Luận văn Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I

CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI

GIA ĐÌNH Ở TỈNH YÊN BÁI.

I. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại. 6

1. Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại. 6

2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại gia đình. 7

3. Những tiêu chuẩn để xác định thế nào là một trang trại gia đình. 10

4. Phân loại trang trại gia đình 11

5. Những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình. 12

5.1. Môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa được tạo lập và không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển. 12

5.2. Điều kiện của bản thân các hộ gia đình nông dân. 13

II. Sự tất yếu của phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 15

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái 15

1.1. Điều kiện tự nhiên. 15

1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 18

1.3. Đánh giá tổng quan. 21

2. Sự tất yếu của phát triển kinh tế trang trị gia đình ở Yên Bái trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 24

2.1. Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa 24

2.2. Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. 24

2.3. Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là đẩy lùi, xoá bỏ dần tình trạng lạc hậu, hướng tới nền nông nghiêp hiện đại. 25

2.4. Phát triển kinh tế trang trại gia đình là từng bước đưa nền nông nghiệp tỉnh Yên Bái tham gia hội nhập vào thị trường trong nước và quốc tế. 26

2.5. Phát triển kinh tế trang trại gia đình là khuyến khích nông dân vươn lên làm giàu, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, giữ gìn an ninh quốc phòng. 27

2.6. Phát triển kinh tế trang trại gia đình là phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. 28

III. Kinh tế trang trại gia đình ở một số nước Châu Á và Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Yên Bái. 29

1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở một số nước Châu Á. 29

1.1. Kinh tế trang trại gia đình ở một số nước công nghiệp phát triển. 29

1.2. Kinh tế trang trại gia đình ở một số nước đang phát triển.31

2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam. 32

2.1. Kinh tế trang trại gia đình của cả nước 32

2.2. Kinh tế trang trại gia đình của vùng Trung du miền núi phía Bắc. 32

3. Một số bài học về phát triển kinh tế trang trại gia đình đối với tỉnh Yên Bái. 34

3.1. Kinh tế trang trại gia đình - sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hóa. 34

3.2. Địa bàn và nội dung sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại gia đình. 35

3.3. Quy mô của kinh tế trang trại gia đình. 36

3.4. Kinh tế trang trại gia đình và mối quan hệ với tổ chức HTX, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 36

3.5. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế trang trại gia đình. 37

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH Ở YÊN BÁI

THỜI KỲ 1995-2000.

I. Đánh giá tình hình hoạt động và phát triển của kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái thời kỳ 1995-2000. 39

1. Quy mô đất đai. 39

2. Sử dụng lao động. 43

2.1. Chủ trang trại. 43

2.1. Lao động gia đình và lao động làm thuê. 45

3. Vốn và nguồn vốn. 46

4. Tổ chức hoạt động sản xuất của các trang trại. 49

4.1. Các loại hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 49

4.2. Đầu tư chi phí sản xuất 53

4.3. Cơ cấu sản xuất 54

5. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các trang trại. 54

5.1. Tổng thu của các trang trại. 54

5.2. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại. 55

5.3. Tổng thu nhập của các trang trại. 56

5.4. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 58

II. Đánh giá tác động của các chính sách đến phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái. 59

1. Chính sách đất đai. 59

2. Chính sách lao động 61

3. Chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng. 63

3.1. Chính sách đầu tư. 63

3.2 Chính sách tài chính. 64

3.3. Chính sách tín dụng. 66

4. Chính sách thị trường. 68

5. Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường. 70

III. Đánh giá tổng quan. 72

1. Những thành tựu đã đạt được 72

2. Những hạn chế, tồn tại. 74

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

GIA ĐÌNH Ở YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2005.

I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái đến năm 2005. 76

1. Các quan điểm và định hướng phát triển. 76

2. Mục tiêu phát triển. 77

2.1. Mục tiêu chung. 77

2.2. Mục tiêu cụ thể. 77

II. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái đến năm 2005. 78

1. Về quy mô đất đai. 79

1.1 Đối với chính quyền tỉnh Yên Bái. 79

1.2. Đối với các trang trại. 81

2. Về vốn. 81

2.1. Giải pháp tín dụng. 81

2.2. Giải pháp đầu tư. 83

2.3. Giải pháp tài chính. 84

3. Về khoa học, công nghệ, môi trường. 85

4. Về lao động. 88

4.1. Sử dụng lao động. 88

4.2. Đào tạo lao động. 88

5. Về thu nhập. 89

6. Về thị trường. 90

6.1. Đối với các cơ quan chức năng. 90

6.2. Đối với các trang trại gia đình. 92

7. Đối mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và thực hiện quy chế dân chủ ở Yên Bái. 93

PHẦN KẾT LUẬN 95

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU. 96

PHỤ LỤC: NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI. 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 104

 

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn chế, bởi nếu các trang trại chỉ sử dụng lao động gia đình, ít thuê lao động ngoài thì quá trình tiến lên sản xuất lớn, chuyên môn hoá của các trang trại sẽ diễn ra chậm hơn. Việc sử dụng lao động làm thuê thường được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Lao động được thuê thời vụ thường được trả công từ 10.000 đ đến 20.000đ một ngày tuỳ theo tính chất công việc. Lao động thuê thường xuyên được trả lương tháng từ 350.000 đ đến 500.000 đ một tháng theo doanh thu khi bán sản phẩm. ở Yên Bái, đầu tư cho chi phí lao động của các trang trại chiếm 36,71% tổng đầu tư cho chi phí sản xuất, cao hơn mức bình quân của cả nước (24,94%). Điều này có thể được lý giải bởi những nguyên nhân như: do địa hình phức tạp khó đưa máy nông cụ vào sản xuất, do vốn đầu tư thấp, do ít áp dụng khoa học kỹ thuật nên công việc trong các trang trại chủ yếu là lao động chân tay, cần phải thuê nhiều lao động. Vì vậy, chi phí đầu tư cho lao động chiếm tỷ lệ cao là điều tất yếu. Về trước mắt, việc sử dụng lao động nhiều hơn máy móc đang có lợi cho các trang trại tỉnh Yên Bái vì lao động ở đây có giá tương đối rẻ. Nhưng về lâu dài, khi giá lao động tăng lên tương đối so với giá máy móc, lợi thế về lao động không còn, nếu các trang trại ở Yên Bái không có sự chuẩn bị trước thì sẽ rơi vào tình trạng bị động khi không theo kịp trào lưu cơ khí hoá chung của các trang trại trong cả nước. Về công việc của người làm thuê trong các trang trại. Nhìn chung các công việc thuê mướn lao động thường là lao động giản đơn, lao động nặng nhọc. Trình độ, kiến thức hiểu biết của người lao động rất hạn chế. Sự ràng buộc có tính pháp lý giữa chủ trang trại và người lao động làm thuê rất lỏng lẻo, dễ gây thiệt thòi, bất lợi cho người làm thuê. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết để khắc phục, hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong thực tế. 3. Vốn và nguồn vốn. Ngoài yếu tố đất đai và lao động, yếu tố có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường đó là vốn. Tính chung cho cả nước đến ngày 30/4/1999, quy mô vốn bình quân cho một trang trại tương đối lớn, khoảng 291,43 triệu đồng, cơ cấu nguồn vốn khoảng 87,4% vốn tự có ; 5,6% là vốn vay người thân quen trong cộng đồng. Vốn vay từ các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, vay qua các dự án 327, 733... chiếm khoảng 7%. Đối với các trang trại trung du miền núi phía Bắc, mức vốn đầu tư bình quân chỉ khoảng 100 triệu đồng (Theo “Làm giàu bằng kinh tế trang trại. Mô hình trang trại trẻ” - Trần Kiện, Phúc Kỳ - NXB Thanh niên, Hà Nội 2000) ở tỉnh Yên Bái quy mô vốn bình quân của một trang trại là 95,9 triệu đồng, thấp nhất trong cả nước (bằng 32,9% mức bình quân của cả nước, bằng 95,9% mức bình quân của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và bằng 15,5% mức bình quân của tỉnh Đăc Lăc - nơi có quy mô vốn bình quân một trang tại lớn nhất trong cả nước, 619,50 triệu đồng) trong đó 88,6% vốn tự có, 11,4% vốn đi vay. Phần lớn các trang trại ở Yên Bái có quy mô vốn dao động quanh mức bình quân. Nhưng cá biệt có những trang trại quy mô vốn cao cũng như có những trang trại quy mô vốn rất thấp. Quy mô vốn của các trang trại chủ yếu phụ thuộc vào dạng hình kinh doanh. Thường quy mô vốn lớn tập trung chủ yếu ở các trang trại có nhu cầu đầu tư ban đầu khá lớn như: dạng trang trại phát triển trồng cây công nghiệp như cà phê... trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài từ trồng trọt, quy mô vốn chỉ trên dưới vài chục triệu đồng. Nguồn vốn của các trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có, bình quân chiếm 88,6%, vốn vay chiếm 11,4%, trong đó vốn vay trực tiếp Ngân hàng: 48,08%, vốn đầu tư ứng trước: 10,19%, vay theo dự án: 37,37%, vay khác: 4,36%. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các trang trại được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: - Nguồn vốn tự có của trang trại: Bao gồm vốn tự có ban đầu cộng với vốn tích luỹ qua các năm để lại, từng bước đầu tư cho việc tái sản xuất mở rộng thông qua các phương thức kinh doanh tổng hợp, “lấy ngắn nuôi dài, “tích tiểu thành đại”. Sự phát triển tích luỹ vốn theo hướng này tuy chậm nhưng phù hợp với người nghèo, những người không có vốn lớn ngay từ ban đầu, song có ý chí và nghị lực làm giàu. - Một số trang trại vừa sử dụng vốn tự có, vừa sử dụng vốn vay Ngân hàng. Một số trang trại lại dựa phần lớn vào nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, thường là trong lĩnh vực lâm nghiệp. Một số khác huy động vốn kinh doanh tổng hợp từ cả nguồn vốn tự có, nguồn vay Ngân hàng và nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội miền núi. Các trang trại phát triển theo hướng này có sự tích luỹ nhanh hơn, tạo ra tỷ suất hàng hóa và thu nhập lớn. Yên Bái qua điều tra 300 trang trại có cơ cấu nguồn vốn như sau: Chủ trang trại tích luỹ vốn đầu tư chiếm 65%, vốn vay Ngân hàng và các nguồn vốn khác (dự án 327, quỹ giải quyết việc làm 120, đầu tư ứng trước của lâm trường) chiếm 35%. Về cơ cấu tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái ta có bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái. Tiêu chí Tỷ lệ (%) Giá trị vườn cây lâu năm. 52,62 Giá trị trồng rừng. 12,39 Giá trị đàn súc vật cơ bản. 5,58 Giá trị nuôi trồng thuỷ sản. 1,89 Giá trị TSCĐ có nguồn gốc kỹ thuật. 7,22 Chi phí sản xuất dở dang. 10,47 Tiền mặt trong kinh doanh. 6,74 Nguồn: Tạp chí "Kinh tế và Phát triển" - trường ĐHKTQD - 11+12/1999, Số 33, trang 3-13. Ta thấy rằng, phần lớn giá trị tài sản chủ yếu của các trang trại tỉnh Yên Bái là vườn cây lâu năm và rừng (65,01%). Đây là một điều đáng mừng vì nó đã vạch cho các trang trại một hướng chuyên môn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh. Một ưu điểm khác của các trang trại tỉnh Yên Bái là giá trị đàn súc vật cơ bản chiếm 5,85%, cao hơn mức bình quân của cả nước (1,89%). Điều này có thể được lý giải bởi lý do: điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái thích hợp cho việc nuôi các gia súc như trâu, bò, lợn là những con có giá trị kinh tế cao. Do đó, trong thời gian tới, các trang trại tỉnh Yên Bái cần tận dụng tốt các lợi thế trên để phát triển kinh tế trang trại. Giá trị nuôi trồng thuỷ sản của các trang trại tỉnh Yên Bái thấp, chiếm 1,89%. Tuy nhiên, chưa thể kết luận đây là hạn chế bởi điều kiện tự nhiên ở Yên Bái không thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản. Hạn chế của các trang trại nằm ở chỗ giá trị TSCĐ có nguồn gốc kỹ thuật và tiền mặt trong kinh doanh thấp, trong khi đó chi phí sản xuất dở dang cao. Điều này gây khó khăn ngay cho các trang trại trong việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và huy động một lượng tiền nhất định đáp ứng cho sản xuất. Qua xem xét, đánh giá nguồn vốn của các trang trại gia đình ở Yên Bái thời gian qua, ta thấy còn những hạn chế sau: Thứ nhất, trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình ở Yên Bái, tỷ lệ vốn vay Ngân hàng trên tổng nguồn vốn còn quá nhỏ so với tỷ lệ vốn tự có. Điều này dẫn đến các trang trại khó có thể huy động được một lượng vốn lớn khi cần thiết bởi lượng vốn tự có hoặc vay bạn bè, người thân là có hạn. Quá trình lập nghiệp thị trường (là quá trình gắn sản xuất với thị trường, tạo lập một vị thế trên thị trường) vì thế diễn ra chậm chạp và bị bỏ lỡ nhiều có hội phát triển sản xuất kinh doanh. Hoạt động trong cơ chế thị trường, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại mà tỷ lệ, vai trò của tín dụng trong cơ cấu nguồn vốn của các trang trại hết sức nhỏ bé, mờ nhạt như vậy là điều rất mâu thuẫn, không thể chấp nhận nếu nó còn tiếp tục kéo dài. Nó gây tổn hại đến ngay hoạt động của bản thân ngành Ngân hàng bởi đây là thị trường tín dụng, đầu tư lớn, đầy triển vọng mở rộng trong tương lai. Nó gây trở ngại cho kinh tế trang trại gia đình phát triển bởi nếu thiếu sự đầu tư tín dụng của Ngân hàng, các trang trại không thể phát triển nhanh chóng được. Thứ hai, nguồn vốn đầu tư bình quân một trang trại tỉnh Yên Bái chưa cao. Đây có thể coi như hệ quả của hạn chế thứ nhất, hạn chế này ảnh hưởng đến việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dẫn đến việc hiệu quả kinh tế thấp trong các trang trại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song chủ yếu do xuất phát điểm của các trang trại gia đình thấp và do những hạn chế cố hữu của các chủ trang trại. Đó là quen với kinh tế tự cung, tự cấp, các chủ trang trại gia đình tỉnh Yên Bái ngại vay mượn, và nếu có vay thì những khoản vay đó thường không lớn và chỉ vay trong những trường hợp thật cần thiết. Cuối cùng là do hệ thống tín dụng trên địa hoạt động chưa hiệu quả do một số hạn chế về thể chế, chính sách trong quan hệ tín dụng. 4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.1. Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh: Mô hình kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái khá đa dạng và phong phú, được biểu hiện ở phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai, thời tiết khí hậu, tập quán canh tác, yêu cầu thị trường... các chủ trang trại xác định và triển khai thực hiện phương hướng sản xuất kinh doanh có lợi nhất. Hai dạng mô hình phát triển kinh tế trang trại đã được hình thành trong thực tế ở Yên Bái: tập trung chuyên canh và phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp với các lĩnh vực sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ thể hiện rất mờ nhạt trong phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Bảng 5 : Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái. Phương hương sản xuất kinh doanh Số lượng (trang trại ) Tỷ lệ (%) Trồng cây hàng năm 248 3,9 Trồng cây lâu năm 229 2,8 Chăn nuôi 287 4,0 Nuôi trồng thuỷ sản 11 0,2 Lâm nghiệp 683 9,4 Nông, lâm, thuỷ sản kết hợp 5578 79,7 Tổng số 7252 100 Nguồn: Báo cáo của Ban kinh tế tỉnh uỷ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Mô hình trang trại nông lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp (làm ruộng, trồng chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi) là mô hình trang trại chủ yếu (79,7%). Loại mô hình này rất phù hợp với điều kiện đất đai, vốn đầu tư của các trang trại vì nó có ưu điểm là tận dụng được mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn... tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nhiều chủ trang trại cho biết kinh doanh tổng hợp là hình thức “lấy ngắn nuôi dài”, đi từ nhỏ đến lớn, vốn cần ít, lao động chủ yếu là của gia đình, phù hợp với nông thôn miền núi như là đi từ đất đai, lao động để vươn lên làm giàu chính đáng. Mô hình trang trại trồng cây hàng năm có 284 trang trại , chiếm 3,9% trong tổng số. Bình quân một trang trại là 2,3 ha diện tích cây trồng hàng năm. Trong đó một số trang trại trồng cây lương thực: Lúa, ngô, khoai. Song chủ yếu trồng cây công nghiệp hàng năm (như cây mía), đây là mô hình trang trại được phát triển mạnh ở huyện Văn Yên, tập trung các xã: Lâm Giang, Đông An. Điển hình như trang trại ông Đào Văn Thắng, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Văn Gia mỗi năm sản xuất được từ 5-10 tấn mật. Mô hình trang trại trồng cây lâu năm ăn quả có 229 trang trại, chiếm 2,8%, bình quân một trang trại có 3,7 ha trồng cây lâu năm, loại trang trại này được phát triển khắp địa bàn của tỉnh, chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng: Quế, chè, nhãn, cam, bưởi. Hiện nay đã hình thành lên một số vùng chuyên canh như : Vùng quế Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn ; Vùng chè Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, thị xã Yên Bái ; Vùng cây ăn quả Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Hàng năm đã sản xuất một lượng hàng hóa xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến chè của tỉnh. Điển hình là trang trại ông Phúc chuyên canh cây cà phê huyên Yên Bình, trồng chè của ông Ngô Cao Quý huyện Văn Chấn, trồng cây ăn quả trang trại của ông Phạm Hồng Thất, ông Bốn, bà Huệ huyện Văn Chấn. Trang trại trồng quế của ông Nguyễn Văn Tham, ông Hoàng Ngọc Lân, ông Lý Kim Thang... huyện Văn Yên. Mô hình trồng cây công nghiệp lâu năm là mô hình trang trại có số lượng lớn thứ hai của tỉnh (sau trang trại tổng hợp). Với quy mô tương đối lớn, bình quân một trang trại là 8 ha, có những trang trại diện tích trồng rừng đạt 304 ha. Nhờ được giao đất, giao rừng, các hộ đã yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất. Hiện nay đã hình thành lên các vùng nguyên liệu giấy phục vụ cho công nghiệp chế biến. Trang trại lâm nghiệp được phát triển rộng trên khắp các địa bàn của tỉnh. Điển hình về mô hình trang trại của ông Đỗ Thập 304 ha ở thị trấn Yên Bình, ông Bùi Văn Xuyến 40,5 ha xã Quy Mông, ông Hoàng Cao Khải xã Việt Cường, ông Đinh Quân Kích xã Minh Quán, ông Nguyễn Văn Tình huyện Văn Yên, ông Nguyễn Quang Trọng huyện Lục Yên, ông Thào A Dơ xã Trạm Tấu, ông Giàng Khua Sủa huyện Mù Cang Chải... phát triển trang trại lâm nghiệp là phù hợp với điều kiện đất đai của tỉnh (trên 80% diện tích đất lâm nghiệp) và đảm bảo tạo ra môi trường sinh thái bền vững, mặt khác tạo vùng nguyên liệu gỗ, giấy của tỉnh. Mô hình trang trại chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản còn chiếm số lượng nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cách thức sản xuất kinh doanh chủ yếu của các trang trại loại này là kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá với trồng trọt để tận dụng tối đa về thời gian, nguồn lực.... Điển hình là trang trại gia đình của ông Trần Hữu Thiện huyện Văn Yên, trang trại của ông Nguyễn Thái Dực huyện Yên Bình. Yên Bái với 7.252 trang trại đã phát triển nhiều loại mô hình kinh tế trang trại độc đáo, phương hướng sản xuất đa dạng phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng. Có thể khái quát thành một số mô hình sau: * VAC (Vườn -Ao -Chuồng): Kết hợp làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là mô hình truyền thống, lâu đời của nhân dân ta. Các trang trại thường có diện tích từ 1-2 ha vườn. Kết cấu mô hình thường là: Vườn: cây ăn quả (vải, nhãn, hồng), chè, rau xanh. Ao: được sử dụng để nuôi thả cá nhiều tầng, trồng rau xanh, rau nổi... Chuồng: chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm Loại hình này phổ biến ở tất cả các huyện trong tỉnh. * VACRg (Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng): Cũng như VAC, ruộng được bố trí trồng rau màu, lúa 2-3 vụ có thâm canh. Diện tích loại hình này thường là từ 2 ha trở lên. Đây là loại hình khá phổ biến hiện nay. * VCRg (Vườn - Chuồng - Ruộng): Là loại mô hình thường ở vùng có địa hình phức tạp, kết cấu mô hình được bố trí bao gồm: vườn chè, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rau màu, lúa có thâm canh. * VACR (Vườn - Ao - Chuồng - Rừng): Là mô hình điển hình cho vùng trung du và miền núi, có diện tích trung bình từ 7-9 ha, trong đó rừng chiếm 70% diện tích, còn lại 30% là VAC. Loại hình này thường được bố trí theo cơ cấu nông lâm kết hợp với cơ cấu: cây lâm nghiệp ở tầng trên cao của đồi, kế tiếp là cây ăn quả. Xung quanh khu nhà ở trồng rau, các loại cây thuốc. Chuồng gia súc và gia cầm được bố trí với quy mô 8-10 con trâu, 3-5 con lợn và hàng trăm con gà. Phần ruộng chủ yếu trồng cây lương thực và hoa màu. * VR (Vườn - Rừng) và VCN (Vườn - Chuồng - Nương rẫy): Chủ yếu ở vùng núi cao với quy mô từ 5-10 ha thường nằm gọn ở một bên sườn núi và kéo dài từ đỉnh núi xuống chân núi. Phần đỉnh núi là rừng thứ sinh được giữ lại để điều tiết nước, giữ đất và bảo vệ nương, vườn, nhà cửa phía dưới, kết hợp thu gỗ củi và lâm sản khác. phần trên dốc hơn được làm nương gieo lúa, trồng ngô hoặc sắn xen đỗ, lạc theo bậc thang để tận thu lương thực, thực phẩm. Phần sườn dưới thấp hơn, ít dốc dành cho làm vườn (thường là cây ăn quả, chè, dứa, cam, chuối) và nhà ở. Gia súc được nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà. * VACD (Vườn - Ao - Chuồng - Dịch vụ): Có ở tất cả các huyện. Đây là loại trang trại với quy mô diện tích không lớn nhưng cần nhiều vốn đầu tư ban đầu. Các trang trại làm theo mô hình này thường gắn việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với việc trồng cây ăn quả, chè làm giống cây (cây ăn quả, cây cảnh, hoa) hoặc dịch vụ phân bón, lương thực, thuốc trừ sâu... Tóm lại, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái là tương đối phù hợp với giai đoạn hiện nay, song trong thời gian tới thì còn một số vấn đề cần phải xem xét Thứ nhất, việc các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái chủ yếu phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình tổng hợp, “lấy ngắn nuôi dài”, tuy tận dụng được mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, phù hợp với các chủ trang trại có xuất phát điểm thấp. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của trang trại loại này là làm ăn “cò con”, đem lại hiệu quả kinh tế nhỏ. Nó sẽ không phù hợp khi các trang trại chuyển sang sản xuất lớn, chuyên môn hóa, gắn với thị trường. Thứ hai, trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái có một hạn chế rất lớn, đó là sự mất cân đối. Mất cân đối giữa trang trại tổng hợp và trang trại chuyên canh, giữa trồng trọt và chăn nuôi. Kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, kinh tế trang trại càng phát triển thì số lượng các trang trại chuyên canh, trang trại chăn nuôi càng lớn. Do đó, yêu cầu đặt ra cho kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái trong thời gian tới là cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh một cách phù hợp. 4.2. Đầu tư chi phí sản xuất: Đầu tư chi phí sản xuất bình quân chung một trang trại gia đình tỉnh Yên Bái năm 1998 là 22,94 triệu đồng, nhỏ hơn mức bình quân chung của cả nước (69,722 triệu đồng), trong đó đầu tư cho chi phí vật chất chiếm 58,66%, đầu tư cho chi phí lao động chiếm 37,61% và chi phí khác chiếm 3,73% (Theo "Tạp chí Kinh tế và Phát triển" - Trường ĐHKTQD - 11+12/1999, Số 33, trang 3-13). Hạn chế trong cơ cấu đầu tư chi phí sản xuất của các trang trại tỉnh Yên Bái là tỷ lệ đầu tư cho chi phí lao động cao, gấp 1,256 lần mức bình quân chung cả nước (24,94%) và gấp 2,574 lần mức bình quân của miền Đông Nam Bộ (là vùng có tỷ lệ chi phí cho lao động nhỏ nhất trong cả nước, khoảng 14,61%). Hạn chế này, về một khía cạnh nào đó thể hiện sự "lạc hậu" trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Và một trong những hệ quả của sự "lạc hậu" đó là tình trạng năng suất lao động thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp trong các trang trại gia đình ở Yên Bái. 4.3. Cơ cấu sản xuất: Giá trị sản xuất bình quân một trang trại gia đình tỉnh Yên Bái là 32,69 triệu đồng, bằng 31,02% mức bình quân chung cả nước (105,426 triệu đồng), bằng 14,5% mức bình quân của tỉnh Đồng Nai, nơi có giá trị sản xuất bình quân một trang trại cao nhất trong cả nước (224,942 triệu đồng), bằng 134,6% mức bình quân của tỉnh Quảng Ninh, nơi có giá trị sản xuất bình quân một trang trại thấp nhất trong cả nước (24,458 triệu đồng). Như vậy, giá trị sản xuất bình quân một trang trại gia đình tỉnh Yên Bái còn thấp, có nguy cơ nằm trong nhóm trang trại có giá trị sản xuất bình quân thấp nhất cả nước (Theo "Kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái" - Trần Đức. NXB Thống kê, Hà Nội 1998). Về cơ cấu giá trị sản xuất, các trang trại trồng trọt chiếm tỷ trọng tương đối cao 46,85%, lâm nghiệp 32,29%, chăn nuôi 17,05% và thuỷ sản 3,81%. Nhìn chung các trang trại gia đình ở Yên Bái có quy mô nhỏ, tính chuyên môn hóa chưa thật rõ, phân bổ ít chênh lệch giữa các ngành, không giống như các trang trại miền Trung(Tập trung chủ yếu vào cây công nghiệp lâu năm, chiếm 81,425%, riêng 2 tỉnh Tây Nguyên tỷ lệ này là 93,39%) hoặc các trang trại miền Đông Nam Bộ (Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 74,53%). 5. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các trang trại được phản ánh ở quy mô giá trị hàng hóa, quy mô thu nhập bình quân của trang trại, bình quân cho lao động trong độ tuổi, bình quân cho một lao động, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động làm thuê, đời sống vật chất tinh thần của các trang trại. 5.1. Tổng thu của các trang trại: Tổng giá trị sản xuất bình quân của một trang trại gia đình tỉnh Yên Bái là 32,69 triệu đồng, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (105,46 triệu đồng). Các trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng cây ăn quả có giá trị sản xuất bình quân thấp vì vào thời điểm hiện tại, phần lớn rừng chưa cho sản phẩm, diện tích cây ăn quả đưa vào kinh doanh mới chiếm 45,23%. Các trang trại chăn nuôi lợn có mức thu nhập lớn nhất, đạt 114,498 triệu đồng. 5.2. Giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại : Sản phẩm hàng hóa của một trang trại được thể hiện qua tỷ suất hàng hóa của trang trại đó. Kinh tế trang trại gia đình sản xuất hàng hóa là chủ yếu, bởi vậy tỷ suất hàng hóa của các trang trại là khá cao, phụ thuộc nhiều vào cách thức tổ chức sản xuất. Tỷ suất hàng hóa (Tỷ suất hàng hóa là tỷ số giữa giá trị hàng hóa bán ra thị trường trên tổng giá trị hàng hóa tạo ra của các trang trại tỷ suất hàng hóa càng cao thì sản phẩm hàng hóa càng lớn) của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái qua các năm từ 1995-2000 như sau. Bảng 6: Tỷ suất hàng hóa của các trang trại giai đoạn 1995-2000. Đơn vị: % Trang trại 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trồng cây hàng năm 46,0 52,7 59,4 63,6 69,5 78,1 Trồng cây lâu năm 35,5 41,4 43,9 46,5 53,5 60,2 Chăn nuôi 30,2 35,1 39,8 44,6 50,7 59,4 Thuỷ sản 1,9 3,1 5,2 7,8 16,4 24,7 Lâm nghiệp 48,5 51,7 56,3 59,0 68,3 76,8 Tổng hợp 40,0 45,6 49,3 55,1 63,3 74,2 Tổng số 41,1 45,7 50,2 55,1 64,9 76,8 Nguồn: Báo cáo của Ban kinh tế tỉnh uỷ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Qua bảng 6 ta thấy tỷ suất hàng hóa của các trang trại tăng khá đều qua các năm, có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ 1995-1998 tăng chậm (tốc độ tăng bình quân là 10,27) thời kỳ 1998-2000 tăng nhanh (tốc độ tăng bình quân là 18,06%). Điều đó chứng tỏ rằng quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại ngày càng hiệu quả, ngày càng gắn với thị trường. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các trang trại gia đình ở Yên Bái hiện nay là tỷ suất hàng hóa còn nhỏ (Tỷ suất hàng hóa bình quân của các trang trại tỉnh Yên Bái năm 2000 là 76,8%, thấp hơn mức bình quân của cả nước, khoảng 86,74%). Hơn nữa tỷ suất hàng hóa lại có sự chênh lệch giữa các nhóm trang trại, trong đó trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là hai nhóm trang trại quan trọng trong thời gian tới thì lại là những trang trại có tỷ suất hàng hóa nhỏ nhất. Giá trị hàng hóa của trang trại cũng tăng qua các năm. Theo số liệu điều tra của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái, giá trị bán ra năm 2000 so với năm 1995 là 341,6%, sản phẩm hàng hóa năm 1999 so với năm 1995 là 301,9%. Hiện nay, giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân của một trang trại trong năm đạt khoảng 25,1 triệu đồng, bằng 27,45% mức bình quân chung của cả nước (91.449 triệu đồng), bằng 13,27% mức bình quân của tỉnh Đồng Nai (là tỉnh có giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân một trang trại cao nhất cả nước, đạt 189,192 triệu đồng), bằng 139,44% mức bình quân của tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh (là hai tỉnh có giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân một trang trại thấp nhất cả nước, đạt 18 triệu đồng). Như vậy, giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái nhìn chung là thấp. Về giá trị sản phẩm hàng hoá phân theo phương hướng kinh doanh của các trang trại thì trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, quế, nguyên liệu giấy), trang trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị hàng hoá lớn. Trong khi nhóm trang trại nuôi lợn đạt giá trị hàng hoá bình quân 96,47 triệu đồng, trang trại trồng cây lâu năm 57,23 triệu đồng thì giá trị hàng hoá của nhóm trang trại lâm nghiệp mới đạt 19,32 triệu đồng (Theo "Thông tin kế hoạch" - Bộ Kế hoạch Đầu tư, Số 1+2, trang 7-10). Như vậy, trong tương lai, nhóm sản phẩm chiến lược của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái có thể xác định là: nhóm cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, quế, nguyên liệu giấy), lợn, thuỷ sản. Về tiêu thụ sản phẩm, các trang trại bán cho xí nghiệp chế biến, thương nhân thu mua hoặc thị trường tự do song chủ yếu là qua thương nhân (53,3%). Nhìn chung sản phẩm hàng hóa của trang trại đều được thị trường chấp nhận nhưng giá còn thấp, nông dân kém phấn khởi (như quế, gỗ làm nguyên liệu giấy). Riêng chè có thị trường ổn định, giá cả hợp lý, đã có tác dụng kích thích sản xuất phát triển mạnh. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bán ra của trang trại chủ yếu ở dạng thô (96,7%), chưa có sự chế biến để tăng giá trị sản phẩm và bán qua tư thương là chính đồng thời giá bán sản phẩm chưa hợp lý nên thường bị tư thương ép giá (qua phỏng vấn có 56,7% số trang trại khi bán sản phẩm bị ép giá). 5.3. Tổng thu nhập của trang trại : Tổng thu nhập của trang trại = Tổng thu - Chi phí vật chất - Tiền thuê lao động - Chi phí bằng tiền mặt khác Tổng thu nhập của trang trại bao gồm tiền công của các chủ trang trại (tiền công quản lý và tiền công lao động trực tiếp), tiền công lao động của các thành viên trong trang trại và phần lãi của trang trại. Mức thu nhập sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái trong thời gian qua như sau : Bảng 7: Tổng thu nhập của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái thời kỳ 1998-2000 Mức thu nhập 1998 1999 2000 Số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100586.doc
Tài liệu liên quan