MỞ ĐẦU.1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON . 11
1.1. Nhận thức. 11
1.2. Sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. 19
1.3. Nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non . 36
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA CHA MẸ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON. 42
2.1. Tổ chức nghiên cứu. 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHẬN THỨC CỦA
CHA MẸ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẪU GIÁO LỚN. 56
3.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển
tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn . 56
3.2. Sự khác biệt trong nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý của trẻ
mẫu giáo lớn . 64
3.3. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn. 74
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý
ở trẻ mẫu giáo lớn . 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào 2, 3 đối tượng cùng một lúc, tuy
nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.
b. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn:
Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng: Nắm vững ngữ âm và
ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ (biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho
ngôn ngữ nói); Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển; Trẻ phát triển ngôn ngữ giải
thích: trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn; Trẻ
phát triển ngôn ngữ tình huống: do giao tiếp với người xung quanh bằng những
thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong một hoàn cảnh cụ thể; Ngôn ngữ của
trẻ có tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói
của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng; Ngôn ngữ của trẻ có tính địa phương: do chịu ảnh
hưởng từ văn hoá của địa phương (như nói ngọng, nói mất dấu...); Ngôn ngữ của trẻ
mang tính cá nhân: thể hiện qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng
ngôn ngữ biểu cảm
c. Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn:
Sự phát triển tư duy ở trẻ mẫu giáo lớn diễn ra mạnh mẽ và đa dạng về thao
tác, trẻ biết thiết lập các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin; Trẻ đã
biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ;
Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn,
trẻ phân biệt được thực hư khá rõ ràng; Trẻ đã có tư duy trừu tượng với các con số,
không gian, thời gian, quan hệ xã hội; Trẻ có ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm và
hành vi của bản thân; Các phẩm chất của tư duy đã khá đầy đủ về cấu tạo và chức
năng hoạt động (như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...);
Tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế ở trẻ mẫu giáo lớn.
1.3.2.3. Nội dung nhận thức của cha mẹ về sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu
giáo lớn
a. Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn:
Đời sống xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn ổn định hơn so với giai
đoạn trước, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp
với những người xung quanh; Trẻ thể hiện rõ sắc thái cảm xúc, tình cảm trong các
mối quan hệ liên nhân cách với cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè, cô giáo; Đời
38
sống cảm xúc của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống, nhất thời; Tình
cảm trí tuệ của trẻ phát triển: mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú,
sự say mê thích thú của trẻ; Tình cảm đạo đức: trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp
cần thực hiện để vui lòng mọi người; Tình cảm thẩm mỹ: Trẻ ý thức rõ nét về cái
đẹp cái xấu theo những chuẩn mực nhất định
b. Sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo lớn:
Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động, dần dần tách động cơ ra
khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ; Trẻ biết sắp xếp “công việc vui
chơi” và “công việc lao động” như biết quét nhà, nhặt rau giúp mẹ sau đó mới đi
chơi; Tinh thần trách nhiệm với bản thân và người khác được hình thành khá rõ nét
ở trẻ mẫu giáo lớn.
c. Sự phát triển ý thức bản ngã của trẻ mẫu giáo lớn:
Ý thức bản ngã của trẻ được thể hiện rõ nhất khi trẻ tự đánh giá về thành
công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về
những khả năng và cả sự bất lực; Trẻ biết so sánh mình với người khác, điều này là
cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để trẻ noi gương
những người tốt, việc tốt; Trẻ có ý thức về giới tính của mình: trẻ không những
nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này
phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình
1.3.2.4. Nội dung nhận thức của cha mẹ về bước ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị tâm lý
cho trẻ vào lớp 1
Hoạt động vui chơi vốn giữ vị trí chủ đạo trong trong suốt thời kỳ mẫu giáo,
nhưng vào cuối tuổi này những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh; Cuối
giai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết về các mặt tâm sinh lý,
nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thế để trẻ có thể thích nghi bước đầu với điều
kiện học tập ở lớp 1; Do thay đổi về môi trường giáo dục, nội dung giáo dục,
phương pháp giáo dục trẻ 6 tuổi dễ gặp khủng hoảng tâm lý khi bước vào lớp 1;
Việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là chuẩn bị những tiền đề, những yếu tố của
hoạt động học tập để có thể thích ứng tốt nhất, nhanh nhất đối với việc học ở lớp 1;
Nội dung cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bao gồm: chuẩn bị về thể lực, tình
cảm, trí tuệ, phương pháp học tập, khả năng thích ứng
39
1.3.3. Các yếu tố ảnh hướng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở
trẻ mẫu giáo lớn
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha
mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng.
Dưới đây là một số yêu tố ảnh hưởng được lựa chọn để tìm hiểu trong nghiên cứu này.
1.3.3.1 Dư luận xã hội
Belcher và cộng sự (2007) cho rằng nhận thức của cha mẹ trong việc nuôi
dạy con cái được định hình bởi nhiều yếu tố, trong đó dư luận xã hội là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng lớn [27]. Dư luận xã hội về đặc điểm tâm lý ở trẻ mầm
non là sự phán đoán, sự đánh giá và thái độ cảm xúc của một nhóm người đối với
một sự kiện, hiện tượng liên quan đến đặc điểm tâm lý ở trẻ mầm non. Dư luận xã
hội thực hiện những vai trò nhất định, xã hội luôn đòi hỏi dư luận xã hội phải thực
hiện những hành vi nhất định. Những hành vi đó có thể là lên án cái xấu, ủng hộ cái
tốt. Vì vậy dư luận xã hội về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non có thể tích cực, ủng
hộ, thấu hiểu tâm lý trẻ, mặt khác lại dư luận xã hội lại áp đặt cho rằng trẻ mầm non
ở giai đoạn này chưa cần phải quan tâm thấu hiểu chúng.
1.3.3.2. Cấu trúc gia đình
Barlow và cộng sự (2010) cho thấy môi trường gia đình trong đó có sự chung
sống của các thế hệ khác nhau (ông bà, cha mẹ, con cái) tạo nên tính thống nhất
trong quan điểm nuôi dạy con và bầu không khí gia đình có ảnh hưởng đến hành vi
nuôi dạy và chăm sóc con cái của cha mẹ [26]. Các thành viên trong gia đình là
nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất, do những định hướng từ bố mẹ
mà mỗi người có được định hướng đối với tôn giáo, chính trị, quan điểm riêng biệt.
Đối với những gia đình gồm 2, 3 thế hệ cùng chung sống sẽ không tránh khỏi những
bất đồng. Khi những người lớn tuổi sẽ có quan điểm nuôi dạy con cái khác với thế hệ
trẻ. Những người lớn tuổi thường nuôi dạy trẻ theo kinh nghiệm , còn những người
trẻ tuổi thường được tiếp cận với nhiều nguồn tri thức mới từ đó việc chăm sóc con
cái cũng sẽ tiến bộ hơn.
1.3.3.3. Truyền thông
Belcher và cộng sự (2007) cũng chỉ ra nhận thức của cha mẹ về sự phát triển
của trẻ trong những năm đầu đời bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Sự chia sẻ thông
40
tin từ người thân, sách báo và các tài liệu và truyền thông. Trong đó truyền thông là
yếu tố có sự ảnh hưởng khá mạnh [26]. Các phương tiện truyền thông như tivi, đài
báo... truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến
về trẻ mầm non, sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non hay vai trò của cha mẹ trong
việc quan tâm hiểu biết về tâm lý trẻ mầm non, truyền thông giúp tác động trực tiếp,
nhanh, mạnh và có tính thuyết phục cao đến nhận thức và thay đổi hành vi giáo dục
con của cha mẹ.
1.3.3.4. Trình độ học vấn
Nghiên cứu của Holland, S. K. (2012) cho thấy cha mẹ có trình độ học vấn đại
học trở lên có nhận thức về hoạt động chơi chơi có tổ chức tốt hơn những cha mẹ có
trình độ học vấn thấp hơn và trình độ học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ nhận thức về giáo dục trẻ của cha mẹ [28]. Như vậy, trình độ học vấn là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ không chỉ về vấn đề giáo
dục trẻ mà còn cả trong sự nhận thức về sự phát triển tâm lý trẻ mầm non.
1.3.3.6 Đặc điểm nghề nghiệp
Cha mẹ tham gia lao động ở những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, đặc
điểm công việc của họ cũng ảnh hưởng đến nhận thức của họ về sự phát triển tâm lý
của con cái.
1.3.3.7. Sự sắp xếp thời gian của cha mẹ
Holland, S. K. (2012) cũng chỉ ra sự sắp xếp thời gian của cha mẹ trong việc
dành thời gian để tổ chức hoạt động chơi với trẻ có ảnh hưởng rất lớn tới mức độ
hưởng ứng hoạt động chơi của trẻ [28]. Với những phụ huynh có nhiều thời gian
dành cho con, thông qua việc chơi trò chơi, tương tác với con, phụ huynh có thể
phát triển nhiều kỹ năng cũng như phát triển mặt xúc cảm cho trẻ.
41
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của đề tài như khái niệm
nhận thức, trẻ mầm non, sự phát triển tâm lý trẻ mầm non và nhận thức của cha mẹ
về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non cùng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của
cha mẹ. Trong đó khái niệm chính của đề tài là nhận thức của cha mẹ về sự phát
triển tâm lý ở trẻ mầm non được trình bày như sau: Nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mầm non là những hiểu biết của cha mẹ về các quy luật phát
triển tâm lý của trẻ mầm non và các đặc điểm phát triển trí tuệ, đặc điểm phát triển
nhân cách, ý thức bản ngã và sự chuẩn bị tâm lý cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1. Từ đó,
nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn cũng được trình bày
là những hiểu biết của cha mẹ về các quy luật phát triển tâm lý của trẻ mầm non và
các đặc điểm phát triển trí tuệ, đặc điểm phát triển nhân cách, ý thức bản ngã và sự
chuẩn bị tâm lý cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận
thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non bao gồm nhóm các yếu tố
luận xã hội, cấu trúc gia đình, truyền thông, trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp,
và sự sắp xếp thời gian của cha mẹ. Những nội dung lý luận này sẽ làm cơ sở cho
nghiên cứu thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non
trong giai đoạn tuổi mẫu giáo lớn.
42
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA CHA MẸ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 08/2020 và được thực
hiện theo hai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lí luận và Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn.
2.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận (từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020)
a. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mầm non, xác định quan điểm định hướng và xây dựng
khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu;
- Xác định địa bàn và mẫu nghiên cứu.
b. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước có liên quan đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý giáo dục cho trẻ tại gia đình;
- Xây dựng cơ sở lí luận về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở
trẻ mầm non;
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn.
c. Cách thức thực hiện
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản;
- Mời phụ huynh làm thử bảng hỏi.
d. Kết quả nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ
mầm non;
- Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu;
- Bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non
(trẻ mẫu giáo lớn giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi).
43
2.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 4/2020 đến tháng 08/2020)
a. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ
mầm non (trẻ mẫu giáo lớn giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi);
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm
lý ở trẻ mầm non;
- Đề xuất một số biện pháp tâm lý giáo dục cho trẻ mầm non tại gia đình.
b. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ
mầm non;
- Thu thập số liệu về thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý
ở trẻ mầm non;
- Xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn;
- Phân tích thực trạng thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm
lý ở trẻ mầm non và các yếu tố ảnh hưởng trên cơ sở những dữ liệu thu được từ
khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lí luận;
c. Cách thức thực hiện
- Tiến hành cho phụ huynh làm bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát
triển tâm lý ở trẻ mầm non;
- Thu bảng hỏi và phân loại, ghi mã số phiếu;
- Nhập dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0;
- Phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi;
- Phỏng vấn sâu 5 phụ huynh;
- Phân tích thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ
mầm non và các yếu tố ảnh hưởng từ kết quả bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
d. Kết quả nghiên cứu
- Chương 2 của luận văn: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu;
- Thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở
trẻ mầm non;
- Biên bản phỏng vấn sâu;
- Luận văn hoàn chỉnh.
44
2.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu
2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại khối lớp mẫu giáo lớn trường mầm non công
lập Tràng An, Long Biên, Hà Nội.
2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra
chính thức là 217 phụ huynh có con học mẫu giáo lớn tuổi từ 5 đến 6 tuổi và tự
nguyện tham gia khảo sát. Việc xác định phụ huynh có con theo học mẫu giáo
lớn được tiến hành như sau:
1) Lựa chọn mẫu khảo sát: Lựa chọn những phụ huynh có con đang theo
học mẫu giáo lớn tại trường mầm non công lập Tràng An, Long Biên, Hà Nội
2) Tiến hành khảo sát: Được sự đồng ý của phụ huynh, điều tra viên hẹn
phụ huynh vào thời gian cụ thể và thực hiện thu thập thông tin bằng bảng hỏi
theo các bước sau:
Bước 1: Điều tra viên giới thiệu mục đích, nội dung khảo sát
Bước 2: Xác định phụ huynh có con theo học mẫu giáo lớn
- Dành thời gian cho phụ huynh làm quen, trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi
(khoảng 30 phút) để xác định phụ huynh có con theo học mẫu giáo lớn.
Bước 3: Phụ huynh trả lời bảng hỏi
- Sau khi xác định được số lượng phụ huynh có con theo học mẫu giáo
lớn, điều tra viên giới thiệu về cách thức trả lời bảng hỏi và dành thời gian cho
phụ huynh trả lời bảng hỏi.
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của mẫu điều tra chính thức
Đặc điểm khách thể Số lượng %
Tổng số 217 100
Tuổi
1. 20 – 29 tuổi 75 34.6
2. 30 – 39 tuổi 99 45.6
3. Trên 39 tuổi 43 19.8
Giới tính
1. Nữ 158 72.8
2. Nam 59 27.2
Nghề nghiệp
1. Viên chức, công chức 77 35.5
2. Chủ doanh nghiệp, tự kinh doanh, 86 39.6
45
buôn bán
3. Nhân viên, công nhân 39 18.0
4. Không có công việc ổn định 15 6.9
Học vấn
1. Từ lớp 1 – 12 26 12.0
2. Trung cấp 25 11.5
3. Cao đẳng – đại học 145 66.8
4. Sau đại học 21 9.7
Thu nhập
1. Dưới 4 triệu 13 6.0
2. 4 – cận 8 triệu 33 15.2
3. 8 – cận 12 triệu 106 48.8
4. 12 – cận 16 triệu 48 22.1
5. 16 triệu trở lên 17 7.9
Thời gian bên
con
1. Thấp hơn 30 phút/ 1 ngày 41 18.9
2. Từ 30 phút đến 60 phút/ 1 ngày 53 24.4
3. Từ trên 60 phút đến 120 phút/ 1 ngày 89 41.0
4. Từ trên 120 phút đến 180 phút trên
ngày
23 10.6
5. Trên 180 phút mỗi ngày 11 5.1
Theo đó, có 239 phụ huynh có con theo học mẫu giáo lớn và tự nguyện trả
lời bảng hỏi, sau khi thu bảng hỏi và mã hóa phiếu, có 217 phiếu hợp lệ và 22 phiếu
không hợp lệ. Thông tin nhân khẩu của 217 khách thể tham gia điều tra được thể
hiện cụ thể như bảng trên. Bảng 2.1 đã cho thấy một số đặc điểm của mẫu điều tra
chính thức về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, thời gian ở bên con.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1. Mục đích
Xây dựng cơ sở lí luận về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ
mầm non.
2.2.1.2. Nội dung
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan
trực tiếp đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. Đặc biệt là
tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên
ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có liên
quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương cơ sở lí luận của đề tài.
46
2.2.1.3. Cách thực hiện
Tìm kiếm những tài liệu về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ
mầm non được công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài tạp chí khoa học chuyên
ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành của
các tác giả trong nước và ngoài nước.
Từ đó phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết quả
của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trong những nghiên
cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến nhận thức
của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và
khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.2.1. Mục đích
Thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. Thu
thập những thông tin định lượng về thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát
triển tâm lý ở trẻ mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.
2.2.2.2. Nội dung
Bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non có
các nội dung chính như sau:
Bảng 2.2: Nội dung bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển
tâm lý ở trẻ mầm non
STT Nội dung
Số biến
quan sát*
Thang đo
Phần 1: Thông tin nhân khẩu về khách thể khảo sát
1 Tuổi 1 Định danh
2 Giới tính 1 Định danh
3 Nghề nghiệp 1 Định danh
4 Trình độ học vấn 1 Định danh
5 Tổng thu nhập/tháng 1 Định danh
6 Thời gian trực tiếp chăm sóc, giáo dục và vui
chơi cùng con
1 Định danh
Phần 2: Thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo
lớn
1 Những quy luật phát triển tâm lý của trẻ 5 Likert 5 mức độ
47
STT Nội dung
Số biến
quan sát*
Thang đo
mẫu giáo lớn
2 Đặc điểm sự phát triển trí tuệ ở trẻ mẫu giáo lớn
2.1 Sự phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo lớn 3 Likert 5 mức độ
2.2 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn 6 Likert 5 mức độ
2.3 Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn 7 Likert 5 mức độ
3 Đặc điểm sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn
3.1 Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn 6 Likert 5 mức độ
3.2 Sự phát triển ý chí của trẻ mầm non 3 Likert 5 mức độ
3.3 Sự phát triển ý thức bản ngã của trẻ mẫu giáo
lớn
4 Likert 5 mức độ
4 Bước ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị tâm lý cho
trẻ mẫu giáo lớn vào lớp
5 Likert 5 mức độ
Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý
của trẻ mẫu giáo lớn
1 Truyền hình, truyền thanh, báo chí giấy, báo
mạng, tạp chí khoa học
1 Likert 5 mức độ
2 Mạng xã hội 1 Likert 5 mức độ
3 Bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình 1 Likert 5 mức độ
4 Trường mầm non 1 Likert 5 mức độ
5 Trình độ học vấn 1 Likert 5 mức độ
6 Nghề nghiệp 1 Likert 5 mức độ
7 Điều kiện kinh tế 1 Likert 5 mức độ
8 Sức khỏe của cha mẹ 1 Likert 5 mức độ
* Số biến quan sát ban đầu trước khi kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực thang đo
2.2.2.3. Cách tiến hành
Để có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã
tiến hành theo các bước sau:
*Bước 1: Điều tra thử
Sau khi đã có nội dung bảng hỏi, chúng tôi đã mời 19 phụ huynh có con học
lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Tràng An, Long Biên, Hà Nội làm thử bảng
hỏi. Phụ huynh tham gia với tinh thần tự nguyện.
Mục đích điều tra thử là để các bậc phụ huynh cho ý kiến phản hồi về ngôn
ngữ sử dụng và kiểm tra văn phong với các phụ huynh làm có phù hợp và dễ hiểu
không. Kết quả cho thấy có 17/19 phụ huynh tham gia điều tra thử cho rằng ngôn
ngữ sử dụng trong bảng hỏi là phù hợp, phụ huynh hiểu được nội dung các mệnh đề
và thời gian trả lời khá phù hợp (trung bình từ 15 đến 30 phút). Hai phụ huynh còn
lại cho rằng nội dung bảng hỏi hơi dài, ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi dễ hiểu.
48
Với kết quả điều tra thử như trên, chúng tôi thống nhất giữ nguyên nội dung
bảng hỏi như thiết kế ban đầu để sử dụng điều tra chính thức.
*Bước 2: Điều tra chính thức
Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha
mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.
Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm phụ huynh có con học
lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Tràng An, Long Biên, Hà Nội.
Trước khi điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành tập huấn cho các điều tra
viên. Nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra; giới
thiệu khái quát về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non; lựa
chọn thời gian khảo sát; giới thiệu các bước hướng dẫn phụ huynh trả lời bảng hỏi
bao gồm: 1/Giới thiệu về bảng hỏi; 2/Giới thiệu về bốn loại nhận thức cho cha mẹ;
3/Hướng dẫn phụ huynh cách trả lời bảng hỏi (Với các câu hỏi về thông tin nhân khẩu
phụ huynh đánh dấu X lên ô đứng trước lựa chọn đúng với mình; Với các câu hỏi
mệnh đề, mỗi mệnh đề sẽ có 5 mức độ để lựa chọn, phụ huynh sẽ khoanh tròn hoặc
đánh dấu X lên con số phù hợp với mức độ mà mình lựa chọn; Điều tra viên không lựa
chọn thay phụ huynh).
Sau khi tập huấn cho điều tra viên, chúng tôi bắt đầu chính thức tiến hành
điều tra tại trường mầm non công lập Tràng An, Long Biên, Hà Nội.
*Bước 3: Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và độ hiệu lực thang đo
thông qua phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA).
Việc kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được thực hiện bằng
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0 để sàng lọc, loại
bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó: Cronbach’s
Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một
khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cùng nhiều nhà
nghiên cứu đều đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 trở lên là
sử dụng được. Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo
49
càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu Cronbach’s
Alpha quá lớn (0.95) thì xuất hiện hiện tượng trùng lặp (đa cộng tuyến) trong đo
lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, các nhà nghiên cứu còn sử
dụng hệ số tương quan biến tổng (Iterm - Total correlation), do hệ số Cronbach’s
Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những
biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Theo Slater (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng
trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α) là:
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo
lường là rất tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể
sử dụng được tương đối tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng
được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với
người trả lời.
Sau khi có được kết quả hợp lệ từ phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, chúng
tôi tiếp tục sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích nhân tố khám phá
(EFA), áp dụng phương pháp phân tích nhân tố Principal Components với phép
xoay Varimax. Điều kiện phân tích thỏa mãn các tiêu chí:
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO
≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì
phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
+ Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến
quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý
nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương
quan với nhau trong nhân tố.
+ Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng
nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có
Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
+ Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình
50
EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được
trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
+ Hệ số tải nhân tố (Factor Loading > 0,5) biểu thị mối quan hệ tương quan
giữa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nhan_thuc_cua_cha_me_ve_su_phat_trien_tam_ly_o_tre.pdf