Luận văn Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài . 6

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 17

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu . 17

5. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 18

6. Phương pháp nghiên cứu . 19

7. Hạn chế của nghiên cứu 20

8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 21

9 Khung phân tích . 22

NỘI DUNG CHÍNH

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 23

1.1 Khái niệm công cụ của đề tài 23

1.1.1. Nhận thức 23

1.1.2. Thái độ 24

1.1.3. Người chuyển giới . 25

1.1.4. Một số khái niệm liên quan 27

1.2 Cơ sở lý thuyết . 29

1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa vai trò giới 29

1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng của H.Mead và Blumer 31

1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý . 32

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài . 33

1.3.1. Sơ lược về cộng đồng chuyển giới tại Việt Nam 33

1.3.2. Một số văn bản pháp luật liên quan đến người chuyển giới

tại Việt Nam .

36

1.3.3. Một số kinh nghiệm quốc tế liên quan tới người chuyển giới 39

pdf42 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Nam năm 2012... Có thể nói, cộng đồng LGBT nói chung đang đứng trƣớc rất nhiều khó khăn và thách thức. Từ thách thức lớn nhất là thái độ định kiến và phân biệt đối xử từ trong gia đình, trƣờng học, các cơ sở y tế và thậm chí trên truyền thông đại chúng khiến ngƣời chuyển giới phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ bị bạo hành cả thể chất lẫn tinh thần, đối mặt với những khó khăn trong việc làm và các vấn đề pháp lý liên quan... Các nghiên cứu Bạo lực với những người đồng tính nam và chuyển giới do CCIHP và UNAIDS thực hiện năm 2011; Bạo lực và phân biệt đối xử với LGBT trong trƣờng học của CCIHP năm 2012; Khát vọng được là chính mình: Những vấn đề thực tiễn và pháp lý với người chuyển giới của nhóm tác giả Phạm Quỳnh Phƣơng thực hiện năm 2012... đã chỉ ra những hình thức bạo lực dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới, phổ biến nhất là bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục và các hình thức ép ngƣời chuyển giới đi chữa bệnh tâm thần. Những rủi ro về sức khỏe của nhóm ngƣời chuyển giới chủ yếu đƣợc đề cập đến trong những nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ. Nếu nhƣ vấn đề sức khỏe của ngƣời đồng tính thƣờng gắn với vấn đề phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục và HIV của nhóm SMS thì đối với ngƣời chuyển giới, sức khỏe là vấn đề thật sự nghiêm trọng, liên quan tới nhu cầu phẫu thuật, chuyển đổi cơ thể sinh học. Mặc dù hiện nay đã có nhiều cơ sở, trung tâm y tế cho nhóm đồng tính nam về HIV và sức khỏe tình dục nhƣng với ngƣời chuyển giới, hiện nay vẫn chƣa có cơ sở y tế nào quan tâm trực tiếp tới vấn đề này. Nhiều khía cạnh và đối tƣợng là ngƣời chuyển giới vẫn bị lẫn vào trong các nghiên cứu can thiệp dành cho MSM. Ngay bản thân những ngƣời làm về các 18 chƣơng trình phòng chống HIV cho MSM cũng không phân biệt rõ ràng về xu hƣớng tình dục và bản dạng giới, giữa mại dâm nam, đồng tính nam và chuyển giới mà gộp họ vào một nhóm MSM. Trong một chừng mực nào đó, từ MSM đã trở thành một “bản dạng” trong khi nó chỉ nói về hành vi. Điểm đáng chú ý là hầu hết các sản phẩm nghiên cứu này chỉ nằm trong khuôn khổ các dự án, chƣơng trình can thiệp phòng chống bạo lực, sức khỏe cộng đồng, chủ yếu là chiến dịch nâng cao nhận thức và phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS của nhóm MSM. Các nghiên cứu trƣớc đây coi MSM nhƣ nhóm co nguy cơ lây nhiễm HIV cao do có nhiều bạn tình, ít sử dụng bao cao su và do nhận thức thấp về nguy cơ lây nhiễm. Nhiều tổ chức coi đây là nhóm đối tƣợng chính trong truyền thông phòng chống HIV. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tới nhƣ HIV knowledge ans risk factors among men who have sex with man in Ho Chi Minh city của Colby năm 2003; Social contruction of male homosexual in Viet Nam – Some keys to understand anh implications for HIV do Blanc thực hiện năm 2005; Men who have sex with men in Hanoi: Social profile and sexual health isues của Khuất Thu Hồng năm 2005; Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam và HIV/AIDS của Vũ Ngọc Bảo năm 2005 của Trƣơng Tấn Minh, Tôn Thất Toàn và Colby năm 2006... Những trải nghiệm kỳ thị, định kiến đối với cộng đồng vƣợt giới cũng nhƣ tính chủ thế của họ đƣợc thể hiện rất rõ qua nghiên cứu đánh giá gần đây của SC và iSEE về nhóm trẻ đƣờng phố thiểu số tình dục (Nguyễn Thu Hƣơng và Nguyễn Thu Nam, Thực trạng trẻ em đường phố LGBT, 2012). Nhiều cá nhân đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu này có biểu hiện vƣợt khỏi các chuẩn mực tình dục cũng nhƣ chuẩn mực hành vi giới nhƣng lại không biết thuật ngữ “chuyển giới”; thay vào đó, các bạn trẻ tự nhận mình thuộc giới thứ ba. Báo cáo này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa hoàn cảnh đi bụi với bản dạng giới và xu hƣớng tình dục của trẻ em thiểu số tình dục nói chung và chuyển giới nói riêng. Có thể nói, cho đến nay, hiện tƣợng chuyển giới ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách độc lập và đầy đủ. Đặc biệt khi quyền và nghĩa vụ của ngƣời chuyển giới chính thức đƣợc Quốc Hội Việt Nam thông qua vào tháng 11 năm 2015 19 đã đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi, thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội đối với nhóm ngƣời từ trƣớc đến nay vốn đƣợc coi là “ngƣời vô hình”. Vì thế, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề pháp lý cho ngƣời chuyển giới nhằm cung cấp thêm tính thực tiễn cho lộ trình giúp việc công nhận quyền chuyển giới đƣợc suôn sẻ trong quá trình hiện thực hóa luật. Nghiên cứu về “Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam” của tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong những nỗ lực lớn lao này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu nhận thức, thái độ của ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam, từ đó đề xuất những khuyến nghị, những kênh thông tin hiệu quả nhằm tuyên truyền Luật về quyền chuyển giới tại Việt Nam cho đối tƣợng ngƣời chuyển giới nói riêng và cộng đồng nói chung. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nhận thức, thái độ của ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam qua việc hiểu về các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, cách thức thể hiện hay thực thi các quyền của mình trƣớc và sau khi quyền chuyển giới đƣợc công nhận; thái độ đồng tình hay phản đối khi quyền chuyển giới đƣợc thông qua, mong muốn của ngƣời chuyển giới khi quyền chuyển giới đƣợc hiện thực hóa. - Phân tích các kênh thông tin tác động đến nhận thức, thái độ của ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới. - Ảnh hƣởng của quyền chuyển giới tới các nhóm chuyển giới. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức, thái độ, hành vi của ngƣời chuyển giới đối với quyền chuyển giới tại Việt Nam 4.2. Khách thể nghiên cứu: Ngƣời chuyển giới trong cộng đồng, những thành viên của các Câu lạc bộ, các diễn đàn trên internet dành cho ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới 20 - Đối tƣợng khảo sát: Ngƣời chuyển giới trong cộng đồng, thành viên của Câu lạc bộ Hải Đăng, nhóm Ruby, I-Girl, các diễn đàn, trang mạng xã hội trên internet dành cho ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới nhƣ: + Nhà Trọ Gay Hà Nội https://www.facebook.com/groups/1408239566086526/ ; + Gà Vàng https://www.facebook.com/groups/gavang69/ ; + Love Boy Hà Nội https://www.facebook.com/groups/394652447326380/ ; + VN MSM TG https://www.facebook.com/VNMSMTG?fref=ts . 4.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2016 - 9/2016. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Liệu có phải tất cả ngƣời chuyển giới - đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng quyền lợi từ việc công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam - đều có nhận thức đúng về quyền chuyển giới đƣợc quy định trong Luật? - Phải chăng tất cả ngƣời chuyển giới đều đồng tình với việc Luật pháp công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam? - Ảnh hƣởng của việc công nhận quyền chuyển giới tới các nhóm chuyển giới liệu có giống nhau không? - Những kênh thông tin nào giúp tuyên truyền luật về quyền chuyển giới tới các nhóm chuyển giới? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Đa phần ngƣời chuyển giới đều có nhận thức đúng về quyền, nghĩa vụ của mình khi quyền chuyển giới đƣợc Luật công nhận tại Việt Nam. - Phần lớn ngƣời chuyển giới đều đồng tình với việc Luật pháp công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam. - Việc Luật công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam có tác động nhiều tới nhóm chuyển giới nữ hơn nhóm chuyển giới nam; nhóm mong muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính hơn nhóm không có nhu cầu phẫu thuật. 21 - Các diễn đàn trên mạng, câu lạc bộ dành cho ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới là những kênh thông tin chính ảnh hƣởng tới nhận thức, thái độ của ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số tài liệu liên quan đến cộng đồng ngƣời chuyển giới nhằm thu thập những thông tin có tính khách quan, khoa học để nhận diện một cách tổng quan về cộng đồng ngƣời chuyển giới trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó thiết kế những câu hỏi nghiên cứu phù hợp với đối tƣợng và mục đích nghiên cứu. 6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến - Là phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin. Thông tin đƣợc thu thập bằng cả phƣơng thức trực tiếp và gián tiếp: + Gặp gỡ ngƣời chuyển giới và thu thập thông tin trực tiếp qua các diễn đàn, hội thảo, các sự kiện dành cho LGBT. + Đăng trên các diễn đàn, các nhóm kín của cộng đồng LGBT hoặc thông qua facebook gửi bảng hỏi đến các đối tƣợng khảo sát. Phiếu thu về đƣợc làm sạch và xử lý bằng chƣơng trình SPSS 16.0. - Số lƣợng mẫu: 62 phiếu. - Phƣơng pháp chọn mẫu: mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên thuận tiện qua các sự kiện, diễn đàn, hội thảo và các trang mạng xã hội của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trƣờng hợp, thuận tiện cho ngƣời nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác thu thập thông tin cũng đƣợc diễn ra dễ dàng hơn nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính đại diện của mẫu. 6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu - Số lƣợng mẫu: 12 ngƣời trong đó có 9 ngƣời hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội, 01 ngƣời tại Hòa Bình, 01 ngƣời tại Lào Cai và 01 ngƣời tại Thành phố Hồ Chí Minh. 12 ngƣời đƣợc phỏng vấn trong độ tuổi từ 19 đến 62, trong đó 04 ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ, 04 ngƣời chuyển giới từ nữ sang 22 nam, 01 ngƣời yêu của ngƣời chuyển giới nam, 01 ngƣời yêu của ngƣời chuyển giới nữ, 01 bố của ngƣời chuyển giới nữ và 01 mẹ của ngƣời chuyển giới nam. Trong số 04 ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ có 01 ngƣời đã phẫu thuật ngực, 01 ngƣời đã phẫu thuật bộ phận sinh dục, 01 ngƣời đã dùng hooc-môn và 01 ngƣời chƣa có can thiệp bằng phƣơng pháp y tế mà mới chỉ thay đổi ngoại hình cho phù hợp với giới tính mong muốn. Với 04 ngƣời trong nhóm chuyển giới từ nữ sang nam thì mới chỉ có 1 ngƣời đã sử dụng hooc-môn, còn chƣa ai phẫu thuật. - Những ngƣời đƣợc chọn phỏng vấn chủ yếu theo phƣơng pháp trái bóng lăn (snow-ball sampling), từ một ngƣời sẽ giới thiệu thêm những ngƣời khác. Việc lựa chọn ngƣời phỏng vấn trên nguyên tắc tối đa hóa sự đa dạng về mạng lƣới, lứa tuổi, cả phẫu thuật và chƣa phẫu thuật, cũng nhƣ sự sẵn lòng tham gia nghiên cứu. - Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp: 10 ngƣời và gián tiếp bằng cách trò chuyện (chat) qua các ứng dụng nhƣ facebook, zalo: 02 ngƣời. Trong trƣờng hợp phỏng vấn trực tiếp, địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn tùy theo yêu cầu của ngƣời đƣợc phỏng vấn, bất cứ nơi nào họ cảm thấy thoải mái và không bị áp lực nhất, đƣợc ghi âm với sự cho phép của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Với những trƣờng hợp ngƣời phỏng vấn không muốn đƣợc ghi âm, tác giả sẽ ghi chép lại các thông tin hồi cứ ngay sau buổi phỏng vấn. 6.4. Phương pháp quan sát Tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát khi tham dự 04 sự kiện, hội thảo, tọa đàm và các chƣơng trình liên quan đến ngƣời đồng tính và chuyển giới: + Hội thảo Quốc gia LGBT Q+ Việt Nam 2016 do iSEE tổ chức từ ngày 25- 27/3/2016 + Hội thảo “Chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề chuyển đổi giới tính phục vụ cho việc xây dựng Luật chuyển đổi giới tính” do iSEE tổ chức ngày 24/5/2016 + Chƣơng trình Viet Pride 2016 do iSEE tổ chức ngày 21/8/2016 + Tọa đàm “Rào cản tiếp cận với quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam” do DNXH Hải Đăng tổ chức ngày 16/9/2016 23 Qua các chƣơng trình trê, tác giả có thêm thông tin và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về nhận thức cũng nhƣ nhƣ thái độ, nhu cầu, mong muốn của ngƣời chuyển giới khi quyền chuyển giới đƣợc công nhận trong Luật Việt Nam. 7. Hạn chế của nghiên cứu 7.1. Về thời gian: Quá trình thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo đƣợc tiến hành trong 8 tháng (không dài), vì vậy đây cũng chỉ là một nghiên cứu khám phá bƣớc đầu về cộng đồng ngƣời chuyển giới vốn ít đƣợc biết đến trƣớc đây. 7.2. Về đối tượng phỏng vấn: Mặc dù đã cố gắng t ối đa hóa sự đa dạng trong việc chọn mẫu, ngƣời nghiên cứu cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các đối tƣợng phù hợp với yêu cầu của đề tài. Những ngƣời chuyển giới ở lứa tuổi trẻ (18-30) sẵn lòng chia s ẻ và cởi mở hơn so với những ngƣời chuyển giới ở lứa tuổi trung niên; khó tiếp cận những ngƣời chuyển giới từ nữ sang nam hơn là từ nam sang nữ, khó tiếp cận với ngƣời đã chuyển đổi giới tính hoàn toànVì vậy, trong cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu cũng chỉ mới có 1 ngƣời đã chuyển đổi giới tính hoàn toàn. Đa số những ngƣời tham gia khảo sát định lƣợng và phỏng vấn sâu đều nằm trong độ tuổi trẻ từ 18-30, không có ngƣời ở lứa tuổi trên 40; nên có thể những kết quả nghiên cứu chỉ mới khái quát đƣợc những vấn đề chung nổi cộm mà chƣa thể phản ánh một cách bao quát mọi khía cạnh trong nhận thức và thái độ của ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam. 8. Ý nghĩa nghiên cứu 8.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm, lý thuyết nhƣ lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, khái niệm chuyển giới, quyền chuyển giới để tìm hiểu sâu hơn nhận thức, thái độ cùng những mong muốn của những ngƣời chuyển giới - nhóm ngƣời thiểu số vốn chƣa đƣợc xã hội công nhận và lƣu tâm - với việc bƣớc đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ dành cho họ. 24 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm góp phần làm rõ hơn nhận thức, thái độ, mong muốn của ngƣời chuyển giới - đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng và chịu ảnh hƣởng lớn nhất trong việc hợp pháp hóa quyền chuyển giới ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc phác họa đúng đắn chân dung về cộng đồng ngƣời chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung trong những nỗ lực giảm thiểu yếu thế và tổn thƣơng mà cộng đồng này hiện đang gặp phải. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về ngƣời chuyển giới nói riêng và nhóm LGBT nói chung. 9. Khung phân tích Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình Kênh truyền thông Thái độ trong việc thể hiện và sống đúng với bản dạng giới mong muốn Môi trƣờng kinh tế - xã hội Nhận thức về quyền của ngƣời chuyển giới tại Việt Nam Trƣớc khi đƣợc Luật công nhận Sau khi đƣợc Luật công nhận Trƣớc khi đƣợc Luật công nhận Sau khi đƣợc Luật công nhận Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc 25 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Nhận thức Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức đƣợc định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con ngƣời, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. [4, tr 56] Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con ngƣời, nhờ đó con ngƣời tƣ duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. [15, tr 198]. Theo quan điểm của phép tƣ duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con ngƣời đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Con đƣờng nhận thức đó đƣợc thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, nhƣ sau: + Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con ngƣời sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tƣợng. + Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tƣợng, khái quát sự vật, đƣợc thể hiện qua các hình thức nhƣ khái niệm, phán đoán, suy luận. Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức đƣợc bản chất thật sự của sự vật. + Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức đƣợc kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức đƣợc. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. [4, tr 58-60]. 26 Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài, Nhận thức đƣợc hiểu là những tri thức, hiểu biết của cá nhân về một vấn đề, đƣợc hình thành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hoạt động sống của con ngƣời. 1.1.2. Thái độ Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, Thái độ đƣợc định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hƣớng nào đó trƣớc một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con ngƣời hay một sự việc nào đó”. [15, tr 302]. Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên năm 1994 cũng nhấn mạnh: “tâm thế-thái độ-xã hội đã đƣợc củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”. [23, tr 287]. Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu đƣợc từ bên ngoài, hƣớng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tƣợng nhất định, không phải nhƣ bản thân chúng ra sao mà chúng đƣợc nhận thức ra sao. Một thái độ đƣợc nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tƣợng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hƣởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tƣợng”. [47, tr36]. Nhƣ vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó đƣợc cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, Thái độ đƣợc xem nhƣ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con ngƣời đối với đối tƣợng theo một hƣớng nhất định, đƣợc bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của ngƣời đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể. 27 1.1.3. Người chuyển giới Đầu thế kỷ 20, nhà tình dục học nổi tiếng ngƣời Đức, Magnus Hirschfeld (1868-1935), khởi xƣớng hai thuật ngữ transvestites (ăn vận cải giới) và transsexuals (chuyển đổi giới tính) Nhà tiên phong khác về chủ đề chuyển giới là Havelock Ellis, ngƣời sử dụng thuật ngữ “sexo-aesthetic inversion” (tạm dịch: sự đồng dâm thẩm mỹ) trong bài viết xuất bản năm 1913, thay vì từ „transvestism‟ của Hirschfeld. Sau đó Ellis kết luận rằng từ „đồng dâm‟ (inversion) không chuẩn xác vì gợi nghĩa đồng tính, trong khi các trƣờng hợp ông nghiên cứu thƣờng là dị tính hay không hoàn toàn quan tâm đến giới nào. Thế nên ông quyết định rằng thuật ngữ đúng nhất phải là “eonism”, dùng tên một ngƣời ăn vận cải giới sống ở thế kỷ 18, Chevalier d‟Eon. Ellis biện luận rằng thuật ngữ này tránh đƣợc vấn đề cố hữu trong các từ nhƣ “mặc khác giới” (Cross dressing). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này lại chuộng từ “transvestism” và không mấy khi sử dụng khái niệm của Ellis.[29, tr21]. Gần đây các nhà nghiên cứu giới phát triển bắt đ ầu chuộng thuật ngữ “transgender” nhƣ là một thể loại rộng hơn nhiều so với “mặc khác giới” (cross dressing) đơn thuần và cho phép gộp nhiều hành vi đa dạng. “Trans” đƣợc hiểu là vƣợt quá và qua các biên định về̀ giới (gender) đƣợc xem là để làm bật một dạng căn tính hoặc định dạng xã hội đặc biệt. Theo nghĩa rộng này vƣợt giới dƣờng nhƣ thích hợp khi bàn đến những ngƣời đƣợc xem là các trung gian linh thiêng giữa vô vàn các sinh thể.Một hƣớng phân tích khác lại cho rằng chính tiền tố “trans” theo nghĩa nhƣ động từ “transgress” (xâm vƣợt) còn hàm chỉ một sự sai lệch (vƣợt khỏi những biên định cố hữu) xã hội và đạo đức của hiện tƣợng vƣợt giới. Theo đó thuật ngữ này giúp giải thích phần nào các trải nghiệm bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử của ngƣời vƣợt giới. “Transgender” là một thuật ngữ đƣợc khởi đầu từ nƣớc Mỹ, đƣợc sử dụng để chỉ chung những ngƣời có lối sống dƣờng nhƣ khác với những chuẩn mực về giới trong xã hội. Nó đƣợc dùng để chỉ những ngƣời vƣợt ra khỏi biên giới bình thƣờng về giới, trong cách ăn mặc, trong cách thể hiện bản thân, và cả những ngƣời 28 đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để có đƣợc cơ thể nhƣ giới tính họ mong muốn. “Transgender” bao gồm nội hàm rất rộng: cả những ai sẵn sàng tr ải qua phẫu thuật, hoặc không muốn phẫu thuật nhƣng đơn thuần muốn thể hiện bản thân và sống cuộc đời họ nhƣ một giới tính khác Những ngƣời chuyển giới vẫn thƣờng đƣợc đồng nhất một cách sai lầm với ngƣời đồng tính và chuyển giới tính. Tuy nhiên, “transgender” có thể tự xác định/hoặc đƣợc xác định là ngƣời dị tính, đồng tính, hay lƣỡng tính. Thuật ngữ này bao hàm từ cả những ngƣời ăn vận theo đúng giới tính sinh học của họ, cho tới những ngƣời thể hiện phá cách nhƣ là các drag queen (nữ hoàng giả trang) và các đồng tính nữ (lesbian) nam tính. Cũng thuộc phạm trù “transgender” có cả những ngƣời dị tính - những ngƣời đạt đƣợc cảm giác về một giới tính mới mẻ thông qua y phục (bao gồm trang sức, hình xăm và các phục sức khác thƣờng gắn với giới tính đối lập) có thể một cách bí mật hoặc công khai, có thể hoàn toàn hoặc chỉ phần nào. Có ba thuật ngữ thƣờng đƣợc dùng để mô tả những ngƣời nhƣ vậy (trong tiếng Anh thƣờng đƣợc nhắc đ ến là “trans people”): ngƣời ăn vận cải giới (transvestite), ngƣời chuyển giới (transgender), và ngƣời chuyển giới tính (transsexual), tuy nhiên trên thực tế, ngƣời có giới tính khác biệt với cơ thể sinh học có thể có những bản dạng giới rất phức tạp, và họ có thể chuyển từ loại hình này sang loại hình khác trong suốt cuộc đời [20, tr 12-13]. Ở Việt Nam, “transgender” là một thuật ngữ mới xuất hiện và gây khó khăn trong khi sử dụng. Hiện nay có nhiều cách gọi ám chỉ thuật ngữ này, đó là “ngƣời chuyển giới”, “ngƣời xuyên giới”, “ngƣời vƣợt giới”, trong khi khái niệm “transexual” khá đƣợc thống nhất về cách hiểu - đó là “ngƣời chuyển đổi giới tính” (mong muốn thay đổi cơ thể hoặc đã qua phẫu thuật). Cách gọi phổ thông thƣờng đƣợc nhiều ngƣời nói đến đó là “ngƣời chuyển giới”, mặc dù nội hàm của thuật ngữ này gây lúng túng khi phân tích từ nguyên nghĩa gốc cũng nhƣ trên thực tế. Bởi rất nhiều ngƣời “chuyển giới” hoàn toàn không “chuyển” sang giới tính ngƣợc lại với giới tính sinh học của họ, mà thƣờng có cảm giác về một bản dạng giới mơ hồ về 29 giới tính, hoặc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, giới tính này sang giới tính khác, tùy vào thời gian và bối cảnh. Họ thƣờng đƣợc phân làm hai nhóm: một là nhóm từ nam qua nữ (MTF: Male to Female Transgender) và nhóm từ nữ qua nam (FTM: Female to Male Transgender) [19, tr29]. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong cách hiểu và sử dụng, cũng nhƣ giới hạn đối tƣợng nghiên cứu, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tạm gọi những ngƣời có những cảm nhận rõ ràng về giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học, dù phẫu thuật hay chƣa, là “ngƣời chuyển giới”. 1.1.4. Một số khái niệm liên quan - Giới (Gender - Gọi đầy đủ là Giới tính xã hội): Giới của một ngƣời hình thành trong quá trình trƣởng thành của ngƣời đó.Về cơ bản Giới cấu thành từ 3 góc nhìn: Giới tính sinh học, Mong đợi xã hội (nhƣ văn hóa, truyền thống...), Bản dạng giới (cảm nhận của mỗi cá nhân về giới tính của mình). [55, tr 1].Theo cách tiếp cận về quyền con ngƣời, tác giả nhấn mạnh khía cạnh bản dạng giới khi xét đến Giới tính xã hội của một ngƣời. Từ đây, chúng ta có ngƣời Nam hoặc Nữ - không chuyển giới (Cisgender man/woman), ngƣời Nam hoặc Nữ - chuyển giới (Transgender man/woman) và ngƣời Xuyên giới (có thể gọi chung bằng từ Transgender). - Giới tính (Sex - Gọi đầy đủ là giới tính sinh học): dùng để nói về mặt cấu tạo sinh học của một con ngƣời là chính. Bao gồm cả bộ phận sinh dục ngoài (dƣơng vật, âm vật...) và bộ phận hay đặc điểm sinh dục bên trong (nhiễm sắc thể, hoóc-môn, buồng trứng, tử cung...) Từ đây, chúng ta có ngƣời có giới tính Nam (Male), giới tính Nữ (Female) hay ngƣời Liên giới tính (Intersex) - ngƣời cấu tạo sinh học không điển hình là nam hay nữ. [55, tr 1] - Bản dạng giới (gender identity): cảm nhận hoặc trải nghiệm mang tính chủ quan của một cá nhân, cảm thấy mình thuộc về giới nam hay nữ. Nói cách khác, bản dạng giới là do cá nhân tự xác định. Những cảm nhận này liên quan đến sự thể hiện giới (gender expession) hay vai trò giới (gender role). Một ngƣời do đó có thể cảm nhận vai trò giới của họ đi ngƣợc với cấu trúc sinh học. Thể hiện giới của một cá 30 nhân bao gồm nhiều yếu tố và có thể đƣợc thể hiện qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004767_1_5631_2002875.pdf
Tài liệu liên quan