Luận văn Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản

Với kết quảkhảo sát trên cho thấy: nguồn thông tin có mức độ ảnh hưởng “thường

xuyên” giúp SV có hiểu biết vềSKSS ởSV nói chung cũng nhưSVSP và SVNSP xếp theo

thứtựlà từ“phương tiện thông tin đại chúng” do chính SV nhận thức và tiếp cận được; từ

“gia đình”; từ“bạn bè”; từ“thầy cô”; từ“các trung tâm tưvấn” hay từ“các buổi sinh hoạt

đoàn thể”. Điều đó chứng tỏ đểkhắc phục hạn chếtrong nhận thức SKSS cho SV, ngoài

việc phát huy tính tích cực nhận thức của bản thân SV thì cần cung cấp thông tin cho SV từ

nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là qua phương tiện thông đại chúng, tác động của gia đình

liên quan đến các nội dung vềgiáo dục SKSS, giáo dục giới tính, giáo dục dân số.

pdf148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn, tốt hơn so với nam SV. Các bạn đã có ý thức, có trách nhiệm cao trong việc lập thân, lập nghiệp và việc lựa chọn bạn đời. + Xét theo ngành: SV và SVNSP đã lựa chọn độ tuổi “nam 20 tuổi và nữ 18 tuổi” là độ tuổi thích hợp để kết hôn theo luật định với tỉ lệ cao với 83.8% ở SVSP, 82.3% ở SVNSP xếp thứ nhất; xếp thứ hai là độ tuổi “nam 24 tuổi, nữ 22 tuổi” với 12.8% ở SVSP và 15.3% ở SVNSP; các độ tuổi còn lại các bạn lựa chọn với tỉ lệ thấp, chưa tới 3%. Điều này cho thấy SVSP và SVNSP đã hiểu đúng, hiểu đấy đủ về độ tuổi thích hợp để kết hôn theo luật định; thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong công việc sắp tới. Tuy về tỉ lệ khi chọn độ tuổi “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi” là độ tuổi thích hợp để kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam không chênh lệch nhau nhiều giữa SVSP và SVNSP nhưng qua đó cũng cho thấy nhận thức của SVSP về vấn đề này có tốt hơn so với SVNSP. * Nhận xét chung: + Đa số sinh viên đã hiểu đúng về độ tuổi thích hợp để kết hôn theo luật định, khi chọn độ tuổi “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi” với tỉ lệ cao. + Hơn 2/3 SV ở hai giới và SVSP và SVNSP cũng hiểu đúng về độ tuổi thích hợp để kết hôn theo luật định trong việc chọn độ tuổi “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi”. Tuy nhiên tỉ lệ cao lại nghiêng về nữ SV và SVSP. Điều này cho thấy nữ SV và SVSP nhận thức vấn đề này tốt hơn. - Nhận thức của SV về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc. Với 8 vấn đề được nêu khi đề cập đến các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc, căn cứ vào kết quả điều tra ở SV đại học Tiền Giang , có thể nhận xét như sau: + Với sinh viên đại học nói chung: Các tiêu chuẩn đặt ra đều được các SV lựa chọn với tỉ lệ cao thấp khác nhau. Tiêu chuẩn “có sự thống nhất về quan điểm sống, về quan điểm đạo đức và hiểu biết tính tình của nhau” được SV lựa chọn nhiều nhất với 81,6% trong tổng số 332 SV được điều tra, xếp thứ nhất; tiêu chuẩn “ổn định về nghề nghiệp” được SV lựa chọn kế tiếp với 52.1%; xếp thứ ba là tiêu chuẩn “tình yêu sâu sắc đã qua thử thách”; tiếp theo là tiêu chuẩn “trưởng thành về tuổi đời” với 34.6%, xếp thứ tư; tiêu chuẩn “có sức khỏe” với 32.2.%. xếp thứ năm; tiêu chuẩn “được gia đình hai bên ủng hộ” xếp thứ sáu; chỉ xếp thứ bảy là tiêu chuẩn “cơ sở vật chất đầy đủ, thu nhập cao”; các tiêu chuẩn khác như “tôn trọng nhau”, “có sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng”, “cần có sự động viên”, “không yêu thực dụng” cũng được các SV đề cập nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp với 2.1% trong tồng số 332 SV được khảo sát. Điều này cho thấy, cùng với các vấn đề khác, SV đã hiểu đúng và hiểu tương đối đầy đủ về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc; ý thức trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống chung. Đồng thời, các tiêu chuẩn được SV đề cập đều nói đến cả vấn đề tinh thần và vật chất, tuy nhiên SV không đặt nặng tiêu chuẩn “vật chất” như cơ sở vật chất đầy đủ, phải có thu nhập cao mà chỉ lưu ý nhiều đến sự thống nhất quan điểm sống, hiểu biết lẫn nhau, có sự ổn định nghề nghiệp, trưởng thành tuổi đời.... cho thấy SV chú trọng đến giá trị tinh thần trong cuộc hôn nhân để có hạnh phúc. + Xét theo giới tính: Cũng như SV đại học Tiền Giang nói chung, SV ở cả hai giới cũng có lựa chọn với tỉ lệ cao thấp khác nhau về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc. Tiêu chuẩn “có sự thống nhất về quan điểm sống, về quan điểm đạo đức và hiểu biết tính tình của nhau” được SV hai giới lựa chọn nhiều nhất với 87.9% ở nữ và 78.3% ở nam trong tổng số 332 SV được điều tra, xếp thứ nhất; tiêu chuẩn “ổn định về nghề nghiệp” được SV lựa chọn kế tiếp với 54.8% ở nữ và 52.2 % ở nam xếp thứ hai; xếp thứ ba là tiêu chuẩn “tình yêu sâu sắc đã qua thử thách” với 53% ở nam và 51.% ở nữ; nhưng xếp tiếp theo là tiêu chuẩn “có sức khỏe” xếp thứ tư với 34.5% ở nữ và 31.3% ở nam; tiêu chuẩn “gia đình ủng hộ” xếp thứ năm với 34% ở nữ và 30.4% ở nam; tiêu chuẩn “trưởng thành về tuổi đời” được xếp thứ sáu với 34.5% ở nam và 28.7% ở nữ; chỉ xếp thứ bảy là tiêu chuẩn “cơ sở vật chất đầy đủ, thu nhập cao”; các tiêu chuẩn khác như “tôn trọng nhau”, “có sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng”, “cần có sự động viên”, “không yêu thực dụng” cũng được các SV đề cập nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp với 4.3% ở nam và 1% ở nữ trong tổng số 332 SV được khảo sát. Điều này cho thấy, cùng với các vấn đề khác, SV hai giới đã hiểu đúng và hiểu tương đối đầy đủ về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc; ý thức trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống chung. Đồng thời, các tiêu chuẩn được SV đề cập đều nói đến cả vấn đề tinh thần và vật chất, tuy nhiên SV không đặt nặng tiêu chuẩn “vật chất” lên hàng đầu mà chú ý nhiều hơn về giá trị tinh thần như quan điểm sống, quan điểm đạo đức, việc hiểu biết tính tình của nhau. Trong các tiêu chuẩn lựa chọn tuy có chênh lệch nhau nhưng không nhiều và ở các tiêu chuẩn nữ SV chiếm tỉ lệ cao hơn. Điều này cho thấy nữ SV rất ý thức về vấn đề hôn nhân một cách nghiêm túc so với nam SV. + Xét theo ngành: Hầu hết SVSP và SVNSP đều có những lựa chọn thống nhất về thứ tự các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc như SV nói chung: “thống nhất về quan điểm sống...”; “ổn định nghề nghiệp”; “tình yêu sâu sắc đã qua thử thách”; “trưởng thành về tuổi đời”.... và tùy từng nội dung mà tỉ lệ cao thấp đối với các tiêu chuẩn có khác nhau nhưng không chênh lệch nhau nhiều nhưng đa phần các tiêu chuẩn lựa chọn SVSP đều chiếm tỉ lệ cao. Điều đó cho thấy nhận thức của SVSP về vấn đề hôn nhân đi vào chiều sâu hơn, ý thức trách nhiệm đối với vấn đề hôn nhân rõ ràng hơn. * Nhận xét chung: - Đa số sinh viên đã hiểu đúng và đầy đủ về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc. - Đã có sự thống nhất trong SV nói chung, SV ở hai giới và SVSP và SVNSP nói riêng trong việc xếp thứ tự các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc, nhưng chiếm tỉ lệ cao một cách khái quát đều ở nữ SV và SVSP. Điều này cho thấy nữ SV và SVSP ý thức xác đáng về vấn đề hôn nhân tuy chỉ là khảo sát, điều tra. 2.4. Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề tình dục Kết quả điều tra về nhận thức của SV đại học Tiền Giang về các vấn đề liên quan đến tình dục và tình dục an toàn được thể hiện ở bảng 2.8 đến bảng 2.13 và các biểu đồ ở phần phụ lục 1: từ Đ10.1 đến Đ.15.3 - Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề: “Các bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” Kết quả đánh giá về vấn đề: “Các bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” được thể hiện ở bảng 2.8 và biểu đồ Đ10.1, Đ10.2, Đ10.3 (phần phụ lục 1) cho phép nhận xét: Xét theo giới Xét theo ngành Chung Nam Nữ SVSP SVNSP Không đúng f % 288 86.7% 98 81.7% 190 89.6% 108 92.3% 180 83.7% Phân vân f % 21 6.3% 11 9.2% 10 4.7% 5 4.3% 16 7.4% Đúng f % 17 5.1% 8 6.7% 9 4.2% 4 3.4% 13 6% C ác b ạn gá i c hi ều th eo ý m uốn của b ạn tra i t ro ng q ua n hệ tìn h dụ c để gi ữ t ìn h bạn tố t đ ẹp là bi ểu hi ện của tì nh b ạn kh ác Rất đúng f % 6 1.8% 3 2.5% 3 1.4% 6 2.8% Bảng 2.8. Nhận thức của SV Đại học Tiền Giang về vấn đề: “Các bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” + Với sinh viên đại học nói chung: có đến 86.7% SV cho rằng vấn đề trên là không đúng; số còn lại ở mức phân vân 6.3%, đúng 5.1%, rất đúng 1.8%. Điều này cho thấy mặc dù với những tác động không tốt từ bên ngoài, SV vẫn có sức “đề kháng”, vẫn giữ nếp cũ hướng theo văn hóa Á đông, không thể lấy việc bạn gái chiều theo ý muốn của bạn gái trong quan hệ tình dục để làm “thước đo” trong đánh giá biểu hiện tốt đẹp của tình bạn khác giới. Với kết quả trên cho thấy SV đã có nhận thức tích cực trong quan hệ nam nữ, trong tình cảm lứa đôi. + Xét theo giới tính: cả hai giới nam và nữ SV đều cho rằng việc “bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” là không đúng chiếm tỉ lệ cao, 81.7% ở nam SV và 89.6% ở nữ SV; ở mức phân vân, đúng và rất đúng chiếm tỉ lệ rất thấp. Trong đó ở mức phân vân đối với nam SV là 9.2%, nữ SV 4.7%; mức đúng ở nam SV 6.7% và nữ SV 4.2% và rất đúng ở nam SV 2.5% và nữ SV 1.4%. Với kết quả khảo sát trên cho thấy nữ SV trong nhận thức về vấn đề này thẳng thắn, đúng đắn hơn so với nam SV, chứng tỏ các bạn nữ SV rất tự trọng, luôn có thức trong việc giữ gìn phẩm hạnh của mình, biết thực hiện kỹ năng nói “không” trước những đòi hỏi không xác đáng của các bạn trai. + Xét theo ngành: Cả SVSP và SVNSP đều cho rằng việc “bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” là không đúng chiếm tỉ lệ cao, rất cao ở SVSP với 92.3% ở nam SV so với 83.7% ở SVNSP; các mức còn lại phân vân, đúng và rất đúng chiếm tỉ lệ rất thấp. Trong đó ở mức phân vân đối với SVSP là 4.3%, SVNSP 7.4%; mức đúng ở SVSP 3.4% và SVNSP 6% và rất đúng ở SVSP 0% và SVNSP 2.8%. Với kết quả trên cho thấy trong chừng mực nhất định, SVSP có nhận thức về vấn đề này đúng đắn hơn so với các bạn SVNSP, có tính nguyên tắc, biết giữ gìn cho mình cũng như cho người mình yêu, không có những đòi hỏi mang tính buông thả trong quan hệ lứa đôi. Qua trò chuyện thẳng thắn, cởi mở với các bạn SV ở hai giới và SVSP, SVNSP đã cho chúng tôi khẳng định về vấn đề trên. Các bạn nam và nữ SV nhất là nữ SV và SVSP các bạn đều cho rằng: “Việc bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” là “điều không nên”, không là “cách duy nhất” để thể hiện tình bạn khác giới. - Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề: “Tình dục là biểu hiện cụ thể của sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở người trưởng thành?” Kết quả nghiên cứu về: “Tình dục là biểu hiện cụ thể của sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở người trưởng thành?” được thể hiện ở bảng 2.9 và biểu Đ11.1, Đ11.2, Đ11.3 (phần phụ lục 1) cho phép nhận xét: Chung Xét theo giới Xét theo ngành Nam Nữ SVSP SVNSP Không đúng f % 105 31.6% 30 25.2% 75 35.5% 47 40.2% 58 27.2% Phân vân f % 63 19% 15 12.6% 48 22.7% 15 12.8% 48 22.5% Đúng f % 133 40.1% 55 46.2% 78 37% 49 41.9% 84 39.4% Tì nh d ục là b iểu h iện c ụ t hể, m ãn h liệt c ủa sự hò a nh ập kh ôn g th ể th iếu tro ng m ột tìn h yê u trọ n vẹn ở nh ữn g ng ườ i t rưở ng th àn h? Rất đúng f % 29 8.7% 19 16% 10 4.7% 6 5.1% 23 10.8% Bảng 2.9. Nhận thức của SV Đại học Tiền Giang về vấn đề: “Tình dục là biểu hiện cụ thể của sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở người trưởng thành?” + Với sinh viên đại học nói chung: Với tỉ lệ 40.1% SV trong tổng số SV được điều tra cho rằng: “Tình dục là biểu hiện cụ thể của sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở người trưởng thành?” là đúng chiếm tỉ lệ cao so với các mức phân vân chiếm 19%, rất đúng chiếm 8.7% cho thấy SV đã có nhận thức, có cái nhìn thoáng hơn trong vấn đề tình dục thể hiện sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở người trưởng thành. Tuy nhiên còn có đến 31.6% SV cho rằng vấn đề này là không đúng. Với kết quả cho thấy nhận thức của SV về vấn đề này là chưa đúng đắn lắm, còn có những hạn chế nhất định trong vấn đề tình dục trong tình yêu. + Xét theo giới: Cũng như SV đại học nói chung, SV ở cả hai giới cũng có nhận thức chưa cao về vấn đề này nhất là ở nữ SV khi cho cho rằng vấn đề này là không đúng chiếm đến 35.5% so với nam SV chiếm tỉ lệ 25.2%; các mức khác là phân vân ở nam SV chiếm 12.6% và nữ SV 22.7%; mức đúng ở nam SV 46.2% và nữ SV chỉ có 37.% và mức rất đúng ở nam SV là 16% và nữ SV 4.7%. Với kết quả trên cho thấy nhận thức về vấn đề này ở cả hai giới là chưa đúng đắn, nhất là đối với nữ SV. Ở nữ SV, có thể các bạn còn e ngại khi đề cập vấn đề, các bạn nhận thức vấn đề nhưng có thể chưa hiểu đích thực và đầy đủ vấn đề. + Xét theo ngành: Nhận thức về vấn đề này ở SVSP và SVNSP cũng chưa cao khi cho rằng vấn đề trên là không đúng chiếm 40.2% ở SVSP và 27.2% ở SVNSP; các mức khác như phân vân chiếm tỉ lệ 12.8% ở SVSP và 22.5% ở SVNSP, mức đúng chiếm 41.9% ở SVSP và 39.4% ở SVNSP, mức rất đúng chiếm tỉ lệ 5.1% ở SVSP và 10.8% ở SVNSP. Với kết quả khảo sát trên cho thấy mặc dù đều có hạn chế trong nhận thức về vấn đề “Tình dục là biểu hiện cụ thể của sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở người trưởng thành?” ở cả hai khối ngành nhưng nhận thức về vấn đề này ở SVNSP có phần đúng đắn và thoáng hơn hơn SVSP. - Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề: “Sự đam mê tình dục luôn phải trả giá đôi khi rất đắt?” Kết quả đánh giá về vấn đề: “Sự đam mê tình dục luôn phải trả giá đôi khi rất đắt?” được thể hiện ở bảng 2.10 và biểu đồ Đ12.1, Đ12.2, Đ12.3 (phần phụ lục 1) cho phép nhận định: Xét theo giới Xét theo ngành Chung Nam Nữ SVSP SVNSP Không đồng ý f % 28 8.4% 17 14.2% 11 5.2% 11 9.4% 17 7.9% Phân vân f % 32 9.6% 9 7.5% 23 10.8% 8 6.8% 24 11.2% Đồng ý f % 173 52.1% 55 46.2% 119 56.1% 71 60.7% 102 47.4% Sự đa m m ê tìn h dục lu ôn p hải tr ả gi á đô i k hi rấ t đ ắt Rất đồng ý f % 99 29.8% 19 16% 59 27.8% 27 23.1% 72 33.5% Bảng 2.10. Nhận thức của SV Đại học Tiền Giang về vấn đề: “Sự đam mê tình dục luôn phải trả giá đôi khi rất đắt?” + Với sinh viên đại học nói chung: Với tỉ lệ 52.1% SV đồng ý và tỉ lệ rất đồng ý 29.8% trong tổng số SV được khảo sát cho rằng ““Sự đam mê tình dục luôn phải trả giá đôi khi rất đắt?” so với các mức phân vân chiếm tỉ lệ 9.6%, không đồng ý 8,4% ; đồng thời với kết quả trên qua khảo sát cho thấy SV đã có nhận thức đúng đắn vế vấn đề này, chứng tỏ các bạn SV có quan tâm và không đánh giá cao sự đam mê tình dục trong quan hệ nam nữ mặc dù vấn đề trên cũng là một tiêu chí trong tình yêu. + Xét theo giới: Giống như SV đại học nói chung, vấn đề trên qua khảo sát ở nam và nữ SV, các bạn cũng cho rằng “Sự đam mê tình dục luôn phải trả giá đôi khi rất đắt?” với tỉ lệ đồng ý 45% ở nam SV, 56.1% ở nữ SV và rất đồng ý với tỉ lệ 33.3% ở nam SV và 27.8% ở nữ SV so với mức phân vân chiếm tỉ lệ 7.5% ở nam SV và 10.8% ở nữ SV và mức không đồng ý với 14.2% ở nam SV và 5.2% ở nữ SV cho thấy các bạn SV đã có nhận thức ở mức cao và xác đáng về vấn đề này. Với kết quả khảo sát trên cho thấy các bạn nữ SV nhận thức vấn đề này đúng đắn và xác đáng hơn so với nam SV. + Xét theo ngành: Nhìn vào bảng trên, qua khảo sát chúng ta nhận thấy với tỉ lệ đồng ý (60.7% ở SVSP và 47.4% ở SVNSP) và rất đồng ý (23.1% ở SVSP và 33.5% ở SVNSP) so với phân vân (6.8% ở SVSP và 11.2% ở SVNSP) và không đồng ý ( 9.4% ở SVSP và 7.9% ở SVNSP) cho thấy SVSP và SVNSP đã có nhận thức ở mức cao và đúng đắn về vấn đề “Sự đam mê tình dục luôn phải trả giá đôi khi rất đắt?” . Tuy nhiên với điểm trung bình 3.06 so với 2.88 cho thấy nhận thức về vấn đề này ở SVNSP cao hơn SVSP - Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về: “Độ tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu quan hệ tình dục?” Kết quả khảo sát về: “Độ tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu quan hệ tình dục?” ở bảng 2.11 và biểu đồ Đ.13.1, Đ13.2, Đ13.3 (phần phụ lục 1) cho phép chúng tôi nhận định: Xét theo giới Xét theo ngành Chung Nam Nữ SVSP SVNSP 1. 13 -14 tuổi f % 2 0.6% 2 0.9% 2 0.9% 2. 15 – 16 tuổi f % 2 0.6% 1 0.8% 1 0.5% 2 0.9% 3. 17 – 18 tuổi f % 4 1.2% 4 3.4% 2 1.7% 2 0.9% 4. 18 tuổi trở lên f % 33 9.9% 21 17.6% 12 5.7% 11 9.4% 22 10.3% 5. Sau khi kết hôn f % 280 84.3% 87 73.1% 193 91% 101 86.3% 179 83.6% 6. Chẳng có tuổi nào là tốt nhất f % 4 1.2% 3 2.5% 1 0.5% 1 0.9% 3 1.4% 7. Đã dạm hỏi f % 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%Độ tu ổi nà o là tố t n hất để b ắt đ ầu qu an h ệ tì nh d ục 8. Sự đồng ý của hai gia đình f % 6 1.8% 3 2.5% 3 1.4% 2 1.7% 4 1.9% Bảng 2.11. Nhận thức của SV Đại học Tiền Giang về vấn đề: “Độ tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu quan hệ tình dục?” + Với sinh viên đại học nói chung: Bằng việc đưa ra 8 vấn đề nhỏ để khảo sát SV chọn “độ tuổi nào là phù hợp để quan hệ tình dục”, hầu hết SV với tỉ lệ khá cao 84.3% (trong tổng số SV được khảo sát) đều nhất trí chọn độ tuổi “sau khi kết hôn” là độ tuổi phù hợp để quan hệ tình dục; các vấn đề khác chiếm tỉ lệ rất thấp: 18 tuổi trở lên 9.9%; sự đồng ý của gia đình chiếm 1.8%; chẳng có độ tuổi nào chiếm 1.2%; 17-18 tuổi – 1.2%; độ tuổi 13-14 là 0.6%; 15-16 tuổi chiếm 0.6%; đã dạm hỏi 0%. Với kết quả trên cho thấy SV đã có nhận thức khá tốt khi xác định đúng đắn độ tuổi phù hợp để quan hệ tình dục. Điều đó cho thấy, mặc dù có những tác động khách quan và chủ quan đến với mình nhưng các bạn vẫn luôn giữ nếp văn hóa Á Đông không có cách nghĩ khá “phóng khoáng” như thanh niên phương Tây cũng như thanh niên các nước đang phát triển. + Xét theo giới: Giống như SV đại học nói chung, vấn đề trên qua khảo sát ở nam và nữ SV, các bạn cũng cho rằng độ tuổi phù hợp để quan hệ tình dục là sau khi kết hôn với tỉ lệ rất cao 73.1.% ở nam SV, và đặc biệt 91% ở nữ SV các độ tuổi khác chiếm tỉ lệ rất thấp xếp theo thứ tự là : 18 tuổi trở lên với tỉ lệ 17.6% ở nam SV và 5.7% ở nữ SV; 17-18 tuổi với tỉ lệ 3.4% ở nam SV và 0% ở nữ SV; chẳng có độ tuổi là phù hợp cả với tỉ lệ 2.5% ở nam SV và 0.5% ở nữ SV; sự đồng ý của gia đình với tỉ lệ 2.5% ở nam SV và 1.4% ở nữ SV; ; 15-16 tuổi với tỉ lệ 0.8% ở nam SV và 0.5% ở nữ SV; 13-14 tuổi với tỉ lệ 0% ở nam SV và 0.9% ở nữ SV; đặc biệt các bạn SV ở hai giới không chấp nhận việc quan hệ tình dục sau khi đã dạm hỏi, cho nên không có SV nào chọn vấn đề này. Điều đó cho thấy các bạn SV vẫn tôn trọng theo lễ giáo Á Đông, không chấp nhận việc quan hệ tình dục khi chưa kết hôn. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nhận thức của các bạn SV: đã có cái nhìn đúng đắn và xác đáng trong vấn đề tương đối nhạy cảm và tế nhị này. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy nhận thức của nữ SV về vấn đề này đúng đắn hơn nam SV. + Xét theo ngành: Nhìn vào bảng trên, qua khảo sát chúng ta nhận thấy các bạn SVSP và SVNSP đều nhất trí độ tuổi phù hợp để quan hệ tình dục là sau khi kết hôn với tỉ lệ cao 86.3% ở SVSP và 93.6% ở SVNSP trong khi các độ tuổi và vấn đề còn lại chiếm tỉ lệ thấp, xếp theo thứ tự là: 18 tuổi trở lên với tỉ lệ 9.4% ở SVSP và 10.3% ở SVNSP; sự đồng ý của gia đình với tỉ lệ 1.7% ở SVSP và 1.4% ở SVNSP; 17-18 tuổi với tỉ lệ 1.7% ở SVSP và 0.9% ở SVNSP; chẳng có độ tuổi là phù hợp cả với tỉ lệ 0.9% ở SVSP và 1.4% ở SVNSP; 13-14 tuổi với tỉ lệ 0% ở SVSP và 0.9% ở SVNSP; 15-16 tuổi với tỉ lệ 0% ở SVSP và 0.9% ở SVNSP; đã dạm hỏi với tỉ lệ 0% ở SVSP và 0% ở SVNSP. Điều đó cho thấy SVSP và SVNSP đã có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Tuy nhiên qua các vấn đề khảo sát, chúng ta nhận thấy SVSP nhận thức vấn đề này xác đáng hơn SVNSP. - Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về: “quan hệ tình dục an toàn” Kết quả khảo sát về: “quan hệ tình dục an toàn” được thể hiện ở bảng 2.12 và biểu đồ Đ14.1, Đ14.2, Đ14.3 (phần phụ lục 1) cho phép nhận định: Xét theo giới Xét theo ngành Chung Nam Nữ SVSP SVNSP 1. Tất cả hình thức hoạt động tình dục, trừ giao hợp f % 17 5.1% 2 1.7% 15 7.2% 8 6.9% 9 4.3% 2. Sử dụng bao cao su f % 212 63.9% 68 57.6% 144 69.2% 71 61.2% 141 67.1% 3. Không có nguy cơ rủi ro như mang thai ngoài ý muốn f % 17 5.1% 8 6.8% 9 4.3% 6 5.2% 11 5.2% Th ế n ào là q ua n hệ tìn h dục an to àn ? 4. Không bị các bệnh LTQĐTD f % 109 32.8% 51 43.2% 58 27.9% 38 32.8% 71 33.8% Bảng 2.12. Nhận thức của SV Đại học Tiền Giang về: “quan hệ tình dục an toàn” + Với sinh viên đại học nói chung: Bằng việc đưa ra 4 vấn đề nhỏ để khảo sát nhận thức của SV về “quan hệ tình dục an toàn”, SV đều chọn việc “sử dụng bao cao su” với tỉ lệ cao chiếm 63.9% và “không bị LTQĐTD” với tỉ lệ 32.8% để thể hiện việc hiểu về “quan hệ tình dục an toàn”, hai vấn đề còn lại chiếm tỉ lệ thấp với 5.1% cho “các hình thức quan hệ tình dục trừ giao hợp” và “không có nguy co rủi ro như mang thai ngoài ý muốn”. Thật sự khi đề cập đến “quan hệ tình dục an toàn” cần phải đề cập đến cả 4 vấn đề trên. Điều này cho thấy, mặc dù cũng được tiếp cận qua nhiều nguồn thông tin nhưng SV đã có nhận thức hạn chế về vấn đề này, hiểu vấn đề chưa đầy đủ, chưa đúng đắn. Cũng qua trao đổi, trò chuyện với SV, khi được hỏi: “Biện pháp tránh thai nào vừa có tác dụng tránh thai vừa có tác dụng tránh các bệnh LTQĐTD?” hầu hết SV đều trả lời đúng là “sử dụng bao cao su”. Điều này cho thấy SV đã có những hiểu biết nhất định về tình dục an toàn mặc dù chưa đầy đủ + Xét theo giới: Giống như SV đại học nói chung, vấn đề trên qua khảo sát ở nam và nữ SV, các bạn cũng cho rằng việc “sử dụng bao cao su” trong giao hợp (với tỉ lệ 57.6% ở nam SV và 69.2% ở nữ SV) và “không bị LTQĐTD” (với tỉ lệ 43.2% ở nam SV và 27.9% ở nữ SV) thể hiện việc “quan hệ tình dục an toàn”; hai vấn đề còn lại không phải là những lựa chọn ưu tiên của SV với tỉ lệ thấp: không mang thai ngoài ý muốn với 6.8% ở nam SV và 4.3 % ở nữ SV và các hình thức quan hệ tình dục trừ giao hợp với 1.7% ở nam SV và 7.2% ỡ nữ SV. Điều này cho thấy cả nam và nữ SV đã có nhận thức chưa thật sự về vấn đề này khi chỉ chọn 2 trong 4 vấn đề thể hiện việc “quan hệ tình dục an toàn”. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng ta thấy nữ SV nhận thức vấn đề này tốt hơn nam SV. + Xét theo ngành: Nhìn vào bảng trên, qua khảo sát chúng ta nhận thấy các bạn SVSP và SVNSP đều thể hiện việc “quan hệ tình dục an toàn” chỉ nghiêng nhiều về 2 trong 4 lựa chọn là “sử dụng bao cao su” (với tỉ lệ 61.2% ở SVSP và 61.7% ở SVNSP) và “không bị LTQĐTD” (với tỉ lệ 32.8% ở SVSP và 33.8% SVNSP). Hai vấn đề còn lại, SV lựa chọn với tỉ lệ thấp: các hình thức quan hệ tình dục trừ giao hợp chiếm tỉ lệ 6.9% ở SVSP và 4.3.% ở SVNSP và không có nguy cơ rủi ro như mang thai ngoài ý muốn chiếm 5.2% ở SVSP và SVNSP. Điều đó cho thấy SVSP và SVNSP cả hai đã có nhận thức chưa đúng đắn và chưa đầy đủ về vấn đề này. - Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề: “Quan hệ tình dục trước hôn nhân” Kết quả khảo sát về: “Quan hệ tình dục trước hôn nhân” được thể hiện ở bảng 2.13 và biểu đồ Đ.15.1, Đ15.2, Đ15.3 (phần phụ lục 1) cho phép chúng tôi có nhận định sau: Xét theo giới Xét theo ngành Chung Nam Nữ SVSP SVNSP Không đồng ý f % 279 84% 78 65.5% 201 94.8% 96 82.8% 183 85.1% Phân vân f % 27 8.1% 21 17.6% 6 2.8% 12 10.3% 15 7% Đồng ý f % 22 6.6% 17 14.3% 5 2.4% 8 6.9% 14 6.5% Q ua n ni ệm : Q ua n hệ tìn h dục trư ớc hô n nh ân Rất đồng ý f % 3 0.9% 3 2.5% 0 0% 0 0% 3 1.4% Bảng 2.13. Nhận thức của SV Đại học Tiền Giang về: “Quan hệ tình dục trước hôn nhân” + Với sinh viên đại học nói chung: Với 4 vấn đề được đưa ra để khảo sát SV về “quan hệ tình dục trước hôn nhân”, việc lựa chọn của SV được xếp theo thứ tự sau: xếp thứ nhất là “không đồng ý” với tỉ lệ 84%, phân vân được xếp thứ hai với 8.1%, xếp thứ ba là đồng ý với 6.6% và xếp cuối cùng là “rất đồng ý” với 0.9%. Với kết quả khảo sát trên cho thấy SV không chấp nhận việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, không chấp nhận việc “ăn cơm trước kẻng”, không muốn vượt qua bức tường lửa “fire wall”. Điều này cho thấy phẩm chất “đạo đức” trong nhận thức về văn hóa tình dục của SV. Qua trao đổi, trò chuyện với SV, khi được hỏi: “Bạn có suy nghĩ gì về quan hệ tình dục trước hôn nhân?” hầu hết SV được hỏi nhất là nữ SV, SVSP đều không tán thành vấn đề này, không chấp nhận việc “ăn cơm trước kẻng” cho rằng vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến “phẩm chất đạo đức”, “phẩm hạnh của con người”; không chấp nhận việc “quan hệ phóng khoáng”, “sống thử” trước khi kết hôn, việc “ăn cơm trước kẻng rồi có gõ kẻng” đi chăng nữa. + Xét theo giới: Giống như SV đại học nói chung, vấn đề trên qua khảo sát ở nam và nữ SV, các bạn cũng cho “không đồng ý” việc quan hệ tình dục trước hôn nhân với tỉ lệ khá cao (65.5% ở nam SV và 94.8% ở nữ SV) xếp thứ nhất, xếp thứ hai thứ bà và cuối cùng là các mức phân vân với 17.6% ở nam SV và 2.8% ở nữ SV, đồng ý với 14.3% ở nam SV và 2.4% ở nữ SV và rất đồng ý với 2.5% ở nam SV và 0% ỡ nữ SV. Đồng thời cũng qua kết quả khảo sát trên cho thấy SV vẫn tuân thủ theo văn hóa Á Đông, không chấp nhận việc ăn “trái cấm” trước khi thành vợ thành chồng. Tuy nhiên qua khảo sát c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH006.pdf
Tài liệu liên quan