MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA 6
1.1. Bản chất và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 6
1.2. Tác động và yêu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 18
1.3. Kinh nghiệm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số tỉnh trong nước 26
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH 33
2.1. Những nhân tố tác động đến phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh 33
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và xu hướng vận động nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh hiện nay 43
2.3. Khái quát thực trạng nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ 2000 - 2005 56
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH 64
3.1. Mục tiêu tổng quát và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2006 - 2010) và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh 64
3.2. Những giải pháp cơ bản phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh 71
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại bệnh cho trẻ em và phòng chống bệnh dịch cho người dân được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.
Chính những tiến bộ trong công tác giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã góp phần nâng cao trí lực và thể lực cho người lao động- nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Các nhân tố nêu trên là các nhân tố tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và xu hướng vận động nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh hiện nay
2.2.1. Sự phát triển của lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh
+ Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước (1,08% năm 2004), dân số nông thôn Bắc Ninh tương đối ổn định nhất là những năm gần đây (năm 2003: 868.252 người, năm 2004: 856.661 người, năm 2005: 998.330 người), dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong dân số toàn tỉnh, năm 1997 chiếm 91,20% so với dân số toàn tỉnh, năm 2000 chiếm 89,44%, năm 2003 chiếm 88,72%, năm 2004 giảm hơn 1% còn 87%, năm 2005 là 86,7%. Như vậy, mặc dù đã có sự phát triển tương đối nhưng khu vực đô thị ở Bắc Ninh chưa đủ sức thu hút làm giảm đáng kể tỷ trọng của dân số nông thôn.
Bảng 2.3. Quy mô dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2005 phân theo các huyện và thành phố
Đơn vị tính: 1000 người
STT
Huyện, thành phố
Dân số
Thành thị
Nông thôn
1
Thành phố Bắc Ninh
85,5
72,4
13,4
2
Huyện Yên Phong
147,8
15,3
132,5
3
Huyện Quế Võ
156,6
7,3
149,3
4
Huyện Tiên Du
132,5
11,5
121,0
5
Huyện Từ Sơn
125,0
5,8
119,2
6
Huyện Thuận Thành
144,0
11,4
132,6
7
Huyện Lương Tài
108,5
9,4
94,1
8
Huyện Gia Bình
103,1
7,1
96,0
998,3
139,9
858,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005.
+ Xét theo giới tính, giai đoạn 2000 - 2005 cũng có sự thay đổi rõ rệt cả ở khu vực thành thị và nông thôn.
- Tính chung toàn tỉnh, tỷ trọng lao động nữ có xu hướng giảm (từ 53% năm 2000 xuống còn 52,1% năm 2004).
- Có sự khác biệt rõ rệt về xu hướng biến động cơ cấu lực lượng lao động chia theo giới tính giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh: ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động nữ có xu hướng tăng (từ 50,5% năm 2000 lên 51,2% năm 2005), ở khu vực nông thôn lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tỷ lệ lao động nữ có xu hướng giảm (từ 53,3% năm 2000 xuống còn 52,1% năm 2005).
Dân số nông thôn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng già đi, năm 2000 số dân trong độ tuổi dưới 14 là 34,1%, năm 2003 là 29,58%, năm 2005 chỉ còn 26,6%; Từ 60 tuổi trở lên chiếm 14,9% (năm 2005) so với 2003 là 12,1% và 2000 là 10,3% (do tuổi thọ tăng cao, do việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình - tình trạng gia đình có 5 - 6 con hầu như không có mà phổ biến là từ 1 - 2 con), dân số trong độ tuổi từ 15 - 59 năm 2005 là 58,5% - đây chính là lực lượng dân số năm trong lứa tuổi lao động.
+ Sự tăng lên của dân số nói chung là cơ sở cho sự gia tăng của nguồn lao động, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2000 là 496.185 người, năm 2003 là 521.468 người, đến năm 2005 là 532.915 người.
Cũng như dân số nông thôn, lao động ở nông thôn cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của tỉnh, năm 2005 là 435,553 người chiếm 86,7%, nhìn chung tỷ trọng này có xu hướng giảm: năm 2000 lao động khu vực nông thôn chiếm 89,44% (); năm 2003 chiếm 88,68% (); năm 2004 tỷ lệ này là 87,13% () [2], [5], [6], [7].
2.2.2. Chất lượng của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của các tỉnh, thành phố nói riêng, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí thường dùng để đánh giá là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Hai tiêu chí này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
* Về trình độ học vấn:
Số liệu thống kê qua các năm cho thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn có xu hướng được nâng cao, tỷ lệ người không biết chữ không ngừng giảm xuống, từ 2,31 năm 2000 đến 2005 con số này chỉ còn 1,01%; số chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 9,75% năm 2000 xuống còn 6,51% năm 2005; số đã tốt nghiệp THCS và THPT tăng từ 58,88% năm 2000 lên 64,09% năm 2005. Tuy nhiên, so với khu vực thành thị trong tỉnh thì trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp hơn hẳn; Năm 2005 số lao động ở khu vực thành thị tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 81,51% trong đó tốt nghiệp trung học phổ thông và 44,44% gấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn.
Bảng 2.4: Trình độ học vấn lao động nông thôn Bắc Ninh
Đơn vị tính: %
Năn
Tổn số
Mù chữ
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Đã tốt nghiệp tiểu học
Đã tốt nghiệp trung học cơ sở
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông
2000
100
2,31
9,75
29,06
44,47
14,41
2001
100
1,28
7,66
29,36
45,52
16,18
2002
100
1,22
7,61
30,79
44,15
16,23
2003
100
1,19
7,43
30,71
42,75
17,92
2004
100
1,18
6,92
30,70
45,70
15,60
2005
100
1,01
6,51
28,39
46,73
17,36
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2000 - 2005.
* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
100
100
100
100
100
100
- Chưa qua đào tạo
90,40
88,23
84,01
75,50
70,80
72,2
- Đã qua đào tạo nghề và tương đương
5,66
6,45
11,55
18,80
22,90
20,05
- Tr.đó: CNKT có bằng
1,78
2,40
2,31
2,10
3,20
4,02
- Tốt nghiệp TCCN
2,50
2,71
2,24
3,70
4,30
4,79
- Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên
2,05
2,61
2,20
2,00
2,00
2,64
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2000 - 2005.
Tổng quát lại có thể đưa ra mô hình về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của nông thôn tỉnh Bắc Ninh (năm 2005) là: Cứ 100 người thuộc lực lượng lao động thì có 72 người chưa qua đào tạo, 20 người đã được đào tạo nghề, 5 người có trình độ trung cấp, 3 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. So với năm 2000 thì số lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể, nhưng vẫn rất là khiêm tốn so với số lao động chưa qua đào tạo (20,05/72,52); thực trạng này cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện công nghiệp hoá, rấthiện đại hóa. Một ví dụ cho thấy là Nhà máy kính nổi Việt - Nhật thuộc khu công nghiệp Quế Võ, khi xây dựng trên đất của địa phương đã cam kết nhận 1/3 số lao động của nhà máy là người của huyện Quế Võ vào làm việc (khoảng 100 người) qua kiểm tra xét tuyển chỉ đáp ứng được hơn 10% (12 người)
Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển trong kinh tế nông thôn.
Trong khi chất lượng của nguồn nhân lực còn rất thấp, thì lao động đã được đào tạo cũng chưa được sử dụng có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo vẫn ở mức cao trên 18,5%. Trong khi khu vực nông thôn đang thiếu nhiều những cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì ở thành thị số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học tăng bình quân 13,6%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005. Sự mất cân đối giữa cung và cầu của thị trường lao động kỹ thuật đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách hữu hiệu để cải thiện tình hình này.
* Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn không chỉ được thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật mà còn được đo bằng các chỉ số về sức khỏe và mức sống của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khỏe của lao động nông thôn Bắc Ninh đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng có sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng nhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động của Việt Nam là 147 cm - 34,3 kg trong khi đó ở Thái Lan là 149 cm 40,5 kg; ấn Độ là 155 cm - 49 kg; Nhật Bản là 164 cm - 53 kg... Ngoài ra tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sử dụng các loại hóa chất bừa bãi, không đúng quy định đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân nói chung và lực lượng lao động trong tỉnh, nhất là lực lượng lao động nông thôn nói riêng, tỷ lệ ốm đau của nông dân cũng cao (khoảng 68% dân cư bị ốm đau trong năm), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tương đối (khoảng 18% và tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2,5 kg còn mức 2,3%. Những chỉ số trên cho thấy tuy đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy đã làm hạn chế đáng kể chất lượng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến nay
2.2.3.1. Sự chuyển dịch lao động theo ngành kinh tế
Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh cho đến nay, trải qua gần 10 năm, Bắc Ninh tuy có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế nhưng cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh chuyển biến chưa mạnh mẽ. Lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản tuy có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng lại tăng về số lượng (tuyệt đối) và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động toàn tỉnh. Năm 2005 trong tổng số 532,9 ngàn người có việc làm trong tỉnh cơ cấu phân bổ vào các ngành kinh tế như sau:
- Ngành nông - lâm - thủy sản: 49,35%
- Ngành công nghiệp - xây dựng: 28,59%
- Các ngành dịch vụ: 22,20%
Trong cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông - lâm - thủy sản thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm chủ yếu (98,09%) còn lại chỉ có 1,91 trong lĩnh vực thủy sản [7, tr. 29].
Khi Bắc Ninh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm ngư nghiệp, đồng thời tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp - xây dựng (năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,76%, so với năm 2003 tăng 3,52%). Tuy nhiên, ở 3 khu vực này sự chuyển dịch theo hướng tích cực còn chậm.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Ngành
Năm
Ngành nông - lâm - thủy sản (KV 1)
Ngành công nghiệp - xây dựng (KV 2)
Ngành dịch vụ (KV3)
2000
59,21
23,58
17,21
2001
57,05
23,36
19,59
2002
56,12
24,32
19,67
2003
51,56
24,24
24,20
2004
49,70
27,80
22,50
2005
49,35
28,59
22,20
Nguồn: Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2000 - 2005.
ở một khía cạnh khác trong thời gian qua, ở khu vực nông thôn Bắc Ninh bước đầu đã có sự phân công lại lao động giữa các ngành nghề, điều đó thể hiện sự tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.
Do kết quả tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động ở nông thôn đã trở lên đa dạng hơn. Bên cạnh nghề nông, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, từng bước phát triển, nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện. Chính sự đa dạng hóa ngành nghề cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy quá trình phân công lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác, sự phát triển của các ngành nghề cũng đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, góp phần bố trí lực lượng lao động nông thôn theo hướng "ly nông bất ly hương".
2.2.3.2. Sự chuyển dịch lao động trong các thành phần kinh tế
Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, trong những năm gần đây, Bắc Ninh có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế của khu vực nông thôn. Lao động được chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong đó, các hộ nông thôn, các trang trại đã và đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Nếu như năm 1997 lao động làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể (các trạm, trại, nông trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp …) ở nông thôn là 65,07% thì đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 4,78%, từ năm 2000 đến nay, hình thức kinh tế trang trại ngày càng phát triển tập trung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên ở Bắc Ninh quy mô và diện tích của loại hình này không lớn (năm 2005 cả tỉnh có 167 trang trại có diện tích từ 1,5 ha - 10 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong, Tiên Du).
Những năm đổi mới gần đây, ngoài việc được học tập nâng cao về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động nông thôn trong tỉnh còn được tiếp cận, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về nền kinh tế thị trường. Cơ chế mới đã tạo ra những người nông dân mới, biết làm chủ ruộng đất, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Người nhân dân Bắc Ninh ngày nay đã quen dần với sản xuất hàng hóa, với cạnh tranh, với thị trường, biết sản xuất kinh doanh tổng hợp, vận dụng các quy luật kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ nông dân thường xuyên thuê mướn hàng chục lao động, vay vốn ngân hàng hàng tỷ đồng để mở rộng hay chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân biết làm giàu, ở Bắc Ninh tỷ lệ hộ giàu tăng từ 8,7% năm 2000 lên 14,61% năm 2005, nhiều hộ có số tài sản và nhà xưởng, vốn liếng lên tới hàng chục tỷ đồng, có hộ nông dân còn quan hệ làm ăn với cả các hãng nước ngoài (khu vực Đông Nam á và Đông Âu cũ). Bây giờ ở Bắc Ninh chuyện nông dân sở hữu những xe ô tô trị giá hàng trăm triệu đồng không còn là hiếm, chưa kể có những gia đình đầu tư cho con đi du học mỗi năm chi phí cả chục ngàn USD…
Mặt khác, sự đa dạng của ngành nghề trong nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành một cơ cấu lao động phong phú hơn (cả về loại hình công việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề …). Trong khu vực nông thôn Bắc Ninh cũng đã xuất hiện những ông chủ doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có số vốn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng … Đồng thời, trong khu vực nông thôn Bắc Ninh cũng xuất hiện một lực lượng lao động làm thuê, chủ yếu là bà con nông dân có ít ruộng đất hoặc "nông nhàn" ít việc và tập trung vào các làng nghề truyền thống như Đa Hội, Đồng Kỵ (Từ Sơn), Phong Khê (Yên Phong) với hàng nghìn lao động mỗi ngày với thu nhập từ 20.000 đ - 50.000 đ/ngày. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển tầng lớp thuê mướn lao động và lao động đi làm thuê biểu hiện sự hoạt động của thị trường lao động trong khu vực nông thôn Bắc Ninh đã có sự phát triển (trước đây không công khai), đây là xu thế hoàn toàn phù hợp quy luật trong cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, khi thị trường ngày càng phát triển thì tỷ lệ người thuê mướn lao động và lao động làm thuê càng gia tăng. Thực tiễn ở nông thôn Bắc Ninh cho thấy thị trường lao động hoạt động năng động, tự giác hơn ở những nơi sản xuất hàng hóa phát triển, còn những vùng sản xuất thuần nông nặng về tự cấp, tự túc thì hầu như không có việc thuê mướn lao động (có chăng chỉ là đổi công). Trong giai đoạn trước mắt, nhà nước chưa đủ sức tạo ra nhiều việc làm cho dân cư mà nguồn tạo việc làm chủ yếu phải dựa vào hộ gia đình vào kinh tế tư nhân. Việc khuyến khích phát triển kinh tế trang trại gia đình, các tổ hợp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần … là những cơ hội tốt nhất để tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân trong tỉnh, tăng thêm, thu nhập cải thiện đời sống cho họ và gia đình họ.
2.2.3.3. Sự di chuyển lao động trong và ngoài tỉnh
Trong những năm qua, sự di chuyển lao động (di cư) từ nông thôn và thành thị, đến các tỉnh khác đã có xu hướng tăng rõ rệt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển lao động là do tình trạng thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định dẫn tới thu nhập thấp ở khu vực nông thôn trong tỉnh.
Các vùng thu hút lao động tỉnh Bắc Ninh di chuyển đến là các tỉnh phía nam (vùng Tây Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh...). Từ năm 2000 đến nay đã có hơn 3000 hộ gia đình và khoảng 15 nghìn lao động đến làm việc tại các vùng này.
Ngoài ra, còn có hình thức di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị mang tính thời vụ, do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu việc làm mà người dân nông thôn muốn tìm thêm việc làm để tăng thu nhập. Hàng năm vào lúc "nông nhàn" có hàng chục ngàn lao động từ các huyện Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành ra Hà Nội hoặc các thành phố, thị xã lân cận kiếm việc làm. Hầu hết các công việc mà họ kiếm được là những công việc lao động và dịch vụ nặng nhọc như: xây dựng, đào đất, dọn mặt bằng, vận chuyển vật liệu, rửa bát, làm thuê và các công việc phục vụ ở nhà hàng, các gia đình, bán hàng rong …
2.2.4. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bắc Ninh
2.2.4.1. Huy động số lao động vào hoạt động sản xuất và dịch vụ
Phần trên chúng ta đã thấy, ở tỉnh Bắc Ninh nông nghiệp và nông thôn vẫn là khu vực tạo việc làm chủ yếu xét cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Trong sự phân bố của lực lượng lao động nông thôn theo các ngành và các thành phần kinh tế thì tình trạng lao động vẫn bị ứ đọng nhiều nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn thực trạng trong việc sử dụng lao động nông thôn trong tỉnh, ở phần này chúng ta sẽ xem xét tình trạng thiếu việc làm - một đặc trưng nổi bật ở khu vực nông thôn.
Trong các cuộc điều tra lao động và việc làm của Cục Thống kê và Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực nông thôn chiếm từ 2 - 3%. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh (tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh là 34,36%) và đánh giá theo mức độ thiếu việc làm (mức độ thiếu việc làm được xác định bằng tỷ lệ thời gian không kiếm được việc làm so với quỹ thời gian có thể hoạt động kinh tế trong 12 tháng, tính trên số người thiếu việc làm của khu vực) thì nhóm lao động thiếu việc làm trên 50% chiếm tỷ lệ cao nhất (56,98%), tiếp đến là thiếu việc làm mức 30 - 50% (34,26%) và thiếu việc làm dưới 30% chiếm 8,76%. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 34,12%), tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34 (28,10%) và thấp nhất là nhóm tuổi 60 trở lên (15,76%).
Xét theo cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Bắc Ninh trong ngành sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất, chiếm 85,56%, nếu xét theo thành phần kinh tế thì số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm ở khu vực nông thôn năm 2005 chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chiếm 96,34%)
Nếu xét trên giác độ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh thì tỷ lệ thời gian lao động sử dụng cho các hoạt động kinh tế nói chung của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng của năm 2005 là 78,51%, tăng so với tỷ lệ này của năm 2000 là 2,14%, ở tất cả các huyện, thành phố đều tăng được tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở khu vực nông thôn, trong đó cao nhất là thành phố Bắc Ninh và huyện Từ Sơn (88,89%), thấp nhất là huyện Quế Võ cũng đạt gần 76% [7, tr. 35].
Số liệu trên cho thấy, tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn trong tỉnh đang được cải thiện, tỷ lệ lao động có việc làm tăng. Đây là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn và một số chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua.
2.2.4.2. Năng suất và thu nhập của người lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Năng suất lao động là một chỉ tiêu về mặt chất, đánh giá mức độ sử dụng lao động ở nông thôn. ở đây, chúng ta tập trung xem xét năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp, nơi chiếm hơn 70% GDP trong khu vực nông thôn của tỉnh và hơn nữa sự gia tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là tiền đề để thực hiện sự phân công lại lao động trong khu vực nông thôn và các ngành kinh tế khác trong tỉnh.
Bảng 2.7: GDP nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2000 - 2005
Năm
Lao động nông nghiệp (người)
GDP nông nghiệp (giá so sánh 1994) (tỷ đồng)
Năng suất lao động nông nghiệp (đồng/người)
2000
424.200
961,3
2.266.148
2001
412.423
970,2
2.352.439
2002
238.172
1.039,0
2.711.576
2003
380.249
1.096,5
2.883.636
2004
378.620
1.149,5
3.035.233
2005
374.706
1.211,1
3.232.134
Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
Các số liệu trên cho thấy từ năm 2000 - 2005 GDP nông nghiệp tăng 12,5% (năm 2000 = 100%), trong khi đó năng suất lao động tăng thêm không nhiều (14,2%). Điều này nói lên rằng: mặc dù GDP nông nghiệp trong thời gian qua có tăng, nhưng tốc độ tăng lao động nông nghiệp gần như tương đương, nên năng suất lao động trong nông nghiệp tăng thậm. Nếu so sánh với năng suất lao động trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ thì năng suất lao động nông nghiệp còn ở mức thấp và khoảng cách giữa năng suất lao động nông nghiệp với các ngành trên ngày càng lớn, chứng tỏ lao động trong khu vực nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn các ngành kinh tế khác.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh không cao một phần thể hiện ở mức độ đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh còn hạn chế (một phần do điều kiện thổ nhưỡng, một phần do thói quen canh tác …), đến năm 2005 thóc gạo vẫn chiếm tới trên 55,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các cây công nghiệp và cây trồng khác chiếm ằ 17,5% và chăn nuôi duy trì ở mức 27%. Sản lượng các cây trồng khác thường là thấp (năng suất ngô đạt 3,1 tấn/ha, đỗ tương chỉ trên dưới 1 tấn/ha…). Kinh nghiệm phát triển của nhiều tỉnh chỉ ra rằng việc đa dạng hóa cây trồng là nhân tố quan trọng nhất mang lại thu nhập nông nghiệp lớn hơn và tăng việc làm cho khu vực này. Bởi vì so với lúa gạo, những loại cây trồng khác (không phải ngũ cốc) cần số giờ lao động trên 1 ha nhiều hơn từ 2 - 3 lần. Hơn nữa việc sản xuất chúng lại không bị nhu cầu tiêu dùng tại địa phương hạn chế, dẫn đến việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp và như vậy lại cần thêm lao động chế biến và tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ loại có thu nhập thấp sang loại cây trồng có thu nhập cao là nhân tố quan trọng để tăng thu nhập và năng suất trong khu vực nông nghiệp.
Dân số và lao động nông thôn Bắc Ninh mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn 10 năm về trước nhưng nhìn chung tăng đều qua các năm từ 2000 đến nay, năng suất lao động tăng không nhiều nên mức thu nhập của dân cư không cao nếu không muốn nói là thấp, do vậy khả năng tích lũy (đặc biệt là tích lũy vốn) rất ít ỏi đã hạn chế rất lớn đến khả năng tạo việc làm trong nông thôn. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2005 cho thấy tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chuẩn cũ) đã giảm từ 8,9% năm 1997 xuống còn 3,5% năm 2005 (bằng 1/2 bình quân chung cả nước). Tuy nhiên, số hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn cao gấp 2 lần ở thành thị, do vậy khoảng 85% người nghèo thuộc về vùng nông thôn, nhất là các xã thuần nông, xa trung tâm huyện lỵ. Sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nông thôn Bắc Ninh là 12,20 lần, quá trình phân hóa này của tỉnh còn có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Điều đáng chú ý là cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp (năm 1997 là 51,21%, đến năm 2005 là 44,14%). Mức thu nhập bình quân 1 người một năm cũng không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh và phụ thuộc vào nguồn thu, ở những vùng mà tỷ lệ thu từ hoạt động nông nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người một năm cao hơn hẳn các vùng khác. Ví dụ, ở các huyện có cụm công nghiệp làng nghề như Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong có tỷ lệ thu từ nông nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân một người đạt cao (7.920 nghìn đồng), trong khi đó huyện Gia Bình tỷ lệ thu từ hoạt động nông nghiệp chiếm 73,27% thì thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 3.522 nghìn đồng).
Kết quả của các cuộc điều tra cũng cho thấy sự phân hóa thu nhập theo nghề nghiệp của các hộ nông dân. Các hộ làm buôn bán dịch vụ thường có thu nhập cao nhất, sau đó đến các hộ ngành nghề, hộ thuần nông thu nhập thấp nhất, ở các hộ ngành nghề mức thu nhập cao gấp 5,8 lần so với và hộ thuần nông (1.496.000 đ/tháng so với 258.000 đ/tháng). Các số liệu trong các cuộc điều tra chọn mẫu mà Cục Thống kê và Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh tổ chức tại các thôn, xã đều cho thấy rõ đặc điểm chung nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp có tác dụng quyết định mạnh nhất đối với năng lực thị trường và phân tầng mức sống (giàu - nghèo) ở nông thôn Bắc Ninh. Khả năng tăng trưởng nhanh và ổn định thuộc về nhóm xã hội phi nông nghiệp, trong đó, có thể bao gồm một số hộ kiêm nông nghiệp với ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ.
2.3. Khái quát thực tr