MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
MỞ ĐẦU 3
1 - Tính cấp thiết của đề tài: 3
2- Tình hình nghiên cứu đề tài: 4
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 5
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: 5
5- Phương pháp luận nghiên cứu: 6
6- Đóng góp của luận văn: 6
7- Kết cấu của luận văn: 6
CHƯƠNG I. CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NNL CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP Ở NƯ ỚC TA HIỆN NAY. 7
1.1. CNH, HĐH nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho đào tạo NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 7
1.1.1 - Một số vấn đề cơ bản về CNH, HĐH nông nghiệp. 7
1.1.2- Khái quát về NNL trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp. 10
1.1.3 - Một số yêu cầu cơ bản đối với hoạt động đào tạo NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp. 15
1.2. Vai trò của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp. 23
1.2.1- Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp trong tiến trình CNH, HĐH. 23
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn với hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp. 26
1.3- kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. 26
1.3.1- Kinh nghiệm đào tạo NNL của ngành nông nghiệp của các nước Châu Âu và Mỹ: 28
1.3.2- Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước và lãnh thổ ở Châu Á - Thái Bình Dương. 30
1.3.3- Bài học cho đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 32
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NNL CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 35
2.1. Quá trình phát triển hệ thống đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005. 36
2.1.1 - Tình hình NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp thời gian qua. 36
2.1.2- Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. 47
2.2. Tình hình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho nông nghiệp ở nư ớc ta giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005. 50
2.2.1- Các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp. 50
2.2.2- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí đào tạo 52
2.2.3- Đội ngũ giảng viên 54
2.2.4- Quy mô đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp. 56
2.2.5. Tình hình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo 68
2.2.6. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo. 70
2.3. Một số nhận xét về công tác đào tạo nguồn nhân lực. 77
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được: 77
2.3.2. Một số tồn tại và thách thức trong công tác đào tạo NNL: 79
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu. 80
2.3.4. Bài học kinh nghiệm. 83
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯ Ớ NG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NNL CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP Ở NƯ ỚC TA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010. 85
3.1- phương hướng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 85
3.1.1- Một số nhân tố mới tác động đến tiến trình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 85
3.1.2- Một số chủ trương, định hướng cơ bản cho hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 91
3.1.3- Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 96
3.2- Những giải pháp chủ yếu để đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 103
3.2.1- Nhóm giải pháp đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong tiến trình CNH, HĐH. 103
3.2.2- Nhóm giải pháp về tổ chức đào tạo NNL cho nông nghiệp trong tiến trình CNH, HĐH. 106
3.2.3- Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực cho hoạt động đào tạo. 111
3.2.4- Nhóm giải pháp về hệ thống chính sách đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp. 115
3.3- Một số kiến nghị. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 122
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
190
Cao học
63
81
68
88
49
349
Thực tập sinh
4
10
5
3
4
26
Cộng
86
119
120
139
101
565
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Trong số trên có 134 người được cử đi học nước ngoài theo Đề án 322 của Nhà nước, còn chủ yếu là qua con đường hợp tác của các Viện, Trường đại học với các Tổ chức quốc tế và các học bổng nước ngoài như Anh (học bổng Chevening); Mỹ (học bổng Fullbright), Nhật Bản (học bổng Monbukagakush, Asean Youth Fellowship, JICA), Hàn Quốc (KOICA), úc (ADS, AUSAID); Newzealand (NZAID), ấn Độ (ITEC), Thailand (DETEC, Colombo plan)... Tuy nhiên các học bổng này đều yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào cao (bằng Toefl 550, IELTS 6.0) rất khó khăn đối với cán bộ khoa học công nghệ trẻ.
Các thống kê trên cho thấy, từ sau năm 2001, tình hình tuyển nghiên cứu sinh trong nước vẫn gặp khó khăn, trong 5 năm qua các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tuyển được 282 nghiên cứu sinh, chỉ đạt 64,97% so với kế hoạch đề ra. Trong khi số người được cử đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài lại tăng nhanh, lên tới 190 người. Tỷ lệ thực tuyển/chỉ tiêu của Bộ thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn quốc (năm 2003 tỷ lệ tuyển/chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 39% trong khi tỷ lệ chung của cả nước là 81%). Tuy nhiên, nếu tính cả số tuyển trong nước và số cử đi đào tạo ngoài nước thì số lượng nghiên cứu sinh của Bộ trong 5 năm qua là 472 người (bình quân 94 nghiên cứu sinh/năm) tăng 22% so với năm 2001 (chỉ có 77 nghiên cứu sinh).
Hàng năm, các cơ sở đào tạo đại học và các viện nghiên cứu của khối nông, lâm, ngư nghiệp có khả năng đào tạo khoảng 100 nghiên cứu sinh và hàng trăm học viên cao học. Các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT đang đào tạo 31 chuyên ngành tiến sĩ và 13 chuyên ngành thạc sĩ. Trong 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ thì chỉ có 1 chuyên ngành cơ khí hoá nông nghiệp đào tạo trình độ tiến sĩ. Không có các chuyên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Trong 8 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ thuộc khối lâm nghiệp có 4 chuyên ngành đào tạo về công nghệ và cơ giới hoá lâm nghiệp, công nghệ đồ gỗ, hoá học gỗ và công nghệ gỗ, chế biến lâm sản.
- Nguyên nhân số lượng nghiên cứu sinh trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng giảm là do:
Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi; chỉ tuyển thí sinh có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đúng chuyên ngành loại giỏi; độ tuổi tuyển sinh giảm từ 45 xuống 40; bỏ đào tạo nghiên cứu sinh hệ ngắn hạn.
Cán bộ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phần lớn công tác ở địa bàn khó khăn nên gặp nhiều trở ngại trong việc thu xếp công việc ở cơ quan, gia đình và kinh phí để đi học. Trình độ ngoại ngữ hạn chế là một rào cản lớn đối với họ khi tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học.
Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã hấp dẫn các nghiên cứu sinh hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng nghiên cứu sinh trong nước.
b. Quy mô đào tạo cao đẳng, đại học
Để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực nông nghiệp có vai trò rất quan trọng. Lực lượng lao động nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay chiếm 58,6% lao động cả nước, tỷ lệ qua đào tạo là thấp nhất so với các ngành khác. Song tỷ trọng sinh viên nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm trên 7% trong tổng số sinh viên. Nếu không tính các trường đào tạo đa ngành như Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Nguyên, Đại học Hồng Đức, Cao đẳng kỹ thuật Hà Tây, số lượng sinh viên đại học và cao đẳng trong lĩnh vực lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi qua các năm thể hiện trong biểu đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy mô đào tạo giai đoạn 2001 - 2005
Qui mô đào tạo của 4 trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ hiện là 15.601 sinh viên, trong đó hệ chính qui là 11.188 (chiếm 72%), hệ vừa học vừa làm là 4.096 (chiếm 26%), hệ cử tuyển là 317 (chiếm 2%), tăng 1,6 lần so với năm 2001 (xem Phụ lục). Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng năm 2005 là 4.900 tăng 1,6 lần so với năm 2001 (3.093), bình quân hàng năm tăng 12% (chỉ tiêu của Đại hội IX đề ra 5% năm).
Biểu 2.11: Qui mô đào tạo đại học - cao đẳng 2001 – 2005
Đơn vị: người
TT
Trỡnh độ và phương thức đào tạo
Quy mô HS-SV
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng cộng
9.664
11.035
12.596
13050
15.601
I
Đại học
9.400
10.379
10.972
11.492
13.056
1
Chính quy
6.207
7.091
7.479
8.069
8.860
2
Chuyên tu
20
0
0
0
0
3
Vừa học vừa làm
2.904
2.968
3.158
3.132
3.879
4
Hệ cử tuyển (LR)
269
320
335
291
317
II
Cao đẳng
264
656
1.624
1.558
2.545
1
Chính quy
264
605
1.500
1.412
2.328
2
Vừa học vừa làm
0
51
124
146
217
Đến năm 2000, số ngành đào tạo ở các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Đại học Lâm nghiệp: 11 ngành
Đại học Thuỷ lợi: 9 ngành
Cao đẳng Nông lâm: 7 ngành
Cao đẳng Lương thực thực phẩm: 2 ngành
c. Quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp
Quy mô đào tạo hiện nay ở các trường THCN thuộc các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là quá nhỏ so với yêu cầu; ở cấp huyện, xã đang cần đội ngũ kỹ thuật viên trình độ trung cấp ở một số lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, quản lý thuỷ nông; nhưng các ngành nghề đó không hấp dẫn học sinh vào học nên trong những năm gần đây số học sinh đăng ký dự thi vào các ngành này hầu như không tăng.
Biểu 2.12: Các trường THCN thuộc ngành nông nghiệp và PTNT
Năm học
Trường đào tạo
Số trường
Giáo viên
Tuyển sinh DHTT
Quy mô hệ DHTT
Hệ bồi dưỡng và ngắn hạn
Tốt nghiệp hệ DHTT
1998
Trực thuộc bộ
15
742
3280
9672
2651
2537
Thuộc địa phương
19
491
3093
6140
2394
1243
1999
Trực thuộc bộ
15
767
3680
8272
2874
Thuộc địa phương
19
503
3427
6724
2780
2000
Trực thuộc bộ
14
811
5185
9634
3181
Thuộc địa phương
20
537
3748
7108
3022
2001
Trực thuộc bộ
14
849
5120
10408
4037
Thuộc địa phương
20
539
4021
8073
3378
Nguồn: Vụ tổ chức cán bộ- Bộ Nông nghiệp và PTNT
Việc học sinh tốt nghiệp PTCS được thi vào các trường trung học chuyên nghiệp là một chủ trương phân luồng đúng đắn, tuy nhiên phần lớn chỉ có những học sinh không thi đỗ vào PTTH mới đăng ký dự thi, điều này đã làm giảm chất lượng đào tạo THCN và thực tế thì số học sinh đăng ký dự thi cũng không nhiều. Theo thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ thì trung bình hàng năm chỉ có khoảng 50 học sinh đã tốt nghiệp PTCS đăng kí vào một trường THCN, cá biệt có một số trường đã không đủ để tổ chức được một lớp. Nguyên nhân là học sinh vẫn muốn thi vào các trường đại học và cao đẳng, hiện nay với sự ra đời hàng loạt các trường PTTH dân lập đã thu hút một số lượng lớn số học sinh không đỗ vào các trường PTTH công lập vào học và tiếp đó là tiếp tục vào học ở các trường đại học dân lập hoặc hệ tại chức hiện đang mở tràn lan ở một số trường.
Đối với các trường THCN qui mô đào tạo của các trường hiện là 18.655 học sinh, trong đó không chính qui là 6.151 (chiếm 32,97%), so với năm 2001 tăng gần 1,4 lần. Đây là sự cố gắng rất lớn của các trường vì những năm qua công tác tuyển sinh của nhiều trường THCN gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thí sinh đăng ký vào dự thi thấp. Năm 2001 số đăng ký dự thi của 15 trường THCN thuộc Bộ là 20.692 thì đến năm 2004 chỉ còn 16.297 (giảm khoảng 23%, bình quân mỗi năm giảm 6%). Nếu tính số đến thi so với chỉ tiêu tuyển sinh thì năm 2001 là 3,3, năm 2002 là 3,1 và năm 2004 chỉ còn 2,4 cá biệt có trường chỉ đạt 1,1.
Biểu 2.13: Qui mô đào tạo THCN năm 2001-2005
Đơn vị: người
TT
Trỡnh độ và phương thức đào tạo
Quy mụ học sinh
2001
2002
2003
2004
2005
Trung học chuyên nghiệp
13.434
15.759
16.951
16.932
18.655
1
Hệ chính quy
10.408
11.102
11.324
11.166
12.504
2
Hệ không chính quy
2.926
4.657
5.627
5.766
6.151
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Nông nghiệp và PTNT
d. Quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật
Hiện tại cả nước có 19 trường dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một trường thuộc tỉnh Đắc Lắc là đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, nhưng chỉ có 16 trường là đào tạo tạo các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. Trung bình mỗi trường hàng năm tuyển 500 học sinh hệ chính quy dài hạn và khoảng 200 học sinh vào học hệ ngắn hạn, tuy nhiên học sinh học nghề cũng có xu hướng học các nghề để thoát ly khỏi nông nghiệp.
Biểu 2.14: Khối các trường công nhân kỹ thuật trực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm học
Trường đào tạo
Số trường
Giáo viên
Tuyển sinh DHTT
Quy mô hệ DHTT
Hệ bồi dưỡng và ngắn hạn
Tốt nghiệp hệ DHTT
1998
Trực thuộc bộ
23
857
9000
9969
2650
7880
Thuộc địa phương
5
101
1934
1934
656
1756
1999
Trực thuộc bộ
20
917
11625
17746
3100
8141
Thuộc địa phương
4
78
1750
1950
1887
2000
Trực thuộc bộ
20
954
12329
19741
3900
10002
Thuộc địa phương
3
65
1300
1650
1650
2001
Trực thuộc bộ
19
1010
13199
20998
4200
11405
Thuộc địa phương
1
35
400
700
1250
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ NN và PTNT.
Để nâng cao tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo thì dạy nghề ngắn hạn là việc làm cần thiết và cần phát triển, tuy nhiên hiện tại các trường dạy nghề chỉ được cấp kinh phí cho dạy nghề chính quy dài hạn, còn dạy nghề ngắn hạn là rất cần thiết và thiết thực đặc biệt là đối với lao động nông thôn thì lại không được cấp kinh phí.
Học sinh vào học các trường nông lâm chủ yếu là con em nông dân, một số là con em các dân tộc thiểu số. Số liệu thống kê năm 1995- 1999 cho thấy số học sinh khu vực nông thôn (KV2- NT) và miền núi, vùng sâu, vùng xa (KV1) học ở các trường dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT chiếm tỷ lệ 42%, số học sinh dân tộc chiếm 18%. Trong khi đó hàng năm nhà nước chỉ cấp kinh phí theo học sinh bình quân, nên các trường đào tạo nghề nông, lâm, ngư nghiệp rất khó khăn về kinh phí vì các đối tượng miễn giảm học phí nhiều, tỷ trọng học sinh diện chính sách được cấp học bổng lớn nên ảnh hưởng chung đến kinh phí chi cho học bổng của các sinh viên khác.
Quy mô đào tạo nghề của các trường hiện tại là 27.881 học sinh, so với năm 2001 tăng gần 1,4 lần. Năm 2005 các trường có đào tạo nghề thuộc Bộ tuyển 34.500 học sinh trong đó hệ dài hạn là 16.000 học sinh, hệ ngắn hạn là 18.500. So với năm 2001 tăng 1,9 lần (dài hạn tăng 1,2 lần, ngắn hạn tăng 3,7 lần), bình quân hàng năm tăng 17 % (chỉ tiêu Đại hội IX đề ra là 11 - 12% năm). Chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn năm 2002 chỉ chiếm 30% trong tổng chỉ tiêu thì đến năm 2004 đã chiếm 48%, năm 2005 đạt 54%.
Biểu 2.15: Qui mô đào tạo nghề giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: người
TT
Trỡnh độ và phương thức đào tạo
Quy mụ HS-SV
2001
2002
2003
2004
2005
IV
Đào tạo nghề
25.577
29.114
37.236
39.663
46.381
1
Dài hạn
20.549
22.343
23.820
24.664
27.881
2
Ngắn hạn
5.028
6.771
13.416
14.999
18.500
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Để thấy rõ số lượng tuyển sinh cho các bậc đào tạo từ năm 2001-2005, xem trong biểu thống kê dưới đây:
Biểu 2.16: Thống kê tuyển mới giai đoạn 2001 – 2005
Đơn vị: người
TT
Cấp đào tạo
2001
2002
2003
2004
2005
1
Đại học:
2.687
2.723
3.071
3.540
3.450
2
Cao đẳng
406
812
717
1.310
1.450
3
Trung học chuyên nghiệp
7.861
8.195
9.086
9.868
10.050
4
Công nhân kỹ thuật
- Dài hạn
- Ngắn hạn
13.199
5.028
14.066
6.771
16.179
13.416
16.007
14.999
16.000
18.500
Sơ đồ 2.3: Số HSSV tuyển mới giai đoạn 2001 - 2005
Với sự tăng qui mô đào tạo như trên, các trường thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT đã góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo cho CNH, HĐH nông nghiệp.
2.2.5. Tình hình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
a. Nâng cao chất lượng
Trong 5 năm qua, học sinh tốt nghiệp bình quân trên 96 %, trong đó học sinh khá giỏi 29%. Tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm cao hơn các năm trước (khoảng 70%). Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng học sinh, sinh viên đã có nhận xét tốt về chất lượng đào tạo của nhiều trường. Trường Đại học Thuỷ lợi, Đại học Lâm nghiệp có nhiều sinh viên đạt giải thi OLYMPIC cơ học Quốc gia, giải Loa Thành giành cho sinh viên có đồ án tốt nghiệp suất xắc. Đặc biệt trong các Hội thi học sinh giỏi nghề toàn quốc và Hội thi tay nghề ASEAN từ năm 2000 đến nay học sinh của Bộ tham gia đều đạt giải cao, tại hội thi tay nghề AESAN năm 2000 đạt 1 Huy chương bạc (học sinh của Trường CNKT Chế biến gỗ TW) và 1 Huy chương đồng (học sinh của Trường Công nhân Cơ điện I); năm 2002 đạt 1 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc (học sinh của Trường CNKT Chế biến gỗ TW); năm 2004 đạt 3 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc (học sinh của Trường CNKT Chế biến gỗ TW) trong tổng số 21 Huy chương của đoàn Việt Nam, góp phần đưa đoàn Việt Nam xếp thứ nhất trong 8 đoàn tham dự.
Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp Quốc hội ngày 15/10/2004 đánh giá về tư tưởng đạo đức của học sinh, sinh viên nói chung là tốt, niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới tăng lên, ý chí vươn lên mạnh mẽ hơn. Đó cũng chính là tình hình chung của học sinh, sinh viên trong các trường thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT. Tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 34 CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phát triển đảng viên trong các trường học đã có 422 học sinh, sinh viên trong các trường thuộc Bộ được kết nạp vào Đảng (257 sinh viên đại học và cao đẳng; 79 học sinh THCN; 86 học sinh học nghề), có trường trung học trong nhiệm kỳ 2,5 năm đã kết nạp được 16 học sinh vào Đảng như trường Trung học và Dạy nghề Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và PTNT.
Các hoạt động tự quản, phong trào mùa hè thanh niên tình nguyện, hoạt động của đội thanh niên xung kích, các sân chơi văn hoá thể thao lành mạnh đã làm cho đời sống tinh thần của học sinh sinh viên thêm phong phú. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên các trường có các hình thức giáo dục vận động và quản lý tích cực nhằm ngăn chặn, xoá bỏ các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý trong các nhà trường.
b. Hiệu quả đào tạo
Chính là tác động của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tới quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cụ thể như sau:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, lao động nông nghiệp.
Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, sau 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng GDP nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,53% (năm 2003) xuống 21,76% (năm 2004), lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 17%, khoảng 1,5 triệu hộ ở nông thôn tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp; ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển với tốc độ 15%/năm, công tác đào tạo đã góp phần đạt được những kết quả trên.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ:
Tính đến cuối năm 2004, hệ thống nghiên cứu khoa học thuộc Bộ có 7.286 người trong đó có 508 tiến sĩ (chiếm 6,97%), 815 thạc sĩ (11,19%), 3.226 kỹ sư và cử nhân (42,77%). Chính đội ngũ này đã tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tạo động lực thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao.
+ Cải thiện chất lượng giống cây, con, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
+ Giải quyết một số vấn đề thiết thực về công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản.
+ Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp thâm canh, quản lý dịch hại, bảo vệ và sử dụng các hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng... để khai thác tốt tiềm năng về năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường.
+ Tăng cường hệ thống chuyển giao khoa học và công nghệ, gắn nghiên cứu với sản xuất, tăng cường hệ thống khuyến nông, nhất là ở cấp huyện và xã.
- Phát triển ngành nghề nông thôn và giải quyết việc làm.
2.2.6. Các điều kiện cơ bản đảm bảo phát triển đào tạo
a. Phát triển ngành nghề, đổi mới nội dung chương trình đào tạo
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mở rộng ngành nghề, làng nghề, đào tạo gắn với sản xuất, gắn với phát triển nông nghiệp và phục vụ cho chương trình kinh tế trọng điểm của ngành.
Trường Đại học Thuỷ lợi ngoài 6 ngành đào tạo truyền thống, năm 2001 trường đã mở thêm 2 ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và Công nghệ thông tin, năm 2003 mở tiếp chuyên ngành Kỹ thuật bờ biển. Trường Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu chuyển đổi nhiệm vụ đào tạo phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược của nghề rừng là chuyển từ khai thác sang quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chuyển từ lâm nghiệp quốc doanh sang phát triển nghề rừng nhân dân (lâm nghiệp xã hội). Từ một trường chỉ đào tạo chuyên ngành hẹp về lâm nghiệp đã từng bước chuyển sang đào tạo các lĩnh vực như: Công nghệ sinh học, Khoa học Môi trường, Thiết kế nội thất..., từ 7 ngành học năm 2000, đến nay trường đã mở thêm 8 ngành học mới, đưa tổng số ngành đào tạo lên 15 ngành. Trường Cao đẳng Nông lâm và Cao đẳng Lương thực thực phẩm đã mở thêm nhiều ngành học mới về Lâm nghiệp, Tin học, Sư phạm kỹ thuật, Công nghệ sinh học, Công nghiệp thực phẩm.
Đối với các trường THCN, Bộ đã cho phép mở thêm nhiều ngành đào tạo mới (35 lượt ngành), trong đó chủ yếu tập trung mở các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành: Kỹ thuật - Công nghệ - Thuỷ lợi (13) và Kinh tế - Nghiệp vụ (10) và chỉ có 7 trường đề nghị mở thêm 9 lượt ngành mới thuộc lĩnh vực Nông lâm nghiệp. Qua điều tra nhu cầu đào tạo của đội ngũ công chức xã, phường đặc biệt là công chức xã thì để quản lý tốt và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cơ sở, loại cán bộ này cần có thức tổng hợp về kỹ thuật nông nghiệp bao gồm cần có kiến thức tổng hợp về trồng trọt, chăn nuôi, thú y, khuyến nông lâm song lại không chuyên sâu về các lĩnh vực đó, trường Trung học kỹ thuật và Dạy nghề Bảo Lộc đã xây dựng ngành học mới “Nông nghiệp tổng hợp” và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho phép đào tạo từ năm học 2005 - 2006.
Song song với chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình đào tạo đại học và cao đẳng, Bộ đã quan tâm chỉ đạo đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo. Qua khảo sát của các trường đối với học sinh sau khi tốt nghiệp, tham khảo ý kiến của người sử dụng lao động và với yêu cầu chuyển đổi cơ chế của việc chuyển giao công nghệ mới, các trường đã và đang xây dựng các chương trình, theo hướng nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành vững chắc kỹ năng lao động của nghề chính và có kỹ năng cần thiết của các nghề trong nhóm có liên quan. Thực hiện Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 06/6/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp và Quyết định số 212/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/02/2003 của Bộ Lao động TB&XH về việc ban hành Quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề, đến nay đã ban hành tạm thời được 9 Chương trình khung nhóm nghề và 42 chương trình dạy nghề, cơ bản đã xây dựng xong chương trình đào tạo THCN của 28 ngành và chuyên ngành. Được sự đồng ý của Tổng cục Dạy nghề, Bộ đã giao trường CNKT Lâm nghiệp I TW đào tạo thí điểm 3 nghề Lâm sinh, Cơ điện nông thôn và Mộc dân dụng theo phương pháp modun, hiện các Chương trình đào tạo này đang được Hội đồng thẩm định để ban hành chính thức.
Có thể nói để đảm bảo phát triển đào tạo cả về quy mô và chất lượng, trong 5 năm qua thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động TB&XH, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các trường thuộc Bộ đã có nhiều hoạt động để phát triển ngành nghề và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo.
b. Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính
Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước giao cho Bộ Nông nghiệp & PTNT hàng năm, Bộ Nông nghiệp & PTNT giao dự toán ngân sách cho các trường căn cứ vào số học sinh bình quân, tuy nhiên do ngân sách có hạn nên không đáp ứng được toàn bộ số học sinh sinh viên mà chỉ đáp ứng được một phần (với mức chi thường xuyên như năm 2005 thì cấp Đại học - Cao đẳng chỉ mới đáp ứng được 81%; THCN là 92%; Dạy nghề là 87%).
Việc thu học phí của các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT gặp nhiều khó khăn do ngành học ít hấp dẫn, học sinh đa số là con em nông dân nghèo, tuy nhiên các trường vẫn kiên trì thực hiện thu học phí theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục và đào tạo (thường ở mức thấp trong khung cho phép).
Có một thực tế các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT càng tích cực tuyển học sinh thuộc diện chính sách càng gặp khó khăn về kinh phí do số học sinh được miễn, giảm học phí đông (có trường khoảng 50 - 60%), chi trợ cấp xã hội lớn, ngân sách không cấp bù, nên gặp khó khăn về kinh phí đào tạo.
Bộ đã chỉ đạo các trường thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo và cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu được ban hành theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các đơn vị đã chủ động mở rộng các hoạt động sự nghiệp, như đào tạo ngắn hạn, liên kết đào tạo, triển khai các hợp động Nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành. Các đơn vị đã áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi; đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng định mức chi, tăng cường công tác quản lý và giám sát, do đó nguồn thu của từng trường đã được cải thiện đáng kể. Theo số liệu tổng kết 2 năm thực hiện, chênh lệch thu ở các trường thuộc Bộ là 39,776 tỷ đồng, trong đó dành để tăng thu nhập là 19,888 tỷ đồng và trích lập các quỹ là 19,888 đồng. Thu nhập tăng thêm cho CBCNV của các đơn vị từ 0,2 đến 1,5 lần lương cơ bản. Nhìn chung cơ chế mới đã tạo hành lang pháp lý rộng hơn cho các đơn vị trong việc chủ động quản lý và sử dụng nguồn tài chính của mình, tạo động lực cho các đơn vị chi tiêu tiết kiệm, hợp lý thiết thực, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của các đơn vị.
c. Xây dựng Đề án, ban hành văn bản hướng dẫn đào tạo
Trên cơ sở nghiên cứu của các trường và tư vấn của Ban Giáo dục và Đào tạo thuộc Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ, trong 5 năm qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành một số văn bản, xây dựng các đề án đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp đặc biệt là các văn bản sau:
1) Đề án Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia khoa học - công nghệ của ngành Nông nghiệp và PTNT (02/2003).
2) Đề án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học nông nghiệp (12/2004).
3) Đề án đào tạo nguồn nhân lực Chế biến gỗ, xuất khẩu lâm sản phục vụ Chỉ thị 19-TTg của Thủ tướng Chính phủ (12/2004).
4) Quy chế kết hợp Viện nghiên cứu - Trường đại học trong đào tạo và nghiên cứu khoa học (6/2004).
5) Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT 2006 – 2010 (7/2005)...
g. Công tác hợp tác quốc tế
Công tác hợp tác Quốc tế về Giáo dục và Đào tạo trong 5 năm qua đã được đẩy mạnh, có nhiều dự án Quốc tế như: Dự án tăng cường năng lực trường ĐH Thuỷ lợi (Hà Lan); Dự án Lâm nghiệp xã hội (giai đoạn 2) của trường ĐH Lâm nghiệp (Thụy Sỹ); Dự án vay vốn ADB của trường Đại học Thuỷ lợi; Dự án tăng cường năng lực của Trường CNKT Lâm nghiệp ITW (Hà Lan).
Các trường ĐH Thuỷ lợi, Đại học Lâm nghiệp, Cao đẳng Nông lâm, Cao đẳng LTTP, Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I, Trung học và Dạy nghề Nông nghiệp & PTNT I, Trung học Thuỷ lợi 2... có hợp tác song phương với nhiều nước trong khu vực và thế giới, hàng năm đã cử được nhiều cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ. Công tác hợp tác quốc tế đã góp phần bồi dưỡng giáo viên, xây dựng ngành học mới, đổi mới nội dung đào tạo, trang thiết bị đào tạo... phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.
e- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và viên chức của ngành
Trong những năm qua trước các yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng được đẩy mạnh với mục tiêu trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ; thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức, đặc biệt đối với 32 ngạch về nông nghiệp, 3 ngạch về lâm nghiệp và 3 ngạch thuỷ lợi.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được xây dựng nghiêm túc, kịp thời. Kế hoạch đào tạo hàng năm được xây dựng trên cơ sở định hướng của Quyết định 874/QĐ-TTg và Quyết định 74/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ và yêu cầu của Ngành và các đơn vị.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức quản lý hành chính nhà nước, Bộ cũng đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ về lý luận chính trị trung - cao cấp, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực như: Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Quy hoạch Nông nghiệp và PTNT, Văn thư lưu trữ, Kế toán, Ngoại ngữ, Tin học, chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông th