MỤC LỤC
MỤC LỤC.3
MỞ ĐẦU .6
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 6
2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 8
3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN ĐỀ . 12
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. 18
5.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: . 19
CHƯƠNG: NGUYỄN CÔNG TRỨ -CON NGƯỜI VÀ VĂN CHƯƠNG.20
1.1.CON NGƯỜI . 20
1.1.1.Con người với hoàn cảnh lịch sử - xã hội. 20
1.1.2.Con người và hệ tư tưởng . 21
1.2.VĂN CHƯƠNG . 24
1.2.1.Về nội dung. 24
1.2.2.Về nghệ thuật . 27
CHƯƠNG 2: THỂ TÀI HÁT NÓI .33
2.1.HÁT NÓI - MỘT LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ. 33
2.2.HÁT NÓI - MỘT THỂ TÀI VĂN HỌC . 35
2.2.1.Lý do hình thành hát nói - thể tài văn học . 35
2.2.2.Quá trình hình thành và phát triển của hát nói - thể tài văn học. 36
2.2.3.Một số đặc điểm chính. 38
2.2.3.1.Cấu trúc một bài hát nói. 38
2.2.3.2.Cách hiệp vần. 43
137 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguyễn Công Trứ với thể tài hát nói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập thế, xông xáo, lúc
nào cũng tràn đầy một bầu nhiệt huyết với mong muốn được cống hiến hết sức mình.
Ông coi ước muốn cống hiến ấy là một bổn phận, một trách nhiệm, một nghĩa vụ của
người làm trai:
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân
(Đã vào đời không thể không có sự nghiệp
Mới lọt lòng đã có ngay đạo làm tôi)
(Nghĩa người đời)
Nặng nề hai chữ quân thân
Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ
(Nợ nam nhi)
thậm chí, đó là một món nợ phải trả cho cuộc đời:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
(Chí khí anh hùng)
Lẽ sống của người Nho sĩ là phải hành động, không chỉ để thoa chí nam nhi, mà còn
để hiện thực hóa đạo trung hiếu:
Chí tang bồng hẹn với giang san
61
Đường trung hiếu, chữ quân thần là gánh vác
(Nợ tang bồng)
Tự nhận thức được trách nhiệm lớn lao của bản thân trong cuộc đời: "Vũ trụ giai
ngô phận sự" (Nợ tang bồng) cũng không nằm ngoài nền tảng ý thức hệ phong kiến. Cho
nên trách nhiệm lớn lao này không có gì khác ngoài việc giữ đạo thánh hiền và tích cực
nhập thế để xây dựng cuộc đời. Trong không khí xã hội thời Nguyễn có vẻ đang lên đó
thì sự toan tính và hăm hở gánh vác ấy của Nguyễn Công Trứ cũng là điều dễ hiểu. Có
thể nói, con người nhập thế trong hát nói Nguyễn Công Trứ mang dáng dấp chung của
con người vũ trụ trong văn học trung đại - con người hăm hở với chí làm trai, quyết lập
công danh để lưu tiếng thơm muôn đời.
Tuy nhiên, điều làm nên sắc thái riêng cho chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ lại
không nằm ở đó. Trong số 63 bài hát nói, có đến 47 lần Nguyễn Công Trứ nhắc tới "nam
nhi trái", "nợ tang bồng", "chí làm trai", "chí nam nhi", "chí khí anh hùng"... chiếm tỉ lệ
tới 74,6%. Có lẽ, trước Nguyễn Công Trứ, chưa có ai nhắc nhiều đến chí nam nhi nhiều
như vậy cả. Còn nếu so sánh giữa hát nói với chính những bài thơ luật của ông, thì mật
độ của "chí nam nhi" trong hát nói cũng dày hơn hẳn. Thơ luật cũng có nói tới chí làm
trai:
Đã từng tắm gội ơn mưa móc
Cũng phải xềnh xang hội gió mây
(Hội gió mây)
Đi không há lẽ trở về không
Cái nợ cầm thư phải trả xong
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
62
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết
Rồi ra mới rỗ mặt anh hàng
(Đi thi tự vinh)
nhưng không nhiều. Xem ra, cái chất phóng khoáng, cái ước vọng tung hoành
ngang dọc đất trời của con người nhập thế hợp với không gian thênh thang rộng mở về
câu chữ của hát nói hơn là cái khuôn khổ chật hẹp của thơ luật.
Với Nguyễn Công Trứ, chí nam nhi không chỉ là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ,
mà đó còn là khát vọng lập thân của người anh hùng cá nhân. Với vua không chỉ trung
thành là đủ. Đấng nam nhi tài giỏi còn phải biết giúp vua dựng nước, bảo vệ cương triều.
Với mẹ cha, không chỉ hiếu thảo mà còn phải góp phần làm rạng rỡ tổ tông. Cho nên, thứ
đạo đức này như là một thách đố cam go mà Nguyễn Công Trứ quyết vượt qua để tự
chứng tỏ mình là một "thông minh nhất nam tử, yếu vi thiên hạ kỳ" (Chí nam nhi).
Để thực hiện được điều đó, con người không có cách nào khác là nhập cuộc hết sức
mình:
Đã xông pha bút trận, thì gắng gỏi kiếm cung
Làm cho rõ tu my nam tử
(Chí nam nhi)
với những hành động phi thường, xuất chúng:
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sồng
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ
(Chí khí anh hùng)
Giọng thơ dâng lên mạnh mẽ, lưu loát, vẫy vùng như chính sự bừng dậy sôi nổi của
chí khí con người. Những hành động tiêu biểu cho một giấc mơ cống hiến hào hùng ấy đã
63
tạo dựng nên cái dáng vẻ, tư thế mang tầm vóc vũ trụ. Con người sánh ngang với trời đất,
thậm chí có những lúc còn vượt lên, giành quyền chi phối tạo hóa:
-Xáo trời đất cổ kim, kim cổ
(Vịnh nhàn)
-Cơn chuếnh choáng xoay vần trời đất lại
Chốc ngâm nga xáo lộn cổ kim đi
(Nhàn nhân với quý nhân)
hoặc làm chủ tạo hóa:
Giắt lỏng giang san vào nửa túi
Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu
(Hành tàng)
Con người ở đây tự khẳng định mình trong những hành động và hoài bão to lớn.
Những quân thân, cương thường tạm khép mình nhường chỗ cho một trang nam nhi hùng
tâm tráng chí với một vũ trụ dọc ngang, ngang dọc. Nói như Nguyễn Viết Ngoạn, "con
người Nguyễn Công Trứ giống với một anh hùng" chọc trời khuấy nước "hơn là một nho
thần khiêm cung" [36; tr.75].
Trong hát nói Nguyễn Công Trứ, chí nam nhi và nợ công danh luôn đi đôi với nhau
bởi ông quan niệm "chữ Danh liền với chữ Thân; Thân đã có, ắt Danh âu phải có"
(Nghĩa người đời). Lập công danh cũng chính là một cách để Nguyễn Công Trứ thể hiện
chí khí làm trai của mình. Nhiều lần ông đã nhắc đi nhắc lại chỉ một điều:
-Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Nợ tang bồng, Con tạo ghét ghen, Đi thi tự vịnh)
-Trong vũ trụ đã đành phận sự
64
Phải có danh mà đối với núi sông
(Chí nam nhi)
như để tự nhắn nhủ và thôi thúc chính mình.
Công danh mà Nguyễn Công Trứ bàn tới hoàn toàn không bình thường, đơn điệu.
Đó không phải là "hư danh", "danh hão" và càng không phải là cái danh với vai trò là
một phương tiện để cầu lợi. Với Nguyễn Công Trứ, danh là thực. Thế nên, dù vẫn biết
"chen chúc lợi danh đà chán ngắt, cúc tùng phong nguyệt mới vui sao" (Thoát vòng danh
lợi) nhưng con người nhập thế Nguyễn Công Trứ vẫn khao khát lập danh. Bởi lập danh,
với ông, là để khẳng định mình, để tỏ tài và khoe tài với thiên hạ. Chữ "danh" trong văn
thơ Nguyễn Công Trứ nói chung và hát nói nói riêng đã tách ra khỏi cụm "danh lợi" tầm
thường mà sóng đôi với chữ "tài": tài danh.
Lẽ dĩ nhiên, cũng như rất nhiều nhà Nho khác, quan niệm công danh của Nguyễn
Công Trứ không tách rời khỏi quan niệm chung của Nho giáo; đó là hướng tới sự phục vụ
cho xã hội phong kiến trung đại đương thời, là sự đeo đuổi cái danh trong sự rạng danh
của cả dân giàu nước yên. Bởi thế, trong con người xông xáo nhập thế với mộng công
danh của Nguyễn Công Trứ, ta như bắt gặp lại hình ảnh một người trai thời Trần cũng
bừng bừng một chữ nợ công danh, cũng hiên ngang một dáng vẻ vượt tầm vũ trụ:
Hoành sóc giang sơn cáp kĩ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
("Thuật hoài" - Phạm Ngũ Lão)
Trong cả hai con người ấy đều toa sáng một lý tưởng nam nhi tích cực, mong muốn
được cống hiến hết sức mình, phục vụ cho xã hội phong kiến đương thời; và đều đáng
quý bởi nỗi hổ thẹn khi chưa trả xong nợ công danh:
-Kẻ nam nhi này chưa trả xong nợ công danh
65
Nên thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu
(Phạm Ngũ Lão)
-Không công danh thời nát với cỏ cây
(Nguyễn Công Trứ)
Nhưng giấc mơ công danh của Nguyễn Công Trứ không dừng lại ở đó. Nỗi khao
khát tạo lập công danh đeo đuổi, ám ảnh trong Nguyễn Công Trứ còn là vì chính bản thân
ông, vì chính cái ý thức tự khẳng định vị trí mình trong xã hội của ông.:
-Không công danh thời nát với cỏ cây
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây
(Gánh trung hiếu)
-Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Nợ tang bồng)
Ông coi công danh, cũng như chí nam nhi, như là một cuộc chơi, một thách thức,
một cơ hội để có dịp thử sức mình, trổ tài mình, nhằm thoa mãn cho hoài bão cá nhân:
-Quyết tang bồng cho phỉ chí trượng phu
Trong trần ai, ai kém ai đâu?
(Đường công danh)
-Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng
(Nợ công danh)
dù hơn ai hết, Nguyễn Công Trứ rất thấm thìa cái mặt trái của bả công danh:
Tang bồng là nợ
Làm tài trai chỉ sợ áng công danh
66
(Tang bồng là nợ)
Cuộc đời nhiều phen sóng gió với nhiều biến cố thăng giáng, những tưởng Nguyễn
Công Trứ sẽ chán nản mà sinh ra yếm thế, bi quan, mà trốn ữánh vòng công danh bằng sự
"mai danh ẩn tích” hoặc phó mặc sự đời như Cao Bá Quát đã từng thế:
Kho trời chung mà vô tận cửa mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
(Nghĩ đời mà chán)
Nhưng không, ông bình thản trước tính chất hai mặt của công danh và chấp nhận nó
như một sự bình thường: "cái vinh nhục, nhục vinh là đắp đổi". Với thái độ tích cực và
bản lĩnh vững vàng ấy, Nguyễn Công Trứ vẫn một lòng hăm hở với áng công danh như là
một cách để hiện thực hóa nợ tang bồng, mộng công hầu và khát vọng cống hiến. Tinh
thần lạc quan tin tưởng ấy cũng chính là một biểu hiện nữa của con người nhập thế trong
hát nói Nguyễn Công Trứ.
Trên bước đường công danh, không phải lúc nào con người cũng có thể đạt được
ngay điều mà mình mong muốn, cũng có lúc gặp thất bại, nhưng con người chưa khi nào
để lạc mất hy vọng mà luôn tin tưởng ở chính mình:
-Đã hẳn rồi ai nhục ai vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
(Chí khí anh hùng)
-Giang Sem đành có cậy trong mình
Mà vội mỉa anh hùng chi bấy nhẹ (...)
Thanh vân trông đố mà coi
(Đường công danh)
67
Con người chủ động thách thức với cuộc đời và chờ đợi đến ngày thỏa chí. Con
người thấu hiểu giá trị của chính mình, vậy nến ngay cả trong những khi nguy nan nhất,
con người vẫn ngâm lên tiếng hát đầy niềm tin:
-Càng phong trần, danh ấy càng cao
(Con tạo ghét ghen)
-Còn xuân, mai lại còn hoa
(Hành tàng)
Chính nhờ niềm tin đó mà dường như lúc nào con người trong thơ cũng xuất hiện
với một phong thái ung dung tự tại:
Đánh ba chén rượu khoanh tay giấc
Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười
(Hành tàng)
đôi khi lại có vẻ ngạo nghễ và ngang tàng. Ấy cũng chính là cái thần thái của một
con người nhập thế nổi bật trong hát nói Nguyễn Công Trứ.
Và như thế, cũng có thể nói, cái chí làm trai và cái mộng công danh mà con người
nhập thế Nguyễn Công Trứ đeo đuổi cả đời ấy mang đậm ý nghĩa nhân sinh quan.
3.1.2.Con người chán nản, Ưu du
Vừa nói trong con người nhập thế Nguyễn Công Trứ chứa đầy tinh thần lạc quan và
tin tưởng, nay lại nói về hình ảnh một con người chán nản ưu du, vậy có mâu thuẫn
chăng? Thực ra, đó là sự diễn biến từ cực nọ sang cực kia, một sự diễn biến tất yếu và có
nguyên nhân rõ ràng. Cuộc đời Nguyễn Uy Viễn trải qua nhiều ngọt bùi nhưng đắng cay
cũng không phải là ít. Con người đầy hoài bão nhập cuộc với đời ấy có lúc lại bị chính
cuộc đời xoay lưng không nhìn nhận. Cống hiến không ít cho triều đình nhà Nguyễn,
bổng lộc Uy Viễn cũng đã từng được nhận, nhưng bấy nhiêu đó cũng không thể sánh
được với những đối xử bất công, vô lý mà vua nhà Nguyễn đã dành cho ông. Bởi thế,
thay cho hình ảnh chàng ữai trẻ của buổi đầu dấn thân đầy hăm hở là hình ảnh một ông
68
già ngất ngưởng trong buổi trở về. Có sự diễn biến đó, âu đó cũng là điều dễ hiểu. Và
điều đó, theo Trương Chính, là "một bằng chứng đanh thép về sự suy sụp của chế độ
phong kiến dưới triều Nguyễn bắt đầu từ nửa thế kỷ XIX, đến nửa cuối thế kỷ XIX thì
không còn cơ khôi phục lại nữa" [5; tr.39].
Suốt ba mươi năm tong vòng hoạn lộ, con người đã thấy, đã nghiệm được bao điều
bi hài đan xen trong vở kịch đời "vinh liền nhục", "khóc lẫn cười” để rồi khi "thoát vòng
danh lợi" đã buông lại một câu: "Chen chúc lợi danh đà chán ngắt" (Thoát vòng danh
lợi) như là lời kết cho bấy nhiêu năm đeo đuổi mộng công danh.
Xã hội có nhiều thay đổi, khi đạo đức con người bị hạ thấp thì đồng tiền lên ngôi
trong sự đảo lộn của trắng đen. Ngán ngẩm thay khi phải chứng kiến cảnh sức mạnh của
đồng tiền có thể sai bảo cả tự nhiên, quỉ thần: Đương om sòm chớp giật sấm ran Nghe
xóc xách lại gió hòa mưa ngọt (...)
Tiếng xông xảnh đầy trong trời đất
Thần cũng thông huống nữa là ai
(Vịnh tiền)
Cái giọng điệu "huống nữa là ai" nghe như một lời chép miệng mai mỉa mà chứa
đựng cả một nỗi chán chường, thất vọng trước việc đời xoay vần theo đồng tiền sấp ngửa.
Con người vốn quen với sự ngay thẳng, chẳng màng danh lợi phú quý, thật không thể
hiểu nổi cái nghịch lý đang tồn tại và ngày càng bám rễ chặt hơn trong xã hội:
Hôi tanh chẳng thú vị gì
Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu
(Vịnh tiền)
Chẳng thể nào dung hợp được cái lối sống luồn cúi, chịu nép dưới thế lực đồng tiền
ấy nên lắm phen con người cũng lâm phải cảnh dở khóc dở cười đầy oan trái.
Nỗi buồn trước nhân tình thế thái đảo điên khiến cho nhiều lúc con người cũng
không thể kiềm nổi lời than thở:
69
- Gớm chết nhân tình thế thái
Lạt nồng coi chiếc túi đầy vơi
(Vịnh nhân tình thế thái)
HG- Ôi! Nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn,
như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.
(Vịnh nhân sinh)
Bóng đèn có khi mờ khi tỏ, mây là phù du không biết ngừng lại ở đâu, gió thì
thoảng qua khó đưa tay níu giữ, còn giấc chiêm bao sẽ tan khi tỉnh thức. Vậy còn lại gì
cho con người trong cõi nhân sinh? Câu thơ như một thứ triết lý đau lòng. Phải là người
đã từng nếm trải đủ mọi thăng trầm, vinh nhục ương cuộc sống mới có thể nói lên điều
chiêm nghiệm ấy. Thật không thể ngờ một người lạc quan như Nguyễn Công Trứ lại có
những lúc ngao ngán nhường vậy.
Hoạn lộ sóng gió của Nguyễn tướng công, nhìn toàn cục, đúng như lời ông tự nhận
xét, chỉ là "sự ghét ghen của con tạo". Cũng bởi sự ghét ghen ấy mà một người anh hùng
có khát vọng "kinh bang tế thế" trải qua ba mươi năm cống hiến cũng có ít nhiều công
danh để lại, một người đã dám ca "bài ca ngất ngưởng" như ông đến lúc trở về vẫn phải
ngậm ngùi tự tổng kết: "Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng"! Nghe sao mà chua chát!
Sự đeo đẳng của con tạo ghét ghen cho đến cuối đời khiến ông nhiều phen phải cay
đắng phân trần, rồi phẫn uất lên mà gay gắt chỉ trích "lão trời già tai ác":
Khả quái lão thiên đa ác quái
Trẻ chẳng thương mà già cũng chẳng tha
Tức mình muốn hỏi cho ra!
(Con tạo ghét ghen)
Con người trong hát nói Nguyễn Công Trứ, thì ra, cũng có những lúc chán nản ưu
du làm vậy. Hình bóng của con người ấy xuất hiện tuy không nhiều trong hát nói, nhưng
70
cũng đủ để giúp ta hiểu thêm phần nào những tâm tư, nỗi niềm của ông. Vậy ra, cũng như
bao nhà thơ khác cùng chung thời đại như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến...,
Nguyễn Công Trứ cũng mang nặng một nỗi niềm u uẩn trước thời cuộc. Thế nhưhg con
người ấy không giống với hình ảnh con người xuất hiện trong hát nói Cao Bá Quát vì quá
ngán ngẩm với lẽ đời mà đến mức muốn buông xuôi tất cả:
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
(...) Làm chi cho mệt một đời.
(Nghĩ đời mà chán)
Con người của Nguyễn tiên sinh không vì cái sự chán nản ấy mà chìm đắm trong
những nỗi sầu bi lụy hoặc đâm ra cay nghiệt, ngán ngẩm cuộc đời. Có chua chát, có thấm
thìa đấy, nhưng vẫn rất rắn rỏi và mạnh mẽ. Bởi cho đến cùng, đó vẫn là con người nặng
nợ với đời.
3.1.3.Con người hành lạc, hưởng nhàn
Như đã nói ở trên, Nguyễn Công Trứ khao khát lập danh nhưng không phải theo
kiểu ăn thua đủ, quyết có bằng được, chừng không thành thì đâm uất hận với đời. Bởi thế,
ông bình thản trước mọi sự được - mất, khen - chê, và cũng chẳng coi đó là mục đích tối
hậu của đời mình. Uy Viễn không đơn giản chỉ là một con người lặng lẽ sống theo một
chiều trong thời cuộc, mà trong ông là "cả một khối mâu thuẫn: đề cao công hầu khanh
tướng, cũng lại đả kích công hầu khanh tướng; đề cao bảo vệ luân lý Khổng Mạnh một
cách khá tích cực nhưng lại sống phóng túng ngoài vòng lễ giáo;(...); lạc quan tin tưởng
và bi quan chán nản; nhập thế mà lại xuất thể"[ 33; tr.228], là con người ưa hành động
nhưng cũng rất ham mê hưởng lạc...
Và cũng bởi thế mà ta mới thấy bên cạnh một Nguyễn Công Trứ "hăm hở chí trai
hồ thỉ" (chữ dùng của Phạm Thái trong "Văn tế Trương Quỳnh Như") còn có một Nguyễn
Công Trứ đắm mình trong những cuộc chơi, trong tư tưởng hành lạc, hưởng nhàn.
71
Nói về tư tưởng hành lạc, hưởng nhàn này của ông, đã có khá nhiều ý kiến phê phán
của các nhà nghiên cứu văn học; trong đó có GS.Nguyễn Lộc khi bàn về triết lý hành lạc
của Nguyễn Công Trứ đã cho rằng nội dung của nó là "hoàn toàn tiêu cực, có tính chất
đồi trụy", và "không một điểm nào còn có ý nghĩa trong cái triết lý ấy" [23; tr.336].
Chúng tôi vẫn cứ băn khoăn không biết nói như GS.Nguyễn Lộc thì có quá nặng lời với
Nguyễn Công Trứ hay không; bởi nếu nhìn lại vào thời đại mà Nguyễn Công Trứ đang
sống, có thể thấy không chỉ có một mình ông nhắc đến hành lạc, hưởng nhàn. Còn có một
Nguyễn Du mơ ước được đắm ương những cơn say bất tận:
Bách kỳ dãn đắc chung triều túy
(cuộc đời trăm năm chỉ ước được say suốt ngày)
(Đối tửu)
thậm chí, có khi cao hứng , còn lớn tiếng luận bàn khuyến khích hưởng lạc:
Khuyến quân ẩm tửu thả vỉ hoan
Tây song nhật lạc thiên tương mộ
(Khuyên anh uống rượu rồi vui chơi
Mặt trời lặn ở cửa sổ phí Tây, trời sắp tối)
(Hành lạc từ li)
Còn có một Cao Bá Quát, một Nguyễn Khuyến quên sự đời để nghĩ tới những thú
vui:
-Rượu một bầu, thơ ngâm một túi
Góp gió trăng làm bạn với non sông
("Núi cao trăng sáng" - Cao Bá Quát)
-Thôi thôi đừng nghĩ chuyện đâu đâu
Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác
72
Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, chén chú, chén anh,
chén tôi, chén bác Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu
("Hỏi phỗng đá" - Nguyễn Khuyến)
Rồi còn có cả một Dương Khuê với thú nguyệt hoa, "khéo ngây ngây dại dại với
tình" (Gặp đào Hồng đào Tuyết). Vậy chẳng lẽ, đó "hoàn toàn là tiêu cực" cả hay sao?
Chúng tôi thì lại nghĩ rằng cái triết lý hành lạc, hưởng nhàn ấy thực ra là một khát khao
rất con người. Nó là sự thể hiện của một cảm thức khá mới mẻ về thời gian trong văn học
trung đại giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX lúc bấy giờ. Con người ý thức được sự ngắn ngủi
của một đời người, ý thức được bước đi nhanh chóng, nghiệt ngã của thời gian; nên hơn
bao giờ hết, con người khao khát được tận hưởng mọi thú vui của cuộc đời, để được trọn
vẹn với kiếp nhân sinh, để không phải trăn ưở, hối tiếc:
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thúy kiêu mộ thượng bôi?
(Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu
thì chết rồi ai tưới chén rượu trên mồ?)
("Đối tửu"-Nguyễn Du)
Đó chẳng phải là một ước muốn rất đỗi thường tình của con người hay sao? Hay nói
như Nguyễn Viết Ngoạn, đó là một cách để thể hiện cái "khát vọng sống thành thật" [36;
tr.82] với chính mình, sống đúng với những ham muốn thực sự của con người, không che
giấu, không gò ép, không sợ sệt. Vì thế, nói triết lý hành lạc hưởng nhàn của Nguyễn
Công Trứ là "hoàn toàn tiêu cực" và "không có một điểm nào còn có ý nghĩa" như
GS.Nguyễn Lộc thì có phần hơi nặng lời. Mặt khác, có thể nói triết lý hành lạc ấy của
Nguyễn Công Trứ không hoàn toàn là một thứ triết lý tiêu cực bởi con người ông hành
lạc nhưng vẫn hành động.
Quả thật, nếu không có cái vế "hành động" ấy, chắc chẳng ai đồng tình với quan
niệm hành lạc trong hát nói của ông.
73
Nói đến con người hành lạc, hưởng nhàn trong hát nói Nguyễn Công Trứ, trước hết
phải kể đến những cuộc chơi mà con người đã trải qua. Không như các nhà nho khác chỉ
biết tạo cho mình một thứ tự do chật hẹp của cảnh xuất thế, của lối sống thanh đạm, tĩnh
tại hay chỉ biết cả cuộc đời cống hiến cho giấc mộng lập danh để rồi đau đớn chua xót khi
đầu đã bạc rồi mà nợ công danh vẫn còn chưa trả đủ, Nguyễn Công Trứ lại luôn tìm cách
bày ra ngổn ngang ương cuộc đời mình những thú vui, những sự hưởng thụ, hành lạc. Đó
có thể là thú du ngoạn sơn thủy để tận hưởng vẻ phong phú của trời đất:
Gió trăng chứa một thuyền đầy
Của kho phong nguyệt biết ngày nào vơi
(Vịnh Tiền Xích Bích)
là những tiêu khiển, vui vầy với thú "cầm kì thi tửu" đầy tao nhã của người xưa:
Đàn một cung, cờ một cuộc, thơ một túi, rượu một bầu
(Thích chí ngao du)
là thú đánh tổ tôm dân dã:
Nhân sinh quí thích chí Cuộc ăn chơi chi hơn thú tụ tam
(Thú tổ tôm)
và là thú hát ả đào lả lướt đầy những đàm mê trần tục:
Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề
Có yến yến hường hường mới thú
Khi đắc ý mắt đưa mày lại
Đủ thiên thiên thập thập thêm nồng
(Tài tình)
Những thú vui ấy được con người nhắc đến với một giọng điệu đầy hứng khởi:
Thú gì hơn nữa thú ăn chen
74
(Thích chí ngao du)
Dường như thú ăn chơi đã trở thành một thói quen, một bản chất, một thứ triết lí
sống không thể thiếu của con người hành lạc trong hát nói Nguyễn Công Trứ. Triết lí ấy
theo ông trong suốt cuộc đời, và là một phần quan trọng trong quan niệm sống của ông.
Người ta nhìn thấy một Nguyễn Công Trứ thích chơi, biết chơi, dám chơi và luôn tận
dụng triệt để mọi kẽ hở của số phận để mà chơi, để mà hành lạc.
Hành lạc, theo Nguyễn Công Trứ, chính là một chuẩn mực của cuộc sống:
Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương
(Con người sống mà không biết tạo niềm vui
thì dẫu nghìn tuổi cũng như chết non)
(Đánh thức người đời)
Không hành lạc là thiệt thòi:
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù
(Con tạo ghét ghen)
Bởi thế, Nguyễn Công Trứ luôn chủ động hành lạc - nghĩa là tự tạo ra niềm vui cho
mình - chứ không tìm đến những thú vui một cách yếm thế, bị động. Chủ động hành lạc
trong cuộc vẫy vùng cho thỏa chí nam nhi:
Nợ tang bồng hẹn khách thiếu niên
Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí
(Cầm kì thi tửu III)
Chủ động làm vui trong ngay cái đắp đổi "nhục nhục vinh vinh" của bước đường
công danh:
75
Này tiếng đàn tinh tính tỉnh tình tinh
Thú vui ném ngang vành tráng sĩ
(Thú thanh nhàn)
Không buông xuôi, chán nản trước những điều phi lý của cuộc đời mà chủ động
quên trong cách hành lạc của riêng mình:
Khi chếnh choáng xoay vần trời đất lại
Lúc ngâm nga xáo trộn cổ kim đi
(Nhàn nhân với quí nhân)
để có thể lên mặt, thách thức với người đời:
Chen cho lịch mới là hay
Chơi cho đài các, cho người biết tay
(Cầm kì thi tửu II)
để có thể tự khẳng định mình bằng một phong thái ung dung đĩnh đạc và có phần
bất cần trong cuộc chơi:
Đô môn giải tổ chỉ niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng)
Với sự chủ động ấy, Nguyễn Công Trứ đã làm nên sự khác biệt hơn người khi thoát
ra khỏi triết lý "hưởng lạc" tầm thường. Nói như Nguyễn Viết Ngoạn: "Quan niệm"hành
lạc" của Nguyễn Công Trứ như là một lợi khí, nhằm phân biệt mình với bọn "chuồn áo
mũ mượn màu đạo đức", "thịt hay ăn một cục tham si". Ông đã nâng hành lạc lên thành
một thứ nghệ thuật sống để thách đố với cuộc đời ô trọc." [36; tr.92].
Như đã từng trình bày, Nguyễn Công Trứ ham mê hưởng lạc còn là vì muốn chạy
đua cùng thời gian. Thấu hiểu cái sự ngắn ngủi của cuộc đời "ba vạn sáu ngàn ngày là
76
mấy chốc", cảm nhận được cái phù du của kiếp sống con người "như bóng đèn, như mây
nổi, như gió thổi, như chiêm bao", lại càng biết đến sự ít ỏi của những ngày chơi: "trăm
năm trong cõi người ta, xóc sổ tính ngày chơi đà được mấy" (Trong trần mấy mặt làng
chơi) nên ông luôn tự nhủ mình "chơi xuân kẻo hết xuân đi", "chơi lấy kẻo già", luôn tâm
niệm: "Cuộc làm vui liền phải kịp thư (Chơi là lãi) kẻo không chơi thì "thiệt ấy ai bù"
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi). Có lẽ vì nỗi sợ "thiệt" ấy mà con người luôn cố tìm cách tận
hưởng bằng hết những thú vui trên đời "cho bõ kiếp người"chăng?
Trong cuộc chơi, thật khó kiếm được một người thứ hai như thế. Vậy nên, cũng
chẳng ngạc nhiên gì khi thấy Nguyễn Công Trứ luôn cảm thấy hãnh diện về tài chơi của
mình:
Thôi thôi chơi cũng là chơi vậy
Biết màu chơi chưa dễ mấy người
(Trong trần mấy mặt làng chơi)
Tài tình dễ mấy xưa nay
(Cầm kì thi tửu II)
Ông tự nhận mình là "khách phong lưu"; và để trả cho xong cái "nợ phong lưu" -tồn
tại song song cùng "nợ công danh", "nợ tang bồng", ông không ngần ngại tìm đến những
thú vui cầm kì thi tửu. Cái năng lực cầm kì thi tửu, cái tài chơi của Nguyễn Công Trứ vừa
đủ để hãnh diện với người đời, nhưng quan trọng hơn, còn là thú vui nhằm thoa mãn cho
chính mình, nhằm khẳng định cái tôi cá nhân -một biểu hiện cụ thể của việc con người
muốn vùng vẫy bứt phá sự kìm kẹp của vòng lễ giáo phong kiến.
Cùng gắn bó với triết lý hành lạc ấy, tư tưởng hưởng nhàn cũng được bộc lộ rõ nét
ương các bài hát nói của ông. Thực ra, triết lý nhàn không có gì xa lạ, mà ngược lại, còn
là chuẩn mực sống của các nho gia. Xuất phát từ tư tưởng Lão giáo, nhàn đồng nghĩa với
xuất thế để tìm về với thiên nhiên khi mọi sự bon chen trên bước đời danh lợi rồi cũng
chỉ là những thứ tương đối. Cùng nằm trong hệ thống tư tưởng ấy, nhưng chữ nhàn theo
cách nghĩ, cách sống của Nguyễn Công Trứ lại có phần khác biệt.
77
Ông đã từng mượn lời người trước để nói:
Trì nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn
(Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn biết đến bao giờ mới nhàn)
(Cầm đường ngày tháng thanh nhàn)
Biết nhàn, không đợi nhàn tìm đến mà tự tìm đến với nhàn - đó là cách mà Nguyễn
Công Trứ sống nhàn: chủ động và tích cực. Không như các nhà nho khác chỉ nghĩ tới
hưởng nhàn khi tuổi đã về già, Nguyễn Công Trứ hưởng nhàn ở bất cứ thời điểm nào của
cuộc đời: khi còn trẻ chưa gặp thời, lúc làm quan, và khi về già rút lui khỏi vòng danh lợi.
Ở mỗi lúc, nhàn của Nguyễn Công Trứ lại có những biểu hiện, ý nghĩa khác nhau. Với
lúc trẻ, nhàn là thú tiêu khiển để chờ thời:
Nợ tang bồng hẹn khách thiếu niên
Cuộc hành lạc vẫy vùng cho thỏa chí
(Cầm kì thi tửu III)
Khi làm quan, tung hoành chốn "hoạn hải ba đào", nhàn - như một điều hiển nhiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_10_17_5476550422_6302_1871174.pdf