Luận văn Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Làm sáng tỏ những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam; chỉ ra những ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực của con người Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cỏch mạng khoa học cụng nghệ hiện đại tiếp tục phỏt triển mạnh mẽ, tỏc động sõu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa học cụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với cỏc quốc gia trờn thế giới, điều đú đặt Việt Nam chỳng ta trưúc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thỏch và nguy cơ mới. Hơn nữa, Việt Nam lại đi lờn từ một xuất phỏt điểm thấp: nền kinh tế nụng nghiệp lạc hậu, khoa học, kỹ thuật hầu như chưa phỏt triển. Liệu Việt Nam cú thể tận dụng được những cơ hội và đẩy lựi những thỏch thức của thời đại? Điều đú phụ thuộc vào chớnh con người Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Thời kỳ phát triển mới này đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn cả trong cơ sở kinh tế lẫn trong ý thức, tư duy. ở một đất nước có nền sản xuất nhỏ tồn tại từ hàng ngàn năm và hiện vẫn còn phổ biến thì những phẩm chất nảy sinh trên nền sản xuất đó đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất truyền thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội hiện nay, đồng thời tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục những tiêu cực của nó là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qỳa trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Con người là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Do đó, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn này, việc nâng cao và phát huy vai trò của nhân tố con người Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đã có nhiều công trình khoa học trong nước và cả nước ngoài nghiên cứu xung quanh vấn đề con người Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện nay, có thể kể ra đây một số công trình như: 1. GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc, TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người, đối tượng và những phương hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu. NXB KHXH, Hà Nội 2001. 2. TS Đoàn Văn Khái. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, HN 2001. 3. Hoàng Chí Bảo. ảnh hưởng của nền văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con người. Tạp chí Triết học(1), tr13 - 17 (1993) 4. Đỗ Đức Định (chủ biên). Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1999. 5. Hồ Sĩ Quý: ý thức người sản xuất nhỏ và ý thức thường ngày. Tạp chí Triết học số 2 - tháng 6 năm 1986. 6. Một vài suy nghĩ về con người Việt Nam từ sản xuất nhỏ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1987. 7. Lê Thị Duy Hoa: Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 2002. 8. Đỗ Thanh Mai: Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường - đặc trưng và xu thế biến đổi. Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2001. Những công trình trên đã có đóng góp quan trọng về mặt lý luận cho việc nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của con người Việt Nam cũng như giúp cho việc hoạch định chính sách, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam trong tương lai. Tuy vậy, những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ xung. Luận văn sẽ tiếp tục phát triển những hướng nghiên cứu đó: Nghiên cứu sâu, có hệ thống hơn nữa, đặc biệt là dưới góc độ triết học. Tìm giải pháp để phát triển những đặc điểm ưu trội, và hạn chế những đặc điểm tiêu cực của con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam; chỉ ra những ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực của con người Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích những đặc điểm truyền thống của người Việt và những điều kiện tác động hình thành những đặc điểm ấy. - đề xuất và kiến nghị những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của truyền thống người Việt trong điều kiện hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận của Luận văn: Vận dụng những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề con người. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực này. 4.2. Phương pháp: Luận văn sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích - Tổng hợp, Lôgíc - Lịch sử, Khái quát hoá, Trừu tượng hoá... Ngoài ra, luận văn còn chú ý đến phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (để nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thống với con người Việt Nam hiện nay), khảo sát thực tế. 5- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu về những đặc điểm truyền thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong xã hội ta hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn Bằng kết quả đạt được, luận văn có thể góp phần cho việc hoạch định chính sách, và những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam - chủ thể tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 7- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan mo dau LV.doc
  • docluan van cu.doc
Tài liệu liên quan