiên cứu . 4
3.3. Về nội dung nghiên cứu . 4
3.4. Về thời gian nghiên cứu . 4
4. Kết quả mong đợi . 4
5. Bố cục của luận văn . 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các nguồn lực . 5
1.1.1. Khái niệm nghèo đói và nguồn lực . 5
1.1.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói
của hộ nông dân . 10
1.2. Phương pháp nghiên cứu . 15
1.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu cơ bản . 15
1.2.2. Công cụ và kỹ thuật xử lý số liệu . 16
1.2.3. Mẫu nghiên cứu . 21
1.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu . 21
1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá mức sống . 21
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất của việc sử dụng các
nguồn lực trong hộ . 22
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của việc sử dụng các
nguồn lực trong hộ . 22
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 23
2.1. Điều kiện tự nhiên . 23
2.1.1. Vị trí địa lý . 23
2.1.2. Địa hình địa mạo . 23
2.1.3. Khí hậu . 24
2.1.4. Thủy văn . 26
2.1.5. Các nguồn tài nguyên . 26
2.1.5.1. Tài nguyên đất . 26
2.1.5.2. Tài nguyên nước . 30
2.1.5.3. Tài nguyên rừng . 31
2.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản . 32
2.1.5.5. Tài nguyên nhân văn . 33
2.1.5.6. Cảnh quan và môi trường . 33
2.1.5.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực . 34
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai . 35
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế . 35
2.2.2. Cơ sở hạ tầng . 35
2.2.3. Lĩnh vực xã hội . 37
2.2.4. Tình hình dân số lao động . 38
2.2.5. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội . 40
Chương 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN LỰC VÀ ĐỜI SỐNG
KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN . 41
3.1. Thực trạng kinh tế xã hội của các hộ nghiên cứu . 41
3.1.1. Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra . 41
3.1.2. Nguồn lực của các hộ . 42
3.1.2.1. Đất đai . 42
3.1.2.2. Rừng . 45
3.1.2.3. Nguồn nước . 49
3.1.2.4. Nguồn lực con người . 50
3.1.2.5. Vốn . 54
3.1.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ . 59
3.1.3.1. Hệ thống cây trồng, vật nuôi . 60
3.1.3.2. Doanh thu từ sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ . 63
3.1.3.3 Chi phí cho sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ . 65
3.1.3.4. Thu nhập từ sản xuất . 65
3.2. Quan hệ giữa nguồn lực và thu nhập của hộ . 67
3.2.1. Mô tả mối quan hệ . 67
3.2.2. Kết quả phân tích . 68
3.3. Các giải pháp đối với các nguồn lực để nâng cao thu nhập và xoá
đói giảm nghèo cho hộ nông dân . 70
3.3.1. Các giải pháp chung . 70
3.3.1.1. Nâng cao kiến thức cho các hộ gia đình . 70
3.3.1.2. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các hộ nông dân với các
nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, rừng, tín dụng, nguồn nước . 71
3.3.1.3. Tăng cường kiến thức về khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ
kỹ thuật nông nghiệp . 72
3.3.2. Các giải pháp cụ thể cho hộ nông dân . 72
3.3.2.1. Hỗ trợ vốn cho sản xuất . 72
3.3.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng . 74
3.3.2.3. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ . 76
3.3.3. Kết hợp sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ đặc biệt là nguồn
lực tự nhiên. . 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
PHỤ LỤC . 87
113 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trùng lặp đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Ở miền núi, nơi đường sá đi học còn khó khăn, trẻ em thường chỉ học vài năm
rồi bỏ, đối với giáo dục THCS tỷ lệ học sinh tăng đáng kể nhưng với mức độ
tương đối khác nhau. Hầu hết trẻ em trong nhóm dân số khá và giàu thì đi học
hết THCS, trong khi đó chỉ hơn một nửa số trẻ em trong nhóm nghèo nhà
vùng sâu vùng xa được học trung học cơ sở.
Một trong những lý do của sự khác biệt này là chi phí cho việc học: lệ
phí học tập, sách vở, các khoản đóng góp khác hơn nữa việc đi học xa gặp
nhiều khó khăn phương tiện đi lại không có... Vùng sâu vùng xa việc tảo hôn
đối với trẻ em gái là rất sớm.
* Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Chuyển đổi kinh tế đã đem lại sự thay đổi đáng kể trong ngành y tế.
Cũng giống như giáo dục, sự phát triển y tế của huyện cũng được cải thiện và
nâng cao cả về chất lượng phục vụ: phòng bệnh, giường bệnh cũng như trình
độ khám chữa bệnh của đội ngũ y, bác sĩ từ cấp xã đến thị trấn. Hiện nay
không còn xã trắng về y tế, các trạm xá đều được kiên cố hoá, cán bộ y tế
được tăng cường nhiều.
Toàn huyện có 18 cơ sở y tế gồm một bệnh viện trung tâm tại huyện, hai
phòng khám khu vực ở cụm xã Cúc Đường và cụm xã Tràng Xá và 15 trạm
xá thuộc 14 xã. Với tổng số giường bệnh là 130 giường, trong đó trạm y tế xã
phường có 60 giường.
Mạng lưới y tế tư nhân chưa phát triển, các cơ sở y tế thật sự chưa được
đầu tư nâng cấp, nhất là tuyến xã. Do vậy, rất cần có những chính sách phù
hợp để khuyến khích y tế tư nhân phát triển để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ
người dân tốt hơn.
2.2.4. Tình hình dân số lao động
* Dân số:
Dân số của huyện hiện có năm 2005: 63.411 người trong đó gồm nhiều
dân tộc khác nhau đang sinh sống. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng
90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Nhân khẩu nông nghiệp: 59.993 người chiếm 94,6%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
- Nhân khẩu phi nông nghiệp: 3.418 người chiếm 5,4%
Mật độ trung bình: 73người/km2, phân bổ không đồng đều giữa các
vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ, và dọc quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu,
vùng xa có mật độ thấp 22-25người/km2.
* Dân tộc
Toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh chiếm 34,20% dân số; Tày
29,91%; Nùng 14,53%; Dao 12,64%; Các dân tộc H, Mông, Cao Lan, Sán
Chỉ, Hoa chiếm 8,71%.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ dân tộc Huyện Võ Nhai năm 2005
34.20
29.91%
14.53%
12.64%
8.71%
Kinh
Tµy
Nïng
Dao
C¸c d©n téc kh¸c
* Lao động
Toàn huyện có 31.139 lao động chiếm 47,34% dân số, việc làm chủ yếu
mang đặc thù sản xuất nông nghiệp - có tính chất thời vụ là chính, trong đó
lao động nữ chiếm 57,5%.
Về trình độ lao động chung là thấp. Số người được bồi dưỡng kỹ thuật trồng,
chăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%. Tiểu vùng II là 42,5% và tiểu vùng III là
32% tổng số hộ. Số lao động có văn hóa bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc
trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại trình độ trung cấp,
Cao Đẳng, Đại học rất ít. Số họ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.
* Thu nhập và mức sống.
Theo số liệu thống kê năm 2005 thu nhập bình quân đầu người về lương
thực đạt: 480kg/người/năm [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Mức sống theo số liệu điều tra năm 2003 toàn huyện có 12.558 hộ thì
số hộ đói nghèo chiếm 35% cụ thể là:
Bảng 2.6: Hiện trạng dân số và đất ở huyện Võ Nhai năm 2005
Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Cơ cấu (%)
1. Tổng số khẩu: ngƣời 63.411 100
- Khẩu nông nghiệp người 59.993 94,6
- Khẩu phi nông nghiệp người 3.418 5.4
2. Tổng số lao động: lao động 31.139 100
3. Tổng số hộ: hộ 12.558 100
- Hộ nông nghiệp hộ 11.553 92,0
- Hộ phi nông nghiệp hộ 1.005 8,0
4. Tỷ lệ tăng dân số: % 1,44
5. Diện tích đất ở ha 615,90
6. Bình quân diện tích đất ở/hộ m2/hộ 490.44
Nguồn: Số liệu Phòng Thống kê huyện Võ Nhai
2.2.5. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Nhìn chung huyện Võ Nhai đã có những chuyển biến tích cực trong việc
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân
dân do có sự đầu tư cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên và dần đi vào ổn
định.
Do phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại lao
động và phân bố một cách hợp lý để tạo ra một bước phát triển toàn diện. Tuy
nhiên do dân số trong huyện ngày càng phát triển, các nhu cầu của con người về
kinh tế như giao thông, thủy lợi các dịch vụ thương mại, về điện, các khu văn hóa
thể thao, khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực tới nguồn lực đất đai đó là việc
chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
Từ những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi huyện Võ Nhai cần đề ra chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc sử dụng các nguồn lực trước mắt
và lâu dài, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực quản lý để việc sử dụng
các nguồn lực của huyện ngày càng đi vào nề nếp theo đúng Luật định trên
quan điểm sử dụng lâu bền đạt hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Chƣơng 3
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN LỰC
VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
3.1. THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra
Để đánh giá nghèo đói chúng tôi sử dụng chỉ tiêu thu nhập/nhân khẩu
của hộ qua 1 năm, qua điều tra cho thấy các hộ thuộc vùng I chủ yếu là các hộ
nghèo (dưới chuẩn nghèo do BLĐTB-XH quy đinh). Đi từ vùng I (vùng cao)
đến khu vực vùng III vùng thấp ta thấy mức sống của người dân đã được tăng
lên.
Biểu đồ 3.1. Thu nhập của hộ và thu nhập bình quân/nhân khẩu
của các hộ điều tra năm 2006
Để thấy được nguyên nhân dẫn đến tình trạng khác nhau về mức
sống như vậy ta tìm hiểu sự phân bổ các nguồn lực và quá trình sử dụng
nguồn lực của hộ như thế nào giữa các hộ thuộc các vùng khác nhau đặc
biệt là các nguồn lực tự nhiên như giả thuyết ban đầu đã đề ra là các hộ
1800.29
2558.16
3608.29
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
Vùng I Vùng II Vùng III
Bình quân Thu nhập của hộ Thu nhập/ nhân khẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
có nguồn lực tốt hơn (trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng) sẽ có
mức sống cao hơn.
3.1.2. Nguồn lực của các hộ
3.1.2.1. Đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có
khả năng tái tạo vì vậy đây là nguồn lực quan trọng nhất mà trong đề tài này
sẽ tập trung nghiên cứu. Vị trí và diện tích đất đai không thay đổi, chất lượng
và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con người.
Vì vậy việc sử dụng đất hợp lý trên cơ sở khoa học sử dụng đất là chiến lược
phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
Hộ là nơi thể hiện rõ nhất của việc sử dụng các nguồn lực, vì ở đây hộ
tiến hành các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nhằm duy trì cuộc
sống gia đình và phát triển kinh tế[34]. Để có cái nhìn tổng quát về nguồn lực
đất của các hộ khác nhau chúng tôi tiến hành điều tra và tập hợp thông tin
trong bảng sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra
Huyện Võ Nhai năm 2006
ĐVT: ha
Diễn giải
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
Sai khác có ý nghĩa
thống kê
1/2 1/3 2/3
1 2 3
I. Tổng diện tích
2,57
(1,21)
2,40
(1,14)
2,14
(0,84)
- * -
1. Đất sản xuất nông nghiệp 0,76 0,85 0,92 - ** -
2. Đất lâm nghiệp 1,70 1,47 1,01 ** *** *
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,0083 0,0022 0,043 ** *** ***
4. Đất phi nông nghiệp 0,104 0,082 0,17 - - -
5. Đất nông nghiệp /khẩu 0,13 0,18 0,21 * *** -
Nguồn số liệu điều tra.
Ghi chú: 1. Số liệu trong ngoặc đơn là Độ lệch chuẩn của giá trị bình quan tại α=0,1
2. *, ** và *** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% và 99% theo kiểm
định Mann Whitney
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Như vậy ta thấy diện tích bình quân một hộ có xu hướng giảm dần từ khu
vực vùng cao đến khu vực vùng thấp. Sở dĩ ở khu vực vùng cao có diện tích
lớn hơn là do khu vực này có nhiều diện tích lâm nghiệp hơn. Còn diện tích
đất nông nghiệp thì ngược lại khu vực vùng cao ít hơn so với khu vực vùng
thấp. Như vậy ta có thể thấy được tiềm năng cũng như thế mạnh của các khu
vực là khác nhau. Diện tích đất nông nghiệp góp phần rất lớn vào việc cải
thiện cuộc sống giúp cho vấn đề an ninh lương thực của người dân khu vực
song trên tế đất ít người đông dẫn đến diện tích đất bình quân trên đầu người
của khu vực vùng cao thấp hơn nhiều lần so với khu vực vùng thấp. Thực tế
này là một khó khăn đỗi với khu vực vùng cao, điều này cũng đòi hỏi người
dân khu vực này cần có những chiến lược kiếm sống khác so với người dân
khu vực vùng thấp.
Biểu 3.2: Cơ cấu diện tích đất của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006
Có thể thấy cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn so với
đất nông nghiệp đặc biệt là ở khu vực vùng cao như vậy thế mạnh của toàn
khu vực là sản xuất lâm nghiệp tuy nhiên việc phát triển sản xuất lâm nghiệp
cũng gặp không ít khó khăn như vốn và đặc biệt là vấn đề thời gian thường
tương đối dài do vậy trong thời gian trước mắt thì người dân sẽ gặp khó khăn
về nguồn thu cho gia đình.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Vùng I Vùng II Vùng III
Vùng nghiên cứu
Đất phi nông nghiệp
Đất thuỷ sản
Đất Lâm nghiệp
Đất nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bên cạnh số lượng thì chất lượng nguồn lực đất cũng hết sức quan trọng
đối với việc ra quyết định của các hộ gia đình do họ phải căn cứ vào khả năng
canh tác của đất mà quyết định sẽ trồng cây gì? xuất phát từ đó chúng tôi xem
xét nguồn lực đất đai của các hộ dưới góc độ chất lượng. Chất lượng đất đai
được thể hiện thông qua tiêu chí về độ dốc (vì nó liên quan đến việc giữ nước
và các chất dinh dưỡng) và khả năng tiếp cận đến các nguồn nước tưới tiêu
khác nhau (vì nó liên quan đến khả năng khai thác đất hay hệ số sử dụng đất).
Bảng 3.2: Hiện trạng chất lƣợng đất đai của các hộ điều tra
huyện Võ Nhai năm 2006
ĐVT: %
Diễn giải
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
Sai khác có ý
nghĩa thống kê
1/2 1/3 2/3
1 2 3
1. Diện tích đất bằng 10,4 15,3 20,5 * ** ***
2. Diện tích đất dốc 89,6 84,7 79,5 ** *** **
3. Diện tích tưới tiêu 1 vụ 21,6 28,1 30,6 * ** -
4. Diện tích tưới tiêu 2 vụ 0,0 7,2 13,7 *** *** **
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: 1. *, ** và *** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% và 99%
theo kiểm định Chi Square.
Diện tích nhiều nhưng chủ yếu là diện tích đất dốc có độ dốc cao nhiều
khi lên đến trên 35o điều này gây khó khăn rất nhiều cho sản xuất nông lâm
nghiệp đó là đặc thù của khu vực vùng cao, trong khi đó thì ở khu vực vùng
thấp diện tích đất bằng là diện tích đất có độ dốc dưới 5o ít hơn so với khu vực
vùng cao mà phần nhiều trong diện tích này là đất ruộng cho cây lúa. Tuy
nhiên một điều đáng quan tâm là phần lớn diện tích đất nông nghiệp của cả
khu vực nói chung trong đó điển hình là ở khu vực vùng cao chỉ có thể tưới
tiêu được 1 vụ trong năm đây là một khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp
của người dân trong khu vực. Điều này cũng dễ lý giải là do khu vực này có
địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi cho nên diện tích nương rẫy nhiều mà
diện tích này khó có thể xây dựng các hệ thống tưới tiêu được, kể cả ở khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
vực đất ruộng cũng chủ yếu là nhờ nước trời do vậy trong mùa mưa thì có
nước nhiều khi còn quá nhiều và khó kiểm soát còn mùa khô thi nước trở lên
khan hiếm.
Chính vì vậy đất đai ở khu vực này cũng khó có cơ hội để khai thác
được nhiều phục vụ cho cuộc sống của đồng bào đây là một hạn chế đối với
nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất này ở khu vực miền núi nói chung và
khu vực đang nghiên cứu nói riêng. Để khắc phục việc này chúng ta cần phải
tìm ra hay thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đặc biệt là phát triển các cây
chịu hạn trên các chân đất nương rẫy và đất ruộng cho người dân nơi đây.
Tóm lại: Đất đai ở khu vực nghiên cứu so với khu vực đồng bằng có
thể nói họ có tiềm năng về diện tích song họ lại gặp rất nhiều khó khăn về
chất lượng đất do có độ dốc cao, không chủ động trong tưới tiêu và bị xói
mòn nhiều do vậy đất đai nhanh bị bạc màu. Phần lớn diện tích trong khu
vực phù hợp cho sản xuất các cây lâm nghiệp đòi hỏi có thời gian dài mới
có thu do vậy trước thực tế các hộ có mức thu nhập thấp như hiện nay và
sống dựa vào nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp như hiện nay sẽ là một khó
khăn lớn cho họ.
3.1.2.2. Rừng
Rừng là nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế trong tương lai
(Primentel, 1989). Điều đó có nghĩa rằng nguồn lực Rừng rất quan trọng trong
phát triển kinh tế và đặc biệt là mức sống của dân tộc miền núi bởi vì rừng là
nguồn lực tự nhiên như nước, lương thực, thuốc, củi, gỗ và những nhu cầu vật
chất khác. Dân tộc miền núi có lịch sử lâu dài cùng với mối quan hệ mật thiết
từ rừng bởi đó là cuộc sống của họ[36].
* Sự ưu tiên sử dụng của rừng
Như đã phân tích ở những phần trước đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng quỹ đất của khu vực (xấp xỉ 68,3% trong tổng diện tích đất).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Do vậy mà rừng cũng là một nguồn thu quan trọng trong tổng thu nhập của
các hộ như gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường, việc làm... Diện tích
đất rừng khác nhau giữa các hộ khu vực vùng cao và các hộ khu vực vùng
thấp đặc biệt là mục đích sử dụng rừng cũng rất khác nhau được thể hiện qua
bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra H. Võ Nhai năm 2006
Chỉ tiêu
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
So sánh
1/2 1/3 2/3
1 2 3
Diện tích đất lâm nghiệp (ha) 1,70 1,47 1,01 ** *** *
Rừng trồng phòng hộ (%) 39,3 9,6 4,8 *** *** -
Rừng trồng sản xuất (%) 60,7 90,4 95,2 *** *** -
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: . *, ** và *** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% và 99%
theo kiểm định Chi Square và kiểm định Mann - Whitney.
Nhìn chung ở các hộ phần lớn diện tích rừng là cho mục đích sản xuất
tuy nhiên vấn đề ở chỗ diện tích này chủ yếu là rừng trồng mới trong 1 vài
năm trở lại đây do vậy vẫn chưa cho thu nhiều nếu không muốn nói là hầu
như chưa có thu từ rừng.
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng rừng của các hộ điều tra H. Võ Nhai năm 2006
Chỉ tiêu
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
So sánh
1/2 1/3 2/3
1 2 3
Củi (1000đ) 450 324,28 322,85 * * -
Gỗ tròn khai thác(m3) 2,43 1,28 2,22 ** - *
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: 1. *, ** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% theo kiểm định Mann-
Whitney.
Nguồn thu từ rừng do gia đình quản lý khá phong phú như: gỗ, củi, rau,
mật ong, nấm, động vật, thuốc... song đối với các sản phẩm ngoài gỗ và củi có
số lượng ít và không ổn định do vậy chúng tôi quan tâm chủ yếu tới các sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
phẩm có giá trị cao và ổn định là gỗ và củi. Các lâm sản ngoài gỗ bao gồm:
than củi, củi đốt, động vật trong rừng, hoa quả hạt, thảo dược, cỏ cho gia súc
và lá lợp mái nhà... những hộ gia đình nghèo có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ
thường họ sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ tuy nhiên điều này sẽ không bền
vững đối với các hộ gia đình. Đặc biệt là các hộ gia đình (vùng I), ở (vùng II)
củi là nguyên liệu chính phục vụ đun nấu trong gia đình bởi giá thành rất rẻ
và dễ khai thác được mặt khác hộ cũng có thể bán để tăng thu nhập. Họ sống
chủ yếu dựa vào đó mà thu nhập không ổn định, theo mùa vụ không có sản
xuất hay chế biến cụ thể do đo thu nhập của hộ gia đình thấp.
Tuy nhiên như đã phân tích trong phần trước phần lớn diện tích là rừng
mới trồng có trữ lượng thấp do vậy mà phần sản phẩm thu được rất thấp nếu
so sánh với các nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp.
Như vậy có thể nói vai trò của rừng đối với việc tạo ra thu nhập cho hộ
hiện nay hầu như không có gì, nhưng đây là một tiềm năng lớn cho tương lai
mà các hộ cần phải quan tâm và nên đầu tư. Tuy nhiên ngoài yếu tố thu nhập
thì rừng còn có các vai trò khác như:
Rừng với môi trường: Rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp
về môi trường cho những người sống gần rừng Các dịch vụ này bao gồm: việc
khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì
lượng nước và bảo vệ chất lượng nước cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, thu
phấn cho thực vật, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả
duy trì giống cây cho nông nghiệp. Rừng cũng mang lại các dịch vụ môi
trường gián tiếp cho người sống xa rừng. Ví dụ dự án bảo vệ nước, và du lịch
sinh thái rừng (ở Vùng III).
Rừng tạo ra việc làm: Các hộ gia đình có ít đất nông nghiệp thu hút một
lượng lớn nhân công lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp tạo điều kiện công ăn
việc làm tăng thu nhập cho hộ gia đình góp phần giảm nghèo cho hộ gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
* Lợi ích từ rừng
Khu vực vùng núi nói chung và vùng núi Thái Nguyên nói riêng là khu
vực có thế mạnh về phát triển rừng, có nguồn đất cho sản xuất lâm nghiệp
mặc dù vậy ta thấy kết quả của các hoạt động kinh tế dựa vào nguồn lợi tự
nhiên rừng trong việc cải thiện đời sống của những hộ gia đình chưa nhiều
nếu so sánh với các nguồn thu từ nông nghiêp (Bảng 3.5). Điều này có hai ý
thứ nhất có thể nói rừng chưa được quan tâm đúng mức trong đầu tư phát
triển; tuy nhiên nhìn ngược lại ta lại thấy đây còn là một lợi thế, tiềm năng
cho phát triển mai sau cần phải khai thác triệt để phục vụ lợi ích kinh tế và
môi trường cho cuộc sống đồng bào dân tộc nơi đây.
Bảng 3.5: Tình hình thu nhập từ rừng của các hộ điều tra Võ Nhai năm 2006
Chỉ tiêu Trung bình thu nhập từ rừng của các hộ gia đình (1000đ)
Vùng I (n=30) 2.990,476 (1.107,323)
Vùng II (n=35) 1.523,810 (1.314,977)
Vùng III (n=35) 1.768,421 (940,744)
Nguồn số liệu điều tra
Ghi chú: Số liệu trong ngoặc đơn là Độ lệch chuẩn của giá trị bình quan tại α=0,1
Nguồn lực rừng có mối liên hệ mật thiết với hộ gia đình nhất là các hộ
gia đình vùng sâu, vùng hẻo lánh, cuộc sống của họ gắn bó mật thiết với rừng
và các sản phẩm từ rừng thể hiện qua thu nhập từ rừng có xu hướng giảm đi từ
các hộ khu vực vùng sâu, vùng xa cho đến các hộ khu vực vùng thấp. Trong
những năm gần đây nhờ chính sách giao đất, giao rừng cho các gia đình (theo
luật đất đai 1993) và luật cũng qui định các loại đất phải được qui định và sử
dụng đúng mục đích, khi địa phương giao đất giao rừng gắn với việc trợ cấp
một khoản tiền nhỏ cho công tác bảo vệ rừng và để trồng mới rừng. Tuy nhiên
vấn đề đặt ra ở đây là các hộ sau khi được cấp đất lại và vốn đã sử dụng không
đúng mục đích vì vậy mà hiệu quả trồng rừng và chăm sóc rừng không cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
3.1.2.3. Nguồn nước
Nước có ý nghĩa rất quan trọng sản xuất nông nghiệp ở huyện Võ Nhai
nói riêng, tuy nhiên nguồn nước đó lại hạn chế vì nguồn nước chủ yếu cho sản
xuất nông lâm nghiêp trên địa bàn là nước mưa. Đây cũng chính là một đặc
thù của các huyện khu vực vùng núi nước ta nơi mà khó khăn trong việc xây
dựng các hệ thống tưới tiêu, nơi mà diện tích đất canh tác chủ yếu là đất
nương rẫy có độ dốc cao. Huyện Võ Nhai là huyện chịu ảnh hưởng của chế độ
mưa vùng núi Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm 1941,5mm, thấp hơn so
với các vùng khác của Tỉnh Thái Nguyên (2.050mm - 2.500mm) và phân bố
không đồng đều, lượng mưa chủ yếu tập chung vào các tháng mùa mưa với
1.390mm chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất
là tháng 8, tới 372,2mm. Mưa lớn và tập trung chủ yếu và gây xói mòn đất, lũ
lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì của đất và các công trình thủy lợi, đặc biệt
với Vùng I và Vùng III có địa hình phức tạp. Độ dốc cao, bị chia cắt nhiều.
Lượng mưa phân bố không đều và ổn định dẫn đến mừa mưa nhiều khi thừa
nước mà mùa khô thì thiếu nước trầm trọng điều này gây trở ngại rất lớn cho
sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và ảnh hưởng rất lớn
tới đời sống khinh tế của các hộ nông dân.
Võ Nhai là Huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
gây trở ngại cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm tưới tiêu cho diện
tích đất nông nghiệp mặc dù trên địa bàn huyện có các hệ thống sông như: Hệ
thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Rong có trữ lượng đủ tưới cho
hàng nghìn ha kết hợp với 149,5 ha mặt nước ao, hồ là nơi chứa nước cung
cấp cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân nhưng các hộ trên địa bàn vẫn bị
thiếu nước cho sản xuất nông lâm nghiệp 1 vụ trong năm (như đã phân tích
trong phần đất đai).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Nguồn nước là một trong những nguồn lực có ý nghĩa rất quan trọng nó
kết hợp mật thiết với nguồn đất trong sản xuất nông lâm nghiệp. Ngoài ra
nước còn có ý nghĩa trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ. Nguồn nước chưa
đảm bảo vệ sinh và số lượng cho nhu cầu hàng ngày của người dân nơi đây.
Nhất là các xã vùng cao, hẻo lánh của vùng I và vùng. Để có nước cho sinh
hoạt họ phải nối những ống nứa hoặc ống nhựa để lấy nước từ rất xa để có
nước sạch với mức độ rất hạn chế.
Tóm lại: Vai trò của nguồn nước rất quan trọng trong cuộc sống sản
xuất và sinh hoạt của khu vực nông thôn nói chung và nông thôn miền núi nói
riêng. Vì vậy việc sử dụng tiết kiệm và có các giải pháp chuyển đổi hệ thống
cây trồng trên đất cạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn nước khan hiếm là
một yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo và các nhà chuyên môn để nâng cao đời
sống kinh tế cho đồng bào dân tộc các khu vực vùng núi nói riêng và vùng núi
tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Có nguồn nước phong phú và đầy đủ là một yếu
tố quyết định tới việc sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn lực khác như lao
động và đất đai.
3.1.2.4. Nguồn lực con người
Đề tài tập trung quan tâm nhiều đến các nguồn lực tuy nhiên để có thể
sử dụng và khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn lực này chúng ta cũng
cần phải quan tâm đến nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng.
Về số lượng được thể hiện bằng tổng nhân khẩu và thành phần theo tuổi của
các thành viên trong hộ, còn về chất lượng được quan tâm nhiều đến trình độ
học vấn của các thành viên trong hộ đặc biệt là chủ hộ người ra quyết định
chính trong hộ.
* Qui mô gia đình
Qui mô gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu
nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Gia đình đông con vừa là nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình còn rất cao.
Đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình vùng nghiên cứu.
Quy mô gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao (Tỷ lệ người ăn theo của
nhóm vùng cao, và nghèo đói là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất và thành
thị) Chiến lƣợc tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo (Thủ tướng Chính phủ,
2002 và 2003).
Qua điều tra 100 hộ chúng tôi nhận thấy: Bình quân nhân khẩu/hộ
giảm dần từ vùng sâu vùng xa (vùng I) đến các vùng thấp hơn (vùng III)
điều này cũng đồng nghĩa với việc quy mô của hộ tỷ lệ thuận với tỷ lệ hộ
có thu nhập thấp (được phân tích trong phần thu nhập tiếp theo). So với
bình quân chung của huyện (4,3người/hộ) thì trung bình chung của nhóm
hộ điều tra cao hơn 0,6người/hộ. Nguyên nhân là do các hộ trong địa bàn
nghiên cứu phần lớn là đồng bào dân tộc, từ trước đến nay chưa nhận thức
sâu sắc về kế hoạch hoá gia đình. Mặc dù diện tích đất bình quân 1 hộ khu
vực vùng cao lớn hơn so với khu vực vùng thấp tuy nhiên số lượng người ở
khu vực này lại cao hơn nhiều do vậy dẫn đến diện tích bình quân đầu
người rất thấp đặc biệt đối với đất nông nghiệp. Điều này chỉ ra những khó
khăn mà đồng bào khu vực vùng cao đang phải đối mặt đó là thách thức về
lương thực cho dân số đang tăng nhanh và sức ép lên các nguồn lực tự
nhiên đặc biệt là đất và rừng.
Vì sự phân bố khác nhau giữa các nguồn lực có thể là nguyên nhân
thuyết phục mạnh mẽ phát triển nền kinh tế và phần nào lý giải tại sao mức
sống của đồng bào dân tộc Tày ở xã Vũ chấn (vùng I) không được cải thiện
như hộ gia đình của người Kinh ở xã Tràng Xá (vùng III).
Tỷ lệ trẻ em trong các hộ khá cao, điều này phản ánh gánh nặng gia
đình cho các lao động chính của các hộ khu vực nghiên cứu. điều này cũng chỉ
rõ thách thức về nhu cầu lương thực, nước, năng lượng và nguồn lực khác
đang tăng nhanh và để đáp ứng những nhu cầu đang gia tăng nhanh chóng này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
việc tiếp tục khai t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf