MỤC LỤC
Mục lục
Các ký hiệu viết tắt
Mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂNLỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiêu thức xác định
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.3 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:
1.3.1.Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2.Thành phố Hà Nội
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng
2.2. Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005
2.2.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao:
2.2.2. Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao:
2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Về thành tựu phát triển NNL chất lượng cao (đào tạo, sử dụng, thu hút)
2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL chất lượng cao.
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO LẬP NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Những quan điểm, định hướng chủ yếu tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở Thành phố Đà Nẵng đến 2010
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội ở Thành phố Đà Nẵng đến 2010
3.2.1. Nhóm giải pháp về Giáo dục Đào tạo
3.2.2. Nhóm giải pháp phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
3.2.3. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài Thành phố Đà Nẵng
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người
3.2.5. Nhóm giải pháp tạo việc làm cho người lao động
3.2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi, phục vụ cho việc khai thác, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của thành phố đều có mức tăng trưởng khá về mặt tuyệt đối, đây là những thành tựu đáng kể của thành phố trong vòng 5 năm, nền kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 13,2%/năm. Sự tăng trưởng cao nhất ở đây là ngành Công nghiệp rồi đến ngành dịch vụ và cuối cùng là ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Xu hướng này rất phù hợp với xu hướng tiến bộ ngày nay xu hướng CNH - HĐH. Như vậy ta thấy rằng, ngành Công nghiệp của Thành phố đóng một vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thời kỳ CNH, HĐH, vì thế cần phải huy động mọi nguồn lực phục vụ cho ngành công nghiệp (như nhân lực, vật lực, tài chính…) để phục vụ ngành này.
So sánh cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng với cả nước và 3 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy rằng cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đã dịch chuyển đạt được sự tiến bộ chung của cả nước. Để đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cao như vậy, Đà Nẵng đã phải huy động một lượng vốn đầu tư lớn và có chính sách, biện pháp phát triển công nghiệp đúng hướng. Tốc độ vốn đầu tư trung bình trong thời kì 2001-2005 là 15,3%/năm, tỷ lệ đầu tư phát triển trên địa bàn đạt khoảng 36% GDP.
Biểu 2.2: So sánh cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng với cả nước và các thành phố lớn khác năm 2005
Đơn vị tính: %, theo giá cố định năm 1994
Cơ cấu
Đà Nẵng
Cả nước
Hà Nội
Hải Phòng
TP.HCM
GDP chung
100
100
100
100
100
CN-XD
52,06
38,5
39,2
36,00
48,8
Nông nghiệp
5,62
21,4
2,6
12,6
1,9
Dịch vụ
42,32
40,1
58,2
51,4
49,9
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005
Phân tích về mặt chính sách tác động của chính quyền địa phương ta thấy những năm qua tình hình kinh tế thành phố Đà Nẵng phát triển tương đối nhanh là nhờ có sự đóng góp của yếu tố chính sách. Đà Nẵng đã nắm bắt và phát huy được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, nên đã huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các công trình đầu tư trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đã đến lúc phát huy tác dụng làm tăng năng lực sản xuất và tiềm lực kinh tế, đội ngũ các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và công nhân được đào tạo và đào tạo lại tăng về số lượng và chất lượng, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng... nhờ đó huy động được các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế cao của thành phố.
Tuy nhiên, như trên đã phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng còn chưa ổn định, chưa thật sự tương xứng với vai trò của một thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Yếu tố chính sách thúc đẩy phát triển Công nghiệp ở đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
Mặt khác, nghiên cứu cơ cấu về lao động theo các ngành qua các năm của Thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua các bảng dưới đây:
Biểu 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành
Đơn vị tính: %
Năm
Lực lượng lao động
Cơ cấu lao động theo ngành
Nông-lâm-thuỷ sản
CN-xây dựng
Dịch vụ
2000
100
30,21
31,83
37,96
2001
100
24,71
35,02
40,27
2002
100
27,89
34,05
37,61
2003
100
25,82
38,91
35,28
2004
100
24,00
40,00
36,00
2005
100
23,18
42,31
34,54
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm 2005
Qua biểu 2.3 ta thấy trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2005 cơ cấu lao động theo ngành nghề trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng các công nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Cụ thể năm 2001 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp chiếm 30,21% đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống còn 23,18%. Ngành CN tỷ trọng năm 2001 là 31,83% năm 2005 tỷ trọng này đã tăng lên là 42,31% lao động làm trong ngành CN.
Đối với ngành dịch vụ tỷ lệ lao động làm trong ngành này biến đổi không ổn định. Năm 2001 tỷ lệ này chiếm 37,96% lao động làm trong ngành này thì đến năm 2002 tỷ lệ này tăng lên là 40,27. Trong thời gian từ năm 2002-2005 lao động trong khu vực này lại giảm đi đáng kể, năm 2005 nguồn lao động trong khu vực này chiếm 34,54% thậm chí còn thấp hơn năm 2001
Từ sự phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng trong thời gian qua cơ cấu lao động của thành phố có sự dịch chuyển lớn giữa các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và ngành Công nghiệp- xây dựng. Và kéo theo đó là sự thay đổi mối quan hệ trong phân công lao động giữa các ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng lao động ngành nông- lâm- ngư nghiệp.
2.2. Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005
2.2.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
2.2.1.1. Về số lượng nguồn nhân lực
- Về dân số:
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững thì cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực con người là quá trình biến đổi cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, thì càng cần phải nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vốn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường phải bắt đầu từ công tác dân số. Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, sức mạnh về nguồn nhân lực vừa là tiêu chí để xác định chỉ tiêu phát triển của địa phương đó.
Biểu 2.4: Dân số trung bình Đà Nẵng
Đơn vị tính: người
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Dân số trung bình
716.282
728.823
714.215
752.439
763.297
775.509
Theo giới:
+ Nam
351.013
354.605
361.444
361.271
370.615
375.804
+Nữ
365.269
374.218
379.770
391.168
392.682
399.705
Theo khu vực
+Thành thị
565.440
575.850
586.954
597.152
607.488
618.423
+Nông thôn
150.842
152.984
154.261
155.287
155.809
157.086
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005
Qua biểu 2.4, ta thấy rằng NNL Thành phố Đà Nẵng có sự biến động không mạnh trong giai đoạn từ năm từ năm 2000 đến năm 2005. Trong giai đoạn này dân số tăng tuyệt đối là 59.227 người, tương ứng chỉ số phát triển dân số 108,27% (tức là trung bình mỗi năm tăng là 8,27%).
Về giới tính, mặc dù hiện nay tỷ lệ nữ có cao hơn nam nhưng xu hướng cách biệt này đang dần được rút ngắn lại, song nhìn chung cơ cấu dân số theo giới tính như vậy tại Đà nẵng là khá cân đối và ít biến động về giới. Năm 2000 tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49% dân số thì đến năm 2005 tỷ nam chiếm 48,5% dân số giảm đi không đáng kể. Ngược lại đối với nữ năm 2000 chiếm 51% dân số thì đến năm 2005 chiếm 51,5% dân số. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch nhỏ này. Song nguyên nhân chủ yếu là tuổi thọ bình quân của nữ ngày càng được cải thiện một cách nhanh chóng nên số nữ có tuổi thọ cao tăng nhanh hơn nam. Sự mất cân đối này phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố như, phải đặt ra cho xã hội một loạt các vấn đề cần giải quyết như lao động cho phụ nữ, phụ nữ sống độc thân….
Về khu vực, thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương do vậy dân sống ở thành thị thường chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2000 số dân sống ở thành thị là 565.440 (tương ứng là 78,94%) thì đến năm 2005 số dân sống ở thành thị 618.423 (tương ứng là 79,54%) tăng 1,4% so với năm 2000. Trong khi đó dân sống ở nông thôn của thành phố chỉ chiếm khoảng 21,06% vào năm 2000 thì đến năm 2005 chỉ chiếm khoảng 20.46% giảm đi 0,6%. Sự tăng, giảm này là do nguyên nhân thành phố ngày càng được mở rộng, quy hoạch của thành phố dần được mở rộng ra các vùng ngoại thành do vậy các vùng này cũng trở thành khu đô thị mới thuộc thành phố (như quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu). Mặt khác, quá trình CNH, HĐH của thành phố đất đai rất quan trọng, vì vậy đất trong thành phố và cả đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới thuộc Thành phố. Người nông dân làm nông nghiệp dần chuyển vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên làm cho dân sống thành thị tăng lên nhanh.
Biểu 2.5: Tỷ lệ tăng dân số của thành phố Đà Nẵng.
Đơn vị tính: %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tỷ lệ tăng tự nhiên
1,309
1,271
1,194
1,187
1,143
Tỷ lệ tăng cơ học
0,571
0,389
0,546
0,103
0,181
Tỷ lệ tăng dân số
1,88
1,66
1,74
1,29
1,324
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm 2005
Qua biểu 2.5 ta thấy tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng ngày một giảm từ 1,88% năm 2001 xuống còn 1,324% năm 2005 thấp hơn mức độ tăng dân số của cả nước (1,41%). Nhưng xét về mặt tuyệt đối thì dân số Đà Nẵng vẫn tăng, nhìn một cách cụ thể ta thấy rằng:
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số Đà Nẵng có xu hướng giảm dần. Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2001 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,309 đến năm 2005 giảm xuống còn 1,143%. Đây là kết quả và thành tưu của của công tác kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nỗ lực của thành phố cùng sự hợp tác của người dân với các chương trình, mục tiêu cụ thể đã làm cho nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình được nâng cao, dẫn đến tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm.
- Về tỷ lệ tăng cơ học là tỷ lệ người dân địa phương khác di cư đến thành phố qua các năm. Nhưng tỷ lệ này không ổn định, song lại lại có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây. Năm 2001 tỷ lệ này là 0,571% nhưng dến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn là 0,181%. Điều này cho thấy, thành phố chưa thật sự có sức hút để người dân ở những nơi khác di cư đến đến sinh sống, học tập và lao động, đóng góp xây dựng thành phố.
Song với mức tăng dân số của thành phố như vậy là khá tương xứng với sự phát triển kinh tế của thành phố hiện nay. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra cho Đà Nẵng một loạt các vấn đề cần giải quyết như: quản lý đô thị, dịch vụ hạ tầng, giải quyết việc làm cho người lao động, mầm mống của các tệ nạn xã hội…
- Nguồn nhân lực chung của thành phố:
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một quốc gia. Sử dụng nhiều lao động là một tiêu chí quan trọng để xác định ngành kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển. Vì vậy, phân tích sử dụng lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành của Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH là cần thiết. Nguồn nhân lực của Thành phố từ năm 2001-2005 được thể hiện ở biểu 2.6:
Biểu 2.6: Cân đối lao động xã hội trên địa bàn
Đơn vị tính: người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
I. Dân số
728.823
714.215
752.439
763.297
775.509
II. Nguồn lao động
423.500
432.600
438.962
451.663
455.506
1. Lực lượng lao động
338.500
348.997
355.820
370.987
375.335
LĐ có việc làm
319.750
330.675
337.424
351.836
360.348
2. Học sinh-sinhviên
72.000
71.500
72.000
73.800
74.257
3. Đối tượng khác
13.000
12.103
11.142
6.885
5.914
III. Tỷ lệ thất nghiệp - %
5,54
5,25
5,17
5,16
5,05
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm 2005
Nguồn lao động của Thành phố tăng liên tục từ 423.500 người năm 2001 lên 455.506 người năm 2005 tức là trong vòng 5 năm tăng 30.006 người, tương ứng nguồn lao động này chiếm 58,38% trong dân số thành phố năm 2001 đến năm 2005 chiếm 58,74% dân số, tức là tăng 0,36% trong 5 năm. Tỷ lệ này vẫn còn thấp so với các Thành phố lớn khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Để giải thích cho mức tăng nhỏ này là phải nói đến ngoài việc thanh niên thành phố đến tuổi lao động còn có lao động đến từ các địa phương khác. Song cũng có một phần lao động thành phố di cư đi nơi khác lao động. Vì vậy, thành phố cần phải có nhưng chính sách khuyến khích và thu hút lao động, đặc biệt là lao động giỏi, lao động có trình độ cao, tay nghề cao ở địa phương và các nơi khác đến làm việc.
Về tỷ lệ thất nghiệp của thành phố nhìn chung là thấp, và có xu hướng là giảm. Cụ thể là năm 2001 tỷ lệ này là 5,54% xuống còn 5,05% vào năm 2005 tức giảm 0,49% trong 5 năm, nhưng trong thời gian 5 năm tỷ lệ này giảm đi vẫn còn nhỏ. Do vậy thành phố cần đẩy mạnh đầu tư tạo công ăn việc làm mới cho người lao động để giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp trong những năm tới.
Biểu 2.7: Số Học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật
Đơn vị tính: người
2000
2002
2003
2004
2005
Tổng số
16342
22362
24511
27339
40698
Đại học
3450
5185
4663
5890
6425
Cao đẳng
2263
1515
1535
4054
2612
Trung học
3501
5770
10527
9845
16934
CNKT
7128
9893
7786
7466
14580
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm 2005
2.2.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực
Biểu 2.8: Trình độ nguồn nhân lực của Thành phố
Đơn vị tính: Người
2001
2002
2003
2004
2005
- LLLĐ chia theo trình độ
338.500
348.997
355.820
370.978
386.487
- CN kỹ thuật
50.440
60.000
66.667
79.760
97.000
- Trung học
17.700
20.000
23.333
26.154
29.027
- CĐ-ĐH
36.830
40.000
42.667
41.179
56.048
- Đối tượng khác
233.530
228.997
223.153
223.885
204.412
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005
Qua biểu 2.8 ta thấy rằng tỷ lệ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao và có xu huớng tăng lên khá. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ so với lực lượng lao động của thành phố có xu hướng tăng khá, năm 2001 tỷ lệ này là 31,10% năm 2005 tỷ lệ này tăng lên là 42,79% tăng 11,69% trong khoảng thời gian 2001- 2005. Cụ thể tăng nhanh và cao nhất là công nhân kĩ thuật năm 2001 có 50.440 người lên 97.000 người, kế đến là lao động có trình đô ĐH tăng từ 36.830 người năm 2001 lên 56.048 người năm 2005, cuối cùng là trung học chuyên nghiệp mức tăng thấp nhất và chiếm tỷ lệ thấp nhất, năm 2001 có 17.700 người đến năm 2005 tăng lên là 29.027 người. Đây là kết quả của việc đầu tư cho giáo dục và xã hội hóa giáo dục của thành phố (mọi người đều được đi học) đã làm cho lao động có trình độ tăng lên đáng kể. Mặt khác, còn có sự tác động của chính sách thu hút nhân tài của thành phố. Nhưng xét về mặt cơ cấu trình độ lao động của thành phố ta thấy rằng tỷ lệ này còn bất hợp lý, cụ thể:
Biểu 2.9: Cơ cấu trình độ lao động
Năm
ĐH-CĐ
THCN
CNKT
2001
1
0,48
1,37
2002
1
0,50
1,50
2003
1
0,55
1,56
2004
1
0,64
1,94
2005
1
0,68
2,11
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005
Trong khi đó chuẩn của thế giới là: ĐH-CĐ:THCN:CNKT là 1:4:10
Đem so sánh ta thấy: cơ cấu lao động theo trình độ của thành phố đã thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm, còn cách quá xa với chuẩn thế giới cụ thể như:
+ Trong khi tỷ lệ công nhân kỹ thuật là 10 thì ở thành phố cao nhất mới chỉ đạt là: 2,11
+ Tỷ lệ trung học chuyên nghiệp là 4 thì ở đây chỉ có 0,68
Chính sự bất hợp lý này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không chỉ ở Thành phố Đà Nẵng mà còn trong cả nước. Đặc biệt là thiếu thợ lành nghề phục vụ cho không chỉ ngành Công nghiệp mà tất cả các ngành của Thành phố. Vì vậy, Thành phố cần nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu này để đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động của các ngành trong xã hội.
2.2.2. Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Thực trạng phân bổ và sử dụng NNL là một trong ba mặt chủ yếu của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH, HĐH nhằm phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
2.2.2.1. Thực trạng phân bổ nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật
Mặc dù thành phố đã rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo song vẫn chưa tạo được sự đột biến lớn. Số liệu thống kê cho thấy 41,8% dân cư thuộc về nguồn lao động có trình độ cấp III, 33,5% có trình độ cấp II, 64,8% chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật (trong đó nam là 55,2% và nữ là 73,9%).
Có thể nói rằng, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn thời gian qua có sự thay đổi song không lớn, không tạo được các tác động đáng kể đến sự thay đổi cơ cấu nguồn lao động của thành phố.
Biểu 2.10: Nguồn lao động phân theo trình độ phân theo quận, huyện
Đơn vị tính: 1000 người
Chỉ tiêu
chung
Chia theo quận, huyện
Liên Chiểu
Thanh Khê
Hải châu
Sơn Trà
Ngũ Hành Sơn
Cẩm Lệ
Hòa Vang
Nguồn lao động phân theo trình độ văn hóa
518.14
61.97
107.88
126.30
77.14
37.08
40.96
66.83
Chưa đi học và chưa hết cấp 1
31.11
4.80
3.72
3.10
4.95
3.78
3.53
7.23
Cấp 1
95.63
14.32
18.06
13.90
15.63
9.07
7.73
16.91
Cấp 2
170.53
21.88
34.17
34.65
24.85
12.14
15.69
27.15
Cấp 3
220.87
20.96
51.94
74.65
31.71
12.09
14.00
15.54
Nguồn lao động phân theo trình độ CMKT
518.14
61.97
107.88
126.30
77.14
37.08
40.96
66.83
Chưa qua đào tạo
335.73
47.34
61.75
66.85
54.42
29.64
23.93
51.79
CNKT không bằng
57.92
5.39
14.02
12.56
7.41
2.56
8.14
7.84
Có chứng chỉ nghề
20.98
2.09
7.37
5.18
2.24
0.61
2.18
1.31
Có bằng nghề
3.71
0.08
0.32
1.68
0.60
0.15
0.37
0.52
Trung học chuyên nghiệp
35.51
2.30
8.44
12.97
4.31
1.94
2.58
2.98
Cao đẳng
11.14
1.07
2.31
3.98
1.33
0.68
0.92
0.85
Đại học
51.47
3.62
13.19
22.50
6.53
1.41
2.76
1.46
Thạc sỹ trở lên
1.69
0.08
0.50
0.57
0.30
0.10
0.07
0.07
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng tháng 8 năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 29.
Việc phân bổ NNL có trình độ CMKT còn nhiều bất hợp lý, phần lớn tập trung ở các cơ quan hành chính và ở các quận nội thành, tạo nên tình trạng thừa thiếu cán bộ CMKT giả tạo ở các ngành. Nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, Đại học hiện nay phân bổ rất không đồng đều, chủ yêu tập trung ở quận thanh khê và Hải Châu chiếm 67,04%, trong khi đó ở quận Liên Chiểu và Huyện Hòa vang chỉ chiếm 11,18%. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ Thạc sỹ trở lên chiếm 0,32% nguồn lao động phân theo trình độ CMKT của thành phố, ở huyện Hòa Vang chỉ có 0,04% số thạc sỹ của thành phố. Sự phân bố đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đang mất cân đối so với cơ cấu kinh tế của Thành phố. Phần lớn cán bộ có trình độ đại học trở lên làm việc trong ngành Giáo duc-Đào tạo và y tế. Khối công nghiệp, thủy sản, thương mại, du lịch, dịch vụ được coi là những ngành kinh tế chủ yếu lại có tỷ lệ thấp. Số người được đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế là cao nhất, chiếm 35,4%; tiếp đến là khoa học xã hội nhân văn chiếm 29,7%; khoa học kỹ thuật chiếm 25,6%; ngành nông lâm-thủy sản là ít nhất chiếm 2,8% [36, tr.45]. Theo điều tra ngày 01 tháng 8 năm 2006, Về cơ cấu lao động có việc làm chia theo nhóm nghề cho thấy, lao động CMKT bậc cao trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT chiếm 12,30%, CMKT bậc trung trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT chiếm 10,12%. Lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, Lâm nghiệp chỉ có 1,27%. Trong 86,5% lao động còn lại thì lao động giảm đơn chiếm 22,8%, 63,7% còn lại là lao động trực tiếp có tay nghề lâu năm và có kỹ thuật trong công việc.CMKT cao trong các lĩnh vực khoa học Thành phố Đà Nẵng chỉ chiếm 2,78% cả nước, trong khi đó Hà Nội chiếm 17,63% và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17,04%, và đều tập trung ở thành thị và các cơ quan.
Ngành nông-lâm-ngư nghiệp có địa bàn hoạt động chính là ở nông thôn, nhưng lao động có trình độ CMKT chỉ chiếm 12% (66830/518150) nguồn lao động có trình độ CMKT của Thành phố nhưng chủ yêu tập trung ở cấp huyện còn ở xã gần như rát hiếm nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuât nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Trong đội ngũ cán bộ KH-CN ở các cơ quan nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ lao động có trình độ cao (trên đại học) còn thấp. Số cán bộ hoạt động trên lĩnh vực R&D mới có 250 người, được bố trí ở 17 trung tâm R&D của Thành phố. Là một nơi có Đại học Đà Nẵng và nhiều cơ quan khoa học trung ương đóng chân, nhưng sự phát triển hệ thống R&D cũng như nhân lực khoa học công nghệ ở các cơ quan R&D hầu như mới chỉ bắt đầu.GS.TSKH: 2; PGSTS: 23; Tiến sỹ: 107 và thạc sỹ là 56.
Số lao động có trình độ CMKT làm việc trong lĩnh vực sản xuất thấp và lao động có trình độ trên đại học chủ yếu tập trung ở các quận nội thành. Ví dụ: theo số liệu điều tra ngày 01 tháng 8 năm 2006 thì lao động có trình độ CMKT làm việc ở thành phố là 451320/518150 chiếm 87,10%, lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là 61910/64300 chiếm 96,28%; thạc sỹ trở lên là 1620/1690 chiếm 95,85%.
Thành phố Đà nẵng đang thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao trong các ngành kinh tế chủ yếu của mình, hầu như chưa có chuyên gia đầu đàn để đào tạo, hướng dẫn lớp cán bộ kế cận, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ. Theo số liệu của Sở Nội vụ thành phố (tháng 6/2006) chất lượng cán bộ công chức chia theo lĩnh vực có 210 thạc sỹ, tiến sỹ trong đó quản lý nhà nước chiếm 26,19%; sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm 33,88%; sự nghiệp y tế 31,42%; sự nghiệp văn hóa thể thao chiếm 2,85% và sự nghiệp khác là 5,7%.
Như vậy, việc phân bổ NNL có trình độ CMKT của Thành phố Đà Nẵng còn nhiều bất hợp lý theo lĩnh vực, cơ cấu ngành, cơ cấu trình độ, cơ cấu thành thị và nông thôn.
Biểu 2.11: Lao động có việc làm theo ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị tính: %
Ngành kinh tế
Cơ cấu
Tốc độ tăng trưởng
1999
Ước tính 2006
Tổng số
100,00
100,00
100,00
1. Nông lâm thủy sản
30,65
16,52
96,37
2.Công nghiệp, xây dựng
31,26
30,96
104,05
3. các ngành dịch vụ
38,09
52,51
105,73
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 18.
Số người có việc làm tăng trưởng với tốc độ nhanh hằng năm, so sánh số liệu 1.4.1999 về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân thì đã có những chuyển biến rất lớn cơ bản trong 7 năm qua:
+ Số lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống liên tục và hiện nay chỉ chiếm 16,5% số người có viẹc làm;
+ Số lao động ngành thủy sản giảm xuống cả về cơ cấu và số lượng. Chỉ số phát triển ngành nông lâm thủy sản theo giá cố định 1994 (năm trước = 100%).
Biểu 2.12: Chỉ số phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản
Đơn vị tính: %
1999
2000
2005
Tổng Số:
104,15
111,14
105,11
- Nông nghiệp
100,04
99,06
94,20
- Lâm nghiệp
99,21
107,58
109,84
- Thủy sản
108,82
123,79
110,84
Số lao động ngành công nghiệp chế biến và xây dựng chiếm tỷ trọng nhiều hơn, bên cạnh đó số lao động ngành thương mại dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh hơn là hệ quả tất yếu của việc tăng trưởng về cơ cấu lao động góp phần thỏa mãn những yêu cầu của một xã hội tiến bộ.
2.2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật
Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của Thành phố Đà nẵng trong những năm qua được đánh giá qua tình trạng có việc làm thường xuyên hay không có việc làm thường xuyên (tình trạng việc làm), tình trạng thất nghiệp và hiệu quả sử dụng nguồn lao động này.
Nếu 7 năm trước đây, lao động còn mang tính chất lao động phổ thông là chính thì ngày nay lao động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định; cũng do đòi hỏi khắt khe của phát triển sản xuất kinh doanh mà người lao động phải không ngừng tự nâng cao trình độ và năng lực bản thân cho phù hợp với nền kinh tế phát triển. Năm 1999, chỉ có 21% người lao động đã qua đào tạo thì đến nay tỷ lệ này là 45,3% (năm 2005 tỷ lệ này là 47,1%); trong đó tỷ lệ số lượng người qua đào tạo nghề đã tăng từ 6,3% lên 21,4% (năm 2005 là 25,1%), đã qua đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên tăng từ 9,1% lên 15,4% (năm 2005 là 14,5%), đã qua đào tạo trung học tăng từ 5,6% lên 8,4% (năm 2005 là 7,5%). Đây là một tỷ lệ khá cao so với toàn quốc.
Biểu 2.13: Cơ cấu lao động chia theo tình trạng lao động và trình độ CMKT
Đơn vị tính: %
Chung
Công nhân kỹ thuật
Trung học
Cao đẳng, ĐH trở lên
Không qua đào tạo
Lực lượng lao động
100,00
21,20
8,51
16,02
54,27
LĐ có việc làm
95,08
20,74
7,82
15,32
51,20
LĐ thất nghiệp
4,92
0,47
0,68
0,70
3,07
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 14.
Biểu 2.14: Cơ cấu LLLĐ và trình độ CMKT chia theo tình trạng lao động
Đơn vị tính: %
Chung
Công nhân kỹ thuật
Trung học
Cao đẳng, đại học trở lên
Không qua đào tạo
Lực lượng LĐ
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
LĐ có việc làm
95,07
97,81
91,95
95,63
94,34
LĐ thất nghiệp
4,93
2,21
8,05
4,36
5,66
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Nẵng năm 2006, Sở Lao động Thành phố Đà Nẵng
Biểu 2.15: Cơ cấu LLLĐ và tình trạng lao động chia theo trình độ CMKT
Đơn vị tính: %
Chung
Công nhân kỹ thuật
Trung học
Cao đẳng, đại học trở lên
Không qua đào tạo
Lực lượng LĐ
100,00
21,20
8,51
16,02
54,27
LĐ có việc làm
100,00
21,28
8,23
16,11
53,85
LĐ thất nghiệp
100,00
9,52
13,91
14,17
62,40
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng
Tỷ lệ thất nghiệp chung là 4,93% (năm 2005 tỷ lệ này là 4,85%), trong đó lao động không có trình độ chiếm 62,4% số người thất nghiệp, số liệu này thấp hơn so với năm 2004 (63,46%) và năm 2005 (65,35%). Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 2004, nếu xét riêng số lao động thất nghiệp thì tại Đà Nẵng có 36,5% đã qua đào tạo; trong khi ở mức độ toàn quốc thì người đã qua đào tạo bị thất nghiệp chiém 6,4%, tại Hà Nội thì tỷ lệ này là 37,1%, tại Thành phố Hồ Ch