MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6
I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6
1. Thương mại quốc tế 6
2. Tranh chấp thương mại 6
3. Tranh chấp thương mại quốc tế 8
II. LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 9
1. Luật chống bán phá giá của Mỹ 9
2. Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) 10
III. TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ CANADA 14
1. Tranh chấp thương mại dệt may Việt Nam–Mỹ 14
2. Tranh chấp thương mại giày Việt Nam–Canada 15
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ 17
I. THỊ TRƯỜNG MỸ TRƯỚC NGÀY CFA KHỞI KIỆN VASEP (28/6/2002) 17
1. Nguyên nhân của vụ kiện 17
2. Định nghĩa “catfish” 18
3. Những bước suy tính đầu tiên cho vụ kiện 19
II. HIỆN TRẠNG VỤ KIỆN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NGÀY 15/5/2003 23
1. Bước đi của phía Mỹ trong vụ kiện cá basa 23
2. Vụ kiện cá basa đang có chiều hướng tốt cho Việt Nam 26
3. Mỹ sẽ tiếp tục vụ kiện bán phá giá cá basa 27
4. DOC hoãn thời hạn ra quyết định sơ bộ về vụ kiện cá basa 30
5. DOC cân nhắc xác định cơ chế nền kinh tế Việt Nam 31
6. Đại diện DOC sang Việt Nam 32
7. Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường 32
8. Vụ kiện cá basa tiến triển bất lợi cho Việt Nam 33
9. CFA đưa thêm luận điểm chống lại cá basa Việt Nam 34
10. VASEP chọn Bangladesh làm nước thứ ba cho vụ kiện cá basa 35
11. DOC áp thuế bán phá giá cá basa Việt Nam 36
12. DOC sửa mức thuế phá giá đối với cá basa Việt Nam 37
13. DOC điều tra về tình hình nuôi cá basa ở An Giang 38
14. Mỹ đề xuất áp đặt hạn ngạch với cá basa Việt Nam 39
15. VASEP đề xuất áp dụng hạn ngạch đối với cá basa 39
16. Sự từ chối của CFA 40
17. Việt Nam và Mỹ vẫn bất đồng về vụ kiện cá basa 40
III. LỢI THẾ SO SÁNH CÁ TRA, CÁ BASA CỦA VIỆT NAM 41 1. Những lý lẽ không thể phủ nhận 41
2. Phân tích giá thành tại hồ nuôi cá tra, cá basa 43
3. Giá thành sản xuất cá tra, cá basa nuôi bè 45
4. Điều kiện nuôi cá và vệ sinh 46
IV. LÝ LUẬN VÀ PHẢN BÁC 48
1. Ý kiến của giới chuyên môn 48
2. Việt Nam đã sẵn sàng 49
3. Không thể có chuyện Việt Nam bán phá giá 50
4. Vì sao cá basa Việt Nam rẻ hơn của Mỹ? 52
5. Catfish Mỹ lạm dụng luật chống phá giá 54
6. Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ngài Peterson: "Việt Nam không bán phá giá cá basa" 56
CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN 58
I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỤ KIỆN 58
1. Nguyên nhân sâu xa của những cáo buộc 58
2. Những tác động tích cực 59
3. Những tác động tiêu cực 60
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 62
1. Những việc cần làm để ngăn chặn các vụ kiện tương tự xảy ra 63
2. Những hoạt động chúng ta cần làm ngay để hạn chế thiệt hại từ vụ kiện 71
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 78
Phụ lục 1. Các giai đoạn chính của cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ 78
Phụ lục 2. Danh sách các bên trong vụ kiện 78
Phụ lục 3. Lịch trình cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ 80
Phụ lục 4. Lịch trình làm việc dự kiến của Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ về đợt điều tra bước 1 mã số 731-TA-1012 liên quan tới loại cá filê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam 80
Phụ lục 5. Tóm tắt hồ sơ vụ kiện 81
Phụ lục 6. Bảng Questionaires 82
Phụ lục 7. So sánh giữa cá Việt Nam và cá Ấn Độ 82
Phụ lục 8. Quy trình kỹ thuật cơ bản nuôi cá tra, cá basa 83
Phụ lục 9. Trích thư của Chủ tịch Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản Mỹ gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Donald L. Evans, ngày 15/11/2002 84
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4868 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lạnh của Việt Nam vào Mỹ. Trong đó, trường hợp của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản An giang Agifish được sửa nhiều nhất, từ mức thuế 61,88% hạ xuống còn 31,45%. Các Công ty tham gia vụ kiện được sửa từ 49,16% xuống còn 36,76%. Riêng hai công ty Vĩnh Hoàn và Cataco vẫn giữ nguyên mức thuế tương ứng 37,94% và 41,06%. Đối với các công ty không tham gia vụ kiện mức thuế vẫn áp ở mức 63,88%.
Việc sữa chữa một phần các sai sót của DOC đã giảm đáng kể biên phá giá xác định cho một số doanh nghiệp so với công bố trong quyết định sơ bộ trước đây. Đây là bước đi tích cực đầu tiên của DOC đáp ứng yêu cầu của VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, VASEP vẫn tiếp tục đề nghị DOC phải thay đổi hoàn toàn quyết định sơ bộ của mình.
(Song Linh, vnexpress.net, ngày 1/3/2003)
13. DOC điều tra về tình hình nuôi cá basa ở An Giang
Ngày 18/3/2003, đoàn công tác gồm 6 người của DOC đang tiến hành điều tra tình hình nuôi cá tra, cá basa tại An Giang. Theo chương trình, họ chia làm hai nhóm xem xét tình hình cụ thể của 4 công ty thuỷ sản lớn. Trong tuần này, DOC sẽ điều tra Agifish, Cataco, còn Vĩnh Hoàn và Nam Việt sẽ làm việc vào tuần sau. Theo VASEP, mức thuế mà DOC đưa ra không xem xét đến bản chất quy trình khép kín của công nghiệp sản xuất cá tra và cá basa Việt Nam, cũng như số kiệu về các yếu tố sản xuất thực tế mà phía Việt Nam đã cung cấp. "Cuộc khảo sát lần này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến Việt Nam chỉ rõ cho DOC thấy họ nuôi và chế biến cá tra, cá basa như thế nào" một quan chức của VASEP nói. Đoàn công tác của DOC cũng sẽ tiến hành khảo sát tình hình nuôi, chế biến và các chi phí sản xuất cá tra, basa của bà con nông dân tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc làm việc của DOC dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 28/3/2003. Sau chuyến đi này, DOC sẽ chuyển các kết luận tới Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) và Việt Nam sẽ có buổi điều trần tại đây.
(Nguyên Khải , Tạp chí Thương mại Thuỷ sản, số tháng 3/2003)
14. Mỹ đề xuất áp dụng hạn ngạch với cá basa Việt Nam
Ngày 26/3/2003, Bộ Thương mại Việt Nam cho biết, DOC đã đề nghị Việt Nam thảo luận một Hiệp định nhằm đình chỉ vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và thay bằng việc áp dụng hạn ngạch và giá đối với việc xuất khẩu mặt hàng này. Theo đề nghị trên, tuy không phải chịu mức thuế cao song cá tra, basa của Việt Nam nhập và bán ở thị trường Mỹ sẽ bị áp giá sàn và chỉ được xuất sang thị trường này với một lượng nhất định. Với việc áp dụng hạn ngạch, Mỹ sẽ khống chế được lượng cá tra và basa của Việt Nam xuất sang thị trường này.
Hiện nay, phía Việt Nam đang xem xét đề nghị của DOC. Nếu Việt Nam đồng ý, trong tháng 4/2003, DOC sẽ cử đại diện sang thảo luận. Tuy nhiên, nếu lựa chọn giải pháp này thì các doanh nghiệp xuất khẩu cá của Việt Nam vẫn gặp bất lợi do bị phía Mỹ khống chế, giảm sức tiêu thụ và cạnh tranh trên thị trường này.
(Lưu Nguyên, báo Thanh Niên, số ra ngày 26/3/2003)
15. VASEP đề xuất áp dụng hạn ngạch đối với cá basa
Ngày 4/4/2003, theo đề nghị của VASEP, việc áp dụng hạn ngạch (quota) xuất khẩu sản phẩm filê đông lạnh cá tra và cá basa sang Mỹ sẽ được thực hiện trong ba năm tới với mức: năm 2003 bằng 90%; năm 2004 bằng 95% và năm 2005 bằng 100% mức năm 2002. Cũng theo đề xuất trên, sau năm 2005 sẽ không áp dụng hạn ngạch. Quota sẽ được phân bố công khai và minh bạch cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (dựa trên sản lượng xuất sang Mỹ trước đây của mỗi đơn vị). Việc thực hiện quota sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt bằng các chế tài của Bộ Thuỷ sản và các cơ quan Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu vượt quá mức quota đã được phân bổ cho năm 2003 và 2004 sẽ bị cắt giảm 25% hạn ngạch của năm sau; trong trường hợp xuất quá mức quota năm 2005 sẽ bị hải quan từ chối làm thủ tục xuất khẩu các lô hàng đó. Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị rút toàn bộ quota để cấp cho đơn vị khác, đồng thời sẽ áp dụng xử phạt hành chính theo pháp luật hiện hành.
(Phong Lan, vnexpress.net, ngày 4/4/2003)
16. Sự từ chối của CFA
Ngày 8/4/2003, CFA đã không chấp nhận đề xuất của VASEP đưa ra. Phó chủ tịch CFA Hugh Warren cho rằng CFA sẵn sàng đàm phán với VASEP nhưng hạn ngạch các nhà sản xuất Việt Nam đề nghị quá cao. Họ đang chờ đợi mức hợp lý hơn. Warren khẳng định: "Thoả thuận sẽ do Chính phủ Mỹ và Việt Nam quyết định, tuy nhiên cũng phải xem xét đến tiếng nói của các nhà sản xuất hai nước". Tới đây, CFA và VASEP sẽ có cuộc gặp để bàn thảo về những đề xuất đã đưa ra. Khoảng một tuần nữa sẽ có thời gian và lịch trình cụ thể.
(Phong Lan, vnexpress.net, ngày 8/4/2003)
17. Việt Nam và Mỹ vẫn bất đồng về vụ kiện cá basa
Ngày 15/5/2003, Bộ Thương mại Việt Nam ra thông báo về kết quả đàm phán “Thỏa thuận đình chỉ vụ kiện cá tra, basa philê đông lạnh” diễn ra từ 5-9/5/2003 tại Washington. Trong đó nêu rõ, hai bên không đạt được thoả thuận cuối cùng do quan điểm rất khác nhau, cả về phương pháp luận và mức tiếp cận thị trường Mỹ cho mặt hàng này.
Trước đó, chính Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa ra gợi ý cùng với Bộ Thương mại Việt Nam đàm phán về thỏa thuận đình chỉ vụ CFA kiện VASEP bán phá giá cá tra, basa philê đông lạnh. Dù đã nhiều lần khẳng định không bán phá giá các sản phẩm này, phía Việt Nam vẫn chấp nhận đề nghị đàm phán và cử chuyên gia các bộ Thương mại, Thủy sản, Ngoại giao, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ sang Washington để thương thảo.
DOC đã dùng phương pháp luận tính cho vụ kiện thép cán nóng của Nga bán phá giá vào thị trường Mỹ năm 1997 để làm căn cứ cho phương án đàm phán của họ. Trên cơ sở đó, phía Mỹ đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cho cá tra, cá basa philê đông lạnh của Việt Nam với mức rất thấp, đồng thời yêu cầu phải bán sản phẩm với giá rất cao.
Phía Việt Nam cho rằng cách tiếp cận này là không hợp lý vì thép cán nóng là một sản phẩm công nghiệp, còn cá tra, cá ba sa của Việt Nam là sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo chu trình kín, từ nuôi trồng đến chế biến. Hơn nữa, trong vụ kiện thép cán nóng của Nga, Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) đã kết luận mặt hàng này của Nga bán vào thị trường Mỹ đã “gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước”. Còn ở vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam, USITC mới kết luận là “đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước”.
Trong lịch sử các vụ kiện bán phá giá, rất ít trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận đình chỉ. Theo Bộ Thương mại Việt Nam, vụ cá basa sẽ được tiếp tục giải quyết theo các phương thức khác. Việt Nam yêu cầu Mỹ có thái độ khách quan và công bằng khi xử lý các bước tiếp theo trong vụ kiện này, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương.
Chính phủ Việt Nam cũng đã chỉ đạo các bộ Thương mại, Thủy sản và các bộ, ngành liên quan thực hiện những biện pháp bảo đảm xuất khẩu cá tra, basa, giúp tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.
(Lưu Nguyên, báo Thanh Niên, số ra ngày 16/5/2003)
III. Lợi thế so sánh cá tra, cá basa của Việt Nam
1. Những lý lẽ không thể phủ nhận
Ngày 25-30/7/2002 vừa qua, một nhóm nghiên cứu độc lập đã được thành lập dưới sự tổ chức và hỗ trợ tài chính của ActionAid - Tổ chức Hành động Viện trợ của Anh - đã tới một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để có thể có một bức tranh trung thực và toàn cảnh về tình hình nuôi cá tra và cá basa tại đây cũng như ảnh hưởng của việc sút giảm sản lượng cá sau vụ kiện của CFA đối với các doanh nghiệp thành viên VASEP. Kết quả thực tiễn cho thấy, giá thành sản xuất cá basa và cá tra Việt Nam đã giảm đáng kể sau tháng 7/1995 là lúc mẻ cá sinh sản nhân tạo đầu tiên thành công. Từ thời điểm này, những người nuôi cá tra, cá basa đã được cung cấp con giống với số lượng lớn và giá rẻ (trước đó con giống phụ thuộc vào nguồn vớt tự nhiên nên vừa thiếu, vừa đắt). Bên cạnh đó, những nghiên cứu về công nghệ nuôi với việc đưa thức ăn công nghiệp vào cũng đã giúp rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu được lượng thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Mật độ nuôi cá ở Việt Nam rất cao, đạt đến 170 kg cá trong 1m3 nước bè nuôi nên năng suất và hiệu quả rất cao (Phụ lục 8). Phía các nhà máy chế biến cũng đã có nhiều biện pháp giảm giá thành như đầu tư thêm thiết bị để lột da cá, tận dụng phế liệu, đa dạng hoá sản phẩm… Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện tốt để nuôi các tra và cá basa. Tại Mỹ, người nuôi cá nheo phải đầu tư vốn rất lớn mới có thể tạo ra các điều kiện cần thiết cho cá phát triển. Người ta thường nuôi cá trong hồ nên không thể nuôi với mật độ dày lại phải đầu tư cho công nghệ quậy nước khiến giá cá bị đẩy lên cao. Các trang trại Mỹ đã duy trì phương pháp chăn nuôi suốt 15 năm không hề thay đổi. Sản lượng catfish của các nông trại Mỹ được nuôi trong các ao nhân tạo với nguồn nước ngầm được bơm lên từ giếng khoan và bị lưu lại trong suốt 8 năm liền, biến thành một nguồn nước bẩn, gây bệnh cho cá nuôi. Đối phó với thực trạng đó, các chủ trại Mỹ phải dùng tới nhiều loại hóa chất trong đó có cả những chất đã bị cơ quan bảo vệ môi trường cấm sử dụng. Giá lao động nuôi và chế biến cá ở Việt Nam chỉ bằng 1/40 so với giá nhân công ở Mỹ, chưa kể nhiều loại chi phí sản xuất khác ở Việt Nam rất thấp so với mức giá của Mỹ.
Như vậy, xét về các yếu tố giá, catfish Mỹ không thể cạnh tranh bình đẳng với cá tra và cá basa Việt Nam được. Hơn thế, chất lượng cá tra và cá basa Việt Nam hơn hẳn và được các nhà nhập khẩu xem là có "đẳng cấp" cao hơn cá Mỹ. Một thực tế không thể phủ nhận là các sản phẩm cá da trơn Việt Nam được xuất khẩu đi hơn 20 nước và xuất hiện trong hầu hết các hệ thống nhà hàng lớn nhất nước Mỹ thì catfish của Mỹ chỉ xuất khẩu được một số lượng nhỏ sang Đức.
2. Phân tích giá thành tại hồ nuôi cá tra, cá basa
2.1 Chi phí đầu tư ban đầu. Khoản đầu tư ban đầu lớn nhất là bè cá. Bè là nơi mà người dân nuôi cá và sinh hoạt, ăn ở hàng ngày. Vì vậy, đây chính là nhà của ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Giá đóng bè tuỳ thuộc kích thước bè và nguyên liệu sử dụng. Với bè nuôi khoảng 30 tấn cá thành phẩm thì chi phí đóng bè khoảng 100 triệu đồng. Bè nuôi 50-60 tấn chi phí đóng bè khoảng 200 triệu. Còn với những bè nuôi khoảng 100 tấn chi phí khoảng 350-380 triệu. Thông thường, tiền đóng bè được lấy từ vốn tích luỹ của ngư dân. Sau khi đóng bè, họ có thể dùng bè để thế chấp vay vốn ngân hàng (với điều kiện là bè đã được đăng ký với địa phương). Ngoài chi chí đóng bè, ngư dân còn phải mua sắm các máy móc, thiết bị như máy cho cá ăn (khoảng 3-4 triệu) và máy nấu, trộn cám (khoảng 5-6 triệu).
2.2 Giống cá. Hai loại giống cá thường được nông dân sử dụng là cá basa và cá tra. Giá cá giống phụ thuộc vào kích cỡ con giống. Cá basa giống khoảng 3500 đồng/con, trong khi đó cá tra giống chỉ khoảng 500-1500 đồng/con.
2.3 Thức ăn. Thức ăn của cá tra, cá basa do người dân tự chế từ tấm, cám, bắp, rau muống, bí đỏ, khoai lang, cá biển (cá linh, cá cơm, cá trích...) hoặc bột cá với giá khoảng 2000 đồng/kg. Vào mùa lũ, nguồn cá tạp rất nhiều, nông dân vớt cho cá ăn. Nhờ những yếu tố trên mà giá thành bình quân một kg thức ăn tự chế chỉ khoảng 1.800-2000 đồng, thậm chí còn thấp hơn đối với cá tra nuôi hầm (tức là nuôi trong ao). Người dân tính toán rằng để được 1kg cá thành phẩm, phải tốn khoảng 3kg thức ăn (đối với cá tra) và khoảng 4kg thức ăn (đối với cá basa).
2.4 Thuê lao động. Các chủ hộ nuôi cá tra, cá basa thường thuê thêm 2 lao động (ngoài lao động trong gia đình) cho mỗi bè cá. Những lao động này thường là người bản địa. Tuy nhiên ở Vĩnh Long vì chưa có nhiều người địa phương biết nuôi cá nên hầu hết các bè và hầm cá phải mượn người từ An Giang xuống. Họ phải làm việc rất vất vả từ sáng đến đêm, vì một ngày phải cho cá ăn vài lần, thậm chí 5-6 lần. Tiền công trả cho mỗi lao động là khoảng 550.000-700.000 đồng/tháng, không bao gồm tiền ăn, và 750.000 đồng/tháng, bao gồm cả tiền ăn.
2.5 Chi trả lãi vay ngân hàng. Các hộ thường thế chấp bè cá để vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương hoặc vay qua các công ty chế biến, xuất nhập khẩu. Lãi suất vay ngân hàng khoảng 0,75%/tháng và vay công ty khoảng 0,85%-0,9%/ tháng (do công ty tính thêm chi phí quản lý). Thời hạn vay khoảng 6-12 tháng, tức là trong khoảng một vụ nuôi. Để được quyền vay công ty, người dân phải ký hợp đồng bao tiêu với công ty đó. Người dân ở đây thường vay từ vài chục đến vài trăm triệu để mua giống, thức ăn, v.v… Tuy nhiên, có điều rất phổ biến là có rất nhiều hộ còn phải vay nặng lãi của tư thương bên ngoài (từ 2-3%/tháng, cá biệt có trường hợp 4%/tháng) để duy trì bè, mua thức ăn cho cá, v.v… và vì vậy thường bị họ ép giá khi thu hoạch cá. Ngoài các chi phí chính nêu trên, các hộ nuôi cá tra, cá basa còn phải chịu các chi phí khác như chi phí phòng và điều trị bệnh, chi phí nhiên liệu , chất đốt... (để chạy máy nghiền thức ăn) và thuế môn bài (khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng, tuỳ theo số lượng bè). Tổng cộng các chi phí này vào khoảng vài triệu đồng cho một vụ cá. Các chi phí này ở các hộ khác nhau thường khác biệt nhau chút ít. Vì vậy, giá thành của các hộ cũng khác nhau. Có hộ nuôi được với giá 8.000 đồng/kg, nhưng cũng có hộ khẳng định “giá thành không thể thấp hơn 10.500 đồng/kg”.
3. Giá thành sản xuất cá tra, cá basa nuôi bè
(Nguồn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, 25/7/2002)
3.1 Cơ sở tính toán
- Kích thước bè nuôi (14 x 7 x 5) m
- Kích thước giống nuôi: chiều cao thân 2,5cm, trọng lượng trung bình 0,075 kg/con (khoảng 14 con/kg)
- Giá con giống bình quân: 1.400 đ/con. Giá thức ăn bình quân: 1.800 đ/kg
- Hệ số tiêu tốn thức ăn 3,0
- Thời gian nuôi 8 tháng, sản lượng đạt 40 tấn.
3.2 Chi phí sản xuất
- Chi phí con giống: 40.000 con x 1.400đ/con = 56.000.000đ
- Chi phí thức ăn: 37.000 kg x 3 x 1.800 đ/kg = 199.800.000đ
- Khấu hao bè: 200.000.000 đ x 10% = 20.000.000đ
- Lương công nhân: 500.000 đ/người/tháng x 2 người x 8 tháng = 8.000.000đ
- Chi phí nhiên liệu: 20 lít x 40 tấn x 3.800 đ = 3.040.00đ
- Chi phí phòng và điều trị bệnh: 10.000.000đ
- Khấu hao TSCĐ (máy móc, thiết bị) và chi phí khác: 5.000.000đ
- Trả lãi vay ngân hàng: 200.000.000đ x 70% x 1% x 8 tháng = 11.200.000đ
- Thuế môn bài + phí khác: 1.000.000 đ
3.3 Tổng chi phí 314.040.000đ
3.4 Giá thành sản phẩm chưa kể hao hụt: 314.040.000 đ/40.000 kg = 7.851 đ/kg
3.5 Chi phí hao hụt (40.000 kg x 10%) 7.851 đ = 31.404.000 đ
3.6 Giá thành sản xuất (314.040.000 đ + 31.404.000 đ)/40.000 = 8.636 đ/kg
Như vậy giá thành sản xuất 1 kg cá tra nuôi bè là 8.636 đ/kg. Giá sàn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm 8.636 + 8.636 x 20% = 10.363 (đ/kg).
Cũng cần nhấn mạnh rằng có hai loại hình nuôi cá tra và basa, đó là nuôi bè và nuôi hầm. Giá xuất xưởng của hai loại này cũng khác nhau, cá tra và basa nuôi bè có giá thành cao hơn cá nuôi trong hầm do chi phí ban đầu cho bè, duy trì bè lớn hơn trong khi chi phí chăm sóc cá tại hầm giảm hơn do tỷ lệ cá bị cuốn trôi ít hơn. Tính bình quân, mỗi kilô gam cá bè có giá thành cao hơn cá hầm chừng 1000đ/kg. Trong khuôn khổ của báo cáo này, các giá được bàn đến chủ yếu là giá cá nuôi bè, do số lượng hầm cá tại các tỉnh chưa nhiều (vì nông dân không có đất) và thị trường tiêu thụ cá nuôi hầm chủ yếu là tại Châu á.
4. Điều kiện nuôi cá và vệ sinh
Việc CFA kiện Việt Nam bán cá không hợp vệ sinh là một điều không hợp lý và chứng tỏ rằng họ không biết đầy đủ về điều kiện nuôi trồng và vệ sinh tại các bè và hầm cá. Có một điều hiển nhiên là nếu điều kiện vệ sinh không đảm bảo, cá sẽ bị ốm chết hàng loạt và thua lỗ từ bè là điều chắc chắn. Vì vậy, tất cả các hộ tham gia nghiên cứu đều tuân thủ chặt chẽ các quy trình nuôi và đều biết rõ các loại thuốc thú y được phép dùng hoặc bị cấm theo quy định của Bộ Thuỷ Sản. Có nhiều hộ còn trực tiếp mời bác sỹ thú y từ các Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II hoặc Đại học Cần Thơ về dạy và hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc bằng tiền riêng của họ.
Mỗi bè hay hầm cá, nếu muốn được bán cho các nhà chế biến hoặc xuất khẩu, cần phải đạt được tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn. Mỗi bè sẽ được kiểm tra ít nhất hai lần, một lần vào thời điểm hai tháng và một lần vào 1 tháng trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, có 13/14 hộ bán cá tra và basa cho biết, công ty chế biến kiểm tra chất lượng cá của họ 3 lần, lần 1: hai tháng trước khi đánh bắt, lần 2: một tháng trước khi thu hoạch và lần 3: một tuần trước khi thu hoạch. Điều kiện dòng chảy mạnh của sông Tiền và sông Hậu cũng là một thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng làm cho cá tra và basa sống khoẻ mạnh. Đoàn điều tra quan sát thấy cá tra và basa rất phổ biến trong mọi bữa ăn hàng ngày của dân cư trong vùng. Chúng được chế biến thành thức ăn dưới các dạng khác nhau. Nếu cá không hợp vệ sinh thì chắc chắn số lượng người bị ốm do ăn cá sẽ là một con số khổng lồ.
Toàn bộ số cá được chế biến nếu muốn được xuất khẩu khỏi Việt Nam thì đều phải đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh đầy đủ của Bộ Thuỷ Sản và các cơ quan liên quan. Trung tâm kiểm tra chất lượng vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN) của Bộ Thuỷ sản là cơ quan giám sát và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này. Nếu số cá này muốn được nhập vào thị trường nước ngoài (EU, Nhật, Hồng Kông hay thị trường Mỹ) thì chúng cũng buộc phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Việt Nam đã áp dụng các quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt của châu Âu và Mỹ. Các quy trình quản lý chất lượng chung như ISO 9001 (phiên bản 2000) hay các quy trình quản lý riêng cho chế biến thuỷ sản như HACCP đều được áp dụng và kiểm tra nghiêm ngặt. Tất cả các công nhân đều được học tập và thực hành các quy định khắc nghiệt về điều kiện vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm.
Tại doanh nghiệp AFIEX, cứ 6 tháng một lần, các chuyên gia kiểm tra chất lượng của Sure Fish-Independent Inspection lại đến xí nghiệp để đánh giá lại xem doanh nghiệp có còn duy trì được chứng nhận chất lượng hay không. Sure Fish là một công ty thanh tra độc lập có giấy phép hoạt động trên toàn bộ các bang của nước Mỹ. Giấy chứng nhận mới nhất mà AFIEX được tiếp tục chứng nhận là từ tháng 7 năm 2002, chứng nhận số HACCP-VB-201. Mọi thành viên của đoàn nghiên cứu đều bị thuyết phục sâu sắc trước mức độ quy củ và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến mà đoàn được tiếp cận.
Vì vậy có thể kết luận xác đáng rằng cả người nuôi và người chế biến cá Việt Nam đều triệt để tôn trọng quy trình kỹ thuật nuôi và chế biến cá, đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.
IV. Lý luận và phản bác
1. ý kiến của giới chuyên môn
Trước việc nhiều người Mỹ khăng khăng cho rằng cá của Việt Nam không phải là catfish, tác giả bài báo đăng trên tờ Kansas City Star đã dẫn lời nhà ngư học Ed Wiley, Đại học Kansas: "Lập luận ấy là không chính xác. Tôi cho rằng, sẽ là vô lý nếu không gọi đó là catfish. Đó không phải là catfish Bắc Mỹ. Nhưng đó là catfish châu á".
Thực dụng hơn, nhà nhập khẩu catfish Việt Nam Andrew Forman trong bài viết của tác giả Timothy R. Brown cho rằng: "Việc CFA cố gắng đưa ra yêu cầu chống bán phá giá chẳng qua chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết của họ mà thôi. Họ cố tình cho rằng những sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam không phải là catfish thì chẳng khác nào đang tự làm hại đến việc kinh doanh của họ". Forman còn khẳng định, ngành nuôi catfish trong nước đã không thể nào thuyết phục được ngay cả những khách hàng thân thuộc luôn là hậu cứ vững chắc của họ. "Ai chứng minh được rằng catfish nhập từ Việt Nam là loại có phẩm cấp kém hay sản phẩm trong nước là loại tốt hơn", Forman nói.
Xét về góc độ thương mại quốc tế, nhiều người nhận xét: "Cách tiếp cận của người Mỹ đối với vấn đề catfish cũng tanh như cá vậy". Còn theo bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt, khi xảy ra bất đồng trong quan hệ buôn bán quốc tế, người ta phải sử dụng những thông lệ quốc tế để giải quyết, các quốc gia không nên hành động một cách đơn phương. Bà Foote khẳng định: "Lý do Mỹ và Việt Nam phải mất tới 5 năm để thảo luận về hiệp định thương mại song phương, chính là nhằm thiết lập ra những nguyên tắc để hai bên phải tuân thủ. Chúng tôi sẽ theo dõi xem sự việc này được giải quyết như thế nào. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ đối với cuộc cạnh tranh này dường như đang làm thay đổi nguyên tắc đó".
(Thanh Thuỷ, vnexpress.net, ngày 29/4/2002)
2 . Việt Nam đã sẵn sàng
Trong số danh sách 53 nhà chế biến thủy sản Việt Nam mà CFA cùng 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ (theo lời CFA là đại diện của các nhà chế biến cá nheo của Mỹ) đưa vào đơn kiện có cả những doanh nghiệp chưa bao giờ xuất khẩu cá sang thị trường nước này. Thậm chí có tên nhiều đơn vị bị lặp lại hai lần. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được rằng điều đó có thể không quan trọng với luật pháp của Mỹ. ở đây, điểm đáng chú ý là trong đơn kiện, CFA đã liên tiếp lặp lại nhiều lần rằng, cá basa, cá tra filê đông lạnh nhập từ Việt Nam đang gây thiệt hại lớn đối với các nhà nuôi trồng và chế biến catfish trong nước. Hơn thế, CFA đã lấy so sánh điều kiện nuôi trồng của Mỹ để đưa ra khẳng định: cá basa, cá tra Việt Nam bán phá giá.
"Việt Nam không giàu có để có thể đi bán phá giá", Tổng Thư ký VASEP TS. Nguyễn Hữu Dũng khẳng định như vậy. Sở dĩ cá basa của Việt Nam rẻ là do kỹ thuật, điều kiện nuôi trồng của Việt Nam rất tốt. ở nhiều địa phương đã phát triển làng cá bè với kỹ thuật nuôi được cải tiến từ lồng, thiết bị bơm quạt nước đến việc nuôi trồng còn mở rộng từ nuôi bè sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng trên sông. Nhờ vậy mà sản lượng và năng suất nuôi trồng đã không ngừng tăng lên trong nhiều năm.
Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh được những sự thật nêu trên. Tuy nhiên, trong đơn kiện CFA đã đưa ra đề nghị cách tính biểu thuế chống bán phá giá rất đáng lưu ý. CFA đưa ra hai phương án tính biểu thuế. Nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì cách tính giá phải theo kiểu của Mỹ và nếu Việt Nam bán phá giá thì mức thuế chống bán phá giá sẽ là 144%. Còn nếu Việt Nam không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ lấy mức giá cá của ấn Độ, nước mà CFA cho rằng có trình độ phát triển tương đương, để áp dụng vào cách tính giá cá basa củaViệt Nam (nếu có bán phá giá, mức thuế áp dụng sẽ là 191%). Các yếu tố để tính giá sẽ là: giá cá nuôi sống, giá phế liệu, bao bì, đóng gói, nhân công lao động...
Tất cả các doanh nghiệp trong VASEP đều cho rằng đây là một vụ kiện quá phi lý và vô căn cứ, song họ không ngại ngần đối mặt. Chỉ còn 10 ngày nữa là đến buổi điều trần trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ, công việc của họ lúc này là cùng với công ty luật White & Case chuẩn bị những tài liệu để chứng minh cho một sự thật duy nhất mà chúng ta đang nắm giữ trong vụ kiện này. Theo VASEP thì việc thuê công ty luật đứng thứ năm của Mỹ là để tìm cách tốt nhất đối thoại với CFA chứ không phải đối đầu.
(Thanh Thuỷ-Thanh Hải, vnexpress.net, ngày 9/7/2002)
3 . Không thể có chuyện Việt Nam bán phá giá
Đây là khẳng định của ông Panl Frisvold, Giám đốc công ty tư vấn The Berussel office, về vụ CFA kiện các Công ty Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào Mỹ. Sự kiện CFA kiện các công ty Việt Nam nuôi cá tra, cá basa nhắc lại vụ việc tương tự mà ngư dân đánh bắt cá hồi Nauy gặp phải vào năm 1992. Lúc đó cũng với lập luận rằng, cá hồi Nauy đang được bán phá giá vào thị trường Mỹ, các cơ quan chức năng Mỹ đã mở cuộc điều tra dưới hình thức phát bảng câu hỏi đến ngư dân Nauy về chi phí doanh thu, lợi nhuận… Các cơ quan này sau đó kết luận rằng ngư dân Nauy đang được Nhà nước bao cấp, điều mà những người nông dân không hề biết. Đơn giản là để khuyến khích đầu tư về phía bắc xa xôi, giá lạnh, Chính phủ Nauy giảm 50% thuế thuê mướn nhân công cho các nhà đầu tư. Phía Mỹ kết luận, như vậy là ngư dân Nauy đã được Nhà nước bao cấp một phần, và điều này không công bằng đối với ngư dân Mỹ. Ngay lập tức, thuế suất nhập khẩu mới được áp dụng đối với cá hồi Nauy vào Mỹ là 25%. Với thuế suất này, từ chỗ 95% sản lượng cá hồi đánh bắt của Nauy được xuất khẩu vào Mỹ, đã không còn cá hồi nào vào Mỹ được nữa. Một thời gian sau, giới đánh bắt cá hồi tại Mỹ lại tiếp tục kiện cá hồi Chile tương tự như đã kiện Nauy. Lần này, với phản ứng mạnh mẽ của Chile, Mỹ chỉ có thể áp dụng thuế suất 4% chứ không phải 25% như trước. World Catch, một tạp chí chuyên về lĩnh vực này, đã xem đây là một sai lầm của Chính phủ Mỹ và hy vọng điều này không lặp lại đối với cá tra và cá basa Việt Nam. Bởi khi cá hồi Nauy không còn xuất khẩu vào thị trường Mỹ nữa thì giá cá hồi vẫn giảm đến 30% trong 2 năm đó. Tình trạng giảm giá này không phải do sự bán phá giá của cá nhập khẩu như trước đó ngư dân Mỹ nói.
Điều này cũng tương tự với cá tra và cá basa Việt Nam. Suốt một thời gian dài trước đây, người nuôi cá nheo Mỹ sống trong thời gian hoàng kim, hầu như không hề có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, họ không cần cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất cho đến khi cá tra và cá basa Việt Nam xuất hiện. Việc phía Mỹ áp dụng biện pháp định giá cá tra và cá basa dựa trên mức giá của một nước thứ ba (có thể là ấn Độ) là không hợp lý. Bởi vì ngay một nước có nghề nuôi cá tra, cá basa phát triển chỉ sau Việt Nam như Thái Lan, giá thành cũng cao gấp đôi cá Việt Nam. Điểm cần nhắc đến là đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những điều kiện tuyệt vời để nuôi cá