Luận văn Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông là tỉnh nằm trên vùng đất Bazan màu mỡ của Tây Nguyên, rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, chăn nuôi đại gia súc; có diện tích rừng tự nhiên lớn và tài nguyên rừng phong phú. Tiềm năng đất đai chưa khai thác còn nhiều nên có điều kiện mở rộng quy mô phát triển nông, lâm nghiệp.

Đắk Nông có hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai chảy qua với mạng lưới sông suối dày đặc nên tiềm năng thuỷ điện dồi dào. Hàng chục dự án thủy điện lớn với tổng công suất trên 1.000 MW và các dự án thuỷ điện nhỏ đang được các nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,29 3,24 2,94 3,03 2,61 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2005 Theo dự báo nhu cầu về NNL của tỉnh năm 2006 là 174.414 người, nhưng mức cung là 217.847 người, vượt quá nhu cầu 43.433 người (29,93%), như vậy sẽ có 19,93% số lao động sẽ không có việc làm và khó tìm được việc làm; năm 2007 nhu cầu sẽ là 180.861 người, mức cung là 233.448 người, vượt 52.587 người (22,52%), như vậy sẽ có 22,52% số lao động không có việc làm và khó tìm được việc làm [28, tr.23]. 2.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực của Đắk Nông rất thấp so với yêu cầu, thể hiện ở chỗ số lao động được đào tạo và trình độ đào tạo còn rất ít và thấp - Tổng số lao động qua đào tạo 32.666 người chiếm 15,37% (lao động qua đào tạo của cả nước năm 2005 là 25%), trong đó qua đào tạo nghề 11.136 người chiếm 5,24%. Lao động có chuyên môn kỹ thuật là 21.529 người chiếm 10,13%. Lao động qua đào tạo bao gồm: - Qua đào tạo không có chứng chỉ nghề 4.888 người chiếm 2,3%, - Qua đào tạo có chứng chỉ nghề 3.039 người chiếm 1,43%, - Qua đào tạo có bằng nghề 3.209 người chiếm 1,51% - Trung học chuyên nghiệp 11.073 người chiếm 5,21% - Đại học 6.227 người chiếm 2.93% - Trên đại học 79 người chiếm 0,04%. - Số lao động chưa qua đào tạo nghề 179.868 người chiếm 84,7%, trong đó ở thành thị 34.030 người và ở nông thôn 145.838 người. Năm 2006, số người chưa tốt nghiệp tiểu học 51.626 người chiếm 24,29%. Tốt nghiệp tiểu học 66.289 người chiếm 31,19%. Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 53.728 người chiếm 25,28%. Tốt nghiệp phổ thông trung học 40.891 người chiếm 19,24% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hiện nay là 35,2%. Số lao động trong độ tuổi đang đi học 24.957 người, trong đó đang theo học phổ thông 21.704 người, học chuyên môn kỹ thuật và học nghề 3.256 người [3]. Chất lượng nguồn nhân lực thấp do những nguyên nhân sau đây: - Một là, giáo dục phổ thông của Đắk Nông chưa phát triển, dân số phân tán trên địa bàn rộng lớn, cơ sở vật chất phục vụ giảng dậy và học tập nghèo nàn, đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Do tỉnh mới thành lập, sự phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, tình hình an ninh chính trị còn nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục đào tạo của Tỉnh. Đời sống nhân dân phần lớn dựa vào kinh tế nông nghiệp, kéo theo sự khó khăn khi huy động và duy trì trẻ em đi học đúng độ tuổi và thời gian đến lớp. Một số cấp ủy và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo và đầu tư cho công tác giáo dục. Trong nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Từ đó không có ý thức tự học tập nâng cao trình độ cho chính bản thân mình. Tình hình cơ sở vật chất, trường lớp, khuôn viên nhà trường mà đặc biệt là các phòng chức năng phục vụ cho việc dạy học, nghiên cứu, thực hành của giáo viên, học sinh còn thiếu thốn. Cả tỉnh có 238 trường nhưng chỉ mới 4 trường đạt chuẩn quốc gia.Toàn tỉnh hiện có 5.642 giáo viên, trong đó giáo viên mầm non 897 người, giáo viên tiểu học 2.283 người, trung học cơ sở 1.720 người, trung học phổ thông 472 người. Tỷ lệ giáo viên trên lớp còn chưa đạt yêu cầu (riêng bậc trung học cơ sở chỉ đạt 1,6 giáo viên/lớp, quy định là 1,85 giáo viên/lớp). Số lượng giáo viên phụ trách bộ môn tự nhiên còn chưa đáp ứng đủ, dẫn tới số tiết dạy của giáo viên/tuần vượt quá quy định đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Đến hết năm 2005 tỉnh mới có 25/61 xã, phường (chiếm 41%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 18/61 xã, phường đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở (đạt 29,5%). Lao động trong vùng đồng bào dân tộc tại chỗ không biết đọc, viết còn phổ biến, tỷ lệ tái mù ngày càng tăng. Tình hình đó dẫn đến mặt bằng dân trí thấp. Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học 24,29% (bình quân cả nước 17,13%); tốt nghiệp tiểu học 31,19% (bình quân cả nước 29,08%); tốt nghiệp trung học cơ sở 25,28% (bình quân cả nước 32,57%); tốt nghiệp trung học phổ thông 19,24% (bình quân cả nước 21,3%). Thực trạng này cho thấy rất khó khăn đối với công tác đào tạo nghề hiện nay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [24]. - Hai là, hệ thống các trường dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp của Đắk Nông còn rất kém phát triển. Tính đến 31/5/2006 toàn tỉnh Đắk Nông có 05 cơ sở dạy nghề, với quy mô đào tạo nhỏ bé, tổng số tuyển sinh thực tế khoảng 2.000 học sinh/năm. Trong đó có 04 cơ sở công lập, chỉ 01 cơ sở của tư nhân. Nhìn chung, các cơ sở trên đều mới được thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn nhiều thiếu thốn; quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề còn quá thiếu về số lượng, lại yếu cả về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý và giảng dạy trong tình hình hiện nay theo tiêu chuẩn chung của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Toàn Tỉnh hiện có 72 giáo viên dạy nghề, đa phần là giáo viên hợp đồng chưa qua đào tạo về trình độ sư phạm, mới chỉ 10 giáo viên đạt chuẩn về trình độ sư phạm. Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo và dạy nghề của một tỉnh mới thành lập còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cho phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH của địa phương. - Ba là, do tình trạng di dân tự do từ tỉnh ngoài đến và trong nội bộ tỉnh tăng nhanh. Số dân di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn… chủ yếu là người thuộc các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao…Từ năm 2000 - 2006 có 1.651 hộ với 8.487 nhân khẩu di cư đến Đắk Nông. Ngoài ra còn một số lượng tương đối lớn dân di cư tự do trong nội bộ Tỉnh theo tập quán du canh, du cư của đồng bào dân tộc tại chỗ… Dân di cư có nhiều mặt hạn chế: đời sống vô cùng khó khăn, sống rải rác trong rừng sâu, xa trung tâm, điều kiện sản xuất khó khăn, không có điều kiện khám chữa bệnh, con em không được đến trường, tỷ lệ thất học, mù chữ cao, nhiều tập tục lạc hậu vẫn tồn tại, tệ nạn xã hội nhiều… Du canh, du cư dẫn đến nạn phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tranh chấp, sang nhượng đất đai giữa dân di cư với dân sở tại…, tình trạng đói nghèo, thất học là phổ biến. Tình hình đó làm cho chất lượng NNL của Đắk Nông trở nên thấp kém thêm. 2.2.3. Về cơ cấu nguồn nhân lực Biểu số 2.5: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế Đơn vị tính: % Ngành Năm Ngành nông - lâm - thuỷ sản (KV1) Ngành công nghiệp - xây dựng (KV2) Ngành dịch vụ (KV3) 2001 91,9 1,44 7,36 2002 90,18 1,88 7,91 2003 89,23 1,97 8,8 2004 85,38 2,08 12,53 2005 79,6 3,5 16,9 Nguồn: Cục thống kê cung cấp và Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2006. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế của Đắk Nông, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ: Năm 2005 cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp và xây dựng chiếm 17,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 59,7%, dịch vụ chiếm 23%. Tình hình đó dẫn đến cơ cấu lao động theo ngành nghề như sau: Số lao động trong độ tuổi đang làm việc chia theo các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 3,5%, ngành nông, lâm nghiệp là 79,6%, ngành thương mại và dịch vụ 24.695 người, chiếm 16,9% [8, tr.15-16]. Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị 42.506 người chiếm 12%, khu vực nông thôn 170.028 người chiếm 88%. Lao động trong độ tuổi tham gia các loại hình kinh tế 176.403 người, trong đó kinh tế nhà nước 7.214 người chiếm 4,09%; kinh tế tư nhân 2.701 người chiếm 1,53%; kinh tế cá thể, hộ gia đình 150.864 người chiếm 85,52%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 531 người chiếm 0,3%; loại hình kinh tế khác 15.093 người chiếm 8,56% [27]. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên đây biểu hiện một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy một trong những nội dung của CNH, HĐH là phải từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; thiết lập cơ cấu lao động theo trình độ, theo lĩnh vực kinh tế, theo thành phần kinh tế … một cách hợp lý, giảm dần lao động chân tay, tăng dần lao động kỹ thuật. Hiện nay ở Đắk Nông lao động phổ thông, chưa được đào tạo còn chiếm tới hơn 84%. Từ thực trạng trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nói trên ta có thấy nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Nông là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, nhưng chất lượng còn rất thấp so với yêu cầu của CNH, HĐH. Hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động khoảng hơn 10.000 người, trong đó tỷ lệ nam cao hơn nữ, đây là tiềm năng lớn nếu chúng ta có chiến lược đầu tư từ chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực, giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức, nhưng hiện tại lại đang gây sức ép lớn về việc làm trong Tỉnh. Hiện nay số lượng trẻ em suy dinh dưỡng còn chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, cần phải có giải pháp và chính sách thực sự hiệu quả để giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nhằm phát triển thể lực, đảm bảo sức khoẻ học tập và lao động tốt hơn, đồng thời có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế. Về trình độ học vấn của nguồn nhân lực tỉnh hiện nay còn thấp so với tỷ lệ bình quân của cả nước. Về tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 15,37%, so với bình quân chung của cả nước thấp hơn 9,96%, so với bình quân chung của các tỉnh Tây Nguyên thấp hơn 1,92%. Cơ cấu đào tạo hiện nay chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuyển lao động có tay nghề, kỹ thuật từ các tỉnh ngoài vào để sử dụng; do đó phải xây dựng hệ thống các giải pháp và chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm từng bước điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo cho hợp lý theo mô hình của các nước phát triển. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, nền kinh tế của tỉnh chưa tạo ra được động lực để tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. 2.2.4. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực Tình hình phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua chưa hợp lý giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước, giữa khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là cấp quản lý cơ sở ở xã, phường, thị trấn vẫn còn một số cán bộ công chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định. Trong khi số học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý lại không được tiếp nhận vào làm việc. Hiện nay, hiện tượng lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp bố trí việc làm không đúng chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo vẫn còn xảy ra nên không phát huy được năng lực, sở trường của người lao động ảnh hưởng không ít đến hiệu quả công tác. Chưa có chính sách cụ thể và môi trường làm việc để thu hút và trọng dụng nhân tài. Do đó trong thời gian gần đây, đa số sinh viên một số ngành như xây dựng, kinh tế, khoa học, y tế, quản lý... tốt nghiệp loại khá, giỏi khi ra trường không trở về làm việc tại tỉnh nhà. Đây là hiện tượng thất thoát chảy máu chất xám mà chúng ta chưa có môi trường và giải pháp tháo gỡ. Doanh nghiệp nhà nước ở Đăk Nông chủ yếu là các lâm trường quản lý bảo vệ rừng và khai thác chế biến lâm sản, số còn lại ở các lĩnh vực sản xuất dịch vụ khác đếm trên đầu ngón tay. Toàn tỉnh gần 400 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhưng quy mô nhỏ, lẻ, chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, thậm chí hàng chục doanh nghiệp tư nhân đăng ký nhưng chỉ trên giấy tờ, không hoạt động... Như đã trình bày trên, kinh tế cá thể và hộ gia đình chiếm 85,52% lao động trong độ tuổi tham gia vào các loại hình kinh tế. Đăk Nông là tỉnh vùng dân tộc miền núi vừa mới thành lập. Thị xã Gia Nghĩa mới thành lập từ năm 2005 (nguyên trước là huyện Đăk Nông thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk cũ). Do lao động chủ yếu làm nông, lâm nghiệp, làm rẫy, vườn, trang trại... lao động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ còn manh nha... nên vấn đề thất nghiệp và việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh trước mắt chưa tạo ra sức ép và đòi hỏi bức xúc gay gắt như ở những địa phương có nền kinh tế phát triển; song là một tỉnh nghèo, mới thành lập, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, dân số tăng nhanh và số lao động tăng thêm do di cư tự do đến chủ yếu trình độ văn hoá thấp, lao động chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng với yêu cầu CNH, HĐH; lao động hiện có của tỉnh lại phổ biến là lao động giản đơn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp, trong khi đó tỉnh đang đứng trước nhu cầu đòi hỏi đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho CNH, HĐH là rất cao. Qua điều tra lao động việc làm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 1,75%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn năm 2004 là 83,73%, năm 2005 là 85%. 2.2.5. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tinh Đắk Nông Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, Đắk Nông có vị trí địa lý - kinh tế - quốc phòng quan trọng đối với vùng Tây Nguyên và cả nước. Có lợi thế về giao thông với các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 14 chạy qua hầu hết các huyện, nối Đắk Nông với các tỉnh khác trong vùng Tây Nguyên và cả nước; có quốc lộ 28 đi Lâm Đồng và Bình Thuận nối tuyến đường sắt đi từ Đắk Nông - Chơn Thành - Di An ra cảng Thị Vải sẽ được khởi công xây dựng trong thời gian tới. Mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh đang còn tiềm ẩn của tỉnh. Đắk Nông là tỉnh nằm trên vùng đất Bazan màu mỡ của Tây Nguyên, rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, chăn nuôi đại gia súc; có diện tích rừng tự nhiên lớn và tài nguyên rừng phong phú. Tiềm năng đất đai chưa khai thác còn nhiều nên có điều kiện mở rộng quy mô phát triển nông, lâm nghiệp. Đắk Nông có hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai chảy qua với mạng lưới sông suối dày đặc nên tiềm năng thuỷ điện dồi dào. Hàng chục dự án thủy điện lớn với tổng công suất trên 1.000 MW và các dự án thuỷ điện nhỏ đang được các nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng. Là khu vực đầu nguồn của nhiều sông suối nên trên địa bàn tỉnh có nhiều cảnh quan kỳ thú như thác Trinh Nữ, Drây Sáp, Gia Long, Diệu Thanh, Ba Tầng, thác Gấu, trảng Ba Cây, có các vùng bảo tồn sinh thái Nam Nung, Nam Ka, Tà Đùng v.v. cùng nhiều danh thắng khác như các hồ, sông, suối cho phép đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có tài nguyên khoáng sản Bôxít với trữ lượng lớn đủ để khai thác công nghiệp trong nhiều năm. Dự án khai thác khoáng quặng Bôxít lớn nhất khu vực Đông Nam á đang được Chính phủ xúc tiến đầu tư với các đối tác. Là tỉnh án ngữ một vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc với đường biên giới gần 139 km giáp Đông Bắc Campuchia, Đắk Nông còn giữ một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng không những đối với Tây Nguyên mà còn ý nghĩa đối với cả nước. Đó là những lợi thế to lớn cho CNH, HĐH. Nhưng muốn khai thác được những tiềm năng, lợi thế đó, còn nhiều vấn đề đang đặt ra đối với việc phát triển NNL cho CNH, HĐH ở Đắk Nông: - Một là, dân số tăng nhanh, đặc biệt là tăng do nguyên nhân di dân tự do từ các tỉnh khác đến, làm cho số lượng lao động tăng nhanh, trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, GDP bình quân đầu người thấp, không thể giải quyết được đủ việc làm. Hơn nữa số dân và số lao động tăng thêm do di dân tự do chủ yếu là có trình độ văn hoá thấp, là những lao động chưa được đào tạo nghề, không phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH, đời sống lại rất khó khăn, còn phải loay hoay kiếm sống, ít có điều kiện đi học nghề ở các trường lớp chính quy. Như đã nói ở trên, từ năm 2000 - 2006 có 1.651 hộ với 8.487 nhân khẩu di cư đến Đắk Nông, hiện con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng ngày. - Hai là, Tỉnh đang đứng trước tình hình là, nhu cầu về lao động lành nghề, lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho CNH, HĐH là rất cao, trong khi lao động hiện có chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Do đó tuy mức cung về số lượng lao động thì lớn nhưng vẫn không đáp ứng được mức cầu do chất lượng nguồn lao động thấp. Đây là một mâu thuẫn lớn, khó giải quyết trong phát triển NNL cho CNH, HĐH của Đắk Nông. Theo dự báo nhu cầu về NNL của tỉnh năm 2006 là 174.414 người, nhưng mức cung là 217.847 người, vượt quá nhu cầu 43.433 người (29,93%), như vậy sẽ có 19,93% số lao động sẽ không có việc làm và khó tìm được việc làm; năm 2007 nhu cầu sẽ là 180.861 người, mức cung là 233.448 người, vượt 52.587 người (22,52%), như vậy sẽ có 22,52% số lao động không có việc làm và khó tìm được việc làm. Đó là còn chưa nói đến mức cung trên chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo [28, tr.23]. - Ba là, hệ thống giáo dục, đào tạo của Tỉnh có nhiều bất cập, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập nghèo nàn, đội ngũ cán bộ, giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, khó có thể nâng cao chất lượng NNL. Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm giáo dục cộng đồng cấp xã chỉ mới được thành lập ở một số huyện, xã và còn nhiều yếu kém, chưa phát huy được vai trò, khả năng trong giáo dục, dạy nghề. Như trên đã trình bầy, cả tỉnh có 238 trường phổ thông các cấp, nhưng chỉ mới 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ giáo viên trên lớp còn chưa đạt yêu cầu (riêng bậc trung học cơ sở chỉ đạt 1,6 giáo viên/lớp, quy định là 1,85 giáo viên/lớp). Số lượng giáo viên phụ trách bộ môn tự nhiên còn chưa đáp ứng đủ, dẫn tới số tiết dạy của giáo viên/tuần vượt quá quy định đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Hiện nay, toàn Tỉnh có 05 cơ sở dạy nghề, với quy mô đào tạo nhỏ bé, tổng số tuyển sinh thực tế khoảng 2.000 học sinh/năm. Trong đó có 04 cơ sở công lập, chỉ 01 cơ sở của tư nhân. Nhìn chung, các cơ sở trên đều mới được thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn nhiều thiếu thốn; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề còn quá thiếu về số lượng, lại yếu cả về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý và giảng dạy trong tình hình hiện nay theo tiêu chuẩn chung của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Toàn Tỉnh hiện có 72 giáo viên dạy nghề, đa phần là giáo viên hợp đồng chưa qua đào tạo về trình độ sư phạm, mới chỉ 10 giáo viên đạt chuẩn về trình độ sư phạm. - Bốn là, quá trình CNH, HĐH đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Điều đó cũng đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Hiện nay cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Đắk Nông còn nhiều bất hợp lý. Năm 2005 cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp và xây dựng chiếm17,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 59,7%, dịch vụ chiếm 23%. Tình hình đó dẫn đến cơ cấu lao động theo ngành nghề như sau: Số lao động trong độ tuổi đang làm việc chia theo các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 3,5%, ngành nông, lâm nghiệp là 79,6%, ngành thương mại-dịch vụ 24.695 người, chiếm 16,9% [8, tr.15-16 ]. Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị 42.506 người chiếm 12%, khu vực nông thôn 170.028 người chiếm 88%. Trong khi hệ thống giáo dục, đào tạo của Tỉnh còn nhiều bất cập thì việc chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp lao động theo hướng CNH, HĐH là rất khó khăn. - Năm là, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của mỗi thành phần kinh tế. Điều này đòi hỏi Tỉnh phải nhanh chóng đa đạng hoá, xã hội hoá các hình thức giáo dục, đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải có tính năng động cao, đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị kinh tế đồng thời bám sát các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Các cơ sở đào tạo cần chuyển sang hoạt động đầy đủ theo cơ chế của các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận. Giáo dục, đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển NNL, nó trang bị kiến thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp, giáo dục nhân cách, phong cách làm việc cho người lao động, mang lại cho con người đời sống vật chất, tinh thần phong phú… Với ý nghĩa đó, có thể nói, giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết định chất lượng NNL. Vì vậy để phát triển NNL cho CNH, HĐH, các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần phải luôn luôn quan tâm đến phát triển giáo dục đào tạo. - Sáu là, tỉnh Đắk Nông có nguồn nhân lực trẻ nhưng chất lượng thấp cần phải xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ để nâng cao trình độ cho người lao động, nhất là nâng cao trình độ cho đồng bào DTTS. Có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao và học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học khá giỏi trở lên của tỉnh hiện đang làm việc tại các địa phương khác. 2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số tỉnh có những nét tương đồng với ĐakNông 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon - Tum Kon Tum là tỉnh miền núi cao, biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích là 9.614,5 Km2. Dân số toàn tỉnh là 377 nghìn người; mật độ dân số là 39,2người/Km2, lao động trong độ tuổi là 189.173 người, chiếm 7,86% tổng số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế, lao động trong nông - lâm nghiệp chỉ sử dụng hết 75% thời gian lao động [4, tr.11-178], lao động dã qua đào tạo chiểm 21% tổng số lao động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 289 USD, Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 38,63%. Biểu số 2.6: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005 Đơn vị tính: % Năm NN CN – XD TM - DV 2001 45,89 15,69 38,05 2005 42,38 19,04 38,58 Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Kon Tum năm 2005 Biểu số 2.7: Cơ cấu lao động theo ngành Đơn vị tính: % Năm LĐ nông - lâm nghiệp LĐ CN - XD LĐ TM - DV 2001 80,6 5,87 13,52 2002 76,66 5,99 14,34 2003 78,7 6,68 13,54 2004 78,87 6,40 14,72 2005 77,21 6,39 16,38 Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Kon Tum năm 2005 Từ biểu thống kê trên ta thấy cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong nông - lâm nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp & xây dựng và trong thương mại - dịch vụ. Kon Tum cũng có tình trạng gia tăng dân số cơ học làm tăng lực lượng lao động trẻ, nhất là trong ngành trồng cà phê, cao su, nên lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ có tăng nhưng với tốc độ khá chậm, làm cho cơ cấu lao động của Tỉnh càng mang tính chất thuần nông nghiệp, năng suất lao động thấp, khả năng tích luỹ đầu tư phát triển ít, đời sống khó khăn. Lực lượng lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ cao: 79%. Lao động qua đào tạo chiếm 21% tổng lao động xã hội, nhưng cơ cấu đào tạo chưa hợp lý giữa lao động có trình độ đại học với lao động có trình độ THCN và CNKT. CNKT chiếm 13,8%, cao đẳng và đại học chiếm 25%, trên đại học: 0,32%. Từ tình hình dân số và lao động trên, tỉnh Kon - Tum đã tập trung vào giải quyết các vấn đề sau để phát triển NNL cho CNH, HĐH: - ổn định quy mô dân số, phân bố và sử dụng hợp lý NNL: Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ từ 2,55% năm 2000 xuống còn 2,1% vào năm 2005. Đồng thời có những giải pháp, kế hoạch và lộ trình phù hợp tiếp nhận dân di cư từ tỉnh khác đến, điều chỉnh sắp xếp ổn định nhanh chóng đời sống của họ để khai thác hết NNL. - Từng bước thực hiện phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng một tỷ lệ thích hợp giữa lao động có trình độ cao đẳng và đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Kon Tum đặt ra chỉ tiêu 30% số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học vào đại học, số còn lại vào trung học chuyên nghiệp, đào tạo công nhân kỹ thuật và tham gia vào thị trường sức lao động của Tỉnh. - Điều chỉnh cơ cấu NNL theo ngành gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH bằng cách: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản để nâng cao giá trị hàng hoá và thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp; khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ nông thôn như cung ứng vật tư kỹ thuật, giống, cày, con, sơ chế, sửa chữa điện nước, công cụ sản xuất, dịch vụ thông tin, tiêu thụ sản phẩm ở các thị xã, trung tâm cụm xã để dịch chuyển dần lao động thuần nông. Sử dụng tốt lực lượng lao động tại chỗ trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giãn dân và tiếp nhận nguồn lao động từ các dự án kinh tế. - Kon Tum coi phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở, nền tảng của chiến lược phát triển NNL. Coi trọng phát triển giáo dục từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. - Huy động các thành phần kinh tế và toàn xã hội tham gia phát triển NNL. Khuyến khích các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của đơn vị mình. Có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế… Cho các tổ chức pháp nhân thể nhân mở các cơ sở đào t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh đắk nông.doc
Tài liệu liên quan