Trong tất cảnhững lần xuất hiện của mình, tưtưởng của Bianchon
không rõ ràng là cộng hòa quyết liệt nhưChrestien, và trong nhiều trường hợp
anh xuất hiện có vẻtrung dung, mờnhạt nhưng liên kết toàn bộnhững lần xuất
hiện trong Tấn trò đời thì ta vẫn thâu tóm được con người anh, trước sau đều
thểhiện một lý tưởng nhân văn cao đẹp: bình tĩnh trước thửthách, gần gũi với
mọi người, ân cần với những hoàn cảnh cần quan tâm. Anh luôn sẵn sàng làm
những gì cần phải làm, không “đao to búa lớn” nhưChrestien, cũng không quá
vồvập với xã hội nhưRastignac, cũng không có những tình cảm thái quá như
Daniel D’Ather, và anh luôn nhận được sự đồng cảm của người đọc.
141 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3713 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honoré De Balzac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm tòi cỡ lớn, và trong đó có nhiều nhân vật tái xuất hiện: David
Séchard – nhà nghiên cứu, Louis Lambert – nhà tư tưởng, Michel Chrestien –
nhà cách mạng …, dù họ có thể khác nhau về lĩnh vực hoạt động hay về nguồn
gốc xuất thân thì đều thống nhất ở khát vọng mãnh liệt nhận thức và sáng tạo,
một trong những đam mê, dục vọng cao quý nhất, theo Balzac. Với khát vọng
chủ đạo sục sôi, vũ bão, họ thường chết trong khi đấu tranh chống lại các trở
lực, hoặc do xã hội đặt ra trước họ hay tiềm ẩn ngay trong bản thân quá trình
nhận thức và sáng tạo, hoặc do những lầm lẫn bi kịch của họ, hoặc do tất cả
nguyên nhân trên cộng lại. Balzac cũng quan tâm đến các nhà khoa học nên
trong Tấn trò đời đa số nhân vật tái xuất hiện tích cực là các nhà khoa học. Họ
là những kỹ sư, thầy thuốc, những nhà thực hành hay phát minh chân chính,
khiêm tốn và vô tư, nghị lực và tài năng. Trải qua bao thử thách nghiệt ngã của
đời sống xã hội họ vẫn nuôi dưỡng những khát vọng mãnh liệt của mình dù
cuối cùng đều dẫn đến bi kịch.
Điều đáng chú ý là ở loại nhân vật này, dù xuất thân ở tầng lớp nào, họ
đều có những nét hoặc xa lạ hoặc đối lập với môi trường tư sản, bằng lao động
trí óc hay tay chân, bằng tình cảm, bằng phẩm chất đạo đức của họ. Với họ,
đồng tiền mất hẳn vai trò “thần tượng”, họ có thể cần đến nó, có thể khốn đốn
vì nó nhưng nó hoàn toàn không phải mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt
tới mục đích lớn lao. Balzac cũng từng nói qua lời luật sư Derville trong Đại tá
Chabert: “Tôi tin rằng một trong những đặc tính của Đạo đức, đó chính là
không có sở hữu tài sản”[51, tr.58]. Bởi vậy chúng ta không ngạc nhiên khi
thấy rằng nhà văn thường đi tìm những nhân vật chính diện trong lớp người
không có tài sản, với kiểu nhân vật tái xuất hiện đó là Bianchon, Chrestien …,
họ chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực tinh thần.
Thông qua những nhân vật như Michel Chrestien, Horace Bianchon,
Balzac thể hiện sự thừa nhận những lý tưởng mà cách mạng tư sản 1789 đưa
ra. Ông không đặt nó thành vấn đề tranh luận lại, bàn cãi hay bổ sung như một
số nhà văn khác. Cái lý tưởng cao cả ấy của một thời đã đi qua không trở lại ấy
đã tồn tại ở Balzac trong những hình tượng nhân vật dù xuất hiện trong tác
phẩm nào thì vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Trước sau họ vẫn là là
những hình tượng “đức hạnh”, đẹp đẽ.
Đi khảo sát các tác phẩm của Balzac đã được dịch sang tiếng Việt, ta
thấy nhân vật chính diện hầu như không bao giờ là nhân vật chính. Có nhà
nghiên cứu đã quy cho nguyên nhân là sự hạn chế trong tư tưởng và động cơ
sáng tác của Balzac, coi đây là một sự thất bại. Tuy nhiên, thực ra, đối chiếu
với cuộc đời thực lúc bấy giờ, cái tiến bộ, tích cực lúc này hoặc là mới manh
nha, hoặc là đang ở thế bị áp đảo bởi bao điều xấu xa, tội lỗi của xã hội tư sản
đang phát triển mạnh mẽ – họ khó mà có được một vai trò lớn hơn.
Cũng cần hiểu thêm rằng, “cái đẹp” ở Balzac luôn luôn đi liền với “cái
thật”. Balzac từng coi cái thật như là một niềm hứng thú cáo cả nhất, không vì
một đạo lý nào mà bóp méo những nhân vật của mình đi cả. Ông từng nói:
“Chúng ta đang ở trong một thế kỷ đầy tính chất “văn xuôi” buộc người ta
phải gọi sự vật đúng với cái tên của nó”[27, tr.23], và “những nhân vật tiểu
thuyết không thể là những người đột xuất”[26, tr.52]. Bởi thế, nhân vật chính
diện không thể bị lý tưởng hóa. Với lương tâm nghề nghiệp, Balzac miêu tả
trung thực, không bỏ sót cả những thói hư tật xấu của nhân vật chính diện. Đó
là lý do mà trong rất nhiều nhân vật chính diện được tái xuất hiện hầu như
không có một nhân vật nào thực sự là nhân vật lý tưởng. Tuy nhiên một thực tế
là loại nhân vật này thường không thật gây ấn tượng mạnh mẽ như loại nhân
vật phản diện hay lưỡng diện, bản thân sức mạnh của họ trong các tác phẩm
cũng dường như bị che sau những nhân vật kia. Rõ ràng trong Lão Goriot,
Rastignac có sự tiếp xúc với cả hai nhân vật: Vautrin và Bianchon, nhưng càng
về sau thì anh ta càng ngả về phía Vautrin. Mặt khác, những nhân vật chính
diện trong Tấn trò đời lại mang hơi hướng của chủ nghĩa lãng mạn, tức là
thiếu tính chân thực. Ngòi bút tác giả khi miêu tả những nhân vật này thường ít
gây cảm giác thực cho chúng ta. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong cái xã hội
đầy rẫy những tội ác như xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX thì việc có những
nhân vật suốt cuộc đời mình vẫn giữ được những phẩm chất cao quý, tức là
anh ta mãi mãi đứng trên hoàn cảnh là điều rất “lãng mạn”.
2.3.1.1. Michel Chrestien.
Michel Chrestien thuộc loại nhân vật ít được tái xuất hiện nhất trong
Tấn trò đời. Nếu như trong trên 500 nhân vật tái xuất hiện có những nhân vật
có mặt trong trên 20 tác phẩm thì Michel Chrestien chỉ xuất hiện trong 4 tác
phẩm: Ảo tưởng tiêu tan, Bí mật nữ vương tước De Cadignan, Cô gái xua
cá, Những viên chức. Hơn thế nữa, nhân vật này chưa hề là nhân vật trung
tâm của một tác phẩm nào, và hầu hết chỉ xuất hiện qua lời trần thuật của tác
giả hoặc của một nhân vật khác, có khi chỉ vài dòng. Ngay cả khi tồn tại thật
sự như một tính cách trong Ảo tưởng tiêu tan thì nhân vật này cũng chỉ xuất
hiện chủ yếu qua lời kể của tác giả, ít hành động, ít quan hệ.
Mặc dù ở Michel Chrestien có phong thái gần gũi với nhân vật lãng
mạn, như trong Ảo mộng tiêu tan, anh được miêu tả là “nhà chính trị giản dị
và dịu hiền tựa một thiếu nữ, tràn đầy ảo mộng và tình yêu, được trời phú cho
một giọng hát du dương”[8, tr.228], nhưng nhân vật này lại luôn được xem là
có một vai trò hết sức quan trọng trong Tấn trò đời. Có nhà nghiên cứu cho
rằng: “Nếu thiếu M. Chrestien, Tấn trò đời sẽ chẳng phải là Tấn trò đời,
nhưng nếu đậm nét hơn thế thì … đó cũng chẳng phải thật là Tấn trò đời”[25,
tr.225]. Đó là một nhận định sắc sảo, vì nếu không có nhân vật này, Tấn trò
đời sẽ thiếu đi cái lý tưởng cao cả mà Balzac muốn thể hiện đó là lý tưởng
cách mạng 1789, còn nếu đậm nét quá thì quả là không chân thực, bởi nhân vật
này đại diện cho cái mới nhú mầm, báo hiệu cho tương lai chứ chưa phải là sự
hiện hữu rõ rệt trong hiện tại. Mặt khác, có người còn chỉ ra rằng Chrestien chỉ
được miêu tả trong các tác phẩm như một “phác thảo”. Điều này được giải
thích là do “tình trạng của nền cộng hoà lúc đó”, mà đối với Balzac thì
Chrestien vẫn còn khá xa lạ và chưa được chính ông hiểu một cách thấu đáo,
“nhân vật này còn đứng ngoài kinh nghiệm sống và giới hạn lý tưởng của nhà
văn”[25, tr.225]. Tuy nhiên Engels lại đánh giá rất cao vai trò của nhân vật
này, ông xem Chrestien là sự đánh dấu “một trong những thắng lợi vĩ đại nhất
của chủ nghĩa hiện thực và một trong những đặc điểm nổi bật nhất của
Balzac”[50, tr.344].
Chrestien là hình tượng được bàn đến nhiều nhất khi người ta đi tranh
luận xem Balzac có cảm tình hay không với cách mạng tư sản. Số lượng ngôn
từ mà giới nghiên cứu viết về nhân vật này có lẽ còn nhiều hơn dung lượng mà
tác giả dành cho anh. Và dù còn một số bất đồng nhưng đều hầu như thống
nhất rằng trong anh mang những màu sắc của hình tượng anh hùng ở một thế
giới gần như không có anh hùng. Trong Tấn trò đời, xét mối quan hệ giữa tính
cách và hoàn cảnh, Michel Chrestien không chỉ là một tính cách đối lập với
hoàn cảnh mà còn là người duy nhất đứng cao hơn hoàn cảnh. Anh ta làm
chính trị không phải vì địa vị và quyền lực, không bị thôi thúc bởi đồng tiền và
dục vọng. Trong mọi lần xuất hiện, Michel Chrestien đều là hiện thân của
tương lai, được tác giả không tiếc lời đề cao và tỏ lòng khâm phục, mặc dù anh
đúng là một “đối thủ chính trị quyết liệt” của một Balzac chủ trương “nền
quân chủ và tôn giáo”. Balzac gọi Chrestien là “người cộng hòa cỡ lớn ước
mơ một liên bang Âu châu”, “con người vui tính có khối óc phóng khoáng, và
là một nhà chính trị vĩ đại, có lẽ có thể thay đổi cục diện thế giới”[8, tr.228].
Michel Chrestien là hiện thân của một con người đức hạnh toàn diện, có
tài năng, một “chiến sĩ cộng hòa vĩ đại”, một “triết gia cỡ lớn”, một “nhà
chính trị toàn châu Âu mà nước Pháp may mắn có được”[8, tr.321]. Nhân vật
này được đan kết bằng lời kể của các nhân vật khác trong tác phẩm, đây cũng
là cách thể hiện các nhân vật theo kiểu nhân vật truyền thống đặc biệt ở
Balzac. Vì vậy, tuy là nhân vật tái xuất hiện lý tưởng nhất, song nhân vật này
lại không mang một chân dung cụ thể, rõ ràng như những nhân vật khác mà lại
cứ “lởn vởn” đâu đó trong từng tác phẩm, chính là tác giả khắc họa các nét
phẩm giá vượt ra mọi khuôn khổ của cái đẹp. Nó được đặt trong một thời gian
vĩnh hằng, không đầu không cuối. Tức là tác giả đã tạo ra một hình tượng có
con đường vận động phi thời gian. Do đó, Balzac đã tạo ra cái đẹp “siêu mẫu”
và nhân vật này trở thành nhân vật huyền thoại, nhân vật truyền thuyết, thể
hiện sự khát khao vươn tới một sự hoàn thiện trong quan hệ đạo đức và xã hội,
trong quan hệ ứng xử thẩm mỹ. Do đó, Michel Chrestien dù không là một nhân
vật đầy đặn của bất kỳ tác phẩm nào nhưng vẫn là nhân vật đọng lại trong tâm
trí người đọc đẹp nhất, lý tưởng nhất, là đại diện đẹp nhất của tầng lớp trí thức
cách mạng, trở thành một biểu tượng của con người trong kỷ nguyên mới.
Cũng vì thế, bao quanh nhân vật này có cả một không khí trữ tình hiếm thấy
trong Tấn trò đời. Mỗi khi viết về nhân vật này, văn xuôi Balzac gần với thơ
hơn: “Là nhà chính trị cỡ Sait – Just và Danton, nhưng giản dị và dịu dàng
như thiếu nữ, tràn đầy ảo mộng và tình yêu, được trời phú cho một giọng hát
du dương có thể làm trái tim ngây ngất vì thơ, vì tình yêu và hy vọng”[8,
tr.228]. Hơn thế nữa, Balzac đã dựng cho Michel Chrestien một cái nền, một
hoàn cảnh đẹp đẽ hiếm có trong các tác phẩm mà anh xuất hiện: đó là mối liên
hệ với bạn bè trong nhóm Bốn gió – “một thế giới của tư duy và nghệ thuật”,
nơi tập trung những tinh hoa nhất của thiên tài, lao động, tình bạn, cũng là nơi
tập hợp những xu hướng chính trị khác nhau, và trên cái nền đó, Chrestien xuất
hiện rạng rỡ, khác thường. Như vậy, cả cái hoàn cảnh anh xuất hiện cũng có
nét gì đó rất đặc biệt, khác với những gì chúng ta vẫn thường thấy xuất hiện
trong Tấn trò đời, tạo nên một tính cách, như đã phân tích, rất khác thường so
với những tính cách còn lại trong bộ tiểu thuyết này.
Trong Ảo tưởng tiêu tan, Michel Chrestien là một thành viên trong
nhóm nghiên cứu do Daniel D’Ather làm chủ soái. Chrestien giống các bạn ở
tâm hồn cao thượng và phẩm chất ưu tú. Nhưng anh cứng rắn và quyết liệt hơn
họ. Trong quan hệ với Lucien Chardon, Chrestien thường mở đầu những cuộc
đối thoại mang tính giáo dục, các người khác tham gia đối thoại. Michel
Chrestien khuyên Lucien: “Nếu phải lựa chọn sự điên rồ thì anh hãy đặt đạo
đức vào hành động và sự sai trái vào tư tưởng, chứ đừng suy nghĩ đúng mà
hành động sai”[8, tr.237]. Anh dẫn đầu đoàn đại biểu của nhóm đến dự tiệc ở
nhà Lucien với bộ mặt “rầu rĩ”, “lạnh lùng và nghiên nghị”. Cũng chính anh
quyết đấu với Lucien, trừng phạt anh ta vì tội phản bội, vì bài báo đê tiện lăng
nhục cuốn sách của D’Ather. Khi Lucien ngã xuống vì phát đạn anh bắn, anh
hỏi “hắn có chết không?”. Được thầy thuốc giải phẫu cho biết Lucien sẽ qua
khỏi, anh thốt lên “đáng tiếc”. Dường như Balzac ưa thích sự mềm dẻo, đức
bao dung của D’Ather và các thành viên khác trong nhóm hơn tính nguyên tắc
không khoan nhượng của Chrestien. Điều này xuất phát từ quan điềm chính trị,
vì Chrestien theo chủ nghĩa xã hội (không tưởng) còn tác giả lại đề cao nền
quân chủ, nhưng Balzac đã nói đến “kẻ thù chính trị quyết liệt nhất” của mình
với “niềm ngưỡng mộ không che dấu”. Tác giả gọi Chrestien là “người cộng
hoà cỡ lớn”, “nhà chính trị lỗi lạc”, “có thể thay đổi cục diện thế giới”. Ở anh,
hài hòa nhiều vẻ đẹp khác nhau. Chrestien không chỉ là nhà lý luận, anh còn là
một nhà hoạt động thực tiễn, “đã chết ở tu viện Saint – Merry như một người
lính bình thường”. Hơn nữa Chrestien ngã xuống không phải vào những ngày
tháng Bảy năm 1830, vì tay những kẻ bảo vệ nền Trung hưng của dòng họ
Buorbons mà hai năm sau, trong cuộc nổi dậy của nhân dân, “viên đạn của một
gã lái buôn nào đó” đã giết anh, người chiến sĩ đã đưa chính quyền vào tay
chính bọn “lái buôn” ấy sau những ngày tháng Bảy. Balzac hết sức thương tiếc
anh, “một trong những nhân vật cao quý nhất sinh ra trên đất Pháp”. “Michel
chết vì những chủ nghĩa khác chủ nghĩa của mình, thuyết liên bang của anh đe
dọa giai cấp quý tộc châu Âu nhiều hơn là việc tuyên truyền cho nền cộng
hòa”[8, tr.228].
Nếu như trong Ảo tưởng tiêu tan, Chrestien dù là một trong những lần
xuất hiện nhiều nhất thì cũng phảng phất chút mơ hồ bí ẩn, như một phác thảo
hơn là một nhân vật đầy đặn thì ở trong ba tác phẩm còn lại, bóng dáng đẹp đẽ
đó của anh chỉ thấp thoáng, thậm chí chỉ hiện lên qua hồi ức của các nhân vật
khác. Tuy nhiên vấn đề là anh vẫn là nhân vật duy nhất được kính trọng đối
với bất kỳ nhân vật nào khác. Trong Bí mật của nữ vương tước De Cadignan,
phu nhân D’Espard – một phụ nữ quý tộc – nhận định về Chrestien: “Tôi có
nghe nói anh ta là một trong những chính trị gia cỡ lớn, (…) chỉ thiếu mất thời
cơ để phút chốc làm nên sự nghiệp”[11, tr.50]. Còn nhà tư tưởng D’Ather thì
nói với De Cadignan: “Michel Chrestien là một thiên thần trong các vị anh
hùng thời cổ đại, tôi chẳng thấy ai hơn anh. Xin bà chớ coi anh như một người
cộng hoà có những tư tưởng thiển cận, muốn tái diễn Hội nghị quốc ước và
những trò vè của Uỷ ban cứu cuốc; không, Michel mơ một chế độ liên bang
kiểu Thụy Sĩ áp dụng cho toàn châu Âu”[11, tr.65]. Rõ ràng, trong Tấn trò đời
ta khó mà tìm được một nhân vật nào được các nhân vật khác trong tác phẩm
ca ngợi như thế. Và vì thế, dù xuất hiện không nhiều và cũng chưa là nhân vật
trung tâm của một tác phẩm nào nhưng Chrestien vẫn là một hình tượng hết
sức cần lưu tâm khi khám phá Tấn trò đời và tư tưởng Honoré de Balzac.
2.3.1.2. Horace Bianchon.
Đây là một nhân vật chưa bao giờ là nhân vật chính của bất kỳ tác phẩm
nào nhưng lại xuất hiện vào loại nhiều nhất trong Tấn trò đời với trên 20 tác
phẩm khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đặt tên là Horace
Bianchon (viết tắt là H.B) so với tên mình là Honoré de Balzac (cũng viết tắt là
H.B). Đây là nhân vật kể chuyện trong nhiều tác phẩm khác nhau. Rõ ràng là
tác giả đã tìm thấy một vị trí xứng đáng cho nhân vật đáng mến này: tuy không
phải là nhân vật chính, nhưng là người thay mặt tác giả phân tích, mổ xẻ căn
bệnh xã hội. Vì vậy, đây cũng là một nhân vật chính diện tiêu biểu của Tấn trò
đời. Và qua những hình tượng như Bianchon hay Chrestien, chúng ta rút ra
được một nhận định rằng mặc dù Balzac có “hoá thân” qua một số nhân vật
phản diện của Tấn trò đời, song dù sao thì người ta vẫn dễ lẫn lộn tác giả với
nhân vật chính diện của ông nhiều hơn. Qua những hình tượng như thế này,
người đọc hiểu rõ và đánh giá những thiện cảm, những mẫu mực của nhà văn
về cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng.
Trong tất cả những lần xuất hiện của mình, tư tưởng của Bianchon
không rõ ràng là cộng hòa quyết liệt như Chrestien, và trong nhiều trường hợp
anh xuất hiện có vẻ trung dung, mờ nhạt nhưng liên kết toàn bộ những lần xuất
hiện trong Tấn trò đời thì ta vẫn thâu tóm được con người anh, trước sau đều
thể hiện một lý tưởng nhân văn cao đẹp: bình tĩnh trước thử thách, gần gũi với
mọi người, ân cần với những hoàn cảnh cần quan tâm. Anh luôn sẵn sàng làm
những gì cần phải làm, không “đao to búa lớn” như Chrestien, cũng không quá
vồ vập với xã hội như Rastignac, cũng không có những tình cảm thái quá như
Daniel D’Ather, và anh luôn nhận được sự đồng cảm của người đọc.
Với tư cách một thầy thuốc, Bianchon là một mẫu mực về sự tận tụy với
người bệnh. Anh tận tình chăm sóc ông cụ Goriot trong những ngày cuối đời,
vuốt mắt cho lão, tẩm liệm cho lão dù lão không còn một xu dính túi. Anh tận
tình cứu chữa cho cô bé Pierrette cả về thể xác lẫn tinh thần. Phẫn nộ vì tội ác
của chị em Ragon với Pierrette được bọn thầy thuốc bất lương hỗ trợ, anh đã tổ
chức một cuộc khám nghiệm để tìm ra sự thật. Anh tận tình chăm sóc Lucien
khi anh ta bị Chrestien bắn trọng thương …
Xét về mặt tư tưởng, Bianchon chưa phải là một Michel Chrestien,
nhưng rõ ràng, nhân vật này có một ý thức chính trị trưởng thành hơn tác giả
của mình. Khi mới xuất hiện trong Tấn trò đời, con người hay nói đùa, có khi
ác khẩu, nhưng là người duy nhất giúp De Rastignac chạy chữa cho người cha
khốn khổ đã bị hai cô con gái bòn rút đến chết. Và trong lúc các nàng “dẫm lên
thây cha để đi dạ hội”, anh đã vuốt mắt cho lão, thay quần áo liệm cho lão, và
sau khi tính toán, thấy thân thích người chết không muốn dính dáng gì đến
chuyện chôn cất, anh phải làm cả việc quàn người chết vì không có tiền thuê
phu. Để trả thù lại những kẻ táng tận lương tâm ấy, anh chẳng có cách nào
ngoài xui Rastignac khắc lên mộ chí lão Goriot: “Nơi đây yên nghỉ cụ Goriot,
thân sinh của bà bá tước De Restaud và bà nam tước De Nucingen, được mai
táng bằng tiền của hai sinh viên”[4, tr.330]. Vấn đề ở đây không phải vì tiền,
hơn thế là một thái độ sống, một thái độ phủ nhận thói xấu, một câu nói có vẻ
hằn học nhưng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Sau này trong Luật đình
chỉ, khi Rastignac khuyên kiếm một cô vợ giàu có hoặc quý tộc thì Bianchon
trả lời: “Quý tộc hay tư sản, họ vẫn không tim mà thôi, họ sẽ luôn luôn là điển
hình đầy đủ nhất cho thói ích kỷ (…). Mình căm ghét những loại người ấy,
mình cầu mong một cuộc cách mạng khiến ta vĩnh viễn thoát khỏi bọn họ”[5,
tr.26]. Rõ ràng là một cái nhìn hết sức tỉnh táo, và tư tưởng của Bianchon biểu
hiện ở đây có thể nói là còn tiến bộ hơn cà Michel Chrestien. Và dù sau đó
Rastignac có mỉm cười thương hại: “Tội nghiệp Bianchon! Cậu ấy mãi chỉ là
một con người chính trực mà thôi”[5, tr.28] thì Rastignac vẫn phải thừa nhận
cái hạnh phúc của Bianchon: “Cậu ấy sẽ hạnh phúc nơi đáy nước, trong khi
mình luôn vật lộn trên mặt nước với phong ba, cho tới lúc bị chìm, mình đến
xin cậu cho trú ngụ trong hang động của cậu”[5, tr.18]. Như vậy, Bianchon
vẫn sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần cho những ai lầm lạc, cho cả những kẻ sẽ mỏi
mệt trên đường tranh đấu cho tham vọng cá nhân. Anh không lao lên như đa số
con người khác của thời đại mà âm thầm lùi về phía sau, làm những công việc
bình dị mà cao đẹp. Trong xã hội đầy rẫy những thói tham tàn, những kẻ cơ
hội, hãnh tiến, những người như Bianchon thật đáng quý. Hình ảnh chia tay
giữa Bianchion và Rastignac cuối Luật đình chỉ thật sâu sắc: “Bianchon và
Rastignac đến trước Bộ ngoại giao, góc đại lộ Capucines, Bianchon vừa cười
vừa chỉ tay cho Rastignac dinh bộ trưởng: “Đây là nhà cậu” rồi chỉ một cỗ xe
thuê nói thêm: “Còn đây là xe tớ: Tương lai chúng ta tóm lược như thế đó”[5,
tr.26]. Rõ là một thái độ rất chủ động, rất tự tin và lạc quan.
Trong Ảo tưởng tiêu tan, Bianchon là một trong những thành viên ưu tú
thuộc nhóm D’Ather, bạn thân của Michel Chrestien, nhiệt tình, sống hết mình
vì bạn. Anh đã cùng các bạn cố ngăn Lucien Chardon đừng “bán linh hồn cho
quỷ sứ”, đừng bán rẻ lương tâm cho nghề báo. Anh khuyên Lucien: “Hãy chịu
khổ một cách dũng cảm và tin cậy ở lao động”[8, tr.238]. Sau khi Michel
Chrestien đã chết nơi chiến luỹ trong những cuộc nổi dậy năm 1832, trong
Những bí mật của nữ vương tước De Cadignan, Bianchon đã nhờ Rastignac
– lúc bấy giờ đã có quyền lực – để xin lại thi thể bạn về chôn cất chu đáo.
Trong những tác phẩm như Một gia đình kép, Cô gái xua cá, Lễ cầu hồn của
kẻ vô thần, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…, dù hầu như chỉ thoáng qua, có khi
chỉ được nhắc đến rất ngắn gọn qua lời kể của nhận vật khác hay của tác giả
thì Bianchon vẫn luôn là một hình tượng trong sáng, nhân hậu, với những việc
làm bình thường nhưng rất có ý nghĩa. Và đặc biệt nếu so sánh với những nhân
vật chính diện khác như Chrestien, D’Ather … thì hình tượng này thật hơn rất
nhiều.
Cho đến cuối Tấn trò đời, dù tiếp xúc với bao nhiêu khách hàng, nghèo
khổ có, thượng lưu có, trở thành “bậc danh y vĩ đại”, Bianchon vẫn là người
bạn của kẻ khó, bản thân anh chẳng đoái tới danh vọng, giàu sang, dù tài năng
anh chẳng kém gì bậc thầy mình là Desplein khiến cho nam tước phu nhân
Hulot D’Ervy than phiền anh vì “cuộc sống căng thẳng, nhưng đáng buồn”,
nhưng theo anh, “tất cả những người lính đã thử lửa đều tốt”. Tuy nhiên, là
một hình tượng của Balzac, Bianchon cũng có lúc rơi vào vòng luẩn quẩn của
tác giả. Trong Chị họ Bette có một chương mang tên “Lập luận của thầy
thuốc”. Trả lời nam tước phu nhân Hulot về căn bệnh sâu xa của xã hội,
Bianchon cho rằng nó nảy sinh “từ chỗ thiếu tôn giáo và do sự tràn ngập của
giới tài chính, nó chẳng là cái gì ngoài chủ nghĩa vị kỷ cố kết lại”[12, tr.250].
2.3.2. Loại nhân vật lấm bùn từ đầu đến chân.
Trong Lời mở đầu cho Tấn trò đời, Balzac kể ra một loạt nhân vật
chính diện: “Pierrette, Lorrain, Ussule Mirouet, Constance Birotteau, cô
Fossense, Eugénie Grandet, Marguerite Claes, Pauline de Villenoix, bà Jules,
bà De La Chauterie, Ève Chardon, cô D’Esgrignon, bà Firmiami, những
khuôn mặt thứ yếu, tuy không nổi trội như những khuôn mặt dưới đây, nhưng
vẫn cho người đọc thấy hành động của những đức hạnh trong gia đình: Joseph
Lebas, Genestas, Benassis, cha xứ Chaperon, thẩm phán Popinot, Bourgeat,
gia đình Sauviat, gia đình Tascheron và nhiều người khác”[3, tr.55-56]. Tuy
nhiên, trong thực tế, hiện diện trong Tấn trò đời có một đội ngũ đông đảo
những nhận vật không phải là “đức hạnh”. Có nhà nghiên cứu cho rằng ngòi
bút Balzac “đang chuyển từ những kẻ đột xuất của lịch sử sang những gã mới
phất trong chế độ mới, cho tới nay chỉ đóng vai phụ”[27, tr.35], và nét mới của
Balzac chính là ông đã trở thành “nhà sưu tầm những nhân vật xấu nhất, độc
ác nhất và trì độn nhất”[27, tr.35]. Điều này xuất phát từ quan niệm nghệ thuật
của ông. Balzac cho rằng, “tiểu thuyết là lời nói dối trang nghiêm nhưng chân
thực trong chi tiết”[3, tr.35], ông yêu cầu nhà văn phải “gọi tên” đúng cái thời
đại “đầy tính văn xuôi”, ông tự xem mình là “nhà sử học của Sự Thật”. Mà ở
thời đại Balzac, kiếm tiền, đuổi theo dục vọng và ngoi lên, phất lên bằng bất
kỳ giá nào là hệ tư tưởng thống trị chi phối mọi mặt đời sống xã hội, thậm chí
để lại dấu ấn trên mọi ước mơ, mọi cố gắng, mọi hành động sáng tạo của giới
nghệ sĩ, trí thức …, mọi lao động chân tay hay trí óc. Xã hội ấy đầy rẫy bọn
tham tàn, bất nhân, cơ hội, những tên kẻ cướp phút chốc trở thành kẻ nắm
quyền sinh sát, những gã tư sản kếch xù tàn bạo, bọn cho vay nặng lãi, lừa đảo,
giết người v.v…
Cũng không riêng gì sáng tác của Balzac, chủ nghĩa hiện thực của
Balzac cũng như của Stendhal, Dickens v.v… mà Gorki xác định là chủ nghĩa
hiện thực phê phán đã phơi bày sâu sắc những mâu thuẫn, những sự xấu xa của
thực tế tư sản nhưng chưa thấy con đường thay đổi thực tế, cũng như lực lượng
sẽ thực hiện sự thay đổi ấy. Vì thế trong sáng tác của Balzac cũng như của các
nhà hiện thực phê phán khác, cảm hứng nói chung là cảm hứng nhận thức hơn
là cảm hứng cải tạo, mặt phủ định chiếm ưu thế hơn so với mặt khẳng định và
nhân vật phản diện chiếm ưu thế so với nhân vật chính diện. Riêng Balzac thì
ông viết Tấn trò đời trong một xã hội mà đồng tiền vàng được đặt lên bệ thờ
và tham vọng cá nhân được xem như một phẩm chất tất yếu. Người ta tìm đủ
mọi cách để làm giàu, để thoả mãn dục vọng của mình, và chung quy lại không
có cách thức nào là chính đáng cả. Trong một xã hội như thế, loại người tiêu
cực tất yếu sẽ chiếm ưu thế.
Cách mạng tư sản mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử văn minh nhân
loại, lịch sử của thời đại phát triển dưới ngọn cờ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
Nhưng cách mạng tư sản cũng cho ra một loạt người mới: những kẻ tư sản mới
phất hãnh tiến, ích kỷ và tham vọng cuồng si. Mặt khác, trong buổi đầu của sự
thắng lợi, loại người này tỏ ra chiếm ưu thế, quá đông đúc, trở thành chủ nhân
của thế giới Tấn trò đời. Trong bộ tiểu thuyết này, cái tốt đẹp, nhân vật chính
diện hầu như luôn ở trong thế bị nhân vật phản diện, cái xấu áp đảo. Câu nói
của Bianchon trong Luật đình chỉ nói lên điều này: “Nhục nhã cho con người,
khi muốn bắt tay Đạo đức thì tôi thấy họ đang run rẩy trên gác xép, bị xua
đuổi bởi những lời phỉ báng”[5, tr.57]. Tất nhiên, Balzac thuộc vào những
người thừa nhận lý tưởng tốt đẹp của cách mạng 1789 nên ông đề cập đến loại
nhân vật này với sắc thái phê phán sâu sắc. Nhà nghệ sĩ thường gửi gắm những
ý nghĩ, những ước mơ, hành động của mình qua nhân vật chính diện nhiều
hơn, điều này là một phản ứng tâm lý thông thường, dễ hiểu. Nhưng không chỉ
vì thế mà các nhà văn hoàn toàn không gửi gắm một số quan điểm của mình
qua những hình tượng phản diện. Với Balzac đó là hàng loạt nhận vật trong đó
có những nhân vật tái xuất hiện phản diện như Vautrin, Nucigen, Gobseck
v.v…
Ở đây chúng tôi chọn tựa đề “nhân vật lấm bùn từ đầu đến chân” là
cách nói hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN004.pdf