Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua kết quả khảo sát người nghiên cứu nhận thấy rằng, công nhân có nhu cầu tìm đến

một người nào đó tin cậy, tiếp xúc trực tiếp hằng ngày nhiều hơn là tìm đến một tổ chức nào đó để

giải quyết những xung đột tâm lý của mình. Công nhân họ cho rằng khi gặp một vấn đề nào đó thật

to lớn, đụng chạm đến luật pháp thì họ mới tìm đến một tổ chức để có thể giúp họ vượt qua những

khó khăn đó, có thể những tổ chức có uy tín như là cán bộ Đoàn, Hội Phụ Nữ trên Phường, Công

Đoàn công ty chưa thật sự chăm lo đến đời sống của công nhân, những người công nhân chưa thật

sự tin cậy vào các tổ chức này. Dựa vào kết quả thu được, tỷ lệ những người công nhân có nhu cầu

nhờ đến một tổ chức xã hội can thiệp là rất thấp, ĐTB từ 1.14 2.32, nhưng tìm đến sự chia sẻ, sự

can thiệp từ một cá nhân khác ở mức độ tương đối cao.

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin 32.5 18.0 38.0 8.5 3.0 2.32 6 Tìm đến chuyên viên tham vấn 83.5 9.0 6.0 1.0 0.5 1.26 8 Bảng 2.3 cho thấy: Công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ từ một cá nhân chiếm tỷ lệ tương đối cao: “nhờ bạn bè can thiệp” có 37.0% người chọn ở mức độ rất thường xuyên và 43.5% người chọn mức độ thường xuyên, nghĩa là có đến 80.5% công nhân thường xuyên có nhu cầu, với ĐTB = 4.11, mức độ cao. Nhu cầu “nhờ người thân trong gia đình can thiệp” cũng mức độ cao với ĐTB= 4.02, có 52.5% người chọn mức độ thường xuyên và 26.5% chọn mức độ rất thường xuyên, có nghĩa là 79.0% công nhân có nhu cầu và nhu cầu này cũng ở mức độ cao. Nhu cầu “nhờ đồng nghiệp can thiệp” ở mức độ cao ĐTB = 3.80, với 39.0% người chọn mức độ thường xuyên và 27.0% người chọn rất thường xuyên, có nghĩa là 66.0% công nhân có nhu cầu nhờ bạn bè chia sẻ những vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày. Qua kết quả trên cho thấy, khi nảy sinh xung đột tâm lý, công nhân thường có nhu cầu tìm đến những người thân thiết, những người mà công nhân tiếp xúc hằng ngày trong cuộc sống như bạn bè, người thân và những người đồng nghiệp để tham vấn tâm lý chiếm một tỷ lệ tương đối cao, ĐTB từ 3.80  4.11, từ 66.0% công nhân trở lên có nhu cầu. Kết quả thống kê bảng 2.3 cũng được chứng minh thông qua cuộc phỏng vấn với 10 công nhân. Đa số công nhân nhờ đến sự giúp đỡ của những người bạn ở chung phòng hoặc những người sống trong cùng khu nhà trọ, hoặc những người bạn đồng nghiệp làm chung một bộ phận. Chẳng hạn, chị Lê Thị Hương Giang,(25 tuổi, đang làm công nhân may công ty Nhà Bè, quê ở Bình Định) cho biết: “khi gặp một vấn đề nào lo lắng, buồn phiền, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, gia đình hay vấn đề nào đó, em thường tâm sự với bạn bè ở chung phòng trọ với nhau, các chị có thể cho em những lời khuyên làm em cũng yên tâm hơn. Có những vấn đề em biết nói ra bạn bè cũng không giải quyết được, như chuyện gia đình dưới quê của em hay đòi hỏi gửi tiền về, nói ra các chị ấy cũng không giúp gì được cho em. Bởi vì, em thấy mỗi ngưười ai cũng có hoàn cảnh tương tự như em, cũng khó khăn như nhau. Thế nhưng khi nói ra thì trong lòng cũng vơi bớt đi được phần nào đó, chứ giữ mãi trong lòng chắc chịu không nổi. Em có nghe nói đến một số trung tâm tham vấn tâm lý và có những chương trình tham vấn tâm lý qua đài Bình Dương, nhưng em không có liên hệ để tham vấn”. Công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ từ một tổ chức chiếm tỷ lệ rất thấp: một tổ chức ở đây đó chính là Công Đoàn trong công ty, Đoàn thanh niên hay Hội phụ nữ Phường hoặc văn phòng luật sư hay văn phòng tham vấn tâm lý. Quan sát bảng 2.3 cho thấy, khi gặp những xung đột xảy ra trong tâm lý, những người công nhân có nhu cầu tìm đến sự giúp đỡ, chia sẻ từ một tổ chức nào đó rất ít, ở mức độ tương đối thấp. Cụ thể: “nhờ Công Đoàn công ty can thiệp” với ĐTB = 2.00, có 0.5% công nhân có nhu cầu thường xuyên tìm đến, “tìm đến chuyên viên tham vấn” với ĐTB = 1.26, có 1.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên; “nhờ cán bộ Phường can thiệp” với ĐTB = 1.21, có 0.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên, “tìm đến luật sư” với ĐTB = 1.14, có 0.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ khảo sát thường xuyên; Nhu cầu “tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin” được rất ít người công nhân quan tâm, ĐTB = 2.32, số lượng người chọn từ mức độ thường xuyên trở lên cũng rất ít, xếp thứ 6 trong 10 giải pháp mà người nghiên cứu đưa ra. Thông qua kết quả khảo sát người nghiên cứu nhận thấy rằng, công nhân có nhu cầu tìm đến một người nào đó tin cậy, tiếp xúc trực tiếp hằng ngày nhiều hơn là tìm đến một tổ chức nào đó để giải quyết những xung đột tâm lý của mình. Công nhân họ cho rằng khi gặp một vấn đề nào đó thật to lớn, đụng chạm đến luật pháp thì họ mới tìm đến một tổ chức để có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đó, có thể những tổ chức có uy tín như là cán bộ Đoàn, Hội Phụ Nữ trên Phường, Công Đoàn công ty chưa thật sự chăm lo đến đời sống của công nhân, những người công nhân chưa thật sự tin cậy vào các tổ chức này. Dựa vào kết quả thu được, tỷ lệ những người công nhân có nhu cầu nhờ đến một tổ chức xã hội can thiệp là rất thấp, ĐTB từ 1.14  2.32, nhưng tìm đến sự chia sẻ, sự can thiệp từ một cá nhân khác ở mức độ tương đối cao. Bên cạnh đó công nhân có xu hướng “tự mình tìm cách giải quyết”, có 13.5% người chọn ở mức độ rất thường xuyên và 56.0% chọn ở mức độ thường xuyên với ĐTB = 3.72, có nghĩa là có 69.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên, mức độ cao. Qua đó, ta có thể nhận thấy, tầng lớp công nhân hiện nay với sự năng động trong công việc cũng như trong cuộc sống, họ đã chủ động hơn rất nhiều trong cách giải quyết những khó khăn, xung đột xảy ra trong tâm lý, họ có thể giải quyết những xung đột của mình bằng cách mà họ cho là tốt nhất. Công nhân có xu hướng “âm thầm chịu đựng” với ĐTB = 3.36, ở mức độ thấp, tuy nhiên nhìn vào số lượng phần trăm người công nhân chọn giải pháp này cũng đáng làm ta chú ý, 8.5% chọn rất thường xuyên và 36.5% chọn mức độ thường xuyên sử, nghĩa là có 44.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên. Từ đó ta thấy rằng bên cạnh những người công nhân năng động còn không ít những người công nhân sống rất thụ động, điều này nếu kéo dài sẽ tác động mạnh đến đời sống tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống. Qua cuộc phỏng vấn với anh Nông Văn Bình (26 tuổi, quê Bắc Ninh, hiện đang làm việc tại công ty TNHH YASUDA Việt Nam trong khu chế xuất Tân Thuận) cho biết: “khi gặp những vấn đề không được vui, chẳng hạn bị cấp trên la mắng, mâu thuẫn với bạn bè, đồng nghiệp trong công ty… mình rất buồn, căng thẳng kéo dài cũng cả tuần lễ. Nhưng bản thân em cũng không muốn cho ai biết, một thời gian dài rồi mình cũng quên. Cũng có những trường hợp mình giải quyết theo cách của riêng mình, đối diện trực tiếp với sự việc, thẳng thắng trao đổi với những người mà mình có mâu thuẫn hoặc có thể rủ bạn bè đi nhậu, đi uống cà phê để làm lành với nhau”. Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Âm thầm chịu đựng* Tự mình chủ động giải quyết* Nhờ bạn bè can thiệp Nhờ người thân trong gia đình can thiệp Nhờ đồng nghiệp can thiệp Nhờ Công đoàn công ty can thiệp Nhờ cán bộ Phường can thiệp Tìm đến luật sư Tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin Tìm đến chuyên viên tham vấn Trong 200 người được khảo sát thì số lượng công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ, giúp đỡ, can thiệp của một cá nhân khác ở mức độ cao (với ĐTB ý kiến từ 3.80 đến 4.11), nhiều hơn nhu cầu tự bản thân giải quyết (với ĐTB từ 3.36 đến 3.72). Điều này cho phép khẳng định rằng công nhân khu chế xuất Tân Thuận có nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức độ cao. Tuy nhiên, phương thức để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân là chỉ nhờ vào những cá nhân có mối quan hệ gắn bó thường xuyên với họ mà thôi. Kết quả này đã giải thích được lý do vì sao công nhân không sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp hay nhờ sự can thiệp của công đoàn công ty, các tổ chức khác để giải quyết những xung đột tâm lý của họ. Phải chăng những tổ chức này vẫn chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình? Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến của công nhân về nhu cầu tham vấn tâm lý cho thấy: công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức độ cao, (ĐTB ý kiến từ 3.80 đến 4.11). Phương thức đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân chủ yếu dựa vào mối quan hệ gắn bó như: bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình, công nhân không có thói quen sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý hoặc các tổ chức chính quyền hoặc các tổ chức công đoàn. 2.2.1.2 Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nhu cầu TVTL của công nhân Bảng 2.4 Ý kiến NQLDN, CNT, CBP về nhu cầu TVTL của công nhân Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % TX % RTX % Âm thầm chịu đựng* 20.0 15.6 31.1 28.9 4.4 2.82 5 Tự mình chủ động giải quyết* 6.7 8.9 28.9 44.4 11.1 3.44 4 Nhờ bạn bè can thiệp 2.2 0.0 15.6 37.8 44.4 4.22 1 Nhờ người thân trong gia đình can thiệp 6.7 4.4 15.6 42.2 31.1 3.67 3 Nhờ đồng nghiệp can thiệp 2.2 4.4 24.4 35.6 33.3 3.93 2 Nhờ Công đoàn công ty can thiệp 37.8 33.3 26.7 2.2 0.0 1.96 7 Nhờ cán bộ Phường can thiệp 68.9 26.7 2.2 2.2 0.0 1.38 10 Tìm đến Luật sư 44.4 37.8 15.6 2.2 0.0 1.78 8 Tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin 28.9 33.3 28.9 8.9 0.0 2.18 6 Tìm đến chuyên viên tham vấn 48.9 26.7 24.4 0.0 0.0 1.76 9 Bảng 2.4 cho thấy: NQLDN, CNT, CBP cho rằng CN có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ từ một cá nhân cụ thể chiếm tỷ lệ cao, họ thường xuyên cần đến sự chia sẻ, giúp đỡ từ những người thân thiết, những người họ tiếp xúc thường xuyên. cụ thể: “nhờ bạn bè can thiệp” có ĐTB = 4.22, có 82.2% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên, được xếp thứ hạng đầu tiên; “nhờ đồng nghiệp can thiệp” với ĐTB = 3.93, có 68.9% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên, xếp thứ hạng 2; “nhờ người thân trong gia đình can thiệp” với ĐTB = 3.67, có 73.2% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên. Ta thấy có sự khác biệt đôi chút trong thứ tự đánh giá các nhu cầu tham vấn tấm lý của công nhân, những NQLDN, CNT, CBP cho rằng CN nhờ đến sự chia sẻ từ đồng nghiệp nhiều hơn là với người thân trong gia đình. Những người công nhân thì ngược lại, khi có xung đột tâm lý họ vẫn hướng về sự trợ giúp từ gia đình, mặc dù gia đình của họ không ở chung với nhau. NQLDN, CNT, CBP cũng cho rằng công nhân ít nhờ đến sự can thiệp của những tổ chức khác như Công đoàn công ty, Cán bộ Phường, Chuyên viên tham vấn hay luật sư để can thiệp khi họ có những xung đột tâm lý. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: công nhân có nhu cầu “nhờ đến Công Đoàn công ty can thiệp” với ĐTB = 1.96, có 2.2% công nhân ở mức độ thường xuyên; “tìm đến chuyên viên tham vấn tâm lý” với ĐTB = 1.79, có 0% công nhân có nhu cầu; “tìm đến luật sư” với ĐTB = 1.78, có 2.25 công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên; “ nhờ đến cán bộ Phường can thiệp” với ĐTB = 1.38, có 2.2% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên; “tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin” với ĐTB = 2.18, có 8.9% công nhân chọn mức độ thường xuyên. Với những ý kiến này, cho ta thấy những nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ, cán bộ Phường nhận xét cũng giống với kết quả nghiên cứu trên công nhân. Công nhân cũng có nhu cầu “tự mình chủ động giải quyết” với ĐTB=3.44, có 55.5% công nhân chọn mức độ thường xuyên, xếp thứ hạng 4. Tuy nhiên, NQLDN, CNT,CBP cho rằng có không ít những người công nhân, họ vẫn thụ động “âm thầm chịu đựng” (ĐTB=2.83) khi có xảy ra những xung đột tâm lý. Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP cho rằng những người công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ từ một cá nhân khác (ĐTB từ 3.67 đến 4.22) nhiều hơn bản thân tự giải quyết (ĐTB từ 2.82 đến 3.44), bởi vì công nhân là những người trẻ, năng động, có kiến thức nên có thể nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh chóng, chính vì vậy họ có những suy nghĩ độc lập, tuy nhiên mức độ không cao bằng so với bản thân người công nhân tự đánh giá. Biểu đồ 2.2: Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nhu cầu TVTL của công nhân Thông qua ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nhu cầu TVTL của những người công nhân, tuy thứ tự xếp hạng có khác nhau đôi chút, nhưng ý kiến của họ cũng tương đương với chính ý kiến của người công nhân về nhu cầu tham vấn tâm lý. Ta có thể khẳng định thêm rằng, công nhân có nhu cầu cần sự chia sẻ, giúp đỡ, can thiệp từ một đối tượng khác khá cao, đó cũng chính là nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến của NQLDN, CNT, CBP cho thấy: CN có nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu này ở mức độ cao (ĐTB từ 3.67 đến 4.22). Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân cũng nhờ vào người mà họ tiếp xúc hằng ngày đó là bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Họ không nhờ đến sự giúp đỡ của công đoàn công ty, các tổ chức chính quyền khác hay chuyên viên tham vấn. 2.2.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân. 2.2.2.1 Mức độ hiểu biết của công nhân về các dịch vụ tham vấn tâm lý. Bảng 2.5 Mức độ hiểu biết của công nhân về các dịch vụ tham vấn tâm lý Mức độ biết và liên hệ Tần số % Địa chỉ phòng tham vấn Có biết 62 31.0 Không biết 138 69.0 Mức độ đến, liên hệ tham vấn Thường xuyên 4 2.0 Một vài lần 27 13.5 Ý kiến của nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường về nhu cầu TVTL của công nhân 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Âm thầm chịu đựng* Tự mình chủ động giải quyết* Nhờ bạn bè can thiệp Nhờ người thân trong gia đình can thiệp Nhờ đồng nghiệp can thiệp Nhờ Công đoàn công ty can thiệp Nhờ cán bộ Phường can thiệp Tìm đến luật sư Tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin Tìm đến chuyên viên tham vấn Chưa bao giờ 169 84.5 Bảng 2.5 cho ta thấy: có 138 người “không biết địa chỉ phòng TVTL” chiếm 69%, chỉ có 62 người trả lời “có biết địa chỉ” chiếm 31%. Trong 62 người biết địa chỉ phòng TVTL chỉ có 4 người đến thường xuyên (2%), 27 người đến một vài lần (13.5%). Như vậy chỉ có 15.5% người biết và đến phòng tham vấn, số còn lại cũng không đến khi có xung đột tâm lý, số người chưa bao giờ đến hoặc liên hệ tham vấn là 169 người chiếm 84.5%, số lượng này chiếm tỷ lệ rất lớn. Như vậy, kết quả khảo sát sự hiểu biết của công nhân đối với dịch vụ tham vấn tâm lý cho thấy: mức độ công nhân biết địa chỉ của phòng tham vấn tâm lý thấp (31%), trong đó số người đến liên hệ thường xuyên rất thấp (2.0%). 2.2.2.2 Mức độ công nhân sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý Bảng 2.6 cho ta thấy: tất cả các hình thức tham vấn tâm lý đều được công nhân sử dụng, tuy nhiên ở mức độ tương đối thấp (ĐTB < 2.5). Ba hình thức tham vấn tâm lý mà công nhân sử dụng nhiều hơn các hình thức khác là “tham vấn qua radio” (ĐTB=2.20, thứ hạng 1), “tham vấn qua báo chí” (ĐTB = 2.17, thứ hạng 2), “tham vấn trên internet” (ĐTB=2.09, thứ hạng 3), đây là hình thức tham vấn mà công nhân thỉnh thoảng sử dụng giải đáp thắc mắc khi có xung đột tâm lý. Những hình thức tham vấn này rất tiện sử dụng, đặc biệt là hệ thống radio hiện nay hầu như bất kỳ điện thoại di động nào cũng có thể nghe. Cũng có những công ty mở radio lên cho công nhân nghe trong giờ làm việc, chẳng hạn như chương trình: tham vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình trên sóng AM, Bình Dương; alô chúng tôi nghe đài AM, TPHCM….. Bên cạnh đó, hệ thống internet hiên nay đã không còn xa lạ gì với công nhân, sau những ngày nghỉ, vào cuối tuần họ ra dịch vụ internet như là một cách để giải trí, những trang web tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình rất nhiều, những chuyên mục giải đáp thắc mắc được các chuyên viên TVTL thực hiện cũng được công nhân quan tâm tìm hiểu. Bảng 2.6 Mức độ công nhân sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % TX % RTX % Tham vấn tại trung tâm tham vấn 79.0 14.0 6.0 0.5 0.5 1.30 6 Tham vấn trên truyền hình 58.5 14.0 20.0 6.0 1.5 1.78 4 Tham vấn qua Radio 40.0 15.0 33.0 9.0 3.0 2.20 1 Tham vấn qua báo chí 44.5 11.5 29.0 12.5 2.5 2.17 2 Tham vấn trên Internet 43.5 21.0 22.5 9.5 3.5 2.09 3 Tham vấn qua tổng đài điện thoại 1088 61.5 23.0 13.0 2.0 0.5 1.57 5 Chương trình tham vấn của một tổ chức xã hội 79.0 14.0 6.5 0.5 0.0 1.29 7 Tham vấn qua Cán bộ phường (Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ…..) 84.5 9.5 6.0 0.0 0.0 1.22 9 Tham vấn qua Đoàn thanh niên, Công đoàn 85.0 6.5 8.0 0.5 0.0 1.25 8 Một số các hình thức tham vấn tâm lý trực tiếp khác rất ít công nhân sử dụng như “tham vấn tại trung tâm tham vấn”, “tham vấn qua Đoàn thanh niên”, “tham vấn qua tổng đài điện thoại 1088”, “tham vấn qua một tổ chức xã hội”, “tham vấn qua cán bộ làm việc trên Phường”, nơi công nhân đăng ký tạm trú tạm vắng. Mức độ sử dụng các hình thức tham vấn tâm lý của công nhân ở dưới mức trung bình (ĐTB từ 1.22 đến 1.30), vậy điều gì ngăn cản công nhân tìm đến các dịch vụ tham vấn hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, người nghiên cứu sẽ khảo sát ở phần sau. Biểu đồ 2.3: Mức độ công nhân sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý Như vậy, kết quả khảo sát về mức độ công nhân sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý cho thấy: công nhân sử dụng hình thức tham vấn tâm lý qua phương tiện thông tin đại chúng: radio, truyền hình, báo chí ở mức độ thấp; những hình thức tham vấn tại trung tâm tham vấn, tham vấn qua Đoàn thanh niên, Công đoàn, qua cán bộ Phường chưa được công nhân lựa chọn. Mức độ công nhân sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Tham vấn tại trung tâm tham vấn Tham vấn trên truyền hình Tham vấn qua Radio Tham vấn qua báo chí Tham vấn trên internet Tham vấn qua tổng đài 1088 Chương trình tham vấn của một tổ chức xã hội Tham vấn qua cán bộ Phường Tham vấn qua Đoàn thanh niên, Công đoàn 2.2.2.3 Mong muốn của công nhân đối với các dịch vụ tham vấn tâm lý - Ý kiến công nhân về sự cần thiết và vị trí mở phòng tham vấn tâm lý. Bảng 2.7 Ý kiến công nhân về sự cần thiết và vị trí mở phòng TVTL. Nội dung Tần số % Sự cần thiết mở phòng tham vấn Có 186 93.0 Không 14 7.0 Vị trí mở phòng tham vấn tâm lý Tại nơi làm việc 49 24.5 Tại nơi ở trọ 37 18.5 Ở đâu cũng được 114 57.0 Bảng 2.7 cho ta thấy: Khảo sát về sự cần thiết mở phòng tham vấn tâm lý: với 186 ý kiến của công nhân trả lời “có” cần thiết, chiếm 93.0%, con số này tương đối nhiều trên tổng thể 200 công nhân; chỉ có 14 người trả lời “không” cần có phòng tham vấn tâm lý, chiếm 7.0%. Khảo sát về vị trí mở phòng tham vấn tâm lý: với ý kiến “ở đâu cũng được” có 114 công nhân chọn chiếm 57%, những nơi nào mà công nhân cho là thuận tiện nhất, không quá xa nơi làm việc; vị trí đặt phòng tham vấn “tại nơi làm việc” được 49 công nhân chọn chiếm 24.5%; vị trí đặt phòng tham vấn tâm lý “tại nơi ở trọ” có 37 công nhân chọn chiếm 18.5%. Như vậy, khảo sát về sự cần thiết mở phòng tham vấn tâm lý và vị trí đặt phòng tham vấn tâm lý cho thấy: công nhân có nhu cầu mở phòng tham vấn tâm lý và vị trí mở phòng tham vấn ở đâu cũng được. - Ý kiến công nhân về mong muốn sử dụng các hình thức tham vấn tâm lý. Bảng 2.8 cho ta thấy: Hình thức tham vấn trực tiếp: công nhân chọn nhiều nhất là “tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý” với 84 ý kiến, chiếm 42%, đây là hình thức mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả nhất; hình thức “tham vấn trực tiếp tại nơi làm việc” có 30 công nhân lựa chọn, chiếm 15%, xếp thứ 5; hình thức “tham vấn trực tiếp tại nhà” có 26 công nhân lựa chọn, chiếm 13%. Bảng 2.8 Ý kiến của công nhân về mong muốn các hình thức TVTL Hình thức tham vấn Tần số % Thứ hạng Tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý 84 42.0 1 Tham vấn trực tiếp tại nơi làm việc 30 15.0 5 Tham vấn trực tiếp tại nhà 26 13.0 6 Tham vấn qua điện thoại 72 36.0 2 Tham vấn qua báo chí 33 16.5 4 Tham vấn qua radio 33 16.5 4 Tham vấn qua internet 40 20.0 3 Tham vấn qua truyền hình 19 9.5 7 Hình thức tham vấn gián tiếp: công nhân chọn nhiều nhất là “tham vấn qua điện thoại” với 72 ý kiến, chiếm 36%; hình thức “tham vấn qua internet” có 40 ý kiến công nhân chọn, chiếm 20%. Hình thức tham vấn qua báo chí, radio, truyền hình cũng là những kênh tham vấn được chú ý trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, tuy không mang lại hiệu quả như hình thức tham vấn trực tiếp nhưng cũng đáp ứng một phần nào nhu cầu được tham vấn của công nhân. Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến về mong muốn được sử dụng các hình thức tham vấn tâm lý cho thấy: công nhân có nhu cầu sử dụng hình thức tham vấn tại trung tâm tham vấn là nhiều nhất, tiếp theo là tham vấn qua điện thoại và tham vấn qua internet. - Ý kiến công nhân về lựa chọn thời gian tham vấn tâm lý. Bảng 2.8 cho thấy, do tính chất công việc phải tăng ca, nên thời gian nhàn rỗi của công nhân chỉ vào hai ngày thứ 7 và chủ nhật. Vì vậy công nhân lựa chọn thời gian thích hợp để đi tham vấn tâm lý khi có xung đột tâm lý là vào hai ngày nghỉ này, có 127 ý kiến, chiếm 63.5%. Thế nhưng cũng có nhiều công ty thời gian nghỉ không cố định, công nhân làm việc theo đơn đặt của công ty nên có 30 người mong muốn thời gian làm việc của dịch vụ tham vấn tâm lý được mở 7 ngày trong tuần, chiếm 15%; có 26 ý kiến mong muốn thời gian tham vấn là 12 ngày trong tuần, chiếm 13%; có 17 ý kiến mong muốn thời gian làm việc của dịch vụ tham vấn tâm lý là 35 ngày trong tuần, chiếm 8.5%. Bảng 2.9 Ý kiến công nhân về việc lựa chọn thời gian TVTL. Thời gian Tần số % 12 ngày trong tuần 26 13.0 35 ngày trong một tuần 17 8.5 7 ngày trong tuần 30 15.0 Thứ 7 và Chủ nhật 127 63.5 Tổng cộng 200 100 Như vậy: đa số công nhân cho rằng thời gian thích hợp nhất để có thể tham vấn tâm lý vào hai ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật. - Ý kiến công nhân về việc lựa chọn tham vấn viên tâm lý. Bảng 2.10 cho ta thấy: Yêu cầu về giới tính của chuyên viên tham vấn: Có 93 công nhân có yêu cầu tham vấn viên “cùng giới tính với mình”, chiếm tỉ lệ cao (46.5%); với yêu cầu tham vấn viên là “Nam cũng được, nữ cũng được” có 71 công nhân chọn (35.5%); yêu cầu tham vấn viên là “Nữ’ với 28 công nhân chọn (14%); yêu cầu tham vấn viên là “Nam’ có 8 người chọn (8%). Như vậy, công nhân vẫn mong muốn được tham vấn với người cùng giới tính với mình là nhiều nhất, với tham vấn viên cùng giới tính thì họ sẽ dể dàng bộc lộ những điều băn khoăn, vướng mắc trong suy nghĩ hơn. Thế nhưng, cũng không ít ý kiến không quan tâm đến giới tính của tham vấn viên, thật ra tham vấn viên dù có khác hay cùng giới tính với thân chủ, với kỹ thuật tham vấn thì những khó khăn ban đầu cũng sẽ được tháo gỡ nhanh chóng, điều này cho thấy công nhân cũng có cách nhìn thoáng hơn về giới tính của tham vấn viên. Bảng 2.10 Ý kiến của công nhân về việc lựa chọn tham vấn viên tâm lý. Yêu cầu Tần số % Giới tính Nam 8 4.0 Nam cũng được, nữ cũng được 71 35.5 Nữ 28 14.0 Cùng giới tính với mình 93 46.5 Tuổi tham vấn viên Trẻ tuổi 15 7.5 Lớn tuổi 100 50.0 Trẻ tuổi cũng được, lớn tuổi cũng được 32 16.0 Không ý kiến 53 26.5 Kinh nghiệm tham vấn viên Có nhiều kinh nghiệm 145 72.5 Không quan tâm đến kinh nghiệm của tham vấn viên 6 3.0 Không ý kiến 49 24.5 Yêu cầu về tuổi tác của tham vấn viên: Yêu cầu về tham vấn viên “lớn tuổi”, chiếm 50%, với 100 người lựa chọn; có 53 công nhân chọn “không có ý kiến” đối với tham vấn viên, chiếm 26.5%; ý kiến “trẻ tuổi cũng được, lớn tuổi cũng được” có 32 công nhân chọn, chiếm 16%; cuối cùng là yêu cầu chuyên viên tham vấn “trẻ tuổi” chiếm 7.5%, với 15 người chọn. Qua đó ta nhận thấy công nhân cho rằng tuổi tác càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều, họ nghĩ rằng những người nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thì họ tham vấn hiệu quả hơn. Yêu cầu đối với kinh nghiệm của tham vấn viên: Tham vấn viên “có kinh nghiệm” luôn được công nhân lựa chọn cao (72.5%) với 145 người chọn; có 49 công nhân “không có ý kiến” về kinh nghiệm của tham vấn viên (24.5%); có 6 công nhân chọn “không quan tâm đến kinh nghiệm” của tham vấn viên (6%).Nhìn chung, công nhân không yêu cầu về giới tính của tham vấn viên, nhưng yêu cầu chuyên viên người lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong công tác tham vấn. Như vậy, kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân ta thấy: công nhân có nhu cầu được mở phòng tham vấn tâm lý và vị trí mở phòng tham vấn tâm lý “ở đâu cũng được”. Mức độ công nhân mong muốn được tham vấn tại phòng tham vấn tâm lý khá cao, thời gian hoạt động của phòng tham vấn tâm lý vào 2 ngày cuối tuần, công nhân có yêu cầu tham vấn viên lớn tuổi, có kinh nghiệm và cùng giới tính với mình. 2.2.2.4 Ý kiến NQLDN, CNT, CBP về nhu cầu sử dụng các dịch vụ TVTL của CN. - Mức độ công nhân sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý Bảng 2.11 cho thấy: NQLDN, CNT, CBP cho rằng công nhân sử dụng các hình thức tham vấn hiện nay chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể như: “tham vấn qua Radio” (ĐTB = 2.47), “tham vấn qua báo chí” (ĐTB = 2.33), “tham vấn qua truyền hình” (ĐTB = 2.24), “tham vấn qua internet” (ĐTB =2.22) nhiều hơn là sử dụng các hình thức tham vấn trực tiếp, cụ thể như: “tham vấn tại trung tâm tham vấn” (ĐTB = 1.89), “chương trình của một tổ chức xã hội” (ĐTB = 2.09) hay “tham vấn qua cán bộ Phường” (ĐTB = 2.01), “tham vấn qua Đoàn thanh niên, Công đoàn” (ĐTB = 2.20). Bảng 2.11 Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về mức độ CN sử dụng các dịch vụ TVTL. Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng KBG HK TT TX RTX % % % % % Tham vấn tại trung tâm tham vấn 37.8 37.8 22.2 2.2 0.0 1.89 9 Tham vấn trên Truyền hình 28.9 26.7 37.8 6.7 0.0 2.22 4 Tham vấn qua Radio 26.7 31.1 31.1 4.4 6.7 2.33 2 Tham vấn qua báo chí 28.9 17.8 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH035.pdf
Tài liệu liên quan