Họa sĩTư(Vỡbờ- Nguyễn Đình Thi) thật sựlà tấm gương yêu nghềvà nhân cách
sáng đẹp của người trí thức. Anh không màng tới tiếng tăm, tiền bạc, dưluận. Bất cứ
giá nào anh cũng không bán đi nghệthuật của mình, anh không làm được nhưThanh
Tùng, vì bán nghệthuật cũng chính là bán tâm hồn anh, là điều sỉnhục đối với người
nghệsĩchân chính. Tình yêu và sựsáng tạo, hai niềm vui trong sáng nhất của loài
người, không thể đem đổi chác hay biến thành món hàng nhơnhớp. Tư đã tìm được lí
tưởng nghệthuật: vẽtranh phục vụkháng chiến. Anh vẽchịdu kích trên một cái nền
rừng núi, lá cờ đỏsao vàng phấp phới trên đầu; một bà mẹ đang ôm đầu vuốt mắt cho
người đàn ông chết đói, bên cạnh có một cô gái áo cánh nâu, tay cầm khẩu súng vừa
nhặt được trên bãi chiến trường còn ngổn ngang xác người, và vội vã sắp băng mình
chạy lên phía trước. Tưvẽvới niềm vui tột cùng, những dòng nước mắt xúc động,
những ý nghĩnhưsóng bão cuộn đến. Tư đã đểtất cảtâm huyết, nhiệt tình vào những
bức tranh. Anh gục chết bên bức tranh vừa hoàn tất. Nhân vật trí thức của Nguyễn
Đình Thi đã sống đẹp và chết đẹp. Cuộc đời họlà những nốt nhạc bổng trầm len lỏi
vào hiện thực khốc liệt của cuộc chiến, đem lại sức cổvũlớn lao cho những trí thức
ngoài đời thực, khích lệlòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng cống hiến và sáng
tạo của người nghệsĩ.
151 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao mà khó khăn quá. Người trí
thức của Nam Cao vật vã với nỗi lo về sinh kế. Ý thức về cái đói gần như luôn thường
trực trong tâm trí họ, có lúc át đi cả những hoài bão lớn lao về nghề nghiệp, những lí
tưởng cao cả về văn chương. Nhân vật trí thức của Nam Cao, cũng như người trí thức
ngoài cuộc đời thật kia, sống trong một xã hội thuộc địa khi mà Pháp đang ra sức o ép,
bóp chặt cuộc sống của họ, đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp, bần cùng. Họ phải vật
lộn với hoàn cảnh gần như hết cả hơi sức, và không ít người rơi vào cảnh ngộ “sống
mòn”, “đời thừa”, và chết mòn.
Trực tiếp đề cập đến sự nghèo khổ, vất vả của người trí thức, Nam Cao đã cho thấy
được thảm trạng về cuộc sống của giới trí thức Việt Nam những năm 1930 – 1945. Đó
là một thái độ dũng cảm của nhà văn. “Qua đó mà gợi ra, đến mức ám ảnh, sự bế tắc
tinh thần và sự sa đọa về phẩm cách của con người, như một khía cạnh lên án tội trạng
của xã hội phong kiến, thuộc địa” [82, tr.21].
Thực tế là có không ít trí thức trở thành nô lệ của đồng tiền, cam tâm làm tay sai
cho Pháp. Nhưng những trí thức chân chính, dù nhẹ nhàng hay quyết liệt, vẫn cố vùng
vẫy để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Điều đầu tiên họ chọn là giữ gìn nhân cách. Họ biết tự
nhận thức, tự đấu tranh để vươn lên, để hoàn thiện nhân cách. Nhân vật trí thức của
Nam Cao, dẫu có đôi lúc xuất hiện dấu hiệu tha hóa, vết rạn trong nhân cách, vẫn cố
gắng đứng dậy, đi tìm lại nhân cách, để xứng đáng là một CON NGƯỜI.
Người trí thức của Nam Cao không lúc nào ngừng lùng sục, mổ xẻ, phân tích, suy
ngẫm về nội tâm mình. Một “cái mặt không chơi được” cũng khiến họ áy náy, trăn trở
không yên, tìm mọi cách để hòa hợp với cuộc đời, với con người xung quanh. Thứ
(Sống mòn) sau khi nói xấu, nghĩ xấu cho Oanh, Đích, lại tự trách mình, lại băn khoăn
về nhân cách của mình. Tình thương là lẽ sống của người trí thức. Họ yêu thương gia
đình (Trăng sáng, Đời thừa,…), yêu thương bạn bè (Điếu văn), hàng xóm (Lão Hạc),
yêu thương cả những người “gây sự” với họ (Nước mắt). Hộ (Đời thừa) sau những lần
tệ bạc với vợ con là những giọt nước mắt ân hận, hối lỗi: “Anh chỉ là một thằng khốn
nạn” [7, tập 1, tr.606]. Bị giằng xé giữa lí tưởng văn chương và trách nhiệm làm chồng,
làm cha, có lúc, tưởng chừng như Hộ rơi vào cái hố sâu không lối thoát. Nhưng rồi,
anh cũng nhận ra: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai người khác. Kẻ mạnh là kẻ
nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình” [7, tập 1, tr.604]. Hộ đã hi sinh tình yêu
nghệ thuật cho tình yêu gia đình, cho lẽ sống tình thương mà bấy lâu nay anh vẫn xem
là nguyên tắc sống. Dù đau đớn, dù vật vã, dù phải sống một cuộc “đời thừa”, Hộ vẫn
là chính mình - một người chồng yêu vợ, một người cha thương con, một nhân cách
toàn vẹn. Trong tác phẩm của mình, Nam Cao nhiều lần để cho nhân vật trí thức khóc.
Sau những tật xấu và lỗi lầm, họ khóc vì bị dày vò, hối hận. Đó không phải là thứ hối
hận ồn ào, hời hợt, nông nổi mà là sự đớn đau, giằng xé đến chảy máu của những tâm
hồn trung thực và khát khao hướng thiện. Bằng những giọt nước mắt, nhân vật trí thức
của Nam Cao biết dừng lại đúng lúc, kịp thời trên bờ vực thẳm của sự sa ngã. Dù lâm
vào tình thế bi kịch, bế tắc, họ, rất vật vã và quằn quại, đều cố gắng quẫy đạp để cố
vươn lên lẽ sống nhân đạo.
Thế giới tinh thần của người trí thức thật sự rất phiền phức, nhiều thanh âm, lắm
cung bậc, đa sắc màu. Những cuộc độc thoại, đấu tranh nội tâm khiến tâm hồn họ
phong phú hơn. Nguyên nhân của những đau đớn, khổ sở, dằn vặt trong tâm hồn họ
chính là những nẻo đường đi tìm và giữ gìn nhân cách. Mổ xẻ, soi sáng những mặt xấu,
mặt trái, phần CON trong CON NGƯỜI mình, người trí thức muốn hướng đến một thế
giới tinh thần đầy đủ và một nhân cách hoàn thiện.
2.2.2. Người trí thức với niềm mặc cảm cay đắng, cô đơn trong hành trình đi tìm
bản thể
2.2.2.1. Người trí thức với mặc cảm cô đơn, vỡ mộng
2.2.2.1.1. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại trước năm 1945
“Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu, nhưng càng đi sâu càng lạnh” [125, tr.21]. Hoài
Thanh đã viết như thế về hành trình tìm bản thể của thế hệ Thơ Mới. Thực ra, đó cũng
là hành trình chung của giới trí thức nghệ sĩ ngoài cuộc đời lẫn trong văn chương.
Là người nhạy cảm với cuộc đời, người trí thức rất dễ rơi vào cảm giác cô đơn, bất
lực. Những suy nghĩ sâu sắc, những rung động tinh tế, những cảm xúc phức tạp,… của
họ khó tìm được mối dây đồng cảm với thế sự vốn rất ơ thờ. Những lúc cô đơn, bất lực
trước hoàn cảnh, họ lại trốn vào cái tôi của mình. Một cái tôi như là một bản hợp âm đa
cung bậc.
Dũng (Đôi bạn - Nhất Linh) cô đơn vì không tìm thấy sự hòa hợp trong cuộc sống
của gia đình và xã hội xung quanh. Chàng buồn nản, chán chường vì ý thức được khác
biệt giữa sự giàu sang của gia đình chàng với sự khốn khổ, tối tăm, cam chịu của
những người dân quê và sự trống rỗng tinh thần khi sống chỉ để cho riêng mình “sống
mà chỉ nghĩ đến mình thì bao giờ cũng buồn” [86, tr.306]. Dũng tìm đến cái tôi của
mình với một khát vọng được hành động và một hoài bão được ra đi để “thoát ra khỏi
cuộc đời tù túng” [86, tr.307]. Chàng muốn đoạn tuyệt với gia đình để sống cuộc đời
có ý nghĩa. Sau bao nhiêu băn khoăn, day dứt kiếm tìm, Dũng đã ra đi, dù sự ra đi đó
có vẻ liều lĩnh và không thực tế. Chưa biết sẽ làm gì nhưng chàng có một mong muốn
là sẽ thay đổi được cuộc sống hiện tại của những người dân quê, làm cho cuộc sống
của họ tốt hơn lên.
Từ ước mong của Dũng (Đôi bạn), Dũng (Đoạn tuyệt) đã đi vào hành động. Hành
động đó tuy còn mang tính chất mơ hồ nhưng đã thể hiện suy nghĩ của người thanh
niên đương thời và là hệ quả tất yếu của cuộc kiếm tìm tự do.
Ước mong của Dũng cũng là ước mong của Nhất Linh và nhóm Tự Lực văn đoàn.
Nhất Linh đã thể hiện ước mong này qua những nhân vật trí thức của mình: Trần Lưu
(Giấc mộng Từ Lâm, trích Người quay tơ), Doãn (Hai vẻ đẹp),... “Giấc mộng Từ
Lâm” là một xã hội lý tưởng mà Nhất Linh mong ước, ở đó người dân làm ruộng, canh
cửu, chăn tằm, nuôi ong, người trí thức yêu thiên nhiên, sống cuộc sống trong sạch,
thanh cao, dạy học, làm kinh tế để dân ngày càng văn minh, no ấm. “Nhà ánh sáng” là
chương trình mà Nhất Linh và Tự lực văn đoàn đã cố gắng thực hiện với mong muốn
chiếu rọi tia sáng vào nơi tối tăm, thêm một ít vui cho cái đời buồn tẻ của dân nghèo.
Với nhân vật Trần Lưu, Doãn, Dũng,… Nhất Linh đã khơi gợi lòng yêu nước ở lớp
thanh niên trí thức lúc bấy giờ, và kêu gọi họ hành động. Do ảnh hưởng tiểu thuyết của
Nhất Linh nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung, không ít người xuất thân từ
tầng lớp tiểu tư sản đã “đoạn tuyệt” với cái cũ, với cái tôi cô đơn, chán chường, lạc
lõng để lên đường, kiếm tìm một chân trời mới.
Những nhân vật trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân thì mang tâm trạng
cô đơn của người hoài cổ. Họ tự nhận “mình chỉ là một nhà nho sống vào giữa buổi
Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu mất bao nhiêu giá trị tinh
thần…, mình chỉ là kẻ chọn nhầm thế kỉ với hai bàn tay không có lợi khí mới” [144,
tr.70]. Họ tìm về cái đẹp quá khứ như một cách thoát li hiện tại, và cho nguôi ngoai đi
nỗi cô đơn của những người “chọn nhầm thế kỉ”. Nguyễn (Nhà Nguyễn), Bạch (Thiếu
quê hương) cũng là một cái tôi cô đơn, không tìm được sự đồng cảm, sẻ chia của gia
đình và mối dây liên hệ với hoàn cảnh xung quanh.
Nhân vật trí thức của Nhất Linh, của Nguyễn Tuân cô đơn vì sự tác động của hoàn
cảnh xã hội trên diện rộng, còn nhân vật trí thức của Nguyên Hồng, Nam Cao cô đơn vì
sự đối mặt với chính tâm hồn mình.
Họ cũng chịu sự tác động của hoàn cảnh, nhưng chủ yếu là ở phương diện đời sống
cá nhân: những lo toan cơm áo gạo tiền. Những nỗi lo toan thường ngày của cuộc sống
đã cướp mất đi những hoài bão, lí tưởng lớn lao, cao cả, và làm tha hóa nhân cách con
người. Không đủ khả năng lo cho gia đình một đời sống tươm tất, không thể theo đuổi
đến cùng những ước mơ nghề nghiệp, vất vả vật lộn với cuộc sinh tồn nhân cách,
người trí thức của Nam Cao rơi vào những bi kịch tinh thần đớn đau, không lối thoát,
rơi vào vực thẳm của sự bất lực, nỗi cô đơn.
Họ cô đơn ngay giữa cộng đồng mình. Bị bủa vây bởi cơm áo gạo tiền, con người
đôi lúc đã vô tâm với nhau một cách tàn nhẫn. Thứ (Sống mòn) vốn là người có chiều
sâu nhân cách, nhưng đôi lúc y chỉ thấy nỗi khổ của mình, nên đã nhìn San, Oanh,
Đích một cách hằn học, ganh ghét. Lúc biết Đích bị ốm nặng, Thứ còn mừng thầm, vì
ước mơ được toàn quyền làm chủ ngôi trường sắp trở thành hiện thực. Nhưng khi đọc
lá thư Đích gửi, Thứ ân hận, dày vò vì sự nhẫn tâm, ti tiện của mình. Điền (Nước mắt)
lại cực lòng khi nhận sự đối xử ghẻ lạnh, khinh miệt của viên thư ký ngân hàng. Rồi lại
thấy thương, thấy thông cảm cho viên thư ký ấy, vì biết đâu, ông ta cũng có một gia
đình nheo nhóc, cũng kiệt lực với công việc và cũng mệt mỏi vì kiếm sống như Điền.
Hộ (Đời thừa) chỉ nhận phải sự ơ thờ, “cái cười lặng lẽ” đầy ngụ ý của Trung, Mão khi
anh bộc bạch niềm đam mê văn chương. Tôi (Điếu văn) vì cuộc sống quá vất vả, đầu
tắt mặt tối nên chẳng còn một phút nào được rảnh rang để nhớ đến những người bạn
khổ sở thời thơ ấu. Và tôi (Mua nhà) buộc lòng phải nhẫn tâm với hai dứa trẻ gia đình
đã bán nhà, để gia đình mình có được nơi trú ngụ. Dường như ai cũng khổ sở vì cuộc
sống, vì kiếm tiền, vì kế sinh nhai, nên không còn nghĩ đến nỗi khổ của người khác.
Hay vì họ đã chịu quá nhiều khổ sở rồi nên không thấy ai khổ bằng mình nữa, nên
“nhìn người ta sung sướng” thì bất mãn, ghen tị, hằn học, đố kỵ? Để rồi có những phút
giây nhìn lại mình, họ nhận ra mình đã vô tâm, đã nhẫn tâm đến thế với đồng loại, để
tự thương mình và thương người hơn. Hạnh phúc quả thật là một cái chăn quá hẹp,
trong khi cuộc sống còn quá nhiều nỗi bộn bề, và trong khi con người chưa tự thoát ra
được những toan tính ích kỷ cho riêng mình.
Không chỉ cô đơn giữa cộng đồng, người trí thức của Nam Cao còn cô đơn ngay
giữa gia đình mình. Vốn là những nhà văn, nhà giáo đầy tâm huyết với nghề, không
tìm được sự tri âm nơi bạn bè, họ cần biết bao sự sẻ chia của người nhà, mà người gần
gũi, thân thiết nhất chính là người vợ. Buồn thay, họ lại đối diện với những người vợ
chỉ biết cuộc sống gia đình với nhu cầu cái ăn, cái mặc. Những người vợ này rất yêu
chồng, rất thương con, rất chăm lo gia đình, nhưng không phải là nơi để họ sẻ chia và
tìm được mối dây đồng cảm. Thương quá hình ảnh văn sĩ Hộ say mê đọc một đoạn văn
hay cho Từ nghe, Từ chăm chú lắng nghe nhưng thật ra chẳng hiểu gì và đầu còn
đương bận nghĩ đến các món tiền phải chi tiêu.
Sự cô đơn, bất lực của người trí thức của Nam Cao có nguyên nhân từ bi kịch vỡ
mộng và chuyển thành những bi kịch tinh thần đau đớn. Đó là bi kịch nảy sinh từ mâu
thuẫn giữa lí tưởng lớn lao và hoài bão không thành. Họ luôn ôm ấp những giấc mơ
đẹp về nghề nghiệp (dạy học tận tâm, tận lực; sáng tác được những tác phẩm để đời).
Và, trên hành trình thực hiện ước mơ, họ đã vấp phải một vấn đề nan giải: trách nhiệm
với gia đình. Vì nghèo, họ phải lo kiếm sống, lo duy trì cái gia đình bé nhỏ. Thứ (Sống
mòn) làm việc cật lực, chi tiêu dè sẻn mà vẫn không đủ tiền gửi về cho gia đình. Hộ
(Đời thừa), Điền (Nước mắt) phải viết những bài rất nông, rất nhạt để đủ tiền lo cuộc
sống. Nhưng họ lại là những người nhạy cảm và ý thức rất cao về bản thân và nghề
nghiệp, nên không thể tự đánh lừa mình và bằng lòng với điều đó. Bởi vậy, họ lâm vào
những cảnh ngộ đau đớn, khổ sở trong cô đơn, bế tắc, lắm khi phải chấp nhận “sống
mòn”, sống những “đời thừa”.
Tình trạng bế tắc của nhân vật trí thức của Nam Cao phản ánh cuộc sống ngột ngạt,
o ép của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong xã hội thuộc địa, khi Pháp đang thi hành
những chính sách bóp nghẹt cuộc sống, đẩy họ vào tình trạng bần cùng hóa, tha hóa về
nhân cách để thủ tiêu ý chí phản kháng của họ. Với Nam Cao, “…người trí thức không
những đã hết những hào quang của sự lí tưởng hóa, mà còn có lúc lún sâu vào một tâm
trạng tự ti, xấu hổ…” [82, tr.20]. Nhưng dù rơi vào nỗi cô đơn, bất lực, người trí thức
của Nam Cao vẫn khắc khoải tìm kiếm một niềm tin vào ngày mai. “Sự đời không thể
cứ mờ mịt mãi” (Điếu văn), “phải làm thế nào cho được sống, được ngước mắt lên,
được hít thở tự do cùng với tất cả mọi người” (Sống mòn).
Nhân vật trí thức của Nguyên Hồng cũng thường lâm vào bi kịch tinh thần, mặc
cảm cô đơn gần với nhân vật của Nam Cao. Nhưng may mắn hơn, mạnh bạo hơn, so
với nhân vật của Nam Cao, nhân vật của Nguyên Hồng cuối cùng thường đến được với
cộng đồng lao khổ, đấu tranh cho một mục đích chung.
Huyên (Hai dòng sữa – Nguyên Hồng) là một trường hợp tiêu biểu. Người nhạc sĩ
này từng rơi vào sự cô đơn, từng sống một cuộc đời chán nản, trống rỗng. Cũng giống
như đám văn nghệ sĩ trong Đẹp (Khái Hưng), Huyên sống không có ngày mai, không
có lí tưởng, và tìm quên trong âm nhạc. Nhưng Huyên nhận thức được mình đã núp
dưới cái danh nghệ sĩ mà sống bám vào “bạn bè, bọn gái nhảy, bọn tiểu thư ăn không
ngồi rồi” [48, tr.1083]. Một nghệ sĩ chân chính phải thiết tha vì nghệ thuật, hi sinh vì
nghệ thuật, và sống dựa vào sức lực của mình, còn Huyên, “chỉ là thứ nghệ sĩ ăn mày,
thứ nghệ sĩ trùng bệnh độc, sống bằng khí lực người ta, hút cạn ý chí của người ta và
làm trụy lạc bao cuộc đời” [48, tr.1083]. Cũng may là cuối cùng nhân vật đã tìm được
điểm tựa tinh thần cho mình.
Nam (Đẹp – Khái Hưng) tìm quên trong cái đẹp của hội họa, Bạch (Thiếu quê
hương - Nguyễn Tuân) trốn vào sự xê dịch, Dũng (Đoạn tuyệt - Nhất Linh) đi vào
hành động mơ hồ, Thứ (Sống mòn – Nam Cao) le lói tia hi vọng một tương lai tươi
sáng hơn, thoát khỏi cuộc sống tối tăm, bế tắc, còn Huyên (Hai dòng sữa – Nguyên
Hồng) đã bắt đầu tìm thấy lí tưởng cho cuộc đời mình. Huyên với sự “thức tỉnh”, “nhận
đường” sẽ mở đường cho rất nhiều trí thức văn nghệ sĩ khác đến với con người lao khổ,
với dân tộc, với cách mạng.
2.2.2.1.2. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1975
Chiến tranh đã qua đi, nhưng những vết thương mà nó để lại trên hình hài và tâm
hồn con người Việt Nam vẫn hằn theo năm tháng. Những hồi ức về một thời bom đạn
tàn khốc vẫn đeo đẳng người trong cuộc. Hòa bình rồi, mà những người bước ra từ
cuộc chiến cứ như người mộng du. Đời sống hiện tại dường như không dung nạp được
họ, họ lạc loài và cô đơn giữa cuộc sống đời thường.
Nguyễn Minh Châu đi tiên phong trong việc xây dựng nhân vật trí thức lạc loài, lạc
thời, cô đơn. Lực (Cỏ lau) bị nhát dao chiến tranh cắt lìa đời mình thành hai nửa. Ông
không thể tìm lại được tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Phía trước mặt ông là nỗi cô
đơn ám ảnh của tương lai: “một người lính già sống với một ông bố” giữa một vùng
“những hình người đàn bà bằng đá đầy cô đơn” [12, tr.490]. Nhân vật tôi (Vòng sóng
đến vô cùng - Nguyễn Khải) vẫn sống với những kỉ niệm, những giá trị của quá khứ,
thấy những người trẻ bây giờ thật khác với mình. Những nhân vật trí thức của Nguyễn
Khải (Thời gian của người, Cha và con và,…) là kẻ lạc thời, luôn mặc cảm về con
người thừa, về thân phận bèo bọt.
Có thể nói, trong văn học Việt Nam sau năm 1975, nhân vật cô đơn và lạc loài nhất
khi bước ra khỏi cuộc chiến là Kiên (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh). Kiên là cựu
chiến binh, và là nhà văn “cấp phường”. Chiến tranh kết thúc, như bao người khác,
Kiên trở về với cuộc đời bình dị. Nhưng tâm hồn Kiên không thể nào bình yên giữa
thời bình. Anh rơi vào một cuộc sống mộng du, trầm uất và cô đơn bởi sự xô đẩy giữa
hai tiếng vọng: tiếng vọng âm u của những âm hồn đồng đội, của cái chết, của chiến
tranh và tiếng vọng đau đớn của một tình yêu tha thiết không thành. Những cơn dư
chấn nặng nề của chiến tranh làm Kiên khó thể hòa nhập với đời sống hậu chiến.
Những người xung quanh thấy anh kì quặc, khó hiểu, và lập dị. Kiên như người mộng
du đi giữa cuộc đời, sống với những giấc mơ, những hồi tưởng, những kí ức của chiến
tranh và tình yêu. Anh “khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy
lùi về dĩ vãng” và “chút lòng tin và lòng ham sống còn lại không phải là những ảo
tưởng mà là nhờ sức mạnh của hồi tưởng” [109, tr.51].
Kí ức của Kiên là một màu âm u của chiến tranh. “Kiên lặng đi nhớ lại… Đêm nay
hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo
những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng” [109, tr.13]. Chiến
tranh “chà đạp, hành hạ, đày đọa, bị bạo lực tăm tối làm nhục, rồi giết chết, bị chôn
vùi, bị quét sạch, bị tuyệt diệt” [109, 231].
Kiên lần lượt mất đi những người thân yêu nhất: cha, mẹ, dượng, và những đồng
đội. Trong cuộc chiến bạo tàn, khốc liệt, Kiên chứng kiến cái chết của đồng đội hết lần
này đến lần khác. Họ bị giết trước mắt anh hoặc chết trong vòng tay anh. Có người chết
để cứu tính mạng anh, có người chết vì lỗi lầm của anh. Họ chết để anh được sống. Với
những đồng đội đã chết trong chiến tranh, Kiên mang một món nợ không trả nổi. Đêm
đêm, trong những giấc mơ đứt nối, những hồi tưởng gấp khúc, Kiên sống lại với những
năm tháng bên những người đồng đội cũ, với một thế giới âm hồn.
Kí ức của Kiên còn có cả những vạt nắng, những khoảng sáng trong trẻo. Đó là kí
ức về Phương - một tình yêu đã ăn sâu vào máu thịt. Tình yêu ấy là ánh sáng lấp lánh
qua những đêm dài trong rừng sâu và bom đạn. Nhưng đó cũng là những hồi ức chua
xót, đau đắng của một tình yêu mãi mãi không trọn vẹn, một tình yêu bị đày đọa trong
vòng xoáy nghiệt ngã của chiến tranh. Ngay từ đầu cuộc chiến, Phương đã bị làm nhục,
bị đọa đày về nhân phẩm. Chiến tranh chà đạp và hủy diệt không chừa thứ gì, mà
Phương của anh nhỏ bé, trong trắng và mong manh quá. Họ biệt li như lời Phương dự
cảm, như qui luật tất yếu và tàn nhẫn của chiến tranh. Hòa bình, gặp lại, những ám ảnh
của chiến tranh vẫn không buông tha họ. Mỗi người một lối rẽ cuộc đời. Mỗi người
đau một thân phận người.
Cách duy nhất để Kiên trả món nợ quá khứ cho những đồng đội đã hi sinh và cứu
chuộc tâm hồn mình là viết văn. Kiên trở thành một nhà văn “tồn tại đến trót đời với
thiên chức là một cây bút của những người đã hi sinh, là nhà tiên tri của những năm
tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ” [109, tr.232], để nói thay lời trăng trối
của “những đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sĩ của lòng nhân,
đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến”
[109, tr.232], để một thời đại “đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh
nhưng chan chứa tình người” không chìm vào sự lãng quên và sự vô tình của “nền hòa
bình thản nhiên” [109, tr.287] thời hậu chiến .
Những ẩn ức tâm linh được Kiên gửi vào cuốn tiểu thuyết. Anh đã trải qua những
cơn mộng du đầy bấn loạn, những vật vã trong sáng tác, sự cô đơn, lạc loài ở thì hiện
tại. Hoàn thành cuốn tiểu thuyết, Kiên đã hoàn thành “thiên chức văn chương cũng như
thiên chức cuộc đời” [89, tr.236]: “kể lại, viết lại, làm sống lại những linh hồn đã mai
một, những tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng xưa” [109, tr.90] để
những năm tháng đau thương mà anh hùng đó không bị vùi sâu xuống lòng đất lạnh, sẽ
sống và lưu dấu mãi trong tâm trí, trong trái tim những người còn sống, những người
đương thời, những người mai sau. Hoàn thành cuốn tiểu thuyết, Kiên mang gương mặt
của người “đi tìm thời gian đã mất”, “sống ngược trở lại con đường của mối tình xưa,
chiến đấu lại cuộc chiến đấu” [109, tr.90], vượt qua những kinh hoàng, bạo lực, hủy
diệt của chiến tranh, làm sống dậy “bất diệt những tình người”. Hành động đốt bản
thảo - sản phẩm tinh thần của cuộc đời nhà văn – như một nghi lễ, như một giải thoát
trong sự giác ngộ thiêng liêng. Bởi lẽ, Kiên đã trả được gánh nặng của món nợ chiến
tranh, món nợ quá khứ.
“Chiến tranh đã để lại gì khi con người bước ra khỏi vòng xoáy dữ dội của nó?”
[121, tr.399]. Nhân vật cựu chiến binh – nhà văn Kiên, với tư cách là người làm chứng,
người trong cuộc, không mang ý định giải thiêng cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Cách nhìn chiến tranh của Kiên không như những gì trước đây ta ca ngợi. Khi đã đứng
ở một độ lùi nhất định, chúng ta nhận ra rằng, chiến tranh không phải chỉ là những
chiến công, những anh hùng, những nụ cười chiến thắng, mà, để có được những điều
ấy, con người Việt Nam đã trả một cái giá rất đắt bằng máu, bằng nước mắt, bằng mất
mát, bằng nỗi đau. Những người lính đã để lại trên dãy Trường Sơn lửa đỏ cả tuổi trẻ,
tình yêu và hạnh phúc, cả sinh mạng, và cả những phút giây của ranh giới mong manh
giữa cái ác và nhân tính. Ai may mắn còn sót lại sau cuộc chiến, lại lạc loài, cô đơn. Đó
mới là hiện thực đầy đủ, toàn diện của chiến tranh. Hiểu được như vậy mới thấy ý
nghĩa sự hi sinh của những người đã khuất, mới thấy được sự khốc liệt của chiến tranh
và sự cao cả của con người: “Cuộc hành trình trong tâm tưởng của Kiên trong những
ngày hậu chiến phản ánh một dạng thức của chủ nghĩa anh hùng …” [89, tr.247]. Ở
một phương diện nào đó, nhân vật Kiên “là một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng
những trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện
thực lịch sử” [89, tr.248].
Trong sự êm ả của hòa bình vẫn có những con sóng ngầm dữ dội. Nhiều giá trị,
quan niệm về cuộc sống được định vị lại. Và khi cơ chế thị trường của nền kinh tế mở
len lỏi vào trong từng mỗi gia đình, không ít bi kịch đã diễn ra.
Thầy giáo Tự (Đám cưới không có giấy giá thú - Ma Văn Kháng) là một trí thức
chân chính và một nhân cách cao đẹp. Tự vốn yêu nghề. Anh là một thầy giáo đầy tâm
huyết, một người dạy văn sống chết với vẻ đẹp của văn chương. Tự những mong
truyền đến cho học trò những kiến thức và tình cảm đối với văn chương, hoàn thiện
nhân cách của chúng, hướng chúng đến cái đẹp. Tự yêu sách. Căn gác của Tự là “cái
tháp ngà cao quý, câu lạc bộ văn hóa, phân xưởng rèn đúc nghị lực, ý chí” [65, tr.13],
chứa đầy sách - những cuốn sách anh yêu quý như sinh mệnh của mình. Căn gác chật
chội, nóng bức đó là khoảng trời riêng tự do của Tự. Anh có thể thả hồn mình bay bổng
cùng văn chương và “xa lánh, tách khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đích
thực, thói sùng bái đồng tiền và sự tráo trở thô bạo, tránh xa những cuộc thăm viếng
xã giao xin xỏ, đút lót của cha mẹ học trò ” [65, tr.13]. Không mảy may để tâm cuộc
tranh giành, cãi cọ quyết liệt của Xuyến (vợ Tự) và Quỳnh với đủ các thứ ngôn từ hạ
đẳng, trên căn gác chật chội, nóng bức, Tự vẫn say sưa đàm đạo văn chương cùng Kha
với niềm xúc động chân thành, lòng đam mê cao độ, đến mức “Giọng Tự bỗng khan re.
Ngực Tự nghèn nghẹn” [65, tr.9]. Tuy nhiên, ở thầy giáo Tự, nỗi đam mê văn chương
đã lồng vào đấy nỗi cô đơn da diết, cực độ của một người thừa trong gia đình, một
người lạc loài trong thế giới gạo tiền lạnh lùng, tàn nhẫn. Nỗi cô đơn của người sống
trong sạch, yêu văn chương, yêu nghề dạy học trong thời buổi kinh tế thị trường.
Một trí thức chân chính như Tự nếu có được những điều kiện thuận lợi và một môi
trường thích hợp sẽ phát huy cao độ tài năng của mình. Tiếc thay, Tự nghèo và cái
gánh nặng cơm áo đời thường ghì anh sát đất. Xuyến lúc đầu còn bóng gió xa xôi, sau
càng ngày càng chua chát, châm chọc, ngoa ngoắt, mỉa mai, khiêu khích trắng trợn khả
năng kiếm tiền của Tự. Đời sống ngày càng khó khăn. Đồng lương Tự đem về không
thấm tháp vào đâu. Yêu sách, nhưng anh đành phải bán dần bán mòn để có tiền trang
trải cuộc sống. Thế mà, có lần Xuyến ném thẳng số tiền bán sách xuống đất ngay trước
mặt Tự vì nó chẳng bõ bèn gì. Khi Xuyến cố vùng vẫy thoát khỏi cái nghèo đói túng
quẫn bằng cách bỏ buôn thúng bán mẹt để lao vào thương trường, rồi trở nên sa đọa và
ngoại tình, Tự đã phải trốn những cảnh lục đục, những chuyện chướng tai gai mắt đến
ở nhờ một góc văn phòng trường. Tự làm vậy không phải vì sợ mà vì tự trọng, vì cố
giữ cho mình một chỗ đứng khỏi lung lay, cố giữ cho mình một niềm tin về sự tốt đẹp
của con người. Anh cô đơn vì không tìm được sự sẻ chia, đồng cảm ở gia đình. Anh cô
đơn trong cái vòng xoay cơm áo. Và anh cô đơn cả trong những quẫy đạp, chống chọi,
đấu tranh với cái xấu, cái ác đang hoành hành ở ngôi trường số 5.
Môi trường giáo dục tưởng chừng trong sạch và yên bình, nhưng vẫn bị cái ác, cái
xấu vấy bẩn. Những kẻ điều hành ngôi trường đã thừa nước đục thả câu, lợi dụng chức
vụ và quyền hạn để tư lợi. Tự bị hiệu trưởng Cẩm vu cáo trắng trợn là ăn tiền của học
sinh để chữa điểm bài thi, trong khi chính ông ta đã làm cái việc tồi tệ đó.
Cơn lốc của cơ chế thị trường len lỏi cả vào trong nhà trường. Những kẻ có quyền
lực nhưng năng lực yếu kém, tầm nhìn thiển cận đã đẩy người trí thức chân chính vào
ngõ cụt. Tự đành phải thực hiện một cuộc chia tay lớn của đời mình: chia tay mái
trường thân thương với bao mộng ước đẹp đẽ và lớn lao mà anh đã hết lòng tôn thờ.
Một cuộc chia tay bất đắc dĩ và buồn thảm. “Đời là một vại dưa muối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN050.pdf