Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và giá thành của xí nghiệp Xây lắp điện trong thời gian qua 3
I. Tổng quan về xí nghiệp Xây lắp điện 3
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP 3
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÍ NGHIỆP 4
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÁC NGHIỆP ĐỂ HOÀN THÀNH MỘT CÔNG TRÌNH XÂY LẮP ĐIỆN 5
4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 7
4.1Mô hình tổ chức bộ máy 5
4.1.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ 7
4.1.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT 9
4.2. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 9
4.3. VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA XÍ NGHIỆP 11
4.4. ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 12
4.5. VỀ VỐN CỦA XÍ NGHIỆP 16
4.6. VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP 18
II. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp 19
1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP TRONG 3 NĂM GẦN ĐAY 19
2. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP 23
2.1. CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 23
2.1.1. Chi phí trực tiếp 24
2.1.2. Chi phí chung 28
2.2. PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP 29
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH 32
2.3.1. Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp trong giá thành xây lắp 33
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí chung trong giá thành xây lắp 41
3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HẠ GIA THÀNH XÂY LẮP CỦA XÍ NGHIỆP 43
3.1. Đánh giá chung 43
3.2. Những ưu điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp 45
3.3. Những hạn chế của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 46
Phần II. Một số biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Xây lắp điện 50
1. Biện pháp 1. Giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm 50
2. Biện pháp 2. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu 54
3. Biện pháp 3. Sử dụng một cách hiệu quả máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của xí nghiệp 58
4. Biện pháp 4. Giảm các khoản lãng phí trong chi phí chung 61
5. Biện pháp 5. Lựa chọn phương pháp, tiến độ thi công hợp lý 63
6. Một số kiến nghị đối với công ty và Nhà nước 66
6.1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY 66
6.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 67
Kết luận 69
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể, chỉ có kế hoạch sản xuất quý, năm. Trên thực tế, những nhà quan lý của xí nghiệp chỉ quan tâm đến việc nhận được nhiều công trình, họ không quan tâm đến việc phải xây dựng kế hoạch chi tiết để thi công công trình. Nhà quản lý sẽ giao khoán cho đơn vị là những đội thực hiện sau đó quyết toán thu hồi chi phí, việc xây dựng tiến độ thi công do đơn vị thi công xây dựng, việc ghi chép chi phí thu mua, nhận cáp, phát nguyên vật liệu, thuê máy do kế toán đội phụ trách sau đó sẽ gửi lên phòng kế toán tài chính của Xí nghiệp, bộ phận kế toán giá thành chỉ làm nhiệm vụ vào sổ sách chứng từ, kết thúc các công trình có nhiệm vụ tính tổng chi phí từ các khoản mục chi phí. Và từ đó xác định giá thành cụ thể của công trình.
Lý do sản xuất của xí nghiệp là đơn chiếc, không cái nào giống cái nào, dẫn đến chi phí của mỗi công trình hoàn toàn khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp và quy mô của từng công trình, cũng vì thế Xí nghiệp không lập ra một kế hoạch giá thành cụ thể nào, có chăng chỉ dựa trên dự toán, đây là vấn đề chung của các doanh nghiệp xây lắp. Việc tính toán giá thành sản phẩm theo cách sau:
TT
Các khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
1
Chi phí vật liệu.
VL
2
Chi phí nhân công.
NC
3
Chi phí máy thi công.
MTC
4
Chi phí khác
CPK
KCPK.NC
5
Giá thành xây lắp
ZXL
VL+NC+MTC+CPK
Năm 2001 Xí nghiệp đã tiến hành thực hiện công trình sửa chữa cải tạo nhà ABCD-cơ quan công ty. Giá thành xây lắp của công trình này được tính như sau:
Bảng 6: Giá thành xây lắp của công trình sửa chữa cải tạo nhà ABCD
Đơn vị: đồng
TT
Các khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
1
Chi phí vật liệu.
VL
586645125
2
Chi phí nhân công
NC
105741271
3
Chi phí máy thi công
MTC
11630000
4
Chi phí khác
CPK
109554494
5
Giá thành xây lắp
ZXL
813571390
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Xí nghiệp xây lắp điện là một đơn vị phụ thuộc công ty Điện lực I, hàng năm lắp đặt sửa chữa các công trình công ty giao cho, bên cạnh đó còn tham gia đấu thầu một số công trình. Xí nghiệp không có các bản kê khai chi tiết, cụ thể nào, mọi chi phí sau khi kết thúc công trình đều được thanh quyết toán đầy đủ. Xí nghiệp lấy luôn giá dự toán làm giá thành kế hoạch, để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành chúng ta sử dụng giá dự toán so sánh với giá thành thực tế bao gồm các khoản mục chi phí: Chi phí vật liệu + Chi phí khác, được tính trong dự toán công trình.
Trong công tác xác định giá thành, xí nghiệp chỉ tập hợp các chi phí để tính giá thành, xí nghiệp không xác định mức hạ và tỷ lệ hạ. Nhưng với bảng số liệu về giá dự toán và giá thực tế chúng ta sẽ đi tính toán và phân tích tình hình.
Mức hạ giá thành thực tế = giá thành thực tế - giá dự toán.
Trong cơ chế thị trường việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt nên hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất ở các yếu tố đầu vào đã thực sự trở thành mối quan tâm của ban lãnh đạo xí nghiệp.
Thật vậy, Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành xây lắp. Bộ máy quản lý tại Xí nghiệp và tại công trường được đơn giản hoá. Quá trình thi công được tổ chức khoa học, tổ chức mặt bằng thi công hợp lý, thực hiện tiết kiệm và hợp lý hoá cung ứng và tiêu hao vật liệu. Xí nghiệp cũng quan tâm giáo dục đội ngũ lao động có ý thức tiết kiệm chi phí, tinh thần thi đua trong sản xuất, giảm công phí, khoản chi phí văn phòng. Do đó, phần lớn các công trình có chi phí thấp hơn dự toán, đặc biệt là chi phí khác giảm rõ dệt. Đây là kết quả tốt mà xí nghiệp cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới.Trước hết ta đi phân tích tình hình thực hiện các khoản mục chi phí của 4 công trình tiêu biểu mà chúng ta đã xem xét ở phần trên để từ đó hiểu rõ thực hiện công tác hạ giá thành xây lắp thực tế của xí nghiệp trong những năm qua.
2.3.1. Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp trong giá thành xây lắp
Tình hình thực hiện chi phí vật liệu trong giá thành xây lắp
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu trong giá thành thực tế với chi phí vật liệu trong giá thành dự toán, ta sử dụng công thức sau:
TVL- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí khoản mục vật liệu trong giá thành xây lắp.
Mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí vật liệu trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch ( DZVL ).
DZVL = Chi phí vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán.
Nếu: TVL > 100% và DZVL > 0 thì Xí nghiệp đã sử dụng lãng phí vật liệu.
TVL < 100% và DZVL < 0 thì Xí nghiệp đã sử dung tiết kiệm vật liệu.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chi phí vật liệu trong giá thành, với 2 nhân tố cơ bản sau:
Mức tiêu hao vật liệu trong thi công xây lắp.
Đơn giá vật liệu.
Ngoài ra còn các yếu tố: Sự biến động của giá cả, chi phí vận chuyển, bảo quản...
Bảng 7: Tình hình thực hiện chi phí vật liệu ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
DZVL
TVL%
1
Đưa điện về xã Giao An
592268875
578282837
-14324561
97,58
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
851212073
841790338
- 9421735
98,89
3
ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI
644221468
631579151
-12642318
98,04
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
667282266
663560840
- 3721426
99,44
( Theo số liệu phòng tài chính kế toán )
Dựa vào bảng trên ta có nhận xét sau: Tất cả 4 công trình chi phí vật liệu thực tế đều nhỏ hơn chi phí vật liệu dự toán, tức là 4 công trình đều tiết kiệm được chi phí vật liệu.
-Công trình đưa điện về xã Giao An Long Chánh Thanh Hoá tiết kiệm được 14324561 đồng hay 2,42% chi phí dự toán.
-Công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn tiết kiệm được 9421735 đồng tương đương với giảm 1,11% so với dợ toán.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI Hải Hậu Nam Định tiết kiêm 12642318 đồng tương đương với giảm 1,96% so với dự toán.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành - Yên Bái tiết kiệm được 3721462 đồng hay 0,56%.
Mặc dù số tương đối về mức hạ giá thành ( TVL ) so với dự toán không lớn lắm có công trình có chưa đến 1% như công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành tiết kiệm được 0,56% nhưng do chi phí vật liệu trong giá thành có tỷ trọng lớn ( 70%-80% ) nên số tuyệt đối (DZVL ) là khá lớn.
Tuỳ vào tính chất công trình chủng loại vật liệu được sử dụng là khác nhau, tuỳ theo địa điểm thực hiện thi công mà chịu nhưng khoản chi phí nằm trong chi phí vật liệu khác nhau ( như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản), những công trình tập chung rễ quản lý, bảo quản và ít mất mát hao hụt nguyên vật liệu hơn những công trình phân tán ví như công trình đưa điện về xã Giao An - Long Chánh theo dự toán xí nghiệp sẽ cung cấp vật liệu và lấy vật liệu từ Thái Nguyên, điều này có ý nghĩa chi phí vận chuyển cao. Nhưng đến khi giao nhận công trình thì bên chủ đầu tư yêu cầu thiết bị nhập ngoại và do chủ đầu tư cung cấp, có sự thay đổi rất lớn trong quá trình thi công nhưng do quá trình thi công đơn vị thi công đã làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng nên tiết kiệm được 2,42% tương đương 14324561 đồng.
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch nguyên vật liệu
Đơn vị:1000đ
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZVL
TVL(%)
1
2000
15327150
15036394
-290756
98,103
2
2001
20456215
20206649
-249566
98,780
3
2002
38263372
37609402
-653950
98,291
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên chứng tỏ xí nghiệp đã rất cố gắng trong công tác giảm chi phí vật liệu xuống. Trong 3 năm liên tiếp tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế đều nhỏ hơn tổng chi phí vật liệu của dự toán điều đó cho thấy công tác thu mua, sử dụng vật liệu rất hiệu quả. Dù đây là khoản chi phí rất khó giảm, nhất là đối với một xí nghiệp hoạt động trong một ngành đặc thù như xí nghiệp xây lắp điện sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu với nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau.
Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành xây lắp.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành thực tế so với chi phí nhân công trong giá thành dự toán, ta sử dụng công thức sau:
Và mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trong việc thực hiên khối lượng công tác xây lắp thực tế so với dự toán là DZNC .
DZNC = Chi phí nhân công thực tế - Chi phí nhân công dự toán.
Nếu: TNC > 100% và DZNC > 0 xí nghiệp đã lãng phí chi phí nhân công.
TNC < 100% và DZNC < 0 xí nghiệp đã tiết kiệm chi phí nhân công.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành:
-Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong kỳ.
-Đơn giá tiền lương cho việc thực hiện một đơn vị khối lượng công tác.
Sau đây là phân tích tình hình sử dụng chi phí nhân công của 4 công trình.
Bảng 9: Tình hình thực hiện chi phí nhân công ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
DZNC
TNC (%)
1
Đưa điện về xã Giao An
100318950
97164169
-3154781
96,86
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
141929130
143806048
1976918
101,32
3
ĐZ 35kV và TBAYên Bình
87041781
89465421
2423640
102,78
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
144394750
148662282
4267532
102,96
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Báo cáo quyết toán tài chính ).
Ta thấy 3/4 công trình chi phí nhân công thực tế vượt quá dự toán. Có thể một phần là do klhông xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể chi tiết nên việc bố trí nguồn nhân lực ở một số công trình còn chưa hợp lý bên cạnh đó xí nghiệp sử dụng tương đối nhiều lao động thuê bên ngoài nên việc dự toán nhân công thuê bên ngoài không thật sát với thực tế dẫn đến vượt dự toán.
-Công trình đưa điện về xã Giao An xí nghiệp đã tiết kiệm được 3154781 đồng hay 3,14%.
-Công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn đã vượt dự toán 1976918 đồng hay tương đương vượt dự táon 1,32%.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên Bình đã vượt dự toán 2423640 đồng hay 2,78%.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành vượt dự toán 4267532 đồng hay 2,96%.
Trong công trình đưa điện về xã Giao An, đội thi công xác định đây là một công trình thi công không phức tạp nhưng có nhiều việc phụ như chặt nhiều cành cây vướng vào đường dây, đào bới khối lượng đất đá lớn nhưng khi thi công thì tiến hành rễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với việc xác định ban đầu nên đã vượt tiến độ và đã tiết kiệm được 3,154 triệu đồng.
Công trình xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn do có rất nhiều hạng mục nên việc dự kiến chi phí nhân công ban đầu rất khó, có nhiều chi phí nhân công nảy sinh như phải chi thêm chi phí để thuê nhân công lao đông phổ thông bên ngoài vận chuyển vật liệu, phế liệu nên chi phí tăng lên so với dự toán là 1,32%.
Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành, chi phí lao động đã vượt dự toán 3%. Do đây là công trình cải tạo sửa chữa nên quá trình thi công nảy sinh nhiều công việc, hỏng hắc bộ phận này sửa chữa xong thì thấy bộ phận phận bên cạnh không hư hỏng nhưng để như vậy vận hành sẽ không tốt, công suất sẽ không đạt hiệu quả nên lại phải bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ những bộ phận mà ban đầu dự kiến để nguyên nên không lường hết mọi chi phí nhân công.
Nói chung, tình hình sử dụng chi phí nhân công ở xí nghiệp xây lắp điện còn rất nhiều tồn tại như đã phân tích. nhưng để hiểu thêm tình hình sử dụng chi phí nhân công ta xem bảng số liệu trong 3 năm gần đây.
Bảng 10: Tình hình sử dụng chi phí nhân công trong giá thành 3 năm gần đây.
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZNC
TNC (%)
1
2000
3065430
3301854
231747
107,56
2
2001
4091243
3297177
118482
102,89
3
2002
5224702
5332351
107649
102,06
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm )
Như vậy nhìn chung là chi phí nhân công qua các năm đều vượt dự toán với tỷ lệ tương đối cao. Nên xí nghiệp cần phải xem xét lại vấn đề bố trí lao động hợp lý, xem xét lại định mức lao động, nâng cao trình độ tay nghề người lao động để tiết kiệm chi phí nhân công góp phần hạ giá thành xây lắp trong giai đoạn tới.
Phân tích tình hình thực hiện chi phí sử dụng máy thi công.
Với phân tích ở phần I, chúng ta thấy hệ thống máy móc thiết bị của xí nghiệp có rất nhiều hạn chế về số lượng và chủng loại, chủ yếu là đưa vào sử dụng từ năm 1990 rất cũ kỹ lạc hậu. Bên cạnh đó, cùng một lúc có nhiều công trình được thi công nên xí nghiệp phải thuê ngoài trong một số trường hợp, do đó dẫn đến có thêm chi phí thuê ngoài được tính trong chi phí máy thi công.
Do chi phí máy thi công chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí giá thành nên sự thay đổi về chi phí này không ảnh hưởng lớn đến công tác giá thành của xí nghiệp, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bỏ qua không quan tâm. Chi phí sử dụng máy phụ thuộc vào mức độ cơ giới hoá thi công càng cao sẽ làm cho chi phí sử dụng máy càng tăng lên, giảm chi phí nhân công xây lắp trực tiếp trong giá thành xây lắp.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí máy thi công trong giá thành dự toán ta sử dụng công thức sau:
Và mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí máy móc thi công trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là DZMTC.
DZMTC = Chi phí máy móc thi công thực tế - Chi phí máy móc thi công dự toán.
Nếu TMTC > 100% và DZMTC > 0 thì lãng phí chi phí máy thi công.
TMTC < 100% và DZMTC < 0 Tiết kiệm chi phí máy thi công.
Chi phí máy thi công chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
-Khối lượng công việc mà máy móc đảm nhiệm.
-Chi phí máy cho một đơn vị công việc.
Tổng hợp của hai nhân tố này là mức lãng phí hay tiết kiệm của chi phí máy thi công.
Phân tích tình hình sử dụng chi phí máy thi công (cả chi phí thuê ngoài) của 4 công trình.
Bảng 11 : Tình hình thực hiện chi phí máy thi công ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Thực tế
Dự toán
DZMTC.
TMTC (%)
1
Đưa điện về xã Giao An
1206910
1278518
-71608
94,39
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
17358011
17705656
-374645
98,04
3
ĐZ 35kV và TBA Yên Bình I
2538527
3787369
-1248842
67,03
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
30049617
34071380
-4021763
88,19
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Trong cả 4 công trình trên chi phí máy thi công thực tế đều thấp hơn chi phí dự toán.
-Công trình đưa điện về xã Giao An tiết kiệm được 71608 đồng chi phí máy thi công.
-Công trình xây lắp TBA 110/35/22kV chi phí máy thi công tiết kiệm 347645 đồng hay 1,96%.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI chi phí máy thi công tiết kiệm được 1248842 đồng hay 32,97%.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành chi phí máy thi công tiết kiệm được 4021763 đồng hay 11,91%.
Do tỷ trọng chi phí này quá nhỏ nên có những công trình giảm chi phí xuống 32,97% nhưng về giá trị bằng tiền không có ý nghĩa nhiều ( tiết kiệm được hơn 1 triệu đồng ).
Việc chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự toán do những nguyên nhân sau:
-Các tổ đội thi công đều có kế hoạch sử dụng máy tiết kiệm nhất là số giờ thực hiện bằng cách nâng năng suất cho từng giờ thi công. Xí nghiệp đã sử dụng biện phát sử dụng và bảo quản máy móc tốt,thiết bị thi công hạn chế tối đa trường hợp phải sửa chữa ngoài dự toán.
-Sử dụng tiết kiệm không gây hao hụt, lãng phí xăng dầu, động lực vận hành máy.
Bảng12: Tình hình sử dụng chi phí máy thi công trong giá thành
Đơn vị: nghìn đồng
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZMTC.
TMTC (%)
1
2000
85435
81530
-3905
95,43
2
2001
69768
63715
-6053
91,32
3
2002
337084
322431
-14653
95,65
(Nguồn Báo cáo quyết toán hàng năm)
Qua đây, ta thấy trong những năm qua xí nghiệp đã làm tốt công tác quản lý và sử dụng máy, đã liên tục giảm được chi phí máy thi công trong ba năm liên tiếp.
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí chung trong giá thành xây lắp.
Chi phí khác bằng tiền gồm những chi phí không thuộc chi phí trực tiếp, không tình vào các yếu tố trên như lãi vay tiền ngân hàng, cồn tác phí, văn phòng phí, y tế, tiền thuê đất, tiền mua sách báo, tài liệu nghiên cứu... nói chung khoản mục này rất phức tạp và khó quản lý.
Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới chi phí của khoản mục chi phí khác. Khi phân tích khó có thể phân biệt được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ra khỏi ảnh hưởng của các nhân tố khác bởi vì các nhân tố có mối quan hệ biện chứng hưu cơ với nhau, ảnh hưởng của nhân tố này có thể bị che lấp bởi nhân tố khác. Do đó, khi phân tích khoản mục chi phí khác ( chi phí chung) hoàn toàn cho phép so sánh sự biến đổi mức độ chi phí khác với nhân tố chính.
Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí khác trong giá thành thực tế so với giá thành dự toán ta sử dụng công thức sau:
Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí khác so với dự toán: DZCPK.
DZCPK = Chi phí khác thực tế - Chi phí khác dự toán.
Nếu: - TCPK > 100% và DZCPK > 0 : Lãng phí chi phí khác.
- TCPK < 100% và DZCPK < 0 : Tiết kiệm chi phí khác.
Bảng13 : Tình hình sử dụng chi phí khác ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự Toán
Thực tế
DZCPK
TCPK(%)
1
Đưa điện về xã Giao An
100850378
91726900
-9123478
90,95
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
88026764
67594097
-10432667
76,79
3
ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI
85845149
82173467
-3671682
95,72
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
80206918
75845584
-4361334
94,56
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Cả 4 công trình đều giảm được chi phí chung, đặc biệt là công trình xây dựng trạm biến áp 110/35/22kV Tiến Sơn đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đặc biệt là công tác phí giảm được 10,432 triệu đồng hay giảm 23,21%.
Thực tế là để hạ giá thành xây lắp công trình tại xí nghiệp này thì khoản mục có thể dễ giảm chi phí nhất trong các khoản mục chi phí là chi phí khác. ở xí nghiệp khoản mục chi phí khác có tỷ trọng không nhỏ nên nếu hạ được chi phí này thì mang lại nhiều lợi nhuận cho xí nghiệp. Xí nghiệp đã cố gắng phấn đấu giảm chi phí khác như: Giảm các khoản giao dịch phí, chi phí làm việc với bên A, chi phí quản lý những khoản chi chí tác nghiệp tại các đội xây lắp, tổ chức bộ máy lao động gián tiếp trên công trường rất nhỏ gọn.
Xí nghiệp đã thực hiện chính sách khoán rất cụ thể đến từng tổ đội thi công như những khoản chi phí văn phòng, chi phí đi lại, nếu ít người đi không sử dụng phương tiên của cơ quan mà đi phương tiện bên ngoài, hoặc tự đi bằng xe máy sau đó về thanh toán với xí nghiệp. Làm như vậy trong năm qua xí nghiệp đã tiết kiệm được một khoản rất lớn chi phí gián tiếp này.
Trên thực tế chi phí chung không nhất thiết phát sinh tương ứng với khối lượng công tác thi công xây lắp, nó không được tính theo một công thức chung. Bên cạnh những công trình chỉ thi công một vài tháng là song còn có những công trình thực hiện thi công kéo dài từ quí này sang quí khác thậm chí có những công trình thi công trong nhiều năm ( số công trình là ít ), những công trình này ngay từ khi bắt đầu thi công xí nghiệp phải có một khoản chi phí cho việc chuẩn bị công trường ( kho tàng, dụng cụ thi công, lán trại cho công nhân... ) những khoản này không có khối lượng công tác xây lắp thực hiện tương đương. Chuyển sang những năm hoạt động sau, khối lượng công tác thực hiện nhiều hơn trước nhưng trong năm chỉ suất hiện một số khoản chi có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện khối lượng công tác phát sinh, do vậy làm chi phí khác giảm rất nhiều so với dự toán.
Bảng 14 Tình hình hạ chi phí khác trong 3 năm qua.
Đơn vị: nghìn đồng
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZCPK
TCPK (%)
1
2002
6089432
3836342
-2253090
62,99
2
2001
5065786
3409274
-1656512
67,30
3
2002
5947632
5976040
-1971592
66,85
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Báo cáo quyết toán tài chính năm )
Tóm lại với bộ máy quản lý tinh giảm, gọn nhẹ tại xí nghiệp và công trường, cùng với các chế độ quản lý thưởng, phạt nghiêm minh nên khoản chi phí này xí nghiệp cần tận dụng khai thác. Đây là bộ phận ảnh hưởng lớn trong chính sách tăng cường công tác hạ giá thành của xí nghiệp. Điều này là việc cần làm và xí nghiệp hoàn toàn thực hiện được.
3. Đánh giá về tình hình hạ giá thành xây lắp của xí nghiệp
3.1. Đánh giá chung.
ở phần trên qua phân tích chúng ta đã đánh giá được mức độ hoàn thành các khoản mục chi phí như: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, máy thi công và chi phí khác của 4 công trình tiêu biểu của xí nghiệp cũng như việc đánh giá một cách khái quát hơn tình hình này qua 3 năm liên tiếp gần đây.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm xác định tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành xây lắp. Ta dùng chỉ tiêu sau:
Bảng 15 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của 4 công trình
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
DZ
T(% )
1
Đưa điện về xã Giao An
795.055.244
768.380.816
-26674428
96,65
2
Xâydựng TBA110/35/22kV
1098.873.623
1.070.548.494
-28325129
97,42
3
ĐZ 35kV và TBA Yên Bình
820.895.767
805.756.566
-15.139.201
98,15
4
C.T lưới điện xã Việt Thành
925.955.314
918.118.323
-7.836.991
99,15
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 16 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của 3 năm
Đơn vị: 1000 đ
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZ
T(% )
1
2002
24.567.447
22.251.443
-2.316.004
90,57
2
2001
29.683.012
27.889.363
-1.793.649
93,96
3
2000
49.772.790
49.240.224
-532.566
98,93
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Nhìn chung xí nghiệp đã có những biện pháp hữu hiệu và hoàn thành tốt kế hoạch giá thành xây lắp. Tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa để tiếp tục hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo về mặt chất lượng và tiến độ công trình.
3.2. Những ưu điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp .
Là một xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù mọi kế hoạch sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào Công ty Điện lực 1 và Bộ chủ quản, có những ưu thế trong lắp đặt, sữa chữa, xây dựng các công trình điện, tuy vậy, Xí Nghiệp Xây Lắp Điện cũng phải phấn đấu để khẳng định ưu thế của mình trong công ty. Đồng nghĩa với điều đó là để xí nghiệp phát triển vững mạnh thì việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà trên đã giao cho và xí nghiệp bỏ ra. Vì vậy, công tác quản lý giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình đi lên của xí nghiệp.
ý thức được điều đó, công tác hạ giá thành xây lắp là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của Xí Nghiệp Xây Lắp Điện. Qua phân tích trên ta thấy được xí nghiệp thực hiện rất tốt công tác này và đạt được một số thành tựu đáng kể.
Tổng sản lượng hoàn thành hàng năm tăng
Một vài năm trở lại đây do uy tín với công ty nên số lượng hạng mục được giao thầu từ trên công ty xuống ngày càng nhiều. Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ có kiến thức và năng lực, chịu khó tìm kiếm những hợp đồng có nguồn vốn khách hàng làm doanh thu các năm liên tục tăng (năm 2000 gần 26 tỷ, năm 2001 gần 40 tỷ, năm 2002 đạt trên 51 tỷ). Tổng giá trị xây lắp hoàn thành hàng năm tăng ( năm 2000 là 44,7 tỷ, năm 2001 là 51,4 tỷ, năm 2002 lên 60,1 tỷ).
Chất lượng công trình và tiến độ công trình ngày càng được đảm bảo.
Xí nghiệp xây lắp điện tuy rằng chưa có phòng KCS nhưng tất cả các nguyên vật liệu được mua về đều được qua kiểm tra và có chứng nhận về chất lượng. Bên cạnh đó phòng kỹ thuật thường xuyên gửi cán bộ kỹ thuật đến các công trình kiểm tra giám sát quá trình thi công nên tiến độ thi công luôn được đảm bảo về chất lượng cũng như thời gian.
Xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học.
Các phòng ban được xắp xếp, bố trí phù hợp khoa học vừa đảm bảo tính gọn nhẹ, vừa đảm bảo tính hiệu quả tránh tình trạng chồng chéo chức năng vừa đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban được hiệu quả. Cán bộ của các phòng ban ngày càng được nâng cao về trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu về chỉ đạo và kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp. Trong năm 2002 vừa qua, ban máy tính của xí nghiệp đã liên tục mở các lớp bồi dưỡng tin học nghiệp vụ văn phòng, hướng dẫn các cán bộ thuộc các phòng ban cách sử dụng mạng nội bộ( LAN). Với những cố gắng trên xí nghiệp đã tiếp kiệm được nhiều khoản chi phí gián tiếp góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm xây lắp.
Đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.
Một ưu điểm nữa của xí nghiệp tuy lợi nhuận thu được là không cao nhưng xí nghiệp luôn chú trọng nâng cao mức sống của người lao động thông qua việc nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2000 thu nhập bình quân là 801.000đ/tháng. năm 2002 tăng 1.258.000đ/ tháng. ngoài ra xí nghiệp cũng cho xây dựng nhiều công trình phục vụ cho cán bộ công nhân viên sinh hoạt thể thao như sân golf, sân cầu lông
3..3. Những hạn chế của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
Sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình thi công còn lãng phí.
Như đã phân tích ở phần trên tuy chi phí nguyên vật liệu thực tế thấp hơn dự toán nhưng khoản chi phí này vẫn cao dẫn đến giá thành sản phẩm còn cao, chưa đáp ứng được mục tiêu dành thắng lợi trong cạnh tranh của xí nghiệp trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Nguyên nhân là việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu chưa thật chặt chẽ( địa bàn thi công của một số công trình chưa tập trung nên vấn đề thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình thi công diễn ra thường xuyên có trường hợp thất thoát với khối lượng lớn do mất cắp), các định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu chính xác khoa học khi dự toán không bám sát vào tình hình giá cả thị trường, các hệ số tiết kiệm chi phí đầu vào của bộ xây dựng ban hành cũng chưa phù hợp với nhiều công trình( mức tiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9532.doc