Luận văn Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

Trên cơsởkhái niệm vềtưvấn tâm lý trong doanh nghiệp, về đặc

điểm và yêu cầu của chuyên viên tưvấn tâm lý, người nghiên cứu đưa

ra một sốtiêu chí xác định nhận thức và thái độ đểthiết kếthang đánh giá

nhưsau:

- Tưvấn tâm lý là gì ?

- Chuyên viên tưvấn sẽlàm những việc gì?

- Khi nào người lao động được tưvấn

- Mục tiêu của tưvấn tâm lý là gì?

- Sự ủng hộhay không ủng hộhoạt động tưvấn tâm lý trong doanh

nghiệp

- Họcó mong đợi được hưởng các dịch vụtưvấn trong doanh nghiệp

của mình hay không?

- Họnhận định nhưthếnào về đội ngũchuyên viên tưvấn ?

Các tiêu chí trên đây được phân tích trên nhiều biểu hiện khác nhau,

người nghiên cứu đã khảo sát những biểu hiện đó đểchọn lọc các

biểu hiện có tính chất phổbiến nhất. Đểcó những câu thực nghiệm tốt

và có tính đại diện, chúng tôi tạo ra 32 câu thực nghiệm trong thang

đánh giá.

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn nắm bắt vấn đề và bản thân người được tư vấn có cảm giác vấn đề của mình được nhà tư vấn quan tâm và chính vì thế người được tư vấn sẽ cởi mở hơn. Lắng nghe không phải là im lặng thụ động mà tập trung vào câu chuyện của người được tư vấn để không chỉ nghe thấy những gì họ nói mà còn cảm nhận được những gì họ chưa nói hoặc không dám nói. Sự tập trung cùng với thái độ cảm thông trước vấn đề của thân chủ được bộc lộ qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ của chuyên viên tư vấn sẽ càng củng cố thêm mối thiện cảm giữa chuyên viên tư vấn và người được tư vấn. +) Kỹ năng đặt câu hỏi : đây là kỹ năng rất cơ bản và quan trọng của chuyên viên tư vấn nhằm thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề mà người được tư vấn đang gặp phải. Bằng cách đặt những câu hỏi dễ hiểu, đi đúng trọng tâm và không mang tính lên án để người được tư vấn trả lời, chuyên viên tư vấn đã giúp họ thấu hiểu hoàn cảnh, tình huống của mình (những sự kiện, những mâu thuẫn, cảm nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc). Trong quá trình tư vấn, những câu hỏi mở thuận lợi hơn để người được tư vấn giải bày vấn đề. Riêng những câu hỏi đóng thì phù hợp để kiểm tra thông tin và mang tính dẫn dắt. +) Kỹ năng phản hồi: là kỹ năng diễn đạt lại suy nghĩ và tâm trạng của người được tư vấn để họ biết chuyên viên tư vấn đã nghe đúng, hiểu đúng đồng thời qua đó người được tư vấn cũng kiểm tra lại suy nghĩ và tình cảm của mình. Kỹ năng này còn là việc chuyên viên tư vấn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình trước những tình huống của người được tư vấn. Có hai dạng phản hồi: phản hồi nội dung và phản hồi cảm xúc. Trong quá trình tư vấn, người được tư vấn rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của người có chuyên môn. Do đó, việc đưa ra phản hồi của chuyên viên tư vấn cần phải là những nhận xét khách quan, chính xác và cố gắng đề cập đến những điểm mạnh, những cái đúng của người được tư vấn. +) Kỹ năng tóm tắt vấn đề : thông thường người được tư vấn đến gặp chuyên viên tư vấn trong trạng thái cảm xúc không ổn định, chính vì sự không ổn định này mà họ không nhận diện được vấn đề chính khiến họ bức xúc, căng thẳng. Kỹ năng tóm tắt vấn đề là một kỹ năng quan trọng vì sau quá trình tư vấn, người được tư vấn rất mong xác định được vấn đề mình đang gặp phải và cách thức để giải quyết vấn đề đó. +) Kỹ năng bình thường hóa vấn đề: đó là sự động viên, an ủi khi người được tư vấn có những lo lắng thái quá. Bình thường hóa vấn đề giúp người được tư vấn bình ổn tâm trạng để tiếp tục nói chuyện. Tuy nhiên, bình thường hóa không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề mà là có cách nhìn khách quan mức độ của sự việc. +) Kỹ năng quan sát: qua quá trình quan sát về cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc, các vấn đề của người được tư vấn được xâu chuỗi, gắn kết tạo thành một bức tranh sống động về toàn bộ vấn đề để người được tư vấn xác định được khái niệm về bản thân họ để tự quyết định phù hợp. + Kinh nghiệm: Kinh nghiệm cuộc sống và kinh nghiệm tư vấn sẽ giúp cho chuyên viên tư vấn rất nhiều trong việc xử lý các tình huống bất ngờ. Tư vấn tâm lý là dạng tư vấn rất cần kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà tư vấn đang thực hiện trong quá trình hoạt động. 1.2.6. Nhận thức và thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý 1.2.6.1. Nhận thức của người lao động về tư vấn tâm lý Trong quá trình sinh hoạt, làm việc tại các doanh nghiệp, người lao động thường quan tâm đến vấn đề tăng thu nhập của mình, đến các vấn đề dân sinh và các hoạt động tinh thần khác. Tư vấn tâm lý là một hoạt động mới mẻ, người lao động chưa hiểu biết một cách cụ thể về vấn đề tư vấn, do đó nhận thức của người lao động về tư vấn tâm lý tương đối đơn giản, họ không quan tâm nhiều đến các kỹ thuật tư vấn tâm lý mà chỉ quan tâm đến công việc, đến những điều chuyên viên tư vấn sẽ thực hiện với họ như thế nào, sau đây là một số nội dung người lao động quan tâm về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp : - Tư vấn tâm lý là gì ? - Chuyên viên tư vấn sẽ làm những việc gì ? - Chuyên viên tư vấn là ai ? - Khi nào người lao động được tư vấn - Mục tiêu của tư vấn tâm lý là gì ? 1.2.6.2. Thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý Người lao động bày tỏ thái độ của mình đối với hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp thông qua cách thức họ tham gia tư vấn như thế nào, tuy nhiên có thể khái quát rằng người lao động bày tỏ thái độ cụ thể qua mấy vấn đề sau đây: - Sự ủng hộ hay không ủng hộ họat động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp - Họ có mong đợi được hưởng các dịch vụ tư vấn trong doanh nghiệp của mình hay không ? - Họ nhận định như thế nào về đội ngũ chuyên viên tư vấn - Mức độ tin cậy của họ vào các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp… Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được thực hiện với quan điểm tiếp cận hệ thống - logic và tiếp cận lịch sử. Quan điểm hệ thống - logic giúp người nghiên cứu tổ chức khảo sát một cách có hệ thống từ nhận thức đến thái độ của người lao động và nhìn vấn đề một cách tổng thể từ nhà tham vấn đến các họat động tham vấn và người lao động. Quan điểm tiếp cận lịch sử giúp người nghiên cứu xem xét vấn đề không tách rời môi trường văn hóa ổn định của các doanh nghiệp từ nhiều năm tồn tại và phát triển của họ. 2.1. Nghiên cứu tài liệu 2.1.1. Mục đích của nghiên cứu tài liệu Mục đích của nghiên cứu tài liệu là để tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, xác lập cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể, định hướng qui trình nghiên cứu và dự kiến tiến độ nghiên cứu cho phù hợp. Thực chất của việc nghiên cứu tài liệu là để tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến tên đề tài đã được thực hiện trước đó nhằm tìm kiếm các thông tin hỗ trợ và làm cơ sở lý luận cho đề tài. 2.1.2. Nội dung của phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lý luận tập trung vào một số nội dung sau đây : - Xác định cơ sở khoa học và các khái niệm công cụ trong nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu thử nghiệm, tìm mối liện hệ giữa những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. - Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu đã có để có thể phát hiện những vấn đề cần được tiếp tục khảo sát và tiến hành nghiên cứu. - Xác định những nội dung nghiên cứu thực tiễn, lựa chọn các yếu tố khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết chung - Xác định cơ sở lý luận cho việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và đề xuất nội dung thử nghiệm. Có thể tóm tắt rằng phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu lý luận, được thực hiện theo các giai đoạn phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết và các công trình đã nghiên cứu và đăng tãi trên các sách và tạp chí về các vấn đề có liên quan đến đề tài. 2.2. Phương pháp điều tra bằng Anket 2.2.1. Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ 2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về các mức độ biết và hiểu của người lao động, kể cả các nhà quản lý về tư vấn và hoạt động tư vấn trong doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nhận thức về tư vấn tâm lý, tìm hiểu thái độ của người lao động về dịch vụ này, họ nghĩ gì về dịch vụ tư vấn, họ biểu lộ sự đồng tình hay không đồng tình về dịch vụ tư vấn tâm lý. 2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu các mức độ nhận thức và thái độ được biểu lộ qua ý kiến riêng của từng người và qua ý kiến của những người có liến quan đến dịch vụ tư vấn trong doanh nghiệp. 2.2.1.3. Khách thể nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn ở 5 Công ty kinh doanh các mặt hàng khác nhau gồm 175 người lao động trực tiếp và 20 nhà quản lý doanh nghiệp. Các nhà quản lý là những người giữ chức vụ từ quản đốc, trưởng, phó trưởng phòng đến giám đốc, phó giám đốc Công ty. 2.2.1.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Dựa trên cơ sở lý luận về tư vấn tâm lý và so sánh với hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp để phác thảo bảng câu hỏi điều tra về nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề này. Sau khi có bảng câu hỏi, người nghiên cứu tiến hành khảo sát thử trên một số người lao động tại một xưởng sản xuất của Công ty nước hoa Sài Gòn. Sau khi xử lý số liệu thô và trao đổi trực tiếp với các công nhân, người nghiên cứu chỉnh sữa các câu hỏi chưa phù hợp hoặc khó trả lời để hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức. Bảng câu hỏi chính thức được hình thành và sau đó được gởi đến người lao động để họ trả lời. - Người nghiên cứu đã gởi phiếu câu hỏi đến 240 công nhân và 28 nhà quản lý nhưng chỉ nhận lại được 189 phiếu của công nhân và 20 phiếu của nhà quản lý. Trong 189 phiếu của công nhân chỉ có 175 phiếu sử dụng được với những câu trả lời hoàn chỉnh, 20 phiếu của nhà quản lý đều đạt yêu cầu về kỹ thuật. - Người nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 12.0 để tiến hành phân tích số liệu. Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê ứng dụng trong tâm lý học và giáo dục học. - Người nghiên cứu không so sánh các số liệu của hai nhóm khách thể : người lao động và nhà quản lý bằng toán thống kê vì số lượng quá chênh lệch nhau nhưng có những số liệu về tần số và trung bình để minh họa. Ý kiến của các nhóm khách thể được xếp thứ hạng để xem xét mức độ quan tâm của người lao động đến vấn đề như thế nào, điều gì làm họ để tâm đến nhiều hơn, nội dung nào họ ít chú ý, qua đó phát hiện những vấn đề nổi bật trong nhận thức và thái độ của họ đối với nội dung tư vấn, phương pháp tư vấn, đặc điểm của nhà tư vấn - Người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 3 người lao động và 1 nhà quản lý là phó giám đốc của một công ty kinh doanh thực phẩm. Các ý kiến trả lời phỏng vấn được trình bày lồng ghép vào các kết quả nghiên cứu thực trạng 2.3. Phương pháp thử nghiệm 2.3.1. Mục tiêu thử nghiệm Trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu thực trạng về nhận thức và thái độ của người lao động đối với hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, người nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp thử nghiệm để khẳng định việc người lao động có hay không có sự thay đổi về nhận thức và thái độ đối với hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp khi họ được tiếp cận với hoạt động này một cách trực tiếp. Mục đích của thử nghiệm là để so sánh sự khác biệt giữa nhận thức, thái độ của người lao động trước và sau khi được thụ hưởng dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Phương pháp thử nghiệm được tiến hành cho hai đối tượng riêng biệt với 2 cách khác nhau. Công Ty Hồn Việt đã tổ chức tư vấn tâm lý miễn phí cho 5 Công ty kinh doanh và tiến hành việc thực nghiệm cho 64 người lao động tham gia thử nghiệm (nhóm thực nghiệm 30 người và nhóm đối chứng 34 người). Cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều được khảo sát mức độ nhận thức và thái độ trước khi thực nghiệm để chắc chắn rằng cả hai nhóm đều có nhận thức và thái độ không khác nhau. Trong 6 buổi tổ chức tư vấn tại 5 công ty, nhóm thực nghiệm được tư vấn kỹ hơn, sâu sắc hơn như yêu cầu của các trường hợp được tư vấn thông thường ở các trung tâm tư vấn. Sau khi được tư vấn trực tiếp, nhóm thực nghiệm được phát phiếu (thang đo) để họ trả lời. Các kết quả thu được được so sánh, đối chiếu với kết quả của nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm Ở nhóm đối tượng thứ hai là nhóm các nhà quản lý, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 40 người, gồm 20 người thuộc nhóm thực nghiệm và 20 người thuộc nhóm đối chứng. 2.3.2. Phác thảo câu hỏi thực nghiệm Trên cơ sở khái niệm về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, về đặc điểm và yêu cầu của chuyên viên tư vấn tâm lý,… người nghiên cứu đưa ra một số tiêu chí xác định nhận thức và thái độ để thiết kế thang đánh giá như sau: - Tư vấn tâm lý là gì ? - Chuyên viên tư vấn sẽ làm những việc gì? - Khi nào người lao động được tư vấn - Mục tiêu của tư vấn tâm lý là gì? - Sự ủng hộ hay không ủng hộ hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp - Họ có mong đợi được hưởng các dịch vụ tư vấn trong doanh nghiệp của mình hay không? - Họ nhận định như thế nào về đội ngũ chuyên viên tư vấn ? Các tiêu chí trên đây được phân tích trên nhiều biểu hiện khác nhau, người nghiên cứu đã khảo sát những biểu hiện đó để chọn lọc các biểu hiện có tính chất phổ biến nhất. Để có những câu thực nghiệm tốt và có tính đại diện, chúng tôi tạo ra 32 câu thực nghiệm trong thang đánh giá. 2.3.3. Hiệu lực hóa các câu thực nghiệm Sau khi đã có các câu hỏi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành chọn những câu hỏi có đủ đặc tính đo lường, thể hiện được nội dung và mục tiêu của thực nghiệm là xác định mức độ nhận thức và thái độ đối với tư vấn tâm lý. Các bước hiệu lực hóa được tiến hành như sau: - Đánh giá bản chất, nội dung của từng item, mỗi item chỉ tập trung vào một nội dung thật cụ thể và chỉ có những item đáp ứng được tiêu chuẩn xác định mức độ nhận thức và thái độ thật sự mới được giữ lại. - So sánh các biểu hiện của từng tiêu chí để loại bỏ những biểu hiện không phù hợp, khó trả lời, giống hoặc trùng nhau về nội dung giữa hai đối tượng. - Trau chuốt cách diễn đạt một cách có hệ thống, hợp logic và dễ hiểu để nghiệm thể có thể trả lời chính xác. - Xin ý kiến các chuyên gia là các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Ý kiến của các chuyên gia giúp người nghiên cứu tổng hợp các biểu hiện mang tính chất cô đọng hơn. - Tiến hành đo thử trên một số đối tượng, cụ thể đã thử nghiệm với 26 người lao động theo học khóa học đào tạo chuyên viên tư vấn tâm lý (PEB) tại Công Ty Hồn Việt để tìm hiểu độ khó và độ tin cậy của 32 items bằng phép toán thống kê đồng thời phát hiện những items không phù hợp qua cách trả lời của các đối tượng. Cuối cùng chúng tôi xác định được thang đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp gồm 20 câu hỏi thực nghiệm như sau: Nhận thức về tư vấn tâm lý 1. Tư vấn tâm lý là đưa ra lời khuyên bổ ích 2. Tư vấn tâm lý là sự can thiệp của chuyên viên vào những vấn đề cá nhân 3. Trong quá trình tư vấn tâm lý, chuyên viên và người được tư vấn cần phải thân mật để nói chuyện có kết quả 4. Chuyên viên tư vấn là người có uy tín tuyệt đối đối với người được tư vấn 5. Tư vấn tâm lý là người giải đáp thắc mắc cho mọi người về mọi vấn đề 6. Chỉ cần có kinh nghiệm là đã có thể làm công tác tư vấn tâm lý tốt 7. Đại diện công đoàn làm công tác tư vấn thì kết quả sẽ cao hơn nhiều so với người ngoài công ty 8. Chuyên viên tư vấn cần nói nhiều để người được tư vấn lắng nghe kinh nghiệm trong cuộc sống vì chuyên viên tư vấn hiểu biết mọi thứ 9. Tư vấn tâm lý là tìm hiểu nguyện vọng của công nhân để trình bày với nhà quản lý 10. Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là để hạn chế tình trạng bỏ việc của nhân viên Thái độ đối với tư vấn tâm lý 1. Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho công ty và người lao động 2. Tư vấn tâm lý rất cần thiết cho tất cả các công ty 3. Tư vấn tâm lý vừa mang lại sự ổn định đời sống tinh thần, vừa góp phần cải thiện bầu không khí trong công ty 4. Tư vấn tâm lý sẽ là xu hướng tích cực trong tương lai 5. Tư vấn tâm lý là hình thức hoạt động hợp qui luật xã hội 6. Năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng khi dịch vụ tư vấn tâm lý được tăng cường 7. Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ hỗ trợ tích cực cho tinh thần của công nhân 8. Dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp cần được nhân rộng cho các mô hình sản xuất kinh doanh 9. Nếu dịch vụ tư vấn tâm lý được tổ chức sớm trong công ty thì đời sống tinh thần đã được cải thiện nhiều hơn nữa 10. Mọi người đều ủng hộ dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp 2.3.4. Xác định cách thức cho điểm và đánh giá 2.3.4.1 Về mức độ nhận thức Kết quả thực nghiệm sẽ phản ánh sự chuyển biến mức độ nhận thức và thái độ của người lao động đối với tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Sự chuyển biến đó được đo lường qua 3 loại điểm số tương ứng với 3 mức độ nhận thức - 0 điểm nếu hoàn toàn không đồng ý - 1 điểm nếu có đồng ý - 2 điểm nếu rất đồng ý 2.3.4.2. Về thái độ Tương tự như việc nhận thức về tư vấn tâm lý, sự thể hiện thái độ được đo qua 3 mức độ - 0 điểm nếu hoàn toàn không đồng ý - 1 điểm nếu có đồng ý - 2 điểm nếu rất đồng ý 2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả Để đánh giá kết quả thực nghiệm về mức độ nhận thức và thái độ giữa các nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê với kiểm nghiệm T (T-test). Sau đây là trình tự tính toán và kiểm định mức ý nghĩa về sự khác nhau về điểm trung bình của các nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng: - Xác định giả thuyết Ho: Không có sự khác nhau giữa điểm của các nhóm. - Xác định giả thuyết thay thế Ha: Có sự khác nhau giữa điểm của các nhóm - Chọn mức ý nghĩa  = 0.05 - Chọn thống kê kiểm định: kiểm định T cho hai mẫu độc lập - Tính trị số P - value, nếu P - value > 0.05 thì sự khác nhau về điểm trung bình giữa hai nhóm không có ý nghĩa, nếu P-value < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình giữa hai nhóm. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhu cầu tư vấn tâm lý của người lao động: 3.1.1. Nhu cầu được chăm sóc về đời sống tinh thần : Bảng 3.1: Nhu cầu được chăm sóc về đời sống tinh thần Công nhân Nhà quản lý Mức độ cần thiết F % F % Rất cần thiết 117 70.90 13 65.00 Cần thiết 41 24.80 02 10.00 Có cũng được, không có cũng được 07 04.20 05 25.00 Không cần thiết 00 00.00 00 00.00 Hoàn toàn không cần thiết 00 00.00 00 00.00 Khảo sát 175 công nhân về nhu cầu chăm sóc về đời sống tinh thần, theo kết quả ở bảng 3.1, với tỉ lệ khá cao 70.9% người lao động trực tiếp cho rằng rất cần được chăm sóc về đời sống tinh thần. Kế đến, có 24.8% người lao động đánh giá là cần được chăm sóc về đời sống tinh thần. Không có người lao động được khảo sát nào cho rằng không cần được chăm sóc về đời sống tinh thần. Tuy nhiên, cũng có một số ít người lao động (4.2%) lại phân vân trong câu hỏi này. Tương tự như vậy có 65% nhà quản lý cho rằng việc chăm sóc đời sống tinh thần cho công nhân là rất cần thiết, điều này phản ánh một thực tế là cả nhà quản lý và công nhân đều nhận thức rõ ràng về nhu cầu được tham gia các hoạt động nhằm cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động. 3.1.2. Người lao động đánh giá về kiến thức tâm lý của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp : Bảng 3.2. : Ý kiến đánh giá của người lao động về kiến thức tâm lý của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp : Lãnh Đạo Cán Bộ Nhân Sự Cán Bộ Công Đoàn Mức Độ Am Hiểu f (%) f (%) f (%) Rất am hiểu 39 23.6 11 6.7 17 10.3 Am hiểu 39 23.6 41 24.8 23 13.9 Tạm được 61 37.0 61 37.0 55 33.3 Không am hiểu 18 10.9 35 21.2 45 27.3 Hoàn toàn không am hiểu 08 4.8 17 10.3 25 15.2 Theo kết quả ở bảng 3.2, có đến 47.2 % người lao động cho rằng sự am hiểu kiến thức tâm lý của lãnh đạo doanh nghiệp ở mức độ rất am hiểu và am hiểu. Tương ứng với cán bộ nhân sự của công ty là 31.5% và cán bộ công đoàn là 24.2%. Tuy nhiên, có đến 42.5% người lao động cho rằng cán bộ công đoàn không am hiểu và hoàn toàn không am hiểu về kiến thức tâm lý. Với tỉ lệ thấp hơn - 31.5% người lao động cho rằng cán bộ nhân sự không am hiểu và hoàn toàn không am hiểu về kiến thức tâm lý. Riêng đối với lãnh đạo doanh nghiệp, tỉ lệ đó là 15.7%. Kết quả trên cho thấy sự hạn chế trong việc am hiểu kiến thức tâm lý – một trong những yếu tố quan trọng để chăm sóc hiệu quả đời sống tinh thần người lao động - của cán bộ nhân sự và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp. 3.1.3. Sự chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của người lao động : Bảng 3.3. : Đối tượng được người lao động tin cậy chia sẻ tâm tư, nguyện vọng Đối tượng được tin cậy Tần số (f) Tỉ lệ % Xếp Hạng Đồng nghiệp 114 69.1 1 Chuyên gia tâm lý trong doanh nghiệp 24 14.5 3 Cán bộ công đoàn trong công ty 07 4.2 5 Cán bộ nhân sự trong công ty 18 10.9 4 Không chia sẻ với ai 37 22.4 2 Bạn bè thân bên ngoài công ty 01 0.61 7 Người thân trong gia đình 04 2.42 6 Do hạn chế trong sự am hiểu về kiến thức tâm lý của cán bộ công đoàn và cán bộ nhân sự trong công ty và cách thức tổ chức bộ máy của nhiều doanh nghiệp nên chỉ có 10.9% người lao động lựa chọn chia sẻ với cán bộ nhân sự khi gặp bức xúc trong đời sống tinh thần. Tương ứng với cán bộ công đoàn công ty là 4.2%. Một tỉ lệ dù không cao – 22.4% người lao động lựa chọn không chia sẻ với bất kỳ ai nếu có bức xúc trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên, có đến 69.1% người lao động lựa chọn chia sẻ với đồng nghiệp thân thiết – đồng nghiệp làm cùng bộ phận khi gặp bức xúc. Với tỉ lệ 14.5%. Kết quả trên cho thấy, sự giải tỏa bức xúc trong đđời sống tinh thần của người lao động mang tính cảm tính và chưa thực sự được đầu tư. 3.2. Thực trạng nhận thức của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp : 3.2.1. Hiểu biết về đời sống tinh thần : Để có cái nhìn rõ hơn về người lao động, về nhận thức của người lao động về các vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần qua đó đánh giá sơ bộ về sự quan tâm và hiểu biết của họ về các vấn đề tâm lý - xã hội, chúng tôi khảo sát tìm hiểu nhận định của họ về đời sống tinh thần theo bảng sau đây: Bảng 3.4. : Khái niệm đời sống tinh thần Ý nghĩa của đời sông tinh thần Tần số Tỉ lệ (f) % Là đời sống nội tâm của mỗi người 28 17.0 Là đời sống tâm lý của mỗi người 65 39.4 Là những gì không mang tính vật chất 41 24.8 Là vui chơi, giải trí, hưởng thụ những giá trị văn hóa 39 23.6 Là xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội 17 10.3 Theo kết quả ở bảng 3.4, với tỉ lệ cao nhất nhưng chỉ có 39.4% người lao động cho rằng đời sống tinh thần là đời sống tâm lý của mỗi người. Tiếp theo, có 24.8% người lao động cho rằng đời sống tinh thần là những gì không mang tính vật chất. Tương ứng với quan niệm đời sống tinh thần là vui chơi, giải trí, hưởng thụ những giá trị văn hoá có 23.6% người lao động lựa chọn. Bên cạnh đó, có 17% người lao động cho rằng đời sống tinh thần là đời sống nội tâm của mỗi người. Và có 10.3% người lao động lại cho rằng đời sống tinh thần là xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội. Dù tỉ lệ % lựa chọn của người lao động là không cao nhưng kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy, nhận thức của người lao động về đời sống tinh thần có sự lẫn lộn giữa khái niệm đời sống tinh thần với cách thức và hiệu quả của việc chăm sóc đời sống tinh thần Bảng 3.5: Nhận thức chung về thực trạng tư vấn trong xã hội hiện nay Thực trạng tư vấn tâm lý Tần Số (f) Tỉ Lệ % Xếp Hạng Tư vấn như trăm hoa đua nở. Người người tư vấn, nhà nhà tư vấn 14 8.5 4 Nhu cầu tư vấn rất lớn, nhưng chuyên gia tư vấn còn quá ít 62 37.6 2 Chuyên gia tư vấn giỏi quá ít, nên khó 76 46.1 1 có thể gặp được họ Nhiều người bức xúc về tâm lý mà không biết tìm gặp nhà tư vấn ở đâu 39 23.6 3 Theo kết quả ở bảng 3.5. 46.1% người lao động cho rằng chuyên gia tư vấn giỏi quá ít nên khó có thể gặp được họ. Bên cạnh đó, có 37.6% người lao động cho rằng nhu cầu tư vấn rất lớn nhưng chuyên viên tư vấn còn quá ít. Một tỉ lệ dù khá nhỏ – 23.6% người lao động cho rằng nhiều người bức xúc về tâm lý mà không biết tìm gặp nhà tư vấn ở đâu. Kết quả trên cho thấy, nhu cầu được tư vấn của người lao động là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng từ phía chuyên gia tư vấn là không tương xứng (ít về số lượng và yếu về chất lượng) Bảng 3.6. Nhận thức chung về thực trạng chuyên viên tư vấn trong xã hội hiện nay Thực trạng chuyên viên tư vấn tâm lý Tần Số Tỉ Lệ % Xếp Hạng Chuyên viên tư vấn thường ít được đào tạo chuyên nghiệp 70 42.4 1 Chuyên viên tư vấn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của mọi người 46 27.9 2 Chuyên viên tư vấn chưa đủ phẩm chất về các yêu cầu nghề nghiệp 35 22.1 3 Chuyên viên tư vấn chỉ đưa ra lời khuyên vơ vẩn 19 11.5 4 Mỗi chuyên viên tư vấn đều có giới hạn riêng không thể đánh giá được 03 1.8 5 Tiếp theo đánh giá về thực trạng tư vấn tâm lý của người lao động ở bảng 3.5 khi được hỏi về thực trạng chuyên viên tư vấn tâm lý, người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý chưa thực sự đảm bảo về mặt đạo đức và năng lực, cụ thể: Về đạo đức: 22.1% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn chưa đủ phẩm chất và yêu cầu nghề nghiep, tương ứng với chuyên viên tư vấn chỉ đưa ra lời khuyên vớ vẩn 11.5% Về mặt năng lực: 42.4% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn thường ít được đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên cũng một tỉ lệ nhỏ người lao động hài lòng với năng lực và phẩm chất của chuyên viên tư vấn: 27.9% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của mọi người và 1.8% người lao động có quan điểm mỗi chuyên viên tư vấn đều có giới hạn riêng không thể đánh giá được. Nhìn chung, người lao động đánh giá không cao về năng lực và phẩm chất của chuyên viên tư vấn (42.4% và 22.1%) 3.2.2. Hiểu về tư vấn tâm lý: Bảng 3.7: Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH007.pdf
Tài liệu liên quan