Luận văn Những biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long

 

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VẤN ĐỀ TÂM LÝ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH TÂM LÝ NGƯỜI NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4

1.1. Tâm lý nông dân 4

1.2. Cơ sở hình thành tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 11

Chương 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN TÂM LÝ NGƯỜI NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 30

2.1. Tinh thần yêu nước 32

2.2. Tình cảm giữa con người trong cộng đồng 36

2.3. Tinh thần trong lao động 40

2.4. Lối sống 46

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHẮC PHỤC BIỂU HIỆN TÂM LÝ TIÊU CỰC CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 51

3.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa 51

3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo 60

3.3. Xây dựng đời sống văn hóa - xã hội mới 66

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó. Đồng bằng sông Cửu Long như đã nêu trên, đây là vùng đất mới được khai phá từ thế kỷ XVII, phần lớn nông dân người Việt ở đây đều có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung vào khai thiên, lập địa. Nhìn chung lúc mới tới khai hoang, phong tục tập quán, thói quen, đều giữ như ở quê hương bản quán. Dần dần, do cách sản xuất thay đổi dẫn đến tâm lý, tình cảm có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt mới. Nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long ta thấy vừa có biểu hiện tâm lý phổ biến, vừa có biểu hiện tâm lý đặc thù. Theo chúng tôi, tính phổ biến của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ nền tảng của sản xuất nhỏ. Nền sản xuất dựa trên sở hữu nhỏ của người nông dân. Sản xuất nhỏ là cơ sở hình thành tâm lý nông dân nói chung, trong đó có tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Theo quan niệm của Mác, Ăng ghen, Lênin về sản xuất nhỏ như đã nêu ở chương 1, chúng ta có thể khái quát nên một số đặc điểm chung của sản xuất nhỏ dưới đây: 1- Mục đích của nền sản xuất nhỏ không phải là để tạo ra những giá trị mà là để duy trì sự tồn tại của người sở hữu cá thể và gia đình họ. 2- Sản xuất nhỏ là nền sản xuất thủ công, kỹ thuật thô sơ, tiến triển chậm chạp. 3- Sự phân công lao động hình thành một cách tự phát, được áp dụng theo truyền thống, có tính chất tự nhiên. 4- Lao động cá thể chiếm ưu thế, sự phân công hợp tác chưa phải là tất yếu. 5- Sản xuất tiến hành theo những phương pháp kinh nghiệm, mang tính chất phân tán, khép kín, biệt lập. 6- Quan hệ xã hội mang tính chất tự nhiên... Những điểm trên là những đặc điểm khái quát của nền sản xuất nhỏ nói chung. Trong điều kiện của nền sản xuất nhỏ đó, con người muốn tồn tại phải “một nắng, hai sương” thực sự vật lộn với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Quá trình đó một mặt đã làm nảy sinh những tình cảm, tâm lý truyền thống tốt đẹp của người nông dân (như gắn bó với quê hương đất nước, tình yêu thương đất nước, yêu thương con người, yêu lao động...) những mặt khác, từ nền sản xuất nhỏ đã làm nảy sinh những thói quen nếp nghĩ, tính cách tiêu cực làm cản trở quá trình xây dựng xã hội mới. Như vậy, tính phổ biến của nông dân do sản xuất nhỏ quy định; còn tính đặc thù phụ thuộc vào điều kiện địa lý, phương thức canh tác của họ. ở Việt Nam, mỗi vùng đều có tâm lý chung nhưng lại có một số đặc điểm đặc thù. Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất mới gồm 12 tỉnh với trên dưới 2 triệu hộ nông dân; do những yếu tố tác động như đã phân tích ở trên, nên tâm lý người nông dân có nhiều điểm đặc thù. Biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân nơi đây chủ yếu do điều kiện địa lý và phương thức canh tác trong quá trình sản xuất quy định. 2.1. Tinh thần yêu nước Nông dân đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nông dân ở các vùng trong nước; đều có tinh thần yêu nước nồng nàn. Tư tưởng yêu nước là dòng tư tưởng và tình cảm bao trùm, chi phối toàn bộ đời sống, tâm lý của người nông dân Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải dựa vào nông dân. Khi còn sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nông dân là một lực lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân; Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân" {21, tr 4]. Lòng yêu nước là yêu quê hương giàu đẹp, yêu nền văn hóa độc đáo, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những phong vị riêng trong cách ăn ở, vui chơi. Tinh thần yêu nước của mỗi người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vừa có biểu hiện chung vừa có những biểu hiện đặc thù. Đó là lòng yêu nước mãnh liệt và được phát huy thường xuyên, liên tục từ buổi đầu khai phá tới nay. Đồng chí Lê Duẩn nói: “Lòng yêu nước mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và bền bỉ nhất là lòng yêu nước của nông dân” [6; tr 30]. Người nông dân ở đây sớm có truyền thống yêu nước là vì họ sống ở vùng đất thiên nhiên vừa ưu đãi lại vừa khắc nghiệt. Mặt khác họ phải sống cuộc đời tối tăm trước sự áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân, đế quốc. Lòng yêu nước đã giúp họ nổi dậy chiến đấu chống quân thù, chống sự áp bức về chính trị, chống lại những trật tự lễ giáo phong kiến, bóc lột, hạ thấp con người. Yêu nước tha thiết, họ không chịu khuất phục trước kẻ thù, quyết bám quê hương đánh giặc, yêu nước đã giúp họ có tinh thần quyết tâm cao, sẵn sàng hiến dâng tất cả, kể cả tài sản tính mạng cho Tổ quốc khi cần thiết. Họ có thể từ bỏ gia sản, tự đốt phá nhà cửa của mình để khỏi lọt vào tay giặc, yêu nước là động lực thúc đẩy giúp họ chịu đựng gian khổ trong sản xuất và đấu tranh chống quân thù. Lòng yêu nước của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long thể hiện ở tư tưởng “thà chết đứng chứ không chịu sống quỳ, không chịu làm nô lệ”, họ chiến đấu quên mình cho quê hương đất nước. Những tinh thần ấy được ghi lại trong sử sách, trong văn học, lưu truyền từ trước tới nay. Từ ấp xã ở đâu cũng có di tích nhắc lại những cuộc chiến đấu đầy oanh liệt để bảo vệ quê hương xứ sở của mình. Quả thật yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên phổ biến của người nông dân Việt Nam nói chung. Chim luyến tổ, cá quen đồng, ai mà không yêu quê hương, yêu quê cha đất Tổ. Tuy vậy, tình cảm yêu nước của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện với tính cách riêng của họ. Đó là tấm lòng chất phác, cương trực giản dị. Văn thơ yêu nước thời chống Pháp xâm lược ở vùng này đã nêu rõ đức tính đó: “Giặc Sài Gòn đánh xuống Binh ngoài Huế không vô Anh biểu em đừng đợi đừng chờ Để anh đi lấy đầu thằng mọi trắng mà tế cờ nghĩa quân” [33; tr 45]. Sau khi Phan Thanh Giản và Lâm Huy Hiệp được vua Tự Đức hạ lệnh cho ký hiệp ước (1862) dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho địch, căm thù "bọn quỷ trắng” chiếm đất đai, phá làng mạc, sát hại đồng bào, không hẹn nhau mà ở nơi nơi, các sĩ phu yêu nước đoàn kết với nông dân nổi dậy chống quân cướp nước, trừng trị bọn tay sai của chúng. Tiêu biểu nhất là phong trào do Trương Công Định đứng đầu. Tiếp đó hàng loạt phong trào chống Pháp cùng một lúc nổ ra ở các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là phong trào của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, phong trào của Phan Văn Đạt ở Long An; phong trào do Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho, phong trào do Đốc Đinh Kiều ở Đồng Tháp, phong trào do Trường Quyền ở Tây Ninh. Chủ nghĩa yêu nước phát triển cao làm xuất hiện chủ nghĩa anh hùng của người nông dân vùng đất mới. Họ là những người có hành động dũng cảm không sợ khó khăn gian khổ, không sợ chết, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ đem lại lợi ích cho nhân dân, bảo vệ được chính nghĩa. Trước một đế quốc có vũ khí hiện đại, mặc cho triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhưng dũng khí của nghĩa quân do Trương Công Định lãnh đạo vẫn anh dũng xông lên giết giặc, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. Thủ khoa Huân người con anh hùng của đất Mỹ Tho, Tiền Giang đã chiến đấu vô cùng anh dũng, không may bị rơi vào tay giặc. Trong giờ phút mỏng manh, gươm kề tận cổ, súng kề tận tai, trên mui thuyền ông vẫn ung dung làm thơ, tỏ rõ ý chí và tâm trạng với đồng bào qua cái gông mà giặc Pháp tròng lên cổ mình. ... “Hai bên thiên hạ thấy hay không ? Một gánh cung thường há phải gông. Đến địa điểm xử tử, không để cho giặc chém đầu, thủ khoa Huân đã cắn lưỡi tự tử. ... Chí quyết chết, cho tan đởm giặc Lẽ đâu sống để đứt đầu ông [38; tr 56]. Hai câu thơ nói lên tinh thần dũng cảm chí anh hùng của một người lãnh đạo xuất thân từ nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Dưới áp bức của phong kiến thực dân, mặc dù đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nhưng cũng không giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Trong xã hội có áp bức giai cấp, dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc, “kẻ ăn không hết, người lần không ra” phải bỏ thôn ấp đi tìm con đường sống khác. Một trong những biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lúc này là họ thường mang trong mình tính mạo hiểm. Khi bất mãn với hiện thực khách quan lên tới cao độ, thì hành động anh hùng mang tính chất bột phát, liều lĩnh, ngang tàng manh động, họ dám bất chấp tất cả. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hình ảnh ông Tám vườn trầu cho ta thấy điển hình về ý chí của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Ông Tám khi bị Mỹ ngụy cướp đất, đã xông tới cầm dao cắm xuống mảnh đất của mình và nói: Thằng nào có giỏi cứ vào đây, ông sẽ chết cùng mảnh đất này với bọn bay. ý chí anh hùng của người nông dân nơi đây thể hiện dáng dấp của con người như Từ Hải, một mình một cơ đồ, một biên thùy “chọc trời khấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Trong chặng đường chiến đấu chống ngoại xâm, nhiều lúc người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải hy sinh, tổn thất, nhưng họ không sợ chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Cái chết không làm cho họ bi quan, dao động, mà chính cái chết đã tạo cho người sau tiếp bước. Lời khí khái của Phan Văn Đạt một trong những người yêu nước xuất thân từ người nông dân ở vùng này trước khi bị thực dân Pháp hành hình đã thể hiện tinh thần yêu nước qua câu nói: “Ta căm giận vì lúc sống không ăn thịt được bọn bay, lúc chết sẽ ngấm ngầm giúp mọi người, ứng nghĩa giết chết bọn bay mới toại nguyện" [38; tr 206]. Đó chính là tinh thần anh dũng và cũng là ý chí tin tưởng vào sự tất thắng của ngày mai. Như vậy, tâm lý yêu nước, chí anh hùng của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi có Đảng cộng sản lãnh đạo có biểu hiện khác biệt so với người nông dân truyền thống. ở họ có cả tính chất bất khuất, bột phát, thiếu kiên nhẫn, không có đầu óc tổ chức tập hợp lực lượng, thích hành động cá nhân” [6, tr 14]. Nhìn chung, tinh thần yêu nước, chí anh hùng của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi có Đảng lãnh đạo đã nối chí anh hùng, bắc cầu truyền thống của tổ tiên, song chưa có sự phát triển về chất. ở họ mới chỉ có cái bất khuất dũng mãnh mà chưa có lý luận khoa học soi đường, nên chưa tập hợp được thành lực lượng rộng rãi, tạo thành lực lượng cách mạng to lớn để chiến thắng kẻ thù. Điều đó vừa do đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồng thời do trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy, nó đã ảnh hưởng tới tầm nhìn, tới phương thức suy nghĩ và hành động của họ. 2.2. Tình cảm giữa con người với cộng đồng Là người lao động yêu nước, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có lòng yêu thương con người, quý trọng lẫn nhau. Giữa những người lao động, tình thương ấy thể hiện trong từng gia đình, thôn ấp và rộng hơn là quan hệ của mỗi người đối với sự tồn suy của đất nước. Tình thương của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ cuộc sống gian nan, vất vả của những người cùng cảnh ngộ. Họ đều có chung lòng căm thù sâu sắc những kẻ áp bức bóc lột. Trong khổ đau người nông dân nơi đây càng liên kết nhau lại chặt hơn, căm ghét kẻ thù sâu sắc và kiên cường gan góc hơn để vượt lên muôn vàn khó khăn. Thôn ấp nơi họ sản xuất là nơi hình thành những nét đặc trưng của quan hệ tình thương ấy. Từ cộng đồng lao động vốn có của người nông dân, tình thương ấy được nảy nở, thành sự đùm bọc lấy nhau, lúc vui cũng như lúc hoạn nạn. Tình thương của họ được xây dựng trên cơ sở “đồng tình”, “đồng cảnh”. Họ đều là những người từ bốn phương tới đây tụ họp, nên họ giúp nhau, tin cậy, nương tựa vào nhau trong mọi hoạt động làm nhà, cưới xin, ma chay, dỗ tết. Tình thương của người nông dân nơi đây rất giản dị song cao cả “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng”. Trong cuộc sống, tình thương của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện tính hào phóng rộng rãi. Khi gặp khó khăn gia đình này có thể cho gia đình khác năm bảy giạ lúa, hoặc cho mượn năm ba công ruộng để làm ăn sinh sống. “Xin thì cho”, “vay thì trả”, đã chơi thì chơi hết mình. Đối với người dưng thì nhường cơm sẻ áo cho những ai đói rách lầm than, bênh vực những ai yếu đuối, bị kẻ hung tàn áp bức. Họ sẵn sàng cứu vớt những ai gặp cơn hoạn nạn, không hề mong báo đáp, với tinh thần “thương người như thể thương thân”. Trong gia đình, ứng xử cũng bình đẳng, sòng phẳng hơn, không có tư tưởng trọng trên khinh dưới. Họ rất dễ hòa đồng với nhau, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày. Tư tưởng “thương người như thể thương thân” của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện đằm thắm hơn, mạnh mẽ hơn và có tính nguyên thủy hơn. Nó hình thành không phải do bẩm sinh mà do ảnh hưởng bởi cơ sở kinh tế xã hội. Từ những thôn ấp được hình thành trong xã hội phong kiến bao gồm dân “tứ chiếng” có cuộc sống khổ như nhau và cũng chính bởi “khổ nhiều”, nên yêu thương lắm. Biểu hiện tình thương của người nông dân nơi đây cởi mở, chất phác không kín đáo tế nhị như người nông dân truyền thống. Nông dân truyền thống “khéo léo” hơn trong quan hệ ứng xử. Đối với bà con anh em ruột thịt, có lúc họ mặn mà, khăng khít “anh em như thể chân tay”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “tay đứt ruột xót” v.v. Song khi mở rộng với quan hệ bên ngoài họ lại ứng xử “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Điều đó khác với biểu hiện ứng xử “chân chất” của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Trong tình thương lứa đôi, ở người nông dân vùng đất mới cũng biểu hiện tâm lý “chất phác” hơn, mãnh liệt hơn người nông dân truyền thống. Điều khác biệt này được thể hiện rõ ở ca dao hai miền. Nếu người nông dân truyền thống bộc lộ tâm trạng của mình qua câu ca dao: “Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” [3] thì ngược lại người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại bộc lộ khác hẳn: “Tôi xa mình không chết thì đau Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền” [2] Hay cũng là lời nói đối với người bạn tâm tình khi chia tay người nông dân truyền thống nói: “Anh về để áo lại đây Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng” [3]. Trong khi đó người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại nói: “Anh về em nắm vạt áo em la làng Phải để chữ thương, chữ nhớ giữa đàng lại cho em” [2]. Yêu thương quý trọng con người là truyền thống chung của người nông dân Việt Nam. Song trong quá trình phát triển những biểu hiện tâm lý yêu thương quý trọng con người có sự khác nhau về mức độ và phương thức thể hiện, điều đó cũng nói lên biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân vùng đất mới. Dưới chế độ thực dân, cái yêu, cái ghét ấy biến thành tư tưởng yêu nước chống xâm lược. Tuy nhiên, tư tưởng yêu thương quý trọng con người của người nông dân truyền thống nói chung và người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trước khi có Đảng còn những mặt hạn chế, yêu nước chưa gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, chưa gắn với giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột. Tình cảm giữa những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong cộng đồng còn được thể hiện rõ nét ở tinh thần đoàn kết. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sinh ra và lớn lên ở một vùng đất vừa có thuận lợi lại vừa có khó khăn, nhất là những khó khăn do sự cản trở hoặc phá hoại của các thế lực ngoại xâm gây ra. Để chiến thắng những trở lực trên bước đường chinh phục thiên nhiên con người ở đồng bằng sông Cửu Long không những cần có sức mạnh đôi bàn tay mà còn cần đến ý chí và lòng dũng cảm, sự chung lưng đấu cật, tình đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng yêu thương, gắn bó đùm bọc lẫn nhau. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long ngay từ buổi đấu đến khai phá đã hình thành tinh thần đoàn kết. Tinh thần đoàn kết của họ được thể hiện cả trong cuộc sống, sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung. Nhờ có đoàn kết đã giúp họ vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chống trả với thiên nhiên, biến vùng đất hoang vu rậm rạp thành những vườn cây trái xum xuê. Đoàn kết đã giúp họ tạo được một sức mạnh vô cùng to lớn, nhờ đó mà đào đắp được hệ thống kênh rạch dọc ngang, một vùng đất mênh mông bát ngát. Phương pháp bảo vệ thôn ấp của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không chỉ dựa vào cần cù sáng tạo, mà còn phải dựa vào khối đoàn kết bền chặt của những người cùng cảnh ngộ. Cũng vì nghèo khó mà người nông dân nơi đây sớm có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lấy nhau. Tình đoàn kết của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng có những biểu hiện đặc thù so với nông dân ở các vùng trong nước. Tình đoàn kết của họ không dừng lại ở thôn, xã, mà được mở rộng, sâu sắc trong phạm vi vùng, phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Tinh thần đoàn kết của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, một mặt bắt nguồn từ việc kế thừa truyền thống đoàn kết của người nông dân truyền thống. Mặt khác, nó phát triển song song với sự hình thành và phát triển của cách thức sản xuất, của cấu trúc xã, ấp, kết cấu kinh tế - xã hội trong vùng. Trên vùng đất mới, dân tứ phương di chuyển tới, tụ họp ven các sông, rạch, kênh chằng chịt của lưu vực sông Cửu Long, tạo nên những ấp, xã mới. Xã, ấp không nằm giữa lũy tre bao bọc mà được xây dựng theo kênh, rạch, đằng trước ghe thuyền đi lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, đằng sau là ruộng vườn; xã, ấp được mở rộng cả hai đầu theo chiều dài của sông, rạch. Cấu trúc thôn ấp như vậy đã tạo nên sự giao lưu thuận lợi và mở rộng phạm vi đoàn kết trong phạm vi vùng. Con người trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất dễ hòa hợp với nhau, coi nhau như anh em một nhà. Như vậy, cơ sở kinh tế và kết cấu xã, ấp ở đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nên biểu hiện tâm lý đoàn kết theo vùng của người nông dân ở nơi đây. Nói cách khác, nền sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra sự gắn bó giữa người nông dân trong vùng. Đây là biểu hiện tích cực, làm cho mối quan hệ trong thôn ấp ở đồng bằng sông Cửu Long không còn biệt lập, khép kín, tạo ra phong tục tập quán của người nông dân trong vùng về cơ bản là giống nhau. Do vậy, không có cảnh người nông dân sống ở thôn ấp này với thôn ấp kia là “thiên hạ” xa lạ của nhau. Họ thường coi nhau là bà con láng giềng gần gũi, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Họ không tâm niệm “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”... và cũng vì thế mà ta thấy người nông dân ở đây ít quan tâm đến nơi chôn rau cắt rốn, sẵn sàng rời bỏ nơi sinh ra mình để đi tới nơi khác, vùng khác có điều kiện làm ăn thuận lợi hơn... Tuy nhiên việc mở rộng quan hệ gắn bó giữa người nông dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long về cơ bản biểu hiện tâm lý tích cực như trên, nhưng xét trong góc độ khác nó lại biểu hiện tâm lý tiêu cực cần lưu ý. Đó là biểu hiện mang nặng tính cục bộ địa phương vùng. Nếu mở rộng ra khỏi phạm vi vùng mà xem xét thì tư tưởng trên trước đây lại là một cản trở đối với cả nước. 2.3. Tinh thần trong lao động Nói đất đai Nam bộ trù phú, thiên nhiên Nam bộ hào phóng, nói “làm chơi ăn thiệt” điều ấy chỉ đúng một phần. Mặc dù người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không có cảnh ăn “lộc sắn, lộc si” trong tháng ba ngày tám như nông dân ở nhiều vùng khó khăn trong nước trước đây, nhưng một bộ phận nông dân phải bán sức lao động quanh năm suốt tháng. Họ phải đổ mồ hôi dồn sức mình để khai phá nơi sinh sống. Do sản xuất trong điều kiện thiên nhiên có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn, hết năm này sang năm khác, phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, người nông dân phải có một sự nỗ lực, một ý chí mạnh mẽ: "Ra đời gặp vịt cũng lùa, gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu” [2; tr 40]. Đó là tâm lý sẵn sàng hòa đồng, cố quyện làm bất cứ việc gì của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong những điều kiện hòan cảnh khắc nghiệt. Và nhiều người đã lấy khí phách ngang dọc anh hùng pha màu Lương Sơn Bạc làm lẽ sống của mình. Trong cuộc sống lao động nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, người ta thường thấy cảnh “chân lấm, tay bùn”, đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu đội trời chân đạp đất, nắng cháy xám da, vật lộn với thiên nhiên để tạo nên và duy trì nơi sinh tụ, để có thể tụ lại và sinh sống được. Mặc dù, lao động rất cực nhọc, song người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn có niềm tin và tự hào sâu sắc đối với giá trị cao quý của người lao động, thái độ cần cù lao động đã trở thành truyền thống của họ, tuy nhiên có bị hạn chế bởi lối làm ăn tùy tiện, luộm thuộm của cách thức sản xuất nhỏ. Song, sự cần cù lao động của người nông dân nơi đây là một đức tính truyền thống, con người ở đây vừa chịu đựng gian khổ, vừa vươn lên để khắc phục khó khăn, vì lợi ích sống còn của mình và vì cộng đồng. Công việc sản xuất lương thực, cây lúa nhiệt đới ở vùng này, đòi hỏi rất nhiều công phu. Cần cù lao động chưa đủ mà còn phải tính toán thời tiết sao cho mùa màng khỏi bị thất bát. Điều đáng kể nhất trong quá trình sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long là tinh thần cần cù dũng cảm của người nông dân đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Đây là cái “dũng” trong lao động. Bền bỉ, dẻo dai để chinh phục thiên nhiên. Ngày nay, ta thấy đồng bằng sông Cửu Long một vùng đất sông, rạch chằng chịt, chi chít, được đào đắp xây dựng, cộng với hệ thống thủy lợi, thau chua rửa mặn, được hình thành trong quá trình sản xuất. Những thành tựu như vậy chứng tỏ người nông dân nơi đây vốn là một cộng đồng lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm. Nhờ có lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm nên có thể tự lực cánh sinh, chiến thắng ngoại xâm, ngăn ngừa thiên tai địch họa, biến vùng đất vốn hoang vu rậm rạp sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt. Đức tính cần cù là giá trị truyền thống của người nông dân nói chung, nhưng nó không thể hiện một cách đồng nhất như nhau, mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng vùng. Người nông dân truyền thống cần cù thể hiện “thức khuya dậy sớm”, “đi sớm về tối”, cặm cụi làm ăn, ngơi việc này, tới việc khác, làm việc dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Ngược lại, cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện ở chỗ làm khỏe, làm ra làm, chơi ra chơi, làm hết sức mình. Sự cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nghĩa là tăng cường độ lao động trong quá trình sản xuất. Nhìn chung, bị quy định bởi phương thức canh tác sản xuất nhỏ, cho nên tính cần cù của người nông dân nơi đây ngoài những biểu hiện tích cực, cần cù gắn với hiệu quả, gắn với tăng năng suất lao động; nhưng vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, cần cù theo kiểu người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là cần cù nhưng không siêng năng, làm ít chơi nhiều. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, có nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, người nông dân chỉ thực làm 4 tháng trong năm, ngoài thời gian đó chủ yếu là vui chơi, hội hè, nhậu nhẹt. Tuy vậy, trong quá trình cách mạng, tinh thần cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long được bổ sung bằng ý thức sáng tạo. Khác với người nông dân truyền thống, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có biểu hiện sáng tạo rõ nét. Trên lĩnh vực sản xuất, qua quá trình lao động, họ hiểu rằng cần cù chưa đủ mà cần cù phải gắn với sáng tạo, đó cũng là đặc thù của người nông dân nơi đây. Trong sản xuất, người nông dân biết xử lý các loại cây trồng vật nuôi, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Người nông dân ở đây rất nhạy bén với cái mới, luôn tìm mọi cách để cải tiến công cụ, hợp lý hóa sản xuất. Họ không dừng lại ở kinh nghiệm cổ truyền, “đời cha thế nào đời con cứ thế” mà một khi cái cũ lạc hậu, kém hiệu quả, không phù hợp thì họ sẵn sàng thay nó bằng cái mới, tiến bộ hơn. Chẳng hạn, kinh nghiệm sản xuất đối với người nông dân truyền thống chủ yếu sản xuất có tâm lý độc canh, đất nào cây ấy, hết năm này đến năm khác. Ngược lại, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại biểu hiện tâm lý xen kẽ, luân phiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng một thửa ruộng có thể trên thì lên luống trồng cây ăn trái, dưới thì cấy lúa kết hợp với thả cá, hoặc năm nay thửa ruộng cấy thấy cây lúa không có hiệu quả, thì sang năm lên liếp trồng mía, trồng khoai, trồng khóm. Tiêu biểu cho cách làm ăn sáng tạo có tính toán ở đồng bằng sông Cửu Long là tầng lớp trung nông. Họ là tầng lớp đông đảo về số lượng, đồng thời cũng là lực lượng có đầu óc tổ chức, quản lý sản xuất, nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong vùng như máy cày, máy kéo, máy bơm v.v. Là người sản xuất trong nền kinh tế nông nghiệp có tính chất hàng hóa, họ không những thành thạo về kỹ thuật mà còn biết hạch toán kinh tế, có lối tư duy năng động trong việc thay đổi các loại cây trồng, giống, gia súc và biết tính toán thời vụ. Để cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng thay đổi cây trồng, miễn là có giá trị kinh tế cao. Nếu ở nông thôn nhiều vùng trong nước hiện nay, chúng ta đang ngăn cấm hiện tượng, biến ruộng thành vườn, thì ở đồng bằng sông Cửu Long lại có hiện tượng ngược lại, nhiều hộ trung nông đang phá vườn, biến thành ruộng, vì họ tính toán trái cây ở vườn không không thu lợi bằng trồng mía và đậu nành trên ruộng. Lực lượng trung nông ở đây không mang nặng đầu óc bảo thủ trong sản xuất. Họ tin và sẵn sàng áp dụng kỹ thuật mới, giống mới, nhưng luôn có đầu óc hạch toán kinh tế. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình sản xuất, họ đã hấp thụ được tư tưởng làm ăn lớn. Họ biết tập trung kinh doanh những mặt hàng cần thiết khi thấy có lợi và sẵn sàng cách tân cây trồng một cách không thương tiếc, một khi thấy nó không còn phù hợp, kém hiệu quả. Khi nghiên cứu đặc điểm tâm lý đồng bằng sông Cửu Long, Trần Hữu Đính Viện sử học cho rằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAILUA~1.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC.DOC
Tài liệu liên quan