“Chí Phèo”là tác phẩm viết về đềtài người nông dân nghèo. Đây là một trong
những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao, đồng thời cũng là một tác phẩm tiêu
biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.
Vềnội dung, tác phẩm phản ánh quá trình tha hóa của một kiếp người nông
dân nghèo khổ, lương thiện, bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát.
Nhân vật điển hình là Chí Phèo, xuất thân là đứa bé bịbỏrơi, được nhiều người cưu
mang nhưng trưởng thành vẫn là một thanh niên lương thiện. Chính mâu thuẫn giai
cấp đã đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa, trởthành công cụnguy hiểm
trong tay giai cấp thống trị, đe doạcuộc sống của người dân làng mình. Đến khi gặp
ThịNở, Chí Phèo thức tỉnh, khao khát trởlại cuộc sống lương thiện, nhưng chính cái
định kiến hà khắc của làng đã từchối Chí Phèo. Chí uất ức, tuyệt vọng rồi tựgiải
thoát cuộc đời mình bằng cách trảthù và tựsát. Qua đó, Nam Cao muốn vạch trần bộ
mặt đen tối của giai cấp thống trịvà thểhiện niềm cảm thông sâu sắc đối với những
người bần cùng, khốn khổ.
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới nội tâm của nhân vật nên đọc diễn cảm càng có ý nghĩa quan trọng trong việc
giúp HS bắt đúng cái giọng, cái tình và đặt được mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của
nhân vật. Chẳng hạn, đối với “Đời thừa”, Nam Cao sử dụng sự kiện tâm lý của nhân
vật Hộ làm yếu tố cơ bản để tạo nên cốt truyện, và tác phẩm cũng được kết cấu theo
diễn biến tâm lý nhân vật. Vì thế, để tạo được những ấn tượng, những rung cảm và
xúc động thẩm mỹ ban đầu cho HS, không thể không bắt đầu bằng đọc diễn cảm
những đoạn văn miêu tả sự giằng xé, âm thầm, đau đớn, dai dẳng về những bi kịch,
những cuộc vật lộn tinh thần ở nhân vật Hộ. Chân dung nhân vật từ đó hiện ra trong
trí tưởng tượng của HS sẽ chân thực và thuyết phục hơn. Ngoài ra, “Đời thừa” cũng
là một trong nhưng tác phẩm tiêu biểu nhất tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật của
Nam Cao. HS không thể tiếp nhận đầy đủ những thông điệp này bằng kể xuôi hay
tóm tắt mà phải bằng BP đọc diễn cảm, để cho tiếng nói của nhà văn trở nên gần gũi
và tạo được không khí giao cảm với HS, đồng thời biến giờ giảng văn thật sự trở
thành một công việc tâm tình, một cuộc trao đổi về vấn đề cuộc sống, về quan điểm
và lí tưởng sống chứ không phải là giờ bàn luận nặng nề về triết lí, về xã hội học.
Hoặc ở tác phẩm “Chí Phèo” cũng vậy, Nam Cao xây dựng nhân vật là những
con người nhỏ bé, khốn khổ và tủi nhục nhưng thế giới nội tâm là một vũ trụ bao la.
BP đọc diễn cảm sẽ giúp HS bước đầu khám phá xúc cảm với những biến thái tinh vi,
những rung động tinh tế trong tâm hồn của nhân vật. Chẳng hạn đoạn văn sau cái
đêm gặp Thị Nở tỉnh dậy, Chí Phèo bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng trò
chuyện của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá; cái ước
mơ xa xưa hiện về; rồi Chí Phèo cảm thấy lo sợ đói rét, ốm đau, sợ tuổi già và cô
độc… Hay đoạn miêu tả diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi nhận bát cháo hành từ tay
Thị Nở và khi bị Thị Nở từ chối cũng vậy. Đọc đúng ngữ điệu sẽ làm bật lên được
những bước ngoặc bất ngờ hoàn toàn phù hợp với lôgíc bên trong của tâm lí và tính
cách nhân vật.
Về nghệ thuật, một trong những thành công độc đáo của Nam Cao là cách sử
dung ngôn ngữ đa âm, phức điệu. Đặc biệt là sự đan xen lời nhân vật và lời người dẫn
truyện. Nếu đọc diễn cảm ngay đoạn đầu của tác phẩm, HS sẽ thấy được khả năng
hóa thân, nhập vai của tác giả vào nhân vật Chí Phèo để suy nghĩ, nói năng bằng
tiếng nói của nhân vật: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn
chửi. Bắt đầu hắn chửi trời, rồi chửi đời, tức mình hắn chửi cả làng Vũ Đại” (Lời
người trần thuật); “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! tức chết đi được!” (Lời nhân
vật); “không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn cho hắn khổ đến nông nổi này?” (Lời
người trần thuật, thuật lại lời của nhân vật). Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa
đọc văn với đọc các tác phẩm khoa học khác. Đọc diễn cảm tác phẩm văn học sẽ giúp
ta không phải chỉ thu nhận hiện thực được phản ánh vào trong tác phẩm mà điều quan
trọng là nắm bắt được cái phần chủ quan của tác giả, cái ý định của tác giả khi phản
ánh. GS Phan Trọng Luận cũng khẳng định: “Nghệ thuật đọc diễn cảm chính là nghệ
thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu
hiện của tác giả, quan hệ giữa chủ quan người đọc và chủ quan tác giả để truyền đạt
được tiếng nói tình cảm của tác giả đến bạn đọc” [36, tr.196].
Khác với “Chí Phèo” và “Đời thừa”, khi đến với “Đôi mắt”, chúng ta nhận
thấy Nam Cao không đi vào miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật mà đặc biệt chú ý
đến dáng điệu, cử chỉ, diện mạo bên ngoài và ngôn ngữ đối thoại. Tuy nhiên, chúng
ta không thể xem nhẹ việc đọc diễn cảm một vài đoạn tiêu biểu về nhân vật Hoàng để
giúp HS dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng được một chân dung xa lạ, sống khép kín,
quay lưng lại với nhân dân, với kháng chiến. Từ đó các em có cơ sở phân tích, nhận
xét, đánh giá đúng đắn về nhân vật này. Mặt khác, sử dụng BP đọc diễn cảm đối với
tác phẩm “Đôi mắt”, chúng ta cũng sẽ làm toát lên được yếu tố tự truyện, một trong
những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho thiên truyện ngắn
này, giúp người đọc dễ dàng nhận thấy vấn đề Nam Cao đề cập không chỉ dành riêng
cho Hoàng và Độ, cho giới văn nghệ sỹ mà còn thể hiện quan niệm, thái độ của chính
mình. Đó là sự đoạn tuyệt dứt khoát với cách sống và quan niệm nghệ thuật xa lạ, sai
lầm của lớp nhà văn cũ, trong đó có tác giả, và bộc lộ sự lựa chọn dứt khoát: hoà
nhập vào cuộc kháng chiến của nhân dân, của dân tộc.
Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ là công việc mở đầu cho một tiết học, càng
không phải chỉ để rèn luyện kỹ năng cho HS, để tạo không khí cho bài học hay tạo
một ấn tượng hoàn chỉnh về bài văn mà chủ yếu là làm xuất hiện năng lực tưởng
tượng, giúp HS cảm thụ đúng tác phẩm. BP này cần được tiến hành song song suốt
quá trình giảng văn, để giúp cho việc dạy và học văn phù hợp với đặc trưng của bộ
môn và tâm lí nhận thức của HS.
2.3.2. Biện pháp so sánh trong phân tích văn học
So sánh đối chiếu trong phân tích văn học là một khuynh hướng, một trào lưu
nghiên cứu văn học ở nhiều nơi trên thế giới. Trong nghiên cứu và phê bình văn học,
so sánh được sử dụng một cách khá rộng rãi và có hiệu lực thật sự. Khi đọc Hoài
Thanh, chúng ta dễ nhận thấy so sánh được ông sử dụng một cách tài tình và linh
hoạt. Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Chế Lan Viên… trong những bài phân tích văn
học của mình cũng nhờ so sánh để chỉ ra vẻ đẹp độc đáo của bài văn, bài thơ. Trong
giảng dạy văn học cũng vậy, so sánh là một BP rất hiệu quả và phổ biến để giúp HS
hiểu sâu hơn, chính xác hơn những nét về nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc
nghệ thuật của tác phẩm văn chương. So sánh trong phân tích văn học rất đa dạng và
phong phú, bởi vì giới hạn so sánh dựa vào cơ cấu nội tại của tác phẩm và những mối
liên hệ hữu cơ vốn có của nó với cuộc sống sản sinh và nuôi dưỡng nó. Tuy nhiên,
khả năng và giới hạn so sánh không chấp nhận trường hợp lạm dụng tùy tiện, chủ
quan mà đòi hỏi phải được xác định trên nguyên tắc chặt chẽ và có cơ sở khoa học
xác đáng.
Chẳng hạn, khi phân tích nhân vật Chí Phèo, muốn làm rõ ý nghĩa điển hình
tha hóa của nhân vật này, không có BP nào hiệu quả hơn việc so sánh Chí Phèo với
Chi Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và anh Pha (trong “Bước đường cùng” của
Nguyễn Công Hoan). Cơ sở để đi vào lựa chọn, so sánh là cả ba tác phẩm này đều có
sự gần gũi về loại hình tác phẩm, về đề tài và thời điểm sáng tác, đồng thời những
nhân vật này cũng có hoàn cảnh gần giống nhau. Tuy nhiên, chị Dậu và anh Pha đều
được tác giả miêu tả bằng ngòi bút lý tưởng hóa, không mang tính điển hình tha hóa
như nhân vật Chí Phèo. Bên cạnh đó, BP so sánh này còn giúp HS thấy rõ phương
thức trần thuật rất sáng tạo và mang tính đặc trưng riêng của Nam Cao. Nếu như lối
trần thuật của Ngô Tất Tố nghiêm túc, tỉnh táo “nhìn trước ngó sau”, lối trần thuật
của Nguyễn Công Hoan đầy hóm hỉnh, tinh quái thì Nam Cao có lối kể dửng dưng,
lạnh lùng, chua chát đến tàn nhẫn. Người đọc không sao quên được “cái mặt ngang
dọc như mặt thớt” của Chí Phèo, cái mặt xấu đến “ma chê quỷ hờn” của Thị Nở, và
“người ta tránh Thị Nở như tránh một con vật nào rất tởm”… Cứ thế, Nam Cao thản
nhiên, lạnh lùng đến mức có lúc bị quy là miệt thị con người, nhưng xét đến cùng tất
cả đều biểu thị cao độ bản lĩnh khách quan trong lối trần thuật của ông.
So sánh những sáng tác cùng đề tài trong những thời điểm khác nhau của cùng
một tác giả sẽ giúp ta làm nổi rõ sự chuyển biến hay phát triển trong quan niệm sáng
tác cũng như thế giới quan của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Chẳng hạn “Đời
thừa” cũng rất gần gũi với một số sáng tác khác của Nam Cao về đề tài, giọng điệu,
tư tưởng (Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn…). Trong dạy học, GV cần sử dụng BP
so sánh để giúp HS mở rộng phạm vi ngoài tác phẩm, nhằm khái quát được bức
tranh chung về cuộc sống của người tiểu tư sản nghèo trước Cách mạng tháng Tám.
Từ đó, các em hiểu sâu sắc hơn, cảm thông hơn với bi kịch tinh thần nhức nhối, dai
dẳng mà nhân vật Hộ và những văn sỹ nghèo lúc bấy giờ phải gánh chịu. Chẳng hạn,
nếu như với Hộ, “nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm
nữa” thì nhân vật Điền trong “Trăng sáng” cũng “sẵn lòng từ chối một việc làm kiếm
nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiểm được năm đồng bạc về nghề văn”. Với
Hộ thì “còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị
đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ
mệt”, thì ở “Sống mòn”, tiếng kêu đó lại cất lên một cách thống thiết: “Đau đớn thay
những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng bị áo cơm ghì sát đất!”. Thứ đau
một nỗi đau chung với Hộ, vì cuộc đời bắt họ phải sống “cái lối sống quá ư loài vật,
chẳng biết một việc gì ngoài cái việc đổ thức ăn vào dạ dày!”…
Ngoài việc tìm ra những diểm chung trong nghệ thuật miêu tả bi kich tinh thần
của những trí thức nghèo, BP so sánh còn giúp HS thấy được nét riêng trong bi kịch
của Hộ. Nam Cao đã để cho nhân vật này đứng trước một bi kịch, một sự lựa chọn
hết sức khó khăn và phức tạp so với sự lựa chọn của Điền trong “Trăng sáng”. Nếu
sự lựa chọn ở Điền là sự lựa chọn giữa hai con đường nghệ thuật: lãng mạn thoát ly
hay hiện thực nhân đạo; và sự lựa chọn giữa hai lối sống: hưởng lạc, phù phiếm, chạy
theo người đàn bà khác hay trở về cuộc sống lam lũ với vợ con, thì sự lựa chọn của
Hộ lại khó khăn phức tạp hơn gấp nhiều lần: sự nghiệp văn chương và tình thương, lẽ
sống.
Riêng tác phẩm “Đôi mắt”, sử dụng BP so sánh trong dạy học là một yêu cầu
tất yếu. Bởi ngay trong tác phẩm, Nam Cao đã xây dựng Hoàng và Độ là hai nhân vật
có sự đối lập nhau hoàn toàn. Khi phân tích nhân vật này ta phải đặt trong mối quan
hệ với nhân vật kia, và ngược lại, có như vậy ta mới giúp cho HS không chỉ hiểu
được tác phẩm mà còn khơi sâu được giá trị khái quát của hình tượng nhân vật hay ý
nghĩa tiêu biểu của tư tưởng trong tác phẩm. Nói một cách cụ thể, phân tích đôi mắt
của Hoàng đã hàm chứa việc phân tích đôi mắt của Độ, và đôi mắt này thể hiện ra
dáng điệu bên ngoài, nếp sống và cả ngôn ngữ đối thoại của họ. Nam Cao xây dựng
Hoàng và Độ bổ sung cho nhau để làm rõ luận đề: cách nhìn quần chúng và cuộc
kháng chiến khác nhau của những nghệ sỹ có quan điểm và lập trường khác nhau.
Mặt khác, nếu cần thiết, GV nên cho HS so sánh đối chiếu sự khác nhau trong cách
lựa chọn chất liệu để xây dựng nhân vật của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng
Tám để các em thấy rõ những chuyển biến về tư tưởng, về bút pháp nghệ thuật và tài
năng ở nhiều lĩnh vực của nhà văn: Những năm trước Cách mạng, Nam Cao là một
cây bút xuất sắc chuyên mổ xẻ những tâm trạng thầm kín và hết sức phức tạp của
nhân vật ( Lão Hạc, Trăng sáng, Đời thừa, Chí Phèo…); Nhưng sau Cách mạng, cụ
thể là ngay trong tác phẩm “Đôi mắt”, nhà văn chỉ tập trung vào ngoại hình, cách
sống và ngôn ngữ đối thoại nhưng vẫn tạo được ấn tượng hết sức hoàn chỉnh về nhân
vật.
Như vậy, có thể thấy so sánh là một trong những BP rất cần thiết trong phân
tích và dạy học tác phẩm của Nam Cao. So sánh đúng chỗ, đúng lúc, đúng phạm vi sẽ
giúp cho thế giới thẫm mỹ của HS không những được phát triển tự nhiên và phong
phú, mà bản thân việc phân tích tác phẩm cũng được thuận lợi hơn, sâu sắc hơn.
2.3.3. Biện pháp nêu vấn đề
Nêu vấn đề là BP sử dụng câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái
chưa biết) để tạo được tình huống có vấn đề nhằm kích thích được tính tích cực, chủ
động và thúc đẩy tư duy sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học của HS. Ngày nay,
dạy học nêu vấn đề đã được nhiều người thừa nhận là BP có khả năng phát triển trí
tuệ một cách có hiệu lực và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong Iĩnh vực dạy
học văn nói riêng và dạy học các môn khoa học nói chung.
Khác với câu hỏi phát hiện, câu hỏi tổng hợp kiến thức, câu hỏi so sánh và kiểu
câu hỏi nhằm tập trung sự chú ý của HS, câu hỏi nêu vấn đề không nhằm mục đích tái
hiện những kiến thức có sẵn mà đòi hỏi HS vận dụng sáng tạo những kiến thức có sẵn
để giải quyết một tình huống mới. Đây là cách chiếm lĩnh tri thức chỉ có thể có khi sử
dụng câu hỏi nêu vấn đề. Bởi vì loại câu hỏi này nhằm đạt đến kiến thức mới chưa có
trong nhận thức của HS. Kiến thức mới này không phải là kết quả của một vài cách
thức chiếm lĩnh quen thuộc mà phải bằng sự tổng hợp của nhiều BP tái hiện, tổng hợp
và suy luận. Chẳng hạn, ta có thể giúp HS nắm bắt tư tưởng chủ đạo của Nam Cao
qua nhan đề của tác phẩm bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề: Tại sao tác giả không
giữ tên của tác phẩm là “Cái lò gạch cũ” hay “Đôi lứa xứng đôi” mà lại đổi thành
“Chí Phèo”?. Để giải đáp câu hỏi này, HS phải hiểu được ý nghĩa của từng nhan đề
và xoáy vào cốt truyện để xác định “Chí Phèo” là nhan đề phù hợp nhất với nội dung
và tư tuởng của tác phẩm. Nếu thay câu hỏi này bằng câu hỏi tái hiện kiến thức: Em
hãy cho biết nhan đề “Chí Phèo” có ý nghĩa như thế nào? thì rõ ràng HS không
những không có sự so sánh, lựa chọn và mở rộng, đào sâu kiến thức mà ngược lại dễ
rơi vào hoạt động tái hiện, rời rạc, thiếu những ý tưởng mang tính tư duy, sáng tạo.
Tương tự như vậy, để dẫn dắt HS tìm hiểu bi kịch của Chí Phèo và ngòi bút
nhân đạo của Nam Cao trong việc xây dựng ngoại hình và tính cách nhân vật, GV có
thể đặt câu hỏi: Tại sao Nam Cao lại để cho Thị Nở, một người đàn bà xấu xí, nhếch
nhác đến tuyệt vọng, lại là người thức tỉnh Chí Phèo?. Câu hỏi này một mặt giúp học
sinh thấy được chủ định của Nam Cao khi xây dựng một Thị Nở xấu đến “ma chê quỷ
hờn”, mặt khác thấy được bi kịch nặng nề của Chí Phèo: Thị Nở càng xấu bao nhiêu,
bi kịch của Chí Phèo càng nặng nề bấy nhiêu. Nhưng trong tất cả những con người ở
làng Vũ Đại mà Nam Cao đề cập trong tác phẩm thì chỉ có duy nhất Thị Nở không xa
lánh và đối xử tốt với Chí Phèo. Như vậy HS sẽ thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc
của Nam Cao trong việc nhìn nhận, đánh giá con người. Không chỉ thế, đặt câu hỏi
nêu ra tình huống của nhân vật còn là một hình thức định hướng để HS nắm bắt vai
trò, tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống và bước đầu tháo gỡ những vướng mắc
trong nhận thức của các em. Hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và
cuối tác phẩm “Chí Phèo” không phải là chuyện tình cờ mà là một hình thức nghệ
thuật ngầm nói lên cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát của người nông dân lao động.
GV có thể ra câu hỏi: “Mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo” là hình ảnh “cái lò gạch cũ
bỏ hoang”, kết thúc tác phẩm lại tái hiện hình ảnh đó. Vậy theo em, hình ảnh được
lặp lại có ý nghĩa gì?”. Câu hỏi này nhằm mục đích định hướng tiếp nhận cho HS,
giúp học sinh phát hiện nghệ thuật “lặp chi tiết”, đặc biệt là tính hiệu quả của nó. Với
sự định hướng của GV và những nổ lực tìm kiếm của HS, các em sẽ hiểu được hình
ảnh “cái lò gạch cũ bỏ hoang” được tái hiện ở cuối tác phẩm góp phần chứng minh
cho một quy luật nghiệt ngã: “chừng nào còn chế độ áp bức bất công, chừng ấy còn
tồn tại hiện tượng Chí Phèo, còn những người nông dân bị tha hóa, biến chất” (
Nguyễn Đăng Mạnh ). Hiểu được hình thức nghệ thuật này cũng là lúc HS sáng tỏ
dần tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ngoài ra, đặt câu hỏi còn là một hình thức để HS
tự tìm tòi phát hiện, do đó giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động và tư
duy sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận văn học nghệ thuật. Quá trình HS tự tìm tòi
còn được thừa nhận là quá trình hình thành kỹ năng và kinh nghiệm nắm bắt các hình
thức nghệ thuật mang nội dung tư tưởng của tác phẩm.
“Đời thừa” là một tác phẩm chứa đựng nhiều tình huống có vấn đề, hàm chứa
ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, bản thân hầu hết HS còn hạn chế về trình độ
nhận thức nên chưa tinh tế, nhạy bén trong cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, đồng thời
chưa có thói quen tìm tòi khám phá những hình thức nghệ thuật mới. Vì thế, các em
chưa phát hiện được tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống lạ, và không phát hiện
được ý đồ nghệ thuật của Nam Cao khi đặt Hộ vào tình huống phải làm ngược lại
những điều mình yêu thích. Để làm rõ thắc mắc của HS qua những tình huống “trớ
trêu”, “vô lí” của nhân vật Hộ, GV có thể nêu vấn đề cho các em thảo luận: Mang
những hoài bão , những quan niệm cao đẹp về sự nghiệp văn chương, lẽ ra Hộ phải
trở thành một nhà văn chân chính, nhưng sao anh lại rơi vào bi kịch? Và tại sao là
một nhà văn mang lý tưởng thấm đẫm chất nhân đạo, lại quan niệm đúng đắn về tình
thương như Hộ lại rơi vào bi kịch của tình thương? Những câu hỏi này sẽ kích thích
tâm lí ham hiểu biết của HS, thôi thúc các em tích cực tìm kiếm tri thức trong và
ngoài tác phẩm để phát hiện nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm vào nhân cách và lý
tưởng sự nghiệp, điều mà Hộ từng ấp ủ, tôn thờ.
Bằng hình thức tự tìm kiếm và trên cơ sở dẫn dắt của GV, HS sẽ dễ dàng tìm
thấy ý đồ của Nam Cao hay tư tưởng chủ đề của truyện ngắn mà nhà văn ngầm giấu
trong tình huống. Trruyện ngắn “Đôi mắt” là một trong những sáng tác có nhiều chi
tiết để GV nêu vấn đề cho HS tìm tòi, phát hiện và bộc lộ những cảm xúc, những suy
nghĩ của mình. Chẳng hạn, để giúp các em tìm hiểu mục đích sáng tác của Nam Cao
qua nhan đề “Đôi mắt”, GV có thể hỏi: Tại sao tác giả lại đổi nhan đề của tác phẩm
từ “Tiên sư thằng tào tháo” thành “Đôi mắt”? Muốn tham gia trả lời câu hỏi này, HS
phải hiểu rõ quan điểm nghệ thuật, mục đích xây dựng nhân vật của Nam Cao, đồng
thời hiểu được nội dung ý nghĩa cụ thể của từng nhan đề. Đó chính là cơ sở giúp các
em đi đúng hướng trong quá trình phân tích, chỉ ra đúng ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Đi vào quy trình phân tích nhận vật Hoàng và Độ, GV nên giảm bớt những câu hỏi
như: Nam Cao miêu tả ngoại hình và cách sống của Hoàng như thế nào? Qua những
nét ngoại hình đó, em hiểu gì về tính cách của nhân vật này? Độ đối lập với Hoàng
ra sao?... Bởi vì đó chỉ là những câu hỏi để phát hiện, để tổng hợp kiến thức hoặc so
sánh nhân vật này với nhận vật kia… mà tất cả đều trên cơ sở có sẵn. Tất nhiên, câu
hỏi nêu vấn đề chỉ có thể xây dựng trên nền tảng của những loại câu hỏi này, nhưng
nếu lạm dụng chúng thì không thể phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, đôi khi
còn làm cho giờ học thêm nhàm chán, nặng nề. Cho nên ta có thể thay vào đó bằng
những câu hỏi: “Từ đầu đến cuối tác phẩm, Nam Cao xây dựng những nét tiêu cực,
đáng trách của Hoàng nhằm mục đích làm rõ ý tưởng sáng tác gì?” Hoặc nêu vấn đề
về ý nghĩa của tác phẩm: “Vì sao Tô Hoài coi “Đôi mắt” là một tuyên ngôn nghệ
thuật của thế hệ nhà văn cùng lứa với Nam Cao trong những ngày đầu kháng chiến
chống Pháp?”…
Qua những ví dụ trên, ta thấy câu hỏi nêu vấn đề có thể gây khó khăn cho HS
yếu kém. Khả năng là các em không thể tìm được câu trả lời, hoặc không mạnh dạn,
tự tin để trình bày những suy nghĩ không chắc chắn của mình. Vì thế, đối với loại câu
hỏi này, GV cân đối thời gian để tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm. Hình thức
này tuy khá mới mẻ nhưng gần đây đã được các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm
khẳng định tính tích cực của nó và phổ biến rộng rãi trong dạy học ở trường THPT.
Một trong những ưu điểm nổi bật của hình thức thảo luận nhóm là giúp HS được tự
do, mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ của mình với các bạn và tự tin hơn khi trình
bày trước lớp. Do vậy, có thể thấy trong quá trình HS thảo luận, nếu GV lựa chọn
đúng vấn đề trọng tâm, xây dựng tốt tình huống và có biện pháp gợi mở, điều chỉnh
thích hợp hướng khám phá của HS thì chính những câu hỏi này sẽ là một sự lôi cuốn,
gợi hứng thú theo dõi liên tục cho các em.
Như vậy, ứng dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học truyện ngắn của Nam Cao
là một trong những BP vừa phù hợp với đặc trưng thể loại vừa phát huy được tính
chủ động, tích cực học tập của HS. Câu hỏi nêu vấn đề vừa là phương tiện để GV tổ
chức các tình huống học tập, vừa có khả năng định hướng, dẫn dắt các em tìm tòi,
khám phá các BP nghệ thuật cũng như nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Câu
hỏi này còn tạo ra tình huống để kích thích tính tích cực, năng lực độc lập suy nghĩ
của HS, đồng thời tạo cho các em những kỹ năng cần thiết để trên cơ sở kinh nghiệm
đã có, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tìm kiếm ở những tác phẩm tương tự. Do đó,
có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và PP
dạy học hiện nay.
2.3.4. Biện pháp gợi mở
Gợi mở là BP “Dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện, phân tích và
đánh giá từng bộ phận của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi dựa vào những vấn đề
then chốt về nội dung và nghệ thuật. Gợi mở hỗ trợ cho phương pháp đọc sáng tạo và
cũng phù hợp với biện pháp nêu vấn đề và phát triển tư duy cho học sinh, giúp các
em mở rộng, đào sâu hoạt động nhận thức, thật sự động não để phân tích, bình giá
các hiện tượng khoa học” [35, 94]. Trong đà cải tiến PP dạy học hiện nay, nhiều
người đều nhất trí rằng biện pháp này có nhiều ưu thế đáp ứng yêu cầu phát triển tư
duy của HS. Bằng con đường đàm thoại, gợi mở, GV sẽ tạo cho lớp học một không
khí tự do suy nghĩ, tự do phát biểu trực tiếp ý kiến và bộc lộ khả năng cảm thụ của
mình. Chính vì thế BP này giúp ta cải thiện được thói quen diễn giảng, tạo điều kiện
cho hoạt động song phương giữa thầy và trò để từng bước đi vào tác phẩm.
Khi giảng truyện “Chí Phèo”, nếu GV dùng một hệ thống câu hỏi lôgíc, có khả
năng gợi vấn đề, gợi cảm xúc sẽ giúp HS thấy rõ quá trình bi thảm của kiếp người
nông dân nghèo khổ, bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi và phải kết thúc cuộc đời
mình bằng cách tự sát. Qua đó, các em sẽ thấy được ý nghĩa tố cáo xã hội thực dân
nửa phong kiến và bọn cường hào địa chủ nông thôn lúc bấy giờ. Trong hệ thống câu
hỏi ấy cần có sự dẫn dắt khéo léo để tập trung làm nổi bật quá trình tha hóa và sự
phát triển tâm lý của nhân vật Chí Phèo. Bởi vì bản chất lúc đầu của Chí là một nông
dân lương thiện, nhưng kết thúc phải tự sát vì không được làm một người lương
thiện. Chẳng hạn: Bản chất của Chí Phèo là một con người như thế nào? Nguyên
nhân nào Chí Phèo bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát? Động cơ
nào đã thức tỉnh Chí Phèo? Vì sao Chí Phèo phải giết Bá Kiến và tự sát?... Quá trình
này cần sự gợi mở, định hướng của GV để HS dần dần tìm ra nguyên nhân, khám phá
ra cái qui luật khắc nghiệt của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám.
Đối với tác phẩm “Đời thừa” cũng vậy, hệ thống câu hỏi tập trung vào đặc sắc
nội dung và nghệ thuật. Từng câu hỏi nhằm làm cho HS nắm chắc bài văn, thấu hiểu
tiếng nói của nhà văn. Cụ thể, ở từng nội dung nên có những câu hỏi dẫn dắt HS tìm
tòi để thấy rõ Hộ là một nhà văn có những ước mơ, hoài bão chân chính nhưng lại rơi
vào những bi kịch tinh thần đau đớn, mà nguyên nhân sâu xa của những bi kịch này
chính là xã hội trì trệ, lạc hậu, không đảm bảo được đời sống vật chất của nhà văn,
không nuôi dưỡng và tạo điều kiện để chắp cánh cho ước mơ, cho lí tưởng của họ.
Bên cạnh đó, GV sẽ định hướng cho HS chủ yếu đi sâu vào diễn biến nội tâm bộc lộ
qua những xung đột, giằng xé trong lòng nhân vật. Hệ thống câu hỏi gợi mở đảm bảo
tính chính xác, rõ ràng, khơi gợi cảm xúc sẽ làm cho không khí giờ học mang tính
chất trao đổi thân mật, tâm tình, giúp HS tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của
mình, từ đó dễ cảm thông hơn với số phận của nhân vật. Ví dụ: Hộ có những suy
nghĩ, những quan niệm như thế nào về tình thương? Những suy nghĩ, những quan
niệm đó được biểu hiện cụ thể bằng những hành động nào? Tại sao là một nhà văn
mang lí tưởng thấm đẫm chất nhân đạo, lại quan niệm đúng đắn về tình thương như
Hộ lại bị rơi vào bi kịch của tình thương?...
Khác với hai tác phẩm trên, khi sáng tác “Đôi mắt”, Nam Cao không đi sâu vào
thế giới nội tâm nhân vật mà chủ yếu tập trung miêu tả ngoại hình và ngôn ngữ đối
thoại để làm toát lên tính cách của nhân vật. Vì thế, khi dẫn dắt HS tìm hiểu tác phẩm
này, GV có thể để các em từng bước khám phá ra hàng loạt chi tiết có liên quan đến
nhân vật, từ đó nêu những nhận xét trực tiếp về đối tượng. Cụ thể: Bằng những chi
tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Hoàng, Nam Cao giúp ta đánh giá gì về nhân
vật này? Em có nhận xét gì về cách sống của nhân vật Hoàng? Ngôn ngữ và giọng
điệu giao tiếp của Hoàng cho em đánh giá gì về quan điểm, về cách nhìn của nhân
vật này đối với kháng chiến và những người trực tiếp tham gia kháng chiến?... Tiếp
theo, để làm nổi bật quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, ta cần có những câu hỏi
giúp HS chỉ ra được những nét đối lập trong quan điểm, cách nhìn của Hoàng và Độ:
Em hãy cho biết cách sống, cách nhìn của Độ có gì khác với Hoàng? Xây dựng
những nhân vật này, Nam Cao nhằm phản ứng, ký thác những suy nghĩ gì? Qua đó,
các em sẽ hiểu rõ lí do vì sao Tô Hoài coi tác phẩm này là tuyên ngôn nghệ thuật của
một thế hệ nhà văn cùng lứa với Nam Cao trong những ngày đầu kháng chiến chống
Pháp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH005.pdf