Luận văn Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

Kiến thức vềhóa học rất hấp dẫn, lý thú nhưng cũng rất mênh mông,

rộng lớn. Đểcó được những thông tin mới lạvềhóa học, giáo viên phải

thường xuyên thu thập trên các báo, đài, internet và trao đổi với các đồng

nghiệp. Các thông tin mới lạrất nhanh bịlạc hậu vì thếgiáo viên phải biết

cách tìm kiếm, cập nhật thường xuyên.

- Với những thông tin trên các báo, đài, giáo viên nên ghi chép cẩn

thận, có thểgạch dưới hay tô màu (đối với báo in) những ý chính, những nội

dung liên quan đến bài giảng, kiến thức cần đềcập, giới thiệu cho học sinh.

Những bài báo, thông tin mới lạthường được trình bày rất dài nhưng thời

gian trên lớp thì hạn chế. Đểchủ động khi giới thiệu cho học sinh, giáo viên

nên viết lại vắn tắt theo văn phong của mình giúp việc giới thiệu trôi chảy, ít

tốn thời gian.

pdf190 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười, về việc gì đó”; hai là “có tác dụng làm cho vui”. 81 Theo chúng tôi, thơ vui là những câu thơ, bài thơ có tác dụng làm cho người đọc cảm thấy vui, thích thú. Thơ vui về hóa học là dựa trên những tính chất cơ bản, đặc trưng để sáng tác thành những câu thơ hay bài thơ ngắn giúp người đọc dễ nhớ, dễ khắc ghi nội dung kiến thức. Những bài thơ vui về hóa học đem đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho học sinh. Các em tiếp nhận kiến thức trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Có thể đưa vào nhiều nội dung trong một bài thơ, nhưng đôi khi chỉ cần một nội dung quan trọng giúp cho học sinh dễ đọc, dễ nhớ. 2.2.3.2. Thơ đố về hóa học Theo Đại từ điển tiếng Việt [45, tr.542], đố mang ý nghĩa: “hỏi, yêu cầu người khác trả lời, làm để biết trí thông minh và khả năng của người ấy”. Theo chúng tôi, thơ đố là những câu thơ, bài thơ được sáng tác để hỏi, yêu cầu người khác trả lời. Thơ đố về hóa học được sáng tác dựa trên những tính chất cơ bản, đặc trưng để thành những bài thơ ngắn, dễ nhớ nhưng nội dung, kiến thức bị ẩn dấu và đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, trả lời. Thơ đố là cách hỏi kiến thức của học sinh một cách nhẹ nhàng, các em không bị đặt vào tâm trạng căng thẳng. Ngược lại, các em tiếp nhận câu hỏi và giải đáp trong sự thích thú. Khi học sinh tìm ra đúng lời giải sẽ gây sự thích thú cho các em, khiến các em thêm yêu thích tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết của mình. 2.2.4. Cách sáng tác và sử dụng thơ về hóa học Để có được những câu thơ, bài thơ về hóa học, giáo viên có thể sáng tác hoặc sưu tầm. Công việc sáng tác thơ về hóa học có thể thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Chọn những bài giảng và nội dung kiến thức cần truyền đạt. - Bước 2: Xác định thể loại thơ để sáng tác. - Bước 3: Tìm từ ngữ phù hợp sắp xếp thành những câu thơ giàu vần điệu, nhịp điệu có nội dung hóa học. 82 - Bước 4: Đọc toàn bài thơ và chỉnh sửa ngôn từ cho phù hợp với từng thể loại thơ và nội dung kiến thức cần truyền đạt. Với những bài thơ vui hay thơ đố về hóa học, giáo viên có thể sử dụng trong các bài giảng trên lớp, trên bảng tin hay trong những buổi ngoại khóa đều có thể mang lại hiệu quả cao. - Khi dùng thơ để khai thác những kiến thức về hóa học trong các bài giảng, người giáo viên cần lưu ý đặc biệt đến nội dung cần thể hiện cũng như kết hợp với thủ pháp về tâm lý để học sinh cảm nhận được sâu sắc. Giáo viên có thể ngâm hay đọc với những giọng điệu vui tươi, hài hước kết hợp cùng cao độ, trường độ, âm sắc của giọng nói giúp học sinh bất ngờ, thích thú. Với những bài thơ dài, giáo viên có thể sao thành nhiều bản và phát cho học sinh để các em làm tài liệu tham khảo. - Trong những buổi ngoại khóa, đố vui hóa học, giáo viên nên khai thác những bài thơ vui, thơ đố đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ. Như vậy, ngoài việc làm cho không khí thêm phần sinh động, học sinh cũng dễ dàng nắm bắt kiến thức, giải đố nhanh chóng. Giáo viên cần tránh việc sử dụng những bài thơ quá dài vì sẽ làm cho học sinh bị rối, không nhớ được ý chính, ý cần hỏi. - Bảng tin hóa học sẽ vui và hấp dẫn hơn khi có dán những bài thơ về hóa học. Những bài thơ này khi dán trên bảng tin sẽ có được những ưu điểm sau: truyền tải được nhiều nội dung hóa học, không ảnh hưởng đến thời gian của tiết học, một số lượng lớn học sinh có thể cùng xem, đọc nhiều lần hay ghi chép lại. Với những bài thơ vui, chúng ta có thể giúp học sinh liên hệ với kiến thức cũ bằng cách cho các em trả lời câu hỏi “Những kiến thức nào đã được đề cập trong bài thơ”. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp tổ chức đố vui, học sinh sẽ gửi đáp án vào hộp thư. Cuối mỗi ngày kiểm tra thư. Mỗi kì (có thể một tháng, hai tháng tùy theo bảng tin), trao phần thưởng cho học sinh có câu trả lời chính xác và nhanh nhất. Tuy giá trị phần thưởng có thể không 83 cao nhưng đây là nguồn động viên tinh thần học sinh, giúp các em hứng thú học tập, say mê tìm hiểu tri thức. Ngoài ra, giáo viên có thể cho học sinh thể hiện năng khiếu văn chương khi sáng tác thơ về hóa học. Sau đó, cho học sinh trao đổi, đố các bạn khác hoặc chia sẻ tác phẩm của mình với thầy cô, bạn bè trên bảng tin, các em sẽ thêm phần hứng thú, yêu thích bộ môn hơn. 2.2.5. Một số bài thơ về hóa học Từ các ý tưởng đã trình bày ở các phần trên, chúng tôi đã sáng tác 7 bài thơ vui và 9 bài thơ đố hóa học giúp học sinh hứng thú học tập. Ngoài những bài thơ tự sáng tác, chúng tôi giới thiệu 28 bài thơ sưu tầm về hóa học (trong đó có 10 bài thơ vui và 18 bài thơ đố) ở phụ lục 8. 2.2.5.1. Thơ vui về hóa học Bài 1: CÁC PHÂN NHÓM CHÍNH hay BÉ ÍT ĂN Hãy lên nhanh không rồi chịu phạt IA _ H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr Bé mải chạy sang bảo rằng: IIA_ Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra - Bạn ăn gì ít thế? IIIA_ B, Al, Ga, In, Tl - Cần sẽ gọi, sẽ phần IVA_ C, Si, Ge, Sn, Pb - Nhớ phải ăn sáng bánh VA_ N, P, As, Sb, Bi - Ô! sao sang trả phần VIA_ O, S, Se, Te, Po - Phần cô bé ít ăn VIIA_ F, Cl, Br, I, At - Hãy nhớ ăn không xẻ ra (nhé!) VIIIA_He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn (Bài thơ này có chữ cái đầu mỗi từ là kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong từng phân nhóm chính. Có thể sử dụng khi dạy bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, lớp 10). 84 Bài 2: IA NHỚ HIĐRO H Hồi trước có hiđrô Li Lấy vui mừng cả nhóm Na Nay đi sang nhóm bảy K Không thấy hắn ngồi trên Rb Rồi chợt muốn buồn thêm Cs Chẳng thiết cười, thiết nói Fr Phải bắt hắn về ngay. (Bài thơ này có chữ cái đầu mỗi câu thơ là kí hiệu hóa học các nguyên tố trong phân nhóm chính IA. Nội dung bài thơ dựa trên đặc điểm khác biệt của hiđro trong bảng hệ thống tuần hoàn: - Dựa vào số electron lớp ngoài cùng có thể xếp hiđro vào nhóm IA; - Dựa vào khả năng nhận 1 electron để đạt đến cấu hình electron bền như khí hiếm và tính chất của hiđro giống các nguyên tố nhóm halogen nên có thể xếp vào nhóm VIIA. Có thể sử dụng khi dạy bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, lớp 10). Bài 3: PHẢI CHI BÉ YÊU ANH (F Cl Br I At) Anh chàng ion bạc điển trai Đến nhà halogenua hỏi chuyện Gặp anh, clorua thành trắng trẻo, Nàng bromua hóa nhạt vàng, Rực rỡ tươi vàng nàng iotua, Mà anh thơ thẩn mãi tìm Em florua ơi! Sao trốn anh hoài… không gặp. (Bài thơ có tên với những chữ cái đầu là kí hiệu các nguyên tố nhóm VIIA và nội dung được dựa trên kiến thức nhận biết các ion halogenua: 85 - Ag+ không tác dụng với F-. - Ag+ tác dụng với Cl-, Br-, I- tạo kết tủa AgCl (trắng), AgBr (vàng nhạt), AgI (vàng). Có thể sử dụng khi dạy bài “Luyện tập nhóm halogen”, lớp 10). Bài 4: CHUYỆN NÀNG CLO Tên em là khí cờ lo Vàng lục, rất độc, xốc lòng bao anh. Ngẩn ngơ anh mãi chạy quanh, Từ chàng kim loại đến anh hi đrồ. Hầu hết kim loại không trừ, Gặp, oxi hóa anh thành clorua. Hiđrô, em chẳng chịu thua, Chỉ cần ánh sáng, em hùa mất anh. Hiđrô clorua tạo nhanh, Không màu, mùi xốc, tan trong nước nhiều. Thành anh axit thật kiêu, Không màu, mạnh, khử, giúp nhiều cho ta. Nàng clo vào nước tan ra, Tác dụng phần nhỏ giúp ta tẩy màu. Bạn ơi, đừng bỏ chạy lâu, Hiểu clo cho tận, sợ đâu, độc gì? Ứng dụng ai nấy sánh bì, Sinh hoạt, công nghiệp, ngành gì? Có clo. Anh ơi, hiểu thật kĩ cho, Cờ lo vận dụng cho đời thêm yêu. 86 (Bài thơ dựa trên một số tính chất của clo như: - Clo là khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc. - Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua. - Tác dụng với hiđrô khi có ánh sáng tạo thành khí hiđrô clorua dễ tan trong nước thành axit clohiđric (là axit mạnh, không màu). - Khi tan trong nước, tác dụng một phần với nước tạo thành hỗn hợp axit clohiđric và hipoclorơ, Cl+1 trong hipoclorơ có tính tẩy màu. - Có nhiều ứng trong sinh hoạt, sản xuất. Có thể sử dụng khi dạy bài “Clo”, lớp 10). Bài 5: NỖI LÒNG THỦY NGÂN Tình anh là giọt thủy ngân, Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn. Mà sao anh lại cô đơn, Cứ lăn lăn mãi, biết nơi nao dừng. Em gặp, sợ độc quá chừng, “Nổi khùng vô cớ” hổng chừng là … tại anh? Rồi cáu gắt, co giật nhanh Đôi khi chết thảm do anh ngấm rồi! Vậy chứ đừng sợ em ơi! Nếu dùng đúng lúc, đúng nơi cần dùng. Ôi thôi! Lợi ích vô cùng, Thế gian bao việc cần dùng đến anh. Chữa bệnh anh giúp thật lanh, Ngoài da, thông tiểu, sát trùng, xổ nhanh. Công nghiệp sản xuất cần anh, Thuốc nổ, clo, xút, gương, răng,… đều cần. Cùng chị nhiệt kế trung thành, 87 Phục vụ khoa học, các ngành y – nông. Đời sống, chẳng phải kể công, Anh - chị có mặt ở trong mọi nhà. “Nguyên tố khởi thủy” – anh mà, “Bản nguyên muôn vật” một thời xứng danh. Mơ kiu rì (Mercury) thực tên anh, Sao anh không khéo, tinh ranh như thần. Để anh cứ mãi chạy vòng Gần em chẳng được, xa thời… hổng ham! Em nào thấu hiểu lòng nam? Bắt anh chờ đến khi anh hóa vàng Biết bao giờ mới thành vàng? Giờ anh gửi tấm lòng vàng trao em. Thủy ngân, hiểu rõ đi em, Gần anh thêm ít, cho em - anh trọn tình. (Bài thơ dựa trên một số tính chất của thủy ngân: - Được gọi là mercury (vị thần Mercury tinh ranh, khôn khéo, tháo vát phù hộ nghề buôn bán). - Kim loại ở thể lỏng duy nhất trong những điều kiện thường (đông đặc ở - 38,90C). - Ngộ độc thủy ngân dẫn đến nổi khùng vô cớ, cáu gắt, co giật, nặng có thể gây tử vong. - Có nhiều ứng dụng: trong y học (HgCl2 có tinh sát trùng, calomen (Hg2Cl2) làm thuốc xổ, mercuzan làm thuốc thông tiểu tiện, thuốc mỡ chữa bệnh ngoài da), trong công nghiệp (sản xuất clo, xút ăn da, gương, trong nghề chữa răng, làm thuốc nổ (thủy ngân fuminat – Hg(ONO)2) đặc biệt là sản xuất nhiệt kế. - Được các nhà giả kim thuật xếp vào hàng “các nguyên tố khởi thủy” và “bản nguyên của muôn vật”. 88 - Mục đích của các nhà giả kim thuật đi tìm “hòn đá màu nhiệm” giúp biến thủy ngân thành vàng. Có thể sử dụng khi dạy bài “Kim loại”, lớp 12). Bài 6: NHỚ CHUYỆN BENZEN Các bạn ơi có nhớ Tính chất tớ: benzen Phản ứng thế thật quen Cả vòng theo quy tắc Nếu ankyl đã sắp Dễ - ortho, para Vòng đã có nitro Thế meta hơi khó Từ halogen hóa, Nitro hóa benzen Nhớ để điều kiện quen Sẽ ra ngay sản phẩm. Riêng về phản ứng cộng, Thường rộng đón hiđrô Benzen cộng với clo Cho ra sáu sáu sáu (C6H6Cl6). Khi nói oxi hóa Mặt nhăn nhó khó coi 89 Thuốc tím, brôm không chơi Cùng oxi cháy đấy. Nhắc bezen là thấy Phản ứng thế thật hay Cộng vào là khó thay Oxi hóa bền chặt. (Bài thơ này dựa trên tính chất hóa học của benzen: - Quy tắc thế vào vòng benzen: Khi vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl, phản ứng thế dễ dàng hơn, ưu tiên ở vị trí ortho, para. Khi vòng benzen có nhóm – NO2, phản ứng thế vào vòng khó hơn và ưu tiên vị trí meta. - Điều kiện thích hợp, benzen dễ phản ứng cộng với halogen và axit HNO3 đặc - Benzen cho phản ứng cộng với hiđro và clo, không cho phản ứng với brom. - Khó bị oxi hóa, cháy hoàn toàn trong không khí. → Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa. Có thể sử dụng khi dạy bài “Kim loại”, lớp 12). Bài 7: CA RAO … DÂN HÓA ™ (Ngỡ) tình em axit đặc, Anh trao bazơ nhiều. Ai ngờ axit loãng, Anh tiếc hoài… lượng dư. (Mượn ý bài ca dao: Anh ngỡ cái giếng sâu 90 Anh nối sợi dây dài Ai ngờ cái giếng cạn Anh tiếc hoài sợi dây Có thể sử dụng khi dạy bài “Axit-bazơ và muối”, lớp 11). ™ Thò tay ngắt sợi dây đồng, Thương axit thiệt, giả đò… “không tham gia”. (Mượn ý câu ca dao: Thò tay ngắt một cọng ngò, Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ Đồng là kim loại yếu không tham gia phản ứng với những axit có gốc không mang tính oxi hóa. Có thể sử dụng khi dạy bài “Axit-bazơ và muối”, lớp 11). ™ Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ, Áo anh màu cũng đỏ, cũng xanh. Về nhà má mới hỏi anh, “Là do hóa chất con văng vô mà”. “Tiến hành không biết”, thật thà, “Thí nghiệm làm ẩu… tiêu tàn… áo con”. (Mượn câu trong bài ca dao: Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ, Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. Giáo dục học sinh cần chuẩn bị tốt kiến thức khi vào phòng thí nghiệm và có kỹ năng làm thí nghiệm an toàn. Có thể sử dụng khi dạy các tiết thực hành). 91 2.2.5.2 Thơ đố về hóa học Bài 1: CÔ BÉ XINH (Tìm các kí hiệu hóa học ẩn trong bài thơ) Cô bé áo dài xinh (Co: Coban, Be: Beri) Chiều đạp xe trên phố (Xe: Xeron) Tà áo nhẹ tung bay (Ta: Tantan) In bóng chiều mơ mộng (In: Indi, Mo:Molipđen) (Gợi ý: giới thiệu trong bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” hoặc “Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất các nguyên tố hóa học”, lớp 10). Bài 2: NHỚ THỜI THƠ ẤU (Tìm các kí hiệu hóa học ẩn trong bài thơ) Nhớ xưa một thời thơ ấu, (Au: vàng) Bà ru câu hát ơ ầu nỉ non. (Ba: Bari, Ru: Ruteni, O: oxi, Ni:Niken) Nhớ mo cau nhỏ cỏn con, (Mo: Molipđen) Ta trèo rẽ lấy cả chùm nụ hoa. (Ta: Tantan, Re: Reni, Ca: Canxi) Cánh cò bay lả, bay la, (Co: Coban, La: Lantan) Ra đồng lúa chín bao lâu sẽ về. (Ra: Rađi, Se: Selen) Nhớ sao mỗi buổi chiều hè, (He: Heli) Nu na nu nống bên hồ cười nô. (Na:Natri, Ho: Honmi, No:Nobeli) Nhớ sao về một giấc mơ, (Mo:Molipđen) Tiên đâu chưa thấy đã tè vào em (Te: Telu) Nhớ anh cu tí đẩy xe, (Cu: Đồng, Ti: Titan, Xe: Xenon) Né lũ gà bé ngã đè vào lu. (Ne: Neon, Lu: Lutexi, Ga: Gali, Be: Beri, Lu: Lutexi) Nhớ con lợn ỉ béo ù, (I: Iôt, U: Urani) 92 Ủn vào luống bí, bị lùa đánh đau. (Bi: Bitmut) Nhớ ôi đến mãi về sau, Một thời thơ ấu ta nào vội quên. (Au: vàng, Ta: Tantan) (Gợi ý: giới thiệu trong bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” hoặc “Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất các nguyên tố hóa học”, lớp 10). Bài 3: CA DAO VÀ HÓA HỌC (Tìm các kí hiệu hóa học ẩn trong bài ca dao) Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. (Ca: Canxi) Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, (No: Nobeli, Ra: Rađi) Em có chồng anh tiếc lắm thay. (Co: Coban) Ba đồng một mớ trầu cay, (Ba: bari, Mo: Molipđen) Sao anh không hỏi những ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng, (Co: Coban) Như chim vào lồng như cá cắn câu. (Ca: Canxi) Cá cắn câu biết đâu mà gỡ? (Ca: Canxi) Chim vào lồng biết thuở nào ra? (Ra: Rađi) (Gợi ý: giới thiệu trong bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” hoặc “Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất các nguyên tố hóa học”, lớp 10). Bài 4: Đố các bạn biết đấy: Tớ, nguyên tố nào đây Nhà tớ ở đâu đây? 93 Chỉ một mình tớ hay. Có đến hai nhà đấy. (Đáp án: Hidro, trong bảng hệ thống tuần hoàn có 2 vị trí là: chu kì 1, nhóm IA và nhóm VIIA. Gợi ý: giới thiệu trong bài “Sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học” hoặc “Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn”, lớp 10). Bài 5: Đố các bạn biết được: Tên của tớ là gì? Chỉ cần nhắc đến tớ Dây tóc đèn mừng vui (Đáp án: W: vonfam, kim loại làm dây tóc bóng đèn Gợi ý: giới thiệu trong bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, lớp 10). Bài 6: Anh bạn tôi chất khí Màu vàng lục, rất độc, Mùi gây xốc người ta Làm hại đường hô hấp. Bạn nào chưa biết tới Khi gặp thì tránh xa (Đáp án: Khí clo Gợi ý: giới thiệu trong bài “Clo”, lớp 10). Bài 7: Đừng tưởng tôi chất khí 94 Thân gầy yếu mỏng manh Khi gặp anh nước nóng Khiến cháy hủy là thường. Bạn nào biết tôi không? Khí gì mà mạnh thế? (Đáp án: Khí Flo Gợi ý: giới thiệu trong bài “Flo-Brom-Iot”, lớp 10). Bài 8: Nhìn qua tưởng a xit Nhưng là khí hẳn hoi, Tính chất đặc biệt thôi Tan rất nhiều trong nước. Bạn nào hay nói trước, Là khí gì vậy ta? (Đáp án: Khí HCl, khí hidroclorua Gợi ý: giới thiệu trong bài “Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua”, lớp 10). Bài 9: Tớ là một axit Oxi hóa rất mạnh Giúp tẩy màu dễ không Có bạn nào biết tớ? (Đáp án: Axit hipoclorơ, là chất oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu Gợi ý: giới thiệu trong bài “Clo”, lớp 10). 95 2.3. Gây hứng thú khi giới thiệu những thông tin mới lạ về hóa học 2.3.1. Khái niệm Theo tác giả Nguyễn Như Ý, thông tin là “tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh” [44, tr.755], mới lạ là “còn rất mới, chưa từng biết đến” [45, tr.1059]. Theo chúng tôi, thông tin mới lạ là những tin tức về các sự kiện mới diễn ra trên thế giới mà chúng ta chưa từng biết đến. Gây hứng thú bằng những thông tin mới lạ về hóa học là sử dụng tin tức về các sự kiện liên quan đến hóa học mới diễn ra trên thế giới mà học sinh chưa biết. Về mặt tâm lý, học sinh hay chú ý, quan tâm đến những thông tin mới. Từ đó, các em hứng thú tìm hiểu để tự bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ. 2.3.2. Đặc điểm Cùng với sự phát triển của nhân loại, hóa học ngày nay cũng không ngừng sáng tạo ra những công trình, sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Từng giây, từng phút, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã nghiên cứu tìm ra những công trình mới lạ về hóa học giúp ích cho con người. Chúng ta luôn thích tìm hiểu những điều mới vì nó đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích, thú vị. Biết thêm những thông tin mới lạ của thế giới xung quanh là nhu cầu không thể thiếu giúp chúng ta tồn tại và phát triển. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn, chúng ta sẽ có cảm giác thích thú, muốn tìm hiểu thêm. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh, các em luôn tìm tòi, thu thập thông tin của thế giới xung quanh để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Khi được cung cấp những thông tin mới lạ, các em sẽ quan tâm và hứng thú tìm hiểu về sự việc đó. Việc giáo viên khai thác, cung cấp những kiến thức mới lạ về hóa học sẽ giúp các em hiểu rõ tầm quan trọng của hóa học đối với đời sống và sản xuất. Ngoài ra, các em cũng thấy được sự say mê, miệt mài nghiên cứu của các nhà hóa học để tạo ra những thành công mới đó. Điều 96 này sẽ giúp các em hiểu thêm ý nghĩa của hóa học trong đời sống, đồng thời khơi dậy trong các em ham thích tìm tòi cái mới, hứng thú với những tri thức liên quan đến hóa học. Gây hứng thú khi giới thiệu những thông tin mới lạ về hóa học làm khơi dậy nhu cầu thích tìm hiểu, khám phá của học sinh. Việc thỏa mãn nhu cầu này của học sinh sẽ giúp nâng cao hiệu quả quá trình dạy học bộ môn hóa. Thật vậy, khi các em biết được một thông tin mới lạ, các em sẽ thích thú và mong muốn tìm hiểu thêm hai, ba và nhiều thông tin mới lạ hơn về sự kiện đó. Và cứ thế, các em sẽ không ngừng tìm tòi giúp tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao. 2.3.3. Cách tìm kiếm và sử dụng Kiến thức về hóa học rất hấp dẫn, lý thú nhưng cũng rất mênh mông, rộng lớn. Để có được những thông tin mới lạ về hóa học, giáo viên phải thường xuyên thu thập trên các báo, đài, internet và trao đổi với các đồng nghiệp. Các thông tin mới lạ rất nhanh bị lạc hậu vì thế giáo viên phải biết cách tìm kiếm, cập nhật thường xuyên. - Với những thông tin trên các báo, đài, giáo viên nên ghi chép cẩn thận, có thể gạch dưới hay tô màu (đối với báo in) những ý chính, những nội dung liên quan đến bài giảng, kiến thức cần đề cập, giới thiệu cho học sinh. Những bài báo, thông tin mới lạ thường được trình bày rất dài nhưng thời gian trên lớp thì hạn chế. Để chủ động khi giới thiệu cho học sinh, giáo viên nên viết lại vắn tắt theo văn phong của mình giúp việc giới thiệu trôi chảy, ít tốn thời gian. - Trong thời đại bùng nổ thông tin này, internet là nguồn tài nguyên, kho kiến thức khổng lồ cho chúng ta tìm kiếm, khai thác. Ngoài ra, internet liên tục được cập nhật vì vậy chúng ta có thể tìm thấy những thông tin mới lạ 97 nhất ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để có được những thông tin cần thiết, có giá trị, người giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Tra cứu một trong những trang web hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin như và (tìm kiếm phổ thông); (tìm kiếm thông tin khoa học). Ngoài ra, chúng ta cũng có tham khảo những trang web khoa học của Việt Nam như: các báo, tạp chí. + Bước 2: Đánh từ khóa cần tìm. Nên lưu ý: khi đánh tiếng Việt cần để chế độ Unicode, nếu cần tìm cả cụm từ thì phải đặt trong dấu ngoặc kép, có thể kết hợp kí hiệu “+” (cộng), “-“ (trừ), “and” (và), “or” (hay), “not” (không), “near” (những trang web có các thành tố của từ khóa nằm gần nhau) để yêu cầu tìm kết hợp nhiều cụm từ trong cùng một trang web. Sau đó nhấn “search”. + Bước 3: Máy tính sẽ hiện lên những trang web có nội dung phù hợp với những từ khóa vừa đề ra. Giáo viên đọc lướt một số ý tóm tắt của những trang web và nhấp chuột vào trang mà chúng ta cảm thấy có những thông tin gần với nội dung đang cần tìm. + Bước 4: khi đọc một bài báo, giáo viên cần để ý xem nguồn cung cấp có đáng tin cậy không, độ chính xác của nội dung như thế nào. Nếu chọn được bài báo vừa ý, giáo viên cần lưu vào máy tính hoặc in ra làm tư liệu cho mình. + Bước 5: Tóm tắt ý chính, trình bày ngắn gọn theo văn phong của mình. Nên chú thích những ý quan trọng theo từng mức độ cần giới thiệu để khi thời gian có nhiều, chúng ta trình bày đầy đủ, trọn vẹn nhưng khi sắp hết giờ, chúng ta cũng chủ động diễn đạt ngắn ngọn, súc tích mà vẫn đủ ý. Khi đã có những thông tin hay, nếu giáo viên sử dụng không hợp lý thì cũng không thể đem lại hiệu quả tốt. Giáo viên cần kết hợp những thông tin 98 mới lạ với nội dung bài giảng để học sinh liên hệ kiến thức bài giảng và thực tế cuộc sống. Ngoài ra, vào thời gian rảnh rỗi cuối tiết học, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh những thông tin mới để các em thấy được sự phát triển không ngừng của hóa học. Với những nội dung có nhiều thông tin hay, hấp dẫn, giáo viên có thể trình bày cho học sinh một thông tin hay nhất. Sau đó, giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh (có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân) tìm kiếm những thông tin khác thuộc nội dung này và yêu cầu các em chọn lọc, trình bày vào một tờ giấy A4 để giờ học sau trao đổi với thầy cô, các bạn. Khi các em có dịp chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn bè, thầy cô trong những buổi xemina, thảo luận nhóm nhỏ sẻ khiến các em ham thích tìm hiểu hơn. Nếu giáo viên kết hợp sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thì có thể truyền đạt đến cho học sinh những kiến thức hay nhất, hấp dẫn nhất. Nếu những thông tin mới lạ này có liên quan đến nội dung bài học thì các em sẽ có sự liên hệ dễ dàng, giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thông tin cho các em qua bản tin, những tờ rơi hay giới thiệu các nguồn kiến thức từ sách, báo, trang web… để các em tự tìm hiểu, khám phá. 2.3.4. Một số thông tin mới lạ về hóa học 2.3.4.1. Những thông tin mới lạ về hóa học tại Việt Nam Ví dụ 1: Công nghệ bảo quản rau, củ, quả tươi đến 30 ngày (Giới thiệu trong bài “Oxi-Ozon”, lớp 10) Không hề dùng đến một loại hóa chất nào mà chỉ sử dụng: ôxy, không khí, nước sôi và... vỏ tôm, cua để bảo quản rau quả tươi. GS.TS. Trần Kim Qui, Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Hóa Sinh Ứng Dụng Thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 3 năm nghiên cứu, thử nghiệm, vừa thành công quy trình 99 công nghệ bảo quản rau quả tươi đến... 30 ngày. Tất cả các loại rau, củ, quả đều có thể giữ tươi trong vòng 1 tháng, mà không làm mất chất dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị của chúng. Quy trình bảo quản rau quả được tiến hành như sau: đầu tiên làm sạch rau quả, khử những vi khuẩn, hóa chất (như dư lượng thuốc trừ sâu) trên rau, củ quả, sau đó chần qua nước sôi và... phun đều dung dịch chitosan (được chiết xuất từ vỏ tôm, cua) và đưa vào phòng lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, nếu rau, củ, quả chỉ giữ ở phòng lạnh không thì vẫn có thể bị héo vì ẩm độ ở phòng lạnh khá thấp, khoảng 60%. Tác giả đã tăng cường thêm ẩm độ để rau, củ, quả tươi lâu, không bị héo. Công đoạn bảo quản này không chỉ giữ tươi mà còn làm cho rau, củ, quả trở nên sạch hơn vì thế rất an toàn khi sử dụng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ này. Trước đây, chúng ta chỉ xuất khẩu rau, củ, quả theo đường hàng không, giá rất cao. Nếu bảo quản rau quả bằng cách này có thể vận chuyển bằng đường biển. Hiện nay, Đà Lạt - Lâm Đồng đang được chuyển giao công nghệ này, phục vụ cho xuất khẩu rau, củ, quả ra nước ngoài. Giá thành để bảo quản rau, củ, quả theo quy trình công nghệ này khá rẻ, khoảng 160 đồng/kg. GS.TS. Trần Kim Qui cho biết, quy trình này cũng phù hợp với các loại rau, củ, quả của các vùng miền trong cả nước. Ví dụ 2: Người Việt Nam đạt giải sáng tạo dụng cụ khoa học (Giới thiệu trong chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, lớp 11) Nhóm nghiên cứu gồm GS. Nguyễn Quý Đạo, GS. Michel Jouan , TS. Edouard Da Silva và TS. Nguyễn Thế Quyền (vừa hoàn thành luận án tiến sĩ Hình 2.10 Máy làm ẩm rau, củ, quả cho việc giữ tươi 100 tại Pháp, hiện là giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh) đạt giải Prix de l’Instrumentation 2007 - Giải thưởng cho sáng chế máy móc, dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90093-LVHH-PPDH003.pdf