Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tham vấn tâm lí là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ. Thông qua sự

trao đổi, chia sẻ, tâm tình, nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của

mình, tìm những tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

Nhu cầu nói chung chỉ xuất hiện khi cơ thể có những đòi hỏi của nó đối với thế giới bên

ngoài, cần đáp ứng một điều gì đó để tồn tại và phát triển. Nằm trong hệ thống nhu cầu,

nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT thuộc loại nhu cầu tinh thần ngày càng trở

nên cấp thiết trong xu thế xã hội hiện nay. Đó là những đòi hỏi tất yếu nhằm giải tỏa

những bức xúc, vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, hướng nghiệp , có được sự thăng

bằng về tâm lí, sự hiểu biết và phương hướng phát triển nhân cách đúng đắn.

Như vậy, khi ở học sinh THPT có nhu cầu tham vấn tâm lí có nghĩa là trước đó ở các em

thường có tâm trạng băn khoăn, lo lắng, vướng mắc trong tâm tư, tình cảm Từ đó thúc

đẩy các em tích cực tìm kiếm cách thức giải tỏa. Học sinh càng ở trong trạng thái tâm lí

tiêu cực bao nhiêu thì càng cần phải có sự trợ giúp để vượt qua trạng thái đó bấy nhiêu,

để từ đó các em có được niềm tin và sự vững vàng khi bước vào đời.

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân cách đúng đắn. Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp bách trước thực trạng hiện nay khi các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ và giúp đỡ. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu chúng tôi nhận thấy, đã có nhiều nghiên cứu, bài viết nói về nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT, tuy nhiên đa phần những nghiên cứu đó được thực hiện trên đối tượng là học sinh THPT tại các thành phố lớn còn tại những huyện vùng sâu thì rất ít. Đặc biệt trên địa bàn huyện Xuyên Mộc của tỉnh BàRịa – Vũng Tàu thì chưa hề có nghiên cứu nào tìm hiều về nhu cầu tham vấn tâm lí của các em. Đây chính là cơ sở định hướng cho người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn của học sinh THPT nơi đây. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN XUYÊN MỘC TỈNH BÀRỊA - VŨNG TÀU 2.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT ở một số nội dung: - Mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực: học tập, quan hệ với bạn bè, quan hệ với thầy cô, quan hệ với cha mẹ và về bản thân. - Lí do cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực. - Mong muốn của học sinh THPT về hoạt động tham vấn tâm lí ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp định hướng cho công tác tham vấn trong các trường phổ thông của huyện Xuyên Mộc cũng như tỉnh BàRịa-Vũng Tàu. 2.2. Cách thức nghiên cứu: 2.2.1. Mẫu nghiên cứu: - 35 giáo viên chủ nhiệm và 458 học sinh thuộc các trường: THPT Hòa Bình, Xuyên Mộc, Phước Bửu và Hòa Hội. - Học sinh được chọn ngẫu nhiên mỗi trường ba lớp ở ba khối 10, 11, 12. Bảng 2.1. Cơ cấu học sinh được điều tra: Nhóm N % Trường Xuyên Mộc 114 24.9 Hòa Hội 114 24.9 Phước Bửu 115 25.1 Hòa Bình 115 25.1 Lớp 10 159 34.7 11 159 34.7 12 140 30.6 Giới Nam 196 42.8 Nữ 262 57.2 Tổng 458 2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu và cách tiến hành: - Người nghiên cứu xây dựng 2 loại bảng hỏi có sẵn những phương án trả lời dành cho học sinh và giáo viên, bảng hỏi phỏng vấn học sinh và giáo viên với những nội dung được xác định trên cơ sở của mục đích nghiên cứu. (Phụ lục 1 và 2) - Với học sinh, việc thu thập số liệu được tiến hành trên từng lớp. Sau khi phát phiếu, người nghiên cứu trực tiếp hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trên các phiếu và thu ngay sau khi học sinh hoàn thành. Thời gian thực hiện khoảng 35 – 45 phút. - Với giáo viên, việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên từng cá nhân. Phiếu cũng được thu ngay sau khi hoàn thành.Thời gian thực hiện khoảng 30 phút. 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng: Hiện nay hoạt động tham vấn trong nhà trường đã được xem là một phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục cho học sinh. Tuy không phải là công cụ vạn năng để có thể giải quyết hoàn toàn mọi vướng mắc, khó khăn, tổn thương tâm lí của học sinh nhưng nó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí, giáo dục và mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính vì nhận thức được vai trò quan trọng và thiết thực của hoạt động tham vấn, hoạt động tham vấn trong nhà trường đã được phát triển với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên hoạt động này mới được diễn ra trong nhà trường tại các thành phố lớn còn đối với những trường trên địa bàn huyện vùng sâu thì chưa được quan tâm và gần như bị bỏ ngỏ. Điển hình như trên địa bàn huyện Xuyên Mộc - tỉnh BàRịa Vũng Tàu, mặc dù ở huyện có tới bốn trường THPT và rất nhiều trường tiểu học và THCS, TNCN với số lượng học sinh khá đông, nhưng lại không có một trung tâm hay một phòng tham vấn nào. Phải chăng học sinh ở đây không gặp khó khăn, vướng mắc hay tổn thương tâm lí? Học sinh ở đây không có nhu cầu về tham vấn tâm lí? Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn này chúng tôi đã triển khai đề tài khoa học: “Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu” (do điều kiện thời gian nên người nghiên cứu chưa thực hiện nghiên cứu trên các cấp học khác). Kết quả thu được như sau: 2.3.1. Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học sinh THPT: Để tìm hiểu về mức độ cần được tham vấn tâm lí về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực: Trong học tập, trong các mối quan hệ và về bản thân của các em học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, chúng tôi đưa ra 4 mức lựa chọn: Rất CT, Cần thiết, Ít CT và Không CT để học sinh lựa chọn. Bảng 2.2: Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học sinh THPT Lĩnh vực Mức độ Trong học tập Trong QH với bạn bè Trong QH với cha mẹ Trong QH với thầy cô Về bản thân N % N % N % N % N % RCT 345 75.3 129 28.3 171 37.6 123 27.1 208 46.1 CT 99 21.7 241 52.7 194 42.6 239 52.6 148 32.8 Ít CT 9 1.9 76 16.6 66 15.5 78 17.1 66 14.6 KCT 3 1.1 11 2.4 24 5.2 14 3 29 6.4 Từ bảng 2.1 cho thấy, đa số học sinh THPT huyện Xuyên Mộc đều cần được tham vấn tâm lí về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập, trong các mối quan hệ, cũng như về bản thân mình. Đặc biệt là lĩnh vực học tập có tỉ lệ học sinh lựa chọn mức rất cần thiết khá cao (chiếm 75.3% ở mức rất cần thiết và 21.7% ở mức cần thiết. Mức không cần thiết chỉ có 3/458 học sinh lựa chọn, chiếm 1.1%). Điều này cho thấy thể hiện rõ đặc điểm của học sinh THPT, hoạt động chủ đạo của các em ở lứa tuổi này là hoạt động học tập. Mặt khác, lí do mà học sinh cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập là do sức ép học tập từ cha mẹ, nhà trường và xã hội đã làm các em luôn cảm thấy học tập là một nhiệm vụ nặng nề, căng thẳng. Chính vì vậy lĩnh vực này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các em, các em có rất nhiều những trăn trở, vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá trình học tập. Tiếp theo số học sinh lựa chọn mức rất cần thiết được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực về bản thân cũng nhiều hơn trong các mối quan hệ. Lĩnh vực về bản thân có tỉ lệ học sinh lựa chọn ở mức rất cần thiết chiếm 46.1%, còn trong quan hệ với bạn bè chiếm 28.3%, trong quan hệ với cha mẹ chiếm 37.6% và 27.1% là tỉ lệ học sinh lựa chọn trong quan hệ với thầy cô. Điều này cho thấy ở học sinh THPT các em đã quan tâm đến sự phát triển của bản thân nhiều hơn nhưng khả năng hiểu biết của các em còn hạn chế vì vậy mà trong suy nghĩ của các em có nhiều vướng mắc cần được giải đáp cũng là điều dễ hiểu. Trong mối quan hệ: với bạn bè, cha mẹ và thầy cô thì tỉ lệ học sinh lựa chọn mức rất cần thiết thấp hơn so với lĩnh vực học tập và về bản thân. Tuy nhiên trong lĩnh vực này đa số các em lựa chọn mức cần thiết được tham vấn tâm lí khá cao, chiếm 52.7% trong mối quan hệ với bạn bè, 42.6% trong mối quan hệ với cha mẹ và 52.6% trong mối quan hệ với thầy cô. Kết quả được thể hiện cụ thể trên biểu đồ 2.2a Biểu đồ 2.2a: Mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Học tập QH với bạn bè QH với cha mẹ QH với thầy cô Về bản thân Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Nhìn chung, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ cần được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong lĩnh vực học tập, trong các mối quan hệ và về bản thân đều ở mức cao. Chiếm tỉ lệ cao nhất là trong lĩnh vực học tập. Trong nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Dung về thực trạng tham vấn tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy: Những nguyên nhân học sinh tìm đến văn phòng tư vấn là vấn đề học tập (chiếm 85%), tình cảm (55.3%), hành vi lệch chuẩn (49%), chọn trường (36%), giao tiếp (25%) {6}. Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Nhân Ái về tham vấn nhìn từ góc độ giáo dục gia đình cũng cho biết: Bên cạnh những vấn đề về tình bạn, tình yêu thì học tập, hướng nghiệp và gia đình luôn là những nội dung học sinh có băn khoăn nhiều nhất (chiếm 57.5%) {1}. Như vậy có thể thấy rằng, học tập là lĩnh vực mà học sinh THPT gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cho nên các em rất cần được tham vấn tâm lí. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì chúng tôi được biết là do các em cảm thấy chương trình học hiện nay quá sức các em cộng với sự kỳ vọng lớn của gia đình và nhà trường đã làm cho “chiếc cặp” của các em trở nên nặng nề hơn. Với lịch học chính khóa và lịch học thêm dày đặc các em không còn thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia những hoạt động ngoại khóa mà các em yêu thích. Khi so sánh tỉ lệ về mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh giữa các trường, các lớp và giới tính chúng tôi thu được kết quả như sau: 2.3.1.1. Mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT xét theo trường: Bảng 2.3: Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học sinh THPT xét theo trường Trường Lĩnh vực Xuyên Mộc Phước Bửu Hòa Bình Hoà Hội X2 N % N % N % N % Trong học tập RCT 81 70.4 95 82.6 88 76.5 81 70.0 Sig=0.108 CT 26 23.0 18 15.6 24 20.9 31 27.2 Ít CT 3 2.0 2 1.7 2 1.7 2 1.7 KCT 3 2.6 0 0 0 0 0 0 Trong QH với bạn bè RCT 32 28.3 19 16.5 42 36.5 36 31.6 Sig=0.039 CT 60 53.1 66 57.4 57 49.6 58 50.9 Ít CT 19 16.7 25 21.7 16 13.9 16 14.0 KCT 2 1.7 5 4.3 0 0 4 3.5 Trong RCT 27 23.9 52 45.2 48 41.7 44 38.6 Sig=0.054 QH với cha mẹ CT 56 49.5 40 34.8 47 40.9 51 44.7 Ít CT 23 20.1 18 15.6 13 11.3 12 12.3 KCT 7 6.1 5 4.3 5 4.3 7 6.1 Trong QH với thầy cô RCT 21 18.6 29 25.2 44 38.3 29 25.4 Sig=0.004 CT 56 49.5 65 56.5 54 46.9 64 56.1 Ít CT 32 28.1 19 16.5 11 9.6 16 14.0 KCT 4 3.5 2 1.7 3 2.6 5 4.3 Với bản thân RCT 46 40.7 28 24.3 66 57.4 68 60.0 Sig=0.000 CT 39 34.5 51 44.3 34 29.6 24 21.0 Ít CT 17 14.9 28 24.3 11 9.6 10 8.8 KCT 10 8.8 8 6.9 2 1.7 9 7.9 Chú thích: Kiểm nghiệm X2 để so sánh tỉ lệ % giữa các trường về mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí ở học sinh trong các lĩnh vực. Mức xác suất sai lầm P = 0.05, nếu Sig < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ % trên. Bảng 2.3 cho thấy, học sinh của cả bốn trường đều mong muốn được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập. Đa số các em đều lựa chọn mức độ cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực này ở mức rất cần thiết: Trường Xuyên Mộc chiếm 70.4%, Phước Bửu 82.6%, Hòa Bình 75.5%, Hòa Hội 70%. Với Sig = 0.108 cho thấy không có sự khác biệt giữa các trường về tỉ lệ % ở lĩnh vực học tập. Học sinh của bốn trường đều mong muốn được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập. Đây là lĩnh vực được các em quan tâm hàng đầu và cũng là lĩnh vực các em cảm thấy có nhiều những khó khăn, vướng mắc cần được “trợ giúp”. Khi trao đổi với một số em học sinh thì được các em cho biết rằng, các em có rất nhiều điều vướng mắc trong học tập mà chưa thể giải quyết hết được dù có em đã tìm tới sự trợ giúp của thầy cô hay cha mẹ, bạn bè. Các em thường hay bị căng thẳng ở mỗi đợt thi, đặc biệt là đối với học sinh lớp 12, năm cuối cấp khi chuẩn bị thi tốt nghiệp. Có sự khác biệt về tỉ lệ % giữa các trường trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè, thầy cô và bản thân : - Trong quan hệ với bạn bè: Trường Hòa Bình, Hòa Hội và Xuyên Mộc có tỉ lệ học sinh chọn mức rất cần thiết cao hơn (chiếm trên 28%) trong khi đó học sinh trường Phước Bửu chọn mức rất cần thiết được tham vấn chiếm 16.5% (Sig = 0.039). - Trong quan hệ với thầy cô: Trường Hòa Bình, Hòa Hội và Phước Bửu số học sinh lựa chọn mức rất cần thiết cao hơn chiếm tỉ lệ trên 25% còn ở mức thấp hơn là trường Xuyên Mộc chiếm 18.6% (Sig = 0.004). - Trong lĩnh vực về bản thân học sinh bốn trường đều lựa chọn mức độ cần được tham vấn tâm lí ở mức rất cần thiết cao và cũng có sự khác biệt về tỉ lệ giữa các trường (Sig = 0.000). Trường Xuyên Mộc, Hòa Bình và Hòa Hội có số học sinh lựa chọn mức rất cần thiết được tham vấn chiếm tỉ lệ trrên 40%, Trường Phước Bửu chỉ chiếm 24.3%. (Xem thêm phụ lục 3). Sự khác biệt ý nghĩa này sẽ là một căn cứ để xây dựng nội dung tham vấn phù hợp với đặc điểm của học sinh từng trường. 2.3.1.2.Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực xét theo lớp: Bảng 2.4: Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực xét theo lớp Khối lớp Lĩnh vực Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 X2 N % N % N % Trong học tập RCT 110 69.2 127 79.9 108 78.3 0.082 CT 43 27.0 30 18.9 26 18.8 Ít CT 6 3.8 1 0.6 2 1.4 KCT 0 0 1 0.6 2 1.4 Trong quan hệ với bạn bè RCT 29 18.2 63 39.6 37 26.8 0.000 CT 89 60.0 74 46.5 78 56.5 Ít CT 39 24.5 15 9.4 22 15.7 Tổng 2 1.2 7 4.4 2 1.2 Trong quan hệ với cha mẹ RCT 58 36.5 67 42.1 46 33.3 0.033 CT 69 43.3 53 33.3 72 52.2 Ít CT 23 14.4 26 16.3 17 12.1 KCT 8 5.0 13 8.2 12 8.6 Trong quan hệ với thầy cô RCT 46 29.0 38 23.9 39 28.3 0.864 CT 80 50.3 85 53.4 74 53.5 Ít CT 28 17.6 30 18.9 20 14.3 KCT 5 3.1 6 3.8 3 2.1 Với bản thân mình RCT 68 42.8 79 49.7 61 44.2 0.418 CT 57 35.9 46 28.9 45 32.6 Ít CT 18 11.3 23 14.5 25 17.8 KCT 13 8.2 10 6.3 6 4.3 Chú thích: Kiểm nghiệm X2 để so sánh tỉ lệ % giữa các trường về mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí ở học sinh trong các lĩnh vực. Mức xác suất sai lầm P = 0.05, nếu Sig < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ % trên Bảng 2.4 cho thấy, ở học sinh cả ba lớp chọn mức rất cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập đều ở mức cao (trên 69%). Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa giữa học sinh khối 10, khối 11 và 12 trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè và cha mẹ về mức độ cần được tham vấn tâm lí. Trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè lớp 10 cần được tham vấn tâm lí ở mức rất cần thiết chỉ chiếm 18.2%, còn ở lớp 11 là 39.6%, lớp 12 là 26.8% (Sig = 0.000), trong quan hệ với cha mẹ. Trong các lĩnh vực: Học tập, quan hệ với thầy cô và bản thân đều không có sự khác biệt về tỉ lệ lựa chọn mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí. 2.3.1.3. Mức độ cần được tham vấn tâm lí ở các lĩnh vực xét theo giới tính Bảng 2.5: Mức độ cần được tham vấn tâm lí ở các lĩnh vực xét theo giới tính Giới tính Lĩnh vực Nam Nữ X2 N % N % Trong học tập RCT 149 76.8 196 75.1 Sig = 0.516 CT 42 21.5 57 21.8 Ít CT 4 2.0 5 1.9 KCT 0 0 3 1.5 RCT 54 27.5 75 28.7 Sig = 0.545 Trong quan hệ với bạn bè CT 104 53.1 137 52.5 Ít CT 31 15.8 45 17.2 KCT 7 3.6 4 1.5 Trong quan hệ với cha mẹ RCT 75 38.3 96 36.8 Sig = 0.262 CT 75 38.3 119 45.6 Ít CT 30 15.3 36 13.7 KCT 14 7.1 10 3.8 Trong quan hệ với thầy cô RCT 55 28.1 68 26.1 Sig = 0.225 CT 94 47.9 145 55.5 Ít CT 36 18.3 42 16.0 KCT 9 4.5 5 1.9 Với bản thân mình RCT 83 42.3 125 47.9 Sig = 0.475 CT 69 35.2 79 30.3 Ít CT 28 14.2 38 14.5 KCT 15 7.6 14 5.3 Chú thích: Kiểm nghiệm X2 để so sánh tỉ lệ % giữa các trường về mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí ở học sinh trong các lĩnh vực. Mức xác suất sai lầm P = 0.05, nếu Sig < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ % trên. Xét theo giới tính cho thấy, tỉ lệ lựa chọn mức độ cần được tham vấn trong lĩnh vực học tập ở nam và nữ đều khá cao (Mức rất cần thiết ở nam chiếm 76.8% và nữ là 75.1%) còn trong các mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ và thầy cô tỉ lệ chọn mức rất cần thiết thấp hơn. Không có sự khác biệt về sự lựa chọn mức độ cần được tham vấn trong các lĩnh vực giữa nam và nữ. Khi trưng cầu ý kiến của 35 giáo viên chủ nhiệm của bốn trường về mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa giáo viên và học sinh về sự lựa chọn mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực. Đa số giáo viên cũng cho rằng học tập là lĩnh vực học sinh THPT cần được tham vấn nhiều nhất (chiếm tỉ lệ trên 86%). Có thể thấy rằng, mức độ cần được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập, trong các mối quan hệ và về bản thân của học sinh THPT là khá cao. Đặc biệt là ở mức rất cần thiết trong lĩnh vực học tập và về bản thân đều có tỉ lệ học sinh lựa chọn khá cao. Điều đó cho thấy rằng trong lĩnh vực học tập và về bản thân, học sinh THPT gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Các nhà giáo dục và các chuyên gia tâm lí cần nhận biết để có những trợ giúp kịp thời cho các em để quá trình phát triển tâm lí của các em được diễn ra một cách tốt hơn. Khi trao đổi với Thầy Hồ Sĩ N.N - Hiệu phó trường THPT Hòa Bình, Thầy đã cho biết: “ Nhu cầu cần được tham vấn tâm lí của học sinh hiện nay là rất lớn mà các thầy cô trong trường không thể đáp ứng được vì thiếu kỹ năng tham vấn. Chúng tôi rất muốn trong trường có một phòng tham vấn tâm lí để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Nhưng hoạt động của nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Sở Giáo Dục, vì thế chúng tôi chưa thể thành lập phòng tham vấn khi Sở chưa có chủ trương về vấn đề này”. Cô Nguyễn Thị T, một giáo viên lâu năm đã nói: “Tôi cảm thấy rất day dứt khi nhìn thấy học trò của mình cứ vào cuối lớp 12 là tinh thần không ổn định, căng thẳng do sức ép học tập, do quá lo lắng cho việc chọn trường chọn nghề mà không thể giúp đỡ các em giải quyết một cách hiệu quả”. Trong quá trình trao đổi cô T cũng cho biết: “Do tâm lí “sợ” giáo viên nên đa số học sinh thường ít tâm sự với thầy cô về vấn đề của mình, còn với cha mẹ thì càng ít hơn vì đa phần phụ huynh ở đây làm rẫy, trình độ rất thấp nên thường không biết cách giải quyết vấn đề cho con mình thế nào. Tôi nghĩ rằng với sự phát triển của học sinh hiện nay cần phải có các chuyên viên tâm lí trong trường học ”. Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học: “Stress học đường và ảnh hưởng của nó đến tâm lí học sinh cuối cấp THPT” của Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008) cũng cho thấy, Tỉ lệ học sinh THPT gặp khó khăn hay các áp lực khác nhau là khá lớn: 49.2% liên quan tới áp lực học tập, thi cử, 30.8% liên quan đến những kỳ vọng của gia đình với các em, 12.3% liên quan đến quan hệ bạn bè, 27.7% - đến quan hệ với thầy cô giáo, 43.1% - đến những căng thẳng trong nhận thức về bản thân {33}. Như vậy có thể kết luận, học tập và về bản thân là hai lĩnh vực học sinh THPT gặp khó khăn và áp lực nhiều nhất nên các em rất cần được tham vấn để giải tỏa kịp thời, tạo tâm trạng tốt, có niềm tin tiếp tục học tập và phát triển bản thân. 2.3.2. Lí do học sinh THPT cần được tham vấn trong các lĩnh vực: Dựa vào các mức ý kiến ghi trên phiếu người nghiên cứu đã chuyển thành điểm và tính trung bình để việc so sánh thuận lợi hơn. Kết quả được thể hiện như sau: Bảng 2.6: Lí do học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực Nội dung TB Thứ Bậc Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai 2.57 1 Muốn tìm ra cách học để đem lại kết quả tốt 2.55 2 Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô 2.46 3 Căng thẳng, mệt mỏi trước sức ép học tập 2.37 4 Không biết làm thế nào để tìm được người bạn tốt 2.34 5 Khó diễn đạt điều mình muốn nói 2.33 6 Nội dung các môn học quá nhiều 2.32 7 Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít 2.29 8 Cảm thấy khó hiểu về cảm xúc của mình 2.25 9 Thiếu tự tin về khả năng của bản thân 2.24 10 Cha mẹ thường kỳ vọng lớn ở con cái 2.23 11 Không biết làm gì để giúp đỡ bạn và đối xử với bạn cho tốt 2.21 12 Muốn hòa đồng với bạn nhưng khó 2.19 13 Thầy cô không có nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với học sinh 2.16 14 Thầy cô không hiểu tâm lí của học sinh 2.11 15 Cha mẹ không hiểu tâm lí con cái nên thường áp đặt vô cớ 2.10 16 Không biết cách sắp xếp thời gian học 2.07 17 Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với cha mẹ 2.07 18 Không biết cách tự học 2.05 19 Thất vọng vì thấy bạn là người ích kỷ và lợi dụng 1.99 20 Không biết cách bày tỏ cảm xúc với bạn 1.96 21 Thầy cô đưa ra nhiều yêu cầu cao so với khả năng của học sinh 1.96 22 Cha mẹ không có thời gian để gần gũi, chuyện trò 1.92 23 Thầy cô quá nghiêm khắc 1.79 24 Cha mẹ quá nghiêm khắc 1.69 25 Kết quả bảng 2.6 cho thấy, “ Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai” là vấn đề có rất nhiều học sinh THPT cần được tham vấn ( Xếp thứ bậc 1). Điều này cho thấy ý thức nghề nghiệp ở học sinh THPT đã hình thành khá rõ nét, với những câu hỏi: Học đại học hay học nghề gì? Vào trường nào? Vì sao chọn nghề này nghề kia?... là những câu hỏi luôn làm các em bận tâm. Chính vì vậy mà vấn đề hướng nghiệp ở bậc THPT cần phải được chú trọng bởi vì việc lựa chọn nghề sẽ liên quan đến toàn bộ kế hoạch đường đời của các em. Qua tìm hiểu cho thấy, hướng nghiệp chưa được các trường ở huyện Xuyên Mộc chú trọng và quan tâm đúng mức, nhất là đối với học sinh lớp 12. Các em học sinh chọn nghề chủ yếu dựa trên sự áp đặt của gia đình và chọn theo theo bạn bè, vai trò của nhà trường không được thể hiện trong sự lựa chọn nghề của các em. Đây cũng chính là nỗi băn khoăn, lo lắng lớn nhất của các em khi chuẩn bị rời ghế nhà trường. Khi trao đổi với một số em “Vấn đề gì khiến em lo lắng nhất hiện nay?” thì được các em trả lời: “ Điều em lo lắng nhất bây giờ là sau khi tốt nghiệp liệu em có tìm được ngành học nào để sau này có công ăn việc làm thích hợp hay không!Đã có chị gần nhà em mặc dù học xong đại học Sư Phạm mà vẫn phải ở nhà phụ giúp bố mẹ buôn bán.Em rất lo sau này mình bị thất nhiệp. ( Nguyễn Thị H. A- Lớp 12A1-Trường Xuyên Mộc). “Em không biết với khả năng của mình phải học như thế nào để sau khi học song THPT em có thể đậu vào Trường Công Nghệ Thông Tin, đó là mơ ước lớn nhất của em” ( Vũ Trường G-Lớp 10A5 - Trường Hòa Bình) Cũng từ kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, lí do mà nhiều học sinh muốn cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực là do các em luôn cảm thấy “Khó diễn đạt điều mình muốn nói” (TB = 2.33); “ Không biết cách bày tỏ cảm xúc với bạn ” ( TB=1.96); “ Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với cha mẹ” ( TB=2.07); “Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô ( TB=2.46). Điều này cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu ứng xử trong giao tiếp xã hội ở nhà trường phổ thông cũng như cách phân phối chương trình dạy và học hiện nay là chưa hợp lí làm cho học sinh có quá ít thời gian để nói ra những điều mình nghĩ và cơ hội tranh luận với bạn bè, thầy cô. “Em cảm thấy rất khó khăn khi nói lên suy nghĩ của mình trước mọi người và không biết phải làm thế nào cho mọi người hiểu được em, nhất là đối với cha mẹ và thầy cô” (Hoàng Thu T- 11A3 - Trường Hòa Hội). “Em rất sợ mỗi khi thầy cô gọi lên bảng kiểm tra bài, mặc dù ở nhà em đã chuẩn bị bài nhưng không hiểu sao cứ khi bị gọi lên là em quên hết, không thể nói được gì. Vì vậy mà em luôn bị điểm kém . Em rất buồn vì điều đó mà không biết phải làm sao” (Nguyễn Thị O-10A9 - Trường Phước Bửu). Ngoài ra vấn đề “Nội dung môn học qua nhiều”, “Căng thẳng mệt mỏi trước sức ép học tập”, “Lo lắng về tình bạn khác giới” cũng là những lí do nhiều học sinh cần được tham vấn tâm lí. 2.3.2.1. Lí do học sinh cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực xét theo trường: Bảng 2.7: Lí do học sinh cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực xét theo trường Lí do Trường THPH X2 (Sig = ) Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình Nội dung các môn học quá nhiều 2.44 2.27 2,33 2.22 0.06 Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít 2.41 2.21 2.39 2.16 0.00 Khó diễn đạt điều mình muốn nói 2.28 2.42 2.31 2.34 0.39 Không biết làm thế nào để tìm được người bạn tốt 2.18 2.46 2.39 2.32 0.02 Muốn hòa đồng với bạn nhưng khó 2.08 2.32 2.15 2.22 0.05 Không biết làm gì để giúp đỡ bạn và đối xử với bạn cho tốt 2.03 2.24 2.33 2.25 0.01 Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô 2.51 2.42 2.59 2.33 0.00 Thầy cô không có nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với học sinh 2.24 2.24 2.15 2.01 0.03 Thầy cô không hiểu tâm lí của học sinh 2.07 2.14 2.13 2.11 0.86 Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với cha mẹ 1.92 2.21 2.08 2.07 0.05 Cha mẹ thường kỳ vọng lớn ở con cái 2.21 2.25 2.13 2.32 0.16 Cha mẹ không có thời gian để gần gũi, chuyện trò 1.86 2.09 1.87 1.85 0.02 Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai 2.50 2.64 2.54 2.57 0.28 Căng thẳng, mệt mỏi trước sức ép học tập 2.40 2.38 2.31 2.37 0.68 Lo lắng về tình bạn khác giới 1.83 1.99 1.74 2.01 0.01 Phương pháp dạy của giáo viên khó hiểu 1.71 1.92 1.73 1.99 0.00 Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít. 2.41 2.21 2.39 2.16 0.00 Thời gian học thêm quá nhiều 1.95 2.20 2.06 1.94 0.03 Không biết cách tự học 1.92 2.22 2.08 2.00 0.01 Thầy cô quá nghiêm khắc 1.67 1.93 1.75 1.79 0.03 Thầy cô giảng dạy chưa nhiệt tình 1.50 1.69 1.55 1.78 0.00 Không hài lòng với cách cư xử của thầy cô 1.69 1.94 1.62 1.77 0.00 Thường làm cho thầy cô không hài lòng 1.64 1.90 1.80 1.82 0.02 Chú thích: Kiểm nghiệm X2 để so sánh tỉ lệ % giữa các trường về mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí ở học sinh trong các lĩnh vực. Mức xác suất sai lầm P = 0.05, nếu Sig < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ % trên. Khi so sánh lí do học sinh cần được tham vấn trong các lĩnh vực xét theo trường, kết quả đã cho thấy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH033.pdf
Tài liệu liên quan