Luận văn Những điểm mới về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn trong Luật HN - GĐ năm 2000

MỤC LỤC

 

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN 4

I. Khái niệm kết hôn 4

II Khái niệm điều kiện kết hôn 7

CHƯƠNG II : NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN 10

I. Điều kiện về tuổi kết hôn 10

II Điều kiện hôn nhân một vợ - một chồng 12

III. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong kết hôn 15

IV. Điều kiện về sức khoẻ của người kết hôn 21

V. Việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc 27

VI. Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính 29

 VII. Đăng ký kết hôn 30

VIII. Điểm mới về điều kiện kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài 37

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ ĐƯA CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VÀO THỰC TIỄN. 42

I. Sự cần thiết phải đặt ra các biện pháp để đưa chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vào thực tiễn cuộc sống. 42

II. Một số biện pháp để đưa chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vào thực tiễn cuộc sống 44

1 Tổ chức việc rà soát để sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành hoặc ban hành các văn bản mới, hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 44

2 Phổ biến, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 45

3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp 50

4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 56

 

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3990 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những điểm mới về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn trong Luật HN - GĐ năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iám định có thẩm quyền". Hiểu theo quy định của pháp luật dân sự thì một người chỉ coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của của Toà án có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa Toà án chỉ quyết định khi thoả mãn hai yếu tố: + Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; + Phải có kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền về tình trạng mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Vấn đề đặt ra là nếu một người trên thực tế bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình, nhưng không có quyết định của Toà án là mất năng lực hành vi dân sự, khi họ đi đăng ký kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn có đăng ký kết hôn cho họ không. Nếu hiểu theo luật dân sự thì cơ quan đăng ký kết hôn phải đăng ký kết hôn cho họ. Đây là vấn đề bất hợp lý vì người điên đi đăng ký kết hôn. Mặt khác thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự rất phức tạp và kéo dài do vậy mà ảnh hưởng đến quyền kết hôn của họ. Hơn nữa theo nghiên cứu khoa học thì có nhiều bệnh tâm thần khác nhau, mức độ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi rất khác nhau do vậy để đánh gía vấn đề bệnh tâm thần rất phức tạp. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN - GĐ năm 2000 thì: "người mất năng lực hành vi là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự". Quy định này rất chung chung, không cụ thể dẫn đến những cách biểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất là căn cứ vào tình hình thực tế của người đăng ký kết hôn. Cách hiểu thứ hai là phải có một quyết định của Toà án có hiệu lực về mất năng lực hành vi dân sự của một người. Do vậy, vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để có cách hiểu thống nhất. Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự không nhất thiết cứ phải căn cứ vào quyết định tuyên bố của Toà án có hiệu lực, mà chỉ cần có sự xác nhận của hàng xóm láng giềng và giấy khám sức khoẻ của bệnh viện, cơ quan y tế cấp có thẩm quyền là người đó mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì cơ quan đăng ký kết hôn không cho họ kết hôn. Một điều đáng quan tâm là quyền kết hôn của người nhiễm vi rút HIV/ AIDS. Theo Luật HN - GĐ năm 1986 thì không quy định: "người bị nhiễm HIV bị cấm kết hôn" nhưng trong Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (2/12/1993) tại Điều 6 quy định "Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”. Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại Điều 5,6 và 7 của Luật HN- GĐ Việt Nam, không bị nhiễm HIV và được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân xác nhận có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn đó được pháp luật nước họ công nhận". Như vậy, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thì bên cạnh tuân theo các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn mà còn thêm điều kiện họ không bị nhiễm HIV nếu việc kết hôn tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quy định như vậy đã có sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài về điều kiện kết hôn. Mặt khác, quy định cấm người bị nhiễm HIV/ AIDS kết hôn có bảo đảm tính khả thi không, có đạt được mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh hay không? Xung quanh vấn đề có nêu quy định cấm người bị nhiễm HIV/AIDS được kết hôn có một số vấn đề nảy sinh trong thực tế như sau: Thứ nhất: Đối với loại bệnh này bản thân người bị mắc bệnh cũng có khi không biết là mình bị nhiễm HIV hoặc đã bị nhiễm thì nhiễm từ lúc nào. Do không biết mình đã bị nhiễm HIV/AIDS nên họ có quan hệ với người khác, thậm chí đã kết hôn với người khác. Pháp luật chỉ có thể cấm người bị nhiễm HIV/AIDS kết hôn với người khác, nên họ không biết thì không thể coi là có lỗi được. Đây là đặc điểm riêng của quan hệ này. Nhiễm HIV ở người rất khó xác định và phát hiện vì thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 đên 10 năm. Người mắc bệnh chỉ biết khi thử máu để tìm kháng thể HIV. Do vậy, nếu pháp luật có quy định cấm người bị nhiễm HIV được kết hôn thì cũng chỉ là giải pháp có tính chất phòng ngừa chung mà thôi. Thứ hai: Theo Pháp lệnh về phòng chống nhiễm vi rút (HIV/AIDS) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (30/5/1995) thì việc xét nghiệm tìm kháng thể HIV là hoàn toàn tự nguyện và không ai có thể bắt buộc người khác phải làm xét nghiệm trái với ý muốn của họ. Việc có đi xét nghiệm hay không là vấn đề có tính riêng tư và hoàn toàn thuộc quyền quyết định của mỗi người. Hơn nữa người bệnh có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh của mình. Theo Nghị quyết số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn. nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thì ở khoản 1 Điều 7 quy định: "Khi xin đăng ký kết hôn, mỗi bên phải làm tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định. - Kèm theo tờ khai có các giấy tờ sau đây: a. Bản sao giấy khai sinh. b. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước mà đương sự là công dân được cấp chưa qúa 3 tháng, xác nhận người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng; c. Giấy xác nhận của tổ chức y tế được cấp chưa quá 3 tháng xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức độ không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, không mắc bệnh hoa liễu, không bị nhiễm vi rút HIV". Quy định như vậy là chưa chặt chẽ. Trước hết, giấy xác nhận đó được cấp trong vòng 3 tháng trước ngày đăng ký kết hôn thì chỉ có thể xác nhận rằng trước ngày cấp giấy chứng nhận họ không bị nhiễm vi rút HIV, nhưng không thể chắc chắn rằng đến thời điểm kết hôn họ không bị nhiễm vi rút HIV. Do vậy, giấy xác nhận chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, không thể coi là chứng cứ trực tiếp chứng minh về tình trạng không bị nhiễm HIV của người kết hôn. Mặt khác cần xem xét độ tin cậy của giấy chứng nhận đó như thế nào. Vì vậy, nếu yêu cầu các bên xuất trình giấy xác nhận không bị nhiễm HIV khi đăng ký kết hôn thì cũng chỉ mang tính chất hình thức mà thôi. Thứ ba: trong thực tế có thể xảy ra trường hợp là mặc dù biết rõ tình trạng nhiễm vi rút HIV của người kết hôn kia mà người kết hôn này vẫn tự nguyện và mong muốn kết hôn với người đó. Trong trường hợp này, người kết hôn có ý thức rất rõ về những gì mình làm. Họ tự chọn cho mình một phương pháp phòng bệnh thích hợp và tốt nhất, cách xử sự hay để đảm bảo hạnh phúc của gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút HIV: " Người bị nhiễm HIV/AISD không bị phân biệt đối xử, được chăm sóc y tế, đối sử bình đẳng, được giúp đỡ kịp thời trong cuộc sống" Thứ tư: Mặc dù pháp luật có thể quy định cấm người bị nhiễm vi rút HIV/AISD được kết hôn nhưng lại không thể cấm họ có quan hệ với người khác. Do đó, người bị nhiễm HIV có thể không cần kết hôn nhưng vẫn có đầy đủ khả năng và điều kiện để truyền bệnh cho người khác một cách vô tình hay cố ý. Và như vậy hậu quả xấu vẫn không thể ngăn chặn được trong thực tế. Thứ năm: Việc ngăn cấm người bị nhiễm HIV được kết hôn trước hết có ý nghĩa và ảnh hưởng đến bản thân hai người kết hôn. Do đó mỗi người kết hôn đều có quyền được biết một cách cụ thể và trung thực về tình trạng sức khoẻ của người mà mình định kết hôn. Giải pháp hữu hiệu, đảm bảo độ tin cậy cao trong trường hợp này là cả hai bên đều đi xét nghiệm. Nhưng xét cho đến cùng, thì đó cũng là vấn đề hoàn toàn riêng tư của mỗi cá nhân, là quyền tự do của họ khi quyết định việc kết hôn. Từ những điều phân tích trên, việc cấm kết hôn đối với người bị nhiễm HIV trong Luật HN - GĐ là không cần thiết và nếu có qui định thì cũng không có tính khả thi trong thực tế. Và Luật HN - GĐ năm 2000 đã không cấm người bị nhiễm HIV được kết hôn trong một văn bản chung, tránh tình trạng phân biệt đối xử giữa người bị nhiễm HIV với người không bị nhiễm HIV, tránh tình trạng phân biệt giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Điều quan trọng hơn cả là tự bản thân mỗi người phải tự ý thức và có những phương pháp phòng bệnh thích hợp để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, để xây dựng gia đình hạnh phúc. V Việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc. Luật HN - GĐ năm 1959 tại Điều 9 quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi 5 đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán". Luật HN - GĐ năm 1986 quy định: "cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời". Luật HN - GĐ năm 2000 quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời". Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988; Luật HN - GĐ năm 2000 tại khoản 12, khoản13 - Điều 8; Nghị quyết số 02/2000/ NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 đều quy định: "Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba". Với những quy định trên, ta thấy Luật HN - GĐ năm 2000 đã quy định có sự chính xác hơn về ngôn ngữ. Bởi lẽ, nếu như Luật HN -GĐ năm 1959 đã đưa ra khái niệm anh chị em ruột quá hẹp (chỉ có anh chị em cùng cha mẹ), vì anh chị em ruột phải là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Nếu quy định như Luật HN- GĐ năm 1986 thì có sự trùng lặp. Khi cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì đồng thời đã bao hàm cả quy định cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha rồi. Theo qui định tại Điều 9 - Luật HN -GĐ năm 1959 thì ngoài việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ thân thuộc về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha thì “đối với những người khác có họ trong phạm vị 5 đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán”. Do qui định giải quyết theo phong tục tập quán nên giữa các địa phương không có sự thống nhất trong việc áp dụng điều kiện này. Song do thực tế lúc bấy giờ về quan hệ hôn nhân và gia đình nên Nhà nước ta qui định điều kết hôn có quan tâm và chiếu cố thích đáng đến phong tục tập quán của các địa phương. Đến Luật HN - GĐ năm 1986 và Luật HN - GĐ năm 2000 đều qui định “Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời”. Như vậy, diện những người cấm kết hôn với nhau đã thu hẹp hơn, Luật không cấm những người có họ ở đời thứ 4 và đời thứ 5, song lại được áp dụng thống nhất trong cả nước. Từ việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học hiện đại và từ việc điều tra khảo sát trên thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng không được kết hôn giữa những người có mối quan hệ huyết thống. Nếu những người này mà có quan hệ hôn nhân với nhau thì con cái sinh ra thường mắc nhiều bệnh tật và những dị dạng, thậm chí còn chết ngay sau khi sinh. Tỉ lệ bệnh tật và tử vong càng cao khi quan hệ huyết thống giữa bố mẹ càng gần. Xét về phong tục tập quán, việc cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời phù hợp với tâm lý dân tộc, đảm bảo thuần phong mĩ tục, củng cố được mối quan hệ trong gia đình. Nếu như Luật HN- GĐ năm 1986 chỉ quy định "cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi" thì Luật HN - GĐ năm 2000 còn quy định thêm: "cấm kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng". Và Nghị quyết số 02/2000/ NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích quy định như sau:" Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 - Điều 10 cần hiểu là ngoài việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn: - Giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; - Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu; - Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể; - Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ; - Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng". Việc quy định như vậy, xuất phát từ vấn đề thuần phong mĩ tục, từ truyền thống dân tộc và đạo đức của người Việt Nam. Từ trước đến nay, quan hệ giữa cha mẹ với con rể, cha mẹ chồng với con dâu được coi như quan hệ giữa cha mẹ và con. Do vậy mà không thể có việc kết hôn giữa mẹ vợ với con rể, bố chồng với con dâu, nó hoàn toàn trái với phong tục tập quán và truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Mặt khác, theo Điều 38 Luật HN - GĐ năm 2000: Bố dượng mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục con riêng cùng sống chung với mình. Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình như nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Như vậy, mối quan hệ giữa bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng như quan hệ cha mẹ và con. Do đó không thể có quan hệ hôn nhân giữa họ. vI.Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Đây là trường hợp cấm kết hôn lần đầu được quy định trong Luật HN - GĐ năm 2000 so với các văn bản trước đây. Điều kiện này nêu ra để chống các hiện tượng đồng tính luyến ái - một thứ bệnh hoạn của xã hội mà nhiều quốc gia coi là tội phạm, nhưng cũng có quốc gia công nhận và đăng kí kết hôn cho hai người cùng giới tính là vợ chồng. Đây là một hiện tượng xã hội không những trái với thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội của Việt Nam mà còn trái với chức năng, sứ mệnh xã hội có thể nói là thiêng liêng của gia đình là duy trì nòi giống. Mặt khác, nó còn trái với hay nói một cách khác là không đúng với khái niệm kết hôn nêu tại Khoản 2 - Điều 8 - Luật HN- GĐ năm 2000: "Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". Như vậy, với hai người cùng giới không thể nói là kết hôn mà chỉ là chung sống với nhau mà thôi. Do vậy, về ngôn ngữ chưa thật chính xác, song luật quy định như vậy để cho mọi ngươi dễ hiểu. Theo ý kiến chúng tôi thì luật quy định như vậy mặc dù trái với khái niệm kết hôn, song không thể tìm ra ngôn từ nào có thể nói được chính xác hơn. Nếu quy định: "Cấm người cùng giới tính chung sống với nhau" thì vô lý vì đây là một trong những quyền cơ bản của con người. vii. đăng ký kết hôn. Đăng kí kết hôn không phải là một điều kiện kết hôn nhưng là thủ tục pháp lý bắt buộc để Nhà nước công nhận việc kết hôn của 2 bên nam nữ. Tại Điều 8 - Luật HN - GĐ năm 1986 quy định "Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận. Mọi nghi thực kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý". Việc kết hôn phải được Uỷ ban nhân dân cơ sở nơi thương trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn thì hôn nhân mới có giá trị pháp lý. Khi hai bên nam nữ muốn kết hôn thì họ phải làm giấy khai xin đăng ký kết hôn gửi tới Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Uỷ ban nhân dân sẽ tiến hành thẩm tra xem có vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định hay không. Sau khi điều tra song thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn theo luật định thì Uỷ ban nhân dân sẽ tiến hành đăng ký kết hôn cho họ và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho đôi nam nữ. Kể từ ngày Uỷ ban nhân dân trao giấy chứng nhận kết hôn thì hai bên mới chính thức là vợ chồng và phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Kế thừa các quy định có tính nguyên tắc trong Luật HN - GĐ năm 1986, Luật HN - GĐ năm 2000 đã có những qui định cụ thể hơn về đăng kí kết hôn cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nếu theo Luật HN - GĐ năm 1986 quy định cơ quan ngoại giao là cơ quan đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam ở nước ngoài bởi vì trước cơ quan ngoại giao kiêm luôn cả chức năng của cơ quan lãnh sự. Thì nay Luật HN - GĐ năm 2000 quy định cụ thể thêm cơ quan lãnh sự làm chức năng này để tránh sự hiểu lầm. Mặt khác theo Luật HN - GĐ năm 1986 thì có cơ quan đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một hoặc hai bên trong khi Luật HN - GĐ năm 2000 chỉ cần là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là nơi cư trú của một hoặc hai bên. Theo Điều 48 - Bộ Luật dân sự thì nơi cư trú của cá nhân là: "1.Nơi cư trú của một cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú vào không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú. 2. Khi không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có phần lớn tài sản nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi". Đây là quy định rất linh hoạt, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự, phù hợp với tình hình hiện nay. Bởi vì trong thực tế có nhiều trường hợp họ có hộ khẩu thường trú ở một nơi, nhưng họ lại đi làm ăn sinh sống ở nơi xa, nếu qui định như Luật HN - GĐ năm 1986 thì sẽ gây ra rất nhiều bất tiện và phiền hà cho họ khi đăng kí kết hôn, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không đi đăng kí kết hôn của người kết hôn. Việc qui định như Luật HN - GĐ năm 2000 đã khắc phục được hạn chế này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hôn của công dân. Mặt khác, nếu trong Luật HN - GĐ năm 1986 chưa quy định về nghi thức kết hôn thì nay trong Luật HN - GĐ năm 2000 có riêng một điều luật quy định về nghi thức kết hôn, Điều 14 Luật HN - GĐ năm 2000 quy định: "Khi tổ chức kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên". Ngoài ra Điều 15- Luật HN - GĐ năm 2000 qui định về trách nhiệm của cơ quan đăng kí kết hôn:“Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo qui định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng kí kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng kí kết hôn, nếu xét thấy 2 bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng kí kết hôn tổ chức đăng kí kết hôn. Trong trường hợp 1 hoặc cả 2 bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng kí kết hôn từ chối đăng kí và giải thích rõ lý do bằng văn bản. Đây là những qui định nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan đăng kí hộ tịch, tránh những vi phạm không đáng có, mặt khác cũng thể hiện ý chí của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hộ tịch. Hơn nữa, Luật HN - GĐ năm 2000 thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với trường hợp hôn nhân thực tế (nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn gọi là hôn nhân thực tế). Nếu theo Luật HN - GĐ năm 1986 thì vẫn thừa nhận những cuộc hôn nhân tuân thủ đầy đủ các Điều 5, 6 và 7 - Luật HN- GĐ năm 1986 nhưng không đăng ký kết hôn (vi phạm Điều 8) là hôn nhân thực tế. Nay theo Luật HN - GĐ năm 2000 quy định: "Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được công nhận là vợ chồng". Luật còn có quy định mới: "Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn". Như vậy, theo Luật HN - GĐ năm 2000 thì mọi cuộc hôn nhân mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng (nói cách khác Luật HN- GĐ năm 2000 không thừa nhận "hôn nhân thực tế"). Trước kia, do nhiều yếu tố, đặc biệt là thực tế cuộc sống trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trong mấy chục năm qua, pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta đã ở mức độ này hay mức độ khác có công nhận "hôn nhân thực tế" nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự. Xem”Vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật HN-GĐ Việt Nam” của Thạc sỹ Nguyễn văn Cừ. Tạp chí Luật hoc.số 5 - 2000. Thứ nhất: Do ảnh hưởng của phong tục tập quán trong xã hội phong kiến, theo tập quán các nghi lễ về giá thú ngày nay đại thể đều là các nghi lễ đã được hình thành từ thời phong kiến. Trước đây luật nhà Lê dự liệu 4 nghi lễ về giá thú như sau: - Lễ nghi hôn (nay gọi lễ chạm mặt hay lễ dạm); - Lễ định thân (nay gọi là lễ vấn danh); - Lễ nạp chưng (nay gọi là lễ hành sính); - Lễ thân nghinh (nay gọi là lễ nghinh hôn). Những phong tục tập quán đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam và dẫn đến tình trạng coi trọng "lễ" xem nhẹ "Luật" do vậy nhiều việc "kết hôn" chỉ cưới theo tập quán mà không đăng ký kết hôn. Thứ hai: Do ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân còn hạn chế. Bên cạnh đó vấn đề kiện toàn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn chưa được tiến hành chặt chẽ cả về cơ cấu tổ chức và thái độ làm việc (đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng hải đảo xa xôi, đồng bào theo đạo...). Do vậy, chưa thấy hết giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn và ý nghĩa của thủ tục đăng ký kết hôn dẫn đến tình trạng có ý thức coi thường hoặc ngại khi đăng ký kết hôn và đây cũng là một trong những nguyên nhân của kết hôn không đăng ký. Thứ ba: Do điều kiện lịch sử chiến tranh lâu dài, trong thời gian chiến tranh đôi nam nữ thuận tình chỉ được hai bên gia đình tổ chức cưới vội vã theo tục lệ mà không đăng ký kết hôn. Thậm chí hai bên nam nữ chỉ được sự chứng nhận của thủ trưởng đơn vị là coi như họ đã thành vợ chồng. Có trường hợp bộ đội miền nam tập kết ra bắc để chiến đấu họ đã có vợ, có chồng nhưng lại kết hôn với người khác. Do vậy, quyền lợi của các bên cần được bảo vệ. Thứ tư: Các quan hệ hôn nhân luôn có yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, đời sống tình cảm trong quan hệ kết hôn gia đình đa dạng, phức tạp và rất tế nhị. Do tác động về mặt tình cảm, tâm lý hoàn cảnh éo le của đương sự mà dẫn đến trường hợp kết hôn không đăng ký. Có trường hợp chỉ vì tự ái, sĩ diện nhưng vì thương con và còn thương nhau nên họ tái hợp nhưng ngại không đăng ký kết hôn, hoặc họ nghĩ do đã từng là vợ chồng cuả nhau thì khi quay lại không cần đăng kí nữa Sắc lệnh số 97/SL, Luật HN - GĐ năm 1959, Luật HN - GĐ năm 1986 thừa nhận hôn nhân thực tế song chưa có quy định cụ thể, nhưng Toà án nhân dân tối cao đã có nhiều văn bản hướng dẫn về cách giải quyết vấn đề "hôn nhân thực tế". Tuy nhiên tính nhất quán chưa cao gây khó khăn cho việc giải quyết áp dụng các vụ kiện về hôn nhân gia đình và không bảo đảm quyền lợi của các đương sự. Theo Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8 1972 hướng dẫn việc xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do luật định có hướng dẫn như sau:”Việc đăng ký kết hôn là một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Nhà nước kiểm tra xem xét những điều kiện kết hôn quy định trong luật có được tôn trọng hay không. Vì vậy, các Toà án nhân dân cần phải phối hợp với các Uỷ ban hành chính và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền giáo dục để nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện việc đăng ký kết hôn. ở những nơi việc đăng ký kết hôn còn lỏng lẻo, tổ chức phụ trách việc đó chưa được kiện toàn, Toà án nhân dân cần đề nghị với các Uỷ ban hành chính sửa chữa tình trạng đó, đồng thời vận động nhân dân đăng ký những trường hợp chưa được đăng ký kết hôn”. Đồng thời tại Thông tư này, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cách xử lý những việc kết hôn không có đăng ký như sau: nếu không có đăng ký mà các điều kiện kết hôn khác không vi phạm thì Toà án nhân dân coi đó là hôn nhân thực tế và “chỉ nên coi là hôn nhân thực tế những cuộc hôn nhân không đăng ký, thoả mãn đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, trong đó hai bên có ý định thực sự lấy nhau và khi kết hôn đã thực tế coi nhau như vợ chồng, họ chung sống công khai và gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, xã hội chung quanh coi nhau như vợ chồng”. Theo hướng dẫn trên về hôn nhân thực tế là hợp lý, phù hợp với thực tế đời sống hôn nhân gia đình, phù hợp với tập quán trong xã hội. Luật HN - GĐ năm 1986 và Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC có hướng dẫn: Việc kết hôn không đăng ký có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là việc kết hôn trái pháp luật, nếu có một trong hai bên xin ly hôn thì Toà án xử ly hôn theo Điều 40. Như vậy là thừa nhận hôn nhân không đăng ký kết hôn là hôn nhân thực tế. Trong kết luận của Chánh án TANDTC tại Hội nghị tổng kết công tác Toà án năm 1995 có hướng dẫn: Sau nhiều năm thực hiện Luật HN - GĐ, ý thức pháp luật của nhân dân đã được nâng cao, tiến tới xoá bỏ tình trạng hôn nhân thực tế. Giai đoạn hiện nay chỉ công nhận có hôn nhân thực tế đối với trường hợp hai bên nam nữ đã chung sống với nhau được hàng chục năm hoặc có con chung hoặc tài sản chung. Như vậy là đã bó hẹp điều kiện công nhận hôn nhân thực tế. Theo Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2375.doc
Tài liệu liên quan