Luận văn Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới

MỤC LỤC

Trang

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. NHÌN CHUNG HAI CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC

TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG SỰ

VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM TỪSAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945 TỚI NAY .12

1.1. Hai chặng đường của tiểu thuyết Việt Nam từ1945 tới 1985.12

1.1.1. Chặngđường1945 - 1985.12

1.1.2. Chặng đường từ1985 tới nay.15

1.2. Ma Văn Kháng và hai chặng đường tiểu thuyết của ông

(trước và sau Mùa lá rụng trong vườn).18

1.2.1. Ma Văn Kháng - đường đời, đường văn .18

1.2.2. “Mùa lá rụng trong vườn” - 1985, mốc đánh dấu

sựchuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.23

1.2.3. Nguyên nhân của sựchuyển biến .24

Nguyên nhân khách quan.24

Nguyên nhân chủquan .25

1.2.4. Chặng thứnhất: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trước “Mùa lá rụng trong vườn” .27

1.2.5. Chặng thứhai: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng sau “Mùa lá rụng trong vườn”.28

1.3. Ma Văn Kháng - nhà văn có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam.30

1.3.1. Một nhà văn góp công khai phá đềtài miền núi .30

1.3.2. Một trong những nhà văn tiên phong thời kì đổi mới .32

Chương 2. CHUYỂN BIẾN VỀNỘI DUNG CẢM HỨNG

TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI .36

2.1. Từthâm nhập, mô tảhiện thực miền núi trong chiến

tranh đến khám phá cuộc sống, xã hội thành thịthời cơchếthịtrường.36

2.1.1. Hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi.36

2.1.2. Từthâm nhập, mô tảhiện thực cuộc sống, xã hội

miền núi trong chiến tranh đến khám phá hiện

thực cuộc sống, xã hội thành thịthời cơchếthị trường .41

2.2. Từchủ đềchiến tranh cách mạng đến chủ đềcuộc sống

đời thường thời kì đổi mới.46

2.2.1. Miền núi thời kì đấu tranh xây dựng đất nước.46

2.2.2. Từchủ đềchiến tranh cách mạng đến chủ đề

cuộc sống đời thường thời kì đổi mới .51

2.3. Từhình tượng thếgiới nhân vật trữtình sửthi đến hình

tượng thếgiới nhân vật đa dạng trong xã hội thành thị.56

2.3.1. Quan niệm nghệthuật vềcon người trong văn học.56

2.3.2. Những thay đổi vềthếgiới nhân vật trong tiểu

thuyết Ma Văn Kháng: Từthếgiới con người thi

vị, đậm chất hùng ca đến thếgiới con người thời

“cơchếthịtrường” ngổn ngang và nhiều xáo trộn.58

Chương 3. CHUYỂN BIẾN VỀHÌNH THỨC NGHỆTHUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI .87

3.1. Từtiểu thuyết miêu tả, phản ánh mang chất sửthi lãng

mạn sang tiểu thuyết phân tích chính luận về đời tưthế sự.87

3.1.1. Cảm hứng sửthi lãng mạn trữtình trong tiểu

thuyết vềmiền núi của Ma Văn Kháng .87

3.1.2. Từcảm hứng sửthi lãng mạn trữtình trong tiểu

thuyết vềmiền núi sang cảm hứng bi kịch trong

tiểu thuyết vềthành thị.92

3.1.3. Bút pháp miêu tả, phản ánh.96

3.1.4. Từbút pháp miêu tả, phản ánh sang bút pháp

phân tích diễn biến tâm lý.99

3.1.5. Bút pháp miêu tảngoại hình nhân vật đặc sắc, hấp dẫn.105

3.2. Từtiểu thuyết “đơn thanh” tiến gần đến tiểu thuyết “đa thanh”.109

3.2.1. Giọng ngợi ca hào hùng của người kểchuyện bên ngoài.110

3.2.2. Từgiọng ngợi ca hào hùng của người kểchuyện

bên ngoài đến giọng phê phán của người kể

chuyện nhập vai nói bằng tiếng nói bên trong.112

3.2.3. Giọng triết lý bên cạnh giọng trào tiếu, châm biếm, mỉa mai .122

3.3. Bước chuyển của ngôn ngữnghệthuật .125

3.3.1. Ngôn ngữgiàu chất thơmang đậm phong vị miền núi.125

3.3.2. Từngôn ngữgiàu chất thơmang đậm phong vị

miền núi đến ngôn ngữ đa điệu của đời sống thị dân thời mởcửa.128

KẾT LUẬN .135

TÀI LIỆU THAM KHẢO.140

PHỤLỤC .149

pdf170 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mới mở ra trước mắt họ đầy niềm hy vọng tốt đẹp. Nếu như không có Pao, không có cách mạng thắng lợi thì cuộc đời của nàng có khác gì những người phụ nữ kia? 2.3.2.5. “Người kẻ chợ” tha hóa, biến chất trong buổi giao thời: Con người trong sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn này trở lên phong phú, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Nhà văn đặc biệt quan tâm tới số phận của lớp người trí thức trong thời kì mới, coi nó như một ám ảnh khôn nguôi, trăn trở day dứt như một ma lực thu hút nhà văn phải quan tâm, đi vào tìm hiểu, khám phá. Thời buổi kinh tế thị trường, sức mạnh của đồng tiền, vật chất làm con người xa rời đạo lý truyền thống, trà đạp lên nhân phẩm, đạo đức của gia đình, xã hội và của chính bản thân mình. Con người lại dễ sa ngã trước những cám dỗ đời thường nên con người cần phải được quan tâm, được chăm lo hàng đầu vì chỉ có con người mới tạo ra được các giá trị vật chất và tinh thần trong cuộc sống. Nhà văn đã cho rằng: “Đừng sợ cái xấu. Cái xấu cũng là của mình, ở mình thôi! Phải chăm lo cho từng người. Cá tính mãi mãi tồn tại và đòi hỏi được quan tâm”, “Cuộc sống phức tạp nhưng phải sống thực sự với nó, vì nó. Nói cụ thể là phải có trách nhiệm với cả từng con người. Càng ngày cá thể càng nổi lên, đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, nhất là bây giờ khi những yếu tố làm tha hóa nó còn có trong cuộc sống”[46, tr.652]. Đó là những trí thức chân chính, có đạo đức nhân phẩm lại có năng lực, chuyên môn nhưng gặp bi kịch: “Họ là những trí thức chân chính, tài năng suốt đời theo đuổi lý tưởng nhưng lại bị ném chìm vào một xã hội thực dụng đang băng hoại về đạo đức và nhân cách, đang sa sút về niềm tin và lẽ sống, và kết cục cuộc đời là một tấn bi kịch đầy nước mắt”[28]. Cũng có loại giả danh trí thức, đội lốt trí thức vừa dốt vừa vô đạo đức, lợi dụng mọi cơ hội để làm lợi bất chính, dùng chức quyền, thủ đoạn để hại người có tài. Hưng - một công chức cũng có tiếng là trí thức nhưng hắn tiêu biểu cho loại cơ hội, bất nhân. Năng lực có hạn nên hắn tìm cách biến báo để ứng phó, thích nghi. Hắn đã từng làm bậy trong vụ thiết gây nên vụ sập cống làm vỡ đê năm nào. Hắn nói thế này: “Bố ơi! Chừng nào bố còn tức tối là chừng đó bố chưa hiểu cái tất yếu của cuộc sống. Không thế thì sao gọi là thời kỳ quá độ. Tham nhũng. Ăn cắp. Móc ngoặc. Phe phẩy... sản phẩm tất nhiên của thời này thôi, bố ạ”[46, tr.253]. Ông Tiếu cùng cơ quan chửi hắn là “Đểu hết chỗ nói. Lật mặt như lật bàn tay. Ngu như bò, làm cái gì hỏng cái đó. Chỉ giỏi mánh khóe, thủ đoạn”[46, tr.253]. Hắn có cái tâm ác chỉ mong cho Nam - nguyên trưởng phòng đang bị ung thư giai đoạn cuối sớm chết để leo lên ghế trưởng phòng, tìm mọi cách dập Trọng vì thù hằn, ganh ghét cá nhân, tức tối vì thua kém người khác. “Hắn biết tất cả những biểu hiện xấu xa, đê tiện nhưng chấp nhận nó như một tất yếu và sẵn sàng trở thành thủ lĩnh của nó... Nam chết, Hưng như mở cờ trong bụng. Vụ vỡ cống Lợi Toàn thế là ỉm được và bằng mọi cách để ỉm được. Chức trưởng phòng lại ở trong tầm tay”[46, tr.233]. Trọng trong lúc nóng giận không kìm được đã quát vào mặt hắn: “Hừ, con người là kẻ đạp lên người khác để sống. Con người là kẻ coi cái chết của bạn mình là cơ hội để tiến thân. Con người là thế hả?”[46, tr.238]. Môi trường giáo dục tưởng trong sạch nhất nhưng không phải. Nhà văn đã lôi ra ánh sáng những con người mang danh thầy nhưng nhân cách đạo đức đã bị băng hoại hoàn toàn. Đó là Cẩm, hiệu trưởng, dạy văn mà ngu si dốt nát chuyên bị học trò chế nhạo vì giải tthích sai từ ngữ. Chưa khi nào đọc hết các tác phẩm xuất sắc của nền văn học trong cũng như ngoài nước, tay cầm cuốn sách là mắt díp lại, leo lên ghế hiệu trưởng, giật được tấm bằng đại học cũng nhờ may mắn. Hắn dùng mưu mô: “Thủ thuật thuyết pháp của Tô Tần, Trương Nghi” (đi du thuyết các nước chư hầu) với Tự, Thuật, Thảnh nhưng cũng không cứu vớt được kết quả thảm hại của kì thi nên hắn bèn dùng kế bỉ ổi cuối cùng: lẻn vào phòng sửa điểm bài thi của học trò. Đê hèn hơn khi bị phát giác hắn lại vu vạ cho người khác khiến họ gục ngã. Còn hắn thu được thắng lợi lớn, cắp cặp đi khắp nơi khoe khoang. Trong (NDNL), nhà văn đã phanh phui, mổ xẻ loại người có bộ mặt tráo trở, lật lọng đến ghê sợ của những con người cũng là trí thức lại trong một cơ quan văn hóa. Là những trí thức nhưng hầu hết là những trí thức dởm, nhờ con ông cháu cha, nhờ mánh khóe, nịnh nọt, lừa đảo mà leo lên chức. Mỗi người một vẻ nhưng toàn là những con người cơ hội, hai mặt lẫn lộn, những con rối trâng tráo, lật lọng dễ dàng đổi trắng thay đen, biến trá có thể bán đứng chủ. Từ tổng cục trưởng Phô, đứa học trò mất dạy từng bị Khiêm đuổi học giờ thành cấp trên của Khiêm đang tìm cách trả thù, hai tên cận vệ cho hắn cũng cung cúc tận tụy như hai con chó trung thành vì Phô đã cứu chúng thoát khỏi tù tội. Quanh Khiêm còn có bộ tứ Liệu, Quanh, Khoái, Phù với ngoại hình và tính cách đáng sợ, luôn gầm ghè, dè chừng nhau. Có lẽ Liệu là đứa đáng sợ nhất vì ác tâm, tính toán mọi bề chi li từng đường đi nước bước. Cái lý lịch bị tì vết đã cản buớc tiến thân củahắn. Hắn coi ông anh như kẻ thù, luôn mồm thanh minh không còn là anh em, cắt đứt không liên hệ, trù ẻo sao không chết quách đi cho đỡ nhục cả họ, rằng hắn có khẩu súng trong tay sẽ bắn chết ... Khi Khiêm còn đương chức, hắn coi anh như vị cứu tinh vì cho hắn kết nạp Đảng khi xét đủ đường, chức phó phòng cũng đang chờ hắn Hắn từng bảo với Khiêm rằng: “Đời em có anh tức là có quý nhân phù trợ”[49, tr.87]. Hắn khen anh có tướng lại có tài, hắn kể đọc văn anh ứa nước mắt. Hắn lấy lòng Khiêm: “Anh trai tin ở thằng em đi. Ơn anh ơn trời bể. Anh trai bảo em sống em sống, bảo em chết em chết liền. Đứa nào động đến anh trai em cho nó một cuốc liền”[49, tr.105]. Liệu còn thề độc rằng: “Thề có ngọn đèn kia, anh mà bị cách chức vì cuốn Bến bờ và lão Quanh được cử lên thay anh, nửa tiếng sau, em vác ba lô, bỏ việc về nhà giúp vợ nuôi bán chó ngay”[49, tr.105]... Nhưng ngay khi Khiêm bị nạn, hắn quay ngoắt ngay sang chủ mới tiếp tục bài tâng bốc, nịnh nọt. Hắn nói xấu, kể tội Khiêm để được lòng cấp trên. Kiểu người như cái Tí Hợi “nhỏ nhoi vô nghĩa nhưng chứa đựng đầy đủ bản năng nhỏ nhen, một kiểu điển hình của sự trâng tráo, lật mặt”[85] uổng cho Khiêm đã thương hại cho thân phận nghèo hèn, thân thể lại dị hình dị dạng như “cái quái thai ngâm dấm” của nó. Trong khi mọi người dè bỉu, chê bai không cho nó vào làm thì Khiêm nhận nó, coi nó như con. Nó cũng đáp lại tấm chân tình của Khiêm bằng cách quan tâm, nhắc nhở khi anh đau ốm, qua lại với vợ anh để lấy lòng. Vậy mà ngay khi Khiêm bị thôi chức con “oắt xà lai” ấy giở mặt ngay lập tức, nói xấu, vu cáo đủ điều. Từ một đứa bị thương hại giờ nó vênh vênh tự đắc, thay đổi cả cách ăn mặc, biểu hiện coi thường Khiêm ngay trước mặt anh. Những mánh khóe, gian ngoa, trò lừa lọc bịp bợm kiểu con buôn như Thưởng, Loan, lão Hảo, bà Nhuần trong (MMH), Xuyến, Quỳnh, Trình trong (ĐCKCGGT), Thoa trong (NDNL), Lý trong (MLRTV)... đều là những sản phẩm của thời buổi kinh tế thị trường, vì đồng tiền mà họ vượt qua ranh giới của đạo đức, mất hết nhân phẩm. 2.3.2.6. Người phụ nữ đương đại không đơn nhất về tính cách, tâm lí trong xã hội thành thị: Con người giai đoạn này đặc biệt là người phụ nữ có nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần, mơ ước hạnh phúc cá nhân, khát khao bộc lộ năng lực, vẻ đẹp của mình. Những người phụ nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đều đẹp trọn vẹn ở tuổi bốn mươi (Lý, Hoan, Xuyến). Họ sắc sảo, thông minh và khát khao hạnh phúc, cần được chia sẻ. Viết về loại người này, nhà văn đã phát hiện ra con người phức tạp, lưỡng diện, không nhất quán với mình. Nguyên Thanh khẳng định: “Viết về những người phụ nữ nhan sắc, Ma Văn Kháng có khả năng khám phá tinh tế và sắc sảo”[86]. Lý (MLRTV) đẹp ở sự đảm đang tháo vát trong vai trò nội trợ, quán xuyến gia đình, giỏi xoay sở trong chi tiêu. Chồng đi vắng, một mình chị lo cho cha mẹ chồng, nuôi con chu đáo... Bất kì chị có mặt ở đâu thì nơi đó ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Chị mãn nguyện, lên mặt khi thấy mình giàu hơn, sang hơn người khác, thích chơi trội hơn người: mua cây quất năm trăm để lên mặt với vợ trưởng phòng, sắm cái áo lông đắt tiền, thích ăn ngon... Khi được cô em dâu khen, chị sung sướng đắc chí, tan hết cơn bực dọc trong người: “Lý cười ré lên, đắc chí, mãn nguyện. Gò má thoáng hơi phấn hồng của chị rực lên vì kiêu hãnh. Chị thấy mình đẹp, mình sang, mình giàu”[46, tr.357]. Nhà văn đã vận dụng hết khả năng để quan sát một cách chi tiết, tỉ mỉ hình ảnh một con người khéo léo, rành rẽ mọi việc trước con mắt thán phục của cả nhà: “Trời, chị Lý, bàn tay chị là bàn tay vàng. Trông chị lọc thịt kìa: Lưỡi dao bài mảnh như cái lá, sục vào tảng thịt, rạch rạch tở từng lát dài gọn như xén, trông phát thèm. Miếng thịt gói bánh to bản dày vừa độ, có cả mỡ cả nạc... đầy ú ụ hai bát ô tô. Chõ đỗ vàng tươi nóng hổi. Mắt nhìn, miệng nói nhưng hai tay vẫn mềm mại, thoăn thoắt vần chuyển, tăm tắp trong mọi động tác... ”[46, tr.400]. Chị đẹp khi thể hiện cái thiên chức nội trợ với lòng say mê cao độ, không hề có sự cẩu thả, qua loa, tùy tiện: “Lý trút vào công việc tất cả sự sung sướng và kiêu hãnh vì được bộc lộ mình. Mọi việc dù to dù nhỏ cũng đều hút hồn chị... Người phụ nữ này dễ thương biết bao. Người phụ nữ này đáng yêu đáng quý biệt bao”[46, tr.429]. Mâm cơm cúng Tết sang trọng hiện ra với đầy đủ các món ăn mang phong vị cổ truyền của dân tộc đã thể hiện tài năng của con người này. Hoan cũng thế. Mặc dù ở tuổi bốn mươi chị vẫn còn đẹp. Hoan không chỉ đẹp sắc sảo, lém lỉnh, hay xúc động, rất nhạy bén... mà còn có khiếu nghệ thuật, hát hay, thạo nữ công gia chánh. Có lẽ sinh năm Dần nên nàng vẫn chưa có ai để gửi gắm thân phận. Tuy châm chích quái ác, nàng gọi cái Tí Hợi là “Cái quái thai ngâm dấm”, “con oắt xà lai” nhưng thương hại vì “nó bé loắt choắt, đã dị tướng dị hình lại xuất thân nghèo hèn”, hay gần gũi, chia sẻ, chỉ bảo cho nó cách ăn ở... “Người sắc sảo quá thường là đối tượng của những ganh ghét tị hiềm”[49, tr.37] điều mà Khiêm lo lắng cho Hoan. Anh phát hiện ra Hoan ở vẻ đẹp của một con người không có thói xu nịnh trơ trẽn, lấy lòng cấp trên, thậm chí còn lên án, xa lánh những kẻ có lòng dạ ấy. Ở Hoan, đằng sau những biểu hiện châm chọc toát ra thứ tình cảm chân thành khác hẳn bọn người hèn trong cơ quan. Khiêm nhận ra Hoan là một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động, sống tận tâm với mọi người bằng một thứ tình cảm chân thành: Hoan ở đâu bỗng ùa vào bế bổng con bé con Khiêm lên, xuýt xoa chăm bẵm, chải đầu, đơm lại khuy áo, cắt móng tay, cho nó cả chục tờ hai trăm đồng.... Lần khác chị còn đi nhặt từng búp đa về làm thuốc cho con bé. Hoan lại rất tinh tế trong việc thưởng thức văn chương. Những thứ văn chương nhạt nhẽo, vô vị của những kẻ vô lại, dở người Hoan coi khinh. Đọc văn của Khiêm, Hoan bảo không thể đọc được văn của người khác vì nó quá tuyệt và nàng rất thán phục, trân trọng những sáng tác của anh. Chỉ có Xuyến (ĐCKCGGT) là mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, có phần thô kệch của một phụ nữ thôn quê dồi dào sinh lực. Nhân vật nữ trong sáng tác của Ma Văn Kháng thường bị đẩy vào những hoàn cảnh, tình thế để bộc lộ bản chất của mình. Lý là người thông minh, khôn ngoan, khéo léo, nhanh nhạy, được lòng giám đốc. Từ khi được chuyển sang khâu chạy vật tư, bao nhiêu khó khăn, tồn đọng đều được chị giải quyết trôi chảy vào nhờ tài tháo vát nhưng cũng nhờ vào đồng tiền chạy chọt, nịnh bợ bởi “đời bây giờ nó tệ lắm, có tiền là xong hết”[46, tr.389]. Càng có tiền, Lý càng thỏa sức ăn tiêu, hợm mình, ghen tức với người khác. Chính “sự thắng thúc của miếng cơm manh áo, sự kích động của cơn dục vọng kim tiền”[43, tr.47] đã khiến Lý biến chất. Cũng như Lý, lòng khát khao giàu có, bản năng nhục dục không kìm chân được Xuyến. Chị đã bỏ việc để buôn bán, chơi hội. Hơn thế, Xuyến còn trở thành kẻ lăng loàn, đàng điếm ngủ với gã Quỳnh, theo gã làm ăn bất chính. Hoan nổi bật bởi sắc đẹp, sự thông minh hơn người khiến bao kẻ theo đuổi, bày tỏ tình cảm. Nhưng khi người bố bị bắt giam, chúng đã bỏ chạy vì sợ lí lịch của nàng làm hỏng sự nghiệp. Nàng nhận ra rằng những kẻ đã làm rung động trái tim non nớt của nàng thực chất chỉ là những kẻ háo sắc, vì mình. Quá đẹp lại thông minh hơn người nàng luôn bị đám đàn ông đã có vợ quấy nhiễu, bị các bà vợ dọa dẫm trả thù. Nhưng nàng giờ đã có được bản lĩnh, biết “xù lông nhím” để tự vệ bởi “đời dạy nàng không thể sống quá hiền lành”[49, tr.370]. Còn bao người khác đến với nàng nhưng không có ai trọn vẹn, tử tế: Ông chủ tịch huyện bị tai nạn chết, gã chỉ huy công trường, chủ khách sạn giở trò dâm ô nhưng không thành... Nàng trở nên “kinh tởm, căm hờn cuộc đời vì đã thấy hết sự khốn cùng và đểu cáng của nó”[ 49, tr.374]. Những tưởng Hoan sẽ tìm được yên ổn khi trao gửi tình cảm cho Khiêm nhưng nhưng nàng lại bị vợ Khiêm rạch mặt đánh ghen phải bỏ cơ quan ra đi không nơi nương tựa. Bao nhiêu đắng cay, tủi nhục tiếp tục đổ lên đầu khiến cái thai, sợi dây nối kết với Khiêm không giữ được. Cùng đường, Hoan lao vào buôn thuốc phiện với mục đích kiếm tiền để trả thù. Bị theo dõi, vào tù nhưng dường như ở đoạn khúc nguy kịch của cuộc đời Hoan cũng được phù hộ, may mắn, thoát khỏi nguy hiểm, trắng án vì không tìm ra chứng cớ. Trên bước đường gian truân ấy, trong Hoan vẫn dấy lên khao khát được sống, được gặp lại Khiêm. Khám phá diễn biến nội tâm của những người phụ nữ này, tác giả đã mang đến cho người đọc những nhân vật độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn. Lý độc đáo, hấp dẫn, có độ sâu khác thường nhưng khó hiểu về tính cách. Trước đây chị cũng từng đi thanh niên xung phong, từng rơi nước mắt khóc thương các anh bộ đội hi sinh chỉ còn những mảnh thịt rơi vãi còn sót lại lúc đi nhặt nhạnh. Giờ thì khác. Chị có thể lập tức biến thành kẻ vô tình, vô liêm sỉ, tàn nhẫn: “Nó có chết đứ đừ đừ ra đấy, tôi cũng kệ thây”[46, tr.375], giễu cợt mối quan hệ giữa ông Bằng và bà lang Chí, dửng dưng trước việc Cừ bỏ ra nước ngoài, khó chịu ra mặt khi vợ con Cừ lên tá túc... Chị chăm lo cho gia đình nhưng cũng sẵn sàng đáp trả mẹ chồng một cách cay nghiệt. Khi bà chửi Đông: “Này thằng Đông kia, chết mẹ thì hết mẹ chứ chết vợ này lấy được vợ khác, con ạ” thì Lý đáp trả: “Thưa mẹ, mẹ nói lại với ba con câu ấy để ba con nghĩ xem thế nào đã có phải hay hơn không ạ”[46, tr.406]. Chị mỉa mai, đay nghiến gia đình chồng là cổ hủ, chỉ thịnh đạo lý sách vở... Chị quát tháo, đay đả chồng với giọng thân thiết nồng nàn tỉ mỉ, chu đáo chăm lo nhưng luôn chứa vẻ ấm ức: “Không hiểu sao mình lại lấy ông ấy nhỉ?”. Lý do ư? Trong tâm tưởng chị, người chồng ở nhà phải biết cách chiều nịnh nọt vợ, ngoài xã hội phải làm hãnh diện cho vợ. Những lúc nằm vắt tay lên trán chị nghĩ: thà ông ấy cứ đi chiến trường biền biệt như trước chị lại được hãnh diện, tự hào vì là vợ hiền dâu thảo đảm đang một mình nuôi dạy con, vẫn trông nom cha mẹ chồng chu đáo, bảo ban em chồng không hề phàn nàn kêu ca: “Chẳng thà cứ như hồi ông ấy ở chiến trường, tôi lại thích, lại sung sướng”. “Phải, Đông ở chiến trường thì Lý có một ông trung tá trong nỗi nhớ, một ông trung tá được miêu tả hết sức trừu tượng nhưng đầy hãnh diện trước mọi người. Còn giờ... ”[46, tr.408]. Ngày ấy lấy Đông là chị đã thỏa mãn ước nguyện với cái mộng làm vợ một anh sĩ quan. Giờ chị đối lập với anh. Đông thụ động, đơn giản, hời hợt còn chị hướng về cuộc sống thường ngày, nghĩ ngợi day dứt về nó. Có lúc chị lên mặt chửi bới, tranh giành với vợ chồng Phượng nhưng sau đó lại gạ gẫm bắt chuyện làm lành lại sôi nổi, khéo léo đến bất ngờ, rất tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra: cho xóc cua nấu canh, rủ Phượng đi ăn phở, xông vào làm bánh trôi... Có lúc chị thấy mắc lỗi, mặc cảm sau khi làm điều xấu: đi làm với “cái quần lụa bạc, cái áo nhuộm pin đen hồi chiến tranh, xách cái cạp lồng cơm đạm bạc” [46, tr.613]. Thả sức chơi bời, tiêu pha nhưng lại kêu ca phàn nàn tốn kém, thở dài, suy nghĩ trằn trọc lo lắng về tương lai, về số phận của mình. Ở con người này, tuy nhận biết được ranh giới của cái xấu nhưng dục vọng cùng tâm lý thích hưởng thụ vật chất, thói ích kỉ vụ lợi trội lên mạnh mẽ, đời sống tinh thần thấp, khát khao hạnh phúc giới tính vừa cao cả vừa tầm thường và không có người chia sẻ nên mọi thứ tốt đẹp ở chị trở nên bấp bênh. Nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét về nhân vật này rằng: “Chị Lý, kiểu đàn bà tiểu thương, miệng lưỡi hoạt, đưa đẩy uyển chuyển, thực dụng sành sỏi mà ngây thơ nông cạn, đanh đá bốc đồng mà cũng có lúc chín chắn muốn phục thiện”[85, tr.14]. Ma Văn Kháng không dùng cái nhìn phân đôi đơn giản, cứng nhắc mà luôn tỏ thái độ bao dung độ lượng đối với nhân vật của mình. Đi sâu phân tích tâm lý, khám phá nội tâm, mổ xẻ những nỗi niềm thực, những uẩn khúc, bi kịch của họ nhà văn không dè bỉu, giễu cợt trước những vấp ngã, lầm lạc mà có cái nhìn bao dung, độ lượng trước những lầm lạc đó. Xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người, nhà văn cho rằng con người vốn phức tạp nên không thể dùng một tiêu chí cố định để đánh giá. Nhà văn đề nghị một cách nhìn uyển chuyển, linh hoạt về con người: “Chỉ cần con người có khuynh hướng trở về với cái thiện là ta phải giơ tay đón nó... Con người chứ không phải là cái gì trừu tượng. Không nên khắt khe với sai lầm của con người, con người đang ở trong tiến trình của nó, nó còn vật lộn dai dẳng với bản thân nó, hãy giúp nó”[46, tr.685 -686]. “Chị Lý không khác chúng ta đâu. Trong chúng ta cũng vậy: Có cái xấu, có cái tốt. Cái xấu nói chung mọi người đều biết nó là xấu. Vậy mà cuối cùng cũng không tránh được”[46, tr.686 ]. Hoan làm Khiêm bất ngờ khi chị cũng đột ngột xuất hiện ở bãi biển nơi Khiêm nghỉ. Điều ao ước bấy lâu của anh đã thành hiện thực. Một khoảng không gian yên tĩnh, một bầu trời mơ mộng, một cõi riêng dành cho hai người xa lánh chốn bụi trần bát nháo xô bồ. Ngạc nhiên hơn khi Hoan cầm tay anh dắt về phía căn nhà đầu xóm chài như định sẵn khiến anh ngây đờ cả người. Cả cuộc giao hoan bất ngờ cũng ngoài sức tưởng tượng đã gắn kết hai người mà trước đây họ chỉ dám biểu hiện qua ánh mắt. Hoan lại làm anh ngạc nhiên hơn nữa khi xuất hiện trong đám rước lễ của hội làng chài. Thoắt cái chị đã hòa nhịp ngay vào đời sống dân dã, biến thành một vũ nữ: “Lộng lẫy khăn xanh, áo tơ vàng thắt lưng lụa hồng, quần lĩnh trắng, thắm tươi và trang nhã một vẻ đẹp cổ điển, nhịp nhàng tiến lui, chân dịch chuyển, tay thu vào mở ra, động tác uyển chuyển, lại như một ảo hình đang bay lượn”[49, tr.58]. Vừa bước ra từ cõi huyền ảo, Hoan lại trở lại ngay với váy áo của những ngày đi nghỉ, vừa dắt tay vừa lôi Khiêm chạy đi vì thấy nguy hiểm đang rình rập. Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đều có khao khát nhu cầu dục tính, khát khao hạnh phúc. Đó là nhu cầu tự nhiên của con người, là khát vọng hạnh phúc cá nhân đòi hỏi được đáp ứng. Chỉ có điều nhu cầu ấy được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau ở mỗi con người. Nó trở nên cao đẹp nếu là người có ý thức (Hoan), và trở thành xấu xa, ghê tởm nếu con người không biết kiềm chế (Lý, Thoa, Loan, Xuyến). Nguyễn Đăng Điệp đã có nhận xét chính xác về nhân vật nữ trong sáng tác của Ma Văn Kháng: “Gần đây, khi tiếp xúc với nhân vật nữ của Ma Văn Kháng, tôi nhận thấy chiều sâu và sự đổi mới trong cái nhìn nghệ thuật của ông qua loại nhân vật này. Họ “đời” nhất trong số các nhân vật của ông. Trong cái dòng đời phồn tạp, họ vẫn toát lên một vẻ đẹp đầy nữ tính” [17]. 2.3.2.7. Những bức kí họa về con người không tha hoá: Cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt. Trong xã hội bên cạnh những tiêu cực, cặn bã, độc ác còn có những tình cảm xúc động, cao đẹp như một dòng suối mát lạnh, như những cơn mưa mùa hạ xua tan đi oi ả ngột ngạt, khơi dậy niềm tin của con người vào một xã hội với những con người tốt đẹp hơn. Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, bên cạnh những kẻ đê tiện, bỉ ổi, nhà văn còn khám phá ra tình đời, tình người ở một số nhân vật. Đó là điểm sáng, là điểm tựa tinh thần. Họ tồn tại giữa cuộc đời đầy cạm bẫy bon chen mà không bị thay đổi bản chất. Họ như minh chứng cho sự tồn tại vững bền của cái đẹp, cái thiện. Tiêu biểu là Trọng (MMH) một kỹ sư trẻ tuổi, lòng đầy hoài bão, ước mơ, nhiệt huyết, đầy năng lực, đạo đức. Những con người này trong thời buổi bát nháo thật hiếm. Sau nhiều lần thuyên chuyển công tác, anh được cử về cơ quan phòng chống bão lụt của tỉnh đúng với chuyên môn của mình. Những tưởng nơi đây, tài năng của anh được phát huy nhưng thực chất nó lại là một xã hội thu nhỏ với đủ các hạng người chủ yếu là loại xấu xa, nhỏ mọn, đê hèn, cơ hội, bất nhân... đã kìm chân anh, đẩy anh vào bước đường cùng. Phải đối mặt với bọn người xấu xa đê tiện trong cơ quan, đối lập trong suy nghĩ với nhiều người nhưng Trọng vẫn không hề nản chí. Anh vẫn đấu tranh chống lại tiêu cực để bảo vệ chính kiến của mình, vẫn tin tưởng vào cái đúng, cái thiện bởi bên anh cha, có những người khác hiểu mình, đồng quan điểm suy nghĩ. Trong cuộc sống, anh trọng nhân cách của cha, một người bất đắc chí phải rời bỏ cổng trường đại học vì bất mãn với những thói xấu của lãnh đạo. Anh làm cha ngạc nhiên về sự chín chắn, ngay thẳng khi đối đáp, tranh luận với ông Hảo. Trong tình yêu, anh chung thủy, tin tưởng vào sự trong sáng của Loan. Anh đau đớn, thất vọng khi thấy người yêu thay đổi từ một cô gái dễ bảo, hiền lành, ngây thơ trở thành một thiếu nữ đẹp nhưng chua ngoa, văng tục, mất hết nữ tính, bị đồng tiền làm thay đổi bản chất. Trọng vẫn say mê làm việc, nghiên cứu. Đề tài diệt tổ mối trong thân đê của Trọng đang dần có kết quả. Nhìn anh say sưa lăn lộn với công việc, mấy tháng ròng ăn ở trên mặt đê để theo dõi, quan sát tìm hiểu sự sinh trưởng, đường đi nước bước của loài mối mới thấy hết nỗi cực nhọc mà anh phải trải qua. Hơn thế, Trọng còn phải đấu tranh với Hưng, với ông Chánh quyết liệt vì hai con người này đã tìm mọi cách cản trở công việc của anh. Thậm chí anh đã bỏ đi để tiếp tục công việc dang dở không thể dừng lại của mình. Sống và làm việc với những con người ở tổ bảo vệ đê, anh nhận thấy vẫn còn có nhiều người tốt, nhân hậu như đội trưởng Ngạn, cô Thuận chủ tịch xã có chồng là liệt sĩ, ông Ruân canh điếm... họ cũng hết lòng với công việc, chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn đặt lợi ích chung lên trên. Trọng ra đi để lại niềm tiếc thương cho mọi người. Bên Trọng còn những nhân cách đáng quý như Nam. Mặc dù bị cơn đau của bệnh ung thư hoành hành nhưng anh vẫn cố làm việc, giúp đỡ, động viên Trọng. Nằm trên giường bệnh anh vẫn say sưa làm việc vì sợ không còn thời gian. Đó là thầy giáo Tự (ĐCKCGGT) biểu hiện của một nhân cách đẹp trong cuộc sống. Say mê với nghề, tận tụy với học trò là hai điểm nổi bật ở con người anh. Bỏ qua những vụ lợi mà mọi người đang chạy đua trong xã hội, Tự cho dù có phải sống trong sự eo hẹp, thiếu thốn, phải bán từng cuốn sách quý mà anh từng nâng niu, trân trọng, sống trong sự miệt thị của vợ vẫn luôn giữ được phẩm chất cao quý của một người thầy. Tự đã đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng: Kiện lên cấp cao nhất để những học trò thân yêu của mình được thi tốt nghiệp, vạch trần thói đạo đức giả, việc làm bỉ ổi của Cẩm trong việc lén lút sửa điểm bài thi của học sinh để lấy thành tích, không chịu làm nô nệ cho đồng tiền cho dù đói khổ. Anh là thần tượng của đám học trò tỉnh lẻ sống giữa những cặn bã, thói đạo đức giả, háo danh, suy đồi của những người mang danh là thầy. Cuộc sống khắc nghiệt ấy khiến anh gục ngã, phải từ bỏ ngôi trường mà anh định sẽ gắn bó. Ông Bằng, chị Hoài, Phượng, Luận, bà lang Chí trong (MLRTV) tuy mỗi người mỗi vẻ nhưng chung quy họ đều là những con người tốt bụng, đầy lòng nhân ái, sống có đạo đức, trách nhiệm. Nghĩ về gia đình “cái tế bào nhỏ nhoi mà là nền móng, là nơi kết hợp bao nhiêu quan hệ, là tình cha con, vợ chồng, anh em, những quy tắc bất thành văn đã ăn sâu bám rễ vào huyết mạch khiến ông Bằng bao giờ cũng thấy lòng yên ả”[46, tr.389] ông Bằng luôn cố gắng tạo ra cảm giác yên lòng trong khi gia đình ông thực chất đang phản ánh tất cả những biến động trong cuộc sống. Sở nguyện về một sự an bằng trở nên bấp bênh nhưng ông không gục ngã. Ông vẫn đứng dậy được sau bao biến cố vì ông luôn tin tưởng rằng vẫn còn những con người tốt đẹp, nghĩa tình đang tồn tại, tin vào cuộc sống tốt đẹp và những giá trị truyền thống gia đình được bấy nay: “Những người tốt còn nhiều. Người biết điều hay lẽ phải còn nhiều. Cái nền nhân văn còn vững. Hỗn loạn, hư hỏng chỉ là chốc lát, thiểu số. Con người không xấu đi. Con người vẫn đẹp, đẹp mãi, đẹp hơn lên”[46, tr.418]. Chị Hoài - người con dâu trưởng “tưởng như đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này”[46, tr.439] chồng hi sinh, giờ đã có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN044.pdf
Tài liệu liên quan