MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa điển hình trong doanh nghiệp 3
1.1. Văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 3
1.1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình phát triển của doanh nghiệp 12
1.1.3.1 Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp 12
1.2 Các giá trị văn hóa điển hình trong doanh nghiệp 17
1.2.1 Triết lý kinh doanh 17
1.2.2 Thương hiệu của doanh nghiệp 19
1.2.3 Các truyền thống của doanh nghiệp 20
1.2.4 Môi trường làm việc của doanh nghiệp 21
1.3.1 Các yếu tố, giá trị văn hóa dân tộc 23
1.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 24
1.3.3 Sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn của doanh nghiệp 25
1.3.4 Các hệ thống tổ chức không chính thức trong doanh nghiệp 26
1.3.5 Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp 26
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phần khóa Việt Tiệp 28
2.1 Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Khóa Việt Tiệp 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 28
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 31
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 39
2.2 Nghiên cứu quá trình hình thành các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phẩn Khóa Việt Tiệp 43
2.2.1 Tình hình xây dựng một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 43
2.2.2 Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần khóaViệt Tiệp 50
CHƯƠNG 3. Một số giải pháp xây dựng các giá trị văn hóa điển hình tại công ty cổ phần khóa Việt Tiệp 55
3.1 Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần khóa Việt Tiệp 55
3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp từ nay cho đến năm 2010 55
3.1.2 Một số định hướng phát triển giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 61
3.2 Các giải pháp đề xuất xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 64
3.2.1 Phát triển triết lý kinh doanh, xây dựng thương hiệu cho công ty 64
3.2.2 Xây dựng phát triển đội ngũ nhân lực 65
3.2.3 Tạo dựng môi trường làm việc nhân văn 67
3.2.4 Tăng cường các hoạt động xã hội 68
3.2.5 Một số đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên 68
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận dạng và những giải pháp xây dựng một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước, được thành lập ngày 17/07/1974 do ủy ban hành chính thành phố Hà Nội quản lý. Năm 1994, Xí Nghiệp Khóa Hà Nội được đổi tên thành công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. Ngày 24/04/2006, theo quyết định số 1946/QF-UB của UBND thành phố Hà Nội, công ty Khóa Việt Tiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Trụ sở chính: tổ 47, Thị Trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, T.P Hà Nội
Tên giao dịch: Viet-tiep Lock Joint- Stock Company.
Điên thoại: 04 8832442/8833624 Fax: 04 8832201
Website:
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, để có được thành quả như ngày hôm nay, công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp đã phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức, chặng đườn đó có thể chia thành ba giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến 1986
Đây là thời kì bao cấp, hoạt động của công ty theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung có sự bao cấp của nhà nước. Thời kì này, sản lượng sản xuất hàng năm bình quân của công ty chỉ đạt khoảng 25%- 30% công suất thiết kế. Nói chung đây là thời kì ổn định trong “ trì trệ” do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp mang lại.
Giá trị SXCN đạt 2,26 triệu đồng
Doanh thu: 2,59 triệu đồng
Nộp ngân sách 0,23 triệu đồng
Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến 1990
Trong thời kì đầu của giai đoạn này, công ty cũng gặp khó khăn khi nhà nước chuyển sang cơ chế mới như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước khác. Tuy nhiên, nhờ các quyết định đúng đắn kịp thời nhằm đổi mới sản phẩm, chú trọng tiếp thị, mở rộng thì trường mà hoạt động của công ty dần đi vào ổn định và phát triển.
Cuối năm 1990, các chỉ tiêu SX-KD đã tăng bình quân so với năm 1986 như sau:
Giá trị SXCN đạt 1,398 tỷ đồng
Doanh thu: 1,019 tỷ đồng
Nộp ngân sách 74,5 triệu đồng
Giai đoạn3: Từ năm 1991 đến nay
Đây là giai đoạn sản xuất của công ty liên tục tăng trưởng và phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 20%-25%.
Cuối năm 1994, sản xuất của công ty đạt sản lượng trên 1 triệu khóa
Doanh thu đạt 9 tỷ đồng ( bằng 9 lần so với năm 1990 )
Nộp ngân sách đạt gần 500 triệu đồng ( bằng 6,5 lần so với 1990 )
Thu nhập của người lao động đạt trên 400 ngàn đồng/ tháng ( bằng 6,1 lần so với năm 1990 )
Năm 2000 đánh dấu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bằng nhiều chỉ tiêu thuyết phục
Giá trị SXCN đạt 42,5 tỷ đồng ( bằng 30,4 lần so với năm 1990)
Doanh thu: 52,4 tỷ đồng ( bằng 51,4 lần so với năm 1990)
Nộp ngân sách: 3 tỷ đồng 9 bằng 40,4 lần năm 1990)
Năm 2003, công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp được chính thức đứng trong hàng ngũ câu lạc bộ các doanh nghiệp có giá trị SXCN và doanh thu trên 100 tỷ đồng.
- Sản phẩm sản xuất đạt 7,5 triệu khóa với trên 80 chủng loại khác nhau, ngoài ra còn sản xuất nhiều mặt hàng cơ kim khí tiêu dùng cao cấp khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng.
- Giá trị SXCN và doanh thu đạt 105 tỷ đồng.
- Nộp ngân sách 5,5 tỷ đồng
- Ổn định việc làm và đời sống, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người 1,2 triệu đồng/ tháng.
Sau hơn 30 năm đi vào hoạt động, nhiều năm liền công ty được công nhận là đơn vị quản lý giỏi của ngành công nghiệp Hà Nội. Các loại khóa của công ty Khóa Việt Tiệp được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý về chất lượng, được người tiêu dung trong và ngoài nước mến mộ. Khóa Viêt Tiệp được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục nhiều năm liền từ 1997 đến nay. Công ty được bộ khoa học công nghệ và môi trường trao tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam Giải Bạc hai năm 1997-1998 và giải Vàng giải chất lượng Việt Nam năm 1999. Ngoài ra Khóa Việt Tiệp được thưởng nhiều huy chương Vàng, Bạc tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam và nhiều hội chợ khác ở trong nước. Năm 2003 được nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạng Nhất, giải thưởng sáng tạo VIFOTEC..
Hiện nay công ty có mạng lưới tiêu thụ khắp 64 tỉnh thành trong toàn quốc. Công ty có 2 văn phòng đại diện ở Hà Nội:
- Số 7 Thuốc Bắc- Hà Nội
- Số37-Hàng Điếu- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Để thuận tiện cho việc giao dịch, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm tới khắp mọi miền tổ quốc, công ty đã mở thêm hai chi nhánh tại miền Trung và miền Nam
Số 188F Nguyễn Tri Phương 9- Quận 5- Tp Hồ Chí Minh
Số 48 Nguyễn Tri Phương- Phường Chính Gián- Quận Thanh Khê- Đà nẵng- Đt 0511646070
Ngoài ra còn hàng loạt các cơ sở khác
Công ty thương mại Quảng Bình
Công ty Xuất nhập khẩu Nam Định
Cửa hàng thương mại Hải Dương
Cửa hàng số 7 Hàng Ngang
Cửa hàng số 24 Thuốc Bắc.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần khóa Việt Tiệp
Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là chuyên sản xuất và cung ứng các loại khóa dân dụng và một số mặt hàng cơ kim khí khác để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại, công ty là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực chuyên ngành sản xuất Khóa dân dụng.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh.
- Nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Kinh doanh hàng điện máy, công nghệ phẩm, hàng cơ kim khí.
- Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản( nhà cửa đất đai )
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng, phát triển thương hiệu Khóa Việt Tiệp.
Tự tạo nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế.
Làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động
Làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
a. Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Chi nhánh miền trung
Chi nhánh miền nam
P. thị trường
P. kế hoạch và vật tư
P. tổ chức và bảo vệ
P. Kế toán
Xn lắp ráp
XN gia công cơ khí
P.KCS
P. kỹ thuật
P. cơ điện và thiết kế SPM
XN gia công thân khóa
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
QMR
Phó tổng giám đốc kĩ thuật sản xuất
Phó tổng giám đốc kinh tế
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Mối quan hệ trực tiếp chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Quyết định quản lý được đưa từ trên xuống, các bộ phận chức năng có trách nhiệm hoặc triển khai thực hiện đến đối tượng thực hiện, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn riêng được quy định bằng văn bản.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.
- Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành của công ty.
- Ban giám đốc: trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các quyết định đưa ra của mình trước hội đồng quản trị, ban kiểm soát và đại hội đồng cổ đông.
- Phòng tổ chức bảo vệ:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT và tổng giám đốc về các lĩnh vực chủ yếu như công tác cán bộ, quản trị nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định, công tác bảo vệ an ninh trật tự cho toàn công ty.
+ nhiệm vụ: trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu, quản lý lao động, công tác thi đua khen thưởng, đào tạo tuyển dụng, công tác ATLĐ, BHLĐ, thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định và những công việc khác khi tổng giám đốc giao.
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa.
+ nhiệm vụ: điều độ kế hoạch sản xuất, xây dựng và tổng hợp phân tích thực hiện kế hoạch giá thành, quản lý vật tư bán thành phẩm, xây dựng chính sách bán hàng và giá bán phù hợp, thực hiện cung ứng vật tư theo kế hoạch, quản lý tài sản, phương tiện vận chuyển trong đơn vị và tham gia lập dự án đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo và công việc khác khi được tổng giám đốc giao.
- Phòng kỹ thuật:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ và bảo vệ môi trường.
+ nhiệm vụ: thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật theo quy định, xây dựng các định mức kỹ thuật, tiêu hao vật tư, tham gia lập dự án đầu tư phát triển xây dựng nhà xưởng kho tàng.
- Phòng KCS:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc về công tác quản trị chất lượng sản phẩm hàng hóa
+ nhiệm vụ: thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm trên suốt quá trính tạo sản phẩm, xác nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, tham gia bảo hành sản phẩm, đề xuất cá biện pháp cái tiến, phòng ngừa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng kế toán:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc về nguồn vốn và quản lý vốn, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán theo đúng quy định của nhà nước
+ nhiệm vụ: thực hiện hạch toán kế toán, lập kế hoạch và báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp số liệu hàng tháng theo quy định. Kiểm tra chứng từ, hóa đơn thu chi, phân tích lãi lỗ, thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế, BHYT, BHXH..
- Phòng cơ điện
+ chức năng: tham mưu co HĐQT, tổng giám đốc về chiến lược sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến, sản phẩm có công nghệ cao.
+ nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến, thiết kế các chi tiết phục vụ cho sửa chữa đảm bảo phục vụ kịp thời cho các xí nghiệp sản xuất.
- Các xí nghiệp sản xuất:
+ chức năng: Quản lý lao động, vật tư, các thiết bị dụng cụ được trang bị và công tác vệ sinh lao động, an toàn lao động. Tổ chức thự hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng tổng giám đốc giao.
+ nhiệm vụ: đảm bảo hoàn thành kế hoạch hàng tháng và các lệnh sản xuất của tổng giám đốc giao, duy trì đầy đủ quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, các quy định về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IOS 9001-2000, thực hiện đầy đủ các quy định về thanh quyết toán tiền lương đối với người lao động.
- Phòng thị trường và các chi nhánh:
+ chức năng: tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra, tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chức hoạt động Marketing, xây dựng chiến lược, phương thức bán hàng năng động phù hợp.
+ nhiệm vụ: tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và thực hiện kế hoạch tiêu thụ tổng giám đốc giao. Trực tiếp soạn thảo các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng tháng tổng hợp, phân tích kết quả tiêu thụ báo cáo tổng giám đốc và gửi các bên có liên quan để phối hợp thực hiện.
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
a. Nhân lực
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô khá lớn với tổng số lao động 782 người. Hầu hết lao động trong công ty đều được đào tạo qua trường lớp, tùy theo từng vị trí công việc đảm nhận mà trình độ chuyên môn có khác nhau. Trong cơ cấu tổng lao động của công ty thì lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 88,76%. Điều này xuất phát từ đặc trưng của công ty là doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc tới lực lượng này.
Số lao động có trình độ đại học trong công ty là chưa cao, chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo, đây là lực lượng cơ bản định hướng xây dựng văn hóa cho công ty
Bảng 2.1 Kết cấu lao động công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Chỉ tiêu
Số Người
Theo trình độ
Đại học, cao đẳng
110
Trung cấp
26
Công nhân kỹ thuật
646
Theo độ tuổi
20-30
398
31-39
246
40-49
123
50-56
15
Theo giới tính
Nam
433
Nữ
349
Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
646
Lao động gián tiép
136
Theo loại hợp đồng
HĐLĐ không xác định thời hạn
241
HĐLĐ có thời hạn 1- 3 năm
537
Chưa kí kết hợp đồng
04
Theo phòng ban, đơn vị
Lãnh đạo công ty
3
P. tổ chức- bảo vệ
33
Phòng cơ điện
38
Phòng KCS
23
Phòng thị trường và các chi nhánh
29
Phòng kỹ thuật
7
Phòng kế toán
6
Phòng kế hoạch vật tư
13
3 Xí Nghiệp
630
b. Vốn - công nghệ kĩ thuật
Vốn
Vốn điều lệ: 21.300.000.000 đồng ( 100% )
- Vốn người lao động trong công ty: 8.523.000.000 đồng (= 40,01% )
- Vốn cá nhân, pháp nhân ngoài công ty: 4.260.000.000 đồng (= 20,00% )
- Vốn nhà nước: 8.517.000.000 đồng (=39,99% )
Tình hình tài chính đơn vị tính: VNĐ
* Tài sản 46.248.131.224
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 25.494.302.665
+ Tiền 4.503.037.104
+ Các khoản phải thu 6.353.134.348
+ Hàng tồn kho 14.555.185.147
+ Tài sản lưu động khác 33.3463066
+ Chi phí sự nghiệp 49.600.000
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 20.753.828.559
* Nguồn vốn 46.248.131.224
- Nợ phải trả 30.881.478.027
+ Nợ ngắn hạn 20.822.758.339
+ Nợ dài hạn 9.434.548.922
+ Nợ khác 624.170.766
- Nguồn vốn chủ sở hữu 15.366.653.197
+ Nguồn vốn, quỹ 13.676.851.678
+ Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.689.801.519
Công nghệ, kỹ thuật
Chất lượng sản phẩm là yếu tố làm nên thương hiệu Khóa Việt Tiệp ngày hôm nay, hiểu được vai trò quan trọng đó của nó, ban lãnh đạo công ty đã thường xuyên chú trọng đến yếu tố cải tiến công nghệ kỹ thuật theo hướng tự động hóa quy trình sản xuất.
Bảng 2.2 Các máy móc thiết bị của công ty
TT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Công dụng, chức năng
1
Các loại máy CNC
Cái
11
Gia công các chi tiết khuôn
2
Máy phay, bào, mài, tiện vạn năng
Cái
21
Sản xuất khuôn gá
3
Máy tiện tự động chuyên dùng
Cái
23
Sản xuất cầu bi
4
Máy phay chuyên dung
Cái
15
Sản xuất chìa, then
5
Máy đột dập chuyên dung
Cái
17
Các loại hộp, dập tấm mặt đàu,mác..
6
Máy khoan chuyên dùng
Cái
150
Sản xuất than nhĩ
7
Máy chuốt chuyên dùng
Cái
03
Sản xuất rãnh nhĩ
8
Máy đúc ép thủy lực
Cái
09
Đúc các sản phẩm chi tiết khóa
9
Dây chuyền mạ điện
03
Mạ các sản phẩm…
10
Máy đánh bóng
Cái
20
Làm đẹp các sản phẩm
11
Các loại máy khác
Cái
50
Phục vụ sản xuất
12
Phương tiện vận chuyển
Cái
07
Bán Hàng
Nguyên giá thiết bị: 37.602.273.437 đồng
Khấu hao: 21.300.819.046 đồng
Giá trị còn lại: 16.301.454.391 đồng
c. Thị trường
Sản phẩm của Khóa Việt Tiệp chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa. sản phẩm tiêu thụ trên khắp cả nước thông qua hai chi nhánh và trên 200 đại lý ở cả 64 tỉnh, thành phố. NHững năm gần đây, thị trường Miền Nam và Miền Trung có tốc độ tăng khá song vẫn là thị trường tiềm năng.
Hệ thống bán hàng của công ty chuyển từ công ty hoặc các chi nhánh đến các đại lý sau đó các đại lý pâh phối theo các kênh khác nhau.
Thị trường xuất khẩu còn hạn chế, công ty mới chỉ xuất khẩu sản phẩm đi KUWAI song sản lượng nhỏ, thị trường Lào, Campuchia có sản phẩm Khóa Việt Tiệp nhưng chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch.
d. Sản phẩm
Hiện nay công ty chủ yếu sản xuất các loại khóa với trên 100 loại khóa được chia ra làm 9 nhóm.
Sản phẩm Khóa Viêt Tiệp đa dạng về màu sắc, chủng loại, tính năng kĩ thuật và chất lượng để khách hàng lựa chọn. Giá sản phẩm thấp nhất là 7.500đồng một chiếc ( khóa 1466/38 ) và giá cao nhất là 225.000 đồng một chiếc ( khóa cửa tay nắm vi tính ).
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách hàng năm đều tăng, tăng cao liên tục trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, nhờ có chiến lược sản phẩm hợp lý, sử dụng hiệu quả các biện pháp, giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, làm tốt công tác thị trường cho nên sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đó, không bị tồn đọng sản phẩm, vì vậy các sản phẩm sản xuất ra hàng năm đều tăng cao.
Qua bảng 2.3 ta thấy, sản lượng tiêu thụ của công ty tăng đều qua các năm, tuy tốc độ tăng là có khác nhau. Trong đó
Sản phẩm có tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất trong tổng sản phẩm là Khóa treo ngang. Tuy vậy, tốc độ tăng của sản phẩm này lại giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy, công ty cần có chiến lược hợp lý để giảm sản lượng sản xuất sản phẩm này.
* Bảng 2.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm chủ yếu từ năm 2004- 2007
Đơn vị tính: cái
TT
Tên sản phẩm
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SLTH
SLTH
%/04
SLTH
%/05
SLTH
%/06
1
Nhóm khóa treo ngang
3.340.075
3.798.620
113.73
3.907.280
102.86
3.935.493
100.72
2
Nhóm khóa treo đồng
458.514
687.703
149.99
950.769
138.25
886.344
93.22
3
Khóa cầu ngang gang
101.485
131.672
129.75
120.601
91.59
101.997
84.57
4
Khóa cầu ngang đồng
105.645
109.115
103.28
163.009
149.39
125.763
77.15
5
Khóa xe đạp
151.128
145.173
96.06
172.372
118.74
181.163
105.10
6
Khóa tủ
601.484
934.097
155.30
1.228.874
131.56
1.183.881
96.34
7
Bộ khóa cửa
80.596
126.569
157.04
245.792
194.20
259.777
105.69
8
Bộ khóa clêmô
114.388
232.227
203.02
421.148
181.35
566.101
134.42
9
Nhóm khóa xe máy
172.358
195.026
113.15
183.817
94.25
217.124
118.12
10
Nhóm khóa bản lề
0
68.620.5
165.272
240.85
11
Nhóm chốt cửa
0
20.276
116.926
576.67
Tổng sản phẩm chủ yếu
5.125.637
6.360.202
124.09
7.482.559
117.65
7.739.841
103.44
Sản phẩm có tốc độ tiêu thụ tăng cao nhất là bộ khóa clênôm, sản phẩm này có giá trị khá cao, tiếp tục được thị trường tiếp nhận nên đây sẽ là sản phẩm chủ chốt của công ty trong thời gian tới.
* Kết quả sử dụng lao động
Bảng 2.4 Kết quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số LĐ (người)
Tỷ trọng (%)
Số LĐ
(người)
Tỷ trọng (%)
Số LĐ
(người)
Tỷ trọng (%)
CL
Tlệ (%)
CL
Tlệ (%)
Lao động trực tiếp
582
81.6
603
81.48
646
82.61
21
104
43
108
Lao động gián tiếp
44
6.2
45
6.08
45
5.75
1
102.27
0
100
Nhân viên nghiệp vụ
87
12.2
92
12.44
91
11.64
5
105.75
-1
98.91
Tổng số lao động
713
100
740
100
782
100
27
103.79
42
105.68
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nên trong kết cấu lao động của công ty thì lực lượng lao động trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 82.61%. Số lao động trực tiếp cũng có tốc độ tăng nhanh hơn lao động gián tiếp và nhân viên nghiệp jvụ. Trong khi tỷ lệ tăng của lao động trực tiếp năm 2006 là 104% và năm 2007 là 108% thì lao động gián tiếp tăng nhẹ hay không tăng trong năm 2007, nhân viên nghiệp vụ thì giảm so với năm 2006. Điều này là kết quả của việc công ty tinh giảm bộ máy quản lý, tăng cường hiệu lực quản lý.
* Kết quả sử dụng vốn
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
ST
Tỷ trọng
%
ST
Tỷ trọng %
ST
Tỷ trọng
%
Vốn cố định
17.724,631
44,15
18.627,418
44,19
20.753,828
44,87
Vốn lưu động
22.423,402
55,85
23.524,157
55,81
25.494,303
55,13
Tổng vốn
40.148,033
100
42.151,575
100
46.248,131
100
Qua bảng 2.5 ta thấy, vốn của công ty tăng đều qua các năm, trong đó vốn lưu động luôn chiếm một tỉ lệ cao hơn trong tổng vốn. Cơ cấu vốn được điều chỉnh phù hợp cho quá trình phát triển của công ty
* Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.6 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2004-2007
tt
GTTH năm
Chỉ tiêu
2004
2006
2007
SS 05/06
SS 06/07
ST
TL
ST
TL
1
Giá trị SXCN
120.468
159.590
175.000
14.064,656
109,6
15.410
109,6
2
Doanh thu
128.234
202.890
260.000
43.788,84
127,5
57.110
128,1
3
LN trước thuế
2.560,3
2.748,54
2.751,32
18,29
100,7
2,78
100,1
4
LN sau thuế
1.743,41
1.978,94
1.980,9504
13,16
100,7
2,01
100,14
5
Nộp NSNN
6.078
5.504
8.300
-707,72
88,61
2.796
150,8
6
TNbq/ người lđ
1,35
1,63
1,80
0,12
107,9
0,17
110,4
Qua bảng 2.6 có thể thấy rằng, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, tuy tốc độ tăng có thay đổi. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trong nhiều năm là 25%., đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế và thu nhập cho người lao động. Sản phẩm của công ty ngày càng được cải tiến về mẫu mà chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng: phát triển khóa có dạng Profil mới.. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp là thị trường nội địa thông qua 2 chi nhánh và trên 200 đại lý ở các tỉnh thành. Trong những năm gần đây, thị trường miền Nam và miền Trung có tốc độ tăng khá song vẫn là thị trường tiềm năng. Năm 2005, doanh số tiêu thụ miền Bắc tăng 14% so với năm 2004, miền Trung là 27% và cao nhất là miền Nam với 43%.
2.2 Nghiên cứu quá trình hình thành các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phẩn Khóa Việt Tiệp
2.2.1 Tình hình xây dựng một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
2.2.1.1 Truyền thống của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp là một doanh nghiệp có lịch sử trên 30 năm phát triển. Quá trình hình thành và phát triển đó để lại cho tập thể người lao động của công ty ngày hôm nay khá nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp. Hằng năm, vào ngày 17/07 công ty có truyền thống kỉ niệm ngày thành lập công ty. Nhân ngày này, nhiều phong trào hoạt động tập thể được diễn ra: văn nghệ, thể thao, khen thưởng, tổng kết thi đua…Đây là dịp để các thành viên, từ công nhân lao động trực tiếp tới ban lãnh đạo được giao lưu hiểu biết nhau nhiều hơn. Hơn nữa, qua những ngày như thế này, mọi thành viên sẽ được trang bị thêm sự hiểu biết đối với công ty mình đang làm việc, góp phần xây dựng tinh thần tự hào về doanh nghiệp cho mỗi thành viên. Truyền thống này của công ty được xây dựng từ khi giám đốc Nguyễn Đình Phúc điều hành công ty trong hơn 10 năm ( từ năm 1987- năm 2002 ). Trong suốt quãng thời gian đó, giám đốc cùng với ban lãnh đạo công ty đã không ngừng nỗ lực tạo công ăn việc làm cho nhân viên, cùng với đó là xây dựng một truyền thống tốt đẹp trong tập thể qua ngày lễ thành lập công ty. Ban giám đốc cũng thường xuyên chăm lo xây dựng một môi trường kiến trúc công ty xanh, sạch, đẹp với những vườn hoa cảnh trong khuôn viên. Môi trường làm việc đó tạo cho nhân viên một cảm giác thoải mái khi làm việc, đồng thời cũng tạo cho khách hàng, đối tác một ấn tượng tốt đẹp về công ty. Khi công ty thay đổi người lãnh đạo, giám đốc Đỗ văn Hòa lên thay, các truyền thống của công ty tiếp tục được xây dựng và phát huy, tuy nhiên môi trường làm việc, kiến trúc của công ty có nhiều sự thay đổi do công ty mở rộng quy mô hoạt động.
Ngoài việc tổ chức ngày lễ thành lập công ty còn có nhiều các hoạt động nhân ngày lễ của ngành, của Công đoàn, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Phụ nữ Việt Nam.. Đây cũng là dịp để công ty thể hiện lòng tri ân của mình tới toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp vì những đóng góp của họ cho sự thành công chung của công ty bằng những món quà, tặng phẩm hay là dịp tổ chức các chuyến thăm quan nghỉ mát…
Là một doanh nghiệp được thành lập khá lâu, đội ngũ cán bộ lãnh đạo hầu hết là xuất phát từ những người lao động trực tiếp cho nên mối quan hệ giữa lãnh đạo công ty với nhân viên, công nhân lao động trực tiếp là rất gắn bó thân thiết. Ngay từ khi thành lập, trong công ty đã hình thành một truyền thống là mọi thành viên trong công ty khi gia đình có việc hiếu, hỉ thì ban lãnh đạo đều đến thăm hỏi, quan tâm chia sẻ. Ngoài ra công ty còn có chính sách khen thưởng đối với con em cán bộ công nhân viên trong công ty khi có thành tích xuất sắc trong học tập. Chính những truyền thống đó đã góp phần tạo lên nền tảng tinh thần đoàn kết trong công ty, hầu hết các thành viên trong công ty đều có xu hướng gắn kết suốt đời mình với công ty, không chỉ thế hệ họ mà cả thế hệ con em của họ. Hiện nay trong công ty, nhiều gia đình có tới hai thế hệ cùng gắn bó với công ty, chính điều này càng tạo ra sự gắn kết giữa mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo ra bầu không khí gia đình trong doanh nghiệp.
Phong cách làm việc lâu đời sẽ dần hình thành nên một truyền thống làm việc trong công ty. Trong công ty luôn có quy định về thời gian làm việc cụ thể, quy định này được thể hiện thông qua thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động, được phổ biến cho tất cả mọi người biết và chấp hành. Đối với bộ phận lao động trực tiếp có quy định đến sớm 10 phút trước giờ làm, về muộn sau 10 phút để vệ sinh nơi làm việc. Với bộ phận văn phòng cũng có quy định giờ làm việc, sắp xếp công việc, tài liệu trước khi nghỉ cụ thể. Các quy định về giờ làm việc được dán tại các phòng ban, xí nghiệp để mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Bên cạnh quy định về giờ giấc làm việc, các nhân viên trong công ty cũng có một đồng phục, thẻ ra vào cơ quan, nếu vi phạm sẽ bị kỉ luật. Nhờ những quy định cụ thể chặt chẽ, rõ ràng đó mà mọi thành viên trong công ty đều chấp hành nghiêm chỉnh, tạo nên một phong cách làm việc chuyên nghiệp trong công ty.
Mỗi thành viên khi tham gia vào công ty đều được tham gia vào các lớp đào tạo cơ bản. Hằng năm, công ty cũng thường tổ chức các buổi học nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng lao động cũng như hoạt động vệ sinh an toàn lao động. Nhờ được thường xuyên trang bị kiến thức chuyên môn mà mọi người có sự hiểu biết tốt hơn về công việc của mình, giúp họ hoàn thành tốt công việc
2.2.1.2 Thương hiệu
Khóa Việt Tiệp là một sản phẩm có thương hiệu tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Nhận dạng và những giải pháp xây dựng một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty cổ phần khóa Việt Tiệp.doc