Điểm giống nhau của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trong việc sử dụng biện pháp tu từ tương phản thể hiện ở chỗ: họ cùng dùng nó với mục đích khắc hoạ tính chất, đặc trưng của sự vật một cách đậm nét. Cụ thể hơn nữa, họ gặp gỡ nhau trong việc dùng tương phản để vạch trần bản chất xấu xa, đầy bất công của xã hội mà họ đang sống.
Hồ Xuân Hương từ sự đối lập giữa kẻ đắp chăn bông - kẻ lạnh lùng (Làm lẽ) đã tô đậm sự bất công của chế độ đa thê, chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến. Bản chất của xã hội đó được khắc hoạ thật sinh động và đậm nét qua nghịch cảnh: cùng có chung chồng mà kẻ thì ấm êm với hạnh phúc gối chăn, người thì lạnh lẽo, chăn đơn gối chiếc.
Nguyễn Khuyến dùng bút pháp tương phản đả kích xã hội thực dân phong kiến bày trò mua vui để dân chúng quên đi nỗi nhục mất nước:
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu (Hội Tây)
Trần Tế Xương vạch trần những bất công trong chế độ khoa cử ở thời ông bằng sự đối lập bất ngờ, thú vị và đầy cay đắng:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rang
(Giễu người thi đỗ)
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biểu hiện về hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này qua câu khác, ý thơ được vắt qua cả đoạn. Cả đoạn thơ dài chỉ có một câu văn phạm.
Bên cạnh hai dạng chính của kết cấu cú pháp thơ điệu nói, ba nhà thơ còn giống nhau trong việc sử dụng một số kết cấu khác:
Kết cấu có … thì: Quân tử có yêu thì đóng cọc (Quả mít - Hồ Xuân Hương); Quân tử có thương thì bóc yếm (ốc nhồi - Hồ Xuân Hương); Có phải duyên nhau thì thắm lại (Miếng trầu - Hồ Xuân Hương); Có rượu thời ông chống gậy ra (Lên lão - Nguyễn Khuyến)
Cách kết cấu này thường gặp trong giao tiếp hàng ngày của người Việt. Đó là cách người Việt đặt giả thiết, ra điều kiện với người đối thoại.
Ngoài ra còn có một kiểu kết cấu khác cũng được các tác giả sử dụng: kết cấu đã …lại… Kết cấu này thường gặp trong phong cách sinh hoạt thường ngày, nó dùng thay cho kết cấu không những… mà còn: Ông Chồng đã vậy lại bà Chồng (Đá ông Chồng bà Chồng - Hồ Xuân Hương); Cũng đã sư mô cùng đứa trẻ / Lại còn tấp tểnh với đàn em (Già chơi trống bỏi- Trần Tế Xương). So với kết cấu không những… mà còn … thì kết cấu đã … lại đem đến cho câu thơ tính dân dã hơn, thơ mang điệu nói rõ rệt, đồng thời sắc thái đánh giá của người nói cũng được tô đậm thêm.
I.2. Giọng điệu
Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương giống nhau ở chỗ vừa có giọng tâm tình vừa có giọng trào phúng.
Thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương không thể thiếu giọng tâm tình, bởi chính nó thể hiện rõ nhất yếu tố trữ tình cho thơ trữ tình điệu nói của họ. Và giọng tâm tình cũng góp phần làm nên điệu nói, bởi nó chỉ thể hiện rõ nét khi sự bộc lộ mang tính chất đàm thoại, có người nói - người nghe.
Giọng điệu tâm tình trong thơ Hồ Xuân Hương được cất lên khi nữ sĩ nói với người quân tử về bản thân: Thân em như quả mít trên cây/ Vỏ nó sù sì, múi nó dày / Quân tử có thương thì đóng cọc / Xin đừng mân mó nhựa ra tay (Quả mít), Quân tử có thương thì bóc yếm / Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi (ốc nhồi); khi nữ sĩ tự tình với chính mình (Tự tình I, II, III) về cảnh duyên bị để mõm mòm, về cảnh mảnh tình san sẻ tí con con. Hạnh phúc của nữ sĩ như một tấm chăn đã hẹp mà còn phải san sẻ, kẻ co người kéo!
Trần Tế Xương có giọng điệu tâm tình khi tâm sự về gia cảnh vào lúc khốn khó:
Người bảo ông cùng mãi / Ông cùng thế này thôi / Vợ lăm le ở vú / Con tấp tểnh đi bồi (Than cùng); Một tuồng rách rưới con như bố / Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng (Mùa nực mặc áo bông); Tiền chửa vào tay đã hết rồi / Van nợ lắm khi trào nước mắt / Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi (Than nghèo)
Khi hỏng thi: Bụng buồn còn muốn nói năng chi / Đệ nhất buồn là cái hỏng thi / Một việc văn chương thôi cũng nhảm / Trăm năm thân thế có ra gì (Buồn thi hỏng); Trách mình phận hẩm lại duyên ôi (Hỏng thi)
Và hiếm có ai có giọng tâm tình thật thà như Tú Xương, tự trách mình, tự hạ mình xuống hạng bám váy vợ: Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ (Quan tại gia); No ấm chưa qua vành mẹ đĩ / Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu (Hỏi mình); Cha mẹ thói đời ăn ở bạc / Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ)
Giọng tâm tình của ông còn được bộc lộ khi ông cảm thán về thời thế: Họ đầy đoạ mãi dân cày cuốc / Ai xét soi cho cảnh học trò / Mong được cơm no cùng áo ấm/ Gặp toàn nắng lửa với mưa gio/ Miếng ăn đến miệng là thưa kiện / Lúa rũ chân đê chửa được vò (Thề với người ăn xin); Khi cười khi khóc khi than thở / Muốn bỏ văn chương học võ biền (Thói đời)
Và cả khi nhớ người xưa, nhớ bạn phương xa (áo bông che bạn, Nhớ bạn phương trời, Gửi người cũ), giọng thơ Tú Xương cũng trầm lắng lại, thiết tha hơn, nhẹ nhàng, đằm thắm hơn.
Nguyễn Khuyến cũng có giọng điệu tâm tình khi nói về bản thân, về sự bỏ cuộc, chạy làng khi đất nước loạn lạc:
Cờ đương dở cuộc không còn nước / Bạc chửa thâu canh đã chạy làng (Tự trào); Mở miệng nói ra gàn bát sách / Mềm môi chén mãi tít cung thang / Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ / Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng (Tự trào). Ông tự chế giễu mình, mỉa mai mình và ẩn đằng sau cái cười đó là một giọng điệu thở than, một tâm sự day dứt khôn nguôi.
Ông cũng có giọng thở than cảnh nghèo đói của mình và của những người dân quê:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua / Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa … Sớm trưa dưa muối cho qua bữa / Chợ búa trầu chè chẳng dám mua (Chốn quê), Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi / Chục năm chục bảy tính nhiều sao (Than nợ)
Giọng điệu tâm tình được biểu hiện rõ nhất khi ông khóc bạn: Bác Dương thôi đã thôi rồi / Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Khóc Dương Khuê). Những giọt nước mắt khóc bạn không có nhưng Nguyễn Khuyến đã khóc bằng cả tấm lòng xót thương cho bạn và bằng giọng thơ trữ tình thấm đẫm tình cảm gắn bó, thân thiết.
Tuy nhiên, giọng điệu chủ yếu ở thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là giọng điệu trào phúng trước thói đời, trước thế thời.
Giọng điệu trào phúng, mỉa mai ta có thể bắt gặp ở hầu hết các bài thơ của ba nhà thơ. Trong thơ Hồ Xuân Hương, giọng điệu trào phúng được biểu hiện rõ khi nữ sĩ viết về hiền nhân quân tử, vua chúa, sư sãi, quan thị: Chúa dấu vua yêu một cái này (Cái quạt I); Hiền nhân quân tử ai là chẳng / Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo (Đèo Ba Dội); Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ / Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha (Sư hổ mang)
Giọng điệu trào phúng hiển hiện qua lối nói bỡn: một cái này, nói mỉa: ai là chẳng, và qua cách tái hiện những âm thanh lạ và hiếm nơi cửa thiền: giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha. Những câu thơ đó đủ cho người đọc thấy sức mạnh đả kích trong giọng thơ trào phúng của nữ sĩ.
Trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, giọng điệu ấy thể hiện ở hai mảng: mảng thơ tự trào và mảng thơ viết về những đối tượng, hiện tượng xấu trong xã hội.
Mảng thơ tự trào được đánh dấu bởi những bài thơ có giọng điệu trào phúng hết sức đặc sắc: Tự cười mình - Trần Tế Xương, Tự vịnh - Trần Tế Xương, Tự trào - Nguyễn Khuyến, Than già - Nguyễn Khuyến.
Giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương ở mảng thơ trào phúng các mặt xấu của những đối tượng khác tập trung vào giới sư sãi, quan lại tham tiền, tham danh, những kẻ giàu có mà bủn xỉn, những người đàn bà đĩ thoã, những kẻ cậy tiền, cậy thế nghênh ngang, những kẻ học đòi, kệch cỡm…
Nguyễn Khuyến có giọng mai mỉa thông qua lối chơi chữ đồng âm: Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp / Tiên là ý chú muốn vòi xu / Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc / Không khéo mà roi nó phết cho (Bồ tiên thi). Tú Xương đả kích qua giọng tục tằn: Đ.mẹ thằng ông biết chữ gì (Chế ông huyện)
Giọng điệu trào phúng trong thơ Nôm của ba nhà thơ thật muôn màu muôn vẻ. Nó mang sức mạnh đa chiều: khi thì bỡn cợt để giải trí mua vui, khi thì đả kích để tiêu diệt cái xấu… Giọng điệu trào phúng chính là sự gặp gỡ của ba nhà thơ ở ba hoàn cảnh sống khác nhau nhưng cùng mục đích làm đẹp thêm cho đời bằng tiếng thơ của mình.
Giọng điệu tâm tình và giọng điệu trào phúng trong thơ của ba nhà thơ đều có tác dụng tạo ra điệu nói cho thơ.
I.3. Biện pháp tu từ
I.3.1. Chơi chữ
Ba nhà thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đều sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ, một biện pháp nghệ thuật mang tính dân gian, thể hiện rõ cách nói của nhân dân lao động.
Ba nhà thơ đều giống nhau ở cách chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm và nói lái.
Hồ Xuân Hương đã lợi dụng sự đồng âm để bỡn bà lang khóc chồng:
Thạch nhũ, trần bì sao để lại
Quy thân, liên nhục tẩm mang đi
Thạch nhũ, trần bì, quy thân, liên nhục là những từ Hán Việt chỉ tên các vị thuốc Bắc, thuốc Nam. Nhũ trong thạch nhũ vừa chỉ nhũ trong các hang động vừa đồng âm với âm tiết nhũ (vú) chỉ một bộ phận trên cơ thể người phụ nữ. Bì trong trần bì có nghĩa là vỏ, đồng âm với bì (da). Quy trong quy thân chỉ phần chính của củ Đương quy có hình dáng với một bộ phận trên cơ thể người đàn ông. Nhục trong liên nhục (hạt sen) đồng âm với nhục (thịt) .
Với cách chơi chữ này, Hồ Xuân Hương vừa thể hiện được nỗi đau của người phụ nữ trước tang chồng, vừa làm nổi bật tiếng cười trào lộng của bà.
Trong bài thơ Vịnh quạt II cũng có hiện tượng đồng âm: Mười bảy hay là mười tám đây / Cho ta yêu dấu chẳng rời tay. Số nan quạt cũng chính là tuổi đời của người thiếu nữ trẻ trung.
Trần Tế Xương cũng tạo ra sự thú vị đầy hài hước khi ông chơi chữ đồng âm Hàn - phẩm hàm của ông Hàn với việc hàn nồi (ông này xuất thân nhờ nấu rượu, sau trở nên giàu, chạy chọt được phẩm hàm):
Hàn lâm tu soạn kém gì ai
Đủ cả vung nồi cả cóng chai
(Đùa ông Hàn)
Nguyễn Khuyến nhân ngày nước lụt cũng hài hước mà viết những dòng thơ đầy tinh thần trách nhiệm với quốc gia đại sự:
Sửa sang việc nước cho yên ổn
Trời đã sinh ta ắt có ta
(Vịnh lụt)
Hình thức nói lái cũng góp phần tạo cho thơ Nôm của ba nhà thơ cách diễn đạt dân dã, đời thường. Nói lái trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương được thực hiện theo phương thức: giữ nguyên phụ âm đầu, trao đổi phần vần, thanh điệu không đổi chỗ theo vần đối với âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba trong cụm từ: Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo / Chày kình tiểu để suông không đấm / Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo (Chùa Quán Sứ). Riêng cụm từ suông không đấm được nói lái theo kiểu: trao đổi phụ âm đầu và vần của âm tiết thứ nhất và thứ ba, thanh điệu không đổi chỗ theo vần.
Hoặc tráo đổi phụ âm đầu và vần giữa hai âm tiết:
Trái gió cho nên phải lộn lèo
(Cái kiếp tu hành)
Trần Tế Xương cũng sử dụng cách này: Chiều đãi thì tôi cũng … váo đèo (Không chiều đãi); Bỡn thì xin trả ngay cho tớ / Chẳng trả thì xơi cái tử cù (Mất hai hào)
Nguyễn Khuyến cũng nói lái tài tình:
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
(Hội Tây)
Hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương còn giống nhau ở chỗ đều sử dụng các từ thuộc cùng một trường nghĩa:
Hồ Xuân Hương có bài Khóc Tổng cóc, bà khóc ông Tổng Cóc bằng một bài thơ toàn các từ chỉ các con vật thuộc họ cóc: cóc, chàng (chẫu chàng), bén, nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc). Tú Xương làm bài thơ Ông cử Ba toàn dùng những danh từ có họ với giống ba ba hoặc nhắc nhở đến dáng điệu con ba ba để chế giễu một người học dốt thường có tính nịnh hót nơi quyền quý, lại có tướng xấu thấp lùn, nên có tên gọi đùa là ông Cử Ba Ba, và viết bài Cô Cáy chợ Rồng trong bài toàn các con vật thuộc họ cua: cáy, cua, ra, rốc..
Nguyên tắc của chơi chữ là lợi dụng tính hai mặt nhập nhằng của các tín hiệu đồng âm. Đó là thủ pháp nghệ thuật có tính truyền thống, chứng tỏ óc thông minh linh hoạt của con người và đặc sắc của tiếng nói (52, 363)
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã hội tụ đủ những tinh hoa trong văn hoá dân gian và trong ngôn ngữ đời sống, kết hợp với óc tư duy, sự linh hoạt, khéo léo mà viết nên những câu thơ sử dụng cách chơi chữ tài tình, đem lại hiệu quả trào phúng cao. Chơi chữ quả là một biện pháp tu từ nổi bật và đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ở thơ Nôm truyền tụng của ba nhà thơ.
I.3.2. Ví von so sánh
Ví von so sánh là một phương tiện phổ biến trong giao tiếp đời sống. Sử dụng ví von, so sánh chính là cách ba nhà thơ đưa cách diễn đạt trong thơ trở về gần với cách diễn đạt của nhân dân trong đời sống thường nhật.
Ba nhà thơ giống nhau về cách thức so sánh. Họ đều có sử dụng kiểu so sánh ngang bằng và sử dụng từ so sánh như: Chuyện nở như gạo rang / Chuyện dai như chão rách (Tết tặng cô đầu); Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết (Mẹ Mốc - Nguyễn Khuyến); Thân em như quả mít trên cây (Quả mít - Hồ Xuân Hương)
Về nội dung so sánh, vật được so sánh và vật đem ra so sánh đều lấy từ đời sống, không có chút gì xa lạ, không cầu kì, kiểu cách, ước lệ như trong hầu hết các bài thơ thời trung đại. Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương không còn bóng dáng của những vật được so sánh như tùng, trúc, cúc mai, phong, hoa, tuyết, nguyệt vốn lấy từ thi liệu Hán học Trung Quốc. Những sự vật trong quan hệ so sánh ở thơ Nôm của ba tác giả vô cùng thuần Nôm, thuần Việt: rế, chão rách, gạo rang, chổi, giành, quả mít... Hầu hết những hình ảnh so sánh đều rất đỗi quen thuộc với người đọc vì các tác giả tiếp thu chúng từ lối ví von so sánh của nhân dân Việt ngàn đời nay trong giao tiếp thường nhật. Kho tàng tục ngữ, thành ngữ, ca dao Việt Nam cũng có những hình ảnh so sánh như thế này: Con có cha như nhà có nóc (Dựng nhà tế đường - Nguyễn Khuyến); Đắt hàng như thể mớ tôm tươi (Gái buôn II- Trần Tế Xương); Đừng xanh như lá bạc như vôi (Miếng trầu Hồ Xuân Hương). Chính đặc điểm này góp phần định hình rõ hơn phong cách thơ trữ tình điệu nói của ba tác giả.
Biện pháp so sánh mà ba nhà thơ sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc làm nổi bật đặc trưng, tính chất của sự vật và con người. Từ đó, biện pháp nghệ thuật này giúp các nhà thơ đi sâu, đi sát hơn với hiện thực đời sống. Hơn nữa, về hình thức, biện pháp so sánh tồn tại trong thơ giúp cho ngôn ngữ thơ của ba nhà thơ cũng trở nên giản dị, đời thường hơn, gần gũi với cách ví von so sánh trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Thơ mang hơi thở cuộc sống, mang điệu nói rất rõ.
I.3.3. Tương phản
Điểm giống nhau của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trong việc sử dụng biện pháp tu từ tương phản thể hiện ở chỗ: họ cùng dùng nó với mục đích khắc hoạ tính chất, đặc trưng của sự vật một cách đậm nét. Cụ thể hơn nữa, họ gặp gỡ nhau trong việc dùng tương phản để vạch trần bản chất xấu xa, đầy bất công của xã hội mà họ đang sống.
Hồ Xuân Hương từ sự đối lập giữa kẻ đắp chăn bông - kẻ lạnh lùng (Làm lẽ) đã tô đậm sự bất công của chế độ đa thê, chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến. Bản chất của xã hội đó được khắc hoạ thật sinh động và đậm nét qua nghịch cảnh: cùng có chung chồng mà kẻ thì ấm êm với hạnh phúc gối chăn, người thì lạnh lẽo, chăn đơn gối chiếc.
Nguyễn Khuyến dùng bút pháp tương phản đả kích xã hội thực dân phong kiến bày trò mua vui để dân chúng quên đi nỗi nhục mất nước:
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu (Hội Tây)
Trần Tế Xương vạch trần những bất công trong chế độ khoa cử ở thời ông bằng sự đối lập bất ngờ, thú vị và đầy cay đắng:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rang
(Giễu người thi đỗ)
Đầu rồng được đặt dưới đít vịt, những ông tân khoa liệu có còn gì danh giá khi phải quỳ mọp dưới đít vịt của mấy mụ đầm Tây?
Biện pháp tương phản có thể nói đã có một sức mạnh không nhỏ trong việc tạo ra một vũ khí để các nhà thơ chiến đấu chống lại những gì phản tự nhiên, phản nhân văn.
II. Sự khác biệt trong hình thức thơ trữ tình điệu nói Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
II.1. Về ngôn ngữ: Nhìn chung, ngôn ngữ thông tục trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương mang tính cụ thể, cá thể hơn ngôn ngữ thông tục trong thơ Hồ Xuân Hương. Ngôn ngữ thông tục trong thơ Hồ Xuân Hương mang tính trừu tượng hơn, các từ thường có hai lớp nghĩa. Đọc thơ Tú Xương ta có thể đọc ngay vào vấn đề tâm trạng nhà thơ. Đặc biệt, Tú Xương đưa lời ăn tiếng nói của xã hội mới vào thơ.
II.1.1. Từ ngữ
II.1.1.1. Từ phân theo từ loại và loại từ
* Đại từ nhân xưng:
Cả ba nhà thơ đều sử dụng nhiều đại từ nhân xưng ở nhiều ngôi, ở mỗi ngôi lại có nhiều loại, song số lượng nhiều ít khác nhau.
Người sử dụng nhiều loại đại từ nhân xưng nhất với tần suất nhiều hơn cả là Trần Tế Xương. Kế đó là Nguyễn Khuyến và cuối cùng là Hồ Xuân Hương.
Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn tới đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Bởi lẽ: Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất nó có thể cho phép nhà thơ biểu hiện rõ ràng, dứt khoát lập trường tư tưởng, tình cảm của cá nhân trữ tình (49, 217). Chúng tôi nhận thấy Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên trong thời trung đại có ý thức sâu sắc về việc thể hiện cái tôi cá nhân trong thơ. ở thơ Nôm của bà chúa thơ Nôm, đại từ nhân, xưng ngôi thứ nhất xuất hiện qua các từ: ta, tôi, chị, đây, em, thiếp, Xuân Hương: Lại đây cho chị dạy làm thơ; Này của Xuân Hương mới quệt rồi; Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi…
Đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất xuất hiện đa dạng hơn, nó cho thấy sự hiện diện của nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình ở nhiều vị thế hơn, trong nhiều mối quan hệ hơn: tớ, tôi, ta, mình, ông, em, thầy, thiếp, lão, anh, thằng tao, tao, bố: Khi đưa thầy con rước đầu tiên (Di chúc); Tuổi tớ trời cho, tớ lại càng (Khai bút); Ông chẳng hay ông tuổi đã già / Năm lăm ông cũng lão đây mà (Lên lão)
Đến thơ Nôm Trần Tế Xương chúng tôi nhận thấy sự đa dạng trong việc sử dụng đại từ nhân xưng lại càng rõ nét hơn nữa: ta, anh, ông, tôi, tớ, mình, min, thầy, con, bác, ai, em, khách, cháu, Tú Xương…và tần số xuất hiện dày đặc hơn. Có thể thấy Tú Xương đã sử dụng đại từ nhân xưng rất linh hoạt, hợp lí và sử dụng hầu hết các đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất. Những đại từ nhân xưng ngôi một đều thể hiện cá tính, thái độ của người tự xưng hết sức cụ thể:
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào ông nói ngông
(Nói ngông)
Đại từ ông cho thấy Tú Xương đã đặt mình cao hơn thiên hạ, thể hiện thái độ ngông nghênh, ngạo đời, để giễu mình và giễu đời.
Có khi đại từ ông lại biểu thị thái độ hằn học:
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng
(Năm mới chúc nhau)
Ông Tú cũng có khi sử dụng đại từ nhân xưng ngôi một để bộc lộ tình cảm rất đỗi trữ tình:
Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
Điều đó chứng tỏ, càng về giai đoạn sau, ý thức về cái tôi cá nhân càng phát triển.
Về cách sử dụng đại từ nhân xưng:
Sự khác biệt trong cách sử dụng các loại đại từ của ba nhà thơ có thể thấy rõ khi chúng ta khảo sát, so sánh và nhận thấy trong thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương đại từ nhân xưng hoạt động biến hoá hơn đại từ nhân xưng ở thơ Hồ Xuân Hương. Nguyễn Khuyến và Tú Xương có những bài thơ đem lại cảm giác thú vị cho người đọc bởi trong một bài có dùng nhiều loại đại từ để chỉ một đối tượng. Tiêu biểu là bài Lên lão của Nguyễn Khuyến: Ông chẳng hay ông tuổi đã già / Năm mươi ông cũng lão đây mà… / Chú Đáo bên làng lên với tớ / Ông Tư xóm chợ lại cùng ta / Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ / Có rượu thời ông chống gậy ra. Bài Trời nói: Cao cao xanh ngắt ấy là tao / Dẫu pháo thăng thiên đã tới nào / Nhắn bảo trần gian cho nó biết / Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào.
Tú Xương thì có nhiều bài sử dụng nhiều đại từ để chỉ một đối tượng hơn: Chửi cậu ấm, Giễu ông đồ Bốn ở phố hàng sắt, Giễu người thi đỗ, Hót của trời, Chế ông huyện. Tiêu biểu nhất là bài Giễu ông đồ Bốn ở phố hàng sắt: Không học mà sao cũng gọi đồ /í hẳn người yêu mà gọi thế / Hay là mẹ đẻ đặt tên cho / áo quần đĩnh đạc trông ra cậu / Ăn nói nhề nhàng khác giọng Ngô /Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt / Mũi nó gồ gồ trán nó giô.
Điểm khác biệt của thơ Tú Xương so với thơ Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương là thơ Tú Xương có số lượng các đại từ mang sắc thái coi thường, miệt thị chiếm tỉ lệ rất cao (28, 104): thằng, con, mụ, đứa, nó, lũ, bay, mày, chúng mày, chúng nó. Tác giả dùng hệ thống đại từ ấy để sỉ vả, mạt sát (28, 105). Thơ Hồ Xuân Hương thì số lượng các đại từ mang sắc thái khiêm nhường lại đậm nét hơn: em, thiếp, còn ở thơ Nguyễn Khuyến nổi bật nhất là sự xuất hiện khá nhiều lần của đại từ ta mang sắc thái tình cảm của chính tác giả.
Nguyễn Khuyến và Tú Xương có khác biệt một chút so với Hồ Xuân Hương khi đưa vào thơ một lớp từ xưng hô mang sắc thái dân gian: mẹ mày, bu nó, bố, bố mày, cha cu, anh em, mụ nọ, cô kia, nhà thầy… tạo nên nét đặc sắc trong sắc thái trữ tình của ngôn ngữ thơ.
Bên cạnh những đại từ nhân xưng thường gặp, trong thơ Tú Xương còn xuất hiện một số cặp đại từ nhân xưng mới biểu hiện quan hệ, sắc thái tình cảm thân mật của đôi lứa: em - ngài, anh - em, mình- tớ, tạo nên hình thức diễn đạt hiện đại so với thơ của các nhà thơ bấy giờ: Xưa nay em vẫn chịu ngài (Tết dán câu đối); Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào / Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao (Gửi cho cố nhân); Ước gì anh hoá ra dưa / Để cho em tắm nước mưa chậu đồng (Hoá ra dưa)
Cách xưng hô anh - em, em - ngài quả là mới mẻ, táo bạo trong cái xã hội mà vợ chồng vẫn còn xưng hô với nhau là bà - lão (Nguyễn Khuyến), trong thơ văn thì ta - nàng.
* Danh từ
Danh từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương không mang cái chất quê kiểng như danh từ trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, cũng không mang cái chất hiện đại của xã hội tư sản thành thị như danh từ trong thơ Nôm Trần Tế Xương. Bà chúa thơ Nôm thường sử dụng những danh từ mang tính chất trừu tượng, ít danh từ mang tính chất cụ thể, cá thể như danh từ trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Mỗi danh từ thường có hai lớp nghĩa: giếng thơi, bánh trôi, quả mít, ốc nhồi, cái quạt, quả cau, miếng trầu, trống thủng…
Danh từ trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến không phản ánh xã hội mới, xã hội tư sản thành thị như danh từ trong thơ Nôm Trần Tế Xương mà nghiêng hẳn về phản ánh xã hội nông thôn Việt Nam với phong cách đậm chất dân gian, đậm chất thôn dã.
Danh từ trong thơ Nôm Trần Tế Xương cũng là sự định danh các sự vật quen thuộc ở làng quê Việt Nam: đò, rau muống, tiếng ếch, lúa ngô song không đậm đà cái chất quê kiểng như những danh từ trong thơ Nôm Nguyến Khuyến. Những danh từ trong thơ Nôm Tam Nguyên Yên Đổ làm hiện lên cái hồn quê rất rõ. Những danh từ miêu tả phong cảnh thì làm nổi bật được đặc trưng làng cảnh Việt Nam:
Lưng giậu phất phơ làn khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
(Thu ẩm)
Những danh từ miêu tả cảnh sinh hoạt thì biểu đạt được lối sống, phong tục, cách ứng xử, tình làng nghĩa xóm của người dân quê Việt:
Anh em làng xóm xin mời cả
Giò bánh trâu heo cũng gọi là
(Lên lão)
Tình bạn của những con người nơi thôn dã cũng được đong đầy qua những câu hỏi thăm về lợn gà, nhà cửa…: Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu / Lụt lội năm nay bác ở đâu / Mấy ổ lợn con rày lớn bé / Vài gian nếp cái ngập nông sâu (Lụt hỏi thăm bạn)
Vì sao những danh từ đó mang được hồn quê Việt? Bởi lẽ chúng được tạo nên từ một nhà thơ - một lão nông tri điền nhìn cuộc sống từ cái nhìn của tư duy dân gian, chúng mang cách cảm, cách nghĩ của dân gian, thể hiện quan niệm về lối sống cũng rất đỗi chân quê của Nguyễn Khuyến và nhân dân lao động. Dưa muối, trầu chè vào thơ một cách tự nhiên bởi chúng đượm cách nói, lối nghĩ của người dân quê:
(…) Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua
(Chốn quê)
Cảnh mất mùa cũng hiện ra chân thực qua cái thở dài đầy nghĩ suy về được - mất của một lão nông:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
(Chốn quê)
Đến Trần Tế Xương, danh từ đã mang rất rõ sắc thái điệu nói của người dân thành Nam trong buổi giao thời. Điểm khác biệt của ông so với Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương là ông đã đưa cả lời ăn tiếng nói của xã hội mới vào trong thơ.
Danh từ trong thơ Nôm của ông là sự gọi tên những con người mới, những tầng lớp người mới xuất hiện trong thời buổi bấy giờ: mụ đầm, ông Tây, cậu bồi, kí, thông, me Tây…; là sự định danh những sự vật, hiện tượng mới xuất hiện trong cuộc sống tư sản thành thị như: thổ đĩ, cao lâu, cà phê, sâm panh, sữa bò: Tối rượu sâm panh, sáng sữa bò; Váy lê quét đất mụ đầm ra; Cao lâu thường ăn quịt; Thổ đĩ lại chơi lường…
Với những danh từ này, Tú Xương đã nhập làm một ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ thông dụng, mà không hề tầm thường hoá văn học. Đến nỗi nhiều câu thơ của ông lại trở thành những lời nói cửa miệng của nhân dân (42, 505)
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa Tú Xương và Hồ Xuân Hương: Thật ra trước Tú Xương, Hồ Xuân Hương cũng đã từng đưa một cách tài tình ngôn ngữ thông dụng vào trong thơ nhưng với Hồ Xuân Hương mới chỉ là một phần hạn chế nhất định của đời sống. Cho đến Tú Xương thì gần như toàn bộ đời sống xã hội đã đột nhập vào thơ (42, 505)
* Động từ, tính từ
Động từ, tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương không mang tính cụ thể gắn với từng cá thể người như ở thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương mà được sử dụng chủ yếu gắn với hoạt động của một số nhóm đối tượng tiêu biểu là người phụ nữ, hiền nhân quân tử, sư sãi và thiên nhiên tạo vật.
Các động từ chỉ hoạt động của con người là khóc, giận, có (với người phụ nữ), mân mó, dấu, yêu, xọc, dòm (với vua chúa, hiền nhân quân tử), là cảnh, tiu, chũm choẹ (với sư sãi)…
Các động từ miêu tả hoạt động của thiên nhiên sự vật là nứt, nảy, rơi, vỡ:
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom (Trăng thu)
Đối với đối tượng miêu tả là con người, các động từ miêu tả hoạt động của Hồ Xuân Hương nhằm bộc lộ nhân cách, phẩm chất của từng lớp người. Đối với đối tượng miêu tả là thiên nhiên tạo vật, các động từ miêu tả mạnh được sử dụng nhằm diễn đạt sức sống nội tại của thiên nhiên tạo vật. Có thể nói, thế giới nghệ thuật thơ nôm Hồ Xuân Hương nhờ những động từ thông tục đó mà trở nên hết sức sôi động, đầy sinh khí.
Tính từ bao gồm các nhóm tính từ miêu tả màu sắc, âm thanh và miêu tả trạng thái.
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương thiên về sử dụng tính từ gợi hình, gợi trạng thái hơn là gợi thanh còn Hồ Xuân Hương thiên về sử dụng tính từ gợi sắc và gợi thanh
Các màu được Xuân Hương sử dụng là trắng, trắng phau phau, bạc, đỏ, đỏ loét, đỏ lòm lom, hồng, son (2 lần), trong leo lẻo, tối om om, xanh (2 lần), xanh rì, biếc, chín mõm mòm. Màu sắc trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ được sử dụng nhiều mà còn phong phú về gam màu.
Các âm thanh được gợi lên là: long bong, lắc cắc, thánh thót, phập phòm, lõm bõm, xọc. Các từ tượng thanh tất cả đều nằm ở cuối câu thơ, tạo dư âm cho bài thơ.
Đặc biệt, màu sắc, âm thanh trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương được gắn với các chủ đề rất rõ nét.
Gắn với chủ đề đả kích giai cấp phon
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV Chau - sua2.doc